1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muôn hỏi về bệnh tiểu đường

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi 98chi_anh, 09/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 98chi_anh

    98chi_anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Muôn hỏi về bệnh tiểu đường

    Minh muôn hỏi về bệnh tiểu đường làm thế nào để biết mình có bệnh và có nhũng biểu hiện gì. bệnh này có phân biệt tuổi tác không ?
  2. ngophuongtu

    ngophuongtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    về triệu chứng của bệnh có thể nghĩ tới tiểu đường là ăn nhiều , uống nhiều , đái nhiều và gầy sút cân , chẩn đoán chính xác nhất bệnh tiểu đường là xét nghiệm đường máu . bệnh tiểu đường có 2 loại là tiểu đường không phụ thuộc vào insulin thường bị ở người lớn tuổi , còn tiểu đường phụ thuộc vào insulin thì thường bị ở người trẻ tuổi , có nghĩa tiểu đường có thể gặp ở mọi lứa tuổi . triệu chứng cơ bản chỉ có 4 triệu chứng trên thôi . nhưng với những người bị tiểu đường lâu năm mà không phát hiện được thì có thể gặp các triệu chứng của các biến chứng tiểu đường . biến chứng của tiểu đường thì rất nhiều , kể sơ qua 1 số loại cho bạn biết như nhiễm trùng , cao huyết áp , nhìn mờ , hoại tử bàn ngón chân , rối lọan cảm giác (tê bì , kiến bò .......) tai biến mạch máu não , ................... nói chung là cực nhiều
  3. nguyenngoctuongminh

    nguyenngoctuongminh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2004
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Ai biết về vấn đề này trả lời kỹ hơn một chút có đuợc không?
    Mình cũng dang thắc mắc muốn tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này. VD nhu: biểu hiện của bệnh; cách điều trị; chế độ kiêng khem ...
    thankss
  4. ngaykoanh

    ngaykoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
    Lượng carbohydart (chất bột) và chất béo đơn chưa bão hòa (ví dụ dầu ô liu, dầu hướng dương?) chiếm từ 60 ?" 70% năng lượng. Nên dùng các loại carbohydrat hấp thu chậm. Thành phần chất béo nên gia giảm tùy theo tình trạng cân nặng của bệnh nhân (để giảm cân nặng và duy trì cân nặng thích hợp).
    2. Hạn chế các loại chất béo bão hòa (mỡ động vật) và các loại chất béo đã qua chế biến (margarin, các loại dầu ăn có nguồn gốc hóa học hay đã qua chiên xào rồi dùng lại).
    3. Chất đạm chiếm khoảng 15 ?" 20% nhu cầu năng lượng. Nên dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hủ. Đối với đạm động vật thì nên ưu tiên ăn cá.
    4. Không nên dùng trực tiếp những loại thức ăn có thành phần đường hấp thu nhanh. Khi cần bổ sung chất đường, nên chọn các loại trái cây nhưng lượng trái cây cũng phải vừa đủ, không nên lạm dụng.
    5. Nên ăn theo đúng bữa trong ngày (sáng, trưa, chiều). Không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế. Tránh tối đa việc ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin cử tối).
    Một số điểm chú ý:
    1. Nên ăn các thực phẩm được nấu tại nhà. Hạn chế tối đa việc ăn bên ngoài, trừ khi bất khả kháng. Các loại thức ăn được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, tiềm, nấu canh thì chứa ít chất độc hơn các loại chế biến ở nhiệt độ cao như xào, chiên, đặc biệt là chiên dòn.
    2. Một số loại thực phẩm đóng gói sẵn được quảng cáo ?odành cho bệnh nhân đái tháo đường?. Phải thật cẩn thận xem kỹ thành phần và bảng năng lượng được in trên nhãn. Không nên tin cậy tuyệt đối vào các loại thực phẩm được quảng cáo này, hơn nữa giá thành thường cao.
    3. Chú ý không nên tùy tiện bỏ bữa ăn rồi sau đó ăn bù. Bỏ bữa ăn rất nguy hiểm đặc biệt đối với các bệnh nhân có tiêm insulin.
    Trái cây:
    1. Đường trong trái cây là loại đường fructose. Đường frutose làm tăng đường huyết chậm hơn đường sucrose (đường mía) do đó bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng được.
    2. Nên ăn những loại trái cây có màu đậm. Trái cây có màu đậm thường có nhiều loại vitamin và chất khoáng cần thiết cho tim mạch và sức khỏe nói chung.
    3. Bản thân chất đường, dù là đường trong trái cây hay đường mía đều làm tăng mức đường huyết và tăng nồng độ các loại mỡ không tốt cho tim mạch (tăng triglyceride và giảm HDL-cholesterol) vì vậy nên dùng với lượng vừa phải.
    4. Khi đã ăn trái cây thì nên bớt lượng chất bột trong bữa ăn hàng ngày với liều lượng tương đương.
    5. Tuyệt đối không được ăn trái cây để thay các loại thực phẩm khác.
    Sữa và các loại sản phẩm từ sữa:
    1. Bệnh nhân đái tháo đường vẫn có thể uống được sữa và dùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Tuy nhiên nên dùng những loại sữa không đường, hay các loại sữa được chế biến đặc biệt cho bệnh nhân đái tháo đường.
    2. Ăn một hủ yaourt không đường trước bữa ăn có thể làm giảm sự hấp thu chất bột đường và ít làm tăng đường huyết sau ăn.
    3. Bệnh nhân đái tháo đường có thể dùng các loại sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành. Cũng có thể dùng các loại sữa được chế biến dành riêng cho người đái tháo đường.
    4. Nên bỏ hẳn thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Có thể uống sữa được vào buổi sáng (điểm tâm) hay buổi trưa.
    5. Vào những ngày mệt mỏi hay bị bệnh, có thể dùng những loại sữa đóng hộp sẵn thay thế bữa ăn (với năng lượng tương đương). Ngoài ra có thể ăn cháo, mì, hay bánh mì rẻ tiền và dễ kiếm hơn.
    i dễ bị ĐTĐ?
    Ngày nay, người ta biết ĐTĐ typ 2 có thể phòng ngừa được. Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu bệnh được phát hiện từ khi còn là yếu tố nguy cơ thì có thể sử dụng chế độ Zn, chế độ luyện tập để làm giảm một cách đáng kể tỷ lệ người mắc bệnh.
    Các yếu tố nguy cơ đó là:
    - Thừa cân hoặc béo phì (chỉ số trọng lượng cơ thể BMI >23).
    - TZng huyết áp vô cZn.
    - Trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ở thế hệ F1.
    - Tiền sử có ĐTĐ thai nghén hoặc khi sinh, con có cân nặng trên 4kg.
    - Các đối tượng có nguy cơ cao: Người từ 45 tuổi trở lên, người được chẩn đoán là có rối loạn đường máu lúc đói hay rối loạn dung nạp glucose, người được chẩn đoán có rối loạn chuyển hóa lipit, đặc biệt khi có HDL - cholesterol thấp (<0,9 mmol/L và tryglicerid máu cao (từ2,2 mmol/L trở lên), người gốc châu Á, Phi đến sống ở nước công nghiệp phát triển, hoặc dân cư ở các nước đang có sự thay đổi nhanh chóng về lối sống như ít hoạt động thể lực, Zn thừa calori...
    Triệu chứng
    Các triệu chứng thường thấy là tiểu nhiều, ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân nhanh là các triệu chứng thấy ở cả hai loại.
    Lượng nước tiểu thường từ 3-4 lít hoặc hơn trong 24 giờ, nước trong, khi khô thường để lại vết bẩn hoặc mãng trắng.
    Tiểu dầm ban đêm do đa niệu có thể là dấu hiệu khởi phát của đái tháo đường ở trẻ nhỏ
  5. juliet_na

    juliet_na Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2004
    Bài viết:
    137
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng có một chút kiến thức về bệnh này, mình chia sẻ với bạn một chút.
    *************************************
    Bạn có thể thấy bệnh tiểu đường là do đường trong máu (Gluco) không biến thành năng lượng (Calo).
    - Để biến Gluco thành Calo thì cần một chất xúc tác tên là INSULIN.
    - Chất INSULIN này là do tuyến tụy của chúng ta tiết ra.
    - Những người khoẻ mạnh ko bị tiểu đường là do tuyến tụy khoẻ mạnh, vì vậy những người bị tiểu đường là do tuyến tụy yếu, cung cấp không đủ lượng INSULIN cho quá trình biến Gluco thành Calo.
    - Theo cách trị bệnh tiểu đường thông thường chỉ uống thuốc hoặc tiêm/chích thuốc nhằm tạo ra INSULIN chứ không tác động gì đến tuyến tụy, chính vì vậy lâu ngày tuyến tụy sẽ ỉ lại ko làm việc nữa và phải tăng liều thuốc dần và uống thuốc đến suốt đời.
    - Khi dùng tảo Spirulina sẽ hỗ trợ được tiểu đường là do tảo lam có tác dụng NUÔI DƯỠNG tuyến tụy KHOẺ MẠNH trở lại. Chính vì vậy trong giai đoạn đầu, nếu đang dùng thuốc trị tiểu đường thi vẫn dùng bình thường. Đồng thời chúng ta tiến hành theo dõi và bỏ thuốc dần dần. Đến khi tuyến tụy thật sự khoẻ thì chúng ta MỚI BỎ THUỐC luôn.
    *************************************
    Tảo Spirulina nuôi dưỡng được tuyến tụy đồng nghĩa với việc khi uống tảo này tất cả các cơ quan nội tạng chúng ta sẽ được khoẻ mạnh. Chính vì vậy mình mới uống được một thời gian thấy mình rất khoẻ và muốn ăn cơm nhiều.
    Đó là một số thông tin mình muốn chia sẻ. Có gì sai sót mình mong được đóng góp ý kiến.
  6. ngophuongtu

    ngophuongtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0

    tiểu đường là bệnh tăng đường huyết mạn tính , do thiếu insulin một cách tương đối hay tuyệt đối , nếu không kiểm soát được thì sau một thời gian sẽ gây ra nhiều biến chứng ( insulin là 1 hocmôn do tuyến tuỵ sản xuất ra )
    bệnh đái tháo đường thì có 2 loại chính là đái tháo đường loại 1 và đái tháo đường loại 2 ,
    đái tháo đường loại 1 còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin ( những người bị loại này thì tuyến tụy thường bị tổn thương và không có sản suất ra insulin bình thường được) , bệnh này thường xuất hiện ở người trẻ tuổi
    đái tháo đường loại 2 còn gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin , có nghĩa là những người bị bệnh loại này thì tuyến tụy vẫn sản xuất ra insulin bình thường( hay nói cách khác tuyến tụy hoàn toàn khỏe mạnh ) , nhưng do có sự tổn thương cơ quan đích nên gây đường huyết cao ( cơ quan đích nói nôm na là tất cả các cơ quan trong cơ thể , các cơ quan này bị tổn thương chỗ tiếp nhận insulin vào tế bào ) , đái tháo đường loại 2 xảy ra ở người lớn tuổi , người béo phì
    ngoài 2 loại chính trên còn gặp đái tháo đường thai nghén , tức là đườg huyết tăng trong quá trình thai kì , sau khi đẻ xong thường trở lại bình thường
    nói chung triệu chứng của bệnh đái tháo đường thường âm thầm , ít có triệu chứng cụ thể rõ ràng , khi bệnh đã tương đối nặng thì thì mới có đủ các triệu chứng như : ăn nhiều , uống nhiều , đái nhiều , gầy sút nhiều
    để chấn đoán 1 người bị đái tháo đường bắt buộc phải làm xét nghiệm đường máu , tất cả các triệu chứng trên chỉ giúp định hướng tới bệnh chứ không có ý nghĩa quyết định
    cề biến chứng của bệnh , và điều trị bệnh hôm nào có thời gian tớ sẽ viết tiếp
    gửi đến bác " juliet_na " bác quảng cáo thuốc hơi bị lố bịch đấy
  7. snowprincess

    snowprincess Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2006
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Anh họ em bị tiểu đường, cho em hỏi bệnh này có di truyền cho con không. Anh em có thể kết hôn không?
  8. ngaykoanh

    ngaykoanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2007
    Bài viết:
    719
    Đã được thích:
    0
  9. ngophuongtu

    ngophuongtu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2006
    Bài viết:
    315
    Đã được thích:
    0
    bệnh tiểu đường không di truyền
  10. penguin88

    penguin88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/09/2007
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    ko bít cũng vô coi

Chia sẻ trang này