1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muon hoi ve Vespa cô? ..Ai biet vô chỉ dum`

Chủ đề trong 'Hỏi gì đáp nấy' bởi bediudang, 12/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bediudang

    bediudang Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/11/2004
    Bài viết:
    2.196
    Đã được thích:
    0
    Muon hoi ve Vespa cô? ..Ai biet vô chỉ dum`

    O SG muon sở hũu 1 vespa cô? thi co thể tim mua o dâu de ko bi lưa` la mua nhâm` 1 dông'' sat'' vun ... chay vespa co kho lam ko dôi'' voi con gai ( ôm'' yêu'' nhu tui)...muon lam` 1 chiec vespa theo y thich cua minh thi dia chi nao dang tin cậy.. va gia'' 1 chiec dep. khoang bao nhieu ?..va nhung vân'' dê` thuong gap khi chay vespa cổ la gi .. ai biet xin chỉ dum .cam on
  2. 18Googol2

    18Googol2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2005
    Bài viết:
    477
    Đã được thích:
    0
    Bạn vào đây hỏi:
    http://life.ttvnol.com/vespa.ttvn
  3. phamthithuyhang

    phamthithuyhang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/07/2004
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí sang bên phần giao lưu " Những người bạn Vespa" mà học hỏi. Nhiều như vỡ đê. Có nhiều sát thủ đầu chảy mủ lắm.
  4. quanNoK

    quanNoK Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Bạn ở miền Nam thì vào trang: www.vespavn.com
    Bác Thangvespa là hội trưởng, bạn sẽ có mọi thông tin cần tìm về Vespa. Chúc sớm mua được xe
  5. vi_an_ninh_to_quoc2

    vi_an_ninh_to_quoc2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.747
    Đã được thích:
    0
    Chính xác Hội Những Người Bạn VESPA ở chỗ này :
    http://www.ttvnol.com/vespa.ttvn
    Tặng bà chị mấy bài viết này :
    "Chơi Vespa cổ

    Vespa cổ giá không đắt, nhưng "chăm sóc" xe cổ lại rất tốn hầu bao.
    Tưởng như những loại xe: Dyland, SH, Honda @, Spacy... mới đủ lý do kiêu hãnh bởi kiểu dáng sang trọng, hợp thời trang và giá cả tính bằng hàng nghìn USD ít người có được thì xe cổ sẽ trở thành ?omuôn năm cũ?... Nhưng không, dòng Vespa, đặc biệt là Vespa cổ vẫn trở thành mốt của những người trẻ sành điệu.
    Nói về tâm lý của hầu hết những người đang sở hữu Vespa cổ, Ngân, phóng viên một tờ báo, tâm sự: ?oThật thích thú vì khi cưỡi Vespa cổ có cảm giác lịch lãm hơn và người ngoài nhìn vào sẽ thấy độc đáo, hay hay...?. Thắng Vespa, một admin mở diễn đàn Vespa cổ trên mạng ttvnol.com, khẳng định: ?oNếu ai đó đang sở hữu chiếc xe này sẽ hãnh diện và nhớ rằng bạn đang giữ trong tay sắc màu của thời gian, của một thuở xa xưa mà nay mọi người đang... mơ ước?.
    Thắng nói: ?oVespa cổ trước khi được tân trang giá rất bèo. Một chiếc Sprint chỉ nhàng nhàng 10 triệu đổ lại. Cỡ Acma ban đầu mua chỉ 4 triệu, qua ?omông má? lên tầm 14 triệu là ổn. Standard 1965 máy còn ngon giá bán chỉ 1.000 USD. Lambretta Lisire3 máy ?ozin? nguyên, còn 90% cũng chỉ 9 triệu... Nhiều dân Tây còn mua Vespa cổ từ Việt Nam cho rẻ nữa?.
    Theo Người Lao Động, trước kia, mỗi Vespa cổ xuất hiện ở đất Bắc đều phải mấy ngày đường ngược từ TP HCM ra. Cần thay phụ tùng, sửa chữa gì chỉ có nước Nam tiến. Nay, nguồn mua Vespa cổ không còn khó khăn. Dân chơi Hà Nội không cần đặt hàng tận trong TP HCM cũng có thế kiếm một chiếc Vespa ngon lành thông qua diễn đàn kể trên hoặc săn Vespa cổ bán lẻ quanh Hà Nội.
    Phụ tùng cho ?ocô nàng đỏng đảnh? này cũng không còn quá khó kiếm, đặt hàng trong TP HCM hoặc bỏ thời gian lượn các chợ trời kiếm được cũng khá, giá cả lại phải chăng. Nếu Vespa bệnh thì số 33 Đường Láng, cuối phố Thái Phiên, Phủ Doãn, Hàn Thuyên hoặc Cát Linh là những địa chỉ sửa chữa tin cậy. Kinh nghiệm bảo dưỡng, sử dụng Vespa cũng phổ biến rộng rãi hơn trước kia. Những điều này khiến dân mê xế nổ trẻ tuổi và cả những ?olão tướng? hài lòng.
    Đi xe Vespa cực khó, nhất là với giới nữ. Quen chạy xe thường, tay ambraya tự động, khi muốn giảm tốc cứ thế mà giảm ga; còn Vespa, giảm ga, nhất thiết phải bóp ambraya. Xe lại nặng, từ khâu khởi động nặng đi. Nếu không có sức khỏe tốt thì bó tay.
    Thanh Hằng, sinh viên ĐH Ngoại thương, sau một thời gian gắn với Vespa cổ, thở than: ?oHắn (Vespa cổ) móc hầu bao kinh khủng. Uống xăng như nước lã?. Đấy là chưa kể, Vespa cổ chết máy giữa đường như cơm bữa. Muốn tìm một chỗ sửa xe, nhiều khả năng phải thuê một tay dắt hộ, còn mình nhảy xe ôm rà theo. Mất thời gian, hao tổn tinh thần đủ các thứ bà rằn khác, chỉ bởi có một đam mê... Ngẫm cho cùng, ?onghề chơi nào chả lắm công phu?. Chưa kể tới, Vespa cổ mua về bao giờ cũng phải ?omông má? lại một lượt. Giá cứ thế mà leo thang ầm ĩ.
    Cuộc sống còn quá nhiều việc để thực hiện, xe máy là phương tiện vô cùng thông dụng và một chiếc xe đỏng đảnh không thể đưa chúng ta đi xa được. Những lựa chọn cần phải phù hợp với tình hình kinh tế, công việc và cá tính riêng của mỗi người. Nhưng giữ được niềm đam mê cũng là cái thú của người sành điệu.
    Từng được mệnh danh là biểu tượng của nước Italy, biểu tượng của giới trẻ và biểu tượng của sự lãng mạn Âu châu, Vespa là một thương hiệu thành công trong lịch sử thương mại: hơn 15 triệu xe đã được bán trong 50 năm. Hãng Vespa bắt đầu phát triển trong những năm 1940 và khoảng năm 1948 thì chiếc Vespa thương mại đầu tiên đã ra đời. Từ đó có rất nhiều đời xe, kiểu dáng được liên tiếp tung ra như: Acma (Acma de Paris), Standard, Super và Sprint. Cuối những năm 1970 hãng Piaggio cho ra đời chiếc Vespa PX 150 - được coi là bước đột phá về kiểu dáng và tiện dụng hơn. Loạt xe từ 1960 trở về trước được coi là cổ. "
  6. vi_an_ninh_to_quoc2

    vi_an_ninh_to_quoc2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.747
    Đã được thích:
    0
    Niềm đam mê Vespa cổ
    Bây giờ, người ta không còn quá ngạc nhiên nữa khi đường phố được trang điểm thêm một "chú" Sprint màu hồng, một ACMA xanh nõn chuối lòe loẹt, hay một em Standard kiêu kỳ màu ánh bạc. Chơi Vespa cổ trở thành niềm đam mê của giới trẻ đến mức xuất hiện Hội quán Vespa Hà Nội.

    Dã ngoại với Vespa.
    Hà Nội giờ có khoảng 3.000 chiếc Vespa, TP HCM có hơn 10.000 chiếc. Số lượng của Vespa Hải Phòng ít hơn nhưng cũng được tính bằng đơn vị hàng trăm. Đa số Vespa đẹp đều có hộ khẩu TP HCM.
    Cậu sinh viên lớp Anh 4 K40, ĐH Ngoại thương hồi ấy mới chỉ học lớp 10. Lần đầu tiên cậu ta nhìn thấy một cô nàng Vespa ACMA lượn trên đường phố và lập tức bị hút hồn. Nhưng câu chuyện ấy không phải chỉ xảy ra với riêng Trần Hiếu. Bởi ai đã nhiễm "virus Vespa" cũng có một phần "mở bài" y chang như thế. Họ gọi những chiếc Vespa cổ bằng từ "em" trìu mến.
    Đến giờ, Thành có 6 chú Vespa: 2 Standard, 1 chiếc 50, 1 chiếc ACMA, 1 Sprint, 1 PX. Chiếc xe đỏ đầu tiên mua 1.500 USD, đập thêm 400 USD cho việc make up và bây giờ nếu bán được giá thì may mắn có thể là 1.000 USD. Ngày ấy vì mê quá mà Thành bán cả chiếc xe đang đi để mua Vespa. Vespa lần lượt xếp hàng ở nhà, rồi ở cả nhà bạn gái. Cậu mong muốn: tậu cho đủ cả bộ Vespa với cả 8 dòng xe cổ.

    Ca sĩ Trần Thu Hà và chiếc mini 50 "cưng"
    Nhà Thành xưa ở khu tập thể, mỗi tối lại dắt em Vespa bé bỏng gửi ở tầng 1. Tệ nỗi cái biển xe Dream lại cứ trêu ngươi cọ vào làn da mong manh của em (chỉ biển xe Dream mới vừa tầm sát thương, đủ độ để cọ vào cốp). Sáng lấy xe, nhìn vết xước mà lặng đi mất 5 phút. Nỗi đau vì xước xe cứ thế "rải thảm" suốt chặng đường dài. Vì sao những chàng đi xe Vespa lại hay chọn những cô gái chân dài? Câu hỏi ấy sẽ được trả lời tỉnh queo rằng: "Để cho khỏi trầy cái cốp xe" là vì thế.
    Tậu một con xe như nuôi một ông ho lao trong nhà. Vậy mà có ối kẻ mê đắm cơn ho sù sụ của ông ho lao ấy. Kiên bảo: nghe tiếng nổ là đọc vị được xe. Tiếng nổ vừa trầm vừa đanh là một sự mê hoặc ghê gớm. Mỗi sáng tỉnh dậy, Kiên phải khởi động bằng một động tác dận nổ để nghe thứ âm thanh ấy... cho đỡ nhớ sau một đêm dài. Bởi khi đã nổ rồi thì dân nghiện Vespa ví von rằng: nó êm đến mềm cả đá.

    Chiếc Standard của Hà Trần.
    Những ngày đầu Thành đi Vespa ngượng nghịu. Tiếng nó kêu ầm ầm làm cả phố Huế ngoái cổ ra nhìn. Thêm một đoạn nữa thì rơi bô. Dắt xe khoảng 1 km thì tìm được chỗ sửa. Dân mộ đạo của Vespa còn gọi thợ sửa con xe của mình là bác sĩ. Các bác sĩ loại này ở Hà thành đếm trên đầu ngón tay.
    Những bệnh chủ yếu của Vespa là sặc xăng và chết bugi. Vespa cổ đã có tuổi chỉ đi khoảng 40km là nên để nó dừng lại. Nếu một chiếc Viva, một chiếc Wave ... chết máy giữa đường, chủ nhân của nó có thể dắt vào bên lề hoặc đem đến hiệu sửa. Nhưng khi em Vespa thôi không "pạch pạch" nữa thì đương nhiên chủ nhân của nó sẽ dừng luôn giữa lòng đường, tháo cốp và lau vặn. Em Vespa sẽ "cháo hành" đến khi nào mồ hôi trên mặt chủ nhân đạt độ "max" thì âm thanh quyến rũ "pạch pạch" mới trở lại.
    Chủ nhật nào Thắng Vespa cũng lang thang ngoài chợ để tìm hàng độc. Xe chạy được 2 năm mà thay 4 cái ống bô. Dây ambraya, dây số chỉ cần hơi giãn một tí là tháo cốp. Còn việc đang thong dong mà dừng xe giữa đường để chỉnh "garăngti" là chuyện thường ngày ở huyện.
    [​IMG]
    Mấy tay đi Vespa ai cũng là thợ sửa lành nghề. Họ quá quen với cảm giác khi nghe những âm thanh dồn dập: đang "bạch bạch bạch" rồi bỗng dưng "khực khực khực" và "khực" cuối cùng, "khực kết luận", dừng hẳn.
    [​IMG]
    "Mông má" cho "đống sắt vụn".
    Con xe xập xệ ban đầu mua về không khác mấy một đống sắt vụn có hình dáng. Không có giá chính xác cho một chiếc xe mộc, có khi là 500.000 đồng cũng có khi đến 15 triệu. Nhưng sau khi tậu một con xe mộc về nhà là gò, là sửa, là hì hục, là nắn nót. Có khi đến vài tháng mới thở phào khi nước sơn cuối cùng hoàn tất. Một con xe cổ, nước sơn đẹp dáng vẻ óng ánh và đi được có giá khoảng 10-15 triệu.
    Theo Sinh Viên Việt Nam, Kiên là một "chuyên gia" có thể tự gò, tự làm máy. Cậu mê Vespa đến nỗi lò dò ra hàng sửa xe Hàn Thuyên học lỏm rồi về phù phép cho con Standard của mình. Kiên bảo rằng: Vespa của những người trẻ có một đời sống khác so với cuộc sống của chiếc xe mộc, của đống sắt vụn ban đầu. Bởi nó được sơn một nước sơn đặc biệt mà không một loại sơn công nghiệp nào đảm đương nổi: nước sơn của đam mê.
    Đam mê. Vì giới trẻ cũng thích hoài cổ? Vì giới trẻ lãng mạn? Vì giới trẻ thích sở hữu hàng độc? Vì giới trẻ luôn chiều chuộng những gì do chính bàn tay của mình nhào nặn nên?... Có thể là vì tất cả những điều ấy...

Chia sẻ trang này