1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muốn kinh doanh giỏi phải học cách giao tiếp

Chủ đề trong 'PR' bởi antigod, 15/08/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Muốn kinh doanh giỏi phải học cách giao tiếp

    Trong một bữa tiệc hay một sự kiện có đông người, bạn sẽ thấy có những người nổi lên giữa đám đông với một phong cách hòa đồng. Họ thường chủ động bắt chuyện với bất cứ ai. Đó là một kỹ năng rất cần thiết cho người kinh doanh.
    Nếu bạn đi dự tiệc mà cho rằng đó là bất đắc dĩ và thấy không thoải mái bạn sẽ làm cho buổi gặp gỡ trở nên miễn cưỡng. Hãy nghĩ rằng, đó là một cơ hội tốt để tiếp xúc với nhiều người và bạn sẽ có buổi gặp gỡ vui vẻ và thú vị. Thay vì đứng lặng lẽ, dựa vào tường, vắt chéo tay và khuôn mặt không mấy vui vẻ, bạn sẽ luôn cười nói và tỏ ra rất thoải mái trong giao tiếp với mọi người.


    Trang phục thích hợp với ngữ cảnh sẽ làm cho bạn tự tin hơn rất nhiều. Mỗi sự kiện khác nhau, bạn cần có trang phục thích hợp và đó là cách bạn tôn trọng người khác và chính mình. Điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với người khác.

    Giữa chốn đông người, hãy cười và chào mọi người một cách thân thiện. Người Trung Quốc có câu: "Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh doanh". Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Còn nếu cách 5 bước thì bạn hãy nói: "Chào anh!" hoặc "Dạo này bên anh còn nhập hàng từ Nga nữa không?". Tùy thuộc vào bối cảnh và đối tượng bạn gặp. Đừng bao giờ cố tình làm như bạn không nhìn thấy người khác.

    Người ta sẽ cảm thấy dễ gần người khác hơn khi có cái gì để nói vì vậy nên chuẩn bị câu chuyện trước khi nói. Thường xuyên cập nhật thông tin trên báo chí để biết những gì đang xảy ra trên thế giới. Tìm đọc những tạp chí chuyên ngành hoặc sách để cập nhật kiến thức trong lĩnh vực của bạn.

    Luôn sẵn sàng chủ động giới thiệu mình với người khác. Chủ động giới thiệu mình và bắt tay làm quen là cách tốt nhất để hòa nhập với những người lạ. Hãy luôn cầm ly rượu bằng tay trái để tay phải có thể sẵn sàng bắt tay. Nếu bạn ngồi quay sang hai bên chào mọi người và tự giới thiệu mình.

    Người ta thường nói: "Nói là gieo, nghe là gặt" nhưng thực tế phần lớn mọi người thích gieo nhiều hơn là gặt. Người có kỹ năng nghe tốt là người biết khuyến khích người khác nói. Hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận để tiếp tục câu chuyện. Bạn có thể dùng một số cách bình luận: "Nghe có vẻ giống như....", "Không biết có đúng là anh A làm ở công ty XYZ không?", "Tôi cũng gặp trường hợp tương tự năm ngoái". "Cuối cùng anh làm gì" Có rất nhiều câu hỏi để đào sâu thêm câu chuyện nhưng cũng cần chú ý bối cảnh để đưa ra cách tiếp chuyện thích hợp.

    Đừng uống quá nhiều! Nhiều người nghĩ rằng, uống sẽ làm tăng hưng phấn trong giao tiếp nhưng mặt trái của nó là bạn có thể không kiểm soát được bạn đã nói gì. Sẽ là rất tệ hại khi bạn tỉnh táo và nhận ra rằng lẽ ra không nên nói như vậy khi gặp gỡ người khác. Lúc đó đã quá muộn.

    Bạn không chỉ cần lịch sự lúc ban đầu gặp nhau mà cách bạn rút lui, chia tay cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp. Nhiều người tìm cách lặng lẽ rút khỏi cuộc gặp gỡ và cho rằng để không ảnh hưởng tới không khí của người khác, Đó là cách lý giải không hợp lý vì bạn sẽ không gây được ấn tượng. Trong kinh doanh, cách bạn chia tay sẽ góp phần tăng cường hình ảnh của bạn và có thể mở ra những cơ hội mới với đối tác. Những câu nói, rất hân hạnh được gặp ông, hy vọng sẽ được gặp lại anh, tôi rất vui đã được nghe anh nói về... không phải là vô ích.



    (Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn)
  2. leehg

    leehg Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    22
    Đã được thích:
    0
    Bất kì ngành nào cũng cần đến giao tiếp. Kể cả bán rau!
  3. antigod

    antigod Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Bài viết:
    5.791
    Đã được thích:
    4
    Muốn kinh doanh giỏi phải học cách giao tiếp
    Bán rau cũng thuộc phạm trù kinh doanh
  4. toan_to

    toan_to Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Nghệ thuật tìm kiếm đối tác ​
    Chuyện tìm đối tác cùng kinh doanh cũng giống như việc kết hôn vậy, mà đã có kết hôn thì ắt có thể xảy ra chuyện ly hôn. Thậm chí việc ?oly hôn? trong kinh doanh còn phổ biến hơn cả trong cuộc sống gia đình với tỷ lệ là 53%. Bởi vậy, khi có ý định hợp tác, bạn nên chuẩn bị tinh thần ?o5 ăn-5 thua?.
    Một cuộc khảo sát có sự tham gia của 100 công ty về cách thức phối hợp kinh doanh và ý định trong tương lai của họ đã đem lại kết quả thật bất ngờ: 61% trong số các công ty này từng thất bại khi cố gắng ?okết thân? với một đối tác nào đó, thế nhưng vẫn có đến 70% công ty quyết định tìm đối tác mới trong tương lai.
    Phải chăng họ có lý do để hy vọng, hay là họ chỉ lặp lại thất bại trước đây? Cả hai khả năng đều đúng. Thứ nhất, có nhiều lý do hết sức thuyết phục khiến bạn phải tìm đối tác cùng chung vốn. Thứ hai, tại sao có nhiều hình thức để hợp tác trong kinh doanh, mà bạn lại nhất thiết phải tìm một đối tác để cùng làm ăn?
    Quan hệ đối tác cùng kinh doanh đòi hỏi mức độ tín nhiệm cao và thường dựa trên sự quen biết từ trước, nhất là quan hệ trên thương trường. Trước hết, bạn hãy ?ohẹn hò? với đối tác để cùng tìm hiểu và phân tích tình hình của nhau.
    Bạn có thể tiến hành một số hoạt động thăm dò dưới hình thức hợp tác làm ăn khác như chào giá cho một mặt hàng hay phối hợp tiếp thị qua lại giữa hai bên. Hãy xem những hoạt động này như một sự đầu tư trước. Nếu bạn thực sự bị thu hút bởi cá nhân hay công ty đó, bạn hãy tiếp tục quan sát thái độ, cử chỉ của đối phương. Thử cùng lắng nghe và phân tích các câu chuyện thương trường khốc liệt của họ, hay về những vụ kiện tụng hoặc những rắc rối trong tài chính mà họ đã trải qua.
    Hãy căng mọi giác quan của bạn để cảm nhận tối đa về đối phương, và một khi bạn cảm thấy đối phương ra tín hiệu ?ođèn xanh?, bạn hãy quyết định. Internet cũng là một nguồn tìm kiếm thông tin thú vị đấy. Bạn hãy đọc tất cả các loại thông tin được quảng bá trong website của đối tác cùng các ấn phẩm khác (nếu có), từ đó lựa chọn xem những thông tin nào phù hợp nhất, liên quan đến vấn đề bạn quan tâm nhất.
    Bạn cũng có thể tìm kiếm đối tác trong những khu vực kinh tế năng động, như Silicon Valley chẳng hạn. Bên cạnh đó, việc tham gia vào các tổ chức nghề nghiệp cũng rất có lợi, bởi vì bạn chẳng tốn thời gian một chút nào, mà lại rất dễ tìm một người để tiến tới ?ohôn nhân?.
    Tìm kiếm đối tác kinh doanh hẳn là một chiến lược mang tính nghệ thuật rất cao, nên nhớ là một nghệ thuật chứ không phải là một lĩnh vực khoa học khô khan.
    Luật sư Griffith thuộc Công ty Waller Lansden Dortch & Davis (Mỹ) có kể lại một câu chuyện rất thú vị, hy vọng bạn có thể rút ra bài học cho mình. Một ngày, có hai người đàn ông đến gặp luật sư để tư vấn về việc cùng hợp tác thành lập một công ty chung. Theo dự kiến, một người sẽ đầu tư vốn, còn người kia sẽ làm quản lý. Cả hai đều đầy ắp ý tưởng và quyết tâm, tưởng chừng như họ sẽ lập tức kiếm được hàng triệu USD từ dự án hợp tác này. Trước tiên, luật sư hỏi: ?oAi sẽ nắm quyền điều hành đây??. Người thứ nhất khẳng định đó là phần việc của mình. Người thứ hai chen vào bằng giọng khá gay gắt: ?oTôi bỏ tiền ra đấy!?. Sau một hồi, hai người này lại cho rằng có thể sẽ là một người khác điều hành công việc. Luật sư lại hỏi và chỉ tay về phía người bỏ vốn: ?oThế tại sao người đầu tư tiền nhiều hơn lại không có quyền điều hành nhiều hơn??. Thế là bắt đầu một cuộc cãi vã kịch liệt. ?oNhà đầu tư? khua chân múa tay trên chiếc ghế xoay làm chiếc ghế đổ kềnh xuống sàn nhà. Chuyện ?okết duyên? làm ăn của hai người cũng chấm dứt ở đó, chỉ sau 30 phút đồng hồ.
    Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nguyên nhân thất bại trong việc tìm đối tác cùng kinh doanh là do các đối tác đã không ngồi lại với nhau để thảo luận mọi chuyện kỹ càng, vì thế các quyết định họ đưa ra thường hấp tấp, nóng vội. Mặc dù có những người đã dành thời gian cho đối tác còn nhiều hơn thời gian dành cho vợ, chồng mình, vậy mà họ vẫn quyết định sai lầm.
    Thế đấy, trước hết, bạn hãy hẹn gặp đối tác thường xuyên hơn và tạo ra càng nhiều thử thách càng tốt. Hai bên hãy tự phác thảo lên mọi thứ cho tương lai, tạm thời có thể không cần đến luật sư hay nhà tư vấn, và cũng đừng ngần ngại để nói lên những mối lo ngại trong thâm tâm. Bạn cũng có thể gợi ý hoặc đề nghị được gặp đối tác cũ của người hay công ty mà bạn đang quan tâm. Nếu người đó từ chối thì e rằng đây là một lời cảnh báo cho quyết định của bạn. Hơn nữa, bản thân bạn cũng đóng vai trò là một đối tác, do đó bạn hãy tham khảo ý kiến của vợ hoặc chồng và bạn bè, người thân của bạn để biết được bạn đã đủ tiêu chuẩn làm một đối tác tốt chưa. Họ sẽ nói lên điểm yếu và điểm mạnh của bạn một cách khá khách quan đấy.
    Bạn nên nhận thức đầy đủ các thuận lợi và khó khăn nếu bạn cùng kinh doanh với một đối tác. Thuận lợi lớn nhất là bạn chẳng phải mất nhiều thời gian cho các thủ tục rườm rà để đăng ký với chính quyền và tốn một khoản thuế lớn, như khi bạn định thành lập một tập đoàn hay công ty TNHH. Bất lợi lớn nhất là mọi thành viên tham gia hợp tác kinh doanh đều có chung nghĩa vụ phải thanh toán nợ nần trong giai đoạn cùng kinh doanh, kể cả các khoản nợ do toà án phán xét, ví dụ như phí tổn trong một phiên toà kiện cáo.
    Do đó, một đối tác cùng kinh doanh có nhiều điểm tương đồng với một đối tượng của cuộc hôn nhân, cả hai bên đều phải tìm hiểu kỹ càng và chỉ quyết định hợp tác khi có chỉ số tín nhiệm cao. Bạn cũng nên chuẩn bị bằng văn bản những quy định về mọi điều khoản ràng buộc, tỷ lệ chia lợi nhuận hoặc nghĩa vụ đóng góp, phân công hoạt động thường nhật và dự trù tình huống khi một thành viên đột ngột qua đời hoặc rút vốn.
    Chuyện hợp tác kinh doanh có thể đổ vỡ bất cứ lúc nào mà không vì một nguyên nhân cụ thể nào cả. Và bạn đừng ngạc nhiên nhé!. Chúng tôi chỉ có thể gợi ý cho bạn 7 tín hiệu cảnh báo sớm cho mối quan hệ làm ăn sắp đổ vỡ.
    - Tín hiệu thứ nhất: có một thành viên yêu cầu tách riêng.
    - Thứ hai: công ty bạn tăng trưởng đột ngột.
    - Thứ ba: có một thành viên đòi đưa thêm vợ hoặc chồng, họ hàng vào công ty.
    - Thứ tư: với lý do đang cần tiền, một thành viên yêu cầu rút vốn.
    - Thứ năm: điều này thật kinh khủng, đối tác A tìm cách hất cẳng đối tác B.
    - Thứ sáu: đối tác B thông báo là bị tai nạn, hay đại khái là một vấn đề nào đó về sức khoẻ.
    - Tín hiệu thứ bảy: một đối tác lấy danh nghĩa tập đoàn để làm ăn riêng với một bên thứ ba.
    Nhìn chung, nghệ thuật tìm kiếm đối tác đòi hỏi bạn phải tìm hiểu đối phương, phân tích cặn kẽ mọi ?ođược-mất? để đi đến quyết định có lợi nhất. Tiêu chí để thành công là uy tín và lòng tin. Tìm kiếm đối tác cùng kinh doanh cũng có 4 bước tuần tự giống như tìm một người bạn đời vậy, nghĩa là phải ?otìm hiểu, hẹn hò, thăm dò, quyết định?.

Chia sẻ trang này