1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muộn màng nhưng còn hơn không !VN nên có một Toà án Hiến pháp?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 18/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Muộn màng nhưng còn hơn không !VN nên có một Toà án Hiến pháp?

    VN nên có một Toà án Hiến pháp?

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=114132&ChannelID=3

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong quá trình giám sát một số vụ án thấy rõ ràng có oan sai, nhưng cơ quan toà án không chịu thừa nhận... Vậy, lúc này, ai sẽ là cơ quan phân xử? Ông Lê Văn Cuông, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hoá gợi ý nên lập Toà án Hiến pháp.

    Giám sát ''''tràng giang đại hải''''!

    * Luật phòng, chống tham nhũng nay mai sẽ đi vào cuộc sống. Quốc hội sẽ có cơ quan riêng giám sát việc thực thi và tính hiệu quả của Luật này không, thưa ông?

    - Theo tôi, Quốc hội phải có cơ quan chuyên trách giám sát phát hiện, xử lý tham nhũng. Các tổ chức dân cử cũng cần có cơ quan chuyên trách làm việc này!

    Ngoài ra, phải phát huy vai trò của cơ quan giám sát hiện có. Cơ quan nào thiếu nhân lực thì tăng cường thêm, cơ chế chưa phối hợp được thì bổ sung thêm! Cán bộ yếu, tiêu cực thì mình chấn chỉnh, thanh lọc dần đi! Chứ không thể bỏ các cơ quan đó để thành lập cơ quan giám sát mới thay thế.

    Nếu thay cơ quan mới nhưng cơ chế quản lý giám sát con người không tốt thì vẫn xảy ra tiêu cực, tham nhũng. Vấn đề là con người giống nhau cả, khác nhau ở chỗ làm thế nào cho anh không thể tham nhũng được, không thể có điều kiện tách mình ra khỏi giám sát của người khác. Anh không thể đứng trên pháp luật mà luôn luôn phải có tổ chức giám sát ràng buộc lẫn nhau!

    * Theo ông, giám sát của Quốc hội, HĐND bấy lâu nay thực sự có hiệu quả không?

    - Lâu nay giám sát ''''bình bình'''' tất cả! Anh thấy vấn đề phòng, chống tham nhũng quan trọng, cần thiết thì phải đầu tư, tăng cường cho các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp có bộ phận chuyên trách, chuyên sâu cái này. Chứ không phải bộ phận giám sát ''''tràng giang đại hải''''! Anh phải có bộ phận chuyên sâu để giám sát cơ quan thực thi pháp luật có làm đúng không? Nghe ngóng dư luận, xem chỗ này chỗ khác! Nếu như thấy có biểu hiện tiêu cực thì đột kích vào đó, làm rõ!

    Ví dụ cơ quan kiểm toán, thanh tra xuống tỉnh, lúc đầu nêu lên vấn đề rất quan trọng nhưng sau lại thấy kết luận cuối cùng chẳng có vấn đề gì đáng kể! Người ta gọi là ''''đầu voi đuôi chuột''''. Lúc đầu tội to như thế nhưng qua quá trình làm việc, quan hệ, đi lại nhiều, con đường ''''mafia'''' là có thể!

    Khi quyền lực trở thành bất hợp pháp

    * Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả giám sát chỉ dừng ở việc kiến nghị, nhiều khi cơ quan nhận được kiến nghị lờ đi hoặc không thực hiện?

    - Qua giám sát một số vụ án oan sai, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến nhưng toà án bảo là Hội đồng giám đốc thẩm đã biểu quyết! Mặc dù anh toà án bảo thủ, quyết như thế nhưng không có cơ chế cũng phải chịu! Nói đi nói lại như thế mà không được thì phải có cơ quan trên nữa quyết cái này. Người ta muốn có toà án Hiến pháp.

    Bây giờ phải có tổ chức này mới có thể giám sát, phủ nhận quyền lực bất hợp pháp. Tôi nói thẳng, đó là những trường hợp quyền lực bất hợp pháp, vì anh được giao quyền lực đó nhưng anh làm sai! Cơ quan Quốc hội, dư luận phát hiện anh không sửa! Và nếu không sửa coi như Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất cũng bất lực!

    Muốn thực sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, phải thành lập tổ chức cao hơn để khi anh có kiến nghị, có cơ quan quyền lực xem xét.

    Sẽ lập Uỷ ban Tư pháp giám sát phát hiện, xử lý tham nhũng


    "ĐB chuyên trách có điều kiện nghiên cứu và tiếng nói vô tư, khách quan và có trọng lượng hơn"
    * Trước mắt Quốc hội đã giao cho Uỷ ban Pháp luật giám sát việc phát hiện, xử lý tham nhũng. Cộng với Kiểm toán Nhà nước về với Quốc hội. Ông đánh giá hiệu quả giám sát phòng chống tham nhũng sẽ khả quan, tiến triển hơn?

    - Tôi tin rằng sắp tới hoạt động của Quốc hội nói chung, chống tham nhũng nói riêng sẽ có định hình và tốt hơn! Còn tốt đến mức nào còn phụ thuộc vào quá trình đầu tư của Nhà nước đối với Quốc hội. Nếu như không bổ sung thêm đại biểu chuyên trách mà giữ như hiện nay cũng khó! Khi có chủ trương, luật đúng, tất cả đều đúng rồi nhưng phải có con người làm cái đó, có người thực hiện. Tôi chưa nói chất lượng con người nhưng phải có số lượng con người vào lĩnh vực này.

    Dự kiến kỳ họp tháng 5-2006 (sau khi sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội), Quốc hội sẽ tách Uỷ ban Pháp luật hiện nay thành Uỷ ban Tư pháp và Uỷ ban Pháp luật. Từ đó Uỷ ban Tư pháp này có điều kiện bổ sung thêm lực lượng và sẽ có chương trình hoạt động và cách thức đi sâu vào giám sát phát hiện, xử lý tham nhũng hơn. Lâu nay Uỷ ban Pháp luật chỉ tập trung thẩm tra về luật, ít có điều kiện đi giám sát. Có chăng cũng chỉ đi được vài vụ việc chứ không thường xuyên được.

    Được biết, nhiệm kỳ tới chuyên trách Quốc hội sẽ tăng gấp đôi đại biểu chuyên trách. Bởi vì đội ngũ các đại biểu chuyên trách có điều kiện nghiên cứu và tiếng nói vô tư, khách quan và có trọng lượng hơn. Tin rằng Quốc hội có điều kiện thực thi pháp luật phòng, chống tham nhũng tốt hơn trên lĩnh vực giám sát, kiến nghị, đưa ra xem xét, xử lý những trường hợp mà quần chúng phát hiện.

    Theo VietnamNet
  2. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tui tưởng là đã có rồi chứ ?
    Luật Hiến Pháp luôn được diễn dịch và phân xử bởi Tòa Án cao nhất thường gọi là Tối Cao Pháp Viện , ở VN có thể gọi tên khác nhưng vẫn là Tòa Án cao nhất .
    Vấn đề là TCPV ở nhiều nước thì quyền diễn dịch và phân xử là độc lập và tối hậu .
    Ở nước ta thì Tòa Án do Đảng lãnh đạo , do đó Đảng có quyền tối hậu về việc diễn dịch Hiến Pháp tùy theo thời điểm và tùy theo vụ án có ảnh hưởng đến Đảng và cá nhân các lãnh đạo hay không . Thường thì không cần phải đụng tới việc diễn dịch Hiến Pháp vì nếu có rắc rối thì Đảng đã lãnh đạo QH đổi luật rồi hay đã có nhiều cách khác để giãi quyết . Dễ ợt ! Ưu việt, hiệu quả và tiện lợi là ở chổ đó .
    Luật Hiến Pháp hay luật nào cũng vậy thôi . Nhập gia thì phải tuỳ tục . Tui đã nghe nhiều như vậy . Ví dụ như ông Bush đang làm TT Mỹ mà cứ tưởng mình làm Tù Trưởng 1 bộ lạc nào trong rừng Phi Châu nên đang gặp rắc rối . Hay nếu đến các nước văn minh mà cứ xin bồi dưỡng cho Cảnh Sát thì nguy to ! Còn đem chuyện "Khoa Học Pháp Lý" ra bàn với các viên chức ở Bắc Triều Tiên thì hoặc là giỡn chơi hoặc là có ý ve vuốt tình cảm với thâm ý nào khác (?) .
  3. Roseline

    Roseline Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    1
    Vấn đề duy nhất em đặt ra khi đọc bài của anh Minh là: toà án Hiến Pháp và các cơ quan giám sát có thể được lập ra sẽ giao cho AI? Ai dám chắc là trong tương lai sẽ ko có toà án giám sát toà án Hiến Pháp và các cơ quan giám sát các cơ quan giám sát của các đoàn thanh tra giám sát của... v.v
    Một cái nhà mà cái móng bị xây dựng hỏng, chồng thêm một tầng nữa liệu có phải là biện pháp tốt để cứu nó? Thêm một cái bình mới mà rượu vẫn cũ thì thêm nó để làm gì...
    Em có trả lời được câu hỏi của anh Minh ko vậy?
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 19:52 ngày 02/03/2006
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Luật thì không có vụ " Tưởng " nghe ông .. lội .
    Cả bản HP có đúng phần này :
    CHƯƠNG XII: HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
    Ðiều 146
    Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
    Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
    Ðiều 147
    Chỉ Quốc hội mới có quyền sửa đổi Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.

    Nhân dân làm chủ cả rồi, tôi tớ không hỏi thì cần gì phả giải thích HP với lại bảo vệ HP ! À; giải thích hay sửa đổi HP ở VN cũng dễ mà, cần 1 phát là ... hàng ngàn cánh tay giơ lên !!! Tất nhiên, ai cần, ai được quyền cần mới là vấn đề .
    Chỉ đến nay mới thấy là cần thiết , có lẽ là qua vu. trên bảo, dưới định không nghe ( ngưng đăng ký xe gắn máy ) ... hoặc là thấy sao hàng xóm có cả mà mình hổng có thì ... kỳ quá .
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Em trở lại đây anh mừng quá ... Sau những năm ỏ nước người, tuy nhớ cha, nhớ mẹ nhưng chắc chắn là em biết là cần phải làm gì để xây dưng 1 hệ thống pháp lý cho " nên hồn " tại VN .
    Theo anh, chỉ cần những vị lãnh đạo thực sự vì dân, không phải là lọai đầy tớ ăn hại , biết thành thật với chính bản thân mình thì với kiến thức của các nhân viên dưới quyền dâng lên cũng đủ để xây dựng lại 1 nền móng .
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 04:14 ngày 19/12/2005
  6. thuao

    thuao Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    268
    Đã được thích:
    0
    Đấy là nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp, đại ca của các bộ luật/vbản luật khác ... và cũng giống như HP các nước khác ... tuy nhiên, HP của ta có thêm điều ...., đấy là nền tảng; cái nền tảng này khác thiên hạ .. thế cho nên mới có chuyện "À; giải thích hay sửa đổi HP ở VN cũng dễ mà, cần 1 phát là ... hàng ngàn cánh tay giơ lên !!! Tất nhiên, ai cần, ai được quyền cần mới là vấn đề ..."
  7. nguyen_noi

    nguyen_noi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Tui tưởng chúng ta đang bàn về việc phán xét
    1- Hành pháp (phương cách thi hành luật pháp) có đang vi hiến hay không .
    2- Đạo luật (mà QH đã chấp thuận) có đang vi hiến hay không
    3- Phán xét của Tòa Án cấp dưới có vi hiến không

    Việc này là của Tòa Án cao nhất (hay thường gọi là Tối Cao Pháp Viện trong nhiều nước) .

    Còn việc sửa đổi Hiến Pháp hay sửa đổi các đạo Luật hòan tòan là việc khác . Đây là thuộc thẩm quyền của QH, không thuộc về Tòa Án .
    Tuy nhiên khi đọc lại bài báo thì cũng không rõ ý nói cái gì ! Mấy bản "kiến nghị" của các đại lão cách mạng và mấy bài báo của các "ký giả nhân dân" bây giờ thật là lộn xộn, lung tung, rối mù lên giông như con nít nhỏng nhẻo, vừa khóc vừa nói lảm nhảm chẳng ai biết muốn cái gì !
  8. littlesmile

    littlesmile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    214
    Đã được thích:
    0
    Bình luận của tôi là vị đại biểu quốc hội này yếu kiến thức lý luận và kiến thức pháp lý. Theo tôi thì một vấn đề cũng cần không kém là phải có quy định và cơ chế rõ ràng để đại biểu quốc hội không phát ngôn tuỳ tiện.
    Được littlesmile sửa chữa / chuyển vào 12:35 ngày 19/12/2005
  9. thaihonganh

    thaihonganh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2002
    Bài viết:
    465
    Đã được thích:
    0
    Bấy lâu nay quốc hội chỉ đóng vai trò chủ yếu là hợp pháp hóa các chính sách của Đ. Bây giờ nếu lập ra Tòa án Hiến pháp thì cũng giống như mặc thêm áo (giáp) cho Đ mà thôi. Cách phán quyết của cái tòa án ấy thế nào rồi cũng tương tự như việc quốc hội đã ?othông qua? điều Bốn trong bản Hiến pháp.
    Cả một quốc hội mà Đ còn điều khiển được thì một nhúm người làm quan tòa (Hiến pháp) mà ăn thua gì!
    Quốc hội lập ra ủy ban này ủy nọ mà ?oquên? lâp ra một ủy ban tối quan trọng: ủy ban Điều Bốn.
    Qua điều Bốn, quốc hội đã ?ogiao? cho Đ sự lãnh đạo ?ođời đời? mà không có lấy một ủy ban xem xét Đ lãnh đạo như thế nào. Xét về khía cạnh ?okhoa học pháp lý?, đây là một ?othiếu sót? lớn.
    Để chống quốc nạn THAM NHŨNG, trước hết phải xác định rõ là Ai chịu trách nhiệm lãnh đạo ?ocông cuộc kháng chiến chống THAM NHŨNG cứu nước?! Căn cứ vào điều Bốn thì Đ chính là ?ongười? chịu trách nhiệm đó. Nếu THAM NHŨNG không ?~cút? không ?onhào? thì Đ phải chịu trách nhiệm ấy trước quốc hội và khi đó quốc hội phải có những biện pháp chế tài. Quyền Hành phải đi kèm với Trách Nhiệm. Nếu lãnh đạo mà không phải chịu trách nhiệm gì cả thì đó gọi là ?oSỰ LÃNH ĐẠO VÔ TRÁCH NHIỆM?. Không có từ ngữ nào chính xác hơn!
    Bất cứ đảng phái nào cũng đều có khả năng? ?olãnh đạo vô trách nhiệm? hết cả vì đó là một việc quá dễ; thậm chí một đứa con nít cũng làm được chứ đừng nói chi là một đảng phái.
    Những gì tôi vừa phân tích là để nêu lên mặt thiếu sót mang tính (khoa học) pháp lý của điều Bốn. Nếu lập ra Tòa án Hiến pháp thì các ông quan (của cái tòa ấy) sẽ diễn giải như thế nào về điều Bốn?
    Giả sử những nạn nhân của quốc nạn THAM NHŨNG, căn cứ vào điều Bốn, cùng đứng chung đưa đơn kiện Đ vì đã không làm tốt công tác lãnh đạo chống THAM NHŨNG khiến họ (người dân) bị thiệt thòi. Vụ kiện chỉ mang tính dân sự (đòi Đ đến bù thiệt hại). Không lẽ mấy ông quan tòa (Hiến Pháp) phán rằng Hiến Pháp cho phép Đ lãnh đạo một cách...vô trách nhiệm?
    Cái áo giáp ?ođiều Bốn? và cái áo giáp ?oTòa án Hiến Pháp? không thể mặc chồng lên nhau được; Đ phải chọn một cái mà thôi. Suy xét lợi hại, rõ ràng áo giáp ?ođiều Bốn? tốt hơn cái kia nhiều..
    Có lẽ chính vì vậy mà nước ta không có Tòa án Hiến Pháp.
    THÁI HỒNG ANH.
    Tái bút: Tôi thấy Luật - sư Khang có mở một chủ đề tương tự; có lẽ các Mods nên ghép cả hai chủ đề với nhau chăng????
    Được thaihonganh sửa chữa / chuyển vào 09:06 ngày 20/12/2005
  10. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Trên thực tế, việc đòi hơi thay đổi điều 4 là việc khó lắm, mấy ai đang có quyền mà lại chịu nhả ra dễ dàng ! Trò đời mà,
    Tại các quốc gia độc đảng họ vẫn có 1 cơ chế bảo vệ hiến pháp và VN nên bắt đầu như thế .
    Cũng trong điều 4 :
    Mọi tổ chức đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến Pháp và pháp luật"
    Chưa giải quyết được điều 4 thì cũng hạn chế bớt được sự can thiệp quá trớn của đảng vào guồng máy chính quyền lại bằng 1 cơ chế kiểu viện bảo hiến hay Tối cao pháp viện hay là .... " bảo vệ quyền dân ." chắc là nghe đến bảo vệ quyền dân thì anh THA lại bảo rằng : Chưa thích hợp nhỉ ?
    Được minhtrinh sửa chữa / chuyển vào 08:01 ngày 21/12/2005

Chia sẻ trang này