1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muon phat bong xoay xuong, ngan thi lam ntn?

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi dale_sonny, 09/02/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. checkmilu

    checkmilu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Người ta hỏi thật mà các bác trả lời toàn đùa giỡn. Tớ rất thích tìm hiểu bóng bàn mà cũng hay hỏi và cũng hay được trả lời nửa vời (một số người thôi).
    Topic hướng dẫn ở trên của Ansoxvn rất bài bản nhưng không thể đủ chi tiết. Tớ cũng xem rất nhiều sách bóng bàn trong & ngoài nước từ khi bắt đầu thích bóng bàn cách đây 4 năm (quá già). Tuy vậy kinh nghiệm của tớ là sách bóng bàn chỉ tổng hợp kiến thức một cách có hệ thống chứ không thể giúp một người không biết đánh bóng bàn thành biết đánh bóng bàn. Nếu thật sự muốn hiểu một kỹ thuật nào đó của bóng bàn tốt nhất là thuê một huấn luyện viên chuyên nghiệp có khả năng truyền đạt tốt cả ngôn ngữ và thao tác minh họa. Tuy vậy do bóng bàn rất tinh tế cộng với sự giới hạn của ngôn ngữ nên phải nghe từ nhiều người (nói theo nhiều kiểu khác nhau) + tập luyện nhiều thì mới hy vọng thực sự "giác ngộ" được. Tớ từng gặp nhiều cao thủ bóng bàn nhưng nhiều người thực hiện điêu luyện mà diễn giải cũng chẳng õ ràng gì. Nhớ cách đây vài năm tớ còn chưa biết, chưa hiểu thế nào là "giật", lần đầu hỏi HLV, được giải thích (tất nhiên là rất Đúng) nhưng vẫn không "Cảm"được.
    Nhân đây tham gia trả lời bạn Dale_Sony theo ngôn ngữ và kinh nghiệm của tớ (hồi tưởng lại cách đây 4 năm bắt đầu tập giao bóng):
    "Phát xoáy xuống ngắn" bao gồm xoáy xuống + ngắn. Muốn vậy cằn lưu ý những điểm sau:
    1- vào bóng mỏng (xem hình minh hoạ), sử dụng cổ tay:
    Thường nguời mới tập giao bóng không có cổ tay dẻo và mạnh như người tập lâu năm+Cảm giác thời điểm tiếp xúc bóng+...đều chưa tốt và hậu qủa là cố hết sức mà bóng vẫn không xoáy hoặc xoáy rất ít, không đáng kế. Muốn bóng xoáy nhiều thì mặt vợt chém (lia, brush) vào bóng phải thật "mỏng" + vận tốc lớn (độ xoáy của bóng=số vòng quay trong một đơn vị thời gian=vận tốc dài của bóng=vận tốc lia vợt tại điểm tiếp xúc) . (Hồi mới tập nghe chữ "mỏng"cũng chỉ hiểu lờ mờ): mặt vợt khi "chém"phải có qũy đạo nằm trong mặt phẳng tạo bởi chính nó và mặt phảng này phải tiếp xúc với quả bóng tại tời điểm bóng chạm vợt. (trình độ cao thì mặt vợt có thể chém theo qũy đạo mặt cong lõm-ôm lấy qủa bóng). người mới tập do có tâm lý sợ hụt (trượt) bóng nên mặt vợt đi theo qũy đạo không nằm trong (cắt qua) mặt phẳng tạo bởi mặt vợt, kết quả là vào bóng bị "Dày" và bóng không có xoáy. Để cố cho có xoáy người mới tập thường thay vì vào bóng mỏng hơn lại hay chém bóng mạnh hơn (mà vẫn dày) do vậy bóng đi dài là không thể tránh khỏi. Về mặt lý thuyết, nếu chém bóng thật mỏng thì vận tốc ban đấu lúc bóng rời khỏ mặt vợt chỉ gần bằng vận tốc tới (vận tốc rơi của bóng khi chạm mặt vợt) do vậy nếu không tung bóng quá cao thì khi chém mỏng, bóng sẽ xoáy tít và chỉ rời vợt với tốc độc nhỏ + ngắn. (trình độ cao vẩn có thể tung bóng rất cao mà giao ngắn không dám giải thích ở đây). Vậy làm sao để vào bóng mỏng: chìa khoá của vấn đề là ở cổ tay. tại sao? vì cổ tay tấ hiên là tinh tế và dễ điề khiển hơn cánh tay. Khi chém vợt vào bóng, thời điểm xảy ra trong một phần trăm giây, chém vợt bằng cả cánh tay mà đòi mỏng thì gần như là không thể đối với người mới tập (vợt trúng bóng đã là may rồi). Tự hỏi nếu chỉ cổ tay làm sao tạo được vận tốc đủ nhanh? Không đúng, nếu cầm viên đá ném ra bằng cú lắc cổ tay cũng có thể đạt vận tốc 70km/h, cũng như vậy nếu lắc cổ tay tạo lực đột biến để lia vợt với vận tốc 30km/h (8m/s) cũng đủ để đối phương cỡ Checkmilu phải cắn răng may ra mới giật lên được.
    2- điểm rơi phải gần lưới:
    Thông thường vòng cung (quỹ đao) bóng tù khi chạm bàn bên mình đến điểm chạm bàn bên kia gần bằng nhau và gần như đối xứng qua lưới. Do vậy nếu bạn giao sao cho điểm rơi đầu tiên thật gần lưới thì bóng sang sẽ rất ngắn bên bàn đối phương. Nguyên tắc này sách nào cũng nói. Tuy vậy thực hiện không phải dễ. Nếu bóng rời vợt ở cao độ gần mặt bàn (thấp) và đi chếch xuống + chạm gần lưới thì sẽ rúc lưới. Để tránh rúc lưới có thể hoặc điếm chạm bóng hơi cao hơn hoặc bóng rời vợt bay ngang hoặc thậm chí hơi đi lên nếu điểm vợt chạm bóng rất thấp. Để đảm bảo control được điểm rơi, again, lại nên chỉ dựa vào cổ tay để phát lực.
    Tóm lại khẩu quyết của tớ cho quả giao này là: tung thấp-lắc cổ tay-mỏng-rơi gần lưới bên mình.
    Xin lỗi nếu làm bác nào phiền lòng vì viết dài dòng và dùng mấy từ của vật lý[​IMG]
  2. tuleo

    tuleo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    0
    Hoan hô checkmilu vì đả nói những gì mà tuleo muốn nói từ lâu; dùng ngôn ngử để diển tả kỷ thuật khó vô cùng nhất là danh từ chuyên môn; giao bóng xoáy xuống ngắn là một động tác kỷ thuật như các động tác khác cần phải có tập dượt mới có được; nếu mà nghiệm ra mà giao được thì chắc tuleo cũng cuối đầu bái phục; phong vợt cũng có phần rất lớn để giao bóng ngắn và nhiều xoáy: phong vợt nảy như xạ điêu giao ngắn và nhiều xoáy khó thực hiện hơn là phong vợt chậm như all round.
  3. tosido

    tosido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    CÓ một bài tập giao như này,các bác tham khảo cho ý kiến nhé.Lấy 1 rổ bóng,đứng cách xa bàn khoảng 2m rồi tập giao vào bàn mình rồi nảy sang bàn bên kia.Khi nào mà tập đạt đến mức bóng nảy sang bàn bên kia rồi xoáy chạy lại thướng mình đứng thì là đạt.Rồi sau đó tiến thêm 1 bước nữa về phía gần bàn,cũng tập như trên.Khi các bạn đã tập đến khi nào mà đứng sát bàn giao bóng xoáy xuống nảy qua bàn bên kia rồi bóng chạy về hướng mình đứng là đạt yêu cầu.chúc các bác vui vẻ đón tết đầu năm
  4. thichdapbong

    thichdapbong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Bác checkmilu viết hay quá! Còn bài tập của bác tosido sao mình cảm giác ... ngược với yêu cầu của một bài tập - từ dễ đến khó! Hê hê ...
  5. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    bài tập của bác tosido có vẻ dễ làm đối với người đứng giao thuận tay chứ giao nghịch tay có vẻ khó ( đó là ý kiến của em )...giao banh nặng chưa phải đã hay mà là làm sao giao những trái banh khác ( lỏng hoặc bung,ngang chìm ngang lên chẳng hạn ) mà động tác như giao nặng,thế mới khó chứ nhỉ hehe...năm mới vui vẻ nhá các bác
  6. tosido

    tosido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Cái đấy thì tuỳ thôi,chỉ là tham khảo,ai thấy nó ko có ích,vô bổ thì bỏ quá cho Tosido lắm chuyện nhé,xin lỗi cả nhà,lần sau ko dám thế nữa
  7. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    óai,có ai nói bác cái gì đâu mừh bác dỗi rồi ...
  8. tosido

    tosido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    Đùa thôi ko có gì đâu ông bạn ạh,mấy tuổi rồi mà còn giận dỗi như trẻ lên ba.Nhưng mà đính chính thêm,bài tập mà tôi nói ở trên là tôi thấy tụi bên này nó tập vậy nên thử đưa lên để tham khảo mọi người
  9. ooDKNYoo

    ooDKNYoo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    2.077
    Đã được thích:
    35
    bài tập của bác đúng mà,tập như vậy là để tập ma sát biên độ dài trước rồi sau đó ngắn lại mà vẫn back spin ... mừh tập được vậy thì phải biết giao thuận tay chứ giao nghịch tay thì khó làm được gì giao nghịch tay thì xóay ngang nhiều nên khó giật banh lại..
  10. tosido

    tosido Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    525
    Đã được thích:
    0
    giao kiểu gì cũng có bài tập mà,hồi xưa Tosido cung tập qua giao ngược,nhưng mà vì lười tập cho nên cũng chẳng tập tiếp,để tập quả giao thuận hoàn hảo đã thì dổi kiểu giao

Chia sẻ trang này