1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Muốn xin học bổng Master ở US , các anh chị có kinh nghiệm giúp em với ạ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi TueTueAnh, 24/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Học ở đâu thì học bổng ở đó .
    Học bổng do những cá nhân hay tổ chức cho .
    Tổ chức có thể là trường cho học sinh của nó .
    Vì vậy, nếu học sinh của trường có đủ điều kiện thì được học bổng
    của trường . Các điều kiện thường là: học giỏi, người da màu, tàng
    tật, năng khiếu, ít tuổi, nhà nghèo, vân vân .
    Nếu xin học bổng ngoài trường thì khỏi cần .
    Tóm lại, học sinh nước ngoài không có đủ điều kiện NGHẼO.
  2. PoKePeKo

    PoKePeKo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác CoDep thật nhiều!
    E có câu hỏi là ở Mỹ có ĐH cộng đồng là ĐH gì vậy bác? E nghe nói là người trong bang thì học phí ơ ĐH cộng đồng rẻ hơn người ngoài bang và người ngoại quốc? Và hầu như người Việt ở Mỹ thường ghi danh vào trường này học? Vì nó dễ.
    Nhưng mà có nhiều trường ĐH cộng đồng rất có tiếng như University of California?"Berkeley thì đâu có dễ vào?
    Những trường ĐH cộng đồng có học bỗng cho sv ngoại quốc không bác?
  3. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Community College là trường nhà nước không phải công ty kinh doanh
    dạy nghề như các trường đại học khác.
    Ngày xưa các trường đại học ở miền bắc ViệtNam đều là trường nhà nước,
    nhưng nghe nói bây giờ tư nhân cùng được phép kinh doanh dạy nghề rồi.
    Trong những trường accre***ed (hiểu là trường đạt tiêu chuẩn) thì
    trường Community ít tiền học phí nhất, và cũng xập xệ nhất. Ngoài
    chuyện đó ra, thì các trường đều theo một lệ chung trên toàn cõi liên
    bang Mỹ . Một vài lệ kể ra để trả lời bạn như sau:
    1- Học phí: Học sinh trong State trả học phí thấp nhất, học sinh trong
    liên bang (out-state) trả cao hơn, học sinh ngoài liên bang (foreign)
    trả cao nhất .
    2- Trợ cấp: phải có thẻ xanh hay công dân, và phải học trung bình trở
    lên . Học càng nhiều cre*** hours thì càng được trợ cấp nhiều. Trợ cấp
    tối đa thì phải học ít nhất 12 cre*** hours một học kỳ. Năm 1990s,
    tôi được trợ cấp toàn phần 400 đô một học kỳ, nhưng bây giờ giá xăng
    lên cao, có lẽ phải hơn 500 đô một học kỳ rồi. Trợ cấp của nhà nước,
    tuỳ theo tiểu bang cho, không quan hệ học sinh học trường tư nào hay
    trường community, mà quan hệ học sinh thu nhập ít, không có cha mẹ
    nuôi ăn học. Lúc ấy tôi mới đến Mỹ một mình, làm part time lao động
    chân tay rẻ mạt, không có tay nghề, không có trợ cấp này thì không thể
    ngồi trên ghế đại học được.
    3- Học bổng: Rất ít trường có học bổng. Học bổng do một ai đó hứng
    chí lên mà cho những học sinh nào trúng ý của họ. Ví dụ tôi được một
    học bổng 500 đôla do công ty bảo hiểm gần nhà cho. Nó có 4 suất học
    bổng, mà chí có một mình tôi được thôi . Điều kiện: phải da màu,
    không được da trắng, phải ở Hartford, không được ở thành trấn khác,
    phải tốt nghiệp trường trung cấp và học lên trường đại học, không được
    đã vào đại học rồi, cũng không được học xong trung cấp rồi mà đi làm
    ngay, và phải có điểm tổng kết trên 3 điểm rưỡi.
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À, còn quên:
    Học sinh nào đưọc trợ cấp toàn phần thì không phải trả tiền học phí
    ở trường community. Nếu học sinh có đủ điều kiện được nhà nước cho
    trợ cấp toàn phần mà không học trường community, thì nhà nước cũng
    trá hộ một phần học phí học ở trường tư, và số tiền đó bằng số tiền
    học phí của trường community.
    Ví dụ tôi bịa ra như sau cho dễ hiểu:
    Học sinh học toàn phần (12 cre*** hours) nghèo, học khá, được trợ
    cấp 500 đô mỗi học kỳ (cả năm có 2 học kỳ thôi) và miễn học phí trị
    giá 5 nghìn đô một học kỳ. Nếu học trường community thì đút gọn một
    nghìn đô một năm vào túi. Nếu học trường tư lấy học phí 6 nghìn đô
    một học kỳ thì cả năm phải bỏ ra một nghìn đô nhà nước cho và một
    nghìn đô trong túi mình nữa để trả học phí.
    Có khả năng mà chịu chơi, thì không học Community College và State
    University. Tôi học 2 năm rười ở trường Capital Community Technical
    College và 2 năm rưỡi trường Central Connecticut State University,
    là 2 trường cộng đồng. Bạn có thể tham khảo 2 trường này trên Internet.
  5. PoKePeKo

    PoKePeKo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Bác CoDep ơi!
    E thấy trường ĐH bác đã từng học chỉ dạy y khoa và máy tính thôi hả bác? E tìm đỏ mắt mà không thấy ngành Biz gì cả.
    Bác giỏi hơn e nhiều, một mình nơi đât khách quê người mà bác vào ĐH thì thật khâm phục.
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trường tôi học dạy rất nhiều nghề, chủ yếu là Business và Technology,
    không dạy Y, mà chỉ dạy Nurse thôi.
    Có lẽ bạn không biết các nghề Business nên tìm không ra. Bạn nên tìm
    những nghề Business như Management, Accounting, Finance, Marketing,
    và IT (Information Technology). Tôi học IT, cũng là học Business, nên
    tôi có nhiều kiến thức về Business hơn những người kỹ sư bác sỹ khác.
    Đương nhiên, lâu năm trong nghề mà muốn lên cao trên con đường công
    danh, tôi không thể học Master hay Doctor degrees của IT, mà phải là
    Managemẹnt.
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À, còn chuyện khâm phục thì tôi không dám.
    Chỉ là phải vùng vẫy để sống còn thôi.
    Thật ra lúc đặt chân lên đất Mỹ, tôi sợ đại học lắm, cho rằng sức mấy
    mà mình dám chơi chòi với các học sinh du học con ông cháu cha. Rồi
    máy người ViệtNam đi trước khuyến khích tôi vào Đại Học, một phần có
    ý tốt, một phần có ý thách thức. Tôi bấm bụng thi thử vào trường xem
    sao. Chẳng ngờ tiếng Anh lõm bõm, đọc bài thi còn đoán mò, mà kết quả
    Toán và Đại số thì thừa điểm, Tiếng Anh môn đọc hiểu thì vừa đủ điểm,
    nhưng môn Viết một bài kể một kỷ niệm khó quên dài 1 trang giấy viết
    chữ to thì trượt . Thế là tôi được vào trường, nhưng bắt buộc phải học
    môn Viết văn trước khi chính thức được chọn học ngành nghề . Chế độ
    chính sách Mỹ và sự giúp đỡ của người Việt đã thúc đẩy và dồn ép tôi
    phải học giỏi . Tuy thế, khi học năm cuối cùng thì tôi học đuối vì tôi
    phải đi làm full-time, không đủ thời gian đọc sách trước các kỳ thi .
    Dù sao, tôi tốt nghiệp đại học với bằng Khá, đủ để học Post Graduate.
    Nhìn lại, thì cả bang Connecticut chỉ có một mình tôi học Đại Học mà
    không có bà con quanh mình. Chặng đường đã qua thật quá sức. Tôi không
    thể đi lại đuợc chặng đường như thế một lần thứ hai nữa. Các con tôi
    sẽ đi lại con đường đó, vì tôi chỉ là người cha tinh thần của chúng
    thôi, chứ không có một trinh nào trợ cấp cho nó vào Đại Học.
    Người Mỹ học Đại Học như thế đó, chứ không giàu có từ ViệtNam sang
    chễm chệ trên ghế Đại Học. Các con tôi nhất định có học bổng, không
    như hầu hết học sinh Mỹ không được học bổng.
  8. PoKePeKo

    PoKePeKo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2008
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    Thật cảm ơn bác CoDep!
    Quả thật cuộc sống cơ cực ngày xưa đã cho bác rất nhiều bài học trong cuộc sống để bác truyền lại cho con bác. Nếu được bác thử kể những kinh nghiệm để học tập tốt và tồn tại nơi đất khách quê người để các cháu học hỏi.
    Luôn tiện cho e hỏi là ở bên Mỹ bang nào phù hợp với khí hậu VN vậy bác. E nghe nói ở nhiều khu vực mùa đông lạnh lắm nhưng không biết ở phía nào(hình như là phìa đông Bắc? ở đó có bang Kentucky thì phải)?
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Kinh nghiệm học tập thì không có gì ngoài câu kinh điển tôi đã hiểu
    được từ thuở học phổ thông: không ai giống ai, nên mình phải tìm ra
    cách để mình học được tốt nhất .
    Kể cách học của tôi:
    1- Không bôi vàng, viết chú thích, hay viết tiếng Việt vào sách.
    Sách giữ sạch như mua về . Tôi toàn mua sách cũ cho đỡ tiền.
    Nhiều học sinh Mỹ đọc đến câu nào quan trọng thì bôi vàng lên, mỗi
    lần giở sách ra đâu có đọc được những câu khác, còn những câu vàng
    thì dù có đọc cũng không thấm mấy ý nghĩa của chúng . Bôi vàng làm
    lười mình đi, không đọc hiểu như không bôi vàng. Viết chú thích hay
    tra từ điển rồi viết vào sách cũng có tác dụng hại như vậy. Không tra
    tự điển thì phải nghĩ khá lâu mới đoán mò ra được sách nói gì. Đôi
    khi chỉ tích tắc là hiểu ngay mặc dù không đọc ra được âm. Càng học
    thì tốc độ đọc hiểu càng tăng, nhanh hơn người tra tự điển, chữ còn
    trong sách, mà đầu thì rỗng, buông sách xuống thì tịt.
    2- Học các câu hỏi và làm các bài tập dưới từng bài từng chương mà
    người soạn sách đã làm. Ví dụ môn Psychology thì mỗi chương có mười
    mấy câu hỏi, và các câu trả lời thì ở cuối sách. Đọc câu hỏi thì lật
    sách lên mà học, sẽ biết câu trả lời, rồi lật cuối sách xem có chắc
    không . Ví dụ môn Finance thì có các câu lý thuyết và có các bài toán
    nữa . Nếu không làm các bài toán, bài thi thường có 1/3 là bài toán,
    mà mỗi bài chỉ đọc thầm, rồi bấm máy tính Calculator, trong 2 phút là
    xong, sẽ được A, nhưng không chịu làm bài tập thì chỉ được C thôi, mất
    hàng giờ cũng chẳng mò ra đáp số. Các câu hỏi thường khó ăn, vì nếu
    học giỏi sẽ thấy được ngay câu trả lời, nhưng nếu nó nằm ở cuối cùng,
    thì phải đọc cả 3 câu sai đã, mới đọc đến nó. Nếu học lõm bõm, phải
    đọc tất cả các câu trả lời rồi cân nhắc xem chọn câu nào. Ví dụ môn
    Sử, bài thi có hơn 2 chục câu, mà thường học sinh cắn bút cho đến khi
    hết giờ, mà cả lớp may mới có một người được A. Một câu hỏi dài đến
    2, 3 giòng, mình đọc để hiểu câu hỏi đã mất vài phút rồi. Trong khi
    đó một bài toán trong môn Finance có thể dài 4,5 giòng, nhưng đọc đến
    đâu thì bấm calculator đến đó. Đọc xong đề thì trên màn hình Calculator
    đã có kết quả.
    3- Nếu có các câu hỏi, thì chép các câu hỏi và trả lời vào giấy, cầm
    tay bỏ túi mà học, nhất là mấy phút trước bài thi. Nếu không, thì mình
    đọc bài mà viết ra các câu này. Ví dụ sách Văn và Sử thì không có
    câu hỏi, nên thường bị học sinh cho là môn khó . Môn programming
    language cũng khó vì thày chấm bài tập về nhà, còn những kỳ thi cuối
    học kỳ thì ông ta nghĩ ra các câu hỏi cho học sinh thi. Cái trò viết
    câu trả lời học trước khi thi rất trúng mánh. Các bài thi kiểu này
    thường chỉ sai 1 trong 20 hay 25 câu hỏi thôi, được A. Mình có phải
    thiên tài hay thần đồng đâu mà dám tay bo đọ sức với con nhà giàu Mỹ?
    4- Ăn ngủ và vui chơi điều độ . Tôi uống được bia rượu hơn người,
    nhưng phải bỏ để tỉnh táo mà học . Mỗi khi buồn ngủ thì đi ngủ ngay,
    không vừa học vừa ngáp, chữ không vào đầu được . Không coi TV .
    Mỏi mệt hay học một lúc lâu thì nên chạy ra ngoài nhảy nhót hay chạy
    một vòng, hít thở không khí cho refresh rồi vào học lại. Ngồi trước
    PC một lúc thì phải nhìn ra xa, và tập thể dục cơ mắt và mí mắt .
    5- Đi làm ít thôi. Tôi đi làm Part-Time 10 giờ một tuần thì học giỏi,
    làm 20 giờ một tuần thì học trung bình, còn 40 giờ một tuần thì học
    kém, suýt nữa thì GPA xuống dưới 3.20. Cũng may đó là học kỳ cuối
    cùng. Có học sinh vì đi làm mà đến lúc bài thi hết giờ thì ngồi khóc.
    Khóc vì tiền học phí đã trả rồi, mà GPA thấp, khó kiếm việc làm.
  10. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    À quên, khí hậu Mỹ thì giữa lục địa rất khắc nghiệt, gần bờ biển thì
    ôn hoà hơn. Tôi ở miền Đông Bắc, mùa hè rất dễ chịu, mùa đông ở trong
    nhà, cũng rất dễ chịu. Có điều phải trả khoảng 600 đô tiền sưởi ấm mỗi
    năm, mà giá xăng dầu tăng, còn phải trả hơn nữa.
    Các bang sâu trong đất liền, gần Canada thì lạnh nhất, trả thêm tiền
    sưởi ấm thôi, chứ có phải ở ngoài trời đâu mà lo? Nếu ra ngoài, phải
    ăn mặc cẩn thận, đủ áo quần ấm, giày vớ, mũ và bao tay. Đi đứng phải
    chậm, bước ngắn thôi như trẻ con lẫm chẫm vậy, vì băng tuyết trơn trượt.
    Các bang sâu trong đất liền ở phía nam thì nóng lắm, như mùa hè VN.
    Nhiều mùa hè có người chết vì nóng quá, hơn nhiệt độ thân thể người.
    Bang California thì nóng như VN, nhưng dễ chịu hơn.
    Florida thì cũng nóng gần như vậy, nhưng dễ chịu nhất, mùa đông không
    có băng tuyết, mùa hè không cần máy lạnh, máy quạt. Cá sấu sinh sôi
    nảy nở tha hồ bắt, nếu chịu khó học tay nghề thòng cá sấu.
    Các bang miền nam thì rau muống và sắn giây bị đặt ra ngoài vòng pháp
    luật. Chúng mọc rất nhanh, và lấn lướt các cây khác, giảm giòng nước
    chảy dễ gây lũ lụt, làm nghiêng lệch cán cân thăng bằng của tự nhiên .
    Sắn giây bóp chết các cây rừng, biến rừng thành rừng sắn giây trùm
    phủ dày các gốc các cành cây chết khô bên dưới. Chính phủ phải tốn
    tiền để phá rau muống và sắn giây. Ở California trong các chợ VN,
    mỗi người không được mua quá 2 pounds rau muống. Luật này phòng chống
    người mua nhiều rau muống về trồng. Đông Bắc Mỹ thì không có luật này,
    vì băng tuyết mùa đông diệt tất cả rau muống đã trồng mùa hè.

Chia sẻ trang này