1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mường lát - Bá thước - Cẩm thuỷ - Lang chánh - Quan sơn - Quan hoá. Miền tây Thanh hoá có gì hay ???

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi DuGia, 18/10/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Mường lát - Bá thước - Cẩm thuỷ - Lang chánh - Quan sơn - Quan hoá. Miền tây Thanh hoá có gì hay ???

    Chào các bạn !
    Chắc đã là dân tỉnh Thanh ai cũng biết đến bài thơ Tây Tiến của cụ Quang Dũng .
    Tôi cũng vậy ! Vì yêu mảnh đất và con người miền Tây Thanh hoá nên muốn đi lại hành trình Tây Tiến .

    ". . . Mai châu mùa em thơm nếp xôi
    . . . Mường Lát hoa về trong đêm hơi . . ."

    Những câu thơ đọc lên sao mà hoài niệm , sao mà tha thiết vẫy gọi lại như gợi mở , huyền bí về những địa danh , về miền sơn cước xa xôi . . .
    Có 1 vấn đề là tôi bị mê hoặc bởi dòng sông Mã các bạn ạ ! Tôi đã lên tận thượng nguồn Sông Mã ở huyện Điên biên Đông rồi , nay muốn đi dọc theo dòng sông Mã trong địa phận Thanh hoá ta .

    Cuối tháng 10 này , tôi định đi vào Mường lát ( chạy bằng đường Mai châu - Hoà bình xuống ). Sau đó sẽ đi các huyện miền núi Thanh hoá như : Bá thước , Cẩm thuỷ , Ngọc lạc , Lang chánh . . .

    Có ai đã từng đi vào các huyện đó cung cấp cho ít thông tin với ! Ngoài chỗ ăn chỗ nghỉ còn chơi và xem các thắng cảnh nữa , đặc biệt là các huyện miền núi Thanh hoá .
    Các bạn ai biết nhiều về nơi này xin chỉ dẫn giùm nhé !

    Rất cám ơn các bạn !
  2. ajisai

    ajisai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    253
    Đã được thích:
    0
    Một ha?nh tri?nh đâ?y thú vị.Rất tiếc ko có điê?u kiện tham ra cu?ng.
  3. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Không có ai ở đó sao ???
    Tôi đang cần quá mà .
  4. kingofair

    kingofair Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    1.638
    Đã được thích:
    0
    Chuyến đi hay đấy bạn ạ! Nhưng có lẻ mình sẽ là người học tập Kinh nghiêm từ bạn thôi, vì mình không biết gì về các Huyện miền núi của Thanh hoá.
    Có ai đó giúp bác "xe ôm" này chút nhỉ!!!
  5. kingofair

    kingofair Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2005
    Bài viết:
    1.638
    Đã được thích:
    0
    Tôi khong có giúp được bạn chút kinh nghiệm nào, tuy nhiên post mấy cái hình về khu miền tây của Thanh hoá để bạn tham khảo, hy vọng là giúp được chút gì cho bạn:
    Để tiện thì tôi post dọc theo sông Mã lên đế hồ Sông đà (Không hỉu nó có liên qua chi đến nhay không nhi "") mọi người ai biết rỏ địa lí làm ơn chỉ giùm cái nhé!
    1.
    [​IMG]
    2.
    [​IMG]
    3.
    [​IMG]
    4.
    [​IMG]
    5.
    [​IMG]
    Thuỷ điện Hoà Bình nhé:
    [​IMG]
  6. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Vài thông tin về Thanh Hoá
    (Mã vùng 84 - 37)

    Diện tích: 111 680 km2
    Dân số (2001): 3 509 600 người
    Tỉnh lỵ: Tp.Thanh Hoá
    Các huyện, thị: thị xã Sầm Sơn và Bỉm Sơn; các huyện: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn, Bá Thước, Cẩm Thủy, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lạc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Nga Sơn, Yên Định, Thọ Xuân, Hậu Lộc, Thiệu Hoá, Hoằng Hoá, Đông Sơn, Triệu Sơn, Quảng Xương, Nông Cống, Tĩnh Gia.
    Dân tộc: Việt (Kinh), Mường, Thái, Lào, Lự.

    Khí hậu thuộc vùng chuyển tiếp giữa Bắc bộ và Trung bộ. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23° - 24°C. Nằm ở độ cao không lớn lại nằm kề biển nên mùa đông không lạnh lắm, mùa hè dịu mát hơn.
    Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng du lịch rất lớn và có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách. Bờ biển dài trên 100km với nhiều bãi biển đẹp mà nổi tiếng nhất là Sầm Sơn. Ðây là bãi biển phẳng nước xanh như ngọc tràn ngập ánh nắng với nhiều điểm du lịch phụ cận như đền Ðộc Cước, hòn Trống Mái, chùa Cô Tiên, khu đầm lầy nước mặn Quảng Cư, Quảng Tiên có nhiều chim thú, cây cỏ và hải sản. Hàng năm có hàng triệu du khách tới Sầm Sơn để tắm biển và nghỉ ngơi.
    Huyện Nga Sơn sát tỉnh Ninh Bình có động Từ Thức, theo truyền thuyết là nơi Từ Thức gặp tiên. Ðộng có rất nhiều điều kỳ thú do thiên nhiên tạo ra như Ðường lên trời, Kho gạo, Kho khỉ, Chuông...
    Vườn quốc gia Bến én giáp phía Nam tỉnh Nghệ An có phong cảnh núi hồ đẹp cùng những cây cổ thụ hàng ngàn tuổi và nhiều động vật quý hiếm.
    Ðối với những du khách say mê lịch sử không thể bỏ qua di tích thành nhà Hồ mà kiến trúc của nó làm người ta liên tưởng tới những thành đá ở ý và Hy Lạp, các di vật của người Việt cổ (Núi Ðọ, Ðông Sơn), khu di tích Lam Kinh. Ngoài ra tới đây du khách sẽ được thưởng thức chiêm ngưỡng những di sản văn hoá Việt Nam bao gồm các trò chơi dân gian, các làn điệu xứ Thanh, các lễ hội và nhiều hoạt động văn hoá khác. Chắc chắn Thanh Hoá sẽ là điểm dừng chân không thể bỏ qua đối với nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.
  7. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Ai lên Mường Lát tỉnh Thanh
    Đến TP. Thanh Hóa tối hôm trước, 6 giờ sáng hôm sau tôi ra bến xe nội tỉnh đón xe lên Mường Lát. Cả bến xe đông kín người đang chờ đợi để đi đến 26 huyện của tỉnh mà xe Mường Lát thì tuyệt chẳng thấy đâu. May mắn thay, bà chủ quán tốt bụng cho một địa chỉ xe dù quen biết.


    Chợ vùng cao
    Thì ra vì lượng người đi tuyến Mường Lát quá ít, đường sá lại quá quanh co hiểm trở nên nhà xe không tổ chức chuyến... 1 giờ chiều chiếc xe hiệu ASIA 16 chỗ ngồi chất đầy thực phẩm, đồ sinh hoạt còn cách trung tâm huyện 60 km thì bốc khói mù mịt. Hành khách nhảy vội ra khỏi xe. Lái, phụ xe múc nước suối đổ vào máy cho nguội bớt song xe cũng chỉ bò thêm được gần 5km nữa thì chết máy hẳn. Hai mươi phút sau, xe ASIA nhờ xe IFA 36L-6657 chở 4 tấn hàng quân nhu cho bộ đội cùng chiều kéo giúp. Cuối cùng, 7 giờ 30 tối cả hai xe cũng tới được trung tâm huyện, chậm hơn 5 tiếng so với lịch trình, đằng sau là con đường với hai bên là những ngọn núi, cánh rừng vá chằng vá đụp những mảnh nương rẫy...
    XÃ NGHÈO...
    Trên là lộ, dưới là con sông Mã mùa cạn nước hiền hòa chảy giữa bốn bề núi cao, đẹp như lạc giữa cõi tiên. Thong thả xe máy từ trung tâm huyện Mường Lát đi ngược lên hướng cửa khẩu Tén Tằn 15km là tới xã Tén Tằn. Tén Tằn là xã có điều kiện thuận lợi nhất của Mường Lát để phát triển kinh tế nhưng lại có tỷ lệ hộ đói nghèo thuộc loại cao nhất huyện.
    Gia đình giàu nhất bản, Trưởng bản Hà Văn Thước phát triển kinh tế bằng việc chăn nuôi lợn, thả cá, làm dịch vụ máy xát, máy nghiền, cũng chỉ có thu nhập 1 triệu đồng/ tháng, chật vật lắm mới có chút tiền mua ít quà bánh cho đám con của 5 cô con gái đầu và tiền nuôi 4 đứa sau còn đi học.
    Xã Tén Tằn có 567 hộ, 3.091 khẩu. Trong 6 bản của xã hiện chỉ còn bản Đoàn Kết, bản Chiên là chưa có đường nhựa từ xã vào bản. Từ bao đời nay, dân tộc Thái và Khơ Mú ở xã sống dựa vào nông nghiệp, chăn nuôi, dệt thổ cẩm. Cái đói, cái nghèo như con đỉa đeo đẳng mãi cuộc sống các hộ dân trong xã. Bà con vẫn chưa thể xóa bỏ được tập tục canh tác lạc hậu cũ, năm sản xuất một vụ lúa, một vụ màu. Ngoài 4 - 5 hàng tạp hóa, cả xã không còn hàng quán nào khác. Việc mua bán, trao đổi chủ yếu là giữa các hộ với nhau. Giá trị hàng hóa người dân trong xã vẫn quen quy đổi ra thóc. Có chợ đấy nhưng chợ xây xong chẳng ai vào mua bán, cứ để hoang làm chỗ ở tạm cho công nhân xây dựng. Có cửa khẩu nhưng cũng chỉ là nơi người dân trong xã qua lại mua vật dụng hàng ngày nơi chợ bên kia biên giới.
    ?oQua Tết, hơn nửa số hộ lại phải vào rừng hái quả dại, ăn củ mài trừ bữa ?, ông Vi Văn Khường - cán bộ UBND xã Tén Tằn - buồn buồn nói vậy trong lúc dẫn tôi đi xem hệ thống mương rãnh dài 11km vừa được Bộ NN & PTNT đầu tư 26 tỷ đồng khởi công năm 2003.
    ...HUYỆN CŨNG KHÓ
    Nhớ lại những ngày mới thành lập huyện, ông Hà Văn Duyệt - Chủ tịch UBND huyện Mường Lát - chậm rãi: ?oTháng 11-1996 khi tách ra khỏi huyện Quan Hóa, Mường Lát chỉ có một cửa hàng bách hóa ở trung tâm huyện và 3 phòng cấp bốn của Ban chỉ đạo vùng cao huyện Quan Hóa cũ. Các cơ quan chính quyền huyện không có trụ sở làm việc, cán bộ không có nhà ở, còn nước phải đi bộ 4-5 cây số ra tận sông Mã lấy ... Dù đã có một số bước phát triển kinh tế ban đầu, cán bộ có trụ sở làm việc tương đối khang trang, nhân dân có đường nhựa thuận tiện đi về thành phố nhưng hiện giờ Mường Lát vẫn là huyện nghèo nhất tỉnh với thu nhập bình quân đầu người 1,5 triệu đồng/năm. 48,5% dân số trong huyện là dân tộc Thái; 42,25% là dân tộc Mông; còn lại là các dân tộc Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh. Tiếng phổ thông ở huyện là tiếng Thái?.
    Khó khăn lớn nhất của huyện là thiếu đất canh tác. Mỗi người dân Mường Lát trung bình chỉ có 140 m2 đất để trồng cấy. Đất canh tác ít ỏi cộng với kỹ thuật canh tác lạc hậu dẫn tới tình trạng phá rừng làm nương rẫy diễn ra rất phổ biến. Diện tích rừng từ chỗ chiếm 61% diện tích tự nhiên toàn huyện, giờ xuống còn 43%. Từ đầu năm đến nay, riêng ở Tén Tằn đã có hai vụ đốt rừng phá rẫy làm cháy 2 hécta rừng tái sinh. Từ xửa từ xưa, người dân trong huyện đã quen với cách tự sản tự tiêu; ý thức về sản xuất hàng hóa chỉ xuất hiện ở một số ít hộ, tìm kĩ ra chưa đủ đếm hết các đốt ngón tay.
    TÌM MỘT LỐI ĐI?
    Ông Duyệt - Chủ tịch UBND huyện - nhận định: Mường Lát đói, Mường Lát nghèo, cái chính là vì nhận thức, trình độ của người dân còn quá kém.
    Trước khi tách huyện, cứ 20 người dân Mường Lát mới có 1 người đi học, còn giờ trong 4 người đã có 1 người đi học. Nếu năm 1996, Mường Lát chỉ có 1 học sinh tốt nghiệp PTTH thì đến nay huyện đã có trên 600 học sinh theo học PTTH. Tháng 9-2003, dự án xây phòng học, phòng ở cho giáo viên, học sinh cấp 3 đã được tỉnh Thanh Hóa phê duyệt với nguồn vốn được đầu tư là 5,1 tỷ đồng. Tin vui là vậy song không phải ngành giáo dục huyện không có tin buồn. Ngày 15-9-2003 Phòng giáo dục huyện kết hợp với công an và trung tâm y tế huyện xét nghiệm lần 2, phát hiện chính xác 7 giáo viên sử dụng ma túy, 1 giáo viên vừa bán lẻ vừa sử dụng ma túy trong tổng số 57 người đã xét nghiệm cho kết quả dương tính năm 2002.
    Anh Tống Minh Tới - Phó trưởng phòng giáo dục huyện Mường Lát - cho biết: ?oHàng năm chỉ có 3-4 học sinh của huyện đỗ cao đẳng, không có học sinh nào đỗ đại học. 100% học sinh đang theo học đại học là cử tuyển?. Cũng theo anh Tới, hiện tại số giáo viên của huyện vừa thiếu lại vừa yếu. Số giáo viên chính quy được đào tạo cơ bản hết thời hạn dạy nghĩa vụ thì về xuôi. Số giáo viên cử tuyển không vững về kiến thức, yếu về khả năng sư phạm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng học kém của học sinh. Bên cạnh đó, tình trạng học trò lười học, bỏ học xảy ra tương đối phổ biến. Năm 2002, Sở GD-ĐT tỉnh yêu cầu Phòng giáo dục huyện báo cáo về việc dạy thêm. Nói về chuyện này, anh Tới cười: ?oỞ đây làm chi có dạy thêm mà báo cáo. Có mời học sinh học thêm miễn phí hoàn toàn, các em cũng không chịu đi?. Cứ vậy, giáo dục Mường Lát vẫn chưa thoát hết vòng luẩn quẩn: học mất gốc, học xong chưa chắc đã tốt nghiệp, có tốt nghiệp học lên cũng chỉ cử tuyển rồi lại đi dạy...
    Trong chuyến xe rời Mường Lát về TP. Thanh Hóa, cùng đi với tôi có hai chiến sĩ Đồn biên phòng 485 ?oáp giải? hai gia đình anh em trai Hờ A ***g người Mông nhà ở Mai Sơn - Sơn La sang Mường Lát đốt rừng phá rẫy về tỉnh nhà trao trả. Tôi hỏi A ***g: ?oSao không làm ăn ở nhà mà lại vất vả sang đây đốt rẫy??. Ở tuổi 17, đã là bố của một đứa con, A ***g vẫn hồn nhiên: ?oĐâu cũng là đất nước Việt Nam cả mà?... Chợt nhớ đến mấu chốt bài toán xóa đói giảm nghèo mà cấp chính quyền huyện Mường Lát đã tìm ra: Nhận thức của người dân. Đúng vậy, dù có cần mà không biết cách câu thì chẳng chắc đã được cá, họa may chỉ kiếm được cua thôi... Mà cứ như vậy thì đến bao giờ mới hết đói nghèo Mường Lát ơi?

    NGUYỄN TRÍ TUỆ
  8. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Mường Lát: Nơi ma túy đổ về
    Cập nhật lúc 15h52" , ngày 18/11/2004

    Về đêm Mường Lát lạnh. Tôi đi dọc con đường từ UBND huyện dẫn ra sông Mã, ngắm nhìn thị trấn Mường Lát (cách thành phố Thanh Hóa gần 300km về phía tây) lung linh, huyền ảo trong ánh điện lưới quốc gia.

    Đang mải mê với vẻ đẹp của phố núi vào đêm, chợt có tiếng gọi giật lại: ?oÊ, mua thuốc hả, vào đây!?.
    Quay lại, tôi thấy một số thanh niên người Thái, Mông đang tụ tập gần chân cầu treo bản Lát trong dáng vẻ dật dờ, liêu xiêu.

    Một thanh niên chạy ra trước mặt tôi, tay cầm một gói giấy nhỏ chào hàng: "Mua đi, hàng xịn đấy, giá rẻ hơn ở thành phố nhiều, 20.000 đồng một chỉ thôi, chích thoải mái cả ngày"...

    Nhiều người bán, lắm con nghiện

    Theo chân Sung Văn Lấu - một người đàn ông dân tộc Mông ở xã Pù Nhi (Mường Lát) đi hái thuốc lá trên rừng, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình trên đường biên giới từ Pù Nhi sang Quang Chiểu rồi về Tén Tằn.

    Dọc hai bên đường bạt ngàn ngô lai và lúa nương. Lấu khỏe như ngựa rừng, bước phăm phăm qua các sườn núi.

    Vừa đi, Lấu vừa chỉ những thung lũng trước kia trồng cây thuốc phiện cho biết: "Ngày trước thuốc phiện ở Mường Lát nhiều lắm. Nguồn chủ yếu chảy từ Lào sang và nhân dân địa phương tự chế.

    Thuốc phiện có ở Tén Tằn, Trung Lý, Pù Nhi... lúc nào cũng nhộn nhịp kẻ bán, người mua. Thậm chí cán bộ dưới xuôi lên công tác ở Mường Lát, lúc về đồng bào có chút quà vùng cao là một vài lạng thuốc phiện".

    Dừng câu chuyện dọc đường một cách đột ngột, Lấu chỉ tay về phía một đám đông người Mông đang loay hoay trên đỉnh Hua Pù nói: "Họ đang gom "hàng" đấy, toàn thuốc phiện và heroin. Đến chỗ đó mày đừng hỏi gì nhé, kẻo thấy có người lạ là chúng dò xét ngay".

    Tôi và Lấu đi về phía đám người đang gom "hàng". Tôi thấy những bàn tay thô ráp đang sắp xếp từng cục bằng 1/4 viên gạch xây, được gói cẩn thận xếp xen lẫn với cây thuốc lá rừng (hoặc hàng lương thực) vào chiếc bao tải rồi bỏ tất cả vào gùi.

    Họ làm cần mẫn, thành thạo như công việc này đã diễn ra nhiều năm rồi.

    Một người đàn ông có mái tóc cháy xém nhìn tôi như tra hỏi: "Mày đi lấy hàng à? Hàng đen hay hàng trắng?".

    Người đàn ông đứng cạnh chặn giọng: "Đừng bán cho bọn người lạ, chúng hay báo với công an lắm đấy!".

    Lấu bước nhanh về phía tôi đỡ lời: "Anh này đi lấy thuốc đau thận cho vợ cùng với tao đấy, không phải đi mua "hàng" đâu".

    Những người đàn ông dân tộc Mông lầm lũi gùi "hàng"nhằm hướng Pù Nhi, Trung Lý, Tam Chung đi xuống. Lúc ấy mặt trời đã ngả về tây. Tôi và Lấu tiếp tục đi về phía Tén Tằn.

    Trên đường đi, thỉnh thoảng chúng tôi lại bắt gặp cảnh gom "hàng", gùi "hàng" về từ phía bên kia biên giới. Những cuộc trao đổi, mua bán ma túy thật nhanh gọn. Những cách giấu ma túy thật sơ sài và liều lĩnh diễn ra ngay trên dọc biên giới.

    Dọc biên giới, từ các bản Khằm Nàng, Na Hàm, Piềng Khạy, Xốp Hào..., huyện Viêng Xay, Xốp Pâu (Lào) ma túy đổ về các bản Kéo Té, Kéo Hượn, Pù Toong... (xã Pù Nhi), Chiên Pục... (xã Tén Tằn), bản Khằm (xã Trung Lý)... rồi tỏa đi khắp huyện, xuôi tỉnh lộ 20, quốc lộ 15A, quốc lộ 47, hoặc thong thả trên dòng sông Mã chảy về thành phố Thanh Hóa.

    Khi cán bộ đến tuyên truyền, vận động đồng bào không được đem ma túy về Việt Nam thì đồng bào trả lời: "Tao chỉ mang thuốc phiện về hút dần thôi chứ có vận chuyển ma túy đâu!" .

    Mường Lát hiện có hơn 30.000 dân, trong đó có tới gần 700 con nghiện ma túy (350 con nghiện có hồ sơ quản lý).

    Đây là huyện có số con nghiện cao nhất tỉnh Thanh Hóa với đủ thành phần: các cụ cao tuổi, thanh thiếu niên nông thôn, lao động tự do, cán bộ công chức nhà nước...

    Đặc biệt, Mường Lát còn có hàng chục giáo viên là con nghiện đang đứng trên bục giảng.
    Con đường mòn từ bản Na Khà vào bản Chiên Pục (xã Tén Tằn) sang bản Pù Quăn, Hua Pù (xã Pù Nhi), giáp với nước bạn Lào, là con đường vận chuyển ma túy mà các đối tượng thường đi

    Cuộc chiến chống ma túy, đói nghèo

    Trưởng bản Chiên Pục, xã Tén Tằn (Mường Lát) Hà Văn Thướng khoe với tôi: "Bản người Thái chúng tao nhiều người bỏ được thuốc phiện nên đã bớt đói nghèo. Toàn bản chỉ còn năm hộ đói ăn vì các ông chồng nghiện hút, tiêm chích, quấy phá, hành hạ vợ con. Bây giờ cái bụng người Thái chỉ mong quét sạch ma túy để xóa hết đói nghèo, rồi làm giàu như ở dưới xuôi thôi".

    Trao đổi với chúng tôi, ông Hà Văn Duyệt - chủ tịch UBND huyện Mường Lát - cũng thừa nhận: "Ma túy đã và đang làm cho Mường Lát kiệt quệ, với tỉ lệ đói nghèo toàn huyện còn tới gần 50% (đây là huyện nghèo nhất tỉnh Thanh Hóa).
    Tháng nào trên địa bàn cũng bắt và xử lý 1-2 vụ liên quan đến ma túy. Lực lượng công an đang tiến hành khoanh vùng, bóc gỡ hơn 60 đối tượng mua bán, vận chuyển ma túy trái phép trên địa bàn. Bên cạnh đó, lực lượng biên phòng thường xuyên tăng cường tuần tra biên giới, ngăn chặn lượng ma túy tuồn vào Mường Lát từ phía Lào.
    Cộng đồng các dân tộc Mông, Thái, Mường, Dao, Khơ Mú, Kinh sinh sống ở 86 bản của Mường Lát đang vật lộn từng ngày để đẩy lùi ma túy, xóa đi cái đói, giảm dần cái nghèo. Nhưng trong cuộc chiến này Mường Lát phải ngăn chặn được dòng chảy ma túy từ bên kia biên giới Việt - Lào đang ngày đêm đổ vào xứ Thanh...

    (Theo Tuổi Trẻ)
  9. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Du lịch Thanh Hóa trong tiến trình đổi mới và phát triển


    27/07/2005
    Thanh Hóa là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch không chỉ đa dạng, phong phú mà còn rất độc đáo, bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
    Về tài nguyên du lịch tự nhiên, nổi bật nhất là: Khu du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển Sầm Sơn; Khu du lịch sinh thái suối cá thần Cẩm Lương (huyện Cẩm Thủy) - một tài nguyên du lịch sinh thái hiếm có ở Việt Nam; Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Bến En (huyện Như Thanh); động Từ Thức (huyện Nga Sơn), động Tiên Sơn, Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc); Khu du lịch sinh thái rừng thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (huyện Quan Hóa và huyện Bá Thước); Vườn cò Tiến Nông (huyện Triệu Sơn) v.v?
    Về tài nguyên du lịch nhân văn cũng rất độc đáo và đa dạng, đó là: thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc) - một công trình kiến trúc văn hóa lịch sử bằng đá độc đáo ở Việt Nam; Khu du lịch văn hóa - lịch sử Lam Kinh; Khu du lịch văn hóa - lịch sử đền Lê Hoàn (huyện Thọ Xuân); Khu du lịch văn hóa - lịch sử Hàm Rồng (TP Thanh Hóa); Khu du lịch văn hóa - lịch sử đền Bà Triệu (huyện Hậu Lộc)?
    Và Thanh Hóa còn là địa phương có nhiều lễ hội truyền thống nổi tiếng như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội đền Lê Hoàn, Lễ hội đền Bà Triệu, Lễ hội Phủ Na, Lễ hội đền Sòng, Lễ hội bánh chưng, bánh dầy v.v?
    Mặt khác, Thanh Hóa lại có lợi thế về vị trí địa lý, là cửa ngõ nối liền thủ đô Hà Nội với bắc miền Trung và Nam bộ, có hệ thống giao thông đi lại rất thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt, đường thủy. Thanh Hóa còn là tỉnh có nguồn ẩm thực cũng rất phong phú, đa dạng, rất hấp dẫn thực khách và người dân xứ Thanh có truyền thống hiếu khách.
    Ngày 3/2/1996, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ra Nghị quyết về phát triển kinh tế du lịch Thanh Hóa. Nghị quyết khẳng định: "Phát triển du lịch Thanh Hóa trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh và hòa nhập vào hệ thống phát triển du lịch cả nước". UBND tỉnh cũng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2010 và một số quy hoạch chi tiết phát triển các khu, điểm du lịch.
    Đến nay, tất cả các khu, điểm du lịch quan trọng của Thanh Hóa đã được quy hoạch chi tiết hoặc đang xúc tiến lập quy hoạch chi tiết phát triển du lịch, đồng thời chuẩn bị đề án phát triển du lịch Thanh Hóa trở thành một trong những trọng điểm du lịch quốc gia.
    Bên cạnh đó, lĩnh vực đầu tư kinh doanh lưu trú du lịch cũng phát triển mạnh: năm 1994, trên địa bàn tỉnh có 171 cơ sở lưu trú du lịch với 2.956 buồng ngủ, 8.457 giường ngủ; đến năm 2004 có 315 cơ sở lưu trú du lịch với 5.967 buồng ngủ (trong đó gần 95% buồng ngủ khép kín và 75% buồng ngủ có điều hòa nhiệt độ) và 14.333 giường ngủ. Đến nay, Thanh Hóa có 15 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 4 sao.
    Năm 1994, toàn ngành du lịch Thanh Hóa mới tổ chức đón và phục vụ được 216 nghìn lượt khách, thì đến năm 2004 đã tổ chức đón và phục vụ được trên 700 nghìn lượt khách, tăng gấp 3,3 lần so với năm 1994. Tốc độ tăng trưởng bình quân về lượt khách du lịch trong thời gian 10 năm qua là 12,5%/năm. Doanh thu du lịch năm 1994 đạt 41 tỷ đồng, đến năm 2004 đạt 160 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh thu du lịch trong thời gian 10 năm (1994-2004) là 14,6%/năm, đạt mức tăng trưởng khá cao so với các ngành dịch vụ khác của tỉnh và so với du lịch cả nước.
    Tuy nhiên, trong thời gian qua, ngành du lịch Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế, đó là: Tốc độ tăng trưởng - phát triển của kinh tế du lịch vẫn còn thấp, chưa vững chắc, chưa đạt được mục tiêu và yêu cầu đề ra, chưa tương xứng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng của tỉnh. Số lượng sản phẩm du lịch Thanh Hóa còn ít, chưa phong phú, đa dạng. Chất lượng sản phẩm du lịch và chất lượng phục vụ du khách còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu phong phú, đa dạng và ngày càng cao của du khách, nhất là khách du lịch quốc tế.
    Phương hướng của ngành du lịch Thanh Hóa trong thời gian tới là tập trung phát triển du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái và nâng cao chất lượng du lịch biển vốn là những thế mạnh của du lịch Thanh Hóa. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 là tổ chức đón và phục vụ được 1,4 - 1,5 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 20 - 25 nghìn lượt khách du lịch quốc tế và doanh thu du lịch đạt 350 - 400 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 16-18%/năm

  10. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Ẩm thực xứ Thanh
    Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến
    Nem chua Hạc Thành. Chè lam Phủ Quảng. Bánh gai Tứ Trụ. Cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá trà Sầm Sơn, Hải Thanh, Tĩnh Gia.
    Nhắc đến Thanh Hoá, đến hương vị quê Thanh không thể không kể đến đặc sản nem chua còn gọi là nem quả. Từng quả nem đã đại diện cho tình cảm gắn bó của người xứ Thanh lưu luyến tiễn chân du khách. Chỉ bằng bì lợn, thính, thịt lợn, gia vị, chiếc lá đinh lăng bánh tẻ quấn ngoài cùng một ít bí quyết gia truyền mà cái khối nhỏ vuông vắn có màu xanh của lá chuối, màu trắng của lạt mà làm say lòng người đến.
    Kế đến phải kể đến đặc sản tiết canh dê cùng các sản phẩm từ dê. Dê phải kén thứ dê núi ở vùng núi đá Hà Trung, Vĩnh Lộc. Với bàn tay khéo léo và kỹ thuật pha chế điêu luyện, bát tiết canh dê như một bức hoạ tuyệt vời với các gam màu xen kẽ: đỏ của tiết, xanh của rau, vàng của vừng lạc, đen xám của dê song lại rất mát, nhắm kèm với rượu ngâm mật dê thì mới hợp khẩu vị. Nhân nói về rượu, xin thưa ngon nhất phải kể đến rượu Nga Liên (Nga Sơn) được chưng cất bởi giống gạo nếp cái đã được chọn lựa cẩn thận. Nhấp một chút rượu đã có cảm giác thơm đầu lưỡi mùi nếp mới, cay của men say.... Thứ đến là rượu làng Quảng. Tuy chỉ nấu bằng gạo tẻ, song không biết là do men, do nước hay do bí quyết nhà nghề mà độ rượu rất cao, rất đậm song lại rất êm...
    Mấy năm gần đây, một số món ăn Huế đã "du nhập" vào Thanh Hoá, đặc biệt là các món ăn từ hến. Hội nghị liên hoan, gặp gỡ, sinh nhật, cải thiện cuối tuần, thậm chí nghỉ mát Sầm Sơn cũng về Thành phố - A lô ! cơm hến !. Ðây cũng là dịp để hến làng Giàng tự khẳng định một lần nữa "vị thế" sẵn có của mình trong "họ". Với sự kết hợp giữa công thức và nguyên liệu của hai miền đã làm món hến sào, cơm rang hến, canh hến nao nức lòng người. Dường như với sự khác biệt về màu sắc (hến làng Giàng có vỏ màu vàng còn loại hến khác có vỏ màu đen) đã làm cho nước hến thêm ngon, thêm trong còn ruột hến thì thơm hơn, ngậy hơn.
    Nói đến làng Giàng thì không thể không kể đến Phi Cầu Sài rất hiếm có ở các địa phương khác, rất ngon, rất mát. Thỉnh thoảng lại thấy nhớ và bất chợt thoảng nghe đâu đây tiếng rao của bà bán hàng rong "Ai phi mua !".
    Chưa hết, còn một kho đặc sản khổng lồ của xứ Thanh mà đâu đâu cũng biết đó là nguồn hải sản dọc biển Hậu Lộc, Quảng Xương, Tĩnh Gia. Nào cua biển, ghẹ, sò huyết, tôm, mực, cá thu, cá chà... Cũng là ở biển nhưng con cua, con cá ở đây nó thơm và ngon một cách lạ lùng. Chính vì thế mà các loại mắm, nước mắm Thanh Hoá ngon nổi tiếng cả nước.
    Chớm Hè, mới tới địa phận Bắc thành phố du khách đã được chiêm ngưỡng từng "kim tự tháp" dừa xanh mọc hai bên đường "địa phận huyện Hoằng Hoá". Dường như tạo hoá đã thiên vị ban tặng cho mảnh đất Anh hùng, kiên cường trong kháng chiến loại dừa sai quả, nhiều nước và ngọt mát đến thế.
    Ai có dịp qua huyện Thọ Xuân thì không thể không mua bánh gai Tứ Trụ về làm quà. Cũng từ bột gạo nếp, đậu xanh, dừa, mỡ lợn nhưng khác là có thêm lá gai đã trở thành đặc sản Thanh Hoá. Còn sản phẩm nửa bánh, nửa kẹo nhưng lại rất hấp dẫn bởi cái cay của gừng tươi, cái thơm của bột gạo nếp, mật mía, lạc tạo nên một sản phẩm vừa cứng vừa giòn đó là Chè lam Phủ Quảng. Mà sắp tới, tỉnh đang có kế hoạch đầu tư khôi phục và phát triển sản phẩm này như một đặc sản dân tộc.
    Còn nhiều lắm, nào là cam Giàng, dứa Thạch Thành, mía Kim Tân, rồi ong Yên Khương, bánh đa cầu Bố, rượu cần dân tộc Thái... không thể kể hết được đã tạo nên một hương vị xứ Thanh rất gần gũi nhưng lại rất riêng.

Chia sẻ trang này