1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mường lát - Bá thước - Cẩm thuỷ - Lang chánh - Quan sơn - Quan hoá. Miền tây Thanh hoá có gì hay ???

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi DuGia, 18/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    1. Tên gọi: Khu dự trữ thiên nhiên Pù Luông

    2. Vị trí địa lý: huyên Quan Hóa và Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá.

    3. Quyết định thành lập: chưa có quyết định chính thức.

    4. Toạ độ địa lý:
    - Vĩ độ: 20o21'' đến 20o34'' vĩ độ Bắc.
    - Kinh độ: 105o02'' đến 105o20'' kinh độ Bắc.

    5. Quy mô diện tích: 17660 ha.

    6. Vùng đệm: 30000 ha gồm xã Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Xuân, Phú Lệ, Phú Nghiêm huyện Quan Hóa và Thành Lâm, Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng huyện Bá Thước.

    7. Mục tiêu, nhiệm vụ:

    8. Cơ quan / cấp quản lý: Chi cục Kiểm lâm.

    9. Ban quản lý: UBND tỉnh Thanh Hóa.

    10. Hoạt động du lịch: Không.

    11. Các giá trị đa dạng sinh học:
    - Thực vật: có 3 kiểu rừng chính là rừng thường xanh đất thấp độ cao dưới 700m, trên 700m và rừng trên núi đá vôi với 552 loài thực vạt bậc cao, trong số đó có 39 loài được liệt kê trong Sách đỏ Việt Nam.
    - Động vật: Nơi đây bảo tồn các loài linh trưởng, đặc biệt là Voọc quần đùi trắng.
    Khu động thực vật ở đây có sự tương đồng rất cao với Vườn Quốc Gia Cúc Phương nên chúng có thể bổ sung cho nhau.

    12. Các dự án có liên quan:
    - Dự án giám sát đa dạng sinh học và nâng cao nhận thức bảo tồn do Chương trình Bảo tồn Động thực vật (FFI) Đông Dương và Qũy Môi trường Toàn cầu (GEF) tài trợ, dự định kéo dài 3 năm, bắt đầu từ 2001.


    13. Dân số trong vùng: 5234 hộ với 27707 khẩu.

  2. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Các Di Tích ở Thanh Hoá
    Di tích Đông Sơn: Di tích Đông Sơn nằm bên bờ sông Mã, thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa. Nơi đây, những cuộc khai quật năm 1924 đã phát hiện dấu vết của văn hóa đầu tiên ở Việt Nam. Địa hình này (Đông Sơn) đã được đặt tên cho một nền văn hóa tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam thời kì dựng nước. Văn hóa Đông Sơn là nền văn hóa khảo cổ nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

    Đền Bà Triệu: Tên thật của bà là Triệu Thị Trinh, nhưng nhân dân quen gọi là Bà Triệu với lòng kính cẩn, nhớ công ơn bà lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Ngô thế kỷ thứ 3. Đền thờ Bà được dựng trên núi Gai (còn gọi là núi Ải) sát đường quốc lộ số 1, thuộc làng Phú Điền, huyện Hậu Lộc, cách Hà Nội 137 km (85.6 miles). Qua cổng hồ sen, bốn bề kè đá. Tiếp theo, nhà Tiền đường gồm 5 gian, cột đá mài vuông cạnh. Sau nhà Tiền đường là một khoảng sân nhỏ, hai bên là 3 dãy hành lang. Cuối sân là 3 gian hậu cung, dựng trên mặt bằng cao hơn, dựa vào vách núi. Đối diện với đền trên là núi Gai, ở phía bên kia quốc lộ 1A là núi Tùng nơi có lăng Bà Triệu. Hiện nay lăng tháp vẫn còn, tuy đơn sơ, giản dị nhưng rất trang nghiêm. Trên đường thiên lý ra Bắc vào Nam, khách bộ hành thường dừng chân, lên núi Gai tưởng niệm vị nữ tướng anh hùng, viếng lăng và thưởng ngoạn cảnh đẹp.

    Thành nhà Hồ: Thành được xây dựng năm 1397 dưới triều vua Hồ Quý Ly. Thành có tên là Tây Đô, nhưng nhân dân quen gọi là thành nhà Hồ. Thành được xây trên một khu đất rộng, bằng phẳng. Thành hình chữ nhật, xung quanh có hào sâu. Phía mặt ngoài của tường thành được xây Hoàn toàn bằng đá xanh, chiều cao 5m (15 ft), dày 3 m (9 ft). Mỗi tảng đá xây trung bình dài 1,5 m (4.5 ft), cao từ 0,8 m (2.4 ft) đến 1 m (3 ft). Thành có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc. Mỗi cửa đều ở vị trí chính giữa các mặt thành và được xây thành vòm cuốn bằng đá khối kích thước rất lớn. Tường thành phía Nam có 2 cổng phụ. Cổng thành xây cuốn xếp đá theo hình múi cam. Trong thành còn dấu vết của nền cung điện xưa và hai con rồng đá ở bậc thềm cung điện. Các tòa thành cổ trước kia của Việt Nam: thành Hoa Lư, thành Cổ Loa... đều đắp bằng đất, riêng thành nhà Hồ được xây dựng Hoàn toàn bằng những khối đá lớn đã nói lên sự sáng tạo và sức lao động phi thường của nhân dân lao động cách đây 7 thế kỷ.

    Đền Độc Cước: Đền tọa lạc trên đỉnh núi mang tên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ ở thị xã Sầm Sơn, ngay cạnh bãi tắm Sầm Sơn. Đền mang tên Độc Cước nghĩa là một chân, gắn liền với sự tích chàng trai khổng lồ đã tự xé đôi thân mình để vừa đánh giặc quỉ biển ngoài khơi và đánh giặc trong đất làng cứu dân làng. Tưởng nhớ công ơn của chàng, người dân Sầm Sơn đã lập miếu thờ chàng ngay bên tảng đá có vết lõm dấu chân khổng lồ tương truyền là bàn chân của chàng và sau này là đền Độc Cước. Muốn lên đền phải qua 40 bậc đá. Đền được lập từ đời Trần (1225 - 1400), dựng lại vào thời Lê và đã qua trùng tu nhiều lần. Phía sau đền có Môn lâu dựng năm 1863 bằng gỗ. Trong đền có tượng thần độc cước bằng gỗ chỉ có một tay, một chân. Chân tượng dựng vững chắc trên hòn đá tảng, tay tượng có cây búa ở tư thế đang vung về phía sau lấy đà chém loài quỷ biển. Đền có hai pho tượng ngựa đúc bằng đồng, cặp tượng phổng tạc bằng đá khối, nhiều câu đối chữ nho ca ngợi công đức của thần Độc Cước. Đền Độc Cước không những là một ngôi đền đẹp mà còn là thắng cảnh của Sầm Sơn. Đền rất hấp dẫn đối với du khách trong nước và ngoài nước khi đến tắm mát, nghỉ ngơi ở Sầm Sơn.

    Đền Cô Tiên: Đền Cô Tiên là ngôi đền đẹp, được xây dựng từ thời Nguyễn, nằm trên dãy núi Trường Lệ. Đây là một di tích có giá trị văn hóa và cũng nằm trong chương trình du lịch khi khách đến thăm và tắm biển Sầm Sơn.

    Khu di tích lịch sử Lam Kinh: Di tích Lam Kinh thuộc xã Xuân Lâm, huyện Thọ Xuân. Đây là quê hương của người anh hùng dân tộc Lê Lợi, nơi phát tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, là nơi có đền thờ, lăng miếu thời Lê. Lam Kinh là một quần thể kiến trúc cổ đang được tôn tạo thành trung tâm văn hóa lịch sử và lễ hội truyền thống - một điểm du lịch quang trọng ở Thanh Hóa. Khu di tích còn lại đến nay là đền thờ, mộ chí Lê Lợi và điện Lam Kinh được xây dựng từ năm 1433. Đặc biệt công trình bia đá Vĩnh Lăng có kích thước đồ sộ nhất trong rừng bia cổ Việt Nam, ghi lại công tích của anh hùng dân tộc Lê Lợi (tức vua Lê Thái Tổ) thế kỷ 15.

    Di tích Đa Bút: Di tích Đa Bút ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc. Đây là di tích cổ thuộc thời đại đá mới, có niên đại 7.800 năm. Tên Đa Bút được lấy để đặt cho văn hóa Đa Bút, là một trong những nền văn hóa cổ tiêu biểu đã được khám phá ở Việt Nam.

    Đền anh hùng Lý Thường Kiệt: Thuộc huyện Hà Trung, có bia và đền thờ anh hùng Lý Thường Kiệt đã hơn 70 tuổi còn cầm quân "phá Tống, bình Chiêm".

    Đền anh hùng Trần Nhật Duật: Dân chúng lập đền thờ anh hùng Trần Nhật Duật, một vị anh hùng dân tộc đời Trần, ở hai huyện Nga Sơn (xã Văn Trinh) và huyện Nông Cống (xã Nhân Cương).

    Đền vua Lê Thái Tổ: Ở làng Lam Sơn, huyện Thiệu Hóa, có đền và tượng của vua Lê Thái Tổ, người anh hùng Lê Lợi đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi nước và dựng lên triều Hậu Lê kéo dài 360 năm.

    Vùng Lam Sơn: Cách huyện lỵ Thiệu Hóa 25 km (15.6 miles). Có một dãy núi đá và một quả núi đất, ở dưới chân núi là nhà của anh hùng Lê Lợi, căn cứ kháng chiến chống giặc Minh. Mộ của ông ở đây (còn gọi là Vinh Lăng) và ngôi đền Mục Sơn có lập tượng thờ vua Lê Thái Tổ. Vùng Lam Sơn có nhiều lăng của các vua Lê. Những địa danh lịch sử như Chí Linh ở Giao Lão, huyện Lang Chánh; Lỗi Giang (sông Mã), Đa Bút, Yên Trường đều ở chung quanh vùng Lam Sơn.

    Đập Bái Thượng: Cách tỉnh lỵ Thanh Hóa chừng 56 km (35 miles), được xây gần 100 năm. Đây là một công trình kỹ thuật đáng kể. Về mùa nước lớn, khối nước bên trong đập dâng cao. Cảnh trí rất hùng vĩ.

    Miếu Đồng Cổ: Thuộc xã Đan Nè, trong núi Tam Thai. Miếu có trống đồng, mặt trống dài hơn 2 m (6 ft), và cao trên 1 m (3 ft); mặt có chín vòng tròn, chung quanh khắc chữ cổ. Tục truyền rằng đây là trống đồng đời vua Hùng Vương.

    Thành Ba Đình: Nơi ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thịnh, còn vết tích thành Ba Đình, nơi anh hùng Đinh Công Tráng cùng dân quân đánh quân Pháp.

    Núi Hùng Lĩnh: Còn gọi là núi Bút, ở phía Đông huyện Vĩnh Lộc. Dưới chân núi này, thuộc làng Đa Bút, là nơi Bình Định Vương Lê Lợi bị giặc Minh vây. Đây cũng là căn cứ kháng chiến của anh hùng Tống Duy Tân. Làng này có miếu "Bạch Hồ Tiên Cô" rất cổ kính. Phía Tây chân núi có một giếng nước nóng luôn luôn sôi sùng sục; trong núi có nhiều nhân sâm khá quý. (Đừng nhầm núi Hùng Lĩnh của Thanh Hóa, căn cứ kháng chiến của Tống Duy Tân, với núi Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh, quê của Nguyễn Du).

    Đền An Tiêm: Gần cửa biển Y Bích có núi đá nhỏ, trong là hang và đền thời Mai An Tiêm. Tục truyền rằng đây là nơi gia đình ông trú ngụ, rồi khai phá đất đai trồng dưa hấu. Vùng Nga Sơn cũng có bãi An Tiêm và con cháu họ Mai sống rất đông.

    Đền Long Cẩm và đền Sòng: Là hai ngôi đền cổ kính, đền Long Cẩm cách đền Phố Cát không xa, dựng trên một ngọn đồi; đền Sòng ở làng Cố Đàm, cách tỉnh Ninh Bình hơn 28 km (17.5 miles).

    Lăng miếu: Lăng của các vua Lê Hiến Tông và Lê Huyền Tông ở làng Bàn Thạch, huyện Thọ Xuân. Lăng vua Lê Thế Tông ở huyện Đông Sơn. Lăng vua Lê Hy Tông ở làng Phú Lâm, huyện Thiệu Hóa.

    Hàm Rồng: Còn gọi là Long Hạm San, phía Đông - Bắc tỉnh. Chòm núi gồm 99 ngọn, ngọn cuối cùng cất cao như đầu con rồng; ngọn bên tả có đồng Long Quang, chứa tới được 50 người; phía sau có hang nhỏ chứa năm sáu người. Tục truyền đó là hai mắt của rồng, ngọn phía hữu là mũi rồng. Phía dưới là đá chia làm hai từng, từng trên hơi chếch lên, từng dưới sà xuống, trông giống như con rồng đang ngậm sa, hớp nước.

    Vùng Bản Thủy: Có ngọn núi Hoàng Phong. Khi quân giặc nhà Minh tấn công miền này, dân chúng đã trốn ở quả núi đất giữa đồng và bị giặc đốt chết hết. Dân chúng làm lễ tưởng niệm vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm.

    Đền Mỵ Nương: Trên núi Biện Sơn thuộc đảo Nghi Sơn có đền thờ Mỵ Nương, con gái vua An Dương Vương. Và còn di tích thành xây thời Tây Sơn, có 12 khẩu đại bác và kho thuốc súng.

    Núi Kim Sơn: Có 29 ngọn và có hai động Tiên Phan và Ngọc Long khá đẹp.

    Động Kim Sơn: Có "Cầu Tiên". Phía Nam có ngọn Mai Sơn, đầy trúc và hồ sen. Núi Cốc ở phía Đông có hang rộng đủ cho thuyền qua.

    Phía Nam tỉnh lỵ: Là các núi An Hoạch, núi Khế, có đá trắng mịn, gõ vào nghe tiếng rất trong được dùng làm chuông đá. Ở đây có hang và chùa Tiên Sơn.

    Huyện Đông Sơn: Xã Phủ Lý, Lê Bá Quát, danh sĩ đời vua Trần Minh Tông, được xem là có tài văn học như Phạm Sư Mạnh cùng thời; con ông là Lê Dác, một danh tướng đời Trần Mạt. Xã Phủ Lý: Lê Văn Hưu, sử gia đời vua Trần Thánh Tông nhà làm sử đầu tiên ở nước ta, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký (gồm 30 quyển, chép từ đời Triệu Vũ Đế năm 207 trước Tây lịch đến đời Lý Chiêu Hoàng năm 1224). Xã Thạch Khê: Lê Hi, sử gia đời Lê Hy Tông, cùng với Nguyễn Quý Đức tục biên bộ Đại Việt Sử Ký (soạn từ đời vua Lê Huyền Tông đến Lê Gia Tông).....

    Huyện Nông Cống: Xã Phương Khê, Nguyễn Hoàn, sử gia đời vua Lê Hiển Tông, cùng với Lê Quý Đôn và Vũ Miên bổ túc bộ Đại Việt Sử Ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên; khi Lê Chiêu Thống thờ giặc Thanh, ông về giúp quân Tây Sơn...

    Huyện Thọ Xuân: Trịnh Duy Liệu, văn chương lỗi lạc và là trung thần đời Lê Chiêu Thống. Ông có người anh là Trịnh Duy Thoan, cũng là một công thần cùng thời...

    Huyện Thiệu Hóa: Làng Dụng Tú, Lê Lâm (con của anh hùng Lê Lai), võ tướng đời vua Lê Thái Tổ, hy sinh trong trận đánh với Ai Lao. Con ông là Lê Niệm, lúc còn nhỏ thông minh, khí độ hơn người, sau là một văn gia và danh tướng đời vua Lê Thánh Tông...

    Huyện Hoằng Hóa: Làng Băng Sơn, Lê Phụng Hiểu, danh tướng và công thần đời vua Lý Thái Tổ, ông là người có sức khỏe phi thường. Làng Hội Trào: Lương Đắc Bằng, lương thần đời Lê Hiến Tông, lúc nhỏ đã nổi tiếng thần đồng hay chữ; ông là người dâng Trị Bình Thập Tử Sách (14 chước để anh định đất nước). Đây cũng là quê Lương Hữu Khánh, một công thần và danh sĩ đời Lê Trung Hưng. Làng Hoằng Nghĩa: Nguyễn Quỳnh (Trạng Quỳnh), danh sĩ đời Lê Mạt, là bạn thơ của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm...

    Huyện Vĩnh Lộc: Hoàng Đình Ái, danh sĩ từ triều vua Lê Trang Tông đến Lê Kinh Tông, cũng là một vị tướng tài giỏi, dũng cảm đầy mưu lược. Xã Sơn Thôn: Hoàng Sằn Phu, danh sĩ đời Lê Thái Tông, tác giả Quần Hiền phú tập...

    Huyện Tinh Gia: Làng Hoa Trai, quê Đào Duy Từ, tinh thông kinh sử, sở trường về thơ văn, giỏi lý số và binh thư đồ trận, một trong ba đại công thần lập quốc của các Chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Ông là tác giả bài quốc âm Tư Dung Vân và bộ binh thư Hổ Trướng Khu Cơ và được thiên hạ coi là một Gia Cát Lượng của trời Nam...

    Thanh Hóa: Là quê của Trương Trung Ái, tổ nghề đồ gốm và đồ sành ở nước ta, sống dưới triều vua Triệu Vũ Đế từ (207 - 137 trước Tây lịch). Quê quán Lê Dự, nổi tiếng thơ phú, đỗ Giải nguyên đời vua Thành Thái; sau ông theo phong trào Cần Vương chống Pháp, rồi bị bắt đày lên Lao Bảo và mất ở đây.

  3. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Suối cá "thần" Cẩm Lương
    Thuộc làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ, cách thành phố Thanh Hoá 80 km về phía Tây. Ðây là suối cá tự nhiên, có tới hàng ngàn con cá. Mỗi con cá nặng từ 2 đến 8 kg, có cá chúa nặng tới 30 kg. Ban ngày cá ra suối Ngọc bơi lội, đùa vui cùng với người, tối đến lại vào hang. Cửa hang không rộng lắm, chỉ lọt một người vào. Dân ở đây không ăn thịt cá và phong là "cá thần". Liền kề khu vực này có động Cây Ðăng rất đẹp, có thể ví như động Từ Thức (Nga Sơn). Bên bờ suối là bản Ngọc - một bản làng của người Mường với những sinh hoạt, phong tục tập quán còn mang đậm cốt cách của người Mường với các lễ hội cồng chiêng, xắc bùa và đặc sản cơm lam, rượu cần.

    Suối "cá thần" cùng hang động, bản làng dân tộc ở đây làm cho phong cảnh hữu tình, rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái, ngắm cảnh và tìm hiểu văn hoá dân tộc Việt Nam, mỗi năm thường có khoảng 3 ngàn khách du lịch tới tham quan.

    Khu di tích lịch sử Lam Kinh
    Thuộc xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hoá 50 km về phía Tây. Nơi đây, người Anh hùng dân tộc Lê Lợi đã phất cao cờ khởi nghĩa lãnh đạo cuộc kháng chiến chống giặc Minh, dựng lại nền độc lập cho nước nhà vào thế kỷ XV. Những dấu tích còn lại cho ta thấy ở đây từng tồn tại một công trình kiến trúc to lớn, độc đáo, những tác phẩm điêu khắc đá tinh xảo với những cung điện thành quách như: Thành nội, thành ngoại, sân Rồng...
    Ðặc biệt là khu mộ của các đời vua triều Lê. Ngày nay còn lại Bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi) được dựng năm 1433, đây là tấm bia to nhất nước ta, cao 2,97 m, rộng 1,94 m, dày 0,27 m; Bia Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao. Cách khu di tích Lam Kinh không xa là đền Lê Hoàn thuộc xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân. Năm 979, Ðinh Bộ Lĩnh bị sát hại, trước nguy cơ xâm lược của quân Tống, thái hậu Dương Vân Nga đã lấy áo Hoàng bào khoác cho Lê Hoàn - Ông trở nên vị Vua sáng lập ra triều đại mới. Ðền thờ Lê Lai cách Lam Kinh 5 km là nơi thờ vị tướng đã đổi áo cứu Lê Lợi trong lúc lâm nguy, là nơi tham quan hấp dẫn của du khách. Lễ hội Lam Kinh là lễ hội lớn nhất trong năm trên địa bàn tỉnh, được tổ chức trong ba ngày, từ 21 - 23/8 (AL), thu hút khoảng 10 vạn khách tới tham quan, dâng hương tưởng niệm.

    Vườn quốc gia Bến En
    Thuộc huyện Như Thanh cách thành phố Thanh Hoá 36 km về phía Tây Nam. Ðây là quần thể núi, sông, hồ, rộng 16.634 ha với nhiều loài động thực vật phong phú và quý hiếm như voi, gấu, hổ, khỉ... và những cây lim ngàn tuổi nhiều người ôm không xuể; cùng trăm loại cây khác như lát hoa, chò chỉ, ngù hương, săng lẻ rất thích hợp cho loại hình du lịch sinh thái. Du khách có thể du thuyền ngắm cảnh trên 4.000 ha mặt hồ với 21 hòn đảo lớn nhỏ cùng những cảnh quan kỳ thú...
    Dãy núi đá Hải Vân với nhiều hang động đẹp như hang Ngọc, hang Cận cùng với hang Lò cao kháng chiến Hải Vân - nơi đây dưới sự chỉ huy của giáo sư viện sỹ Trần Ðại Nghĩa, mẻ gang đầu tiên của Việt Nam ra đời để sản xuất vũ khí góp phần tạo nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ lẫy lừng đều là những điểm du lịch hấp dẫn

    Cụm di tích Nga Sơn

    Từ Thức là một quan tri huyện, thích rượu, thích cờ và say mê nghệ thuật. Trong một cuộc du ngoạn đã gặp nàng giáng Hương và lên cõi tiên để kết hôn cùng nàng. Ðộng Bích Ðào (hang Từ Thức) đúng là một cõi tiên, có kho tiền, đụn bạc, kho muối, kho gạo, có đủ các thứ cây ăn quả, có đủ dê, lợn, bò, trâu... càng vào trong phong cảnh càng đẹp, có mâm xôi, đầu rồng, cánh phượng, chân hạc, bàn cờ tiên, ao bèo, đường lên trời, đường xuống âm phủ....Thật là muôn màu, muôn vẻ lạ lùng.
    Thành Tây Ðô
    Là công trình kiến trúc quân sự bằng đá kỳ vĩ, Kinh Ðô của nhà Hồ cuối thế kỷ XIV, thuộc địa phận 2 xã: Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 50 km.
    Ðây là khu thành luỹ xây toàn bằng đá, những khối đá tảng xây đều được đục đẽo vuông thành sắc cạnh, trung bình dài 1,5m; rộng 1m; dày 0,8m. Thành Tây Ðô không chỉ là căn cứ quân sự thủ hiểm dựa vào thế núi, thế sông để bảo vệ và củng cố chính quyền mà còn là một công trình kiến trúc quy mô với những cửa xây cuốn ghép hình "múi cam" cùng hàng tường bao quanh xếp đá chồng nhau hình chữ cung thẳng đứng; lối ghép những khối đá tảng sát nhau và dùng lực nén của vật liệu để giữ thăng bằng ở trình độ thủ công mà vẫn tồn tại được bao thế kỷ. Thành Tây Ðô, một di sản văn hoá quý báu, một công trình kiến trúc kỳ vĩ cho thấy khả năng kiến trúc của dân tộc ta cách đây 6 thế kỷ.

    ++++++++++++++++

    Danh lam thắng cảnh:
    Với bề dày lịch sử và truyền thống văn hoá lâu đời, Thanh Hoá là quê hương của nền văn hoá Ðông Sơn rực rỡ, của nhiều vị Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá nổi tiếng. Khu di tích lịch sử Lam Kinh (ở Thọ Xuân) cùng các lăng tẩm, bia mộ của các Vua và Hoàng hậu triều Lê, thành Nhà Hồ (ở Vĩnh Lộc) - công trình kiến trúc bằng đá kỳ vĩ, đến thờ - lăng Bà Triệu (ở Hậu Lộc) - thờ nữ tướng xứ Thanh đánh giặc Ðông Ngô từ những năm đầu Công nguyên... và nhiều di tích lịch sử văn hoá khác trên đất quê Thanh là những trang sử hào hùng ghi lại truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc. Xứ Thanh không những giàu có về các di tích lịch sử văn hoá mà còn được thiên nhiên ban tặng biết bao cảnh đẹp hiếm có. Từ Hàm Rồng kỳ thú đến Bến En hoang dã mộng mơ, suối cá " thần" hấp dẫn ở Cẩm Lương - Cẩm Thuỷ, động Từ Thức nên thơ... đặc biệt bãi biển Sầm Sơn đầy nắng gió quyến rũ du khách trong những ngày hè nóng nực. Người xứ Thanh nồng hậu, mến khách vẫn gìn giữ được sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Múa đèn Ðông Sơn, trò Xuân Phả, khua luống, hội cồng chiêng cùng các điệu hò sông Mã vẫn còn xuất hiện nhiều trong các lễ hội truyền thống ở các vùng quê. Ðặc sản quê Thanh như bánh gai Tứ Trụ, chè lam Phủ Quảng, dưa hấu Mai An Tiêm, nem chua Hạc Thành, nước mắm Du Xuyên, tôm, cua, cá, mực Sầm Sơn... ai đã một lần thưởng thức thì khó mà quên được. Có thể nói tiềm năng du lịch của Thanh Hoá thật đa dạng và phong phú. Không một vùng đất nào của quê Thanh lại không có những nét riêng mới lạ thu hút khách du lịch. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch, khám phá nét đẹp xứ Thanh, Du lịch Thanh Hoá xin trân trọng giới thiệu với quý khách xa gần các chương trình du lịch nội tỉnh.
    -Thành phố Thanh Hoá: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh, có lịch sử ra đời và phát triển trên 200 năm. Ðến với thành phố Thanh Hoá, khách du lịch có thể tới tham quan nhiều di tích văn hoá lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Cách thành phố Thanh Hoá 3 km về phía Bắc, trên trục quốc lộ 1A là quần thể danh lam thắng cảnh - di tích văn hoá lịch sử Hàm Rồng mà tương lai không xa, với dự án tổng kinh phí đầu tư 296 tỷ đồng, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch văn hoá có tầm cỡ quốc gia. Những đồi thông ngút ngàn đan xen những thung lũng thơ mộng, bao quanh là dãy núi hình 9 khúc rồng nhấp nhô uốn lượn theo dòng sông Mã. Ðộng Long Quang trên núi đầu Rồng là nơi mà du khách có thể thả sức ngắm nhìn toàn cảnh sơn thuỷ hữu tình độc đáo. Ðộng Tiên Sơn nằm ở núi Rồng là nơi lưu giữ những kiệt tác của tạo hoá. Không những thế, giờ đây Hàm rồng còn là một bảo tàng lịch sử văn hoá đồ sộ. Mỗi ngọn núi, dòng sông, tấc đất, cây cầu đều trở thành một hiện vật sống ghi lại những chiến công hiển hách của quân và dân Hàm Rồng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hàm Rồng vẫn đứng vững, hiên ngang, tượng trưng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. Trên sườn núi Cánh Tiên, dòng chữ "Quyết thắng" đã làm nhụt chí kẻ thù, một Hàm Rồng chưa đầy 2 km vuông đã có tới 6 đơn vị và nhiều cá nhân Anh hùng... Ngoài ra, du khách có thể tới tham quan Thái Miếu nhà Lê - một hình ảnh thu nhỏ của Vương triều Lê trước sự chiêm ngưỡng, bái vọng của nhân dân. Ðền vừa được trùng tu, tôn tạo lại song cơ bản vẫn giữ nguyên nét kiến trúc mang đậm dấu ấn 2 thời kỳ hậu Lê và thời Nguyễn. Bảo tàng Thanh Hoá, công viên Thanh Quảng, khu văn hoá tưởng niệm Bác Hồ, nhà thờ Công giáo... cũng là những nơi dừng chân hấp dẫn của khách du lịch. Hàng năm có khoảng 100.000 khách tới thành phố Thanh Hoá tham quan, du lịch trong đó khoảng 2.400 khách quốc tế.
    Được longbien1902 sửa chữa / chuyển vào 12:07 ngày 21/10/2005
  4. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    lại quay về ẩm thực đây này. cái này chắc là bác thích lắm:
    Săn chuột mùa nứa khuy
    12:08'' 06/08/2005 (GMT+7)
    Mùa nứa khuy. Đêm đêm, cánh trai tráng ở các bản làng heo hút vùng núi Thanh Hóa lại vác nỏ vào rừng săn bắn chuột. Con chuột vùng cao này đã giúp cánh trai trẻ kiếm thức ăn, giúp gia đình họ có thêm đồng thu nhập...
    Thấy tôi tò mò, chăm chú lắng nghe đám thợ săn trong bản bàn tính "kế hoạch" săn đêm, ông Lò Văn Từm, trưởng bản Giàng, xã Yên Khương, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) gợi ý: "Nếu cán bộ thích, tối nay ta cho thằng Hủa dẫn vào rừng săn chuột. Mùa này nhiều chuột lắm. Nứa đang khuy mà". Mãi sau tôi mới được một cán bộ kiểm lâm giải thích, nứa khuy tức là nứa ra hoa (theo chu kỳ khoảng 25-30 năm rừng nứa sẽ khuy một lần). Hoa và hạt nứa chính là nguồn thức ăn dồi dào cho lũ chuột. Vì vậy hễ năm nào nứa khuy thì năm ấy chuột sinh sôi nhiều vô kể. Đến khi cây nứa khô nỏ, hạt nứa hết, lũ chuột rừng sẽ đồng loạt tấn công xuống các bản làng, đục khoét bồ sọt, phá hại mùa màng báo hại bà con đồng bào các dân tộc vùng cao...

    Cây nứa khuy
    Chiều muộn, thằng Hủa (con ông Từm) đưa cho tôi chiếc đèn pin rồi huýt sáo gọi con chó săn rời khỏi căn nhà gác. Ngoài đầu bản đã có hơn hai chục trai bản với đèn săn, tên, nỏ đợi sẵn. Thằng Hủa nói với đám phường săn là trưởng bản gửi tôi đi theo. Một thợ săn liền hỏi: "Cán bộ có lội rừng được không? Rừng đêm có nhiều rắn lắm!". Chẳng đợi tôi trả lời, gã thợ săn này liền tháo đôi ủng đang mang ra cho tôi mượn. Tôi háo hức theo đoàn thợ săn vượt dốc vào rừng nứa. Phải mất 3 giờ chúng tôi mới lên đến đỉnh Pù Giàng cách bản Giàng gần 7 km. Đám thợ săn tỏa ra với một quy ước là ai phát hiện được chuột đàn, trăn, rắn hay thú rừng thì phải hú lên gọi cả phường cùng đến...
    Ánh đèn săn trên đầu Lò Pụ Hủa quét loang loáng vào những bụi nứa khô nỏ trên đỉnh Pù Giàng hoang vắng. Chợt trước mắt Hủa xuất hiện hai đốm sáng nhỏ bắt ánh đèn lấp lánh. Hủa nhẹ nhàng lên dây nỏ rồi rút một mũi tên đặt vào cái rãnh trên báng. Nó đưa nỏ lên ngắm vào khoảng tối giữa hai đốm sáng. Tạch! Chít! Âm thanh phát ra từ dây nỏ và tiếng con mồi trúng tên gần như cùng một lúc. Như chỉ chờ có vậy, con chó săn của Hủa lao vào lùm cây rồi nhanh nhẹn lôi ra một con chuột rừng to tướng. Thằng Hủa quay sang tôi hỉ hả: "Hơn 3 lạng chứ chẳng chơi. Được 7 ngàn đấy cán bộ ạ!". Vừa nói nó vừa rút mũi tên ra khỏi đầu con chuột, rồi nhanh nhẹn xé một đoạn băng dính quấn chặt vào chỗ vết thương của con mồi. Nó giải thích là để "cầm máu" vết thương. "Tao chỉ sợ máu của nó chảy ra hôi lắm", Hủa giải thích.
    Cho con mồi vào chiếc giỏ nan đeo bên hông, Hủa lại tiếp tục ngúc ngắc cái đầu quét đèn săn tìm con mồi khác. Bỗng có tiếng hú từ xa vọng tới. Thằng Hủa ngẩng đầu lên nghe ngóng, phán đoán hướng tiếng hú phát ra. Nó kéo tôi quay trở lại lối mòn rồi tụt xuống sườn dốc phía tây của đỉnh Pù Giàng. Vừa chạy nó vừa nói: "Còn sớm thế này sao chuột đàn lại mò ra sớm thế? Có khi bọn nó gặp rắn cũng nên". Mới chỉ nghe đến từ rắn thì tôi đã thấy rừng rú thâm u... lành lạnh. Tôi chỉ còn biết chạy theo thằng Hủa. Đôi ủng trong chân bỗng trở nên vướng víu, nó làm tôi vấp ngã mấy lần, suýt nữa tôi bị rơi xuống vực...
    Cuối cùng thì tôi và thằng Hủa cũng chạy được đến nơi phát ra tiếng hú. Trước mắt tôi là hơn hai chục ánh đèn săn rọi tập trung vào một bụi nứa đang mùa ra khuy khô nỏ. Trên những thân nứa chết khô, một đàn chuột hàng trăm con đen đặc đang cắn đuôi nhau kêu lích rích, chúng ngơ ngác, gần như bất động trước những ánh đèn săn sáng chói. "Là chuột đàn, chứ không phải là rắn!", tôi thầm mừng. Thằng Hủa xuýt xoa đầy sung sướng, nó nhanh nhẹn lên dây nỏ, lắp tên, cùng đám thợ săn nhắm vào đàn chuột. Tôi vội vàng lần tay sang bên hông để lấy máy ảnh ra chụp cảnh săn chuột, thì hỡi ôi chiếc máy ảnh điện tử mini đã rơi mất từ lúc nào...
    Trong lúc tôi đang đứng ngẩn tò te tiếc rẻ thì thằng Hủa cùng với đám thợ săn liên tiếp bắn tên vào bầy chuột. Chưa đầy 3 phút sau, trên bụi nứa đã không còn một con chuột nào. Sau màn bắn tên ngoạn mục, cánh thợ săn huýt sáo "lệnh" cho bầy chó xộc vào bụi cây thu lượm chiến lợi phẩm. Một lúc sau lũ chó lôi ra được cả thảy 132 con chuột. Tôi trố mắt ngạc nhiên vì trong vòng 3 phút thì tôi cũng chỉ có thể lên dây nỏ được 2 lần, và có khi chẳng bắn trúng được mũi tên nào, vậy mà trong 3 phút ấy, bình quân mỗi thợ săn đã bắn được khoảng từ 7 - 8 phát tên.
    Thằng Hủa cười: "Thế là còn chậm đấy, 1 phút tao có thể bắn được 5 phát mà!". Người thợ săn cho tôi mượn ủng lúc chiều là người đứng ra chia ?osản phẩm?. Tất cả số chuột được chia đều, riêng người phát hiện ra đàn chuột và hú lên báo hiệu được chia thêm 5 con nữa. Đấy là quy định bất thành văn của phường săn chuột. Chia xong chiến lợi phẩm, cánh thợ săn lại vội vã tỏa đi tìm đàn chuột khác. Thằng Hủa dẫn tôi quay trở lại lối mòn cũ để tìm chiếc máy ảnh.


    Khoảng 1 giờ đêm, trời bỗng đổ mưa sầm sập. Hủa nhanh nhẹn chặt cây rừng làm cọc cắm xuống đất rồi căng tấm ni-lông làm lán tạm trú mưa. Vừa làm, nó vừa nói bâng quơ: "May mà lúc nãy cán bộ bị mất máy ảnh, nếu không lúc chụp, ánh đèn của máy ảnh sẽ làm cho lũ chuột sợ hãi bỏ chạy hết, vì nó tưởng là ánh chớp mưa mà". Tôi phì cười vì cái sự may của thằng Hủa. Trong lúc trú mưa, tôi hỏi: Đi săn đêm thi thoảng có gặp thú rừng không? Hủa bảo: "Nhiều chứ! Nhưng cũng chỉ là cầy, cáo thôi, chứ thú to thì không có. Cách đây độ hơn một tháng, bọn tao đụng phải một con trăn gió to bằng bắp đùi, sợ lắm. Cả bọn chạy tán loạn, "nhường" đàn chuột cho nó. Cái giống trăn, rắn nó cũng thích ăn thịt chuột lắm. Mình không tranh được với nó đâu".
    Mãi hơn một giờ đồng hồ cơn mưa rừng mới tạnh hẳn. Cánh thợ săn từ các xó rừng đồng thanh hú gọi nhau rời núi, kết thúc đêm săn chuột. Thằng Hủa ngửa mặt nhìn lên ánh trăng hạ tuần chênh chếch trên đỉnh Pù Giàng tiếc rẻ: "Mưa tạnh, mà có trăng ngay thế này thì lũ chuột mò đi ăn đông lắm, nhưng muộn quá rồi, ta về thôi". Gần 5 giờ sáng, phường săn mới về đến bản Giàng. Sau khi đặt giỏ chuột (khoảng 5 kg) xuống sân, thằng Hủa kéo tôi ra mó nước gần nhà rửa qua loa rồi trèo lên nhà sàn đi ngủ. Trưởng bản Từm nói vọng xuống bếp dặn vợ không được bán chuột, vì hôm nay bản làm cơm đãi khách dưới xuôi lên.
    Mâm cơm đãi khách của trưởng bản Từm có cả thảy 5 món được chế biến từ thịt chuột, gồm: chuột hầm đu đủ, chuột xào măng, chuột nấu "giả cầy", chuột nướng và chuột kho mặn dậy mùi thơm đầy quyến rũ. Quả thực, gần mười năm gắn bó với đồng bào các dân tộc vùng cao của miền tây Thanh Hóa, tôi đã từng được ăn nhiều món lạ và độc đáo của các dân tộc vùng cao, từ: nhái om măng, canh lòng bò, tiết canh bò của người Thái, ốc nhồi hong gác bếp, cá sông đồ lá đu đủ của người Mường, đến thắng cố, cá muối lá chua của người Mông..., nhưng thịt chuột thì tôi chưa từng nghĩ đến chứ chưa nói là sẽ ăn.
    Sau hai chén "rượu thăm" qua lại, trưởng bản Giàng mời mọi người cùng cầm đũa. Thấy khách ngần ngại, ông Từm trấn an: ?oĐặc sản đấy! Ngon lắm! Chuột sạch mà!...? vừa nói, ông vừa gắp cho mọi người. Uống thêm một chén rượu, cho nguyên một trái ớt chỉ thiên vào miệng nhai ngấu nghiến để "lấy le", tôi vào cuộc. Thấy tôi ăn "ngon lành", mọi người mới tạm yên tâm gắp thức ăn. Một đồng nghiệp sau khi nuốt miếng thịt chuột vào bụng đã gật gù gắp tiếp miếng thứ hai rồi khen ngon, khiến cho cả chủ và khách đều cười vui vẻ. Rượu vào, cái cảm giác "bè hè", ngần ngại cũng dần biến mất, mọi người đều thừa nhận là thịt chuột "quá ngon", câu chuyện xoay quanh mâm cơm cũng chỉ toàn là chuyện thịt chuột.
    Ông Từm cho biết, người bản Giàng cũng chỉ ăn thịt chuột cách đây độ mươi năm. Ngày xưa thịt thú nhiều, ai mà thèm ăn thịt chuột, giờ thì hầu hết người dân ở các huyện vùng cao như Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Bá Thước đều rất khoái ăn thịt chuột. Mấy năm trở lại đây chuột cũng có giá lắm, bình quân mỗi tối, một thợ săn như thằng Hủa cũng kiếm được từ 60-100 ngàn đồng. Khi rượu đã ngà ngà, ông Từm mới sai thằng Hủa lấy bình rượu quý ra đãi mỗi người một chén. Ông bảo, loại này "độc" lắm. Uống vào không những có thể tăng cường sức khỏe mà cái khoản "bản lĩnh đàn ông" cũng "sung" lắm. Rồi ông tiết lộ là hũ rượu này được ngâm từ mật ong, rễ đinh lăng già, 3 cặp tay trước của mèo rừng và 7 bộ... bào thai chuột. Quả thực, đến món này thì tôi đành phải phụ lòng mến khách của ông trưởng bản.
    Sau bữa nhậu thịt chuột đầy ấn tượng, tôi hỏi ông Từm: "Ăn thịt chuột nhiều thế nhỡ gặp phải chuột hạch thì sao?", trưởng bản Từm hồn nhiên trả lời là chuột rừng không bao giờ bị bệnh hạch như chuột dưới xuôi vì nó chỉ toàn ăn lúa, măng rừng và hạt nứa thôi. Tôi chẳng tin vào "cái lý" của ông Từm, nhưng để tranh luận với ông thì tôi chịu.
    (Theo Thanh Niên)

  5. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Rất cám ơn các bạn đã cung cấp thông tin !

    Đặc biệt là bạn Longbien 1902 ! Cám ơn bạn đã bỏ chút thời gian ra trả lời . Hy vọng một ngày nào đó sẽ gặp . Nhìn nic của bạn rất quen ??? Mà sao lại biết sở thích của tớ nhỉ ???
    Vẫn hy vọng các bạn cung cấp thêm nhiều thông tin nữa .
    Xin cám ơn rất nhiều !
  6. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Dạo này Box Thanh Hoá ít ngưòi lên mạng quá nhỉ ?
    Bạn LongBiên có phải quê miền Tây Thanh Hoá không đấy ?
    Cái món chuột núi đấy ngon tuyệt vời !
    Vẫn đang rất cần thông tin.
  7. longbien1902

    longbien1902 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2005
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0

    Chào bác DuGia, em không ở miền Tây Thanh Hoá đâu.
    Bác thấy nick của em quen vì em cũng hay vào box dulịch. Còn sở thích của bác thì em không rành, nhưng từ khi bác xuất hiện với các bài viết về đi lại, về ẩm thực, về rượu, thì tiếng tăm bác nổi như cồn, ai mà không biết chứ. Em thích nhất là các bài bác viết về chợ tình Khâu vai, đọc phê lắm. Muốn đi một lần cho biết nhưng "hay bận vớ vẩn, nên toàn hoãn".
    Bác mà lên miền Tây TH vào đúng dịp lễ hội thì vui lắm đấy. Bác xem bài này nhé.
    +++++
    Văn hóa các tộc người vùng biên xứ Thanh
    Vương Anh
    Thanh Hóa có 192km đường biên giới với Lào và 15 xã biên giới: Mường Chanh, Tam Chung, Quang Chiểu, Pù Nhi, Sơn Điện, Yên Khương, Bát Mọt... cùng hơn 30 vạn đồng bào Mông, Dao, Khơ Mú, Thái đang sinh sống.
    Người Mông sống trên đỉnh núi cao dọc biên giới thuộc huyện Mường Lát, Quan Sơn và Quan Hóa. Nhiều chòm bản sống ở độ cao 1400-1500 mét như Phú Đứa, Pha Đén (xã Pù Nhi), dân số khoảng 14.133 người, 2.242 hộ, cư trú ở 45 bản thuộc 9 xã. Người Khơ Mú có số dân ít nhất so với các tộc người khác ở miền núi Thanh Hóa, khoảng hơn 700 người sống ở 2 bản thuộc xã Mường Chanh và Tén Tần (bản Đoàn Kết và bản Lách). Người Dao dân số 4.400 (riêng ngành Dao đỏ tự gọi là người Dáo), sinh sống ở các xã Pù Nhi, Quang Chiểu huyện Mường Lát. Người Thái sinh cơ lập nghiệp chủ yếu ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân, Lang Chánh, Bá Thước. Dân số khoảng 10 vạn người. Ngoài 4 tộc người trên, các tộc người Kinh, Mường, Thổ cũng sinh sống xen kẽ trong một cộng đồng các tộc người vùng biên với số lượng không nhiều.
    Trong những năm gần đây việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào vùng biên ở Thanh Hóa đang có bước chuyển biến tích cực. Các phong trào sinh hoạt văn hóa dân gian, văn nghệ quần chúng, múa hát, âm nhạc dân tộc? đang ngày càng lan rộng và thu hút đông đảo đồng bào tham gia. Hội diễn văn nghệ quần chúng vùng biên hàng năm luân phiên tổ chức ở các huyện Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Thường Xuân, Lang Chánh. Nhiều loại hình nghệ thuật như múa dân gian Thái với điệu Khua Luống Quách Loóng của bản Chiềng xã Bát Mọt (Thường Xuân) làm náo nức tình quân dân trong hội diễn với các chiến sĩ Đồn biên phòng. Bản hòa tấu 12 điệu khua luống dồn dã hiện lên với thần khí đầm ấm đến thiêng liêng. Điệu Loong ton khéch (luống đón khách), trang trọng, tươi trẻ; điệu Loong pạt, Loong xoỏng, Loong xảm, Loong pạc xạc mừng vui được mùa, đập lúa đêm trăng. Bản vùng biên của người Thái còn rộn rã tiếng gõ Boong bu, tiếng cồng chiêng diễn lại trò đi săn bắn, hái lượm, bắt cá, bẫy chim, bẫy thú?
    Người Thái Quan Sơn ở bản Na Mèo thường lưu giữ trò múa Cá Sa Xàng Khàn mang đậm chất giao duyên, trữ tình. Trò Cá Sa này được diễn rộng rãi trong các đêm trước phiên chợ vùng biên: Na Mèo, Tén Tằn, Bát Mọt. Khặp, đồng nghĩa với ướm ý, ướm duyên sâu lắng:
    Hoa hái đã xong
    Giờ còn thi ném trứng
    Các con hãy
    Nhặt quả sung ném ra
    Phận ai cao, ném trúng cành có trứng
    Phận ai góa bụa ném vào sợi dây leo...
    (Lời ông Chương dẫn chuyện)
    Trò múa Cá Sa nói về con trâu gắn bó với con người trong lao động sản xuất, giúp con người làm ra lúa, ngô:
    Con trâu đen ăn cỏ non
    Nay ở quen với người
    Biết cày bừa làm ra ngô lúa
    Trâu về trời sinh sản
    Nhiều con, nhiều cháu cho khắp thế gian?
    (Khặp dặn trâu)
    Người Thái hát giao duyên trong phiên chợ, hát để đọ tài, khoe nhau những lời ca mới. Hát khắp nơi để mời bạn bè ở bản làng biên giới sang hội chợ để cùng giao lưu với bản Thái Tén Tằn?
    Người Mông vùng biên với điệu múa khèn, thổi kèn lá, đánh cù, múa ô, sáo. Người Pù Nhi ví cái khèn Mông như cái đũa trời. Bởi hễ có gặp người đàn ông Mông là đã thấy khoác khèn, vác khèn trên vai, bên hông. Khèn như chiếc đũa lớn xếp lại, thổi lên để mở họng trời. Hội thi khèn Mông ở Pù Nhi, Mường Chanh, Na Mèo đã thành thông lệ trong dịp những ngày kỷ niệm của đất nước, của Tết Mông, Tết Nguyên Đán? Sáo Mông phụ họa theo trình tấu cùng chàng trai tạo dáng cho sức lực, trẻ trung, giỏi giang việc nước, việc bản. Người Mông còn lưu truyền phong cách biểu diễn khèn lá trong những thường nhật: đi lên nương, đi chợ, đi học, đi họp, đi sang thăm nhà nhau? Bất cứ ở đâu hay lúc nào, chàng trai, cô gái Mông đều có lá cây để trình tấu khèn lá. Họ bày cho nhau cách thổi, cách chọn lá, cách vuốt lá cho êm. Bà truyền cho con, cháu; ông truyền cho bè bạn, khách khứa? Tục truyền thổi khèn lá quả là giản dị nhưng sâu lắng trong nếp sinh hoạt văn hóa của người Mông. Chính những gầu Tào, gầu Plềnh? của các thế hệ đi trước truyền lại nên họ rất tự hào vì có được những áng dân ca trữ tình. Những bài ca truyền thống đang giúp cải thiện đời sống kinh tế - xã hội. Những bài ca xóa trồng cây thuốc phiện, bài "gầu" không hút thuốc phiện, không nghe lời kẻ xấu?
    Vốn văn hóa truyền thống của người Khơ Mú đã và đang được khai thác, phát huy. Những năm gần đây việc sưu tầm, biên soạn các truyện cổ, dân ca? đã khẳng định vai trò của kho tàng văn hóa dân gian tộc người Khơ Mú trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Các nhà nghiên cứu ở Thanh Hóa, các thầy giáo, cán bộ nhiều ngành về công tác xây dựng phong trào đã thực hiện chương trình Hỗ trợ đặc biệt giúp người Khơ Mú hòa nhập cộng đồng, phát triển kinh tế - xã hội. Bằng các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh, Thanh Hóa đã dành hơn 4 tỷ đồng để xây dựng hai bản mới cho người Khơ Mú định cư, định canh. Từ đó việc tìm hiểu vốn văn hóa truyền thống dân tộc Khơ Mú được tiếp cận dễ dàng. Hàng trăm truyện cổ, truyền thuyết, truyện cười, nhiều bài dân ca đặc sắc ca ngợi lao động, tình yêu đôi lứa, ca ngợi thiên nhiên, vũ trụ? được sưu tầm như: Nàng lúa hơ ngo, họ tạ kiêu, họ pít, thơ va đa, nàng la? Những ngày tháng xây dựng đời sống mới ở khu định cư, bà con Khơ Mú có dịp ngồi kể chuyện dân gian cho con cháu, cho người dòng họ, trong bản, cho cán bộ cắm bản cùng nghe. Họ đã tự nguyện hòa nhập cộng đồng, không xa lánh các tộc người khác như trước đây nữa. Những câu chuyện dân gian, những bài dân ca như thôi thúc họ hăng say trong lao động sản xuất, tham gia xây dựng trường lớp cho con em trong bản học chữ *****. Họ đã cất cao lời ca trong khi phá đá mở đường vào bản, để nối đường liên bản Thái, Mông, Khơ Mú. Họ vui mừng hát vang để đón nhận những giống mới, vật nuôi của tỉnh, huyện giao cho. Có một bài dân ca Khơ Mú đón chào hàng trợ cước, trợ giá như sau:
    ? Cái muối leo tận bếp kiêng nhà ta
    Cái gạo ôm đầy sọt lớn
    Cái muối xưa đổi một con lợn lấy một mo muối
    Ngày nay chỉ một xách ngô là xong,
    ống bương gạo xưa hai mươi con gà
    Nay mua bằng một địu sắn...
    (Ơn Đảng)
    Người Dao (Dáo) ở bản Pù Quăn xã Pù Nhi vẫn lưu giữ các trò múa Săn ba ba, lễ cấp sắc, múa chuông v.v? khi phong trào xây dựng bản văn hóa được bà con hưởng ứng thì các trò múa truyền thống này được truyền dạy từ lớp người cao tuổi cho thanh niên. Ngày khai trương bản văn hóa, bà con người Dao nô nức kéo đến cổ vũ, bổ khuyết cho từng tiết mục. Lễ cấp sắc được đơn giản hóa để phù hợp với nếp sống mới. Trò múa Săn ba ba được người Dao vùng thấp trao đổi giao lưu bổ sung cho nhau với trò múa Rùa của Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ. Các chiến sỹ bộ đội biên phòng, giáo viên, cán bộ kiểm lâm dựa vào trò diễn truyền thống này và dân ca để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với bà con người Dao.
    Văn hóa truyền thống vùng biên xứ Thanh có một vóc dáng chững chạc, đa dạng, hấp dẫn. Các tộc người Mông, Thái, Dao, Khơ Mú cùng cộng đồng người Kinh, Mường đang góp sức, góp công xây dựng quê hương, xây dựng cuộc sống ở vùng biên ngày một khang trang hơn, để có thể thúc đẩy công cuộc xây dựng đời sống văn hóa.
    V.A
  8. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Bạn Longbien thân mến !
    Rất cảm ơn bạn đã sưu tầm những thông tin cần thiết giúp tôi .
    Chắc bạn vào box DL cũng lâu rồi nhỉ ? Thực ra máu dịch chuyển ai cũng có , nhưng đôi khi bó buộc về công việc , thời gian . . . nên muốn đi cũng không đi được .
    Rất cám ơn đã còn nhớ chợ tình Khâu vai , chuyến đấy cũng là một trong nhiều chuyến kỷ niệm đẹp , cũng là bài viết đầu tiên pot lên để chia sẻ ! ( Tớ trình độ Net kém lắm ?! ) , gõ vài bài đấy mà mất mấy đêm đấy ! . . . Khà . . . Khà . . .
    Hy vọng bạn sẽ có dịp lên Cao nguyên đá - để đến với cực bắc Lũng cú , đến với Đồng văn , đến với Mèo vạc . . . sẽ có những đồng cảm như tôi ! Phải nói là tuyệt vời ! ! ! Vùng cao đấy là tôi yêu mến nhiều ! Từ đầu năm cũng đã đi 4-5 chuyến rồi , đi mãi không chán !
    Cái sự đi ai muốn ham hố để nổi danh bao giờ ?! Chẳng qua là hay đi - ham đi , ham ăn mà thôi bạn ạ ! Đi có cái nó tự khoái cho mình là được rồi , có thêm người chia sẻ nữa thì tăng thêm độ khoái thôi .
    Cũng có chuyến pot lên chia sẻ kinh nghiệm với anh em - cũng có chuyến âm thầm cất giữ trong lòng vì có gõ được nhiều đâu ! Đi một chuyến mà ngồi pot lên mất hàng tuần thì chết dở !
    Hy vọng có dịp bạn tham gia chạy cùng cho vui !
    Thường là thứ 7 - CN , chạy cung 200-300 km thôi .
    Tôi có cop những bài sưu tầm của bạn sang bên DL , để anh em đọc cho thèm ấy mà , tiêm nhiễm tý máu lượt phượt hả . . . Bạn đồng ý chứ ?!
    Thân mến !
  9. kiepluhanh

    kiepluhanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Cẩm thuỷ đây . chào bác ham du lịch. he he dân miền tây TH chính hiệu đây nhưng em chẳng hiểu biết gì nhiều , xấu hổ quá chẳng biết thông tin gì mà giới thiệu cho bác cả. Longbien đã có toàn bộ tài liệu tổng hợp , như thế cũng khá đầy đủ rồi . thông báo thêm cho bác điều này trục đường dọc các huyện miền núi thanh hoá đã rất ổn. như đường 217 từ Ha` Trung đến tận biên giới giáp Lào đã hoàn thành được 2 năm và rất đẹp. đường vào suối cá Cẩm lương (Cẩm thuỷ) đã có cầu treo , đường đã tu sửa không còn phải đi qua sông bằng đò.
    Miền tây thanh hoá là miền đất mến khách, có nhiều dân tộc anh em sinh sống. nhiều phong tụp tập quán lạ ... bác hãy mau thực hiện chuyến đi khi về nhớ pót tất cả những gì bác thu lượm được lên đây cho moi người cung biết nhé.
  10. Loigiove

    Loigiove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2005
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    A,kiepluhanh la` người Cẩm Thuỷ hả ?
    Tui đang muốn biết càng nhiều thông tin về Cẩm Thuỷ càng tốt.Có ai có thông tin thì xin chia sẻ . thanks!

Chia sẻ trang này