1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Music

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi pminh, 03/12/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sweettaboo

    sweettaboo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Nhạc của Richard Clayderman đúng là theo khuynh hướng tân cổ điển (neoclassical). Ông đã cố gắng cổ điển hóa nhiều tác phẩm pop-rock đồng thời cũng hiện đại hóa nhiều trích đoạn nhạc cổ điển để thu ngắn con đường cảm nhận từ phía người nghe. Cùng một sáng tác nhưng khi cover lại, tác phẩm do Clayderman trình tấu thường đơn giản hơn. Nếu đó là một concerto hoặc symphony, Clayderman thường chỉ chơi lại một đoạn nào đó đặc biệt, hoặc ông sẽ giản lược bớt nó đi để công chúng dễ tiếp thu. Thậm chí với cả những bản romance tương đối ngắn cũng bị chi phối bởi quan điểm trình tấu này (For Elise của Beethoven, Serenade của F. Schuber chẳng hạn). Sweet nghĩ vẻ đẹp classic thuần túy không thể cảm thụ được qua cách chơi của RC mặc dù Sweet không phủ nhận đôi bàn tay tài hoa của ông
  2. sweettaboo

    sweettaboo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    R. Clayderman có lẽ là nghệ sĩ piano được công chúng Việt Nam biết đến nhiều nhất. Nhạc của ông nhẹ nhàng, du dương nên dễ được người nghe đồng cảm. Người ta có thể nghe nhạc RC ở siêu thị, trong thang máy, trạm xe lửa, thậm chí khi làm bếp, tưới cây...Nhưng không phải giai điệu nào dễ cảm thụ cũng đều là nhạc thị trường cả đâu . Nếu nói Clayderman là một trong những pianist có nhiều người hâm mộ nhất thế giới thì cũng không có gì quá đáng cả (trong đó chắc KP nhà mình là fan ruột nhỉ )
  3. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Có cả sow nữa sweet ơi! Sow ít nghe nhạc cổ điển (có thể nói là trình độ nghe nhạc kém ), cũng không thường xuyên nghe nhạc hoà tấu luôn, nhưng sow biết ông này (có hình ổng trong cuốn luyện Organ - hồi nhỏ sow có học organ), và sow cũng thích nghe mấy đĩa nhạc hoà tấu có tên ổng ở... bìa đĩa nữa. Hihihi... Nói chung là trong lĩnh vực nhạc cổ điển, nhạc hòa tấu thì sow chỉ dám "đứng ngoài hầu chuyện" thui. Nhưng sow thích ông này. Nhạc của ông í du dương, dễ nghe, dễ chịu. Thường khi mệt mỏi (thể xác lẫn tinh thần), sow tắt đèn, chỉ để một bóng đèn vàng tròn nhỏ, rùi bậc nhạc của ổng nghe. Tác dụng giải stress rất tốt.
  4. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Kp cũng kô nghĩ RC truyền tải được hoàn toàn vẻ đẹp vốn có của 1 bản classic đến cho người nghe đâu Sweet ạ. Kp thích nghe RC kô phải ở những bản classic hóa pop-rock hay những bản trích đoạn classic. Kp chỉ thích RC ở những bản neoclassic chính hiệu thôi. Ngồi quán cafe, bên khung cửa kính, nhìn trời mưa, nghe Marriage D''Amour hay Ballade Pour Adeline thì tuyệt.
    Classic xem ra có vẻ hơi khó "thẩm thấu" với mọi người. Kp cũng chỉ mới dừng ở trình độ "cưỡi ngựa xem hoa" thôi, nói tiếp chắc sẽ lòi ngay cái dốt trước sweet. Hay là ta bàn tới nhạc Trịnh nhỉ. Với các trào lưu mới của các ca sĩ hát Trịnh, từ anh Đàm đến chị Chanh, chị Lam, bên cạnh những dòng chảy xa xưa như Khánh Ly, rồi tới Cẩm Vân, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Quang Dũng, và một chút gì đó ở Hà Trần. Xem ra cũng có khá nhiều cái để trao đổi.
  5. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Nói đến nhạc Trịnh thì sow nhớ ngay đến một thằng bạn "khùn khùn" của sow nó nói như thế này.
    Một ngày đẹp trời, hắn hỏi sow thích số mấy, sow bảo "số 7". Thế là hắn hỏi tiếp "có thích nhạc Trịnh không", sow bảo nghe thui chứ cũng không thích gì đặc biệt, thế là hắn "phán" kết quả là: "Thích số 7 là người... quái dị, nhưng không thích nhạc Trịnh nên chỉ mới là "quái dị bán phần" thui. Thích số 7 mà thích nhạc Trịnh là... quái dị toàn phần". Amen! Thật tình chẳng hiểu hắn nghĩ cái gì nữa!
    Nói về nhạc Trịnh thì sow cũng thích vài bài, miễn là đừng nghe Khánh Ly hát là được rồi. Sow không nghe nổi nhạc Trịnh do Khánh Ly hát, có thể vì nó "cứng" và "rắn" quá chăng? Nhạc Trịnh do Quang Dũng hát nghe dễ thẩm thấu hơn, nhưng Quang Dũng hát chỉ có một phong cách, một "nếp" nên nghe nhiều bài lại đâm ra thấy toàn... na ná nhau. Mỹ Tâm hát nhạc Trịnh... hổng thích tí nào! Hồng Nhung hát nhạc Trịnh nghe rất thích!
    Mà... sow thích nhất là nhạc của Nguyễn Ánh 9. Nghe rất ấn tượng!
  6. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Kimikamo không hiê?u gi? vê? nhạc cô? điê?n hết, nhưng ơ? nha? cứ hêf ngô?i va?o ba?n học la? hay bật đifa Richard Clayderman lên nghe. Hi?nh như có ca?m giác bớt "trống vắng", bơ?i vi? pho?ng cu?a Kimikamo lúc na?o cufng rất yên tifnh. Hơn nưfa nghe nhạc không lơ?i la?m cho mi?nh tập trung va?o việc học hơn hay sao ấy. Tính cu?a mi?nh rất hay lo ra va? khó tập trung va?o 1 việc gi? lâu.
    Có nhiê?u đứa bạn thích nghe nhạc có lơ?i trong khi la?m việc. Kimikamo đaf thư? nhưng không quen được, bơ?i vi? khi nghe nhạc có lơ?i la? tự nhiên mi?nh lại chú ý đến lơ?i hát, thế la? không tập trung được.
  7. sweettaboo

    sweettaboo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2003
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Kp thiệt tình, post vài hàng rồi bỏ bê ý tưởng luôn. Sow phát pháo rồi, người tiếp theo là ai đây? KP hay Sweet?
  8. kieuphong

    kieuphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    5.781
    Đã được thích:
    0
    Hị...hị..., sozi, dạo này đụng đâu quên đó. Chuộc lỗi bằng 1 bài lúc 5h51 am.
    Nói đến nhạc Trịnh, đa phần mọi người hay nói đến sự sâu lắng, tính triết lý trong những ca khúc của Trịnh, và công chúng bây giờ cũng chỉ thưởng thức phần lớn là các tình khúc của Trịnh. Nhưng người nhạc sĩ tài hoa này nổi tiếng kô chỉ vì những tình khúc của mình mà còn là những ca khúc Da vàng, khi cùng nữ nghệ sĩ Khánh Ly hát lên những khúc ca phản chiến trên khắp cái đại học miền Nam. Dĩ nhiên rất nhiều các bản nhạc này vẫn chưa được phép công bố chính thức ở VN.
    Lại nói thêm về những ca khúc Da vàng của Trịnh. Kô hiểu có phải vì kô sống ở thời kì đó hay kô, hay là vì hòa âm trước 75 quả thật có hơi khó nghe, hay là vì chất lượng những bản nhạc từng nghe kô được tốt, nhưng quả thật kp kô thể nào thích nổi những ca khúc Da vàng của Trịnh. Chỉ thích một vài bài như Kinh khổ, Gia tài của mẹ. Về ca từ thì kp kô bàn tới, ngay cả về giai điệu kp cũng cảm thấy đơn điệu, tẻ nhạt. Kp thích nghe Một mai giã từ vũ khí của Trịnh Lâm Ngân (Trần Trịnh - - Nhật Ngân), Kỷ vật cho em (Phạm Duy phổ thơ Phạm Thiên Thư). Hị..hị... chưa kể đến giọng ca ''phản chiến'' Lính Chê hay Duy Khánh với những Xuân này con không về, mấy cái này có khi còn có tác dụng lớn hơn. Nhưng đó lại là chuyện ngoài lề mất rồi....
    Thôi thì quay về những tình khúc của Trịnh vậy, vì đó là cái mà kp thích nghe, cũng như đa số thính giả thích nghe. Cũng phải thôi, ca khúc Da vàng sẽ lùi lại quá khứ với bóng ma chiến tranh, nhưng những bản tình ca thì vẫn luôn sống mãi, bởi vì trên đời này kô thể thiếu tình yêu.
    Tình khúc của Trịnh quả thật sâu lắng với giai điệu chầm chậm, nhẹ nhàng, lời ca lắng đọng, trữ tình, lãng mạn, và nhiều khi... khó hiểu. Theo cảm nhận của kp, nghe Trịnh tốt nhất khi ta cảm thấy buồn vu vơ, miên mang, theo kiểu ''hôm nay trời nhẹ lên cao, tui buồn không hiểu vì sao tui buồn''. Tình ca của Trịnh thường khiến ta cảm thấy một nỗi buồn man mác nhưng không bi lụy, thống thiết. Tuy là buồn man mác nhưng lại không phải như những nỗi buồn với Lá đổ muôn chiều, với Tà áo xanh của Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Ca từ của Trịnh bình dị hơn nhiều so với các nhạc sĩ tiền chiến. Nhưng nếu so với những Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Vũ Thành An, Ngô Thụy Miên thì Trịnh lại có vẻ gì đó bay bổng, hư ảo, sương khói. Vì những ca từ đôi lúc khó hiểu của Trịnh chăng?
    Phù..., để khi nào rảnh nói típ, giờ học bài cái...
    Kp bắn chỉ thiên rồi, sweet và mọi người tiếp tục hỉ.
  9. kimikamo

    kimikamo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    Vậy là kieuphong cũng thích bài "Kỷ vật cho em" của Phạm Duy hả. Thế là có bạn rồi, Kimikamo cũng thích bài này lắm nhưng chỉ biết đó là nhạc của Phạm Duy chứ không để ý ai là tác giả. Hôm nay nghe kieuphong bảo tác giả là Phạm Thiên Thư Kimikamo giật cả mình. Phạm Thiên Thư của "Ngày xưa Hoàng Thị", "Đưa em tìm động hoa vàng" lại viết ra được một bài thơ kiểu như "Kỷ vật cho em" sao trùi, bất ngờ quá.
    Lên net tra lại thì thấy có vẻ tác giả bài thơ "Kỷ vật cho em" là Hoàng Linh Phương. Ưmm, Kimikamo chưa nghe tên này bao giờ nhưng cũng thở phào một cái, quả thật tác giả không phải là Phạm Thiên Thư.
    Lại nói về bài hát "Kỷ vật cho em", đó là 1 bài hát rất nổi tiếng trong dòng nhạc tiền chiến. Kimikamo từ nhỏ đã nghe bài này rất nhiều lần nhưng không để ý lắm, và cũng không thích bài này vì ngôn từ của nó có phần cay độc quá. Mãi đến khi vào Đại học trong một lần tình cờ nằm nghe kỹ bài hát này thì mới giật mình khi nhận ra ý nghĩa của nó. Sau một thời gian Kimikamo nghe lại thì lại phát hiện ra một cách hiểu khác. Bẵng đi một thời gian, ngồi nghe lại thì thấy vẫn có một cách hiểu nữa. Đến giờ vẫn chưa biết phải hiểu theo cách nào đây.
    Nhưng mà cho dù hiểu cách nào đi nữa thì đó cũng là một bài hát không thể quên được đối với Kimikamo.
  10. spirit_of_wind

    spirit_of_wind Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/07/2004
    Bài viết:
    1.882
    Đã được thích:
    0
    Khả năng "thưởng" thơ và nhạc của Kimi cũng "ghê" quá! (kp và sweet thì "thần sầu" rùi, khỏi bàn!) Sow theo không kịp rồi! (tệ nhất trong cái box này!)
    Sow chỉ được cái là "bắt" giai điệu thôi, thường, một bài hát, sow cảm giai điệu trước khi "tiêu thụ" lời. Còn về những bài thơ, nhạc xưa, sow không được rành cho lắm! Hổng lẽ vì hồi nhỏ nhà sow ít nghe những bài này???? Cũng không rõ lắm!
    Sow không thích cái bài nhạc Trịnh mà có cái câu "người con gái miền Nam (hay VN gì đấy) da vàng", với giọng của Khánh Ly. Thật tình nghe chẳng hiểu mấy => khi kp nói là kp không hiểu và không thích cái "nhạc Da Vàng", tự dưng thấy... ít ra cũng có chỗ nào "cùng chí hướng"
    Kp nói rất đúng! Một buổi sáng thức dậy, tự dưng thèm kinh khủng, thèm nghe giai điệu da diết của "ru mãi ngàn năm, từng ngón xuân nồng"... Những bài này mà nghe vào lúc có "tâm trạng" (mặc dù không hiểu cái "tâm trạng" đó ở đâu ra) là rất tuyệt, có cảm giác được xoa dịu.... Nhưng nếu nghe hoài giai điệu đó thì mãi mãi cũng chỉ là "xoa dịu", chứ không phải là "bứt ra" đâu....
    Nói chung, có cảm giác đó cũng là một "con dao hai lưỡi"...

Chia sẻ trang này