1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mưu đồ của những nhà lãnh đạo Trung Hoa tại hội nghị Giơnevơ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thachhanam, 12/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Mưu đồ của những nhà lãnh đạo Trung Hoa tại hội nghị Giơnevơ

    Năm 1954 ,sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ,chúng ta có khả năng giải phóng hoàn toàn đất nước. Nhưng xuất phát từ tinh thần yêu chuộng hoà bình và theo xu thế chung giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng ,chúng ta đã nhận lời tham dự hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông dương gồm các nước Liên Xô, Trung Quốc , Mĩ , Anh , Pháp và các bên tham chiến để bàn về việc đình chỉ chiến sự, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
    Nhưng toàn bộ tiến trình hội nghị Giơnevơ lại cho thấy âm mưu xấu xa của những nhà lãnh đạo Trung Quốc do tư tưởng bành trướng Đại Hán , chủ nghĩa dân tộc ích kỉ hẹp hòi chi phối. Đây cũng là một bài học cho chúng ta trên mặt trận ngoại giao: phải khéo léo , mềm dẻo nhưng kiên quyết giữ vững lập trường chính đáng và độc lập ,tự chủ.
  2. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    LẬP TRƯÒNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA NHŨNG NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC ĐÓI VỚI HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ

    Việt Nam là nước láng giềng trực tiếp ở phía nam Trung Quốc , án ngữ con đường bành trướng xuống phía nam của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán. Trong cuốn " cánh mạng Trung Quốc và Đảng Cộng Sản Trung Quốc" của Mao TRạch Đông xuất bản năm 1939 đã lộ rõ ý đồ muốn chinh phục những vùng trước đây phụ thuộc vào Trung Quốc , trong đó có Việt Nam. Vì thế đối với Việt Nam , ngay từ đầu họ đã có nhiều âm mưu để thực hiện chính sách bành trướng, tạo điều kiện để thức hiện chính sách bá quyền của họ ra khu vực Đông Nam Á và thế giới sau này. Họ cũng chú ý sử dụng lực lượng Hoa kiều vốn đông đảo ở Việt Nam để phục vụ cho mưu đồ đó ( theo báo cáo của lãnh sự quán Trung Quốc của Tưởng Giới Thạch :tại Hà Nội , vào đầu tháng 8 - 1916 có 350 Đảng viên ĐCS Trung Quốc hoạt động ở Việt Nam trong cộng đồng người Hoa. Ấy là còn chưa kể số người hoạt động ở miền Nam cũng như sự yếu kém của cơ quan mật thám Pháp ở Đông Dương vào thời điểm đó.
    ( còn tiếp...)
  3. huyphuc1981_nb

    huyphuc1981_nb Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/05/2002
    Bài viết:
    4.356
    Đã được thích:
    165
    Anh tín lại về.
  4. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Khi nước Cộng Hoà nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) thì nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà đã ra đời được 4 năm và đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp. Từ năm 1950 , Mĩ bắt đầu can thiệp vào Đông Dương , lợi dụng Pháp đang bị sa lầy ở đây để tìm cách thay chân Pháp ở Đông Dương,khép chặt thêm vòng vây với Trung Quốc. Một yêu cầu chiến lược đặt ra với những nhà cầm quyền Bắc Kinh khi đó là thông qua viện trợ cho Việt Nam vùa nhằm đẩy lùi nguy cơ đế quốc Mĩ ra xa biên giới phía Nam Trung Quốc, vừa nắm lấy vấn đề Việt Nam để khi có điều kiện sẽ hướng việ giải quyết vấn đề này có lợi cho Trung Quốc, chuẩn bị điều kiện nắm lấy toàn bộ bán đảo Đông Dương, mở đường tiến xuống ĐNA sau này .Từ cuối năm 1949 ,Trung Quốc đã giúp đỡ vũ khí ,trang bị nhiều nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên , họ tránh đưa quân trực tiếp sang tham chiến ở Việt Nam , một phần do đường lối kháng chiến tự lực cánh sinh của chúng ta , một phần do họ muốn tránh đụng độ với Pháp lúc đó không phải là kẻ thù trực tiếp của họ; mặt khác biên giới phía Nam của Trung Quốc cũng chưa bị đe doạ trực tiếp như khi Mĩ tiến sát đến sông Áp lục ở Triều Tiên.
    Trong khi chúng ta chủ trương đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn , phải có một giải pháp hoàn chỉnh cả về chính trị lẫn quân sự cho vấn đề Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Đông Dương thì những nhà lãnh đạo Bắc Kinh lại muốn chấm dứt cuộc chiến tranh ở ĐD theo kiểu Triều Tiên, nghĩa là chỉ có giải Pháp quân sự mà không có giải pháp về chính trị. Thang 6 -1953 , Trung Quốc đã gợi ý với phái đoàn kinh tế của Pháp do Bernard de Palas dẫn đầu ở thăm BK là cần phải có một giải pháp để chấm dứt cuộc chiến tranh ở ĐD , bảo vệ tình hữu nghị TRung -PHáp . Sau khi đình chỉ chiến sự ở Triều Tiên, báo đài Trung Quốc đưa tin về cuộc chiến ở ĐD cũng nhiều lần gợi ý về khả năng đình chiến theo kiểu Triều Tiên. Ngày 24-8-1953, Thủ tướng Chu Ân Lai đã tuyên bố : " các vấn đê khác có thể được thảo luận tiếp theo sau việc giải quyết vấn đề Triều Tiên". Chủ tịch uỷ ban bảo vệ hoà bình của Trung Quốc Quách Mạt Nhược còn cho rằng đình chiến ở Trièu Tiên là mẫu mực cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế bằng thương lượng( tạp chi Peoples China 16-8-1953) . Với một giải pháp như thế, Trung Quốc muốn tạo một khu đệm ở ĐNA , tránh đụng đầu trực tiếp với Mĩ,bảo đảm an ninh cho biên giới phía Nam TRung Quốc, hạn chế thắng lợi của Việt Nam , chia rẽ nhân dân 3 nước ĐD, phục vụ cho mưu đồ bành trướng sau này.Đồng thời Trung Quốc muốn phá vỡ thế cô lập của họ bvề mặt ngoại giao chấm dứt tình trạng phân biệt đối xử do Liên Hợp Quốc áp đặt , mở rộng quan hệ kinh tế , thương mại với Phương Tây, xác lập địa vị cường quốc thứ 5 của họ trong việc giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
  5. iamback

    iamback Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Tài liệu này do bác viết hay cắt dán thế . Nếu cắt dán thì làm ơn cho nguồn ko sẽ bị mod lock đấy. Tôi đã có kinh nghiệm về chuyện này.
  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Đầu 1954 ta đánh xuống Tây Nguyên và miềng đông Kam, định đánh xuống tận Sài Gòn luôn, dự định tung 10.000 quân xuống mạn SG,nhưng sau đó lại tập trung vào DBP . Xét về thực lực khó mà ta đánh giải phóng toàn lãnh thổ. Chủ trương hoà bình kết thúc chiến tranh không chỉ của ta mà còn nhiều bên khác. Anh, Pháp, Xô, Tàu, Mỹ, Bảo Đại-Diệm đều có mưu mô riêng.
    TQ âm mưu chia cắt nước ta thì cũng không hẳn nhưng giỉ pháp chia cắt được TQ ủng hộ vì có lợi cho TQ hơn là chiến tranh tiếp tục . Khi ta quyết tâm giải phóng miền nam thì TQ lúc đầu không hề nhiệt tình, kêu gọi "trường kỳ mai phục" hay để anh em miền năm tự lực cánh sinh" . nói gì thì nói, họ về sau cũng giúp chúng ta nhiều trong công cuộc chống Mỹ.
  7. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Các bác đội chút ,em post bài tiếp theo
  8. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT:
    được :đc
    không : ko
    Trung Quốc : TQ
    Đông Dương: ĐD
    Việt Nam : VN

    Những nhà lãnh đạo TQ đã nhiệt liệt hoan nghênh Nghị quyết của hội nghị cấp bộ trưởng ngoại giao 4 nước lớn họp ở Berlin về việc triệu tập hội nghị Giơnevơ bàn về ĐD , tuy rằng điều khoản :"việc một nước đc mời tham dự hội nghị ko đc coi như là đã công nhận nước ấy về mặt ngoại giao trong trường hợp viêc công nhận ấy chưa đc chấp thuận", chưa làm họ thoả mãn. Nhưng TQ vẫn tự an ủi rằng đc mời tham dự hội nghị có nghĩa là đã công nhân nước họ về thức tế rồi. Theo quan điểm của các nước Phương Tây, hội nghị Giơnevơ sẽ là hội nghị 4 nước lớn họp bàn về Triều Tiên và ĐD có mời các bên hữu quan tham gia, trong đó TQ là một bên tham chiến ở Triều Tiên, và là nưóc viện trợ nhiều nhất về vũ khí và trang bị quân sự cho VN. Nhưng Trung Quốc lại coi đây là hội nghị 5 nưóc lớn để giải quyết những vấn đề sống còn dẫn đến sự hoà hoãn quốc tế mà trước hết bắt nguồn từ châu Á.TQ đã ráo riết chuẩn bị cho hội nghị Gionevơ quyết đưa hội nghị đi đến kết quả là chấm dứt chiến tranh ĐD. Một mặt TQ tăng cường viện trợ cho VN , Mặt khác ra sức chỉ trích âm mưu của Mĩ ở ĐD. Làm như vậy ,TQ vừa tăng thêm thế mạnh trước khi đến đàm phán, vừa tăng sức ép với chúng ta khi cần thiết. Tại cuộc họp chuẩn bị cho hội nghị Giơnevơ vào tháng 4 -1954, thủ tướng Chu đã tuyên bố:" nếu cuộc xung đột ở ĐD mở rộng ,TQ ko thể viện trợ thêm cho VN đc nữa vì điêùi đó làm cho TQ đối lập với nhân dân ĐNA và tạo cho Mĩ khả năng lập một khối quân sự kéo dài từ Ấn Độ tới Inđonêxia.Vì vậy cần phải tìm ra khả năng tiến hành các cuộc thương lượng với nước Pháp". Trong bài xã luận chào mừng chiến thắng Điện Biên Phủ , Nhân Dân nhật báo Bắc Kinh có đoạn" thời gian để kết thúc chiến tranh ở ĐD đã chín muồi" Và sau này tại Giơnevơ, thủ tướng Chu lại nhấn mạnh:" Nhân dân TQ cho rằng chiến tranh chiến tranh ở Trièu Tien kết thúc như thế nào thì chiến tranh ở ĐD cũng cần phải chấm dứt như thế".
    Tóm lại, lập trường của TQ khác hẳn với VN nhưng lại rất phù hợp với lập trường của Pháp. Phap đến hội nghị Giơnevơ với ý đồ là đạt đc một cuộc ngừng bấn kiểu Triều Tiên để cứu đội quân viễn chinh của Pháp, chia cắt VN ,duy trì chủ nghĩa t-h-ự-c dân Pháp ở ĐD
    C
  9. danhanam

    danhanam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    CUỘC THƯƠNG LƯỢNG TẠI HỘI NGHỊ GIƠNEVƠ, SỰ PHẢN BỘI CỦA NHỮNG NHÀ LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI NHÂN DÂN VIỆT NAM ,LÀO VÀ CAMPUCHIA.
    Tham dự hội nghị giơnevơ là cuộc ra quân đầu tiên của nưóc CHND Trung Hoa . Nếu như trong hội nghị Bàn Môn Điém chỉ là cuộc chạm trán tay đôi ,thuần tuý về quân sự giữa TQ và Mĩ, thì tại Giơnevơ, lần đầu tiên TQ xuất hiện như một nước lớn ,cùng bàn bạc với các nước lớn khác trên diễn đàn quốc tế về một vấn đề gai góc trong nền chính trị quốc tế đương thời là cuộc chiến tranh ở ĐD . Đoàn đại biểu TQ đông tới 200 người . Nhiều nhà báo nước ngoài nhận xét rằng với số lượng đông đảo và cơ cấu thành phần cũng như cách bố trí chỗ ở, nơi làm viêc của họ chứng tỏ rằng TQ rất quan tâm đến hội nghị Giơnevơ và còn nhân cơ hội này mở rộng địa bàn hoạt động với các nước Phương Tây( trong thời gian họp , đoàn đại biểu TQ tại hội nghị Giơnevơ đã trực tiếp đàm phán với các tổ chức thương mại của Tây Đức , Ý , Hà Lan , Anh , Thuỵ sĩ và đàm phán với Mĩ về vấn đề kiều dân.
    Chioến thắng Điện Biên Phủ đến đúng một ngày trước khi hội nghị Giơnevơ về ĐD khai mạc đã làm thất bại ý đồ đàm phan trên thế mạnh của Pháp. Viêc Mĩ ngoan cố ,đe doạ phá hoịa hội nghị, mở rộng chiến tranh đã đc Pháp dùng làm công cụ gây sức ép với TQ.Pháp còn gian ngoan sử dụng tham vọng cua r TQ muốn tự đề cao địa vị nước lớn của mình để đàm phán trực tiếp với TQ về những điểm cơ bản cho một giải pháp về vấn đề ĐD , rồi dùng tiếng nói "có trọng lượng" ấy của TQ để gây sức ép với VN. Ngược lại , lợi dụng địa vị là nước viện trợ quân sự chủ yếu và nắm cả đường vận chuyênw tiếp tế duy nhất cho VN , đồng thời lợi dụng cả việc Pháp muốn keét thúc cuộc chiến tranh ở ĐD để cứu nguy cho đội quân viễn chinh của Pháp và cả việc Pháp không muốn nói chuyện với VN trên thế yếu, TQ ĐÃ TỰ CHO MÌNH CÁI QUYỀN ĐÀM PHÁN TRỰC TIẾP VỚI PHÁP THAY VN . Họ cũng lấy thái đọ ngoan cố của Mĩ đe doạ mở rộng chiến tranh để ép VN nhân nhượng theo những điều khoản mà TQ đã thoả thuận với Pháp. Sự phản bội bắt đầu từ vấn đề Lào và Câmpchia
  10. Patriotxx

    Patriotxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2008
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Cái vụ này không phải lỗi của nguyên Khựa đâu, Liên Xô cũng đóng góp 1 phần không nhỏ đấy.
    Sau CMT8 - 1945, bác Hồ gửi công điện mong LX công nhận & đặt QH ngoại giao với VN nhưng các Stalin cứ lảng đi , đến lúc VN có lông có cánh rồi, là 1 quân bài đáng giá để chống mỹ & mở rộng thế lực, thì nhảy vào viện trợ rõ hăng, vượt cả khựa
    Được Patriotxx sửa chữa / chuyển vào 17:14 ngày 13/02/2008

Chia sẻ trang này