1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mưu đồ của những nhà lãnh đạo Trung Hoa tại hội nghị Giơnevơ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thachhanam, 12/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. freekopf

    freekopf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Bài viết:
    106
    Đã được thích:
    0
    Việc TQ nhúng tay vào Hiệp định giơnevơ để chia cắt VN thì tôi đã nghe các cụ thế hệ 5x nhà tôi nói vài lần.Trong chính trị thì chả có sự giúp đỡ nào là vô tư cả, TQ đối với VN cũng vậy.Còn VN thì đã lợi dụng sự giúp đỡ của TQ để giải phóng đất nước, còn cái giá phải trả là để mất hoàng sa.
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Cũng có thể VN bị chia cắt thì thế VN yếu, VN dễ bị lệ thuộc TQ hơn. Nhưng tôi dám chắc TQ muốn có VN đỏ toàn dải chữ S hơn. Cũng như Mỹ muốn cả dải chữ S theo tư bản vậy.
    Điểm quan trọng là các nhà lãnh đạo TQ lúc đó không muốn chiến tranh tiếp diễn nữa, và giải pháp như vậy với họ là hợp lý, song chắc chắn đã làm VN tổn thương.
    Mỹ từ trước vẫn hay chơi trò "thực dân mới", lấy người bản xứ trị người bản xứ. Nhiều nước lợi dụng chế độ này tự cường dân tộc rồi tiến tới độc lập hoàn toàn. nhưng nói nghiêm túc, nhiều quốc gia lệ thuộc Mỹ mà kinh tế vẫn không phát triển, và gây bao hậu quả khác.
    Dạo thế chiến, Mỹ ném bom tàn phá nặng nề nhiều căn cứ của Nhật ở ĐD, kể cả SG lẫn HN. Vì thế thật khó tin nó không muốn có ảnh hưởng ở VN. Sự nhường chỗ cho Pháp chẳng là bất đắc dĩ, chia vùng ảnh hưởng của bọn thắng trận thôi. Sau này viện trợ của Mỹ cho Pháp cáng đáng tới 80% kinh phí chiến trận, vì thế Mỹ không muốn mất VN chí ít là miền nam là đương nhiên.
    Tàu và Sô thì không hoàn toàn ủng hộ CM miền nam, có thể họ cũng ngại ta không đánh được, và nhiều lý do mọi người đã biết.
    Vì thế quân đội miền bắc được hiện đại hoá rất chậm, và kém xa quân đội SG dạo cuối những năm 1950. Và Diệm mới có cớ để luôn mồm hô hào Bắc tiến. Dĩ nhiên Diệm chỉ võ mồm mấy năm đâu thôi, chứ đến 1959 phát hiện kế hoạch mở đưòng mòn mà còn không làm gì để ngăn chặn đuwọc chi viện từ bắc vào nam thì cũng đủ thấy chính quyền này yếu kém đến mức độ nào.
    Cái ngại nhất của ta là thiếu lực để giải phóng miền nam và mấy ông lớn không mấy hào hứng, vì thế kế hoạch trong nam mới trù trừ mãi tới 1959, gây ra vô số tổn thất cho lực lượng cách mạng trong nam. Đến giờ nhiều bác nằm vùng trong nam vẫn "oán'' mãi.
    Cũng may cho VN là đến đầu những năm 1960 thì Tàu-Sô mẫu thuẫn nghiêm trọng, nhưng ***** biết lợi dụng mâu thuẫn đó, ông nào cũng muốn VN là đồng minh của mình, để buộc cả 2 chi viện cho VN. Dẫu vậy chỉ LX là nhiệt tình hơn cả, còn Tàu thì vẫn chơi nước đôi, đi đêm với Mỹ.
  3. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Bác viết theo kiểu chung chung, không dẫn chứng, nặng mùi thuốc xát trùng (hậu quả của việc tẩy não). Bác có bằng chứng nào về việc Diệm âm mưu, cổ suý, hay có hành động Bắc Tiến thì đưa ra đây.
    Bác làm cứ như thể thằng Mỹ nó có bang thứ 52 ấy. Híc híc được thế thì đã tốt cho dân VN! Mỹ muốn chủ động gây ảnh hưởng ở VN ko có nghĩa là Mỹ muốn chiếm VN. 54-75, Mẽo không hề bóc lột miền nam VN, ngược lại, nó đổ tiền vào đến mức chính quyền VNCH không còn khả năng tự lập về kinh tế (Công bằng mà nói thì miền Bắc thời này cũng vậy).
    Xét cho cùng thì, để có được chiến thắng Điện Biên 54, VN buộc phải phụ thuộc vào Trung Cộng, chính thức trở thành sự lo ngại của Mỹ. Năm 52, chiến tranh Triều Tiên, Mẽo chiến với Trung Công (+vũ khí của LX) mất bao nhiêu quân. Năm 62, tên lửa hạt nhân của LX từ Cuba chĩa thẳng vào Mẽo, Mẽo lại chẳng tè ra quần ấy chứ.
    Kể từ sau Cải Cách Ruộng Đất, sau khi Bác khóc xin lỗi người dân VN, dấu ấn của bác bắt đầu bị lu mờ trong các chính sách của miền bắc. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, từ 54-62, bắc Việt rất thận trọng ở miền nam, không muốn trực tiếp can thiệp vì ngại Mẽo, mà để Mặt Trận Giải Phóng miền nam tức là ********* tự túc. Chính quyền miền nam thời ấy lại không phải là một chính quyền dân chủ vì dân. Diệm khá là thủ đoạn, tìm cách đưa nhưng nguời bất tài sợ chết nhưng thân Diệm vào hàng tướng tá để tránh đảo chính.
    Bước ngoặt của lịch sử có lẽ là trận Ấp Bắc năm 62, khi khoảng 3500 quân VNCH và quân sư Mẽo có helicopters và thiết giáp mở trận càn với chỉ 350 ********* (trang bị vũ khí loại nhẹ). Lính VNCH thua to, Mỹ mất 3 chiếc trực thăng, vài chiếc M113, vài lính Mẽo (quân sư) chết tại chỗ. Sau trận này, Mẽo đành phải lấp sâu vào VN, còn ********* và miền bắc cũng bắt đầu chiến tranh qui mô.
    Kết luận: Chiến tranh chống Mẽo là cái giá quá đắt VN phải trả để giải có được độc lập thống nhất. Đây là cái giá phải trả vì dựa quá nhiều vào ngoại bang.
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    -Làm gì có trận Ấp Bắc năm 1962, chỉ có trận Ấp Bắc 1963 thôi bác ạ
    -BV không hẳn ngại Mẽo để MT tự túc. Thực tế chưa bao giờ MT có đủ điều kiện để tự túc cả. Trong khi Mỹ viện trợ ồ ạt cho SG huấn luyện quân SG thì để MT tự túc đánh lại thế nào được ( năm 1954 quân đội ND đã rút gần như toàn bộ ra bắc, có tí vũ khí hạng nhẹ chôn xuống đất thôi, phòng ngừa Mỹ Diệm trở mặt).MT thì mãi đến năm 1960 mới ra đời, sau Đồng khởi, chứ không phải có từ 1954 như đồng chí nói. Như vậy hoạt động kháng chiến trước và sau đó đều do các cấp uỷ đảng lãnh đạo.
    -Tại hội nghị Tehêran năm 1943, Mỹ đã đề xuất giải pháp VN sau thế chiến đặt dưói sự uỷ thác quốc tế, thực chất đã có âm mưu chiếm VN. Cái trò lấy chiêu bài Hội Quốc liên, Liên Hợp Quốc uỷ trị các thuộc địa cũ của các cường quốc thua trận nhưng thực chất là đặt một chế độ thuộc địa là trò của các nước phương tây thắng trận hay làm. Mỹ cũng có không ít đất lấy được sau mỗi lần đặt nước này nước kia vào chế độ uỷ trị như vậy.Mỹ giúp ***** đánh Nhật là chẳng đừng, mặc dù thừa biết cụ là CS. Khi nhường cho Tưởng vào thay mình gỉai giáp quân đội Nhật, My đã muốn hắt Pháp, trong khi Anh giúp Pháp để đổi lấy quyền lợi ở Trung đông. Sau đó thấy rõ sức mạnh của DCS TQ, Mỹ cũng chấp thuận kế hoạch của Tưởng-Pháp ký với nhau, và quay sang ủng hộ Pháp, nhưng ra chiêu bài Bảo đại, tranh thủ Pháp trong mặt trận chống + ở Tây Âu. Dĩ nhiên phải khi CM TQ thành công Mỹ mới nhận ra nguy cơ thực sự ở Đông Dương và toàn DNA, do vậy mới tích cực ủng hộ Pháp dưới chiêu bài chống +. Pháp từ 1950 trở đi cũng sử dụng chiêu bài này
    -Hiệp định Giơ nevơ là do Pháp và TQ đóng khung cho nó. Lập trường của hai nước này về công khai là chấp thuận chia tạm thời và sau đó có tổng tuyển cử, nhưng thực chất là chia cắt VN. TQ chỉ không muốn có căn cứ Mỹ ở ĐD, và chấp thuận 3 nước ĐD trong liên hiệp Pháp. TQ sau này còn nhiều lần cản trở cho nỗ lực thống nhất VN, hay làm suy yếu cả VN và Mỹ. TQ từ chối thi hành Hiệp định phòng thủ Bắc Việt, vì thế sau này lực lượng phòng không không quân của ta hầu hết là do LX cung cấp và chủ yếu chỉ từ 1965. Không phải ngẫu nhiên Mỹ láo xược dám ném bom MB , chính TQ bật đèn xanh cho Mỹ biết khả năng phòng thủ của BV. Cũng chính TQ ngăn cản hoà đàm Paris. Khi biết ta đàm phán, tQ đã giảm viện trợ cho VN, năm 1968 chỉ còn bằng 80% so với 1967.
    -Lập trường của Mỹ năm 1954 là không thống nhất. Nixon và đô đốc Radford chủ trương Mỹ nhẩy vào tham chiến trực tiếp. Aixenhao và tham mưu trưởng lục quân Ridway được đa số quốc hội Mỹ ủng hộ chủ trương hất Pháp, năm lấy nguỵ quân của Pháp trước đây. Lập trường sau được tán thành vì nhân dân Mỹ không chấp thuận Mỹ can thiệp trực tiếp.
    -Ngay từ đầu những năm 1950 ***** đã xác định chiến tranh với Mỹ có thể xảy ra, chứ không phải đợi đến sau này nữa. Nhưng thực tế sức ép của các đảng bộ trong nam, người dân miền nam theo Cách mạng và những người ra bắc tập kết còn thân nhân họ trong nam mới khiến Hà Nội có thái độ cương quyết vào năm 1959. Nhưng quyết định của HN khi đó có thế được coi là muộn. Trước đó HN vẫn muốn tìm giải pháp thống nhất
    trong hoà bình trong khi giải pháp chiến tranh đã được Mỹ -Diệm lựa chọn thì đúng là ảo tưởng. Thực tế là ngoài bắc khi đó không nắm được hết khó khăn của cách mạng trong nam và trong nam cũng không hiểu nổi sự khó đưa ra giải pháp của ngoài bắc. Đó là lý do khi bác duẩn rời cửa sông ông Đốc Cà Mau đem theo nguyện vọng của miền nam mà ngoài bắc vẫn thấy chờn, không dám quyết. Đến lượt xứ uỷ Nam Kỳ cử hai ông Phan Văn Đáng, Phạm Văn Xô ra bắc thúc miền bắc chổtng nam đánh ngay gặp bác duẩn bác còn thốt lên không ngờ ra ngoài này mới thấy đuwọc hết khó khăn.
    -Diệm hô hào Bắc tiến thì có đầy rẫy tài liệu cho biết, cũng chẳng có gì là lạ cả, vì Diệm đã phá hoại Hiệp định này thì lẽ đương nhiên không muốn để mất lòng dân phải dùng chiêu bài vậy, chớ nếu công khai tuyên bố chia cắt đất nước ông ta còn mất chỗ dựa chính trị và mất lòng dân chúng, các thế lực hơn nữa rất nhiều. Diệm đã tung thám báo, biệt kích thăm dò và sứ dụng mạng lưới gián điệp do Pháp cài lại miền bắc hay gây dưng jsau này phục vụ cho mục đích đó. Thậm trí còn huêng hoang đòi Lưỡng quảng nữa kia. Đến thời Thiệu mà còn mấy cái khẩu hiệu Bắc tiến chăng ở SG nữa là.
    -Chiến tranh Triều Tiên đồng chí viết cũng không chính xác. Mỹ tuy mượn danh LHQ tràn vào Triều Tiên nhưng thực tế cái Nghị quyết cho Mỹ vào TT là bất hợp pháp, vì Nghị quyết đó không có chứ ký của Liên Xô (LX vắng mặt trong phiên bỏ phiếu), thành viên thường trực của Hội đồng bảo an.
    -Nếu nói cuộc chiến VN là bãi thử vũ khí của mấy cường quốc là không biết gì. Nói thế thì bao cuộc chiến khác cũng vậy à. Cả cuộc chiến việt-Pháp cũng là nơi TQ-Mỹ thi thố vũ khí ??? Trong cuộc chiến này số tiền Mỹ bỏ ra gấp hơn 12 lần đối phương, và tính chất của nó hoàn toàn là một cuộc chiến xâm lược và chống xâm lược. Nên hiểu từ bóc lột rộng hơn.
    ***** và các đồng chí của Cụ chiến thắng không có gì là khó hiểu cả. Vì hầu như nhân dân yêu nước đã đi theo cụ làm cách mạng tháng tám.(Mỹ không hề muốn cuộc cách mạng này chút nào mặc dù trước Mỹ ủng hộ ********* và có thể nói cuộc cách mạng đã làm đảo lộn mọi tính toán, âm mưu của rất nhiều thế lực bên ngoài và bọn ********* trong nước, mở ra bước ngoặt cho lịch sử dân tộc ) Chính CM tháng tám là nền cho các chiến thắng sau này . Nhân dân đã lựa chọn CNCS chứ không phải là đảng ép nhân dân theo CnCS !
    Mới chỉ có VN thắng Mỹ thôi đấy nhá. Còn hậu quả á. Đâu chỉ VN mà Mỹ còn gánh chịu nữa kia mà. Đến nhiều người Mỹ cũng chấp nhận coi đây là cuộc chiến xâm lược bẩn thỉu của Mỹ, thì há gì các đồng chí phải xét lại
  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Thế đồng chí thử tìm con đường độc lập thống nhất đi xem nào ?
    Có thể đồng chí khống nắm được lịch sử. ai cũng biết mấy phong trào của hai cụ Phan thất bại thế nào. ***** cũng thấy đó là cái gương. VNQD Đảng thì sau Yên Bái tản mát hết, còn mấy bác sang TQ ngồi than thở rình thời cơ.
    Ông Trần Trọng Kim cũng muốn VN độc lập nhưng trông chờ Nhật cuối cùng vỡ mộng. Cái lực lượng ông này nuôi rình thời cơ cuối cùng cũng về với *********.
    Ông Diệm cũng trông chờ vào Nhật, định dùng giải pháp Cường Để nhưng bất thành. Cường Để về sau chết lay lắt xứ người, may gửi xác về nước qua hội Cao Đài thân Nhật Phạm Công Tắc. Ông Diệm sau cũng luợn mất tăm, rồi dựa vào thế bên ngoài đòi bá chủ một cõi.
    Trotskysm lợi dụng ảnh hưởng của những người CS chân chính để gây thanh thế, về sau bộc lộ rõ bọn phản quốc, cơ hội.
    Chẳng thấy thế lực nào là không dựa vào bên ngoài. Chỉ có những người cs ít chịu lệ thuộc bên ngoài nhất. Họ dựa vào dân là chính, đó là lý do sau mấy thất bại Xô Viêt Nghệ tĩnh cho đến Nam Kỳ khởi nghĩa họ vẫn vực được dậy, cái mà các thế lực khác không làm nổi hay sau này biến thành tay sai bên ngoài.
    Cái giá cho chiến thắng là rất lớn nhưng nhờ thế các đồng chí mới có cơ hội ngồi đây tán phét trong forum GDQP này nhá.
  6. thanhlong0988

    thanhlong0988 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/10/2006
    Bài viết:
    420
    Đã được thích:
    0
    Chuyện mấy sư đoàn phòng không tq phải về nuớc phải nói thực là do tầm nhìn của *****. Không đuổi đuợc nó về có mà toi.
    Nó đòi bảo vệ không phận toàn miền Bắc đến tận quảng Bình để VN yên tâm đánh Mỹ đến nguời VN cuối cùng.
    Thâm hiểm lắm.
    Đó cũng là swj tài tình của *****.
  7. iamback

    iamback Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác, CS ko dựa vào nước ngoài thì lấy gì giải phóng mN nen ko thể nói CS dựa vào nước ngoài ít nhất mà phải nói là dựa vào dân nhiều hơn. Dân bỏ tiền của , tính mạng còn bọn ngoại quốc chỉ ném tiền vào VN để người dân chết thế. Xét cho cùng thằng Mỹ là ngu nhất vừa bỏ tiền vừa bỏ người.
  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Đồng chí này lại sai nữa rồi.Vai trò của bác chỉ giảm đi kể từ khoảng 1963 khi tuổi ông cụ đã cao, ở nước ngoài nhiều hơn trong nước . Cái sai của CCRĐ là của ông Trường Chinh, vì thế vai trò của ông này về sau mới giảm sút, nhất là khi bác ta chẳng hiểu mô tế mấy vấn đề của miền nam, dù rằng ông ấy vẫn là cây lý luận hàng đầu của đảng, và đảng ta giáo điều một phần dựa vào lý luận của bác này. Dấu ấn của miền bắc thời XHCN vấn đậm chất giáo điều của ông TC. Chính ông TC phải chịu trách nhiệm chủ yếu để cho kinh tế suy thoái dạo đầu những năm 1980, vì khi đó ông Duẩn đã phải nhường khá nhiều quyền cho bác này. Nhưng dẫu sao vai trò của TC trong lịch sử là rất lớn, nhất là đổi mới 1986 hay thời đánh Pháp, kể cả thời tiền khởi nghĩa (mặc dù ông ấy là người chỉ huy cuộc khởi nghĩa nghĩa nhưng các lãnh đạo địa phương như NK ở HN, TH ở H hay TVG ở SG mới có vai trò quan trọng hơn cả cho sự thành công ở các địa phương).
    Đến họp Bộ CT chuẩn bị cho Mậu Thân vẫn là do Bác chủ trì nhé ( xem phim tư liệu biết ngay), mặc dù khi MT bác ở TQ.
    Diệm không phải bổ nhiệm các tướng tá ham sống sợ chết mà thưc tế là xung quanh ông ta có quá nhiều kẻ thù, nhất là tầng lớp theo Pháp đầy rẫy, buộc ông ta phải chuyên chế để có thể ổn định được miền nam. Cái dở nhất của diệm, mà có lẽ cũng là bắt buộc là dựa quá nhiều vào tầng lớp Công giaó di cư, hội Lê Hữu từ, Hoàng Quỳnh, bám Mỹ và Vatican, cũng như thế lực địa chủ, trong khi không có khả năng lôi kéo đại bộ phận dân theo mình.
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 13:19 ngày 15/02/2008
  9. iamback

    iamback Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/02/2008
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    Nhắc tới vụ CCRD thì ông Trường Chinh sai nhưng điều quan trọng là vai trò của ***** ở chỗ nào? Lúc đó vẫn còn uy tính rất lớn trong đảng & chính phủ. Mà ông Trường Chinh chỉ bị cắt chức rồi sau đó cũng lên làm chủ tịch quốc hội như thường.
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Thì trước máu đã đổ rồi đấy thơi, từ thời tiền khởi nghĩa cho đến chống Phấp. Có một điều tớ dám chắc là những người CS và những người theo họ đổ máu quá nhiều thì không muốn cho các thế lực khác hớt tay trên của mình. Cứ bảo cái dạo 45-46 thế nọ thế kia, nhưng hội kia cũng muốn cuớp công của mấy ông VM bỏ mịa. Lại đuwọc mấy bác tư sản cứ bảo ngồi chờ sung rụng rồi có độc lập, có lẽ hội này không đuwọc nhìn máu dân nghèo đổ.
    Trở lại đầu topic một chút. Bác nào có thể chứng minh được 1954 ta có thể đánh Pháp tới cùng gỉai phóng cả nước cái nhể. So sánh thử tương quan lực lượng xem.
    Em chỉ nhớ dạo đó VM kiểm soát khoảng 2/3 lãnh thổ, phần lớn là vùng thưa dân, kéo dài từ Việt Bắc tói Phú Yên, (không kể mấy đô thị và một số vùng đông dân đồng bằng, duyên hải,) mấy căn cứ và vùng gỉai phóng da báo trong nam bộ và cực nam trung bộ. Có lẽ hơn 2/3 lực lượng tinh nhuệ nằm ngoài băc, mà dù lực lượng trong nam không nhỏ nhưng trang bị thiếu thốn chẳng thấy đánh đấm gì mấy (từ Phú Yên trở vào)trừ dạo 54.
    Về phía Pháp suy yếu đáng kể, Sau Điện Biên lại phải đối phó vùng Bắc Phi, nhưng quân rất đông và làm chủ các vùng quan trọng (du kích chỉ quấy phá mạnh ở BB). Bảo đại quân càng ngày càng đông nhưng ô hợp, nghe nói từ 1953 Pháp đã muốn ruồng rẫy tay này.

Chia sẻ trang này