1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mưu đồ của những nhà lãnh đạo Trung Hoa tại hội nghị Giơnevơ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thachhanam, 12/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Idn, cuốn "sự thật về quanhệ Vn - TQ 30 năm qua " xuất bản năm 1979 chỉ là một tài liệu tham khảo để viết bài này thôi ạ . Bài viết này còn phải dựa vào nhiều tài liệu khác nữa.
  2. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Híc híc, ông này lên chức cu lúc nào thế?! Link của cu này không mở được!
  3. nguyensaigon93

    nguyensaigon93 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    Thôi xem tạm một vài thước phim nhé :
    http://www.youtube.com/watch?v=2P46ArjFmbY&feature=related
  4. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Xem hay nhất cái đoạn cuối, với lời bình:
    "một cuộc bầu cử được thực hiện dưới hìn" Hết.
  5. nguyensaigon93

    nguyensaigon93 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    0
    hìn thức phổ thông đầu phiếu
  6. dienthai

    dienthai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/03/2006
    Bài viết:
    2.949
    Đã được thích:
    13
    Phim đến đấy là hết, làm déc gì có cái câu chú thêm vào!
  7. longtoo

    longtoo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    híc híc, đến đoạn này thì phải cắt thôi. Ở Sài Gòn Diệm tổ chức tranh cử quá hay đến mức ông này được hơn 100% lá phiếu!
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    cụ Diệm- Trần Chung Ngọc
    [​IMG]
    ....Chúng ta biết rằng Ông Ngô Đình Diệm không phải là một khuôn mặt chính trị có tầm vóc ở Việt Nam, được nhiều người biết đến trước khi được đưa về Việt Nam làm Thủ Tướng vào tháng 6, 1954. Thành tích của ông trong thời Pháp thuộc không lấy gì làm sáng sủa, chưa kể ông thuộc dòng họ ba đời làm Việt Gian. Thành tích ?oyêu nước? nổi bật nhất của ông là trong thời Pháp thuộc, khi làm Tri Phủ Hòa Đa, ông đã dùng đèn cầy đốt hậu môn của những người yêu nước chống Pháp để tra khảo. Chúng ta cũng biết, từ năm 1950, ông đã rời quê hương đất tổ của ông để sống trong các Trường Dòng Công Giáo ở Mỹ và ở Bỉ. Vì những thành tích này mà khi ông về cầm quyền, những người Công giáo đã tôn ông lên làm ?ochí sĩ?, và người dân miền đã Nam bị cưỡng bức phải ca bài ?oToàn dân Việt Nam biết ơn Ngô Tổng Thống; Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm?. Cuối cùng, ?omuôn năm? chỉ có vỏn vẹn ?ochín năm?, và ông đã yên nghỉ cùng Chúa và ông bạn vàng Torquemada (một Đại Phán Quan Tây Ban Nha giống như ông Diệm đã từng tự nhận), tới nay được 43 năm rồi.
    Một câu hỏi được đặt ra: với một thành tích ?oyêu nước? và chính trị không có gì, với một khả năng rất giới hạn, tài và đức đều không có, vậy tại sao ông Diệm lại được chọn để làm Thủ Tướng ở miền Nam? Có lẽ những chi tiết trong cuốn ?oThe American Pope: The Life and Times of Francis Cardinal Spellman?, A Dell Book, NY, 1985, của John Cooney, tạm gọi là đầy đủ nhất. Để viết cuốn sách này, tác giả Cooney đã xử dụng những nguồn tài liệu từ chính Nhật Ký của Spellman, những hồ sơ mật của FBI, và qua những cuộc phỏng vấn, nên tác phẩm của Cooney là một nguồn tài liệu rất có giá trị [By using Spellman?Ts personal diary, FBI classified files, and interviews, Cooney?Ts volume is an engrossing, valuable document]. Vậy sau đây, tôi xin trích dẫn vài đoạn trong phần nói về ông Diệm trong cuốn sách trên, từ trang 307 đến trang 314.
    ....
    ?oTuy rằng không có mấy người biết điều này, Hồng Y Spellman đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo nên sự nghiệp chính trị của một người đã ở trong một Trường Dòng ở New York trước đây, vừa trở thành Thủ Tướng của miền Nam Việt Nam: Ngô Đình Diệm. Ở Diệm, Spellman nhìn thấy những đặc điểm mà ông ta muốn có trong mọi người lãnh đạo: Công Giáo nồng nhiệt và chống Cộng điên cuồng.
    Spellman đã gặp Diệm ở New York vào năm 1950, khi người Việt Nam này ở trong Trường Dòng Marykoll ở Ossining, New York. Một tín đồ Công giáo trung thành, sinh ra từ một gia đình gia giáo, Diệm ở trong Trường Dòng do sự cầu xin của người Anh, Ngô Đình Thục, một Giám mục Công giáo. Là một người độc thân rất sùng tín, Diệm đã tự tách mình ra khỏi thế giới, đặc biệt là ra khỏi quốc gia tan tác bởi chiến tranh của ông ta. Và ông ta chỉ được biết đến bởi một nhóm nhỏ hoạt động chính trị ở Mỹ. Ở Việt Nam tên ông ta không gây nên một hứng thú nào. Trên chính trường Mỹ, ông ta không được ai biết đến, một tình trạng mà Spellman giúp ông sửa đổi. Lai lịch của Diệm không tránh được sự chú ý của Spellman.
    Người đưa Diệm đến Spellman là Linh mục Fred McGuire. Một cựu thừa sai ở Á Châu, kiến thức về Viễn Đông của McGuire được biết rõ ở Bộ Ngoại Giao. McGuire nhớ lại, một ngày nọ ông được Dean Rusk, khi đó làm trưởng ban Á Châu vụ, nhờ dàn xếp để Giám mục Thục, sắp đến Mỹ, tới gặp các viên chức của Bộ Ngoại Giao. Rusk cũng tỏ ý muốn gặp Diệm.
    McGuire tiếp xúc với người bạn lâu đời, Giám Mục Griffiths, vẩn còn là chuyên viên ngoại vụ của Spellman. Hắn ta yêu cầu sẽ để cho Thục được tiếp kiến đúng nghi thức bởi Hồng Y. Trong dịp này Diệm đã từ Trường Dòng đến nhà riêng của Spellman. Cuộc gặp gỡ giữa Spellman và Diệm có thể là một cuộc gặp gỡ lịch sử. Joseph Buttinger, một người hoạt động cho những người tị nạn Việt Nam, tin rằng Hồng Y Spellman là người Mỹ đầu tiên nghĩ đến việc đưa Diệm về lãnh đạo Nam Việt Nam.
    Tháng 10 1950, hai anh em Diệm đã gặp các viên chức Bộ Ngoại Giao ở khách sạn Mayflower, có cả Rusk. Diệm và Thục được tháp tùng bởi McGuire và ba giới chức chính trị của giáo hội khi đó đang hoạt động để ngăn chận Cộng Sản: Linh mục Emmanuel Jacque, Giám mục Howard Carroll, và Edmund Walsh ở đại học Georgetown. Mục đích của cuộc gặp gỡ này là hỏi hai anh em Diệm Thục về đất nước của họ và xác định những niềm tin chính trị của họ. Điều rõ ràng sau đó là cả Thục và Diệm đều tin rằng Diệm sẽ cai trị đất nước của họ. Sự kiện là Việt Nam chỉ có 10% Công Giáo không đáng quan tâm đối với hai anh em Diệm.
    Khi bày tỏ ý kiến trong bữa ăn tối, hai lập trường Diệm tin tưởng nhất đã rõ ràng. Hắn ta tin vào quyền năng của Giáo hội Công Giáo và hắn ta thù địch dữ dội và quyết liệt chống Cộng. Điều này chắc đã phải gây ấn tượng trên các viên chức Bộ Ngoại Giao. Quan tâm đến Việt Nam từ khi Truman bắt đầu giúp tài chánh cho Pháp ở đó (Việt Nam), những viên chức Bộ Ngoại Giao đã luôn luôn để ý đến những người lãnh đạo chống Cộng cực đoan vì ảnh hưởng của Pháp đã phai nhạt. Sau Điện Biên Phủ, Eisenhower muốn ủng hộ một chính phủ mở rộng hơn là chính phủ của ông Vua, người không được quần chúng ủng hộ mấy vì đã từ lâu bị coi như là một bù nhìn của Pháp và Mỹ. Do đó Mỹ muốn có một người Quốc Gia ở địa vị cao ở Nam Việt Nam để làm giảm sự hấp dẫn của Hồ Chí Minh. Kết quả là Bảo Đại đã cho Diệm một chức vụ mà Diệm mà Diệm vẫn muốn ?" Thủ Tướng. [[Về chuyện này Bernard Fall viết trong The Two Viet-Nams, trang 244: ?oÝ thức được rằng mình đang ném ngai vàng đi, Bảo Đại bắt Diệm phải thề (Theo Stanley Karnow, trang 218, Bảo Đại bắt Diệm thề trước cây Thánh Giá [before the crucifix]) trung thành với ông, và nhiều nhân chứng có thẩm quyền quả quyết là Diệm cũng còn quỳ xuống trước Hoàng Hậu Nam Phương là sẽ làm hết sức trong phạm vi quyền lực của mình để ?ogiữ ngai vàng cho Hoàng Tử Bảo Long, con của Bảo Đại? (Fully realizing that he was throwing his throne away, Bao Dai allegedly made Diem swear a solemn oath of allegiance to him, and several authorative witnesses affirm that Diem also swore on his knees to Empress Nam-Phuong that he would do everything in his power ?oto preserve the throne of Viet-Nam for Crown Prince Bao-LOng?, son of Bao Dai.) Nhưng chúng ta đã biết, chỉ hơn 1 năm sau, Diệm đã dùng tiền của CIA để tổ chức cuộc Trưng Cầu Dân Ý gian lận để phế bỏ Bảo Đại và lên làm Tổng Thống. Về vụ này Bernard Fall cũng viết, trang 257: ?oTrong hầu hết các nơi bỏ phiếu, có nhiều ngàn phiếu nhiều hơn là số cử tri đã bỏ cho Diệm . Thí dụ, Ở vùng Saigon-Chợ Lớn, đếm được 605,205 phiếu trên số 450,000 cử tri ghi danh?. (In nearly all electoral areas, there were thousands more ?oYes? votes than voters. In the Saigon-Cholon area, for example, 605,025 votes were cast by 450,000 registered voters)]]
    Diệm trở về Saigon ngày 26 tháng 6, 1954, sau Edward Lansdale vài tuần. Lansdale là trùm CIA về quân sự ở Saigon, đặc trách cuộc chiến không theo quy ước [có nghĩa là đánh phá ngầm]
    Lập trường của Spellman về Việt Nam phù hợp với những mong ước của giáo hoàng. Malachi Martin, một cựu tu sĩ dòng Tên phục vụ tại Vatican trong những năm Mỹ leo thang chiến tranh ở Việt Nam, nói rằng giáo hoàng muốn Mỹ ủng hộ Diệm vì giáo hoàng đã bị người anh của Diệm, ************* Thục, ảnh hưởng. ?oGiáo hoàng quan tâm đến sự càng ngày càng thắng lợi của Cộng sản do đó làm suy yếu giáo hội,? Malachi xác nhận rằng: ?oGiáo hoàng ra lệnh cho Spellman khuyến khích Mỹ tham chiến ở Việt Nam.?
    Do đó Spellman xếp đặt một chiến dịch hòa điệu kỹ càng để dựng lên chế độ Diệm. Qua báo chí và vận động trong hậu trường ở Washington, vấn đề đối đầu chống Cộng ở Đông Dương được phổ biến rộng rãi ở Mỹ.
    Spellman và Kennedy cũng còn giúp lập lên một nhóm vận động hậu trường Washington. Chủ trương của sự đồng minh này là chống Cộng và phát huy ý hệ Công Giáo.
    ..Do đó, rất nhiều người Mỹ tin rằng Việt Nam là một quốc gia phần lớn là Công Giáo. Một phần của cái ấn tượng sai lầm này là kết quả của việc Diệm lên cầm quyền. Với sự giúp đỡ của CIA tổ chức cuộc bầu cử gian lận năm 1955, Diệm hủy bỏ chế độ quân chủ và Bảo Đại bị cưỡng bức phải sống trong cảnh lưu đầy. Cái màu sắc Công Giáo đậm đà trong cuộc vận động hậu trường Việt Nam cũng góp phần tạo nên quan niệm sai lầm trên. Còn một yếu tố khác là sự đặt mình vào trong đường lối trên của Spellman.
  9. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Cái vụ này phải có bác nguyentin1 tham gia mới hay.
  10. nguyensaigon94

    nguyensaigon94 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Theo Logic ông Diệm còn thua ông Hồ và đảng CS một bậc .
    Ông Hồ và cộng đảng chả cần phải bầu cử cũng biết là dân chúng ủng hộ tới 99%

Chia sẻ trang này