1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mưu đồ của những nhà lãnh đạo Trung Hoa tại hội nghị Giơnevơ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi thachhanam, 12/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Cái này được viết trong thời gian quan hệ Vn-TQ căng thẳng lên hơi nặng lời quá ? Chỉ đáng tham khảo thôi
    Bọn Tàu có thời còn chê ta "vong ân" kia
  2. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Vào đây xem đi các bác, để thấy rằng ngay từ đầu ,Việt Nam luôn chìa bàn tay thân thiện ra cho bất cứ nước nào công nhận và tôn trọng nền độc lập thực sự của VN . Nhưng chính họ đã ko thèm đếm xỉa gì đến quyền lợi của nhân dân VN nên cơ hội hoà bình đã bị bỏ lỡ.
    http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=1871
    http://thuvien-ebook.com/forums/archive/index.php/t-10600.html
    http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237nvn0n0nqntn31n343tq83a3q3m3237nvn
    http://www.vantuyen.net/index.php?view=story&subjectid=17611&chapter=23
    các bác chịu khó đọc nhé.
  3. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Sau nhiều phiên họp , ngày29-5-1954, hội nghị nhất trí để đại diện Bộ tư lệnh 2 bên Pháp - Việt gặp nhau ,bàn bạc cụ thể về thể thức ngừng bắn , quy định nơi đóng quân tạm thời của Pháp , điều chỉnh vùng kiểm soát của mỗi bên . Trong cuộc họp ngày 26-6-1954, xuất phát từ thực tế chiến trường , chúng ta đã đưa ra đề nghị với Pháp là VN muốn có một vùng hoàn chỉnh có thủ đô , có cảng ở phía bắc , có 1 giới tuyến quân sự tạm thời vào khoảng giữa vĩ tuyến 13 và vĩ tuyến 14. Còn trong cuộc họp ngày 12-6-1954, Pháp đề nghị lấy vĩ tuyến 18 làm đường ranh giới . Vì ý kiến của 2 bên khác xa nhau như vậy nên hội nghị ko tiến triển đc . Trong khi đó ,từ đầu tháng5-1954 , TQ đã đưa ra phương án lấy vĩ tuyến 16 làm giới tuyến giữa 2 miền Nam- Bắc VN và còn muốn VN nhân nhượng nhiều hơn nữa, thậm chí muốn VN bỏ cả thủ đô HN , thành phố Hải Phòng và đường số 5 nối liền HN với HP: " đánh giá ( phương án vĩ tuyến 16 khó có thể thoả thuận , nếu ko đc thì sẽ lấy cảng HP làm cửa bể tự do , ở gần đấy cho Pháp đóng một số quân nhất định , nếu ko đc nữa thì đem đường số 5 và HN , HP làm khu công quản và phi quân sự". ( Sự thật về quan hệ VN - TQ trong 30 năm qua - xuất bản năm 1979 , trang 31.,32).
    Trong cuộc gặp riêng giữa M. France với Chu Ân Lai ngày 23-6-1954 , ngoài các vấn đề khác ,Thủ tướng Chu đã đề cập đến tình trạng bế tắc hiện nay của những cuộc họp về phân vùng tập kết quân đội của 2 bên , về việc định giới tuyến quân sự; và Chu tỏ ý muốn cùng với Pháp đẩy nhanh các cuộc họp này để hội nghị có thể kết thúc trong khoảng 3 tuần tới . Do đó , TQ đã đưa ra những nhượng mới chỉ có lợi cho Pháp và TQ . Sau cuộc gặp riêng này , Pháp hiểu rõ hơn ý đồ của TQ đối với hội nghị Giơnevơ. Thấy có khả năng đạt đc 1 giải pháp trong thời hạn nhất định như đã hứa với Quốc hội nên M . France đã nắm ngay lấy thời cơ thuận lợi này và sử dụng sức ép tối đa trên các vấn đề sau đây:
    a) Quy định thời hạn đàm phán :
    Khi nhận chức thủ tướng , M .France đã hứa với chính phủ , Quốc hội và nhân dân Pháp là sẽ kí kết 1 hiệp định đình chiến ở Đong Dương trong thời hạn 30 ngày ( tức là đến ngày 20-7-1954 là hạn cuối cùng ) , nếu ko ông ta sẽ từ chức . Tuyên bố như vậy , M . France vừa tranh thủ đc dư luận Pháp làm hậu thuẫn , vừa tạo ra 1 yếu tố thúc ép đối phương ( nhất là với TQ đã tự cho mình quyền đàm phán trực tiếp với Pháp trong hội nghị Giơnevơ ), TQ thấy cần phải có sự nhân nhượng cần thiết kẻo bỏ lỡ thời cơ. Quả nhiên trong những cuộc gặp gỡ riêng giữa Chu Ân Lai với M .France và giữa 2 đoàn đại biểu Pháp và TQ , những nhà lãnh đạo TQ đã làm hài lòng Pháp rất nhiều .
    b) Gửi thêm quân cho Đông Dương .
    M . France quyết định tăng thêm viện binh cho Đông Dương để củng cố thế trận của Pháp ở đây và làm cho tình hình đàm phán ở Giơnevơ có lợi cho Pháp.
    c) Lôi kéo đồng minh.
    M .France quyết định thông qua Bonnet , đại sứ Pháp đại Mĩ đề nghị các nước đồng minh có sự thống nhất về lập trường chung của phe đế quốc để đưa ra tại hội nghị Giơnevơ. Hai hôm sau , ngày 29-6-1954 , Pháp nhận đc 1 giải pháp của Anh - Mĩ gồm 7 điểm như sau :
    1. Duy trì toàn vẹn lãnh thổ và nền độc lập của Lào và Campuchia bằng cách đảm bảo lực lượng VM rút ra khỏi 2 nước này .
    2. Ít nhất giữ đc một nửa phía Nam VN và nếu có thể có một vùng lõm ở đồng bằng Bắc Bộ. Giới tuyến ko đc quá phía nam Đồng Hới ( nghĩa là ở phía bắc vĩ tuyến 17).
    3. Không đc áp đặt cho Lào và Campuchia phần đất còn lại của VN cũng như ko đc áp đặt cho 2 nước này sự han chế đối với khả năng duy trì các chế độ ko CS , nhất là đối với quyền đc sử dụng sức mạnh cần thiết để giữ gìn an ninh nội bộ , việc nhập vũ khí và mời cố vấn nước ngoài đến giúp đỡ .
    4) Không đc có 1 điều khoản chính trị cụ thể nào dẫn đến việc những vùng còn giữ lại đc bị mất vào tay CS.
    5) Không loại trừ khả năng thống nhất VN trong tương lai bằng con đường hoà bình.
    6) Cho phép di cư trong điều kiện nhân đạo và hoà bình , có kiểm soát quốc tế tất cả những người nào muốn di cư từ vùng kiểm sóat này ở VN sang vùng kiểm soát khác của nước ấy.
    7) Dự kiến 1 hệ thống có hiệu lực về kiểm soát quốc tế .
    Giải pháp 7 điểm này của Anh - Mĩ rất phù hợp với lập trường của Pháp trong hội nghị Giơnevơ là muốn đạt đc 1 thoả thuận ngừng bắn theo kiểu Triều Tiên để cứu đội quân viễn chinh của Pháp tránh khỏi bị tiêu diệt , chia cắt VN ,duy trì chủ nghĩa t-h-ự- c dân Pháp ở Đông Dương . Điều đó cũng lại phù hợp với những thoả thuận giữa Chu Ân Lai với M. France ngày 23-6-1954 như đã nêu trên . M . France còn lôi kéo đc Dulles , ngoại truỏng Mĩ tại Giơnevơ để cùng thống nhất hành động đi đến kết thúc hội nghị theo hướng có lợi cho Pháp .
    Trọng tâm đàm phán lúc này là về VN ,vì những vấn đề cơ bản của Lào và Campuchia ( theo Pháp là vấn đề quân tình nguyện VN phải rút hết khỏi 2 nước này thì đã đc giải quyết). Pháp tập trung vào 3 điểm :
    1.Đưa giới tuyến phân vùng tập kết lên phía bắc càng xa bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu nhằm thu hẹp vùng kiểm soát của chúng ta và mở rộng vùng kiểm soát của Pháp và chính phủ bù nhìn ở miền Nam.
    2. Lùi càng xa càn tốt thời hạn tổng tuyển cử ở VN .
    3. Kéo dài càng lâu càng tôt thời hạn rút quân Pháp về miền Nam ,đồng thời có thời gian để quân tăng viện từ Pháp kịp sang đến nơi.
    Cuộc đấu tranh nhằm xác định giới tuyến giữa 2 miền vẫn diên ra gay go. Ngày 10-7-1954 , TQ lại thúc ép chúng ta : có những điều kiện công bằng và hợp lí để chính phủ Pháp có thể chấp nhận đc , để đi đến hiệp định trong vòng 10 ngày điều kiện đưa ra nên giản đơn, rõ ràng để đi đến hiệp thương , ko nên làm phức tạp lôi thôi tránh thảo luận mất thời gian rườm rà , kéo dài đàm phán cho Mĩ phá hoại.
    Thực ra , TQ dùng những lời lẽ đe doạ mở rộng chiến tranh của Mĩ để thúc ép chúng ta , lúc này Mĩ ko có khả năng can thiệp quân sự trực tiếp vào Đông Dương . Trái lại , Mĩ đang tích cực nắm lấy con bài Ngô Đình Diệm , chuẩn bị điều kiện thay chân Pháp ở Đông Dương .
    Ngày 11-7-1954 , trong cuộc họp với Pháp , chúng ta đề nghị lấy vĩ tuyến 14 làm đường ranh giỡi phân vùng . Ngày 13-7-1954 trong cuộc gặp với Chu Ân Lai , một lần nữa M. France lại nêu chủ trương của Pháp muốn lấy vĩ tuyến 18 làm đường ranh giới phân vùng. Chu đã trả lời M. France rằng :" Tôi tin rằng mếu ngài tiến lên một bước thì phía bên kia ( VNDCCH ) sẽ tiến sa hơn . Nếu Pháp nhân nhượng một ít thì VNDCCH sẽ nhượng bộ nhiều "( hồ sơ kưu trữ của bộ ngoại giao Pháp , ngày 13-7-1954).
    Nắm đc ý đồ của TQ , Pháp càng tỏ ra cứng rắn với chúng ta hơn . Chúng vẫn khăng khăng lấy vĩ tuyến 18 làm đường ranh giới .
    Cuối cùng , trong phiên họp ngày 20-7-1954 giữa Molotov , A. Eden , M.france , Chu Ân Lai và đồng chí Phạm Văn Đồng, mọi người đã nhất trí lấy vĩ tuyến 17 theo địa hình thiên nhiên( từ sông Bến Hải lên vĩ tuyến Bohosu ở biên giới Việt - Lào) làm ranh giới phân vùng kiểm soat giữa VNDCCH và Pháp .
    3) Việc ấn định thời hạn tổng tuyển cử ở VN.
    Đây là điểm mấu chốt về mặt chính trị trong giải pháp cho vấn đề VN, Lào và Campuchia mà đoàn đại biểu của chúng ta đã trình bày trong phiên họp ngày 10-5-1954 . Ngày 13-7-1954 chúng ta lại đưa ra đề nghị cụ thể về thời hạn là 6 tháng sau khi đình chiến sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất nước nhà .
    Yêu cầu của Pháp khi tham dự hội nghị Giơnevơ là nhằm cứu vãn đội quân viễn chinh của Pháp khỏi bị sụp đổ ,chia cắt VN, duy trì chủ nghĩa t-hự-c dân Pháp ở Đông Dương . Vì thế âm mưu của chúng là gtj đi ko bàn đến hoặc có bàn đến thì phải lùi thời hạn tổng tuyển cử tự do ở VN càng lâu càng tốt để " quốc gia ko CS ở miền Nam" của chúng có thể đứng vững đc như chủ thị của M. France khi trở lại hôi nghị Giơnevơ ( 11-7-1954) . Vì vậy , lúc đầu Pháp đưa ra thời hạn tổng tuyển cử ít nhất từ 2 đến 3 năm sau đình chiến, sau đó Pháp giảm thời hạn xuống còn 18 tháng. Còn phía TQ thì chỉ mong sao nhanh chón kết thúc chiến tranh theo kiểu Triều Tiên nên họ ko tin có thể tổ chức tổng tuyển cử tự do ở VN vì nó ko có tiền lệ trong lịch sử . M. France đã đề nghị Chu gây sức ép với VN để có thêm sự nhân nhượng về thời hạn tổng tuyển cử . Nhà nghiên cứu người Mĩ J. Taylor đã nhận xét " ko phải ngẫu nhiên mà Chu cũng ko ép đòi tổ chức tổng tuyển cử sớm ". Trong cuộc gặp với M. France ngày 17-7-1954 , , Chu Ân Lai còn nêu rõ ý kiến là đến tháng 6- 1955 hoặc trong năm 1955 sẽ tổ chức tổng tuyển cử ở VN . Nhưng trong khi gặp lại đại tá Guillermaz chiều ngày 19-7-1954 , Vương Binhg Nham lại cho Pháp biết là Chu Ân Lai gợi ý nên đưa thời hạn tổ chức tổng tuyển cử ở VN là 2 năm tức là đến năm 1956 , còn thời gian cụ thể do 2 bên VN hiệp thương quyết định . Thế là đến phút cuối cùng vào chiều ngày 20-7-1954 , hội nghị chấp nhận gợi ý của TQ là 2 năm sau khi đình chiến sẽ tổ chức tổng tuyển cử để thống nhất VN và chậm nhất là 1 năm sau khi kí hiệp định đình chiến , 2 bên ở Vn sẽ gặo nhau để bàn bạc về vấn đề này .
    Hiệp định Giơnevơ quy định đường giới tuyến quân sự chỉ có tính chất tạm thời, hoàn toàn ko đc coi như là 1 biên giới về chính trị hoặc về lãnh thổ .( điều 6 trong tuyên bố chung của hội nghị Giơnevơ )., nhưng những nhà lãnh đạo TQ lại muốn 2 miền Bắc và Nam VN cùng tồn tại hoà bình , lâu dài , có quyền ngang nhau trong khuôn khổ Đông Dương trung lập , thực chất là họ chỉ muốn kéo dai tinh trạng chia cắt VN.
    Chiến thắng lịch sử ĐBP và hiệp định Giơnevơ dã đánh dấu 1 bước thắng lợi quan trọng của Cách mạng Đông Dương , đồng thời là 1 đóng góp quan trọng mở đầu sự tan rã hoàn toàn của hệ thông thuộc địa của Pháp và báo hiệu sự sụp đổ tất yếu của chủ nghĩa t-h-ự-c dân cũ . Nhưng giải pháp Giơnevơ đã ngăn cản nhân dân 3 nước Đông Dương đạt đc thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Pháp , 1 khả năng rõ ràng là hiện thực như so sánh lực lượng trên chiến trường lúc ấy đã chỉ rõ .
    Ngay 1 số nhân vật có tên tuổi trong phe đ-ế quốc cũng phai thừa nhân thực tế lịch sử năm 1954 như vậy . Các viên tướng Pháp như Ely, Blanc và Fay đều thống nhất nhận định " 1 sự tăng cường dù lớn lao đến đâu cho đội quân viễn chinh cũng ko làm thay đổi đc tình hình ". J . Chauvel, đại sứ Pháp tại Thuỵ Sĩ , đánh giá :" với hiệp định Giơnvở , Pháp đã đạt đc những kết quả ko ngờ nếu căn cứ vào tình thế quân sự và chính trị lúc ấy " . Còn B .Smith, thứ trưởng bộ ngoại giao Mĩ cũng cho rằng :" Hiệp định Giơnevơ là một kết quả tốt nhất mà chúng ta ( chỉ phe đ-ế quốc ) có thể đạt đc . Nên nhớ rằng hiếm có trường hợp nào mà công tác ngoại giao lại có thể giành đc những thứ mà nó ko thể giành đc trên chiến trường ." Trong cuốn " TQ và ĐNA" J. Taylor cũng thừa nhận "thế quân sự của VN có thể cho phép họ giành đc thêm nhiều nhượng bộ hơn nữa của đối phương ". Điều đó thật rõ ràng ! Song xuất phat từ ý đồ xấu xa của TQ tại hội nghị Giơnevơ là ":bán rẻ lợi ích của nhân dân VN, ko những để đảm bảo cho nước họ 1 vành đai an ninh ở phía nam , mà còn chuẩn bị địa bàn cho việc thực hiện âm ,ưu bành trướng ở Đông Dương và ĐNA . Họ muốn duy trì tình trạng VN bị chia cắt lâu dài , hòng làm cho VN suy yếu , phải phụ thuộc vào TQ.
    TQ đã ép buộc VN kí hiệp định Giơnevơ có lợi cho TQ nhiều hơn là có lợi cho nhân dân VN , Lào và Campuchia .
  4. mltr_sg

    mltr_sg Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Bài viết:
    404
    Đã được thích:
    0
    Hoá ra lại có hiện tượng lặp lại lịch sử à: http://ttvnol.com/forum/gdqp/978286/trang-1.ttvn
  5. bodyguardc8

    bodyguardc8 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2008
    Bài viết:
    856
    Đã được thích:
    0
    Em xin trích 1 số thông tin về âm mưa của Tung cẩu qua cuốn sách trong thư viện quân đội do bác Lê Duẩn viết lại để các bác tham khảo

    Đồng chí B nói về âm mưu chống Việt Nam của bè lũ ********* Trung Quốc (24)
    Nói chung, sau khi ta đã thắng Mỹ thì không còn tên đế quốc nào dám đánh ta nữa. Chỉ có những kẻ nghĩ rằng, họ có thể đánh và dám đánh chúng ta, là bọn ********* Trung Quốc. Nhưng nhân dân Trung Quốc hoàn toàn không muốn như vậy. Tôi không rõ bọn ********* Trung Quốc này còn tồn tại bao lâu nữa. Dẫu sao, chừng nào bọn chúng còn đó thì chúng sẽ tấn công ta như chúng vừa làm gần đây [vào đầu năm 1979]. Nếu chiến tranh đến từ phương Bắc thì các tỉnh [Bắc Trung bộ] Nghệ An, Hà Tĩnh và Thanh Hóa sẽ trở thành căn cứ cho cả nước. Đó là những căn cứ vững chắc nhất, tốt nhất và mạnh nhất không gì so sánh được. Vì nếu như vùng đồng bằng [Bắc bộ] vẫn liên tục căng thẳng như vậy thì tình hình sẽ hết sức phức tạp. Hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Nếu không có nhân dân Việt Nam thì sẽ chẳng có ai dám đánh Mỹ, bởi vì lúc Việt Nam đang đánh Mỹ thì cả thế giới còn lại sợ Mỹ…(25) Mặc dầu Trung Quốc đã giúp [Bắc] Triều Tiên, nhưng đó chỉ vì mục đích bảo vệ sườn phía Bắc của họ mà thôi. Sau khi chiến tranh chấm dứt [ở Triều Tiên] và áp lực chuyển sang Việt Nam, ông ta [có lẽ ám chỉ Chu Ân Lai như những đoạn tiếp theo sẽ gợi ý] nói rằng, nếu như Việt Nam tiếp tục chiến đấu thì họ sẽ phải tự lo liệu lấy. Ông ta sẽ không giúp nữa và đã gây sức ép buộc chúng ta phải ngừng đấu tranh.
    Khi ta ký Hiệp định Giơ ne vơ, chính Chu Ân Lai là người đã chia cắt nước ta ra làm hai [phần]. Sau khi nước ta bị chia thành hai miền Bắc và Nam như vậy, cũng chính ông ấy lại ép chúng ta không được đụng chạm gì đến miền Nam. Họ cấm ta vùng lên [chống lại Việt Nam Cộng hòa được Mỹ ủng hộ]. [Nhưng] họ đã không làm chúng ta sờn lòng. Khi tôi vẫn còn đang ở trong Nam và đã chuẩn bị phát động chiến tranh du kích ngay sau khi ký Hiệp định Giơ ne vơ, Mao Trạch Đông đã nói với **** ta rằng, chúng ta cần ép các đồng chí Lào chuyển giao ngay hai tỉnh đã giải phóng cho chính phủ Viên Chăn (26). Nếu không Mỹ sẽ tiêu diệt họ, một tình huống hết sức nguy hiểm [theo quan điểm Trung Quốc]. Việt Nam lại phải làm việc ngay lập tức với phía Mỹ [về vấn đề này]. Mao đã bắt ta phải làm như vậy và chúng ta cũng đành phải làm như vậy (27).
    Rồi sau khi hai tỉnh giải phóng của Lào đã được bàn giao cho Viên Chăn, bọn ********* Lào ngay lập tức bắt Hoàng thân Su-pha-nu-vông. Phía các đồng chí Lào có hai tiểu đoàn lúc ấy đang bị bao vây. Hơn nữa họ chưa sẵn sàng chiến đấu. Sau đó một tiểu đoàn đã vượt thoát [khỏi vòng vây]. Khi đó tôi đưa ra ý kiến là phải chấp nhận cho các bạn Lào phát động chiến tranh du kích. Tôi mời phía Trung Quốc đến để thảo luận việc này với ta. Tôi nói: “Các đồng chí, nếu các anh tiếp tục gây sức ép với Lào như thế thì lực lượng của họ sẽ tan rã hoàn toàn. Bây giờ họ phải được phép tiến hành đánh du kích”.

    **** là Phả/n Đ/ộng
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Tiếp:
    Trương Văn Thiên (28), người trước kia đã từng là Tổng Bí thư [**** Cộng sản Trung Quốc] và có bí danh là Lạc Phủ, đã trả lời: “Vâng, thưa các đồng chí, điều các đồng chí nói là đúng. Chúng ta hãy cho phép Tiểu đoàn Lào ấy được đánh du kích”.
    Tôi hỏi Trương Văn Thiên ngay lập tức: “Các đồng chí, nếu các đồng chí đã cho phép Lào tiến hành chiến tranh du kích, thì đâu có gì đáng sợ nếu phát động chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều gì đã làm cho các đồng chí phải sợ hãi đến nỗi các đồng chí lại ngăn cản chúng tôi?”
    Ông ấy [Trương Văn Thiên] trả lời: “Không có gì phải sợ cả!”
    Đó là điều Trương Văn Thiên đã nói. Tuy nhiên Hà Vĩ, đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam khi ấy, [và] có mặt lúc đó cũng nghe thấy những điều vừa nói.
    Ông ta đã đánh điện về Trung Quốc [báo cáo những gì đã trao đổi giữa Lê Duẩn và Trương Văn Thiên]. Mao trả lời ngay lập tức: “Việt Nam không thể làm như vậy được [phát động chiến tranh du kích ở miền Nam]. Việt Nam nhất định phải trường kỳ mai phục!” Chúng ta quá nghèo. Làm sao ta có thể đánh Mỹ nếu như chúng ta không có Trung Quốc là hậu phương vững chắc? [Do đó], chúng ta đành nghe theo họ, có phải không? (29)
    Dẫu sao thì chúng ta vẫn không nhất trí. Ta bí mật tiến hành phát triển lực lượng của ta. Khi [Ngô Đình] Diệm kéo lê máy chém đi khắp các tỉnh miền Nam, ta đã ra lệnh tổ chức lực lượng quần chúng để chống chế độ này và giành lại chính quyền [từ tay chính phủ Diệm]. Chúng ta không cần để ý đến họ [Trung Quốc]. Khi cuộc đồng khởi giành chính quyền đã bắt đầu, chúng tôi sang Trung Quốc gặp Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình. Đặng Tiểu Bình nói với tôi: “Các đồng chí, bây giờ sai lầm của các anh thành việc đã rồi, các anh chỉ nên đánh ở mức độ trung đội trở xuống.” Đấy là một kiểu ràng buộc mà họ muốn áp đặt lên ta.
    Tôi nói [với Trung Quốc]: “Vâng, vâng! Tôi sẽ thực hiện như vậy. Tôi sẽ chỉ đánh ở mức trung đội trở xuống”. Sau khi chúng ta đánh và Trung Quốc nhận ra rằng chúng ta đã chiến đấu có hiệu quả, Mao đột ngột có đường lối mới. Ông ta nói rằng trong khi Mỹ đánh nhau với ta, ông ấy sẽ mang quân đội [Trung Quốc] vào giúp ta làm đường. Mục đích chính của ông ấy là tìm hiểu tình hình Việt Nam để sau này có thể đánh ta và từ đó bành trướng xuống Đông Nam Á. Không còn lý do nào khác. Chúng ta biết vậy nhưng phải chấp nhận [việc đưa quân Trung Quốc vào miền Bắc Việt Nam]. Chuyện này thì cũng được. Họ quyết định đưa quân vào. Tôi chỉ yêu cầu là họ đưa người không thôi, nhưng quân đội họ vào mang cả súng ống, đạn dược. Tôi lại đành phải đồng ý.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Sau đó ông ấy [Mao Trạch Đông] bắt ta tiếp nhận hai vạn quân, đến để làm đường từ Nghệ Tĩnh vào Nam. Tôi từ chối. Họ vẫn liên tục yêu cầu nhưng tôi không thay đổi ý kiến. Họ bắt tôi phải cho họ vào nhưng tôi không chấp nhận. Họ tiếp tục gây áp lực nhưng tôi vẫn không đồng ý. Các đồng chí, tôi đưa ra những ví dụ này để các đồng chí thấy được âm mưu lâu dài của họ là muốn cướp nước ta, và âm mưu của họ xấu xa tới chừng nào.
    Sau khi Mỹ đưa vài trăm ngàn quân vào miền Nam, chúng ta đã tiến hành Tổng tiến công Mậu Thân 1968, buộc chúng phải xuống thang. Để đánh bại đế quốc Mỹ ta phải biết cách kéo địch xuống thang dần dần. Đó là chiến lược của ta. Chúng ta chiến đấu chống lại một kẻ địch lớn, có dân số hơn hai trăm triệu người và họ từng thống trị thế giới. Nếu ta không thể bắt họ xuống thang dần từng bước, thì ta sẽ lúng túng và không thể tiêu diệt kẻ thù được. Ta phải đánh cho chúng tê liệt ý chí để buộc chúng đến bàn đàm phán và không cho phép chúng đưa thêm quân vào.
    Khi đã đến lúc họ muốn đàm phán với chúng ta, Hà Vĩ viết thư cho ta nói: “Các anh không thể ngồi xuống đàm phán với Mỹ được. Các anh phải kéo quân Mỹ vào miền Bắc mà đánh chúng”. Ông ta đã gây sức ép bằng cách đó, khiến chúng ta hết sức bối rối. Đó hoàn toàn không phải là chuyện đơn giản. Thật là mệt mỏi mỗi khi những tình huống tương tự [với Trung Quốc] lại xảy ra.
    Chúng ta đã quyết định rằng không thể làm theo cách đó được [về ý kiến của Hà Vĩ không nên đàm phán với Mỹ]. Ta đã ngồi xuống ở Paris. Ta đã kéo Mỹ xuống thang để đánh bại chúng. Trong khi đó Trung Quốc lại tuyên bố [với Mỹ]: “Nếu người không đụng đến ta thì ta cũng không đụng đến người. Muốn mang bao nhiêu quân vào Việt Nam, điều đó tùy theo các anh”. Trung Quốc, theo ý của họ, đã làm như vậy và ép ta làm theo.
    Họ đã tích cực đổi chác với Mỹ và dùng ta làm con bài để mặc cả như thế đấy. Khi người Mỹ nhận ra rằng họ đã thua, ngay lập tức họ sử dụng Trung Quốc để xúc tiến việc rút quân ở miền Nam sao cho thuận lợi. Nixon và Kissinger đã đến Trung Quốc để thảo luận việc này.
    Trước khi Nixon đến Trung Quốc, [mục tiêu chuyến đi này của ông ta] nhằm giải quyết vấn đề Việt Nam theo chiều hướng có lợi cho Mỹ và giảm thiểu đến tối đa sự thất bại của họ, đồng thời cho phép ông ta lôi kéo Trung Quốc gần hơn về phía Mỹ, Chu Ân Lai đã đến gặp tôi. Châu [Chu – BVN] nói với tôi: “Vào lúc này, Nixon sắp đến gặp tôi, chủ yếu là để thảo luận vấn đề Việt Nam, do đó tôi nhất định phải đến gặp đồng chí để bàn bạc.”
    Tôi trả lời: “Thưa đồng chí, đồng chí có thể nói bất kỳ điều gì đồng chí muốn, nhưng tôi vẫn không hiểu. Đồng chí là người Trung Quốc; tôi là người Việt Nam. Việt Nam là đất nước của [chúng] tôi, hoàn toàn không phải là của các đồng chí. Đồng chí không có quyền phát biểu [về công việc của Việt Nam], và đồng chí không có quyền thảo luận [những chuyện đó với Mỹ] (30). Hôm nay, thưa đồng chí, tôi nói riêng với đồng chí một điều, mà thậm chí tôi chưa từng nói với Bộ Chính trị của chúng tôi, rằng các đồng chí đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng và vì vậy tôi cần phải nói:.......
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Năm 1954, khi Việt Nam chiến thắng ở Điện Biên Phủ, tôi đang ở Hậu Nghĩa. ****** đánh điện cho tôi, nói rằng tôi cần phải đi Nam để tổ chức lại [các lực lượng ở đó] và nói chuyện với đồng bào miền Nam [về việc này] (31). Tôi đi xe thổ mộ xuôi Nam. Dọc đường đồng bào đổ ra chào đón tôi vì họ nghĩ chúng tôi đã chiến thắng. Thật đau lòng xiết bao! Nhìn đồng bào miền Nam tôi đã khóc. Bởi vì sau đó Mỹ sẽ nhảy vào miền Nam và tàn sát đồng bào tôi một cách dã man.
    Vào tới nơi, tôi lập tức đánh điện cho ****** yêu cầu được ở lại và không tập kết ra Bắc, để có thể tiếp tục chiến đấu mười năm nữa hoặc lâu hơn. [Tôi nói với Chu Ân Lai]: “Thưa đồng chí, đồng chí đã gây ra những khó khăn cho chúng tôi như vậy đấy [muốn nói đến vai trò của ông ta trong việc chia cắt Việt Nam tại hội nghị Giơ ne vơ năm 1954]. Đồng chí có biết thế không?”
    Chu Ân Lai đáp: “Tôi xin lỗi các đồng chí. Tôi đã sai. Tôi đã sai trong chuyện này [ám chỉ việc chia cắt Việt Nam tại Giơ ne vơ] (32). Sau khi Nixon đã đi thăm Trung Quốc, ông ta [Châu] lại sang Việt Nam một lần nữa để hỏi tôi về một số vấn đề liên quan đến cuộc chiến đấu trong Nam.
    Tuy nhiên tôi cũng nói ngay với Chu Ân Lai: “Nixon đã gặp các đồng chí. Chẳng bao lâu nữa họ [Mỹ] sẽ tấn công chúng tôi mạnh hơn”. Tôi hoàn toàn không sợ. Cả hai bên [Mỹ và Trung Quốc] đã thỏa thuận với nhau nhằm đánh ta mạnh hơn. Ông ấy [Châu] đã không phản đối quan điểm này là không có cơ sở, và chỉ nói rằng: “Tôi sẽ gửi thêm súng ống đạn dược cho các đồng chí”. Rồi ông ta nói [về sự e ngại một âm mưu bí mật giữa Mỹ và Trung Quốc]: “Không có chuyện đó đâu”. Dẫu sao họ cũng đã thảo luận đánh ta mạnh hơn như thế nào, kể cả ném bom bằng B-52 và phong tỏa cảng Hải Phòng. Vấn đề rõ ràng là như vậy.
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    dài quá, nếu các bác quan tâm thì mai ep up tiếp
  6. fire92

    fire92 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    15
    Hình như bên Lịch Sủ Văn Hóa cũng có một topic Thắng lợi và thất bại của ta tại Gơnevo thì phải.
  7. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    không cần úp tiếp, bạn nào muốn đọc đầy đủ, không bị so bay tá lả thì sang BVN hoặc tá lả vả, còn như không muốn thì sang đây: Đằng sau tấm màn tre – Trung Quốc, Việt Nam và Thế giới ngoài châu Á
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Ngoài ra còn thêm:
    Nhìn lại cuộc chiến Việt-Trung năm 1979
    Chiến tranh Việt Nam và kế hoạch Phòng Tuyến Ba của Trung Quốc trước Cách mạng Văn hóa 1964-1966

Chia sẻ trang này