1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MỸ HỌC ĐÔ THỊ TOKYO-HỖN LOẠN VÀ TRẬT TỰ

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi danngoc, 12/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    MỸ HỌC ĐÔ THỊ TOKYO-HỖN LOẠN VÀ TRẬT TỰ

    Tớ mở topic mới, mong các bạn tham gia góp ý để điều chỉnh.

    Nhật Bản tuy là đảo quốc, nhưng về văn hóa và bản tính dân tộc có nhiều điểm gần người Việt hơn Trung Hoa. Vậy với topic này mong các anh em chúng ta sẽ đối chiếu, so sánh và nhận định nhiều.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330

    MỸ HỌC ĐÔ THỊ TOKYO
    HỖN LOẠN VÀ TRẬT TỰ

    Yoshinobu Ashihara
    Lời giới thiệu
    Tokyo, thủ đô nước Nhật, thoạt nhìn có vẻ như thật hỗn loạn, và có rất nhiều người đồng tình với ý kiến rằng thành phố này lạc hậu so với các thủ đô khác trên thế giới về mặt quy hoạch và cảnh quan đô thị. Trong nhiều năm ròng các nhà quy hoạch và kiến trúc sư nước ngoài hầu như không quan tâm tới các thiết kế và quy hoạch đô thị Nhật Bản. Mãi cho đến gần đây, họ bắt đầu tự hỏi làm thế nào nước Nhật có thể đạt được sự phát triển kinh tế đáng ngạc nhiên kể từ thập niên 70 (của thế kỷ 20) và có thể liên tục đạt thặng dư thương mại trong khi bản thân người Nhật đang sống trong những môi trường đô thị trông vô cùng hỗn loạn mất trật tự. Cái bí mật ẩn giấu của vấn đề này là gì? Muộn còn hơn không, một làn sóng kiến trúc sư và các nhà quy hoạch đô thị đổ tới Nhật Bản để tìm hiểu kinh nghiệm đầu tay về những thành phố này. Rất nhiều điều kỳ diệu đang được thực hiện nhờ vào công nghệ và bí quyết sản xuất kỹ thuật cao, hệ thống truyền thông và thông tin liên lạc tuyệt hảo, hệ thống cấp nước vệ sinh và an ninh chất lượng cao của đô thị ?" tới mức cho phép uống nước trực tiếp từ vòi nước và yên tâm đi bộ một mình vào ban đêm trên đường phố.
    Hiển nhiên rằng có rất nhiều yếu tố khác nhau tạo nên những thành công của Tokyo. Tuy nhiên, ở đây tôi xin chỉ tập trung vào hai điều: sự tồn tại của ?ovăn hóa của sàn nhà?, tức một văn hóa truyền thống Nhật Bản xây dựng trên tập tục cởi giầy dép trước khi bước vào nhà, như được giải thích trong Chương 1, và một lịch sử xây dựng đô thị trên những mảnh, những rẻo đất nhỏ chắp vá nhiều hơn là một hình ảnh tổng thể được hình dung rõ ràng như ở các đô thị phương Tây. Nếu chúng ta đang xây dựng các đô thị hoàn hảo hơn cho tương lai, chúng ta cần thấu hiểu cái lịch sử và truyền thống này để lập nên một ?otrật tự kiểu Tokyo? mới, và điều này có nghĩa là phải tìm hiểu cái ?omỹ học của sự hỗn loạn? mới mẻ mà bề ngoài có vẻ như làm lộn xộn toàn bộ tổ chức trật tự đô thị.
    Mặt khác, Tokyo vẫn còn nhiều thiếu sót cần điều chỉnh trước ngưỡng cửa thế kỷ 21: điều chỉnh hợp lý hơn quyền sở hữu đất đai nhờ bản quy hoạch đô thị, cải thiện và trang bị hệ thống đường sá thông qua quy hoạch tổng thể mạng lưới giao thông, cải tạo, đổi mới việc quản lý sông ngòi và kênh mương, tái lập mối liên hệ giữa khu ở và cộng đồng dân cư, và sửa lại xu hướng thương mại hóa quá mức trong phát triển đô thị. Tôi cũng đưa ra một số kiến nghị của bản thân về cách thức cải tạo vấn đề, kèm theo các so sánh với những đô thị nổi tiếng khác trên thế giới. Bản thân là một cư dân lâu đời của đại đô thị này, đôi lúc tôi ngờ vực rằng bí mật của sự phát triển kinh tế và cách tân văn hóa Nhật nằm ở sự hỗn loạn bề ngoài của Tokyo. Chúng tôi bắt đầu quan sát sự gia tăng của các xuất bản về những phương pháp tiếp cận mới với công nghệ ?ohỗn loạn? và thuật toán chia, và bất ngờ chúng tôi nhận thấy mình đang bị đưa tới một thế giới vô hướng. Những khái niệm này diễn tả, không phải một cái nhìn rõ ràng hai mặt, thuần tuý trắng hay đen của thế giới, mà là một lối suy nghĩ khác cho phép có thể uyển chuyển, không cứng nhắc xây dựng nên cấu trúc của một trật tự.
    Những ý tưởng song hành như sự hỗn loạn và thuật toán chia được tìm thấy, không phải tại những thành phố được quy hoạch rõ ràng từ đầu như Paris hay New York, mà tại chính Tokyo, nơi đã được tìm hiểu theo kiểu từng phần nhỏ riêng biệt. Tôi tin rằng những ý tưởng này được biểu hiện trong những gì được xem là thứ mỹ học mới của Tokyo, thể hiện ở trật tự giữa sự hỗn loạn.
    Được danngoc sửa chữa / chuyển vào 18:43 ngày 12/02/2006
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    01. Cởi giầy: Kiến trúc theo sàn nhà
    Việc đầu tiên người Nhật làm khi trở về ngôi nhà là cởi đôi giầy của họ. Tập tục đó ảnh hưởng thế nào tới sự nổi bật của nền văn hóa độc đáo Nhật Bản và sự phát triển của các đô thị Nhật Bản? Nó nói gì với chúng ta về phương thức phản ứng cần thiết để đáp lại những thách thức của thời đại quốc tế hóa? Tôi tin rằng chúng ta cần xem xét những câu hỏi như vậy một cách hết mực cẩn trọng.
    Nhà phê bình người Anh Michael Cross đã chú ý tới tập tục cởi giầy trong việc giải thích tại sao Nhật Bản phát triển nhanh chóng trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất kỹ thuật cao. (Michael Cross, ?oFalling on your feet ?" a lesson in Japanese shoe etiquette?, New Scientist 6 Jan. 1990, p. 69) Trong khi người Nhật tự giác cởi giày trước khi bước vào căn phòng khử trùng, nơi sản xuất ra các vi mạch, thì đối với người Phương Tây đấy là điều phiền toái phải chịu đựng. Và trong khi họ chịu đựng, sản lượng của người Nhật mau chóng tăng cao.
    Tôi đã có lần đề cập về một tấm bưu thiếp sơn dầu thực hiện năm 1942 mang tên ?oSeisho? (Hợp xướng) do nghệ sĩ Ryôhei Koiso gửi cho một người bạn Đức. Bức vẽ mô tả một nhóm phụ nữ trong những bộ trang phục đứng đắn đang say sưa hợp ca, nhưng người Đức nọ nói lại với tôi rằng nó gây một ấn tượng rất kỳ lạ với ông bởi trong khi những người phụ nữ kia ăn bận rất nghiêm túc, họ lại đi chân trần. Lập tức, chúng tôi thấy ngay điều ông muốn nói. Trang phục của những người phụ nữ kia bộc lộ sự tôn sùng của người Nhật đối với văn hóa Phương Tây; nhưng cái thực tế rằng họ đứng trên mặt đất bằng đôi chân trần cho thấy tác giả bức tranh chính là người Nhật, không thể lầm lẫn vào đâu được. Nó tạo một cảm giác hoàn hảo đối với người Nhật chúng ta, nhưng lại tạo cảm giác lạ lùng đối với những người nước ngoài.
    Nhìn từ cả hai phía, chúng tôi có thể thấy lối sống tại Nhật được hình thành một cách đáng kể ra sao nhờ lối ?okiến trúc theo sàn nhà?. Ở đây tôi muốn đề cập tới hình thức kiến trúc nhà khung gỗ truyền thống trong đó sàn nhà được nâng cao khỏi mặt đất để chống cái nóng ẩm mùa hè đặc trưng của khí hậu Nhật Bản. Sàn nhà được nâng cao và luôn được lau chùi sạch sẽ, do đó hình thành tập tục cởi bỏ giày dép trước khi bước lên chúng. Các bức tường, được lắp dựng lên bằng những tấm shôji hoặc fusuma di động và dễ dàng thay thế, không được gắn chặt cố định, trong khi sàn nhà luôn cố định và là thành tố cốt yếu của ngôi nhà. (Yoshinobu Ashihara, Zoku Machinami no bigaku [Mỹ học đô thị: Phần kết luận], Iwanami Shoten, 1983, p.3).
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    02. Nguyên tắc cơ bản của kiến trúc phương Tây: Bức tường
    Ngược lại, điểm khởi xuất của nền kiến trúc Phương Tây ?" có thể xem là các Kim tự tháp Ai Cập hoặc đền Parthenon Hy Lạp ?" là từ bức tường. Tại các khu vực này trên trái đất, mùa hè rất nóng nhưng cũng rất khô. Hiển nhiên là xung quanh những tượng đài kiến trúc đó có rất ít rừng gỗ, ít nhất cũng không đủ để làm các cột dầm thiết yếu của một kiến trúc gỗ. Trong vùng khí hậu nóng và khô đó, những không gian lớn bao quanh bởi các bức tường đá đem lại cảm giác khá mát mẻ và dễ chịu. Ở Phương Tây, đặc biệt tại vùng Nam Âu nơi có mùa hè nóng khô và mùa đông lạnh ẩm, thành phần cơ bản của các ngôi nhà chính là các bức tường đá thô chắc.
    Trái ngược với kiểu kiến trúc phát triển dựa trên sàn nhà là kiểu kiến trúc của các bức tường, hay còn gọi là kiểu nhà xây. Con người sống trong những ngôi nhà kiểu này coi nội thất và ngoại thất ngôi nhà như những phần của trật tự không gian sinh hoạt mà không có sự tách biệt.
    Sự tương đương giữa không gian trong nhà và không gian ngoài nhà chính là khởi điểm của Phương Tây khi tiến hành quy hoạch đô thị, trong đó các nhu cầu công cộng được dành phần ưu tiên. Sự tương đương đó dẫn tới một bản thiết kế đô thị coi trọng tính đồng nhất tổng thể và tính liên tục trong không gian đô thị. Lấy ví dụ như tại Đức, người ta đã hình thành nên tập quán trồng hoa trang trí trên ban công nhà.
    Ngược lại, tại Nhật Bản, ấn tượng của lối kiến trúc trên sàn nhà cơ bản tập trung ở sự ưu tiên theo thứ tự các không gian riêng tư. Tục lệ cởi giầy có nghĩa là việc duy trì trật tự không gian nội thất ngôi nhà được xem trọng hơn so với dáng vẻ bên ngoài nhà hoặc so với góc nhìn ra phong cảnh đẹp xung quanh. Có lẽ đó là lý do người Nhật thường ít quan tâm tới việc làm thoáng mặt tiền nhà và phơi quần áo ngoài ban công, nơi nhiều người có thể trông thấy. Trong tình huống này, cái gọi là trật tự trên mặt phẳng, tức mặt sàn bên trong, đối ngược với cái trật tự theo tuyến, tức các đường nét của các bức tường ngoài nhà, thúc đẩy sự phát triển khác thường của đô thị trong đó ưu tiên quyền riêng tư của chủ nhà đặt lên trên các lợi ích công cộng.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    03. Những cách chỉ đường khác nhau
    Sự định hướng theo sàn nhà của người Nhật cũng có thể nhận thấy rõ ở cách đặt tên đường và sắp xếp địa chỉ nhà. Trong các thành phố Phương Tây, các đường phố được bố trí theo trật tự mỹ quan và mỗi con đường lại được đặt một cái tên riêng biệt. Không chỉ xác định được số nhà và tên đường, thậm chí một người khách lạ còn có thể dễ dàng xác định vị trí của ngay chính ngôi nhà, không chỉ tại những đô thị quy hoạch kiểu bàn cờ như New York hay Washington DC., mà ở cả những thành phố có quy hoạch phức tạp hơn nhiều như Paris hay Rome. Truyền thống ?okiến trúc tường xây? đánh giá cao sự tuyến tính hóa các công trình dọc theo đường phố và sự định vị chúng dựa trên việc tham khảo những điểm đặc biệt trên các tuyến đường chính của thành phố.
    Trái lại, ở Nhật Bản, có lẽ do lối ?okiến trúc theo sàn nhà?, một lối tổ chức sắp xếp theo dạng diện dựa trên quyền sở hữu đất chiếm ưu tiên so với lối tổ chức theo dạng tuyến dựa trên các khuôn mẫu của đường phố. Trước tiên, một tên gọi được đặt cho một quận, và tiếp đó là phân chia các số của lô đất. Một địa chỉ đăng ký tại Tokyo thường được viết bắt đầu bởi tên khu ở, tên cộng đồng sống trong khu ở đó, tên của tiểu khu, rồi số đăng ký của lô đất, rồi cuối cùng là họ và tên của chủ nhà. Tại các nước khác, thứ tự này tiến hành ngược lại: họ và tên trước, theo sau là số nhà, tên đường và tên thành phố. Hệ thống xác định địa chỉ Nhật Bản rất khó hiểu, việc tìm ra một ngôi nhà mà chỉ dựa vào địa chỉ đòi hỏi cần có nhiều kinh nghiệm, thậm chí đối với cả chính người Nhật. Mời một vị khách nước ngoài lần đầu tới thăm nhà có thể tạo ra khá nhiều rắc rối.
    Khuynh hướng tại Nhật coi không gian bắt nguồn từ khái niệm ?osàn nhà? có lẽ xuất phát từ sự thật rằng do khí hậu quá ẩm ướt nên thật thiếu thực tế nếu phải đi giày dép trong nhà. Nhiệt độ cao và sự ẩm ướt của mùa hè dẫn tới việc phát triển lối ?okiến trúc theo sàn nhà?. Ở Phương Tây, đặc biệt tại vùng Nam Âu, nơi ?okiến trúc tường xây? phổ biến, mùa hè có đặc điểm rất nóng và khô. Theo nhà triết gia và nghiên cứu lịch sử văn hóa Tetsurô Watsuji (1889-1960) viết trong nghiên cứu của ông về văn hóa và khí hậu, Fudo, ẩm độ là nhân tố khí hậu có ảnh hưởng tới văn hóa nhiều hơn hẳn nhiệt độ. Không còn nghi ngờ gì nữa, hình thức đặc biệt của các đô thị Nhật Bản có liên hệ rất mật thiết với ẩm độ ở đây.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Topic này tôi xin cung cấp hình ảnh sau. Các bác có thể tham khảo thêm bài viết du ký Nhật Bản trong đây:
    http://www3.ttvnol.com/f_233/629979.ttvn
  7. sushi_happy

    sushi_happy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/12/2005
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    anh dannhoc ơi, anh nói rõ hơn về sự liên quan giữa độ ẩm và hình thức đặc biệt của các đô thị Nhật được không ạ! topic này hay quá
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    05. Hệ thống cấp nước và cống thoát nước
    Các thành phố Nhật Bản thường bị chỉ trích là lạc hậu trong việc lắp đặt hệ thống cống thoát và ốp lót bề mặt đường phố, dù chúng đã có được hệ thống cấp nước khá hợp lý, đầy đủ. Tình trạng này có thể một phần là kết quả của truyền thống văn hóa cởi giầy khi vào nhà của Nhật Bản.
    Trong các cộng đồng canh tác nông nghiệp ở Nhật Bản, việc phòng thủ chống lại kẻ thù từ bên ngoài là không cần thiết, do đó các căn nhà nông thôn được bố trí khá phân tán. Những căn nhà này, hơn nữa, lại được vây quanh bởi những mảnh ruộng vườn khá ẩm ướt. Chất thải của con người và các loại chất thải khác được sử dụng làm phân bón và đưa thẳng vào môi trường tự nhiên. Điều quan trọng cần ưu tiên là phải có được hệ thống cấp nước sạch hoặc một cái giếng lấy nước uống trong khi hệ thống cống thoát nước thải là hoàn toàn không cần thiết. Hơn nữa, khi nông dân trở về nhà sau khi làm việc đồng áng, họ chỉ đơn giản là cởi bỏ giày dép bẩn trước khi bước vào trong phòng ở của ngôi nhà. Truyền thống cởi giày này làm cho việc ốp lót đường đi và xây dựng hệ thống thoát nước thải trở thành không cần thiết.
    Việc xuất hiện của các con đường lát đá và những ngôi nhà xây, cùng tập quán đi dép trong nhà, như ở các đô thị Châu Âu Trung Cổ, đã thuyết phục giới thượng lưu ở đây rằng phát triển hệ thống cống thải là cách hiệu quả duy nhất để chống lại bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, vẫn còn đó một mối nguy hiểm: ngay khi đô thị đã được hoàn toàn lót đá và hệ thống thoát nước mưa cũng như nước thải được lắp đặt, đất đai của đô thị trở nên khô cằn, các con sông của nó sẽ đổ vào những chiếc cống khổng lồ, và hệ thống sinh thái của nó sẽ phải chịu những huỷ hoại không thể hồi phục được. Thực tế rằng những thành phố Nhật Bản đã chậm thực hiện việc ốp lót mặt đường và lắp đặt hệ thống cống thải hơn việc lắp đặt hệ thống cấp nước không có nghĩa là Nhật Bản tụt hậu so với Phương Tây, ít nhất là trên quan điểm về sinh thái đô thị.
    Mặc dù các đại đô thị của Nhật như Tokyo vẫn tiếp tục phát triển hệ thống cống thoát trong hy vọng theo kịp về hạ tầng so với các nước Phương Tây, việc xây dựng những bể tự hoại tư nhân tự lắp đặt để xử lý cả nước thải hỗn hợp và nước thải sinh hoạt, mà trên hết là trách nhiệm của mỗi chủ nhà, có lẽ là phù hợp thực tế hơn. Trong trường hợp của Nhật Bản, nơi những dự án quy hoạch đô thị quy mô lớn vẫn còn hiếm gặp, giải quyết những vấn đề như vậy trên cơ sở bên trong phạm vi mỗi gia đình như một vấn đề về trách nhiệm cá nhân có lẽ là giải pháp tốt nhất.
    Một sự bắt kịp dựa trên việc đặt thêm trách nhiệm lên các cá nhân có thể là khá hiệu quả cho việc phát triển trong tương lai của các thành phố Nhật Bản, như tôi sẽ giải thích trong phần sau, và, cùng với tập quán cởi dép khi bước vào nhà và ưu tiên cho những trật tự bên trong, là một vấn đề văn hóa mà những nước khác trên thế giới cần thiết phải tìm hiểu sâu rộng hơn.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    06. Văn hoá của sàn nhà
    ?oVăn hoá của sàn nhà?, lấy từ tập quán đặc biệt của người Nhật cởi giày dép khi bước vào nhà, không thể tự nhiên mà huỷ bỏ một cách phi lý. Lấy ví dụ như từ chuyện vẽ một bức tranh. Ở Châu Âu, nơi việc vẽ lên tấm vải bố đặt thẳng trên mặt sàn nhà bẩn thỉu là việc không thể nghĩ tới được, các họa sĩ vẽ trên giá vẽ, là một bức tường thay thế theo phương đứng mà trên đó một tấm vải bố được căng lên. Trái lại, tại Nhật, việc vẽ theo lối cổ truyền được thực hiện trên tấm liễn washi trải theo phương ngang trên một sàn nhà sạch sẽ.
    Ta cũng có thể cho rằng lối ?okiến trúc theo sàn nhà? khuyến khích việc sử dụng màu nước và mực tàu, trong khi lối ?okiến trúc tường xây? dẫn tới việc phát triển những vật liệu dẻo như sơn dầu. Màu nước và mực tàu phải được quét lên những vật liệu đặt nằm ngang do chúng có khuynh hướng chảy xuống trên những bề mặt đặt thẳng đứng. Những bức vẽ cuộn, bao gồm cả chuỗi bức tranh liên hoàn diễn ra trên một bề mặt liên tục, là một nghệ thuật đặc biệt của văn hóa Nhật Bản mà ta không thể tách rời khỏi lối kiến trúc theo sàn nhà.
    Cùng với lối ?okiến trúc theo sàn nhà?, nghi thức thích hợp khi bước vào một căn phòng là mở tấm fusuma bằng cách kéo ngang trong khi đang quỳ gối trên sàn. Khi chào đón một người nào đó, người ta cũng thực hiện một nghi thức là cúi người xuống trong khi đang quỳ trên sàn thay vì là bắt tay khi đang đứng thẳng người như ở Phương Tây. Vì những lý do đó, trong kiến trúc truyền thống Nhật Bản, chiều cao trần nhà được hạ thấp hơn và kích thước cửa đi và cửa sổ cũng nhỏ hơn so với trong kiến trúc Phương Tây.
    Thậm chí ngay hiện nay, trong thời đại quốc tế hóa, trần nhà cũng vẫn thấp và cửa đi cũng không cao tới mức chúng đáng phải có, kể cả tại những công trình công cộng như nhà ga tàu điện, có lẽ là do ảnh hưởng của truyền thống. Khi trông thấy người nước ngoài va đầu của họ vào khung cửa toa tàu cao tốc Shinkansen, tôi đã đo kích thước cửa và phát hiện rằng chúng chỉ cao có 1,84 mét. Nhà vô địch Sumo Akebono có chiều cao tới 2,4 mét, vậy nên anh ta chắc chắn sẽ va sứt đầu trừ khi anh ta cúi sát mình xuống. Góc nhìn thấp của chúng ta, kết quả của lối ?ovăn hóa của sàn nhà? của chúng ta, không nghi ngờ gì nữa, đã dẫn tới thực tế là chúng ta không quan tâm tới việc sử dụng những kích thước như thế cho các cánh cửa của công trình công cộng, thậm chí ngay cả cho những đoàn tàu Shinkansen vẫn được thế giới ca ngợi.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    09. Cảnh quan thành phố Tokyo
    Cảnh quan của các thành phố Nhật Bản có cấu trúc chỉ hơi giống nhau ở các đường thẳng và và thậm chí còn ít giống hơn ở sự cân xứng và mặt đứng của các công trình dọc những đường thẳng đó, do đó khu đất xây dựng của các công trình đó không cần phải vuông vức hay có hình chữ nhật. Đó là kết quả hiển nhiên của tập quán cổ xưa cho phép người chủ đất tự phân chia khu đất của mình theo bất cứ cách nào mà họ thích, và đất đai thì được chia nhỏ thỏa theo những yêu cầu về thừa kế mỗi khi người chủ của nó qua đời. Hình dáng của đô thị, do đó, được quyết định không phải bởi quy hoạch tổng thể đô thị, mà bởi những ý nguyện bừa bãi và thiếu mạch lạc cùng những hành động của các chủ đất tư. Điều này quả thực đã tạo ra cảnh quan có vẻ hỗn loạn của Tokyo.
    Tiến thẳng về thành phố sau chuyến bay từ Châu Âu tới sân bay Narita, tôi chu du trên một xa lộ sáu làn đường, qua những khoảnh rừng và cánh đồng xanh tươi sum suê, và rồi đi vào vùng ven của thủ đô Tokyo. Thời tiết đang khá đẹp, quần áo và chăn đệm được treo đầy ngoài những mặt hiên quay hướng Nam của những chung cư trung tầng và cao tầng. Tất nhiên, đối với một người Nhật như tôi, đấy là một cảnh quen thuộc. Nhưng do vừa trở về từ Paris, tôi có một cảm giác không dễ chịu khi thấy mình bị ép phải liếc nhìn vào cái thế giới riêng tư mang tính gia đình của những người xa lạ. Trong nhà tắm của các khách sạn Châu Âu, ta hay nhìn thấy những giá treo khăn tắm được sưởi ấm bằng điện để hong khô khăn và đồ lót trong chỉ vài giờ đồng hồ. Những giá hong khăn có lẽ là chuyện cần thiết bắt buộc, do tại những nơi như London, đồ giặt phơi ngòai hiên không thể khô ráo được, nhưng chúng cũng là kết quả của việc tôn trọng vẻ bề ngoài của cảnh quan đô thị.
    Những món đồ giặt treo ngoài nhà để phơi khô xuất hiện khắp nơi trên các phố vắng của thành phố tại nhiều nước phát triển cho thấy trong một thoáng nếp sống thực tế của con người và điều này có thể đem lại một cảm giác gần gũi thân mật. Tuy nhiên, những khối chung cư mà ta thấy ngày nay tại Nhật Bản lại là những công trình mới xây và khá hiện đại, làm cho những quần áo và khăn trải giường dường như trở nên lạc lõng với cảnh quan.

Chia sẻ trang này