1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MỸ HỌC ĐÔ THỊ TOKYO-HỖN LOẠN VÀ TRẬT TỰ

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi danngoc, 12/02/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pensee113

    pensee113 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề này người Nhật cũng đang đau đầu bác ạ,nhưng theo em biết chỉ những khu phố cũ,toà nhà cũ ,người ta mới phơi ngoài balcony như thế.Những khu phố mới,toà nhà mới người ta cấm tiệt.Như nhà em đang ở,phơi thế là bị nhắc nhở ngay.
  2. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    Rất hay, em đã đọc cả bài của anh ở bên topic du lịch, mong anh tiếp tục.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Các bác vào cho ý kiến đi chứ. Để tớ điều chỉnh lại.
    11. Vấn đề tái phát triển đô thị
    Trong những quy hoạch tổng thể tái phát triển đô thị, ưu tiên hàng đầu phải là phúc lợi cho người dân chứ không chỉ đơn giản theo đuổi lợi nhuận thông qua việc thành lập những khu thương mại. Tái phát triển đô thị ở Mỹ khởi đầu cùng với việc cải tạo nâng cấp những khu dân cư cấp thấp - nghĩa là xóa bỏ những khu ổ chuột-và dù các khu thương mại vẫn được bố trí cho mỗi quận, mục tiêu chính vẫn là xây dựng và nâng cấp nhà ở. Nhiều năm trước, khi tới thăm Nhật ngay sau Thế Chiến Thứ Hai, Justin Hermann, một chuyên gia và là người tiên phong trong lĩnh vực tái phát triển đô thị trong nội đô San Francisco, đã nhấn mạnh đến điểm này. Hermann vốn nổi tiếng vì một loạt các dự án như Dự án Embarcadero, đã trở thành một hình mẫu cho các dự án tái phát triển đô thị sau này.
    Tại Nhật Bản, tái phát triển đô thị hầu như bị giới hạn trong các khu vực phía trước các nhà ga và các trung tâm quận, và hầu như tất cả các dự án đều có mục tiêu trên hết là nâng cao lợi nhuận thương mại. Dù các không gian trống công cộng và những yếu tố khác để làm tăng chất lượng của không gian tất nhiên là cũng có mặt trong các dự án này, yếu tố quyết định trong dự án vẫn là khả năng dự án sản sinh ra lợi nhuận thông qua mục đích sử dụng đất. Chỉ có một cố gắng cho đủ lệ bộ được thực hiện nằm ở chất lượng xây dựng tốt và sự nâng cấp nhà ở, còn thì rất ít điều được thực hiện nhằm giảm bớt khoảng cách giữa nơi làm việc và nơi ở.
    Một vài năm trước, một nhóm quan sát viên đi thu thập số liệu về để liên hệ với việc xây dựng một khu siêu thị ngầm ở Les Halles tại Paris đã tới thăm Nhật Bản, và tôi đã dẫn họ đi tham quan một khu siêu thị ngầm ở Tokyo. Tại Nhật Bản, các siêu thị ngầm dưới đất được xây dựng để sử dụng đất hiệu quả hơn, và luôn có những công trình thương mại cao tầng mọc lên từ phía trên. Tại Les Halles, người ta cho tôi biết, họ đã quyết định chỉ đặt những công trình thương mại trong những siêu thị ngầm dưới đất bởi nếu đặt chúng trên những khu cao tầng của dự án sẽ làm nhòa đi sự khác biệt giữa chúng (giữa các khu cao tầng) và làm cảnh quan đô thị trở nên đơn điệu. Một cửa hàng khổng lồ đứng phía trên cái siêu thị Nhật Bản mà chúng tôi đã tới, và tôi còn nhớ một cách sống động lời chỉ trích của những nhà quan sát đến từ Paris khi họ ra về, rằng công năng của các không gian ở Nhật Bản dường như dựa trên một lập luận hoàn toàn khác biệt.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    12. Chức năng của các nhà ga
    Các nhà ga đường sắt hay tàu điện ngầm chính tại Nhật hầu như luôn nằm ở ngay trung tâm thành phố, và do đó đứng trên khu đất vô cùng đắt giá, cho nên hiển nhiên là những người phát triển các công trình đó mong muốn sử dụng đất đai hiệu quả hơn, với mật độ cao hơn để tăng lợi nhuận. Ngược lại, nhà ga đường sắt ở Châu Âu có trần rất cao và thiết kế thoáng rộng, một số có mái vòm cong để dẫn ánh sáng từ ngoài vào nội thất. Nhà ga cao rộng của Rome đã trở thành cảnh nền đáng nhớ cho một số bộ phim có cảnh chia tay sầu thảm.
    Các nhà ga tại Nhật, mặc dù có tính công cộng, thường có phần trần khá thấp, bởi luôn có các khách sạn hay cửa hàng được xây phía trên nhằm tăng mật độ sử dụng đất. Do đó, ngoài những bảng ký hiệu cung cấp thông tin về các chuyến tàu, gần như mỗi bức tường đều phủ đầy những bảng hiệu và bảng quảng cáo của các cửa hàng hay tiệm ăn, bao lấy người khách bằng hàng núi thông tin và khiến họ càng khó định hướng hơn so với các nhà ga ở Mỹ hay Châu Âu. Đối với khách du lịch nước ngoài đặt chân lên một vùng đất xa lạ, những bảng hiệu nhiều quá mức ấy là vô ích và làm cho họ rất khó khăn khi tìm kiếm tới đúng sân chờ chuyến tàu của mình.
    Một lần nữa, dù mang tính chất công cộng, các nhà ga vẫn đúng là được phủ đầy những quảng cáo thương mại đến nỗi thật khó để nhận ra chúng là nhà ga hay công trình thương mại. Những hành động để phản đối lại việc xây dựng những nhà ga - cao ốc đã xuất hiện ở một vài nơi, và chúng ta cần phải xem xét lại từ góc độ quy hoạch đô thị tính đúng đắn của việc đưa cả hai chức năng công cộng là nhà ga tập trung và chức năng thương mại của cửa hàng và tiệm ăn vào cùng một công trình. Ở vùng ngoại ô, có thể là tiện lợi cho mọi người khi dừng chân tại nhà ga, đồng thời là đi mua sắm, và rồi quay lại và đi về nhà, nhưng việc kết hợp một nhà ga trung tâm với một cửa hàng lớn tại trung tâm thành phố khó có tính thuyết phục nếu xét trên góc độ phân khu chức năng đô thị.
    Do tuần làm việc năm ngày đã thành lệ thường ở Nhật Bản, người lao động có thêm nhiều thời gian ở nhà hơn, và trong buổi chiều tối số lượng người của Quận Marunouchi nằm giữa Ga Tokyo, đã giảm đáng kể. Những cửa hàng lớn trong các khu trung tâm này đã buộc phải cắt bớt thời gian buôn bán của mình. Chắc chắn sẽ có lúc các cửa hàng lớn ở ven các ga trung tâm ở Tokyo sẽ phải chịu sự suy thoái và phải trả giá vì đã bố trí quá gần nhà ga trung tâm.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    13. Nhu cầu đối với quy hoạch đô thị
    Sinh sống tại Paris hoặc New York, người ta sẽ nhận ra rằng điều quan trọng ở đây nằm ở những quyền hạn, không phải là quyền sở hữu đất, mà ở mục đích sử dụng đất. Tại Nhật vấn đề này mơ hồ hơn nhiều so với tại các nước Phương Tây, thậm chí ngay ở mức độ quốc gia.
    Bất động sản khá lớn thuộc về khu trước đây là sân ga của Đường sắt Quốc gia Nhật Bản (JNR) tại Shiodome trong Quận Shimbashi đã bị bán đứt cho tay đấu giá cao nhất trong một nỗ lực tìm được món tiền lớn nhất có thể để trả hết những khoản nợ tích lũy của công ty trước khi nó được tư hữu hóa. Thoạt nhìn điều này có vẻ như là một cách hợp lý để cân đối tài chính, nhưng nó đã được thực hiện mà thiếu đi sự nghiên cứu để tìm cách sử dụng tốt nhất một khu đất giá trị và khó tiếp quản nằm giữa một quận trung tâm, xét trên góc độ quy hoạch đô thị. Cũng không có cuộc trưng cầu ý dân nào được thực hiện về chuyện từ bỏ một khu đất đã tồn tại trong một thế kỷ để làm phí tổn cho những người đóng thuế. Chẳng lẽ chính phủ hoặc chính quyền thành phố không thể đứng ra mua lô đất này rồi chuyển thành công viên nhằm tăng diện tích mảng xanh làm dịu mát đô thị, hoặc xây dựng những công trình phục vụ công tác phát triển văn hoá như bảo tàng hay nhà hát? Giá như xảy ra tại nước Pháp, hẳn một kế hoạch như vậy sẽ được thông qua. Ta chỉ cần xem thử tại Paris, cái khu đất trước đây vốn là một sân ga tại khu Bastille đã được chuyển thành nhà hát Opéra-Bastille mới, còn khu đất trước là lò mổ tại khu Villette nay chuyển thành Cité de la Musique và Cité des Sciences et de l?TIndustrie.
    Người ta đã nói nhiều về chuyển một số chức năng chính quyền ra khỏi trung tâm Tokyo nhằm giảm bớt sự tập trung hóa quá mức, nhưng vẫn còn cần nhiều tranh luận về việc kiểu thức thủ đô nào sẽ được xây dựng thay thế và xây dựng ở thành phố nào. Thật lạ rằng cứ mỗi lần người ta tranh luận về những thành phố như Kôfu, Shizuoka, Hamamatsu hay Sendai làm ứng cử viên, giá đất lại dao động và cư dân thoạt đầu thì mừng rỡ, còn sau đấy lại trở nên thất vọng chán nản. Trước khi chúng ta xem xét cân nhắc các bản quy hoạch đô thị Canberra của Walter Burley Griffin, bản quy hoạch Washington D.C. của Pierre Charles L?TEnfant hay những bản quy hoạch đô thị của Frederick Law Olmstead, chúng ta nên tham khảo các quy hoạch ngay tại Nhật Bản như quy hoạch Heijôkyô, kinh đô cổ của Nhật mà về sau trở thành Nara, và Heiankyô, một kinh đô khác sau chuyển thành Kyoto. Sự hạnh phúc và sung túc của toàn thể nhân dân Nhật phải là điều được cân nhắc xem xét trong bất cứ quyết định nào về việc di chuyển thủ đô, chứ không phải là lợi nhuận các chủ đất kiếm được từ sự tăng vọt của giá bất động sản.
    Cần mau chóng quyết định vị trí của thủ đô mới và rồi hoàn chỉnh các chi tiết của bản quy hoạch đô thị và hệ thống giao thông, đồng thời công bố sự đóng băng hoàn toàn giá đất trong khu vực cùng các thủ tục tham khảo nguyện vọng của toàn thể người dân. Bất luận thế nào, điều đáng ngạc nhiên nhất là việc tính toán di dời thủ đô lại được tán thành bởi phần lớn các thành viên của Nghị viện mà không có chút thảo luận nào về việc thủ đô có thể xây dựng tại đâu.
    14. Hai kiểu mẫu của sự hình thành đô thị
    Tôi tin rằng kiến trúc và đô thị có thể được hình thành theo hai cách khác nhau: cách thứ nhất thực hiện theo kiểu mà tôi gọi là ?otiếp cận từng phần? và khởi đầu từ từng bộ phận, còn cách thứ hai thực hiện theo kiểu ?otiếp cận toàn thể? và khởi đầu từ một khái niệm tổng quan. Với cách tiếp cận đầu tiên, một đô thị được hình thành dần dần, mỗi lần một hoặc hai ngôi nhà; không ai có được một hình dung cụ thể trước đó xem đô thị cuối cùng sẽ như thế nào. Tuy nhiên, với cách tiếp cận sau, ta có thể ngay từ đầu đã xây dựng được một quan niệm rõ ràng một đô thị với dân số và quy hoạch xác định. Từng công trình riêng biệt sẽ được xây dựng nối tiếp trên cơ sở của quy hoạch đó.
    Tôi đã từng tranh luận ở đâu đó về hai cách để thiết lập trật tự kiến trúc và không gian đô thị: bằng cách cộng thêm vào và bằng cách loại bớt đi. Trong điêu khắc, một số tác phẩm được tạo ra bằng cách đắp thêm vật liệu vào những chỗ còn trống rồi nối kết chúng lại để biến thành một tác phẩm nghệ thuật, trong khi một số tác phẩm khác lại được tạo hình bằng cách bào tiện hoặc đục chạm bớt những phần không cần thiết từ khối đá hay gỗ thô. Cùng cách đó, kiến trúc hoặc không gian đô thị cũng được sinh ra theo cách cộng thêm, khởi đầu là hình thành một luật lệ nội tại có giá trị bên trong ranh giới không gian đó; hoặc hình thành theo cách loại bớt đi, khởi đầu là xác định rõ ràng ranh giới ngoại vi của không gian đó và rồi tiến hành các công tác bên trong. Cách đầu tiên phù hợp với lối tiếp cận từng phần, còn cách sau phù hợp với lối tiếp cận toàn thể.
    Chúng ta hãy cùng xem xét sự tương phản này qua việc so sánh cách tiếp cận của người Nhật với hình thức của kiến trúc, được hình thành bởi khí hậu và điều kiện tự nhiên Nhật Bản, với cách tiếp cận tại Ai Cập và Hy Lạp, những nơi được xem là cái nôi của lịch sử kiến trúc thế giới.
    Trong những vùng mà mùa hè có khí hậu nóng khô, ít cây cao hoặc bụi rậm che khuất tầm nhìn, ánh nắng xoi xuống khiến các vật thể có bóng đổ sắc nét. Về mặt lịch sử, chúng ta có thể tìm thấy tại những vùng này rất nhiều công trình đặc trưng bởi sự đăng đối qua trục và tập trung chú trọng mặt tiền, tiêu biểu cho lối tiếp cận toàn thể. Ngược lại, tại những vùng có mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều, thực vật sum suê với nhiều cây cao và hình dáng cùng bóng đổ của các vật thể có khuynh hướng bị nhòa đi. Các công trình ở đây đặc trưng bởi việc tránh đối xứng và phô bày toàn mặt đứng, và được tạo thành qua lối tiếp cận từng phần.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Bạn cố gắng cho ảnh minh họa nhé. Tớ không ở bên ấy lâu, nên nhiều cái còn không rõ.
  7. laohac_badi

    laohac_badi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/01/2006
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    Tuyệt! Phải in ra đọc cho đã!
    Bác có thể post lại mấy cái bên box du lịch được không ? hì hì, iem lười quá
    Tuy nhiên, bác có thể mở ngoặc, hoặc đính chính là các quan điểm, các ý kiến được bác tự tổng kết ??? hay lấy từ các nguồn (sources) nào ? Tác giả nào ?
    Em rất thích được đọc nó và tất nhiên là phải đứng trên quan điểm và lập trường khách quan để nhận xét vấn đề đúng không bác ???
    Một lần nữa rất cảm ơn tâm huyết của bác, em sẽ nghiên cứu kỹ và rất cảm ơn nếu bác cung cấp sources cho em tham khảo với! (nếu là tiếng Nhật thì em chịu )
  8. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Tại Úc:
    Một số nhà cho thuê không có chỗ phơi đồ, người chủ phải cung cấp máy sấy quần áo lắp trong phòng tắm hoặc phòng giặt (nếu căn hộ có phòng giặt). Mục đích là giữ gìn vẻ sang trọng của khu nhà. Một người Manager của toàn khu nhà có nhiệm vụ nhắc nhở tất cả làm đúng quy định.
    Một số căn nhà chung cư vẫn có thể phơi đồ trên balcony, nhưng phải phơi từ cao độ 1m2 trở xuống, tức là thấp hơn lan can tay vịn. Các chung cư mới có balcony kín xây bằng gạch thì hoàn toàn kín đáo, còn các chung cư cũ có balcony sắt uốn rỗng thì chủ nhà hoặc dùng bạt che, hoặc phơi đồ chung tại sân sau. Đa phần các căn hộ phơi đồ dưới sân.
    Nói chung là tiền nào của nấy, khu sang chơi kiểu sang (quy định chặt chẽ, thuê người quản lý), khu bình dân thì chơi kiểu bình dân (vô tư thả cửa, mạnh ai nấy giữ, xấu ráng chịu).
    Có ai đi Sing thì cũng thấy cảnh này: Khu nhà chung cư cấp thì khác khu chung cư cấp thường (cờ bay phấp phới).
    Tóm lại: Muốn đẹp thì người sử dụng phải chi tiền. Sang trọng có cái giá của nó, và nhà chính phủ không trả tiền cho khoản này. Người dân trả!
  9. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Do KTS không quan tâm đến vấn đề phơi phóng đồ cho người ta thôi. Cái này Chung cư VN cũng nhiều , nhưng những cái anh làm đều có chỗ phơi đồ nằm khuất tầm nhìn cả, yên tâm đê, không cần phải chi tiền vẫn sang hế hế
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Mình chờ các bạn cho ý kiến, bình luận, nhận xét. Mình cũng đã có ý kiến và lập luận cá nhân về các vấn đề văn hóa đô thị, vấn đề nông thôn hóa văn hóa Sài Gòn và Hà Nội, vấn đề ảnh hưởng của trung lưu tới văn hóa và kiến trúc đô thị , cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên đô thị v.v.
    Về bài bên box du lịch, các bạn vào xem ở đây:
    Bài về du lịch Nhật Bản:
    http://www3.ttvnol.com/f_233/629979.ttvn
    Bài về du lịch Kampuchia:
    http://www3.ttvnol.com/f_233/448977.ttvn
    Các bác đóng góp thêm ý kiến nhé.

Chia sẻ trang này