1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MỸ HỌC ĐÔ THỊ TOKYO-HỖN LOẠN VÀ TRẬT TỰ

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi danngoc, 12/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    38. Quy hoạch đô thị tại Paris
    Như tôi đã đề cập, thành phố Paris đã xác định rõ từ đầu phân khu chức năng sử dụng đất trong tất cả các trường hợp và các dự án quy hoạch nhằm góp phần xây dựng đời sống văn hóa cho các cư dân của mình. Ví dụ như, người ta đã phân cho khu đất trước kia là sân chờ tàu của tại Bastille chức năng một nhà hát opera mới và khu đất trước kia là lò mổ tại khu Villette vai trò của Cité de la Musique và Cité des Sciences et de l?TIndustrie. Những dự án vĩ đại ấy đem đến sự tán thưởng rộng khắp toàn cầu dành cho cả Paris lẫn Tổng thống Mitterand.
    Một cảnh còn ấn tượng hơn nữa có thể tìm thấy tại ở cánh Tây Bắc của kim tự tháp kính xây dựng trong sân của Bảo tàng Louvre. Trên trục cảnh quan này có Khải Hòan Môn du Carrousel, được dựng từ thế kỷ mười tám, và Trụ kỷ niệm (obelisk) giữa Quảng trường de la Concorde do vua Louis XV thiết kế. Nếu ta đi thẳng theo Đại lộ Champs Élysées, ta sẽ gặp Khải Hoàn Môn nổi tiếng xây từ thế kỷ mười chín giữa Quảng trường de l?TÉtoile. Quận mới phát triển lên đô thị La Défense nằm ở cuối đường thẳng chạy từ Quảng trường l?TÉtoile. Trên trục này mọc ra công trình hình vòm khải hoàn khổng lồ Grande Arche, biểu tượng của thế kỷ hai mươi. Công trình này đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới khi có một hội nghị thượng đỉnh được tổ chức tại đây.
    Mitterand được kể lại là một thầy cãi âm thầm nhưng nồng nhiệt, bảo vệ cho việc thiết kế cổng Grande Arche, sao cho ba chiếc khải hoàn môn thuộc ba thế kỷ khác nhau cùng nằm trên một trục chính thật ấn tượng.
    Nếu Bộ Tài chính Nhật Bản chịu thay đổi cách tiếp cận của mình đối với mục đích sử dụng đất sao cho chính sách của nó không còn đối lập với tính đúng đắn của bản quy hoạch đô thị và người dân Nhật cũng ưu tiên những nhu cầu cộng đồng lên trên vấn đề quyền sở hữu đất, các dự án sánh được với những gì ở Paris sẽ xuất hiện như một phần của bản quy hoạch tổng thể đô thị. Ít nhất thì tôi mong sẽ được thấy những ý tưởng hấp dẫn xuất phát từ cộng đồng về cách để sử dụng mảnh đất của sân chờ tàu ở Shiodome, và tương lai của khu vực này sẽ được quyết định sau những cuộc thảo luận của một ủy ban nghiêm túc do một người biết tiên đoán được những vấn đề của quy hoạch đô thị như Mitterand làm chủ tọa. Mấu chốt ở chỗ việc tiếp cận với vấn đề đất đai, cho đến nay vẫn nằm ở bộ tài chính, không được chấp nhận một cách công tâm và cầu thị.
    39. New York ngày nay
    Tôi vẫn thường xuyên được nghe về những khách du lịch Nhật bị dính líu tới nhiều rắc rối khi tới New York, nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ một chuyện như vậy lại có thể xảy đến với mình. Nhiều năm về trước, tôi đã có lần một mình tới Sân bay quốc tế Kennedy ở New York. Một quý ông chào tôi theo tên và nói rằng ông ta đã tới đây bằng xe hơi thay giúp cho bạn tôi, vốn không thể đến gặp tôi như dự tính do các tài xế taxi New York đang đình công. Anh ta đã tìm hiểu thật kỹ cả đến tên và học vị của tôi cùng tên khách sạn tôi ở, vì thế tôi nhét hành lý của mình vào khoang chứa sau xe anh ta. Ngay khi tôi ngồi xuống, hai thanh niên nhảy vào xe, và chúng tôi phóng thật nhanh về phía đường cao tốc. Tôi đã hoàn toàn nằm trong tay họ. Trao hết món tiền mặt đem theo trong mình, tôi may mắn được bỏ lại bên đường với hành lý của mình và đi tiếp mà vẫn còn lành lặn.
    Trong một tai nạn khác, một người bạn của tôi nghỉ lại trong một khách sạn nổi tiếng tại New York. Anh ấy về phòng lúc khoảng nửa đêm, hơi choếnh choáng, nhìn thấy có ba anh bồi trực tầng đứng chờ phía trước cửa phòng. Họ nói rằng khách sạn đã buộc phải chuyển phòng của anh ấy sang phòng bên cạnh, và họ lịch sự giúp anh khuân chuyển hành lý. Tuy nhiên, sáng hôm sau anh ta tỉnh dậy và nhận ra một chiếc cặp nhỏ mà anh ta để ở trong một số tiền lớn đã không cánh mà bay. Anh ta lập tức chạy tới quầy tiếp tân nhưng được đáp rằng hoàn toàn không thể tưởng tượng ra được chuyện một anh bồi phòng lại tới đề nghị khách đổi phòng vào lúc nửa đêm và rằng đáng lẽ anh ta phải kiểm tra ngay với quầy tiếp tân. Do anh ta đã không làm chuyện này, khách sạn không thể chịu bất cứ trách nhiệm nào.
    Những người Nhật vốn quen coi các hành lang của khách sạn là một loại không gian riêng tư; một không gian với một trật tự nội tại, nơi con người có thể tin cậy lẫn nhau. Chúng ta không nghi ngờ gì với một người hầu trong một nhà nghỉ Nhật xách giúp hành lý cho ta hay giúp ta đổi phòng, do đó việc người bạn của tôi tin tưởng những tên bồi phòng có lẽ không kỳ quặc chút nào đối với chúng ta. Những rắc rối như vậy cho thấy New York đã biến đổi biết bao nhiêu.
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    40. Cảnh quan ở Manhattan (1)
    Những kiểu mẫu đường phố ở New York rõ ràng một cách đáng phục. Hơn thế, tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn trên diện tích đất xây dựng tại Manhattan lên đến 1.800 phần trăm tức gần gấp hai lần tỷ lệ cho phép tối đa tại Nhật Bản (1.000 phần trăm).
    Quy hoạch của Manhattan thoạt nhìn có vẻ khá giống quy hoạch khu tiểu trung tâm hiện đại mới xây Shinjuku, nhưng nó khác biệt cơ bản từ khái niệm.
    Trước tiên, một khối nhà ở Shinjuku dài 95 mét ở cạnh ngắn, khá dài nếu so với 61 mét của các khối nhà tại Manhattan. Điều này có giá trị là cho phép thực hiện tự do hơn việc sắp xếp mặt bằng của công trình và cho phép thiết kế mặt bằng các cao ốc văn phòng có hình dáng độc đáo. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa là các công trình khi hoàn tất thì kém hài hòa với nhau hơn so với các công trình ở Manhattan. Những cấu trúc này quay ra theo nhiều hướng và tạo nhiều hình dáng khác nhau như trụ tam giác hay vuông, bởi vì mỗi lô đất rộng hơn là cần thiết cho một cao ốc văn phòng. Hơn nữa, tỷ lệ giữa tổng diện tích sàn trên diện tích xây dựng có vẻ thấp và việc sử dụng đất có vẻ không quá mức dày đặc. So với Manhattan, Shinjuku cho phép một công trình với chỉ một nửa tổng diện tích sàn trên diện tích đất xây dựng.
    Trong khu tiểu trung tâm Shinjuku, những ai làm việc trong một cao ốc văn phòng thường cần đi qua một nơi khác khi làm những việc lặt vặt cá nhân, bởi lẽ các công trình này không đáp ứng đủ chức năng. Tuy nhiên, những đường nối ngầm giữa các công trình không phát triển hoàn hảo như ở Manhattan. Kết quả là, rất khó để phát triển cảm giác gần gũi và liên hệ thông tin giữa các công trình trong cùng một khu. Sự cô lập có tầng bậc trên các đường phố - mà thực ra không cần phải đoán cũng thấy, do số lượng ít giao thông trong quận này - cản trở sự phát triển của mạng lưới đường ngầm nối giữa các công trình.
    41. Cảnh quan ở Manhattan (2)
    Các cao ốc văn phòng ở Manhattan trải dài theo hướng Đông ?" Tây với các khối văn phòng quay về phía Bắc và Nam, và cảnh quan đô thị là một chuỗi những công trình san sát nhau do các lô đất bị giới hạn trong khoảng kích thước 60 mét theo hướng Bắc ?" Nam.
    Từ góc độ mục đích sử dụng và cảnh quan đô thị, khu tiểu trung tâm Shinjuku thực chất hơn là một dự án công trình công cộng và trải ra theo không gian hai chiều trên một con đường trông như vẽ trong bản đồ, trong khi Manhattan có tính kiến trúc rõ nét hơn ?" các lô đất thấy rõ là có bàn tay sắp xếp về mặt kiến trúc ?" trải ra theo cả ba chiều. Manhattan là ví dụ điển hình của lối tiếp cận toàn thể trong khi khu tiểu trung tâm Shinjuku cho thấy lối tiếp cận từng phần. Nếu Kenzo Tange được thiết kế Tòa nhà Chính phủ Tokyo tại Manhattan, chắc hẳn ông đã không thể sáng tạo ra cái công trình độc đáo như ông đã thực hiện, với chiều ngang vĩ đại và lối vào chính nằm ở phía cạnh dài của lô đất.
    Điều đó làm nảy ra bản chất trừu tượng cá nhân chủ nghĩa của những khối nhà có lẽ đã cung cấp một cơ hội cho sự sáng tạo ra một tác phẩm mang tính tập trung và cá nhân chủ nghĩa. Trong bất cứ trường hợp nào, Tokyo hầu như có thể sánh ngang với New York trong nhiều thứ ví dụ như việc xây dựng các cao ốc chọc trời, nhưng tương lai của nó thật khó tiên đoán, chính bởi hình dáng của đường phố và các khối nhà.
    Các khối nhà ở New York rất có hệ thống và có một ?otrật tự hữu hình? thật rõ ràng, nhưng con người sống trong đó thuộc rất nhiều nhóm dân tộc và chia thành nhiều ngôn ngữ, phong tục và tôn giáo rất khác nhau. Ngày nay, không có nhiều phân biệt tồn tại giữa cộng đồng dân cư. Trái lại với New York, Tokyo dường như có một bản quy hoạch đô thị lộn xộn, nhưng lại có một trật tự ngầm tồn tại giữa các cư dân. Tính đồng nhất về lối sống, ngôn ngữ và phong tục tạo ra một cảm giác an toàn. Tokyo rõ ràng đang ngày càng được quốc tế hóa, nhưng một ?otrật tự ẩn giấu? vẫn tiếp tục tồn tại trong lòng đô thị.
    42. Một Washington có trật tự
    Cũng như New York, Washington D.C. có một quy hoạch đô thị rất trật tự ngăn nắp. Bản quy hoạch của Pierre L?TEnfant dựa trên một hệ thống các con đường giao nhau vuông góc và một số đường cắt chéo. Những không gian rộng đó xung quanh điện Capitol và khu văn hóa của thành phố ngay từ đầu hẳn đã không được nhận thức đúng những gì chúng không thu xếp được trong bản quy hoạch. Nếu Tokyo đối với Nhật Bản cũng giống như New York đối với nước Mỹ thì Washington D.C. hay Canberra của Úc cho thấy một thoáng dáng vẻ của thành phố có thể đóng vai trò một thủ đô mới thay cho Tokyo. Tại Washington, có một luật tên là ?ocornice conformity? (?ođồng nhất gờ mái?) bắt buộc các công trình phải thống nhất về chiều cao và hình dáng cửa sổ, còn việc xây dựng nhà chọc trời thì không được cho phép tại đây. Nhà chọc trời (skycraper) chỉ được phép xây ở bờ bên kia sông.
    Nếu Nhật Bản di chuyển thủ đô, sẽ rât thú vị nếu có ngay từ đầu một hệ thống đường phố và các luật lệ quy định hình dáng mặt tiền công trình đúng đắn hợp lý như tại các quốc gia khác. Nhật Bản nên có ít nhất là một thành phố vượt trội so với Kyoto và Sapporo về mặt trật tự ngăn nắp.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Khu Shiodome - Tokyo
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Khu Shinjuku
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    Khu Ropponghi - Tokyo
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    CHƯƠNG III
    NHỮNG TOA THUỐC CHO TOKYO

    44. Tính cách đặc trưng của các không gian công cộng
    Loại không gian công cộng mà tôi đang đề cập tới đây là một nơi nằm trong phần trung tâm của đô thị, có kích thước tương đối lớn, không bị giao thông xuyên cắt, có thể cho các công dân đô thị đi bộ tới từ bất kỳ hướng nào và vào bât kỳ lúc nào. Nó phải được lót bằng loại đá lót đẹp nếu có thể, và phải việc tránh trồng cây ở các vị trí gây che khuát tầm nhìn. Không gian này không cần phải phân chức năng cụ thể. Nó phải được duy trì đơn giản như là một biểu tượng của thành phố.
    Tôi tin rằng đã đến lúc các chính quyền trung ương và địa phương tạo ra những không gian công cộng với tính cách đặc trưng tại khu trung tâm của các đô thị. Dựng lên một tòa tháp cao, một chiếc vòm hay cổng chào tại lối vào của một không gian như vậy cũng giúp tăng cường tính cách đặc trưng đó. Những chiếc cổng có tính lịch sử là những nét tiêu biểu nổi bật của thành phố. Một đô thị trung cổ ở Châu Âu hoặc một đô thị Trung Hoa thời Tần thường bị bao quanh bởi một bức tường và chỉ có thể bước vào qua những chiếc cổng xây tại bức tường đó. Bước qua một chiếc cổng có nghĩa là đã đến một thành phố, và bước ra khỏi chiếc cổng có nghĩa là khởi hành đi một nơi khác. Đấy là tính biểu tượng mạnh mẽ của chiếc cổng đem đến cho một đô thị.
    Cổng Brandenburg của Berlin và Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) tại Quảng trường Ngôi Sao (Place de l?TÉtoile) của Paris không chỉ là những chiếc cổng đơn thuần, mà là những biểu tượng tương ứng về đất nước đối với các công dân. Khải Hoàn Môn tại Paris là một trong một chuỗi các kiến trúc ?" kim tự tháp kính phía trước điện Louvre, Khải Hoàn Môn Caroussel xây vào thế kỷ mười tám, Khải Hoàn Môn xây vào thế kỷ mười chín tại Quảng trường Ngôi Sao và chiếc cổng Grande Arche xây trong thế kỷ 20 - sắp xếp theo một đường thẳng, và sự sắp xếp đó giúp nâng cao tính biểu tượng của chúng.
    Tại Quảng trường Washington của New York, nơi bắt đầu của Đại lộ số 5, có một chiếc cổng nhỏ hơn nhiều so với Khải Hoàn Môn của Paris nhưng vẫn mang tính biểu tượng cho đô thị. Công viên Trung tâm là một công viên theo đúng nghĩa, trong khi Quảng trường Washington lại là một quảng trường công cộng mang tính biểu tượng rõ nét hơn.
    45. Biểu tượng công cộng của Tokyo
    Trong lịch sử Nhật Bản có những chiếc cổng hoàn toàn có thể sánh được với những chiếc cổng nói trên của Phương Tây. Ví dụ tiêu biểu nhất có lẽ là cổng torii của đền thờ Thần đạo. Mỗi khi ta bước qua chiếc cổng torii tại Đền Ise, ta lập tức cảm thấy tính không gian của khu đất thiêng này. Là chiếc cổng vào khu đất thiêng khép kín dành cho đền thờ, tuy nhiên cổng torii lại mang bản chất tôn giáo và hoàn toàn khác biệt về tính biểu trưng so với những không gian công cộng nằm ở trung tâm đô thị, nơi mà mọi người có thể tới dạo mát. Do đó chúng không giống những chiếc cổng mà tôi đã đề cập ở phần trên.
    Tokyo cũng vậy, cần có một không gian công cộng rộng rãi thích đáng trong khu trung tâm thành phố để phô trương tính biểu trưng của nó ra với thế giới. Nơi phù hợp nhất có lẽ là nơi có Tòa Thị chính cũ của Tokyo, nhưng ý tưởng này phải bị hủy bỏ, vì đã có Tòa án Quốc tế Tokyo (Tokyo International Forum) được xây dựng tại chỗ này. Chẳng may, khu đất khác duy nhất thích hợp chỉ có thể là Công viên Hibiya.
    Công viên Hibiya là một ốc đảo trong trung tâm của thành phố và đang thực hiện một chức năng hữu ích. Tuy nhiên, đây là một công viên khép kín với những hàng cây trồng quanh chu vi làm cản trở khách bộ hành nhìn xem có gì diễn ra bên trong. Đây không phải là một không gian công cộng nằm trong khu trung tâm theo kiểu mà tôi đã nói ở trên. Việc biến đổi nó thành một không gian công cộng ốp lót đẹp đẽ có thể trông rõ từ những khu lân cận sẽ đóng góp rất nhiều trong việc tạo nên tính đặc trưng cho Tokyo. Một ý tưởng khác là xây một tòa tháp lớn hay những chiếc cổng tại phía bắc và phía nam công viên. Sẽ rất thú vị nếu tổ chức một cuộc thi thiết kế quốc tế lấy chủ đề là những tòa tháp hay các chiếc cổng này.
    Tokyo, cái đô thị kiểu amíp vẫn được duy trì cho đến nay nhờ một ?otrật tự ẩn giấu?, có lẽ sẽ thấy rằng nó rất có giá trị trong thế kỷ hai mươi mốt khi có ít nhất một không gian công cộng mang tính đặc trưng rõ nét.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    46. Đời sống bên trong đô thị
    Tại đô thị của các quốc gia khác, các khu thương mại trong trung tâm được xây cùng với các khối nhà căn hộ cao tầng. Trái lại, các công trình trong khu trung tâm của các đô thị Nhật chỉ chứa không gian văn phòng dành cho các công ty thương mại giàu có mà không kèm theo các không gian ở. Vì thế, từ khi áp dụng luật nghỉ hai ngày cuối tuần, những khu vực như vậy gần như vắng tanh vào cuối tuần và vào ban đêm thì không một ai tới sử dụng.
    Những khu trung tâm như vậy, với giá đất cao vời vợi cộng thêm đáng kể bởi sự đầu tư của chính quyền, hiển nhiên sẽ mất dần cư dân của mình cho các khu ngoại vi của đô thị trừ phi chúng được sử dụng tích cực hơn, cả ban ngày lẫn ban đêm cũng như trong các kỳ nghỉ.
    Đạt được lợi nhuận bằng cách tăng hiệu suất sử dụng đất vẫn là chưa đủ. Chúng ta cần phải chấp thuận một lối tiếp cận sáng tạo theo cách có văn hóa hơn đối với bản quy hoạch đô thị bằng cách đưa vào trong các tính toán vấn đề chất lượng sử dụng thời gian và không gian. Tại các khu vực trung tâm, việc cung cấp nhà ở, thậm chí là những căn hộ chỉ có một phòng, cần được tiến hành tích cực hơn để ngăn chặn sự suy giảm cư dân vào ban đêm và để giảm bớt thời gian đi lại nhờ thu ngắn khoảng cách giữa nơi làm việc và nơi ở.
    Trong lịch sử, người Nhật không ưa ở trong những ngôi nhà ở khu trung tâm thành phố, có lẽ là kết quả của sự sở hữu đất đai có mặt tại cả những khu vực công cộng lẫn những khu thuộc tư nhân. Tuy nhiên, do kết quả của sự tụt hậu gần đây, có sự gia tăng nhanh chóng tình trạng rỗng ruột những không gian văn phòng trong khu trung tâm. Chúng ta cần đối diện với thực tế này và cân nhắc xem những khu nhà ở mới có thể cải thiện tình hình hay không.
    Tôi đã từng sống trong một căn phòng nhỏ gần Đại lộ Số 5 (Fifth Avenue) và Phố số 44 nằm giữa lòng New York. Một số lượng đáng kể những nhà ở căn hộ cao tầng cao cấp đâm lên từ xung quanh Công viên Trung tâm (Central Park) ở Manhattan, và dân số vào đêm của nó thì không ít chút nào.
    Tôi cũng đã từng sống tại Montparnasse ở Paris. Ở đây cũng vậy, các tầng trên của các ngôi nhà thường có các căn hộ hay các nhà ở dạng xưởng làm việc, rất nhiều căn có mở các cửa sổ tầng áp mái. Những quán café như Le Dôme hay La Coupole là nơi các nghệ sĩ hay ngày đêm thường xuyên lui tới. Tóm lại, nơi đây thực sự là một cộng đồng dân cư sôi động.
    47. Những thay đổi trong văn phòng
    Trong những năm gần đây, nhu cầu những không gian văn phòng theo kiểu nhà xưởng dành cho một người hay nhiều người đã bắt đầu phát triển cả ở Tokyo. Cụ thể là nhu cầu đối với những không gian chủ yếu để lao động sáng tạo, hoạt động trí tuệ, hoặc giải trí đa phương tiện kết hợp làm việc. Nếu các căn hộ - một phòng hay các nhà ở nhỏ được bố trí trên đỉnh các tòa nhà với những không gian văn phòng kiểu như vậy, việc di chuyển được thực hiện bằng thang máy và chỉ mất chưa đến một phút. Thử giả thiết có ai đó nghĩ ra một ý tưởng hay vào lúc nửa đêm. Anh ta có thể lập tức đi thang máy qua văn phòng và ngồi xuống máy tính cá nhân hay máy đánh chữ. Nơi đây cũng có thể dùng để hoàn thiện một ý tưởng lóe lên trong một giờ đồng hồ ngồi trên toa tàu đông nghẹt người. Thậm chí sẽ tốt hơn nếu có thêm những tiện ích giải trí khác như hồ bơi, phòng tập thể thao và phòng xoa bóp, cửa hàng bán sách, đồ dùng văn phòng và máy chụp ảnh, và những tiệm ăn nhỏ bố trí tại sân trong.
    Kiểu công trình tòa nhà văn phòng mới mẻ này rất khác biệt so với những tòa nhà văn phòng rộng lớn thông thường. Công trình kiểu này có thể được trông nom giám sát suốt 24 giờ, các không gian văn phòng rất dễ chia nhỏ ra, các hệ thống máy móc như điều hòa không khí và hệ thống dây dẫn cũng được sắp xếp để phù hợp thuận tiện cho việc phân chia không gian, gồm cả những không gian ở nhỏ gọn.
    Cứ như hiện nay, các tòa nhà văn phòng rộng lớn tại khu trung tâm hầu như hoàn toàn vắng người vào ban đêm, do đó sự kết hợp những phòng ở và sự tạo ra những văn phòng nhỏ dành cho các công việc sáng tạo sẽ là một cách tiếp cận có định hướng hiệu quả cho quy hoạch đô thị để hồi sinh những khu trung tâm. Ta có thể xem chúng như ?onhững tòa nhà văn phòng kiểu cộng đồng mới?. Tuy nhiên, sống trong những không gian giảm thiểu thời gian đi lại làm việc nhưng có chút liên hệ với thiên nhiên và những khoảng trống để dự phòng sẽ đòi hỏi một sự xoay sở tháo vát nhất định.
    Tôi nghĩ ra ba giải pháp để vừa làm việc vừa sống suốt thời gian trong đô thị, mỗi cách đều có những ưu nhược điểm. Cách đầu tiên là cư trú ở nhiều nơi, cách thứ hai là thiết kế lại thật thấu đáo ngôi nhà hiện nay, còn cách thứ ba là di chuyển tới một thành phố nhỏ lân cận nơi có thể làm việc trong một môi trường rộng rãi hơn.
  8. win_arc

    win_arc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2004
    Bài viết:
    3.483
    Đã được thích:
    0
    Lôi cái này lên để có gì bác danngoc bác ý viết tiếp.....
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    48. Cư trú ở nhiều nơi
    Cách đầu tiên là tìm thêm một căn nhà ở bên ngoài Tokyo; có nghĩa là một ngôi nhà thứ hai ở thôn quê cách khoảng hai giờ di chuyển so với căn hộ một phòng ở giữa Tokyo. Từ khi lệ nghỉ hai ngày cuối tuần được áp dụng, bạn rời khỏi Tokyo vào chiều ngày Thứ Sáu và quay trở về vào sớm Thứ Hai để bắt đầu tuần làm việc. Những trang bị tại ngôi nhà thứ hai của bạn nên được lắp đặt đúng như cách bố trí trong căn hộ chung cư của bạn, ví dụ như sách vở, văn phòng phẩm, máy móc văn phòng và dàn máy CD cùng máy vi tính cùng một kiểu. Điều này sẽ cho phép bạn duy trì cùng một cuộc sống đầy sáng tạo và tiện nghi ở Tokyo cũng như khi bạn đặt chân vào ngôi nhà của mình ở miền quê.
    Nếu bạn ở lại ba đêm ?" Thứ Sáu, Thứ Bảy và Chủ Nhật ?" trong nhà nghỉ miền quê của mình, vậy thì tỷ lệ số buổi tối ngủ lại trong tuần ở Tokyo so với số buổi tối ở ngôi nhà kia sẽ là bốn so với ba, còn nếu bạn đi khỏi Tokyo để công tác, thực ra bạn sẽ nghỉ nhiều đêm hơn ở ngôi nhà thứ hai. Sống ở bên ngòai thành phố, bạn có thể tận hưởng thiên nhiên trên những dãy núi hay trên bãi biển và hít thở không khí trong lành. Nếu có thể, lắp đặt cái bếp lò, châm một ngọn lửa, và tận hưởng khoảng thời gian theo cái cách bạn không thể tưởng tượng ra khi ở Tokyo, lắng nghe tiếng lách tách của ngọn lửa và dõi mắt nhìn ánh lửa kỳ diệu. Một lựa chọn thú vị theo kinh nghiệm của tôi là lắp đặt một bồn tắm hơi sauna, mặc cho nó có hơi nhỏ. Bạn cũng có thể tạo ra một bồn tắm hơi nóng đơn giản trong khu vườn xinh xắn viền quanh bằng những viên đá. Nó có thể được tiếp nước nóng bởi đoạn ống nối từ nhà tắm hay gắn thêm một máy nước nóng ngoài trời.
    Sẽ rất hiệu quả khi lắng nghe quan điểm của những cư dân trong vùng trước khi quyết định chon ngôi nhà thứ hai ở ngoại ô bởi nó phải dễ tiếp cận với phương tiện giao thông, vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, sự gần gũi với những người thân gia đình và thậm chí là khả năng cung cấp rau tươi, hoa quả và đồ biển cũng là những yếu tố rất quan trọng.
    Nếu bạn tiết kiệm kinh phí để mua căn nhà ở Tokyo, bạn sẽ có nhiều tiền hơn dành cho căn nhà nghỉ cuối tuần. Giá đất hạ xuống khi càng ra xa trung tâm thành phố, khiến ta có thể mua được những căn nhà rộng rãi với những tiêu chuẩn không thể tưởng tượng được so với Tokyo. Nếu có thể, đó nên là một căn nhà khung gỗ. Sau cùng, một nơi ở xây bằng gỗ và những vật liệu tự nhiên khác đặt giữa thiên nhiên chính là nơi người Nhật cảm thấy như đang ở nhà mình nhất.
    49. Tái thiết kế ngôi nhà
    Giải pháp thứ hai là thiết kế lại toàn bộ căn nhà và cải thiện chỗ ở của bạn tại Tokyo. Những người quen của tôi vốn khá năng động trong lĩnh vực chuyên môn của mình hiện nay sống tại ngay chính giữa khu lõi của Tokyo, nơi trước kia là thành phố Tokyo. Sự thực rằng địa chỉ của họ có số 501 hay 803 cho hay họ đang sống trong những căn hộ cao tầng ở Tokyo. Họ may mắn có thể sống gần với nơi làm việc, cho phép họ có thời gian rảnh dành cho việc ăn tối ngoài tiệm với gia đình hoặc đi nghe hòa nhạc và giải trí như người Phương Tây vẫn làm. Cũng có những người sống trong những căn nhà trên mảnh đất của riêng mình tại Tokyo do được thừa kế từ cha mẹ họ. Việc thiết kế lại những khoảnh sân, tầng áp mái và những sân thượng có thể sẽ rất hiệu quả để cải thiện những ngôi nhà này.
    Trước hết, một khoảnh sân là không gian lí tưởng dành cho các hoạt động giải trí hay thú tiêu khiển riêng tư. Tại đây ta có thể ngăn chặn ảnh hưởng của tuổi già nhờ bắt tay vào sắp xếp những kệ chứa và thùng hộp, hoặc dựng một giá vẽ và vẽ những bức tranh nghiệp dư. Cũng có thể xây ở đây một phòng tập thể thao hay một phòng nghe nhạc, trang bị dàn máy chất lượng cao. Công ty chất đốt đã nghiên cứu ra loại lò sưởi có thể làm giả hiệu quả sưởi ấm của một bếp củi cháy, và ta có thể ngồi xuống một chiếc ghế bành tiện nghi và lắng nghe âm nhạc trong khi duỗi mắt nhìn theo ngọn lửa. Ta cũng có thể đặt bên cạnh một phòng nhỏ làm kho chứa rượu vang.
    Một tầng áp mái có được một đặc điểm độc đáo nhờ có phần trần thấp và tạo ra một không gian sinh động và riêng tư để nghiên cứu học tập, làm việc hay nghỉ ngơi yên tĩnh. Hơn nữa, ta cũng có thể cho xây một mảnh sân trên mái và tạo ra một vườn thực vật nho nhỏ hay một thảm hoa. Sau khi bố trí mảnh vườn, ta đặt ở đấy một bộ bàn ghế và ra ngồi nhấm nháp ly bia với một bản nhạc êm tai. Tôi cũng đã từng sử dụng tầng mái trong thời gian nghiên cứu tại gia ở Tokyo và xây ở đấy một khoảnh sân, bước ra qua một chiếc cửa sổ, trên đó tôi tổ chức được một mảnh vườn thực vật nho nhỏ trên mái.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    50. Một phương pháp để giải quyết vấn đề nhà ở
    Giải pháp cơ bản duy nhất cho sự thiếu hụt nhà ở tại Tokyo là bắt tay vào xây dựng một lượng lớn nhà ở. Chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cần chọn việc đầu tư xây dựng thêm nhà ở hoặc cải tạo không gian bên trong các khu nhà ở làm ưu tiên hàng đầu. Sau Thế Chiến Thứ Hai, chúng ta học được từ nước Mỹ việc tái phát triển quy mô lớn những khu đô thị hiện hữu. Tại Mỹ, việc tái phát triển đô thị nhắm đến trước tiên là những khu nhà lụp xụp ổ chuột, còn những tiện ích công cộng sẽ được thêm vào trong quá trình thực hiện. Các dự án Cầu Cổng vàng (The Golden Gate) và Embarcadero tại San Francisco là những ví dụ tiêu biểu nhất.
    Tại Nhật Bản, tuy vậy, sức ép của việc sử dụng đất với hệ số cao và việc khai thác lợi nhuận từ bất động sản đã lên tới mức việc tái phát triển những khu vực xung quanh các nhà ga hay các quận thương mại ở trung tâm phải ưu tiên hàng đầu tới việc xây dựng các không gian văn phòng, chỉ cộng thêm một phần nhà ở cho đủ nghĩa vụ. Những dự án lớn quanh Vịnh Tokyo như Minato Mirai ở Yokohama, Bờ vịnh Tokyo và dự án Makuhari tại quận Chiba, tất cả đều tập trung vào không gian văn phòng. Số lượng các đơn vị nhà ở khá nhỏ và dân số ban đêm của chúng rất thấp.
    Bờ vịnh Tokyo đặc biệt gần với trung tâm Tokyo và khá phù hợp để trở thành một khu ở. Ta có thể đi ra biển trên một chiếc du thuyền hay xuồng máy xuất phát trực tiếp ngay từ nhà mình, giống như tại khu Long Island ở New York. Đối với dân Tokyo thì khu này thật lý tưởng. Nếu có một khu ở lớn kết hợp giữa các khối nhà ở thấp tầng, trung tầng và cao tầng được xây dựng lên tại đây, vấn đề đi làm đường xa có thể đã được giải quyết trong tương lai gần.
    Việc xây dựng những khối nhà đa dạng về tầng cao trên bờ vịnh có lẽ sẽ khuyến khích việc đẩy mạnh phát triển nhà ở tại những quận như Yamanote va tạo ra những đơn vị nhà ở nhiều hơn nữa. Tạo ra một khu nhà ở có lẽ là một dự án lý tưởng cho khu bờ vịnh, do ở đây không còn đất trống mà chỉ còn những khu đất vừa đổ lên giữa vịnh Tokyo. Ở những quốc gia khác như nước Đức, công tác xây dựng đô thị có nghĩa là xây dựng những dự án nhà ở, và nhà ở là trọng tâm của chính sách đô thị.
    51. Hướng tới một chính sách nhà ở nghiêm túc
    Theo lời những du khách từ Trung Quốc và Đông Âu, nhà ở tại những vùng này chỉ do nhà nước phân phối và không được sở hữu tư nhân. Đã thành trường hợp, việc cung cấp nhà ở là một vấn đề được giải quyết như là một phần của chính sách nhà ở toàn diện của nhà nước, và những cố gắng cá nhân để kiếm được chỗ ở là không cần thiết và vô ích.
    Tại Trung Quốc, một số cặp phải sống tách biệt nhau thậm chi cả sau khi đã cưới cho tới khi được cấp một chỗ ở mới và chỉ ở cùng nhau trong những chuyến đi đường dài nhân dịp công tác. Tại những nước xã hội chủ nghĩa, những cố gắng cá nhân không dẫn tới việc cải thiện được cuộc sống hay một giải pháp cho vấn đề nhà ở.
    Lắng nghe câu chuyện của những người sống tại các quốc gia khác, ta bắt đầu tin rằng, dù nghe có vẻ nghịch lý, rằng Nhật Bản thành công trong việc phát triển kinh tế một phần là nhờ việc nghiêm túc trong vấn đề nhà ở và những khó khăn khi người dân của nó phải đối mặt khi tìm kiếm nhà ở. Đó là bởi tại Nhật Bản, ta phải dồn hết sức lực và tâm trí cho công việc đề hầu kiếm được một căn nhà. Khi ta cân nhắc xem chính quyền đã làm quá ít để khuyến khích xây dựng đủ lượng nhà ở, thực ra không cần kết luận một cách thiếu căn cớ rằng sự thiếu thốn nhà ở là hậu quả của xã hội thời hậu chiến vốn ưu tiên cho phát triển công nghiệp và theo đuổi lợi nhuận.
    Có lẽ việc thiếu thốn nhà ở tại thủ đô Nhật Bản đã tới mức đáng báo động, thậm chí theo bình diện quốc tế. Chính phủ cần làm sáng tỏ tư tưởng cơ bản đằng sau chính sách nhà ở của Nhật Bản, bởi giờ đây kinh tế đất nước đã phát triển chạm tới giới hạn của chính sách này. Những lô đất xây nhà ở có được tăng thêm nhờ việc ban hành một hệ thống quản lý đất đai mới hoàn toàn, và việc xây dựng một số lượng lớn đơn vị nhà ở sẽ được tiến hành? Liệu thành phố có được cải thiện thay vì thông qua những cố gắng của cá nhân và tái phát triển kiếm lợi nhuận, hay một sự kết hợp của hai lối tiếp cận sẽ được chấp thuận? Đã đến lúc tiến hành những thảo luận nghiêm túc về các vấn đề đấy.

Chia sẻ trang này