1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

MỸ HỌC ĐÔ THỊ TOKYO-HỖN LOẠN VÀ TRẬT TỰ

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi danngoc, 12/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    52. Ba cách phân loại
    Thật thú vị khi thử phân loại các lối sống và nhận diện những điều hấp dẫn mà một đại đô thị như Tokyo đem lại cho các cư dân của nó.
    Tôi tin rằng, với những ai tìm kiếm sự trốn chạy khỏi không khí làm việc bận rộn suốt ngày, đã có ba cách sống khác nhau: ẩn dật, thỏa hiệp trung gian và xa hoa hưởng thụ. Lối sống ẩn dật là lối sống trong đó cá nhân tìm kiếm cuộc sống trong môi trường thiên nhiên, xa lánh cách biệt chốn đông người. Lối sống xa hoa hưởng thụ là lối sống trong đó cá nhân hướng tới một cuộc đời hưởng thụ, sôi nổi tham gia thể thao, giải trí và ẩm thực với quây quần gia đình và bè bạn. Lối thỏa hiệp tức vun đắp một lối sống trong lòng một đại đô thị như Tokyo, nơi mà ta có thể tìm thấy sự yên tĩnh và cô độc trong không gian của một căn hộ đô thị hay một căn nhà biệt lập, hưởng thụ thú đi mua sắm hay đi ăn tối tại một nhà hàng vào dịp cuối tuần và thường đi dự các buổi hòa nhạc, diễn kịch, balê hay các hoạt động khác.
    Hoàn toàn thoát ly khỏi xã hội không còn là chuyện khả thi tại Nhật Bản ngày nay, nhưng vẫn có điều cần học tập từ những cuộc rút về ở ẩn trên núi như đã được mô tả trong HôjôkiTsurezuregusa cũng như tại chùa Mitokusan Sambutsuji tại vùng Tottori.
    Trong Hôjôki, một chương ngắn phản ánh thời kỳ đầy náo động tại kinh đô cũ của Nhật Bản, nhà thơ nổi tiếng và là thành viên của giới tăng lữ quí tộc Kamo no Chômei (1155 ?" 1216) đã viết:
    Con sông không bao giờ ngừng chảy và cũng thế dòng nước không khi nào đứng yên. Bọt nước trôi trên mặt hồ, tan ra, tụ lại, không bao giờ đứng yên. Cũng như thế là con người và mọi điểm quần cư có trên mặt đất.
    Quan điểm của ông cho rằng các điểm quần cư là nhất thời và luôn biến đổi như dòng nước.
    Ngược lại, nhà sư Yoshida Kenkô (1283 ?" 1352), trong tuyển tập về triết học Tsurezuregusa, đã viết như sau khi đang sống tại quận Yamashina ở Tokyo:
    Một căn nhà phải được xây dựng với góc nhìn đẹp nhất vào mùa hè. Trong mùa đông ta có thể sống tại bất cứ đâu, nhưng một nơi ở xấu xí vào mùa hè thì thật không thể chấp nhận được.

    Lời khuyên trên có thể hiểu là con người thời kỳ đó khá bền bỉ dẻo dai và có thể chịu được cái lạnh trong vùng Kyoto. Hơn nữa, họ còn cố gắng sống hài hòa với thiên nhiên.
    Mùa hè tại Nhật Bản rất nóng và ẩm ướt, ẩm độ đặt biệt rất khó chịu vào ban ngày trừ phi dùng máy điều hòa nhiệt độ. Để đối phó, những ngôi nhà thường có phần hiên nhô rộng, những vách cửa đều mở để tăng cường thông gió theo hướng Bắc Nam.
  2. heheHAU

    heheHAU Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/06/2002
    Bài viết:
    318
    Đã được thích:
    0
    up
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    53. Sự cám dỗ của cuộc sống ẩn dật
    Tò mò muốn biết cảm giác về không gian dưới ?ocái lán che tạm bợ? mà Kamo no Chômei đã xây nên, tôi đã tới thăm nơi này.
    Từ Hôkaiji, một ngôi chùa nằm ở phía nam của Kyoto có quan hệ mật thiết với gia tộc Hino, tôi leo trên theo một con đường núi cho tới khi gặp một ngã rẽ. Quyết định rẽ sang bên phải, tôi leo tiếp cho tới khi xung quanh mình chỉ còn chập chùng toàn những đồi núi. Tại đây tôi tìm thấy một tấm bia đá chỉ dẫn nơi có túp lều mà Kamo no Chômei từng sống. Có lẽ nó vốn nằm dưới bóng của một tán cây sum xuê, trên một khoanh đất phẳng hướng về phía tây, nơi cây cối bớt rậm rạp hơn. Có lẽ ông đã chọn chỗ này bởi đối với ông nó liên quan tới thiên đường của chốn Thanh tịnh vẫn được xem là nằm ở phương Tây. Một dòng nước lặng lẽ chảy qua một khe núi phía dưới một bãi trống, do đó dường như luôn có sẵn nước sạch dùng cho mỗi ngày.
    Theo như Hôjôki, cái ?olán che tạm bợ? này được dựng bằng gỗ có thể tháo rời được và xếp lên trên hai chiếc xe ngựa. Thậm chí có như vậy, cũng cần khá quyết tâm để chở đến những vật liệu xây dựng cần thiết trên con đường núi dốc khúc khủyu gập ghềnh.
    Mùa đông ở đây lạnh lẽo còn mùa hè thì mưa nhiều. Theo tập bản đồ địa lý quốc gia Nhật Bản, nhiệt độ trung bình trong tháng Giêng là 5,7 Co ở Kyoto và 3,4 Co ở Nara. Khu vực này nằm giữa Kyoto và Nara. Trong chiếc lán che tạm bợ của mình, Kamo no Chômei phải đối phó không chỉ với cái lạnh cắt da mùa đông mà cả với bóng tối đêm đen, cái nóng ẩm khó chịu mùa hè, lũ muỗi đói, bầy kiến và nhiều loại côn trùng khác chưa kể lũ ếch, rắn và các loài thú hoang.
    Đọc Hôjôki, ta sẽ có cảm giác rằng một chốn ẩn dật yên bình và xa cách như vậy là rất lý tưởng đế sống đến cuối đời trong một thế giới bất ổn, nhưng sau khi đích thân đến tham quan nơi này, tôi chắc chẳng một thị dân hiện đại nào có thể sống tại một nơi như thế. Tôi tin rằng Kamo no Chômei không chỉ đơn giản trốn chạy khỏi xã hội, mà phải có một động lực mạnh mẽ hơn nhiều thúc đẩy hành động của mình. Việc bất đồng hay thất vọng sâu sắc với xã hội do những thất bại liên tiếp trong cuộc đời chắc hẳn phải là nguyên nhân đằng sau quyết định của ông tự rút vế sống cô độc tại một chốn xa xôi như vậy. Tận mắt nhìn thấy nơi ông từng dựng túp lều của mình, tôi có cảm giác là đã không có một quyết tâm đặc biệt nào khiến ông đến sống tại nơi này.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    54. Mitokusan Sambutsuji (Tam Phật Tự núi Mitoku)
    Công trình Mitokusan Sambutsuji tại vùng Tottori là một sự ẩn dật của sở thích kiến trúc. Đặc biệt, ngôi điện với cái tên Nageiredô là một trong những kiến trúc độc đáo nhất trong lịch sử Nhật Bản.
    Ngọn núi Mitoku đã từng là một nơi thờ phượng thời Heian (794-1185), khi nó trở thành chốn linh thiêng cho các Phật tử đến để tìm kiếm cuộc sống khổ hạnh trên núi cao. Ngôi chùa Sambutsuji thuộc tông phái Tendai nằm dưới chân ngọn núi này và thờ ba vị Phật: Phật A Di Đà ?" Amida (Amitâbha), Đại Nhật Như Lai ?" Dainichi (Mahâvairocana) và Thích Ca Mầu Ni ?" Shaka (Sâkyamuni). Từ đây ta phải trèo một tiếng đồng hồ theo con đường núi rất dốc và rồi, trên một vách đá thẳng đứng ở cao độ khoảng 470 mét so với mực nước biển, lơ lửng điện Nageiredô, kiến trúc thuộc danh sách Di sản Quốc gia. Công trình này, được đỡ trên vách đá nhờ những chiếc cột dài nhiều mét, dường như không thuộc về thế giới này. Sau khi đã leo lên một con đường dốc dài, ta không thể không ấn tượng sâu sắc trước sự độc đáo kỳ thú của kiến trúc trên một vách núi cheo leo đến như vậy.
    Truyền thuyết kể rằng công trình này được hoàn tất vào cuối thời Heian tại chân núi và rồi được ném lên vách núi nhờ quyền năng của những lời cầu tụng, do đó mà có cái tên Nageiredô (có nghĩa là ?ongôi điện ném?).
    Sương mù dày đặc của những ngọn núi đã tăng thêm sự huyền bí thần thoại của câu chuyện. Núi Mitoku, với những vách đá dựng đứng và các con suối tinh khiết, là nơi cho những người tu hành khổ hạnh đi tìm quả hạt, củi khô và nhiệt thành thực hiện việc giữ giới ép xác. Môi trường thiên nhiên nơi đây cũng khắc nghiệt không kém nơi túp lều của Kamo no Chômei. Ta càng leo cao hơn lên ngọn dốc, cuộc sống nhỏ nhặt và nhân tạo chốn đại đô thị ngày nay dường như càng trở nên tốt hơn trong suy nghĩ.
    Áp dụng lối sống thiếu thốn như thế hiển nhiên là điều rất khó xảy ra trong điều kiện tiện nghi tại Nhật Bản ngày nay. Cũng như trong văn học hay kiến trúc, các tác phẩm được bình phẩm liên miên, nhưng bài học rút ra lại không được áp dụng trực tiếp vào cuộc sống đương thời.
    [​IMG]
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    55. Những khu nghỉ dưỡng tiện nghi
    Một khu nghỉ dưỡng sang trọng bố trí nhiều trang thiết bị tiện dụng tạo ra một hình ảnh trái ngược rõ nét nhất đối với chốn ẩn dật khổ hạnh trên núi cao.
    Chúng ta đang sống trong thời đại của sự hưởng thụ và việc dành thời gian đi nghỉ tại những khu nghỉ dưỡng trang bị đầy đủ đã trở thành mốt của những con người sống trong các đại đô thị đồ sộ đông đúc như Tokyo. Những người đi nghỉ có thể tận hưởng những trò thể thao như trượt tuyết, trượt băng, quần vợt hay đánh golf với gia đình hay bè bạn và sống trong những nhà nghỉ tiện nghi và đầy đủ trang thiết bị. Thậm chí những nhân viên văn phòng cần cù nhất của Nhật Bản cũng thỉnh thoảng rũ bỏ công việc vất vả của mình và họ có nhu cầu rất lớn đối với những khu nghỉ dưỡng chi phí thấp và do chính phủ quản lý như tại Languedoc-Roussillon miền Nam Pháp. Những khu nghỉ dưỡng quy mô lớn nằm trên đất công cũng đang dần được xây dựng tại Nhật Bản thỏa theo Luật Phát triển Vùng nghỉ dưỡng hỗn hợp.
    Các kỳ nghỉ tại Nhật Bản đang được kéo dài gần bằng như tại Phương Tây, và không còn khó gặp chuyện toàn bộ thành viên một gia đình đi chơi xa cùng nhau. Thu hồi đất vẫn là một vấn đề tại Nhật, nhưng khuynh hướng đang là biến chúng thành những khu nghỉ dưỡng đa dạng hóa, đa chức năng và quy mô lớn với đủ thành phần để đáp ứng nhu cầu tất cả thành viên trong gia đình. Ta chỉ hy vọng rằng những khu nghỉ dưỡng như vậy sẽ tránh được sự thương mại hóa dung tục và cung cấp những tiện nghi giúp mọi người có thể nghỉ ngơi giải trí thực sự.
  6. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    56. Những không gian nhỏ thân thương
    Và cuối cùng là lối sống thứ ba, trung gian của lối sống ẩn dật khổ hạnh và lối sống nghỉ dưỡng sang trọng. Đó có lẽ là câu trả lời đơn giản và thông thường nhất để tìm thấy nơi nương náu giữa chốn đại đô thị Tokyo, nhưng đấy cũng là câu trả lời quan trọng nhất, và đặt trách nhiệm lớn nhất lên cá nhân.
    Giải pháp ở đây là không trốn chạy khỏi Tokyo hoặc không trở thành một cư dân lâu năm của khu nghỉ dưỡng mà hãy kiên nhẫn chịu đựng nơi ở khiêm tốn chật hẹp của mình tại Tokyo, là tiếp tục sống trong không gian bé nhỏ ấy.
    Thế nào là một không gian bé nhỏ trong đại đô thị? Có một luật lệ có tầng bậc đối với đô thị áp dụng cho tất cả mức độ tầng bậc của xã hội từ cộng đồng cho tới mỗi cá nhân. Thành phố càng phình lớn và đông đúc, nhu cầu đối với những không gian nhỏ và riêng tư càng lớn. Nhỏ không nhất thiết có nghĩa là bị giới hạn. Chúng ta cần nhận thức rằng giá trị hiển nhiên đó chỉ bộc lộ tại những nơi chật hẹp, điển hình như phòng trà đạo và trong nghệ thuật bonsai, và chúng ta khám phá trong những ?okhông gian nhỏ? cái cảm giác riêng tư phong phú mà ta không thể tìm thấy tại những nơi rộng rãi hơn.
    Vậy những ?okhông gian nhỏ? ấy đại diện cho cái gì? Trước hết, chúng đại diện cho tính cá nhân, yên bình, giàu tưởng tượng, nên thơ và tính người. Chúng rõ ràng là tương phản với sự hỗn loạn đông đúc của đại đô thị với sự vô danh, ồn ào, hiện thực và vô nhân tính. Con người được giải phóng khỏi những hoạt động ban ngày trong những không gian rộng rãi hơn đón nhận sự yên bình do những ?okhông gian nhỏ? cung cấp trong đêm khuya tĩnh mịch. Tại đây, ta có thể thư giãn với các thành viên khác của gia đình hay suy tư thiền tịnh. Đấy chính là vẻ đẹp của ngôi nhà ?" ta có thể làm bất cứ điều gì mình thích. Ta có thể theo đuổi một sở thích, sao chép một bản kinh, vẽ tranh màu nước hay luyện tập thư pháp. Đối với những người hiểu rõ cuộc đời kéo dài bao lâu và có sẵn bản tính thụ động, thoát phàm, đây có lẽ là cách tốt nhất để hưởng dụng những tiện nghi đô thị trong khi Tokyo đang chậm rãi trải qua quá trình chuyển hóa của mình.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    58. Những nhiệm vụ của thế kỷ 21
    Như tôi đã giải thích, Nhật Bản là một đất nước nơi các kiến trúc được định hướng theo sàn nhà. Do đó điều đầu tiên chúng ta phải làm cho đô thị là cải tạo đường đi bộ. Chúng ta cần phấn đấu để khiến chúng trở nên thu hút hấp dẫn, lót nền bằng những tấm vật liệu trang trí hoặc khéo léo viền vỉa hè bằng đá. Điều này sẽ giúp mở rộng cái ?otrật tự nội tại? bên trong những ngôi nhà ở ra đến đường phố bên ngoài, và một nỗ lực như vậy để cải thiện đô thị từ trong ra ngoài sẽ phù hợp lối tiếp cận kiểu Nhật đối với sự phát triển đô thị. Đó là cách tương đối dễ để cải thiện một đô thị và không dẫn tới bất cứ thay đổi nào trong hệ thống sở hữu đất đai. Và rồi bước kế tiếp là cho chôn mạng dây điện thoại và dây cấp điện xuống lòng đất và giữ cho cảnh quan đường phố càng ít trụ điện càng tốt.
    Việc cung cấp các trang thiết bị trên vỉa hè đường phố cũng rất quan trọng. Thay vì sao chép những kiểu đèn đường, băng ghế, nhà vệ sinh công cộng, buồng điện thoại công cộng và lối xuống đường ngầm của Paris, chúng ta cần phát triển kiểu cách của riêng mình để phù hợp hài hòa với những quy luật của lối tiếp cận từng phần của riêng chúng ta. Những đề nghị và ý tưởng phải được chọn lựa từ toàn thể cộng đồng và giải thưởng phải được trao cho tác phẩm xứng đáng nhất.
    Còn một bước kế tiếp là gia tăng số lượng và cải thiện thiết kế những bảng chỉ dẫn và trụ thông tin trên đường phố. Kích thước, hình dáng, màu sắc và kiểu dáng của cái chữ in phải được nghiên cứu toàn diện, và thành phố sẽ được trang bị toàn bộ với những bảng thông tin ấy. Hai bên đường phố cần được trồng những loại cây đặc trưng hơn, và việc cải thiện chiếu sáng đường phố là điều cốt yếu để tạo cảnh quan đô thị hấp dẫn. Những trụ đèn đường đầy tính nghệ thuật phía trước nhà hát Opéra de Paris thật đáng nhớ, và đã đến lúc chúng ta phải có những trụ đèn đường đáng được ghi nhớ trong lịch sử nghệ thuật.
    Những tính toán như việc vạt góc tại giao lộ để cải thiện tầm nhìn và khả năng cơ động khi giao thông, việc tăng chiều rộng đường phố và trang bị cho hệ thống giao thông công cộng những thiết bị cho người tàn tật cũng cần được bổ sung. Những bảng thông tin làm lộn xộn mất thẩm mỹ cảnh quan đô thị phải được dẹp bỏ, và trong các khu ở, những bức tường làm bằng gạch bê tông xấu xí phải bị cấm và việc bố trí cây xanh và cây bụi phía trước nhà cần được khuyến khích. Mọi thứ cho tới tận những bảng số nhà và thùng thư đều phải được thiết kế thẩm mỹ. Cách thức phơi khô đồ giặt và vải trải giường sao cho không phá hỏng cảnh quan đô thị cũng phải được nghiên cứu.
    Những đề xuất nói trên đều là những ví dụ về các vấn đề thông thường được giải quyết theo lối tiếp cận từng phần.
    59. Hướng tới quy hoạch đô thị như một phương tiện nâng cao chất lượng đô thị
    Vấn đề còn quan trọng hơn nữa là sự cung cấp những không gian tạo điều kiện khuyến khích người dân tới giao tiếp với nhau, cũng như các tượng đài và công viên. Những đường phố rộng cần tổ chức kết hợp chặt chẽ với với những công viên hai bên đường tương tự với những gì đã thực hiện tại Nagoya và Sapporo, cũng như xây dựng các con kênh tương tự với những gì đã có ở Vienne. Sẽ thật là thú vị nếu như, sau khi thưởng thức một vở opera hay tham dự một buổi hòa nhạc tại Nhà hát Quốc gia tại Hatsudai, khu Shibuya, ta có thể thả bộ theo một đại lộ hay đi thuyền trên kênh tới Tokyo City Hall tại khu Shinjuku. Việc chiếu sáng ban đêm những điểm nhấn đô thị như Tháp Tokyo hay cầu Bay Bridge là cần thiết để đem lại sức sống mới cho thành phố. Thêm vào đó, ta không nên quên việc xây dựng những không gian công cộng mang tính biểu tượng và những cổng tưởng niệm mà tôi đã đề cập tới ở trên. Chúng ta cũng cần kiềm chế cơn khát kinh doanh để giành lợi nhuận với bất cứ giá nào và tiếp thêm sinh lực cho thành phố để gia tăng sự tiếp xúc giữa các cư dân và làm giàu bản sắc văn hóa của đô thị.
    Cũng cần phải nói rằng chính quyền cần nỗ lực để đưa ra một quy hoạch tổng thể đô thị cho Tokyo và rút ngắn thời gian và khoảng cách đi lại bằng cách cải thiện mạng lưới giao thông.
    Họ phải ưu tiên cho những nhu cầu sử dụng đất công cộng và không chỉ gắn kết với những giải pháp kinh tế như giữ cho giá đất không tăng. Hôm nay, khi thế kỷ 21 đã gần kề, chúng ta phải xác lập tại những đô thị có vẻ hỗn loạn như Tokyo một kiểu của cái ?otrật tự ẩn giấu? với đủ lý do để hy vọng. Làm cho Tokyo ngày càng hấp dẫn hơn là trách nhiệm quan trọng mà chúng ta đã được giao.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    CHƯƠNG IV
    TOKYO, THÀNH PHỐ CHO THỜI HẬU HIỆN ĐẠI

    60. Thành phố của sự hỗn loạn
    Tại những thành phố Châu Âu như Paris và Rome, tất cả những công trình mặt tiền đường đều được xây dọc theo một đường thẳng, vật liệu và màu sắc các bức tường, thậm chí hình dáng và vị trí của cửa sổ thường đều được phối hợp với nhau. Trên phố Rue de Rivoli, tất cả những cung vòm đều cùng một kiểu thức và kích cỡ, thậm chí những ngọn đèn gắn trên các vòm cũng được phối hợp theo cùng một trật tự.
    Ngược lại, tại Tokyo, những nơi các khối nhà được thiết kế theo lối trật tự kiểu Phương Tây như tại quận thương mại Marunouchi hay bên cạnh những hào nước quanh Cụng điện Hoàng gia chỉ là ngoại lệ. Cảnh quan đô thị tại những khu vực khác có lẽ là mất trật tự nhất trên thế giới, với mọi công trình đều có hình dáng và màu sắc khác nhau. Như tôi đã lý giải, đấy là kết quả của thực tế rằng mỗi khu đất đều có hình thể, kích thước và thậm chí là hướng khác nhau so với con đường.
    Tokyo càng trở nên hỗn loạn về hình thức kiến trúc hơn bất cứ lúc nào, một phần do người Nhật sau sự hoang tàn trong chiến tranh của Tokyo mong muốn làm cho thành phố càng khác so với thời tiền chiến càng nhiều càng tốt. Những người Châu Âu, như đã mô tả trong các phần trước, có một chính sách trái ngược, cố gắng tái sáng tạo lại cho giống bề ngoài thời tiền chiến các thành phố của mình, như tại quận trung tâm của Warsaw. Tôi không nói rằng những cách như vậy là tốt hay xấu, nhưng muốn nêu ra rằng cách tiếp cận với sự hình thành đô thị, với hệ thống sở hữu đất đai, và trên hết là sự phi nguyên tắc của các khu đất đã tạo ra tại Nhật Bản những cảnh quan lộn xộn tuyệt vọng.
    Thêm vào đó, chúng ta, những người Nhật, có khuynh hướng chú trọng quá mức đến trật tự bên trong căn nhà mình, vốn khá thờ ơ với những luật lệ về bề ngoài, đã chấp nhận không chút chỉ trích sự lộn xộn của những trụ điện và điện thoại, những mảng tường xấu xí, dây kẽm gai, và những chiếc máy giặt chễm chệ trên hiên nhà cùng những biển quảng cáo lòe loẹt. Những nét đặc biệt ấy, làm mất đi sự hấp dẫn của cảnh quan thành phố và vốn bị chê bai tại các quốc gia Phương Tây, là một trong những lý do khiến cảnh quan đô thị Tokyo thuộc hàng lộn xộn nhất thế giới.
    61. Thời kỳ Hậu hiện đại
    Renzo Piano, đồng tác giả của bản thiết kế Trung tâm Pompidou theo lối hậu hiện đại từng gây xúc động mạnh tại Châu Âu khi nó được xây dựng lên trên cảnh quan đường phố truyền thống của Paris, cũng chịu trách nhiệm thiết kế Sân bay Quốc tế Kansai. Trong số rất nhiều kiến trúc sư New York mong muốn được làm việc tại Nhật, Rafael Vinoly may mắn có cơ hội thiết kế công trình trung tâm hội nghị quốc tế mới trên khu đất trước đây là Tokyo City Hall. Hai tác phẩm trên đều khá ấn tượng và là chủ đề bình luận sôi nổi tại Tokyo và Osaka, chúng đã thiết lập tầm nhìn của mình lên những đại đô thị tầm cỡ quốc tế đang hình thành của thế kỷ 21.
    Những chức năng của đô thị ngày nay không chỉ đơn giản như trong thế kỷ 19. Trong khi chúng ta đang tới gần thế kỷ 21, những công trình với hình thức mới kỳ lạ ví dụ như các nhà thi đấu thể thao khổng lồ, các trung tâm giải trí và chăm sóc sức khỏe quy mô, những xa lộ đồ sộ theo nhiều mức độ khác nhau, những chiếc cầu treo vươn cao trên mặt biển và những ống khói khổng lồ của những nhà máy nhiệt điện và nhà máy xử lý rác thải đang được xây dựng. Khi chúng xuất hiện, cái đô thị khổng lồ mang tên Tokyo hỗn loạn và kỳ dị này sẽ giới thiệu với thế giới một vẻ ngoài còn phong phú hơn nữa.
    Tất nhiên thật không nên nếu ta xây dựng những công trình, thậm chí theo kiểu hậu hiện đại, lại nằm quá kề sát với nhau. Nếu có thể, cần tạo ra những khoảng trống quanh mỗi công trình và biến chúng thành những không gian công cộng, bất kể kích thước có nhỏ thế nào chăng nữa. Có nghĩa rằng diện tích chiếm đất xây dựng công trình nên giảm xuống và phần trăm đất trống cần tăng thêm. Nếu điều này được thực hiện, mỗi công trình sẽ có điều kiện khẳng định cá tính hiệu quả hơn, giúp ta có thể đánh giá kiến trúc toàn diện và chính xác hơn. Lấy ví dụ so sánh là một cuộc triển lãm hội họa hay điêu khắc chẳng hạn. Nếu có quá nhiều bức tranh hay tác phẩm điêu khắc được bố trí quá gần nhau, sức hấp dẫn của mỗi tác phẩm sẽ bị giảm thiểu.
    Dựa theo nghiên cứu của bản thân tôi, một con người sẽ ít quan tâm hơn đến công trình ngay sát nhà mình nếu khoảng cách giữa các công trình xấp xỉ bằng chiều cao của công trình kế cận. Với thực trạng đất đai bị chia nhỏ như hiện nay, các công trình được xây quá gần, do thế những công trình ngay gần nhà hiển nhiên sẽ ít được quan tâm để ý.
  9. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    62. Hướng tới thế kỷ 21
    Khi chúng ta ngày càng tới gần thế kỷ 21, các giá trị của con người chắc chắn đang trải qua những thay đổi căn bản. Các chức năng của đô thị cũng vậy, sẽ thay đổi đáng kể. Sẽ ngày càng khó hơn để áp dụng lối tiếp cận tổng thể mà trong đó mọi thứ đều phải đồng bộ với nhau và tuân theo trật tự chung, như tại những đô thị Châu Âu. Khi điều này xảy ra, những phẩm chất của cảnh quan đô thị Nhật Bản, dựa trên lối tiếp cận từng phần, sẽ được đánh giá cao. Và những đô thị sẽ tiếp tục biến đổi theo nhịp phát triển của những chức năng đô thị mới.
    Ngày nay, những kiến trúc sư tầm cỡ thế giới vốn xem những công trình là những tác phẩm nghệ thuật đã khá thoáng trong thiết kế của mình và các đô thị Nhật Bản tạo ra một cơ sở hoàn hảo cho lối tiếp cận kiến trúc của họ. Công trình Trung tâm Pompidou của Renzo Piano đã gây khá nhiều tranh luận tại Paris, trong đó có cả tán đồng lẫn phản đối về bản thiết kế, nhưng một công trình kiểu như thế sẽ không gây bàn tán xôn xao quá nhiều ở Tokyo. Trang bìa cuốn sách nổi tiếng về kiến trúc hậu hiện đại của nhà phê bình Charles Jencks có ảnh chụp một công trình màu sắc sặc sỡ do Minoru Takeyama thiết kế tại quận Kabukicho ở Tokyo, nhưng một công trình như vậy lại thật bình thường theo suy nghĩ người Nhật. Thẳng tiến tới thế kỷ 21, Tokyo mang theo cả những ưu nhược điểm trên mỗi bước biến đổi của mình.
    Có nhiều điều mà chúng ta cần cân nhắc khi suy nghĩ về cảnh quan đô thị Tokyo, dưới góc độ xét lại những quy định xây dựng, giảm bớt mật đô xây dựng, và tăng tỷ lệ đất dự trữ để phát triển không gian trống. Đồng thời, tất cả những chủ sở hữu đất, kể cả nhà nước, cần cân nhắc không chỉ đến lợi ích của mình mà cả tới công năng mảnh đất của mình nhằm cải thiện các chức năng đô thị để phối hợp đồng bộ với những chủ đất khác. Chúng ta cần nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng chức năng nào đặt cho mỗi khu đất cụ thể.
    Cần mất 50 năm kể từ lần bị tàn phá của Tokyo vào khoảng giữa thập kỷ 1940s cho tới khi đạt tới sự thịnh vượng như ngày nay. Đó là một khoảng thời gian thừa đủ để các đô thị Nhật Bản trải qua một lần biến đổi kế tiếp. Giờ đây khi nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi chiến tranh kết thúc, chúng ta cần vạch ra những ý tưởng mới để chấn hưng các thành phố của chúng ta cho năm mươi năm kế tiếp. Cũng hy vọng rằng thế giới sẽ học tập Tokyo để hiểu thấu và tìm ra lựa chọn tối ưu cho các đô thị trong tương lai.
    63. Ảnh hưởng của nước Mỹ
    Bốn mươi năm trước, năm 1952, tôi đã vượt Thái Bình Dương và tới học tập ở nước Mỹ. Tôi sẽ không bao giờ quên những ngạc nhiên mình đã từng trải nghiệm nơi đây. Nhà ăn sinh viên ở Đại học Harvard có rất nhiều sữa và bơ ngay cả vào buổi chiều tối, và mọi sinh viên đều có xe hơi riêng. Bạn có thể yêu cầu một điện thoại riêng và ngay hôm sau nó đã được lắp trong phòng bạn. Thời ấy ở Nhật Bản ta không thể ăn cho đủ no, sở hữu một chiếc ôtô hay được lắp ngay một máy điện thoại.
    Ngày nay ở Nhật cũng vậy, mỗi loại thực phẩm được bán riêng rẽ, do đó ta phải đi tới cửa hàng rau quả để mua rau, tới hàng cá để mua cá, và tới cửa hàng bán gạo để mua gạo. (Xin lưu ý rằng thời điểm tác giả viết sách này là năm 1998. Hiện nay, theo như tôi thấy thì hệ thống siêu thị ở Nhật khá tiện lợi và đầy đủ. Tuy nhiên mọi thứ được chia nhỏ và phân loại quá tỉ mỉ và muốn mua cả một con gà thì bắt buộc phải đi tới tận khu Ueno ở Tokyo. ?" ND.) Tuy vậy, tại Mỹ, ta có thể mua mọi thứ thực phẩm ngay tại một siêu thị ngoại ô. Rau quả, thịt cá đều được gói sẵn, còn thực phẩm đông lạnh được trưng bày trong những tủ cất đông. Các cặp nam nữ có thể đi ôtô tới đây mua sắm vào dịp cuối tuần. Dường như ai cũng có một chiếc tủ lạnh và tủ cấp đông ở nhà đủ lớn để chứa thực phẩm cho cả tuần.
    Để thực hiện một lối sống như vậy cần có hệ thống hạ tầng hiện đại và đầy đủ, ví dụ như phải có nguồn cung cấp điện, một chiếc tủ lạnh và tủ cấp đông lớn, một ôtô và kỳ nghỉ cuối tuần dài hai ngày. Những điều kiện ấy không thể đồng thời tự nhiên mà có được. Hơn nữa, cần có quá trình phát triển công nghiệp hóa và công nghiệp đóng gói bao bì những thực phẩm thiên nhiên như nông hải sản khá phát triển. Không ai có thể tưởng tượng rằng chỉ trong bốn mươi năm Nhật Bản có thể phát triển ngang với mức sống kiểu Mỹ.
    Năm 1952 ở Nhật vẫn chưa có TV, và tôi chỉ được xem lần đầu khi đã tới nước Mỹ. Không ai có thể tưởng tượng rằng Nhật Bản ngày nay có thể sở hữu kỹ thuật truyền hình tiên tiến và đứng hàng đầu thế giới về độ rõ nét của màn hình.
    Chiến tranh đã giáng Tokyo xuống thành tro tàn, chỉ còn có vài ngôi nhà sót lại. Tuy nhiên, thời kỳ khó khăn đó đã đi qua, và ngày nay Tokyo lại chen chúc với mọi thứ từ nhà gỗ cho đến nhà cao tầng chọc trời hiện đại.
    64. Thành phố và văn hóa
    Chiếc sân trũng phía trước Cao ốc Time-Life tại Trung tâm Rockefeller ở New York, vốn được sử dụng như một sân trượt băng vào mùa đông và là quán ăn ngoài trời có dù che của nhà hàng vào mùa hè, là trái tim của thành phố trong những năm 1950s. Ngày nay, một dự án phát triển đô thị với cách tổ chức tương tự đã được thực hiện tại khu Uchisaiwaichô ở Tokyo, và dự án này cũng tập trung quanh mnột khu vườn trũng được biến thành sân trượt băng vào mùa đông.
    Vào ban đêm Quảng trường Times Square sáng rực với ánh đèn, khiến một sinh viên Nhật Bản như tôi xốn xang giữa rừng đèn neon và bảng quảng cáo điện. Phố Broadway được viền bởi những nhà hát, nơi những bản nhạc và tác phẩm xuất sắc được trình diễn, và kế đấy là một trung tâm văn hóa quốc tế. Bất cứ khi nào tôi lắng nghe bài hát buồn dịu nhưng lãng mạn vô cùng ?oSunrise, Sunset? trong vở Người kéo vĩ cầm trên mái nhà, bản nhạc Broadway phổ biến khắp thế giới suốt mười năm từ năm 1964, tôi lại nhớ tới thời kỳ vàng son ấy tại nước Mỹ.
    Khi ấy không ai dám mơ rằng người Nhật có thể đạt được quá nhanh mức sống ngang bằng với người Mỹ tại đỉnh cao thịnh vượng của họ. Khi tôi lắng nghe những giai điệu của bản nhạc đó, tôi không thể không ngẫm nghĩ đến những thay đổi đã diễn ra trong suốt ba mươi năm gần đây trong nền kinh tế và môi trường đô thị Nhật Bản.
    Người ta nói rằng New York đã trải qua thời kỳ đỉnh cao kinh tế và văn hóa của mình, và an ninh ở đây ngày nay rất kém. Thành phố đã trở nên một nơi đáng sợ và nguy hiểm. Mặt khác, những nơi như Shinjuku, Shibuya và Ikebukuro ở Tokyo ngày càng sôi động hơn và thu hút sự chú ý của cả thế giới. Thế kỷ 21 có lẽ sẽ mở đầu một thời kỳ mà Nhật Bản giành được vị trí nổi bật trên thế giới và những chất lượng của đô thị Tokyo cuối cùng cũng sẽ được công nhận.
  10. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.330
    65. Thành phố tiêu thụ
    Những tủ lạnh và tủ cấp đông đã trở thành những vật dụng phổ biến trong nhà tại Nhật Bản, còn các siêu thị thì ngày càng phát triển. Trên các giá kệ siêu thị chất đầy những hàng hóa phong phú gồm cả những thực phẩm sành điệu đến từ khắp nơi trên thế giới. Những cửa hàng tổng hợp thường được xem như là những cửa hàng cao cấp tại Nhật Bản, nhưng ở Mỹ và Châu Âu thì không như vậy.
    Đã tới lúc người Nhật phải xem xét tới lộ trình để qua mặt New York, Paris và London. Các siêu thị và cửa hàng cao cấp cung cấp hàng ngày những vật phẩm cần thiết, còn những cửa hàng tổng hợp sẽ phát triển quy mô hoạt động của mình. Những cửa hàng cao cấp sẽ cung cấp những thứ hàng hiệu, còn người dân sẽ đi ôtô tới những cửa hàng ở ngoại ô như cửa hàng sách, cửa hàng đồ gỗ và cửa hàng bán băng đĩa CD. Để đạt thành công, những cửa hàng ngoại ô như vậy phải sắp xếp trưng bày một lượng lớn chủng loại hàng hóa dưới cùng một giàn mái chung, và một cửa hàng nhỏ sẽ rất khó có thể đấu lại.
    Ngày nay, không có nhiều thành phố tại các quốc gia khác cung cấp được một mô hình thích hợp cho chúng ta, và đã tới lúc người Nhật chúng ta phải tự lựa chọn lối sống và văn hóa đô thị riêng của mình. Cuối cùng đã là lúc chúng ta phải phát triển một nền văn hóa cho thế kỷ 21 cũng độc đáo với nước Nhật như nền văn hóa thời kỳ Edo khi đất nước đóng cửa với thế giới suốt từ thế kỷ 17 cho tới thế kỷ 19.
    Đây chính la? lúc chúng ta câ?n chú ý đến hệ thống điều tiết cởi mở của cấu tạo đô thị, hình thành theo kiểu từng phần và cung cấp nhưfng phâ?n dự trưf ma? chính chúng ta sư? dụng. Khái niệm tư?ng phâ?n cu?a sự vật la? lối tiếp cận đặc biệt cu?a Nhật Ba?n va? la? cách đê? thích ứng với nhưfng nhu câ?u cu?a thơ?i đại khi các tha?nh phố đang tra?i qua giai đoạn chuyê?n hóa cu?a chúng.
    Tuy nhiên, cufng sef câ?n xây dựng chặt chef hơn một hệ thống quyê?n sơ? hưfu đất va? đặt nhưfng giới hạn lên quyê?n sơ? hưfu đất đê? đáp ứng nhu câ?u cu?a cộng đô?ng. Va? co?n quan trọng hơn nưfa la? ưu tiên cho việc phân loại chức năng sư? dụng đất lên trên mục đích thương mại, mặc cho chúng ta pha?i la?m việc đó theo lối tiếp cận tư?ng phâ?n.
    66. Tokyo trong tương lai
    Tokyo thoạt nhìn có vẻ là một thành phố hỗn độn, nhưng chắc chắn nó được đặc trưng bởi một thẩm mỹ tổng hợp và chuyển hóa. Nhưfng quy định ma? tôi đặt ra cho đô thị khi nó pha?i đối mặt với tương lai chính la? đê? nhận ra sự thật na?y.
    Nga?y 1 tháng Ba?y năm 1993 đánh dấu lêf ky? niệm thứ 50 nga?y hệ thống chính quyê?n đại đô thị cho Tokyo được thiết lập. Va?o nga?y 1 tháng Ba?y năm 1943, ti?nh Tokyo va? tha?nh phố Tokyo được sát nhập chuyê?n tha?nh Chính quyê?n Đại đô thị Tokyo. Kế đó nhưfng trận oanh tạc dưf dội đaf hu?y diệt Tokyo tha?nh đống tro ta?n va? cuối cu?ng góp phâ?n đưa chiến tranh đến chôf kết thúc. Mặc dâ?u đaf vượt qua vô va?n khó khăn, đại đô thị hôm nay cufng chi? mới được hi?nh tha?nh có năm mươi năm. Tương lai cu?a Tokyo chắc chắn tu?y thuộc va?o một myf học chuyê?n hóa va? một cuộc đấu tranh chống lại khuynh hướng biê?u thị qua việc tăng hệ số sư? dụng đất nhă?m đạt được thêm nhiê?u lợi nhuận. Tôi hy vọng ră?ng Tokyo sef phát triê?n tha?nh một tha?nh phố tâ?m cơf quốc tế với nhưfng ba?n sắc độc đáo cu?a riêng mi?nh.

Chia sẻ trang này