1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Mỹ Tâm Fans Club hoan nghênh sự tham gia của các bạn ! Hãy đang ký và bầu chọn hội trưởng hội phó .

Chủ đề trong 'Âm nhạc' bởi Sir_King, 27/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vamco

    vamco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tình thôi xót xa & Frontier: ai "copy" ai?
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=27445&ChannelID=10
    Giao lưu trực tuyến
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=27572&ChannelID=10
    Được vamco sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 06/04/2004
  2. biglove

    biglove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2002
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Mà em thấy, mình lấy nhạc của người ta thì cứ nói thẳng ra ngay từ đầu là mình lấy nhạc của người ta đi, rồi để là nhạc ngoại quốc lời Việt. Chứ cái kiểu chôm của người ta rồi bị phát hiện, rồi lại đổ lỗi là "tư tưởng lớn gặp nhau" , em thấy nó ... nhục nhục sao á !
    Hix, thật đáng buồn cho nhạc VN hiện nay. Không còn biết còn bao nhiêu bài hát VN có "tư tưởng lớn gặp nhau " với nhạc của người ta nữa đây nữa ? Hix, em thật ko biết nói sao nữa đây. Làm sao em dám tự hào về nền âm nhạc nước nhà được nữa chứ . Các bác nhạc sĩ ơi, có tâm giùm em chút xíu được ko ?
    hquang
  3. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0


    Phát hiện mới về nhạc phẩm ?oTình thôi xót xa? của nhạc sĩ Bảo Chấn


    [​IMG]

    Bìa album Cherry Blossom - Keiko Matsui (trái) và Tình thôi xót xa - Lam Trường.

    Nhạc phẩm "Tình thôi xót xa" của nhạc sĩ Bảo Chấn do ca sĩ Lam Trường thể hiện vào những năm cuối thập niên 90 thế kỷ trước từng nổi đình đám và luôn lọt vào Top ten Làn Sóng Xanh nhiều tháng liền. Nhưng theo một phát hiện mới đây thì 1 nhạc phẩm của nữ nhạc công nổi tiếng người Nhật, Keiko Matsui có giai điệu giống với bài hát trên của Bảo Chấn  .



    Trong thời gian 5 năm trở lại đây, khi trào lưu nhạc Hoa, nhạc Thái, Nhật, Hàn Quốc? tấn công ồ ạt vào nước ta dưới hình thức nhạc chuyển lời và được những ca sĩ thuộc hàng top thể hiện rất thành công như: "Ôi tình yêu", "Xa vắng" (Nhạc Hoa - Thanh Thảo), "Biển trắng" (Nhạc Nhật - Lam Trường), "Một lần được yêu" (Nhạc Hàn Quốc - Tuấn Hưng)... và rất rất nhiều nữa mà chúng tôi không thể liệt kê hết!
    Với những ca sĩ trẻ như UHP, LT, VH, TH thì số lượng ca khúc mà họ thể hiện có tới quá nửa là những bài có phần nhạc từ nước ngoài. Trong khi đó, mỗi năm lại có thêm nhiều gương mặt ca sĩ ?otrẻ triển vọng? ra lò với những album ?odebut? gây thất vọng tới công chúng yêu nhạc. Từ thực tế đó, khán giả giờ đây đang có những lý do để nghi ngờ về những gì được gọi là ?oThời kỳ huy hoàng của nền tân nhạc Việt Nam?. Và đặc biệt,
    Hãy bấm vào biểu tượng để nghe...


        [​IMG]       Frontier - Keiko Matsui              (album Cherry Blossom)
    [​IMG]
       Tình thôi xót xa - Bảo Chấn         Lam Trường thể hiện.


    Sau khi nghe cả 2 bản nhạc trên, theo bạn:



    "Frontier" nhái lại tác phẩm "Tình thôi xót xa"


    NS Bảo Chấn viết "Tình thôi xót xa" dựa trên bản "Frontier"


    "Tư tưởng lớn gặp nhau"

    sự thất vọng còn lớn hơn khi có ngày càng nhiều những ca khúc được coi là ?ođỉnh? làm nên tên tuổi của nhạc sĩ và ca sĩ đã bị phát hiện có nguồn gốc nước ngoài. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu ở phần xuất xứ ca khúc được ghi là ?oNhạc nước ngoài lời Việt?. Vấn đề đáng nói là bản nhạc được dán mác 100% bản quyền của nhạc sĩ trong nước.

    Và tiêu điểm mà khán giả yêu nhạc đang quan tâm hiện nay là xuất xứ nhạc phẩm Tình thôi xót xa của nhạc sĩ nổi tiếng Bảo Chấn.

    Hành trình tìm kiếm

    Trong một lần tình cờ lướt qua một số forum Âm nhạc trên mạng, người viết bài đã thấy tản mát đâu đó một số nghi vấn trong cộng đồng mạng âm nhạc về xuất xứ của ca khúc Tình thôi xót xa. Là một người yêu nhạc Việt Nam, người viết ngay lập tức tiến hành dò tìm theo các chỉ dẫn thu lượm được và từ các web tìm kiếm như: Google, Yahoo, Go? và cuối cùng, mọi đầu mối đều dẫn tới Keiko Matsui, một nữ nhạc công, nhạc sĩ dòng Jazz người Nhật rất nổi tiếng ở thể loại nhạc này trên thế giới. Và CD hoà tấu có tên Cherry Blossom (Hoa Anh Đào) - Keiko Matsui phát hành đầu năm 1992, hiện vẫn còn rất thịnh hành trên thế giới, có nhiều bản nhạc đặc sắc, mà trong số đó, bản Frontier đã khiến người viết bài không khỏi giật mình vì nó chính là bản hoà tấu với giai điệu rất trùng lặp với giai điệu ca khúc của nhạc sĩ Bảo Chấn, ca khúc Tình thôi xót xa.

    Có khi nào hai người nhạc sĩ ở hai đất nước cách xa và chưa từng gặp nhau lại có thể sáng tác ra cùng một bản nhạc giống hệt nhau? Nếu là một bài toán thì có thể họ sẽ có cùng một phương pháp giải nhưng với âm nhạc thì xin trả lời ngay rằng: Không!

    Vậy ai là người sáng tác?

    Có lẽ không phải giới thiệu nhiều về nhạc sĩ Bảo Chấn, ông đã quá nổi tiếng với chúng ta. NS Bảo Chấn sinh năm 1950 ở Huế, bố là nhạc sĩ cung đình. Sau khi tốt nghiệp Trường nhạc Sài Gòn (1968), NS Bảo Chấn lập nghiệp rồi thành danh tại Sài Gòn với nghề hòa âm phối khí và sáng tác các ca khúc nhạc nhẹ.

    Trở lại vấn đề, trong một lần phỏng vấn của báo phụ san Đẹp, NS đã nói: ?oTôi sáng tác ca khúc Tình thôi xót xa trong những năm đầu thập kỷ 80, được xuất khẩu ra nước ngoài trước. Lúc ấy, đời sống âm nhạc Việt Nam ở hải ngoại đang bế tắc. Có lần ca sĩ Vũ Khanh hỏi tôi, ông có bài gì không? Các nhạc sĩ xa quê hương lâu ngày, cảm hứng cạn kiệt, nên gần như tịt ngòi sáng tác. Họ trở lại tìm các bài hát mới từ trong nước. Tình thôi xót xa được một vài ca sĩ hải ngoại trình bày, nhưng tôi chỉ được nghe đứa con của mình qua giọng ca Thảo My (NV: vợ nhạc sĩ Đức Huy). Từ hải ngoại, Tình thôi xót xa dội lại Việt Nam, Hồng Nhung hát khá thành công. Đến năm 1996, Lam Trường sờ đến, Tình thôi xót xa liên tục đứng trong topten Làn sóng xanh. Tôi vẫn xem Lam Trường là người có công khai quật bài Tình thôi xót xa và tôi biết ơn ca sĩ này?.

    Đối với người Việt chúng ta, nhạc sĩ Bảo Chấn được biết đến như là một người tiên phong trong lĩnh vực sáng tác tân nhạc sau giải phóng. Bắt đầu từ ca khúc Bài ca chưa viết hết lời kêu gọi thanh niên đi xây dựng quê hương đến những ca khúc như: Bên em là biển rộng, Như cơn mưa đi mãi, Dường như .v.v. Nhưng trên hết, công chúng biết đến ông phần lớn từ Tình thôi xót xa. Ca khúc với giai điệu mượt mà này cũng đã đưa ca sĩ Lam Trường trở thành một ngôi sao của làng nhạc trẻ nước nhà.

    Keiko Matsui (người Nhật) là một nữ nhạc công Piano kiêm nhạc sĩ dòng nhạc Jazz. Keiko học đàn từ khi lên 5 và được tập đoàn Yamaha Music Foundation chọn ghi âm khi mới 17 tuổi. Sau đó, Keiko ra nhập nhóm nhạc Jazz Cosmo và ghi âm 4 album. Tính từ năm 1987 đến nay, khoảng 20 album của Keiko đã được phát hành trên toàn thế giới. Các địa chỉ bán CD và web site âm nhạc quốc tế trên internet cũng luôn đầy ắp thông tin về Keiko Matsui như: www.amazon.com, http://launch.yahoo.com, www.kennedy-center.org .v.v.

    Album Sapphire phát hành năm 1995 đã đứng đầu bảng xếp hạng và album Whisper from the Mirror (năm 2000) đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng Top những album nhạc Jazz đương đại của tạp chí âm nhạc nổi tiếng thế giới Billboard.

    Thông tin thêm về những album của Keiko Matsui đã phát hành. Bạn có thể xem tại địa chỉ web site http://keikomatsui.com/disc.html

    Các thông tin khác liên quan, bạn đọc có thể vào một công cụ tìm kiếm bất kỳ, VD: www.google.com rồi gõ "Keiko Matsui".

    Và tại địa chỉ www.cduniverse.com chúng ta dễ dàng tìm thấy album Cherry Blossom gồm 10 bản nhạc. Bản nhạc mà chúng ta quan tâm là bản nhạc thứ 7 Frontier - có giai điệu giống giai điệu bản tình thôi xót xa (Bạn đọc có thể nhấn chuột trên nốt nhạc màu đỏ để nghe lướt qua đoạn nhạc).

    Trả lời một câu hỏi từ một người yêu nhạc có địa chỉ email clynic82@yahoo.com gửi tới kazu@keikomatsui.com (www.keikomatsui.com là web site chính thức của Keiko) về xuất xứ bản Frontier. Người đại diện đã trả lời: ?oThe tune "Frontier" is composed by Keiko Matsui. Your letter interests us. We are very curiouse to know how similar the two songs are. Do you have the song name or recorded version of it, which you can send us by tape or e-mail file??. Tạm dịch: ?oCám ơn vì lá thư của bạn. Đúng là bài Frontier được sáng tác bởi chính Keiko Matsui. Lá thư của bạn rất thú vị. Và chúng tôi rất tò mò muốn biết 2 ca khúc giống nhau như thế nào. Bạn có thể nêu rõ tên bài hát đó được không và gửi cho chúng tôi qua băng hay e-mail??.

    Lẽ dĩ nhiên, chắc chắn Keiko Matsui và hãng phát hành băng đĩa của Keiko rất quan tâm tới e-mail của bạn khán giả yêu nhạc kia. Một phần vì ?otò mò? như trong thư viết. Một phần vì album Cherry Blossom phát hành năm 1992 (và mới đây được tái bản năm 2003 bởi Sony Music). Số lượng bán ra có thể nói đã lên tới hàng trăm ngàn bản. Và với mỗi CD giá trung bình 12,15 USD. Đây là một vấn đề không thể xem thường. Và trên hết nữa, đó là vấn đề bản quyền, sự nghiêm túc và chuyên nghiệp trong sáng tác, và còn là đạo đức của người làm nghệ thuật.

    Lời kết

    Sau những bất ngờ, tiến tới khám phá và gặt hái được một số kết quả. Người viết bài bỗng nhận ra rằng: Thật khó có thể nói ai đã ?ođạo nhạc? của ai, vì ở đây có một khoảng thời gian chênh lệch không lớn. Nhạc sĩ Bảo Chấn nói ông sáng tác khoảng đầu thập niên 80 nhưng không ai biết chính xác là năm nào. Và từ khi đó, ông đã đăng ký bản quyền chưa? Và năm nào thì bản nhạc được xuất khẩu sang hải ngoại. Ở đây có một điểm trùng hợp là vào năm 1992, ca khúc được ca sĩ Thảo My trình diễn và đây cũng là năm mà album có bản nhạc Frontier của Keiko Matsu được phát hành. Và cũng không loại trừ khả năng, Keiko Matsu đã ?ođạo nhạc? khi tình cờ nghe giai điệu bài Tình thôi xót xa ở đâu đó trước năm 1992. Biết đâu đấy, một người đến từ nền âm nhạc lớn vẫn có thể ?ođạo nhạc? của những nhạc sĩ làm việc trong nền âm nhạc nhỏ hơn. Thế giới đã từng chứng kiến nhiều vụ như vậy mà nổi tiếng nhất phải kể đến là trường hợp bản nhạc ?olam-ba-da? (đầu những năm 90).

    Tuy nhiên, dường như mọi ý kiến đang có chiều hướng bất lợi cho nhạc sĩ Bảo Chấn khi Keiko lại có bề dày thành tích hơn. Là một nhạc công sớm thành danh và khẳng định mình tại những trung tâm âm nhạc uy tín nhất Nhật Bản và tại thị trường Mỹ. Với một phong cách riêng, người nghe nhạc dễ dàng nhận thấy trong album Cherry Blossom nhiều bản có cùng một ?ohơi hướng? rất đặc biệt giống với bản Frontier. Nếu Keiko đã ?ođạo nhạc? thì liệu bản nhạc đạo đó có thể ảnh hưởng mạnh đến phong cách sáng tác và thể hiện của Keiko - một nhạc công được đào tạo chuyên nghiệp từ khi mới lên 5 tuổi - mạnh đến vậy không? Rõ ràng là rất khó! Phong cách sáng tác và thể hiện của người nhạc sĩ cũng giống như nét vẽ của người làm hội hoạ. Nó có dấu ấn riêng, bản sắc riêng?

    Mọi kết luận còn bỏ ngỏ... Có thể tới đây, vấn đề sẽ trở nên rõ ràng hơn. Khi mà bản nhạc Tình thôi xót xa được gửi tới Keiko Matsui và công ty phát hành album Cherry Blossom. Họ sẽ nghĩ gì và sẽ hành động ra sao? Hoặc nếu sự thật đứng về phía nhạc sĩ Bảo Chấn, có thể ông cần phải lên tiếng và một vụ kiện tới Keiko Matsui sẽ mang lại cho ông những đền bù thiệt hại về tinh thần, danh dự mà ông đang phải gánh chịu.

    Tintin82au (GiaidieuNet)
  4. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
     

    Kazu Matsui: ''''Bảo Chấn đã copy giai điệu của chúng tôi''''
    [​IMG]

    Bìa album của Keiko Matsui.
    Sau khi VnExpress đưa tin về  sự giống nhau đến khó hiểu giữa "Tình thôi xót xa" của nhạc sĩ Bảo Chấn và "Frontier" của nữ nhạc sĩ Keiko Matsui, chồng Keiko, đồng thời là nhà sản xuất âm nhạc đã gửi thư đến toà soạn. Dưới đây là nội dung bức thư.
    Gửi toà soạn,
    Tên tôi là Kazu Matsui, nhà sản xuất đồng thời là chồng của Keiko Matsui, nhạc sĩ dòng jazz. Gần đây, tôi có nhận được một số thư từ những người yêu âm nhạc và phóng viên Việt Nam đề cập đến nhạc phẩm Frontier, được chúng tôi ghi âm năm 1991 và phát hành trong album Hoa anh đào nở năm 1992. Có gợi ý rằng ca khúc Tình thôi xót xa đã copy từ Frontier. Và khi nghe Tình thôi xót xa, chúng tôi thực sự bị shock. Có thể nói vụ này đã quá rõ ràng, bởi hai bản nhạc giống nhau y như đúc, không chỉ là một vài đoạn, hoặc một vài ý tưởng, mà là tất cả bản nhạc đã bị copy.
    Ông ấy (nhạc sĩ Bảo Chấn) trả lời phỏng vấn, không "dám" nghĩ Keiko đã ăn cắp giai điệu bài hát, nhưng khẳng định rằng tác phẩm của ông ta không hề bị ảnh hưởng từ Nhật Bản. Thế nhưng, giai điệu của hai bài giống nhau y hệt. Nếu là tác giả của giai điệu ấy, ông ta hẳn phải khẳng định Keiko đã ăn cắp. Điều gây sửng sốt là ông ấy đã lấy không chỉ giai điệu mà còn cả đoạn dạo đầu mà Keiko sáng tạo.
    Chúng tôi có thể nói rằng, Bảo Chấn đã copy giai điệu. Điều đó là hiển nhiên. Khi nói rằng, ông ấy không bị ảnh hưởng từ phía Nhật Bản thì cũng có lý do của nó. Bản nhạc đã được ghi âm với phần lời bằng tiếng Anh cho game điện tử Super Mario Brothers trước khi chúng tôi sử dụng trong album của Keiko. Cả hai đều do tôi sản xuất và Keiko biên soạn.
    Tôi không muốn dùng từ ăn cắp, nhưng trong trường hợp này, ông ta đã copy toàn bộ phần nhạc, và lại nói là chính mình sáng tác. Đó là việc làm sai trái. Nếu sự cố này xảy ra ở Mỹ, công ty quản lý của chúng tôi sẽ đưa ra toà và chúng tôi dễ dàng giành phần thắng. Nhưng đến giờ thì chúng tôi cũng chưa biết nên làm thế nào. Sự việc xảy ra tại VN và chúng tôi không rõ về người VN lắm.
    Hãy cho chúng tôi biết, chúng tôi nên làm thế nào. Và nhạc sĩ Bảo Chấn, hãy cho chúng tôi biết sự thật.
    Những ai biết đến Keiko đều hiểu rằng, cô ấy không phải là người đi nhặt nhạnh giai điệu của người khác. Cô ấy đã phát hành 16 album ở Nhật, Mỹ, châu Âu và tất cả các bản nhạc đều do cô ấy sáng tác. Cô ấy thực sự có tài, vì thế, cô ấy không cần phải copy nhạc của ai. Tất cả bản nhạc đều được ra đời trong ngôi nhà của chúng tôi ở Tokyo và Mỹ.
    Bảo Chấn biết rõ, chúng tôi biết và ông trời cũng biết sự thật. 
    Chúng tôi muốn đến Việt Nam, tổ chức đêm nhạc vào một ngày nào đó. Chúng tôi muốn được làm bạn với người Việt Nam và muốn mọi người biết đến người sáng tác chính thức của giai điệu này.
    Cảm ơn rất nhiều.
    Chúng tôi mong gặp lại các bạn ở đất nước VN.
    Nguyên văn bức thư bằng tiếng Anh:
    Dear Sir.My name is Kazu Matsui and I am the producer and the husband of Keiko Matsui, who is Jazz musician-composer.Recently I have received several letters from Vietnamese music lovers and journalists regarding Keiko''''s composition "Frontier," which is recorded in 1991 and released in the album Cherry Blossom in 1992. We were suggested that the tune called "Tinh thoi xot xa" was copied from "Frontier." When we listen to the "Tinh thoi xot xa," we were shocked. What I can say is that this case is very clear. Since the two versions are exactly the same tune, not just some sections are similar, nor some ideas are copied, but whole tune is copied.<< He (Bao Chan) said in interview, he doesn''''t "dare" to think Keiko has stolen his song, but he confirmed that his song has not been affected by the Japanese. >>However, the two version of the tunes are the exactly the same tune. If he composed this tune, he should be insisting that Keiko has stolen the tune. Amazing thing is that he copied not only the melody, but also the introduction arrangement ideas which is arranged by Keiko.We can say that he copied the tune. It is obvious. When he said that his song has not been affected by the Japanese, there can be the reason. The tune was recorded as an English lyric vocal tune as Super Mario Brothers special album before we used it for Keiko''''s album. Both albums are produced by me and written and arranged by Keiko. He could copied the tune from this vocal version, if he does not recall instrumental version of the tune. I do not want to use the word "stolen," but in this case, he copied whole tune with, and also, saying that he composed it. That is very wrong. If this happened in US, our management company and publishers will take this case to the court. And we can win easily. But we are not sure what we should do. Since it has happened in Vietnam and we do not know people there.Please ask Vietnamese people for us, what we should do.Please tell them to make the composer, Bao Chan, to tell the truth and make us some suggestions.Please tell the Vietnamese people, to listen to Keiko''''s music and feel the sincerity of her mind. If they know Keiko, they understand that she is not the kind of person who steal things. Keiko has released 16 albums in Japan, US and Europe. And all the tunes are composed by her. Her talent is in composition. She does not have to copy anything and I have produced all the albums. All the tunes were born in our house in Tokyo or US.Bao Chan knows, we know, and Buddha knows the facts.We would like to come to Vietnam someday and do the concerts. We want to be friends with them. And we want them to know the real composer of the tune.Thank you very much.We hope to see you soon, in your country.Kazu Matsui
     
    ''''Tình thôi xót xa'''' sẽ thế nào nếu ra toà?

    [​IMG]

    Nhạc sĩ Bảo Chấn.
    Nhà sản xuất Kazu Matsui đã muốn tìm lời giải đáp cho sự trùng lặp đến khó hiểu của hai ca khúc "Frontier" và "Tình thôi xót xa" trước toà. Tuy nhiên, theo các luật sư của VN, nghệ sĩ đến từ Nhật Bản không có nhiều cơ hội giành phần thắng.*Kazu Matsui: ''''Bảo Chấn đã copy giai điệu của chúng tôi'''' *''''Tình thôi xót xa'''' có nguồn gốc từ Nhật?
    Trong thư gửi cho VnExpress mới đây, ông Kazu Matsui, chồng của nữ nhạc sĩ Keiko, người sáng tác ca khúc Frontier, cho rằng ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sĩ Bảo Chấn đã copy từ Frontier. "Nếu sự cố này xảy ra ở Mỹ, công ty quản lý của chúng tôi sẽ đưa ra toà" - ông Kazu khẳng định và bày tỏ mong muốn được biết trong trường hợp này xảy ra ở VN thì họ nên xử lý như thế nào.
    Ông Đào Anh Tuấn, trưởng phòng bản quyền tác giả, văn phòng luật sư Phạm và Liên Danh, cho biết, giữa VN và Nhật Bản chưa có một hiệp định song phương nào về bản quyền. Thông thường, các tác phẩm nghệ thuật nước ngoài có thể được bảo hộ theo Công ước Berne (Berne Convention), tuy nhiên, VN chưa phải là thành viên, vì vậy tác giả người Nhật không thể cấm việc sao chép hoặc sử dụng nhạc phẩm của mình tại VN.
    Chỉ có một khe hẹp cho vợ chồng nghệ sĩ Nhật Bản bảo vệ mình trước toà án nếu họ đáp ứng được một trong các điều kiện: (1) Bản nhạc được sáng tác ở VN, (2) Bản nhạc được phát hành ở VN trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra mắt công chúng.
    Theo một luật sư thuộc hiệp hội luật gia TP HCM thì ông Kazu Matsui còn có một lựa chọn khác là đưa ra toà án thông qua hiệp ước bản quyền VN - Mỹ (VUCT). Hiệp ước này bảo hộ không chỉ cho người Mỹ, mà còn cho những công dân nước có hiệp định về bản quyền với Mỹ. Trong khi đó, ông Đào Anh Tuấn cũng cho rằng, tác phẩm của Keiko sẽ được bảo hộ tại VN nếu: (1) tác giả Matsui thường trú ở Mỹ; (2) ban nhạc được công bố ở Mỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày ra mắt; (3) bản nhạc được chuyển nhượng cho thể nhân hoặc pháp nhân của Mỹ trong vòng một năm, kể từ ngày công bố đầu tiên. Tuy nhiên, hiệp ước này chỉ được áp dụng với những tác phẩm sản xuất trước năm 2001, năm VN và Mỹ ký hiệp định song phương.
    Ngay cả khi ông Kazu được bảo hộ bản quyền ở VN, thì cũng còn mất khá nhiều thời gian để sự việc được rõ ràng. Trước hết, nhà sản xuất Nhật Bản phải trình bày được mức độ giống nhau của hai tác phẩm, sau đó phải xác định rõ, tác phẩm nào ra mắt trước và liệu tác giả của bản nhạc ra sau có điều kiện tiếp xúc với bản nhạc ra trước hay không.
    Ông Đào Anh Tuấn cho rằng, điều nhạc sĩ Bảo Chấn nên làm hiện nay là thu thập chứng cứ để chứng minh cho mình. Tuy nhiên, trò chuyện với VnExpress, nhạc sĩ Bảo Chấn cho biết, ông không hề chuẩn bị gì vì quá buồn và bất ngờ về sự cố này. Ông nói: ?oDường như số phận bắt tôi phải vất vả vì tác phẩm Tình thôi xót xa. Tôi rất tiếc đã không lưu lại được ngày ra đời của bài hát. Mà có phải cứ sáng tác một ca khúc là có cơ hội ghi âm ngay đâu. Tôi chỉ cảm thấy may mắn là những người thân của tôi như hai em trai là nhạc sĩ Bảo Phúc và Bảo Kình rất tin tưởng tôi?.
    Thu Trang
    theo vnexpress.net
  5. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Ấn tượng liveshow "Ngày ấy & Bây giờ" tại Hà Nội 05/04/2004 10:13


    [​IMG]Lưu ý trên vé mời là "Vui lòng đến đúng giờ", tức là 20h, nhưng khán giả phải mất thêm nửa tiếng ngồi xem các quảng cáo dầu xả và nước giải khát thì chương trình mới mở màn. Ngoài khiếm khuyết đó, live show Mỹ Tâm diễn ra tối qua, 4/4, được đa số khán giả đánh giá là hoành tráng và khá thành công.
    Live show này đã tạo nên những thái độ khác nhau trong dư luận sau khi nó diễn ra ở TP.HCM ngày 25/3 vừa qua; lại được quảng cáo rầm rộ như một trong những đêm diễn hoành tráng nhất từ trước đến nay và cũng là live show đầu tiên được tổ chức tại Sân vận động Mỹ Đình. Ước tính trên một vạn khán giả đã có mặt tại sân Mỹ Đình để xem cô ca sĩ này biểu diễn. Ngoài những người yêu thích giọng hát Mỹ Tâm, nhiều người đến vì tò mò và có thể nói, họ đã không thất vọng khi ra về.


    Mỹ Tâm làm liveshow không phải vì tiềnĐó là lời khẳng định của ca sĩ Mỹ Tâm khi trả lời phỏng vấn trực tuyến trên VietNamNet chiều thứ 7(3/4). Cô cũng nói rằng mình không đặt nặng vấn đề kinh phí khi tổ chức live show.
    Trên sân khấu cách điệu hình chữ M-T choán đến 2/3 lòng sân Mỹ Đình là 6 màn hình lớn và cỡ chục bộ đèn sky light. Âm thanh, ánh sáng và khói phát huy hiệu quả hết cỡ. Cuộc biểu dương lực lượng về kỹ thuật này còn được bổ sung bởi hàng loạt pháo sáng thỉnh thoảng được bắn lên. Các nhà tổ chức còn trang bị pháo sáng ngay ở những trụ sắt của hàng rào bảo vệ ngăn cách mặt sân với khán đài. Loạt pháo đặc biệt này được "phát hỏa" vào giây phút cuối buổi biểu diễn, khiến cho các khán giả ở hàng ghế đầu tiên được một phen giật mình! Trên sân khấu, chốc chốc lại thấy nữ ca sĩ "thụt xuống" hay "nhô lên" từ dưới nền sàn! Dàn nhạc dây của Nhạc trưởng Trần Vương Thạch xuất hiện một cách bất ngờ ở phía sau sân khấu trong ca khúc Mãi yêu khiến khán giả rất phấn khích. Ban đầu người ta chỉ nhìn thấy khuôn mặt nhạc trưởng trên màn hình, rồi đột nhiên một tấm gỗ phía sau của sân khấu hạ xuống và người ta nhìn thấy chừng hai chục nghệ sỹ với các nhạc cụ trong tay đang ngồi kéo cần mẫn, trong ánh sáng rực rỡ. 
    Các ca khúc quen thuộc cùng với một sáng tác mới của chính Mỹ Tâm lần lượt xuất hiện, được giới thiệu bằng những lời "có cánh", mà chắp lại, nó thành ra một câu chuyện tự sự về đường đời của cô. Với những thước phim trau chuốt luôn thấy xuất hiện hình ảnh những thiên thần nhỏ có đôi cánh trắng bay lượn, dường như nhà đạo diễn muốn tạo dựng một Mỹ Tâm "nàng tiên tóc nâu"!
    Trong live show tối qua, Mỹ Tâm đã thể hiện một nỗ lực lớn về vũ đạo với những màn lắc tóc  cuồng nhiệt, những cái lắc hông rất dẻo, và cả một cái gì đó... giống như ba lê nữa! Đồng thời, cô cũng tự chơi dương cầm và sử dụng guitar điện cho ca khúc gần cuối Hát cho người ở lại. Ở những phút cuối, bục diễn di động phía trước sân khấu tiến đến sát khán đài và tất cả khán giả ngồi dưới sân nhất loạt đứng dậy hướng về nữ ca sĩ đang ngập trong màn kim tuyến. Kịch bản Ngày ấy và bây giờ mang từ TP.HCM ra HN đã được khán giả đón nhận nhiệt tình và đêm diễn vì thế có phần thành công hơn.
    Theo Vietnam Net
  6. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề nguồn gốc của Tình Thôi Xót xa (Việt) và Frontier (Nhật): Ai đã mượn ai?
    tổng hợp từ các báoTÌNH THÔI XÓT XA & FRONTIER: AI "COPY" AI?TT - Thời gian qua, dư luận trong nước đã lên tiếng phê phán một số bài hát VN nhưng lại na ná nhạc Hoa, nhạc Thái. Chính trong bối cảnh đó, mới đây người yêu nhạc lại càng bức xúc trước nguồn tin: bài hát top ten một thời Tình thôi xót của nhạc sĩ Bảo Chấn rất giống bản nhạc Frontier của nữ nhạc sĩ Nhật Keiko Matsui. Chiều 4-4, một bạn đọc đã gửi mail đến Tuổi Trẻ cho biết không chỉ Frontier mà còn có ca khúc Dường như của Bảo Chấn (do Hồng Nhung thu thanh vào năm 1998) cũng giống hệt bản nhạc Crescendo của Keiko Matsui. Sự trùng hợp của ?otư tưởng lớn gặp nhau? trong âm nhạc lẽ nào lại xảy ra trong hai bản nhạc và cùng hai tác giả?Chúng tôi đã mời một nhạc sĩ lâu năm trong giới cùng nhạc sĩ Trần Minh Phi nghe lại tất cả bốn bản nhạc nói trên (Tình thôi xót xa, Dường như của Bảo Chấn và Frontier, Crescendo của Keiko Matsui). Và cả hai đều xác nhận ?orất giống nhau?.Để bạn đọc có thêm thông tin tham khảo về sự kiện này, chúng tôi xin giới thiệu nội dung cuộc trao đổi với Bảo Chấn (hai lần ngày 2-4 và 5-4) và tóm lược bản mail mà Kazu Matsui, chồng Keiko và là người đại diện của nữ nhạc sĩ, gửi cho báo giới và một số bạn yêu nhạc VN.
    BẢO CHẤN: ?oTÔI VIẾT TỪ NHỮNG NĂM 1980 NHƯNG KHÔNG CÒN BẢN THẢO?Lời đầu tiên Bảo Chấn xác định: ?oTôi viết Tình thôi xót xa từ những năm 1980. Chính xác là năm nào thì bây giờ tôi không thể nhớ nổi và bản thảo cũng không còn. Thậm chí những bản thảo bài hát mới hơn tôi cũng đã bỏ mất, huống gì... Tôi không nghĩ rằng người Nhật ?oăn cắp? nhạc của tôi?.- Ai là người đầu tiên hát Tình thôi xót xa? - Hồng Nhung, nhưng không hiệu quả như tôi mong muốn (ca sĩ Hồng Nhung xác nhận với Tuổi Trẻ cô là ca sĩ đầu tiên hát ca khúc Tình thôi xót xa, sau năm 1992). Vì vậy sau đó tôi có trích một đoạn đưa vào phim Nước mắt học trò của nhóm Lý Huỳnh (đạo diễn Lý Sơn xác nhận với Tuổi Trẻ có nhờ NS Bảo Chấn soạn nhạc đệm cho phim này - nhưng không thể nhớ điệu nhạc - và phim đã được làm khoảng năm 1992).- Nghe nói anh đã đưa bài hát này ra hải ngoại dưới một bút danh khác?- Hồi tôi còn làm ở vũ trường, gặp lại một số bạn bè, trong đó có một Việt kiều tên Thạch. Và tôi đã đưa bài hát này cùng một số bài khác của nhiều người cho Thạch mang đi. Nhưng có lẽ vì một lý do nào đó, bài hát sau đó được ca sĩ ít tên tuổi Thảo My hát dưới tên một tác giả khác mà tôi không nhớ tên. - Anh có nhớ chính xác đó là năm nào không?- Khoảng năm 1986 hoặc 1987.Bản nhạc vẫn còn trong vòng nghi vấn - Tình thôi xót xa còn ?ođi nước ngoài? lần nào nữa không?- Theo tôi nhớ thì năm 1996 hoặc 1997, Tình thôi xót xa của tôi và Cho em một ngày của anh Dương Thụ, hai tác phẩm đứng đầu top ten Làn sóng xanh thời kỳ này, cũng được chuyển nhượng cho Đài truyền hình Nhật NHK trong một chương trình trao đổi văn hóa. - Anh nghĩ sao về thông tin Tình thôi xót xa giống một bản nhạc của Nhật?- Đó là điều bình thường. Chắc chắn người Nhật không ăn cắp của tôi. Tôi cũng vậy. Vì tác phẩm tôi viết vào những năm 1980, thời kỳ mà điều kiện tiếp cận âm nhạc thế giới rất khó khăn, không đủ phương tiện để có thể ?oăn cắp?... - Ông Kazu Matsui, chồng của nhạc sĩ Keiko, vừa gửi mail và nói rằng anh đã copy bài nhạc của Keiko. Anh nghĩ gì về việc này?- Nếu ông Matsui nói thế thì tôi... bó tay. Tôi là người không ngăn nắp nên không hề lưu và không thể nhớ hết những gì mình đã viết ra. Khi nghe tin nhạc mình giống nhạc Nhật, tôi cũng hoang mang vì tôi vốn là người chơi nhạc hòa tấu. Tôi đã điện lại những người bạn từng cung cấp cho tôi những băng đĩa nhạc trước thì không ai nhớ đã cung cấp cho tôi tác phẩm nào của Nhật. Nói thật, trong lĩnh vực nhạc hòa tấu, Nhật chưa phải là nước có thị trường ở nước ta vào thời kỳ ấy.
    KAZU MATSUI: ?oBẢO CHẤN BIẾT, CHÚNG TÔI BIẾT VÀ TRỜI PHẬT BIẾT SỰ THẬT...?Nữ nhạc sĩ Nhật Bản Keiko Matsui bắt đầu học nhạc từ năm 5 tuổi, 17 tuổi đã được Tập đoàn Yamaha chọn ghi âm và đã có hơn 20 album. Bài Frontier là bản nhạc thứ 7 trong album Cherry blossom được phát hành từ năm 1992 (không nói riêng từng bài sáng tác vào năm nào) và phát hành lại vào năm 2003. Album Cherry blossom gồm những bản nhạc hòa tấu hay dạng như Paul Mauriat của Pháp. Album được bán trên mạng với giá 12,15 USD gồm 9 nhạc khúc (năm 2003 có thêm nhạc khúc bonus Crescent night dreams).Thực hiện album này có 23 nhạc công (có cả tác giả tham gia) thu tại phòng thu Aire LA (Mỹ)...Những gì mà tôi có thể nói hiện giờ là vấn đề đã quá rõ ràng: hai bản nhạc là một và chắc chắn một bản là copy của bản kia. Keiko đã được biết đến như một nghệ sĩ và nhà soạn nhạc ngay từ đầu những năm 1990 và tôi đã làm việc cùng cô ấy như một nhà sản xuất và là nhân chứng chứng minh rằng giai điệu của bài Frontier ra đời tại nhà của chúng tôi. Chúng tôi đã sử dụng giai điệu này (Frontier) cho sản phẩm Supper Mario brothers image của Công ty Citron and Art vào khoảng năm 1990 hay 1991. Chúng ta có thể tìm lại được ngày phát hành sản phẩm này dễ dàng. Chúng tôi nghĩ rằng đây không phải là chuyện ?otư tưởng lớn gặp nhau? gì cả.Những gì chúng tôi có thể nói là ông ấy biết sự thật và nếu ông ấy cứ liên tục khẳng định ông ấy đã soạn bài đó (Tình thôi xót xa), chúng ta có thể gặp nhau tại tòa án quốc tế về chuyện bản quyền bài hát. Tuy nhiên, chúng tôi không muốn tốn công sức vì chuyện này. Nếu bạn biết quá trình làm việc của Keiko với 16 album tổng cộng, bạn có thể thấy cô ấy là một nghệ sĩ chân thành và tài năng như thế nào. Cô ấy không cần thiết phải trộm cắp bất kỳ thứ gì.Các bạn VN tìm nghe những sáng tác của Keiko và các bạn có thể cảm nhận được sự chân thành của cô ấy. Chúng tôi chỉ yêu cầu như thế mà thôi. Bảo Chấn biết, chúng tôi biết và Trời Phật biết sự thật nằm ở đâu.+++Với thông tin từ hai phía như trên cũng chưa hoàn toàn đủ cơ sở xác định bài nhạc nào ra đời trước và nói theo dân gian là ?oai chôm của ai??. Tuy nhiên chúng ta cũng hi vọng rằng một khi dư luận đã rộ lên về vấn đề này tất sớm có ngày sự thật trắng đen cũng sẽ phơi bày. TRẦN NHẬT VY/ Báo Tuổi TrẻVỤ CA KHÚC "TÌNH THÔI XÓT XA": BẢO CHẤN CÓ COPY KHÔNG?

    Nhạc sĩ Bảo Chấn từng khẳng định trên Báo NLĐ, chính anh là tác giả của ca khúc Tình thôi xót xa từ năm 1998.

    Từ cuối tháng 4- 1998, ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sĩ Bảo Chấn đã gây dư luận xôn xao về sự bất minh liên quan đến người sáng tác ra nó  khi cùng lúc có một ca khúc Tình thôi xót xa đề tên tác giả Trịnh Quang Thạch ở Mỹ  giống 100% ca từ, tiết tấu, giai điệu. Trả lời phỏng vấn trên Báo Người Lao Động số ra ngày 6-5-1998, nhạc sĩ Bảo Chấn giải thích rằng hai ca khúc đó chính là một và do anh sáng tác sau khi xem bộ phim Duy nhất của Liên Xô sản xuất, chiếu tại TPHCM trong những năm 1988- 1989. Vì hoàn cảnh khó khăn, anh đã bán tác phẩm này cho một Việt kiều tại Mỹ tên Trịnh Quang Thạch. Anh khẳng định: ?oTôi không ăn cắp tác phẩm của ai cả. Tình thôi xót xa là đứa con tinh thần của tôi?.  Gần đây, dư luận lại nghi ngờ về sự bất minh của tác giả ca khúc Tình thôi xót xa   Trang web Giai điệu. Net giới thiệu phần demo bản hòa tấu Frontier của nữ nhạc sĩ người Nhật Keiko Matsui  kèm theo  sự lên tiếng thanh minh của nhạc sĩ Bảo Chấn trên VnExpress.
    Chung quanh việc ca khúc Tình thôi xót xa bị nghi ngờ đạo nhạc, nhiều bạn đọc đã góp nhiều ý kiến tâm huyết nhằm góp phần làm sáng tỏ một vấn đề nhức buốt trong hoạt động sáng tác ca khúc. Chúng tôi giới thiệu bài viết của bạn đọc ký tên Nguyễn Nam Nhân.Là một người quan tâm đến âm nhạc VN và có một số kiến thức âm nhạc, tôi cũng như nhiều khán thính giả khác đã rất chờ đợi sự lên tiếng này của ông Bảo Chấn. Với tất cả sự tôn trọng đối với một người viết nhạc lớn tuổi và có tiếng trong lĩnh vực ca khúc VN hiện nay, tôi thấy những câu trả lời của ông Bảo Chấn chưa đủ thuyết phục và thiếu cơ sở khoa học. Nhạc sĩ Bảo Chấn nói rằng: ?oTôi khẳng định không có chuyện mình mượn giai điệu từ phía Nhật Bản?T?T. Nhạc sĩ khẳng định trên cơ sở nào vậy?. Việc các ca sĩ từng trình diễn bài hát này thì không thể coi là bằng chứng được. Cũng là lời của nhạc sĩ Bảo Chấn: ?oTrong âm nhạc, sự trùng lặp là rất bình thường. Nếu nghe chương Công nhân thuốc lá của Carmen, bạn có thể liên tưởng đến ca khúc Người Hà Nội. Có sự tương đồng đơn giản là vì hai tác giả có tâm trạng giống nhau, bởi giai điệu được xác lập dựa trên cảm xúc?.Câu nói này khiến cho người nghe vô cùng sửng sốt và càng gây thêm nghi ngờ về mặt kiến thức âm nhạc của ông Bảo Chấn. Trong lịch sử âm nhạc thế giới (và cả Việt Nam) chưa bao giờ có một trường hợp nào hai bản nhạc, hai tác phẩm của hai tác giả khác nhau lại trùng lặp hoàn toàn tới 99% về các khía cạnh cơ bản cấu thành âm nhạc như: giai điệu, hòa âm, tiết tấu, nhịp điệu...), lịch sử âm nhạc chưa hề ghi nhận chuyện này bao giờ (không tính tới lĩnh vực chuyển thể, chuyển biên có ghi nguồn gốc tác giả). Vậy mà ông Bảo Chấn khẳng định rằng: ?oTrong âm nhạc sự trùng lặp là rất bình thường (?). Ông Bảo Chấn có thể đưa ra dẫn chứng cụ thể về sự trùng lặp tới 99% này không? Ở đây, tôi đang nói về sự giống nhau ?oy nguyên? trong mọi khía cạnh của 2 nhạc phẩm Tình thôi xót xa và Frontier - thậm chí giống nguyên xi cả phần dạo nhạc mở đầu bài hát (Intro). Liệu như vậy có thể coi đây đơn giản là vì hai tác giả có tâm trạng giống nhau, bởi giai điệu được xác lập dựa trên cảm xúc như lời Bảo Chấn nói?. Xin lỗi, câu này nghe quá thiếu thuyết phục và thiếu hẳn cơ sở lý luận lẫn cả thực tiễn khoa học, nghệ thuật. Không lẽ trường hợp của Tình thôi xót xa và Frontier là ngoại lệ ngàn năm có một? Trên thế giới, người ta có thể xác định tác giả của một tác phẩm âm nhạc được viết ra cách đây hàng trăm năm thông qua bút pháp và các dữ kiện lịch sử cần thiết. Lại nói chuyện ông Bảo Chấn so sánh hợp xướng Công nhân thuốc lá từ vở opera Carmen của nhạc sĩ thiên tài Pháp thế kỷ 19 Giorgie Bizet và trường ca Người Hà Nội của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Là một người từng nghe hàng trăm lần vở opera Carmen của Bizet tới mức thuộc lòng từng aria, từng hợp xướng và recitative (lời thoại ngâm, trong opera), chưa bao giờ tôi thấy có liên tưởng như của ông Bảo Chấn cả, kể cả về giai điệu lẫn nội dung âm nhạc. Có lẽ vì tôi quá thiếu trí tưởng tượng nên mới không thể liên tưởng nổi một bản hợp xướng với nội dung về các nữ công nhân trong cảnh hỗn loạn khi nhân vật cô gái digan Carmen đang ẩu đả cào mặt một nữ công nhân đồng nghiệp mắc tội ?ngồi lê đôi mách?T?T (opera Carmen) và với hình tượng trữ tình và bi tráng trong trường ca Người Hà Nội của cố nhạc sĩ Nguyễn Đình Thi. Lẽ nào, theo ông Bảo Chấn, giữa hai tác phẩm này: ?oCó sự tương đồng, đơn giản là vì hai tác giả có tâm trạng giống nhau, bởi giai điệu được xác lập dựa trên cảm xúc!? (?). Tức là, theo ông Bảo Chấn, cảm xúc trong âm nhạc Bizet trước một vụ cãi cọ xô xát chợ búa giữa các cô gái digan ở châu Âu thế kỷ 19 rất tương đồng với tâm trạng và cảm xúc trong âm nhạc Nguyễn Đình Thi thời kỳ Hà Nội bi thương và sục sôi kháng chiến chống Pháp những năm 1940-1950...?Liệu sự so sánh dẫn chứng này của ông có quá hàm hồ và đã xúc phạm tới cả hai vị cố nhạc sĩ đáng kính là Bizet và Nguyễn Đình Thi với những giai điệu bất hủ của họ không? Thực hư về vụ việc nguồn gốc của bản nhạc Tình thôi xót xa và Frontier chắc chắn còn cần tới sự nghiên cứu xác minh nghiêm túc của giới chuyên môn, các cơ quan thuộc lĩnh vực bản quyền và đương nhiên là cả bằng chính lương tâm, danh dự nghề nghiệp, lòng trung thực và sự dũng cảm của mỗi người nghệ sĩ. Nguyễn Nam Nhân/Báo Người Lao ĐộngNHẠC SĨ BẢO CHẤN: TRONG ÂM NHẠC SỰ TRÙNG LẶP LÀ RẤT BÌNH THƯỜNGTôi khẳng định không có chuyện mình mượn giai điệu từ phía Nhật Bản. Trong âm nhạc, sự trùng lặp là rất bình thường. Nếu nghe chương Công nhân thuốc lá của Carmen, bạn có thể liên tưởng đến ca khúc Người Hà Nội. Có sự tương đồng đơn giản là vì hai tác giả có tâm trạng giống nhau, bởi giai điệu được xác lập dựa trên cảm xúc.Tôi sáng tác Tình thôi xót xa từ thập kỷ 80, dành cho bộ phim của cha con nhà Lý Huỳnh. Sau đó, tôi cũng có ***g một đoạn ca khúc vào phim Nước mắt học trò. Nhưng buồn một nỗi là nhạc phẩm không được công chúng biết đến khi mới ra đời. Và tôi đã gửi bài hát này sang hải ngoại. Thế rồi, đến năm 1997, Lam Trường đã ?okhai quật? bài hát này cho tôi khi anh đưa hơi thở mới vào trong ca khúc với cách thể hiện hiện đại hơn, tiết tấu nhanh hơn. Tôi không cho rằng đây là sáng tác tiêu biểu của mình, chẳng qua ca khúc xuất hiện vào đúng thời điểm.Tôi không dám nghĩ phía Nhật đã lấy lại giai điệu của tôi, nhưng tôi cũng khẳng định không hề có chuyện tôi bị ảnh hưởng từ phía họ. Bởi thập kỷ 80, Việt Nam không có nhiều cơ hội tiếp xúc với nền âm nhạc quốc tế. (Theo VnExpress)

     
    Được temely sửa chữa / chuyển vào 00:13 ngày 08/04/2004
  7. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    CÓ HAY KHÔNG VIỆC NHẠC SĨ BẢO CHẤN SAO CHÉP MỘT CA KHÚC NHẬT? Sau khi Thanh Niên đăng bài Tình thôi xót xa và Frontier - đâu là bản chính? rất nhiều bạn đọc đã gọi điện, e-mail về tòa soạn bày tỏ nỗi bức xúc và muốn biết đâu là sự thật. Để rộng đường dư luận, chúng tôi đã trao đổi với GS Ca Lê Thuần - Tổng thư ký Hội Âm nhạc TP.HCM (mà nhạc sĩ Bảo Chấn là hội viên). Chúng tôi cũng đã ghi nhận ý kiến nhạc sĩ Bảo Chấn và cả người đại diện của nữ nhạc sĩ Keiko Matsui. Nhạc sĩ, Giáo sư Ca Lê Thuần - Tổng thư ký Hội Âm nhạc TP.HCM: ?oCách trả lời của nhạc sĩ Bảo Chấn là không thuyết phục?.- Thưa nhạc sĩ, quan điểm của ông về dư luận chung quanh ca khúc Tình thôi xót xa của nhạc sĩ Bảo Chấn? - Theo như Báo Thanh Niên đã đăng thì cách Bảo Chấn nói như thế là không thuyết phục. Anh căn cứ vào đâu mà nói như vậy ? Ý thứ hai lại càng không cẩn thận, gây ngộ nhận là trong âm nhạc có nhiều trường hợp trùng nhau, cái đó theo tôi không hợp lý. Bậy nhất là dẫn chứng chương Công nhân thuốc lá của Carmen trùng lặp với bài Người Hà Nội của Nguyễn Đình Thi. Tôi là người trong nghề nên nghe rất nhiều lần vở opera này. Hai tác phẩm đó là hai cảm xúc hoàn toàn khác nhau. Với 2 ý này, Bảo Chấn đã tự đưa mình vào thế yếu trong việc này, còn đúng sai thì các cơ quan chức năng sẽ giải quyết. - Đứng về góc độ chuyên môn thì nghe hai ca khúc Tình thôi xót xa và Frontier, ông có nhận xét thế nào? - Nhiều người nói rằng 99% là giống nhau. - Qua sự việc Tình thôi xót xa, theo ông để chứng minh ca khúc đó là của mình thì nhạc sĩ Việt Nam nên dựa vào đâu, trong khi ở nước ngoài vấn đề bản quyền rất quan trọng. Chẳng hạn, ở nước ngoài khi đăng ký bản quyền ca khúc đó được nộp lưu chiểu, có văn bản, đĩa (âm thanh) mà Việt Nam vẫn chưa làm được? - Trước đây thì hoàn toàn không có, mới đây có Trung tâm Bảo vệ bản quyền ra đời, nhưng chỉ có một số nhạc sĩ đăng ký bản quyền.
    Hồi âm của đại diện nữ NS Keiko Matsui: ?oÔng Bảo Chấn hãy cho chúng tôi biết sự thật?Kazu Matsui, nhạc sĩ dòng jazz, nhà sản xuất đồng thời là chồng của nữ nhạc sĩ Keiko Matsui (tác giả bản nhạc Frontier) đã có một bức thư (bằng tiếng Anh) gửi đến Báo Thanh Niên và Vnexpress. Nội dung như sau: ?oKhi nghe Tình thôi xót xa, chúng tôi thực sự bị sốc. Có thể nói vụ này đã quá rõ ràng, bởi hai bản nhạc giống nhau y như đúc, không chỉ là một vài đoạn, hoặc một vài ý tưởng, mà là tất cả bản nhạc đã bị copy. Chúng tôi có thể nói rằng, Bảo Chấn đã copy giai điệu. Điều đó là hiển nhiên. Điều gây sửng sốt là ông ấy đã lấy không chỉ giai điệu mà còn cả đoạn dạo đầu mà Keiko sáng tạo. Khi nói rằng, ông ấy không bị ảnh hưởng từ phía Nhật Bản thì cũng có lý do của nó. Bản nhạc đã được ghi âm với phần lời bằng tiếng Anh cho game điện tử Super Mario Brothers trước khi chúng tôi sử dụng trong album của Keiko. Cả hai đều do tôi sản xuất và Keiko biên soạn. Nhạc sĩ Bảo Chấn, hãy cho chúng tôi biết sự thật!".
    Nhạc sĩ Bảo Chấn: ?oTôi cần phải có thời gian...? 13 giờ ngày 5/3/2004, chúng tôi đã có cuộc điện đàm với nhạc sĩ Bảo Chấn - tác giả ca khúc Tình thôi xót xa, anh cho biết là đang ở tại phòng thu và rất bận. Nội dung trao đổi như sau: Nhạc sĩ Bảo Chấn.- Anh có đọc bức thư trả lời của Kazu Matsu (nhà sản xuất và là chồng của Keiko Matsui - người sáng tác ca khúc Frontier)? - Tôi bận quá nên chưa đọc được ! - Nếu có thể, PV Báo Thanh Niên xin phép được gặp anh để ghi nhận những giải thích của anh về vụ việc này? - Thú thực, bây giờ tôi đang rất bối rối bởi đang nỗ lực truy tìm những chứng cứ chứng minh Tình thôi xót xa là của tôi, việc đó cần phải có thời gian...
    Giáo sư, nhạc sĩ Tô Vũ: Đừng nên ?oăn? sẵn những gì đã có của nước ngoàiTuổi Trẻ - Để rộng đường dư luận về vụ Tình thôi xót xa và Frontier, chúng tôi đã gặp giáo sư nhạc sĩ Tô Vũ, một trong những người gắn bó với hoạt động âm nhạc, có uy tín và có nhiều học trò là nhạc sĩ. Ngay khi vừa nói tới vụ Tình thôi xót xa, giáo sư đã nói ngay: ?oTôi đã nghe rồi. Vấn đề này không phải chuyện đầu tiên xảy ra ở VN cũng như trên thế giới?.- Xin giáo sư nói rõ thêm. - Trước khi có phương tiện truyền thông, việc ?olấy? tác phẩm của những người ở cách nhau một đại dương đã từng xảy ra. Tôi xin kể một chuyện đã đi vào lịch sử âm nhạc thế giới. Vào thập niên 1960 -1970 có hai nhạc sĩ Mỹ kiện nhau vì một bản nhạc. Và khi tòa xử mới phát hiện hai ông này không ăn cắp của nhau mà... cùng ăn cắp của một nhạc sĩ khác ở Pháp.- Thưa giáo sư, trường hợp nào hai nhạc phẩm giống nhau mà không bị coi là đạo nhạc?- Đó là trường hợp tôi thích nhạc phẩm của anh nào đó quá, nghe nhiều rồi nhập tâm. Khi sáng tác, từ vô thức cứ tuôn ra, cho đến khi có người nói rằng "bài của anh giống bài kia quá!" thì mới giật mình.- Những trường hợp đó có giống nhau hoàn toàn không?- Không! Thường chỉ giống một phần nào đó chứ không thể giống hoàn toàn được. - Theo giáo sư, trong âm nhạc có trường hợp nào giống nhau hoàn toàn như "tư tưởng lớn gặp nhau" không?- Hoàn toàn không. Không có chuyện tư tưởng lớn gặp nhau trong sáng tác, cũng hoàn toàn không có chuyện giống hệt nhau. Nếu giống từ giai điệu, tiết tấu rồi hòa âm nữa thì là ăn cắp chứ không thể nào khác được.- Nhưng làm thế nào để phân định rõ việc ăn cắp hay không ăn cắp?- Rất dễ. Nếu làm đến cùng thì chỉ cần một hội đồng gồm những người chuyên môn thẩm định là rõ tất cả. - Về thời điểm công bố hoặc sáng tác, theo giáo sư, có ý nghĩa như thế nào?- Rất quan trọng. Nó xác định được sự ra đời của tác phẩm để khẳng định ăn cắp hay bị ăn cắp. Nếu không có văn bản, không đăng ký với cơ quan chức năng thì cần có nhân chứng đủ tư cách, đủ tin cậy để xác tín. - Giáo sư có lời khuyên nào với các tác giả trẻ?- Đừng nên ?oăn? sẵn những gì đã có của nước ngoài. Hãy chịu khó tìm tòi trong kho tàng âm nhạc VN vì ở đó có rất nhiều giai điệu, tiết tấu rất mới, rất trẻ chưa được khai thác.- Còn với nhạc sĩ Bảo Chấn...?- Về phần lời ca khúc Tình thôi xót xa thì không ai tranh chấp với anh Chấn. Nhưng phần nhạc, anh Chấn phải dũng cảm. Nếu vì quen nghe rồi nhập tâm đưa đến việc viết tác phẩm giống như tác phẩm của người khác thì nên nhận. Một tiếng ?oxin lỗi Keiko? dù khó nói nhưng cần thiết để giải tỏa những nặng nề không đáng có.- Xin cảm ơn giáo sư.TRẦN NHẬT VY/Tuổi Trẻ thực hiện
  8. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    NHẠC SĨ BẢO CHẤN: SỰ THẬT Ở TRONG TIM MỖI NGƯỜI!Tôi đang rất cần thời gian để nhớ lại mọi chuyện một cách rõ ràng TTO - Gần 3000 câu hỏi đã gửi đến nhạc sĩ Bảo Chấn quanh vụ Tình thôi xót xa và Frontier trong vòng 90 phút trực tuyến trên Tuổi Trẻ Online. Dù trả lời không hết những câu hỏi của người ái mộ xa gần, với một tinh thần không mấy bình tĩnh và với vẻ khá mệt mỏi, nhạc sĩ Bảo Chấn cũng có những cố gắng nhất định khi đối diện với bạn đọc đang cố tìm cho ra sự thật. - Tôi là một fan rất hâm mộ nhạc sĩ. Dù ai thể hiện tôi cũng thích những ca khúc của Nhạc sĩ. Mấy ngày nay các báo có đưa tin về bài hát "Tình thôi xót xa" copy của Keiko Matsui. Nhạc sĩ có thể cho biết sự thật là như thế nào? (Ngo Viet Phuong, 25 tuổi, 472 Nguyen Dinh Chieu Q3 TP. HCM) - Nhạc sĩ Bảo Chấn: Xin được cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm theo dõi câu chuyện này. Điều đó làm tôi được an ủi. Đầu tiên là lời những xin lỗi về những phiền phức của câu chuyện khiến các bạn mất nhiều thời gian theo dõi. Xin được nói riêng với các con tôi: giờ này, các con chắc hẳn đang theo dõi phỏng vấn trực tuyến trên báo Tuổi Trẻ. Ba xin lỗi đã đem buồn phiền cho các con và gia đình, nhưng ba biết ơn các con vì niềm tin dành cho ba. Xin Keiko Matsui và phu quân thứ lỗi vì đã gây ra những phiền phức làm mất thì giờ trí tuệ của những nhạc sĩ tài hoa mà giờ đây tôi đã biết và rất ngưỡng mộ. Trong một dịp thuận tiện nào đó, xin phép được hầu chuyện với quý vị sau. Xin cảm ơn về buổi phỏng vấn trực tuyến này của báo Tuổi Trẻ và cảm ơn tất cả các bạn, các đồng nghiệp ca, nhạc sĩ, đạo diễn, bạn bè đã động viên tôi trong thời gian qua. Giờ đây sự thật nằm ở trong tim mỗi người. - Nếu nhạc sĩ K.M đưa vụ việc này ra tòa án (dĩ nhiên là cấp độ quốc tế về bản quyền) thì nhạc sĩ Bảo Chấn nghĩ như thế nào? Khi đó, nhạc sĩ nghĩ rằng mình có đủ bằng chứng để bảo vệ tác phẩm của mình không? (Nguyen Kim Trong, 25 tuổi, 141 QL1 TT Ben Luc Long An)- Tôi cần có thời gian để tìm hiểu mọi việc.+ Nếu phía bên Nhật chứng minh được nhạc sĩ ăn cắp nhạc của họ thì sao? (Pham van Tin, 36 tuổi, 459 Minh Phung f10, TP.HCM)- Tôi đang chờ họ chứng minh.- Thảo My hát ca khúc này có ra đĩa hay cassette không ? Nếu có và là có vào khoảng năm 86, 87 thì chỉ cần đưa ra bằng chứng đó là vợ chồng Matsui phải đền danh dự cho anh. Vậy liệu người bạn tên Thạch của anh có giữ bằng chứng nào về bản nhạc lúc đó không ? (hoang long, 45 tuổi, Mỹ)- Giờ đây điều ấy tôi không còn quan tâm nữa. Vô cùng cám ơn bạn vì câu hỏi gợi ý trên.- Thưa nhạc sĩ, là 1 nhạc sĩ và 1 người làm việc trong lĩnh vực hoà âm phối khí, nhạc sĩ chắc chắn có điều kiện để nghe cũng như tham khảo âm nhạc rất nhiều. Vậy xin hỏi trước khi dư luận đặt vấn đề về sự giống nhau giữa 2 ca khúc này, nhạc sĩ đã có từng nghe qua bài Frontier chưa? Và ý kiến của nhạc sĩ như thế nào ? (Đinh Quốc, 30 tuổi, 63f11 Quang Trung, Gò Vấp)- Tôi chịu ảnh hưởng của nhạc nước ngoài nhiều luồng khác nhau từ những năm 80 khi tôi là nhạc trưởng một dàn nhạc hòa tấu ở một tụ điểm âm nhạc. Nhưng cụ thể là tôi nghe bài hát đó hay chưa thì tôi vẫn đang tìm hiểu. Tôi sẽ trả lời một cách trung thực nếu có.- Thật tình con không nghĩ rằng có lúc mình sẽ được biết những tin như thế này. Những ngày qua có rất nhiều thông tin về tình hình copy nhạc nước ngoài ở VN. Vậy nhạc sĩ cho con hỏi: Nếu thật sự nhạc sĩ làm điều đó thì nhạc sĩ sẽ nói như thế nào trước những niềm tin của khán giả đã dành cho nhạc sĩ trong suốt bao năm qua? (Dương Thanh Thảo, 23 tuổi, 1010S2 Lũy Bán Bích-p.Hòa Thạnh-Q.Tân Phú)- Chú hy vọng là sẽ không nói điều đó với khán giả của mình. Cám ơn cháu.- Thưa NS Bảo Chấn! Dù rất muốn tin NS nhưng khi nghe giai điệu của hai ca khúc này thì khó có thể mà tin được đó là do "ý tưởng lớn gặp nhau". Rất mong nhạc sĩ có câu trả lời thật xác đáng về vấn đề mà dư luận đang rất quan tâm này, vì nó ảnh hưởng đến uy tín của cả một dân tộc. (Nguyễn Hoàng Vũ, 26 tuổi, 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP.HCM)- Tôi không bình luận về việc này. Cảm ơn bạn đã quan tâm- Thưa nhạc sĩ. Xin nhạc sĩ cho biết hoàn cảnh và ý tưởng ra đời bài hát Tình thôi xót xa (Quốc Tuấn, 25 tuổi, 555 Trường Chinh, Nam Định)- (Cười): Bài hát ra đời khi tôi có cảm hứng sáng tác.- Nếu cho là mình bị oan trong trường hợp này, ông hãy đưa ra những tư liệu tương đối có giá trị để chứng minh Tình thôi xót xa thật sự là đứa con tinh thần của mình, chúng tôi rất chờ đợi điều đó. (Tran van hai, 40 tuổi, CH TDTT HIEP PHU) - Khi một bài hát ra đời là để chuẩn bị được hát. Tôi không chuẩn bị để kiện hoặc bị kiện. Vì vậy, không chứng minh được gì cả. Cám ơn câu hỏi của bạn.- Thưa nhạc sĩ, tôi rât thích hát Tình thôi xót xa. Tôi rất bất ngờ khi nghe được những thông tin xung quanh việc này. Xin nhạc sĩ cho biết sự thật về bài hát này. Nếu đây chính là bài mà nhạc sĩ sáng tác thì bản thảo ban đầu của bài hát chính là chứng cớ xác thực nhất để chứng minh rằng nó chính là tác phẩm của nhạc sĩ. Rất mong muốn nhạc sĩ sớm giải tỏa những băn khoăn trong lòng những người hâm mộ và yêu thích bài hát này (Bao Chau, 29 tuổi, Quan Thu Duc) - Bảo Châu ơi! Làm sao cháu biết được bài thơ tình nào là bài đầu tiên của cháu và viết trong lúc nào? Cháu xem trả lời của chú ở câu trước. - Xin hỏi nhạc sĩ rằng nhạc sĩ có tự tin là sẽ chiến thắng nếu sự việc này được giải quyết ở toà án? (NGUYEN THI TRUNG, 28 tuổi, TP.HCM)- Tôi chiến thắng tôi. Cảm ơn bạn đã quan tâm.- Nhạc sĩ Bảo Chấn dường như không "có phản ứng gì đáng kể" khi nghe tin có một bản nhạc có giai điệu giống "Tình thôi xót xa" như vậy. Điều đó làm những người yêu nhạc như chúng tôi khá ngạc nhiên. Vì một tác phẩm âm nhạc mình đã bỏ công sáng tác, trau chuốt; nó là đứa con tinh thần của mình thì bản thân mình phải làm sáng tỏ bằng được. Nhạc sĩ lý giải sao về điều này? (Hanna, hanawelcome@yahoo.com)- Tôi đang rất cần thời gian để nhớ lại mọi chuyện một cách rõ ràng. Xin cám ơn bạn.- Có khi nào ông nghĩ đây là một "chiêu thức" tiếp thị mới của nhạc KEIKO ở thị trường Việt Nam đầy tiềm năng này không? (Đức, 31 tuổi, Tp HCM)- Lĩnh vực tiếp thị quá xa lạ với một tay viết ca khúc như tôi. Không có bình luận. Cám ơn bạn về câu hỏi này.NHÓM PV TTO
  9. cungchilanguoi

    cungchilanguoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2003
    Bài viết:
    155
    Đã được thích:
    0
    Bạn đọc Tuổi Trẻ Online thất vọng15g ngày 6-4, nhạc sĩ Bảo Chấn đã có mặt đúng hẹn tại tòa soạn báo Tuổi Trẻ để giao lưu trực tuyến với bạn đọc báo Tuổi Trẻ điện tử. Gần 3.000 câu hỏi được đặt ra cho thấy bạn đọc Tuổi Trẻ rất quan tâm đến sự kiện ?oTình thôi xót xa và Frontier - ai copy ai?? và nhiều người thật sự quí mến đồng thời muốn chia sẻ với nhạc sĩ Bảo Chấn. Tuy nhiên với các câu trả lời hết sức chung chung, né tránh, nhạc sĩ Bảo Chấn đã làm thất vọng gần như tất cả những người đặt câu hỏi. P.V.- Thưa chú, theo cháu một bài nhạc là xuất phát từ cảm xúc rất riêng của người nhạc sĩ, vậy theo chú sự trùng hợp này có thể lý giải là một trùng hợp ngẫu nhiên không? (TRẦN NGỌC CẨM, 25 tuổi, CAO LỖ F4Q8.)- Ngẫu nhiên trùng hợp? Chú không bình luận. Cám ơn cháu.- Hy vọng rằng anh không làm chúng tôi thất vọng! Chúng tôi đã từng rất thích những bài hát của anh. Vì vậy, mong đây chỉ là sự cố ngoài ý muốn (Le hoang van, 27 tuổi, Tam Ky, Quang Nam)- Tôi chịu ảnh hưởng của thời đại tôi sống, không gian tôi đang tồn tại. Những gì nghe, nhìn, nghĩ. 7 năm trước đây, bài Tình thôi xót xa đã được gọi là bài See you will của Hong Kong. Bạn không nên thất vọng vì bài hát của tôi để cho bạn hát chứ không phải để bán. - Anh Chấn ơi, em rất ngưỡng mộ anh. Khi nghe tin này em cảm thấy choáng váng. Em rất tin vào tài năng của anh. Anh có ý định kiện ngược lại Kazu Matsui để bảo vệ danh dự của mình không? (Thành Hiên, 37 tuổi, 290 Nơ Trang Long)- Hiên ơi! anh cũng choáng! Nhưng mà anh viết bài hát đâu phải để đi kiện. Cám ơn em.- Nhạc sĩ nghĩ sao khi 100% bạn bè của tôi đều bảo là một trong hai tác giả đã copy lẫn nhau. Vì nó giống nhau đến 99,9% (Xalo, 28 tuổi, Hanoi)- Tôi cũng thấy vậy. Tôi cũng không thể giải thích được vì sao (cười).- Xin nhạc sĩ cho biết nội dung mà nhạc sĩ muốn truyền tải qua bài hát Tình thôi xót xa? (Bờm, 30 tuổi)- Một bài hát tình yêu viết cho các cháu dưới 20 tuổi. Nhưng trên 30 tuổi vẫn dùng được và không thu phí. Cảm ơn bạn đã quan tâm.- Thưa nhạc sĩ, nhạc sĩ có cảm thấy bị sốc hay khó chịu hoặc là lo lắng cho sự kiện này không. Mọi vấn đề đều có nguyên nhân. Như vậy thì theo nhạc sĩ, nguyên nhân chuyện này là từ đâu? (HOAI TRUC, 24 tuổi, TPHCM)- Hoài Trúc ơi! Số chú xui quá. Xin cảm ơn cháu.- So sánh thời điểm ra đời của hai bài hát: Tình thôi xót xa và Frontier; So sánh cuộc đời và sự nghiệp của Keiko Matsui và ông, Ông có cảm nhận gì về những sự so sánh ấy? (Kieu Ha, 32 tuổi, 98 Le Loi, Q1, TP. HCM)- Họ là người Nhật. Tôi rất mê âm nhạc của người Nhật. Tôi là người Việt. Rất hãnh diện vì nhiều người Nhật mê nhạc Trịnh Công Sơn. Cám ơn câu hỏi của bạn.- Xin cho biết suy nghĩ và thái độ của anh đối với hiện tượng "đạo văn, đạo tranh.." (lanhuong, 36 tuổi, blanhuong98@hotmail.com)- Tôi cho rằng đó là việc xấu. Cảm ơn bạn.- Chú có buồn lắm không chú ơi? Hãy trả lời thật lòng cho tâm hồn chú được thanh thản. Chúc chú bình an mạnh khỏe! (dangduongminh, 30 tuổi, taegukorea)- Khi đọc câu hỏi của cháu chú đã hết buồn. Cảm ơn cháu.- Nhạc sĩ Ca Lê Thuần cho rằng anh đã tự đưa mình vào thế yếu khi trả lời phỏng vấn rằng trong sáng tác có sự trùng nhau và nêu ví dụ về trường hợp "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi. Anh lý giải thế nào về điều này? (Nguyen Thu Nguyen, 23 tuổi)- Câu trả lời của tôi đã bị hiểu sai. Nghĩa cụ thể: Có những tổ chức câu của các vị tiền bối nhạc sĩ VN nghe giống như một đoạn của tác phẩm cổ điển nào đó, nhưng làm sao kết luận là họ lấy chất liệu của nhà cổ điển được vào thời mà phương tiện nghe nhìn chưa có ở VN. ?"- Cháu đồng ý vói nhạc sĩ rằng "bài hát để hát chứ không phải để bán "nhưng chuyện này liên quan không phải chỉ ở một mình nhạc sĩ mà còn là danh dự của người yêu âm nhạc VN nói riêng và cả người VN nói chung nữa. Vậy nhạc sĩ nghĩ nhạc sĩ sẽ làm thế nào để " trắng án" ? Xin cảm ơn nhạc sĩ. (keny, 20 tuổi, dracula_ken_online@yahoo.co.nz)- Đây là câu hỏi rất hay của một người VN hỏi một nhạc sĩ VN. Xin cám ơn cháu.- Nhạc sỹ có điều gì khó nói trong chuyện này hay những gì dư luận nói là sự thật? (tinnguyen161981, 25 tuổi, tanbinh. HCM)- Điều khó nói nhất là nói về mình. Cám ơn cháu.- Nhạc sĩ nói rằng nhạc sĩ viết bài hát không phải để đi kiện. Vậy nếu 2 bài Tình thôi xót xa và Dường Như là của nhạc sĩ, nhạc sĩ không cảm thấy giận dữ khi người khác copy nhạc của mình sao? (Ngô Đình Vũ, tuổi, TP.HCM)- Tôi chỉ buồn khi bài hát của tôi không có ai sử dụng. - Xin nhạc sĩ cho biết ngoài nhạc sĩ ra thì có nhạc sĩ nào khác rơi vào hoàn cảnh này không? (Bảo Trọng , 30 tuổi, Lâm Đồng)- Cầu trời đừng ai rơi vào hoàn cảnh tương tự.- Theo nhạc sĩ dự đoán "chuyện vô tình giống này " sẽ kết thúc ra sao? (Ly Anh Tuan, 25 tuổi, 24/36 Truong Quoc Dung PN)- Nó sẽ kết thúc giống nhau.- Hình như tinh thần nhạc sĩ chưa tốt lắm cho buổi phỏng vấn này? (Cuong, 38 tuổi,)- Cám ơn bạn đã lo lắng. Tôi đang cố thanh thản.- Anh có sợ dư luận cho rằng với cách trả lời không chắc chắn của mình, sẽ dễ làm dư luận tin chắc rằng điều mà ông KAZU MATSUI nói là đúng không? (LÊ VĂn NGHĨA, 35 tuổi, Q8)- Tôi không chứng minh điều không cần chứng minh. Xin cảm ơn bạn.- Chẳng thà đừng biết cho xong Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu! Anh nghĩ gì về những điều người ta gán cho mình mà một khi mình thực lòng không có hả anh? Có phải mọi chuyện ở đời chỉ là để nghe, nói trả lời và biện hộ không anh? Nếu quả thật anh không làm gì sai trái thì anh cứ mạnh dạn nói và em sẽ cố giúp anh tìm về chân lý! (Rừng Nguyễn, 40 tuổi, Rừng U Minh)- Chân lý trong tim anh. Cảm ơn em, cảm ơn nhiều lắm.- Anh có nghĩ lòng hâm mộ của khán giả VN đối với anh bị ảnh hưởng trước sự kiện này không? (maituong, tuổi, Báo vungtauchunhat)- Có chứ, không ít thì nhiều.- Những câu hỏi bác trả lời toàn là chung chung. Người ta nói bác có tật giật mình. Bác nghĩ sao? (Trâm, 24 tuổi)- Tôi chỉ trả lời những gì mình nghĩ trong đầu. Không hơn không kém. Cảm ơn cháu.- Xin hỏi nhạc sỹ đã có những chuẩn bị gì về mặt pháp lý đối với vụ kiện này? (Mai Phuong Hoa, 24 tuổi, 32 Doc Ngu,Hanoi)- Hoàn toàn không có gì cả.- Thưa nhạc sĩ, nhạc sĩ nghĩ gì khi mà dư luận có vẻ "nghiêng" về phía K.M hơn - theo tôi một phần do tâm lý coi trọng các nhạc sĩ, ca sĩ nổi tiếng ở nước ngoài hơn là trong nước. Vì uy tín và danh dự của các nhạc sĩ trong nước - nhạc sĩ có ý định "đi đến cùng" sự việc này hay không? (Hanoi, 36 tuổi, Hà Nội)- Hiện tôi đang nghĩ đến dù dư luận "nghiêng " về phía tôi nhiều hay ít, điều đó làm tôi được an ủi.- Anh có nghĩ rằng anh sẽ tìm cách liên lạc với Thảo My nếu cô ta còn sống để làm sáng tỏ cho anh? (Tuấn Phong)- Tôi không có nhu cầu đó.- Trước khi sáng tác Tình Thôi Xót Xa, NS có biết Keiko chưa? (Đức, 31 tuổi, Tp HCM)- Tôi chưa biết.- Nếu có cơ hội gặp K. MATSUI, chú sẽ nói gì? (HIỀN MẬP, 20 tuổi, Q8)- "Chào bạn, tôi rất ngưỡng mộ bạn!"- Cùng làm ở lĩnh vực sáng tạo tác phẩm tôi xin chia sẻ với ông về điều đó. Nhưng tôi không chấp nhận việc người khác ăn cắp đứa con tinh thần của tôi. Còn ông thì sao? (Hữu Tuấn, 27 tuổi, 17 Sơn Tây, Hà Nội)- Đồng ý.- Em là một ngưòi rất thích các bài hát của anh. Theo dõi chương trình nãy giờ em thấy có rất nhiều câu hỏi về chứng minh sự "trắng án" của anh nhưng dường như em cảm thấy anh hơi tránh né và không được mạnh mẽ lắm trong việc bảo vệ mình. (Le Phuong Ngoc, 25 tuổi, TP.HCM)- Không tránh né đâu nhưng dường như sự quan tâm của tôi không còn, tôi mệt mỏi.- Như anh nói tức là anh không còn quan tâm đến việc chứng minh nguồn gốc của những tác phẩm của mình. Nhưng đó lại là điều khán giả hết sức quan tâm? Vậy anh nghĩ sao, tổ chức ra cuộc họp báo này để nhằm mục đích gì? (Kazu, 57 tuổi,)- Trước hết xin khẳng định đây không phải là cuộc họp báo. Tôi được báo Tuổi Trẻ điện tử mời tham gia giao lưu thôi.- Qua buổi giao lưu trực tuyến này tôi rất mong nhạc sĩ nói lên điều nhạc sĩ sẽ làm gì sắp tới? (Thanh dung, 24 tuổi, 21 Điện Biên Phủ)- Tôi vẫn làm việc như bình thường. Điều tôi quan tâm chính là mọi việc sẽ như mọi ngày.- Trước kia người Nhật cũng từng sử dụng bản nhạc Không của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 không hề hay biết. Anh có nghĩ bài Tình thôi xót xa rơi vào trường hợp tương tự? (Pham van Phuc Thanh, 43 tuổi, 23E/25 Phan Dang Luu - BT)- Tôi không chắc điều đó. - Xin hỏi thêm về sự ra đời của Tình thôi xót xa, vì có báo thì nói nó ra đời sau khi nhạc sĩ xem phim Duy nhất của Nga, có báo thì bảo được viết cho Ngân hàng Phú Yên, có báo thì bảo viết cho Nước mắt học trò, có báo thì bảo là được viết dựa theo một bộ phim Hong Kong. Xin nhạc sĩ làm rõ thêm. (butz, 100 tuổi, VENO)- Tất cả những điều bạn nói đều đúng, nhưng rất tiếc thứ tự thời gian tôi không nhớ.- Sống là phải có niềm tin, tôi tin vào bản thân anh cũng như các nhạc sĩ VN . Tuy nhiên các anh phải là những người chứng minh cho công chúng dấu tích chào đời " đứa con" của mình. Chẳng lẻ anh không làm được việc đó ? (Trần Ngọc Cường, 35 tuổi, Tân Bình TPHCM)- Tôi đang tồn tại bằng niềm tin. Cảm ơn bạn.- Nếu là người bị thiệt thòi thì nhạc sĩ sẽ làm gì? (QUY, DNAQUY03@YAHOO.COM)- Tôi sẽ không làm gì cả. Cảm ơn bạn.- Thưa anh Bảo Chấn, anh vừa trả lời là anh rất mê âm nhạc Nhật, vậy có thể hiểu là anh cũng có thể "copy" nhạc của Nhật hay không ? (Bin, 34 tuổi, BinCanCook@yahoo.com)- Tôi không biết từ "mê" có phải là "copy" không? Nhưng tôi nhận là chịu ảnh hưởng của nhiều luồng nhạc khác nhau, đó là đặc thù nghề nghiệp.- Hình như chú không thấy cần thiết mấy về việc chứng minh là mình đã sáng tác bản nhạc này? (Nguyễn Văn Tý, 29 tuổi, Q7, TP. Hồ Chí Minh)- Không phải hình như đâu mà đúng như thế. Diện mạo của một con người nó nằm đằng sau nhiều tác phẩm, nhiều hoạt động khác nhau. Cám ơn câu hỏi của bạn.- Nếu như phía tác giả Nhật kiện về quyền sở hữu trí tuệ, nhạc sĩ có hình dung ra việc đối mặt với vụ kiện đó sẽ khó khăn như thế nào không? Nhạc sĩ đã từng nhận tiền thù lao cho sáng tác này chưa? (Nguyen Le Vinh , 33 tuổi, 59c Nguyen Dinh Chieu)- Không hình dung được. Tiền thu lao tôi đã có nhận được 500.000 đồng VN.- Tôi không đồng ý với cách trả lời của nhạc sĩ, thính giả VN đang rất cần sự chứng minh cho sự trong sạch của anh - tôi vẫn gửi câu hỏi dù nãy giờ không có câu hỏi nào của tôi được post lên (27 tuổi, yeuamnhac.com).- Tôi không chứng minh điều không cần chứng minh. Cảm ơn bạn - Thái độ của những người thân và bạn bè của anh hiện nay đối với anh như thế nào? Anh có luôn nhận được sự giúp đỡ thường xuyên của họ về mặt tinh thần trong thờ gian này không? (Tina, 33 tuổi, chinadoll@bonbon.net)- Tôi hàm ơn tất cả mọi người vì sự quan tâm dành cho tôi. - Chúng tôi rất muốn nghe câu trả lời theo thể khẳng định là có hay không chuyện không hay này. Mong nhạc sỹ cứu lấy bộ mặt cho nền âm nhạc VN còn trên đường chập chững phát triển. (Tuan, 30 tuổi, TP HCM)- Tôi khẳng định là "không". Cảm ơn bạn.- Điều gì khiến nhạc sĩ lo nhất trong sự kiện này? (Kitty, 20 tuổi, Tp.Ho chi Minh)- Không biết bao giờ sự kiện này mới chấm dứt. Cám ơn em.- Vậy hiện nay, xung quanh bản nhạc này, điều gì làm nhạc sĩ quan tâm ? (Hạnh Nguyên, 25 tuổi, TPHCM)- Sự bình yên. Cảm ơn.- Nhạc sĩ có muốn mọi người đừng hỏi về chuyện này nữa không? (Tri, 31 tuổi, Q5, TPHCM)- Được thế thì còn gì bằng.Trước sự quan tâm của bạn đọc, nhạc sĩ Bảo Chấn đã rất cố gắng trả lời từng câu hỏi nhưng đã không thể thỏa mãn được mọi bức xúc của người yêu nhạc vì thời gian không cho phép, điện thoại của ông cũng reo liên tục. Những thông tin mới nhất xoay quanh vụ việc này sẽ được Tuổi Trẻ Online tiếp tục thông tin đầy đủ đến bạn đọc. NHÓM PV TTO
  10. vimouze

    vimouze Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2003
    Bài viết:
    1.535
    Đã được thích:
    0
    Bên phía Nhật có vẻ có ưu thế hơn khi đưa ra cả đống chứng cứ về bản quyền, trong khi NS Bảo Chấn lại không có chứng cứ cụ thể nào. Nhưng sự giải thích của ông cũng khôn phải là vô lý, khi ông sáng tác nhạc nhưng đâu có chuẩn bị để đi kiện nên làm sao có được đầy đủ giấy tờ chứng minh.
    Sự việc chưa ngả ngũ, nhưng chúng ta không cần phải tự ti khi cho rằng VN chỉ đi ăn cắp của Nhật, biết đâu dọ ăn cắp của ta.

    Whoever control the present, control the past.
    Whoever control the past, control the future.

Chia sẻ trang này