1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nagorno-Karabakh thùng thuốc súng lại bùng phát giao tranh giữa Armenia và Azerbaizhan

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Loanvietnguyen, 03/04/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Nhận diện vũ khí nguy hiểm của Armenia khiến Azerbaijan e ngại

    Dẫu cho thiếu xe tăng hiện đại, tuy nhiên Quân đội Armenia vẫn có một ưu thế lớn khiến người Azerbaijan e dè trong xung đột.
    Hoàng Lê

    [​IMG]

    Với tư tưởng dựa hơi Quân đội Nga, Quân đội Armenia không được hiện đại hóa suốt nhiều năm qua, dẫn tới việc thua kém nhiều mặt (về lực lượng thiết giáp, pháo binh) so với Azerbaijan. Dẫu vậy, kho vũ khí của quốc gia này vẫn có những điểm sáng, những vũ khí tấn công tầm siêu xa nguy hiểm khiến quốc gia láng giềng Azerbaijan e sợ.

    [​IMG]

    Đó chính là lực lượng tên lửa đạn đạo – vũ khí “khủng” nhất Quân đội Azerbaijan. Theo một số nguồn tin, hiện Quân đội Armenia có trong biên chế ít nhất 4 bệ phóng tên lửa đạn đạo Scud-B và số lượng đạn không xác định. Tuy số lượng ít, nhưng chỉ cần vài quả vài các thành phố đông dân, hay vào căn cứ chiến lược cũng khiến kẻ địch nao núng tinh thần. Ảnh: Xe phóng tự hành Scud-B trong duyệt binh Armenia.

    [​IMG]

    Scud-B là định danh của NATO dành cho đạn tên lửa R-17 do Liên Xô sản xuất. Dù NATO luôn gọi chung là Scud, nhưng với người Nga, R-17 (Scud-B) nằm trong cả một tổ hợp được định danh là 9K72 Elbrus - gồm nhiều thành phần (xe phóng tự hành, xe chỉ huy, xe tiếp đạn, bảo dưỡng, hậu cần...). Ảnh: Xe phóng tự hành 9P117 Uragan của tổ hợp 9K72 Elbrus mang theo đạn tên lửa R-17 (còn có tên gọi khác 8K14 hoặc NATO gọi là Scud-B).

    [​IMG]

    Đạn tên lửa R-17 nặng 5,8 tấn, dài 11,2m, đường kính thân 0,88m. Nó mang theo đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng gần 1 tấn có khả năng tạo ra hố rộng 12m, sâu 4m khi va chạm với mặt đất. Ngoài ra, có thể triển khai đầu đạn chứa chất độc hóa học VX, đầu đạn mẹ - con phá đường băng, chống tăng...

    [​IMG]

    . Tên lửa đạn đạo Scud hay R-17 đạt tầm bắn 300km, đủ sức vươn tới nhiều thành phố của Azerbaijan.

    [​IMG]

    Ngoài Scud-B, Quân đội Armenia còn có trong tay ít nhất 8 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật – chiến dịch OTR-21 Tochka-U. Loại này phía Azerbaijan cũng có nhưng số lượng rất ít ỏi.

    [​IMG]

    So với Scud-B, Tochka-U có độ chính xác cực cao dù sức tàn phá và tầm bắn thì kém hơn một chút. Với hệ thống dẫn đường hiện đại, bán kính lệch mục tiêu của Tochka-U chỉ rơi vào mức ít hơn 90m.

    [​IMG]

    Tên lửa nặng 1,8 tấn, dài 6,4m, mang đầu đạn thuốc nổ thông thường nặng nửa tấn, tầm bắn đạt khoảng 120km với tốc độ bay 1,8km/s.

    [​IMG]
  2. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Tochka-U có thể được dùng để tấn công chính xác các mục tiêu chiến thuật như trạm chỉ huy, cầu đường, kho bảo quản, công sự trú ẩn của bộ binh, sân bay....

    [​IMG]

    Ngoài tên lửa đạn đạo, Armenia cũng sắm sửa một chút các loại pháo phản lực “lai” tên lửa đạn đạo từ Trung Quốc. Tuy không nổi tiếng như TOS-1A hay EXTRA, nhưng những vũ khí này cũng có thể gây nguy hại lớn tới Azerbaijan. Theo các nguồn tin, Armenia đã mua số lượng nhỏ bệ phóng pháo phản lực phóng loạt AR1A cỡ 300mm do Trung Quốc sản xuất dựa theo mẫu Smerch của Nga.

    [​IMG]

    Bệ phóng AR1A lắp 2 pod ống phóng (mỗi pod 5 ống) cỡ 300mm, mang theo các loại đạn rocket hạng nặng cỡ 300mm đạt tầm bắn khoảng 130km (ngang ngửa tên lửa đạn đạo chiến thuật), lắp đầu đạn nặng 200kg.

    [​IMG]

    Hay loại pháo phản lực phóng loạt WM-80 và WM-120, Armenia đã mua 4-8 bệ phóng trong năm 1994. Trong đó loại WM-80 mang được 4 ống phóng cỡ 273mm, mang đạn rocket nặng 484kg, lắp đầu đạn 134kg, đạt tầm bắn 23-40km.

    [​IMG]

    Còn loại WM-120 tăng gấp đôi số ống phóng cỡ 273mm, đạn rocket cải tiến tăng tầm lên 120km, sử dụng hệ dẫn đường INS/GPS đem lại bán kính lệch mục tiêu khoảng 50m.

    [​IMG]

    Trong ảnh đạn rocket WM-120 rời bệ phóng.

    http://www.baomoi.com/nhan-dien-vu-khi-nguy-hiem-cua-armenia-khien-azerbaijan-e-ngai/c/19071494.epi

    Kinh ngạc kho vũ khí “khủng” của Azerbaijan, Armenia thua xa

    So với Armenia, Quân đội Azerbaijan sở hữu lực lượng xe tăng, pháo binh, tên lửa hiện đại hơn rất nhiều, với nhiều loại trang bị “khủng” của Nga, Israel.

    Hoàng Lê

    [​IMG]

    Dù chia sẻ nguồn vũ khí trang bị của Quân đội Liên Xô sau 1991, nhưng Quân đội Azerbaijan khá chú trọng nâng cấp, “chịu khó” trang bị các loại vũ khí tối tân nhất so với Quân đội Armenia vốn dựa dẫm nhiều vào Nga. Thế nên, không có gì lạ khi Quân đội Azerbaijan sở hữu nhiều vũ khí “khủng” hơn so với Armenia. Hay nói cách khác, Azerbaijan được đánh giá cao hơn gần như về mọi mặt so với Armenia.

    [​IMG]

    Cụ thể, trong khi lực lượng xe tăng Armenia chủ yếu dựa vào nòng cốt T-72B cũ thời Liên Xô thì Azerbaijan đã đầu tư ngân sách lớn mua 100 xe tăng chủ lực T-90S từ Nga. Đương nhiên, sức mạnh T-90S (về cả tấn công – phòng thủ) vượt trội dàn tăng Armenia. Trong ảnh, có thể thấy các xe tăng T-90S của Azerbaijan thậm chí còn có hệ thống phòng vệ Shtora-1 đời mới với đèn hồng ngoại (trong khi T-90S Ấn Độ chỉ dùng loại Shtora đời đầu).

    [​IMG]

    Trong khi T-72 của Armenia chỉ có 200 chiếc, thì với Azerbaijan, con số này lên tới 395 chiếc.

    [​IMG]

    Quân đội Azerbaijan còn đầu tư nâng cấp gần hết số T-72 lên chuẩn T-72 Aslan (SIM-2) của hãng Elbit Systems. Cụ thể, xe tăng T-72 SIM-2 trang bị hệ thống định vị GPS/INS, hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, module giáp phản ứng nổ mới, hệ thống tác chiến điện tử...

    [​IMG]

    Armenia vẫn đang dùng các xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2 cũ thì Quân đội Azerbaijan đã đầu tư mua 104 xe chiến đấu bộ binh BMP-3M và nâng cấp 168 chiếc BMP-2 theo gói của Elbit Systems Israel.

    [​IMG]

    Tương tự với lực lượng xe bọc thép chở quân, cả hai quốc gia Armenia và Azerbaijan cùng dùng các dòng BTR-60/70/80. Tuy nhiên, BTR-80 của Azerbaijan lại hiện đại hơn với module chiến đấu mới gồm pháo 2A72 30mm còn Armenia vẫn dùng loại BTR-80 đời đầu.

    [​IMG]

    Với hệ xe bọc thép cũ BTR-60/70, BRDM-2, Azerbaijan tự nâng cấp chúng với các module vũ khí tự động kiểu mới với pháo 23 hoặc 30mm thay súng máy 14,5mm cũ.

    [​IMG]

    Trang bị lựu pháo tự hành của Azerbaijan cũng vượt xa Armenia. Theo đó, Quân đội Azerbaijan đang có trong tay ít nhất 18 khẩu pháo tự hành hạng nặng 2S19 Msta-S 152mm do Nga sản xuất…

    [​IMG]

    Ít nhất 36 khẩu pháo tự hành tầm xa T-155 Firtina của Thổ Nhĩ Kỳ, trang bị pháo 155mm L52 đạt tầm bắn 40km, hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép bắn nhanh, bắn chính xác vượt xa các khẩu pháo 2S1, 2S3 cũ kỹ của Armenia.

    [​IMG]

    Không chỉ có vậy, pháo binh Azerbaijan còn có 24 siêu pháo tự hành 2S7 Pion - một trong những khẩu pháo có nòng lớn nhất thế giới, lên tới 203mm đạt tầm bắn xa 37,5km, hoặc 55km với đạn RAP.

    [​IMG]

    Trang bị pháo phản lực của Azerbaijan có 36 khẩu pháo phản lực hạng nặng BM-30 SMERCH đầy uy lực do Nga sản xuất...

    [​IMG]

    ..đặc biệt là 18 hệ thống phun lửa hạng nặng TOS-1 Buratino bắn ra những viên đạn nhiệt áp cỡ 227mm có sức tàn phá chỉ đứng sau bom nguyên tử.

    [​IMG]

    Tuy Armenia sở hữu kho tên lửa đạn đạo lớn hơn, tuy nhiên Azerbaijan cũng “không phải dạng vừa đâu”. Nước này đã mua ít nhất 30 bệ phóng pháo phản lực module IMI Lynx của Israel với 50 quả đạn tên lửa đạn đạo dẫn đường GPS EXTRA có tầm bắn 150km, độ chính xác rất cao.

    [​IMG]

    Ngoài ra, Azerbaijan sở hữu 3 bệ phóng tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 Tochka với số lượng tên lửa không xác định, tầm bắn 120km.

    [​IMG]

    Pháo binh Azerbaijan còn có khoảng 18 khẩu pháo cối tự hành 2S31 Vena và 27 khẩu 2S9 Nona. Trong đó, loại 2S31 Vena mới được Nga sản xuất cách đây không lâu, trang bị pháo cối 120mm 2A80 có thể bắn đạn pháo (tầm bắn 13km), đạn cối (tầm 2,7km) với độ chính xác cao.

    http://www.baomoi.com/kinh-ngac-kho-vu-khi-khung-cua-azerbaijan-armenia-thua-xa/c/19062632.epi
  3. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Vũ khí Israel hủy diệt tăng Nga tại Nagorno-Karabakh
    (Vũ khí) - Trong trận chiến tại Nagorno-Karabakh, Azerbaijan đã chơi sang khi dùng vũ khí công nghệ cao của Israel hủy diệt xe tăng Nga của quân đội Armenia.
    Vũ khí Israel hủy diệt tăng Nga

    Ngày 4/4, trang mạng bmpd đã bất ngờ công bố 2 đoạn video ghi lại cảnh quân đội Azerbaijan dùng máy bay không người lái tự sát (UCAV) Harop và tên lửa Spike (đều do Israel sản xuất) tấn công lực lượng quân đội Armenia.

    Trong đoạn video đầu tiên cho thấy 1 chiếc Harop đang lao vào mục tiêu dưới mặt đất, tuy nhiên không rõ vụ tấn công đó có thành công hay công và mục tiêu của nó là vũ khí nào của quân đội Armenia.

    Tuy nhiên, trong đoạn video thứ 2 được công bố cho thấy rõ số phận chiếc tăng T-72 của Armenia đã được định đoạt bởi đòn tấn công bằng tên lửa Spike từ phía trên tháp pháo.

    Đây là phương thức tấn công khiến những xe tăng dù trang bị hệ thống phòng vệ cực mạnh cũng khó có thể chống đỡ được.

    Theo những thông tin được công khai, Azerbaijan đã ký hợp đồng mua UCAV tự sát Harop từ Israel vào năm 2012, bản hợp đồng có giá trị lên đến 1,5 tỷ USD.

    [​IMG]
    Tên lửa Spike.
    Azerbaijan mạnh tay

    - Cách Harop tấn công mục tiêu: Được biết, Harop và Spike đều là những vũ khí công nghệ cao hàng đầu thế giới hiện nay do Israel sản xuất. Theo giới thiệu của nhà sản xuất, Harop được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tấn công tự sát như một loại đạn bay lượng và truy tìm mục tiêu.

    Harop có có chiều dài 2,5m, sải cánh 3m. Phần đầu tác chiến nặng 23 kg (chứa thuốc nổ) và được trang bị một đầu đạn cảm tử. Với đôi cánh lắp trên mũi để lái hướng, Harop có khả năng tác chiến rất linh hoạt, động cơ cánh quạt gắn phía sau, dưới hai đuôi đứng thấp, bán kính bay 1.000 km trong thời gian liên tục 6 giờ.

    Chiếc UCAV này tự tiến hành trinh sát, khóa mục tiêu bằng hệ thống tự động bám hình ảnh. Khi có lệnh từ trạm điều khiển mặt đất, cả thân hình nó trở thành đạn chính xác cao, xung lực mạnh để tấn công cảm tử vào mục tiêu.

    Các bệ phóng tên lửa chiến dịch, chiến lược hoặc các đài ra đa là mục tiêu ưu tiên của Harop. Nó có thể lao vào mục tiêu ở khoảng cách xa, với tốc độ cao.

    Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Harop có thể dẫn qua kênh quang - điện tử, hoặc bám thụ động theo tín hiệu vô tuyến do chính đài radar mà nó đang tìm để tiêu diệt. Harop có thể được triển khai trên các bệ phóng đất liền hoặc trên biển.

    UCAV Harop được trang bị cả hai loại cảm biến ban ngày và ban đêm để có thể thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, định vị và tấn công các mục tiêu di dộng hoặc cố định với độ chính xác cao nhất.

    [​IMG]
    UCAV Harop.
    - Sát thủ Spike: Hệ thống tên lửa chống tăng điều khiển này do công ty quốc phòng Rafale của Israel phát triển với chế độ bắn “bắn và quên”, được trang bị một đầu dẫn tầm nhiệt với đầu đạn kép. Thiết kế này giúp Spike có thể xuyên phá qua được lớp giáp phản ứng nổ của xe tăng đối phương với tầm bắn 800m.

    Spike có thể được tích hợp trên bất cứ phương tiện cơ giới nào với mọi nền tảng từ cơ giới mặt đất, máy bay cho đến tàu chiến. Bên cạnh đó ngoài chống tăng Spike cũng có thể được sử dụng như một mẫu tên lửa đa năng chống lại các mục tiêu khác như máy bay, tàu chiến cho đến chống bộ binh.

    Ngoài ra công ty Rafale cũng phát triển Spike thành nhiều biến thể khác nhau với tầm bắn xa hơn và sở hữu sức mạnh hỏa lực lớn hơn.

    Spike-MR là phiên bản tầm trung với tầm bắn tối đa 2.500m, Spike-LR là phiên bản tầm xa với tầm bắn tối đa 4.000m, trong khi đó Spike-ER có tầm bắn lên đến 8.000m biến thể này có thể lắp lên xe bọc thép hoặc trực thăng.

    Và cuối cùng là Spike NLOS biến thể có tầm bắn xa nhất lên đến 25km có thể tích hợp với mọi nền tảng khác nhau.
    http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/vu-khi-israel-huy-diet-tang-nga-tai-nagorno-karabakh-3305038/

    Xung đột Azerbaijan-Armenia: Pháo phản lực nhiệt áp TOS-1 ra trận

    Azerbaijan đã lần đầu tiên sử dụng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp trong cuộc xung đột với Armenia.
    Nga lại đau đầu: Bùng phát giao tranh dữ dội Armenia - Azerbaijan
    Ông Vagif Dargyakhly, người đứng đầu trung tâm báo chí thuộc Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết các lực lượng vũ trang Azerbaijan đã lần đầu tiên sử dụng các hệ thống pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp TOS-1 trong các cuộc giao tranh tại khu vực Karabakh.

    "Các cuộc giao tranh vẫn tiếp tục diễn ra tại 2 vị trí là Khodzhevend-Fizula và Agdere-Terter," phía đại diện Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết.

    Các lực lượng vũ trang Azerbaijan "vì mục đích phòng thủ và đáp trả các cuộc tấn công quy mô lớn từ phía Armenia vào các vị trí của Azerbaijan cũng như các làng dọc đường chiến tuyến nên đã sử dụng hệ thống pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp hạng nặng TOS-1".

    Các hệ thống pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp TOS-1A của Azerbaijan.

    Bộ Quốc phòng Armenia vào hôm qua đã cáo buộc các lực lượng vũ trang Azerbaijan sử dụng các hệ thống nhiệt áp hạng nặng tấn công lực lượng Karabakh.

    "Vào lúc 11g20 (giờ địa phương), phía Azerbaijan tại vị trí Đông Bắc đường chiến tuyến đã sử dụng các hệ thống nhiệt áp.
    [​IMG]
    Việc sử dụng loại vũ khí này không gây ra bất kỳ thương vong nào. Phía Azerbaijan cũng sử dụng 3 máy bay không người lái vũ trang nhưng đã bị lực lượng tại Nagorno-Karabakh bắn hạ" - Bộ Quốc phòng Armenia cho biết.

    Phía Azerbaijan đã đặt mua từ Nga tổng cộng 18 hệ thống pháo phản lực phóng loạt nhiệt áp TOS-1A. 6 hệ thống đầu tiên đã được chuyển giao vào năm 2013, 6 hệ thống tiếp theo đã chuyển giao vào năm 2014.

    Các hệ thống TOS-1A của Azerbaijan được đặt trên khung gầm xe tăng T-90, có tầm bắn hơn 7km và diện tích gây sát thương của 1 quả đạn rocket lên đến 2,5 ha. Hệ thống này đặc biệt thích hợp với việc sử dụng ở khu vực địa hình núi non.

    http://soha.vn/quan-su/xung-dot-aze...-nhiet-ap-tos-1-ra-tran-20160404230539197.htm
  4. NamtuocLexusGX460

    NamtuocLexusGX460 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/10/2015
    Bài viết:
    5.008
    Đã được thích:
    5.276
    Lần cập nhật cuối: 08/04/2016
  5. Hac_Cong_Tu

    Hac_Cong_Tu Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/10/2015
    Bài viết:
    721
    Đã được thích:
    160
    Soi sức mạnh phòng không Azerbaijan khiến Không quân Armenia tịt ngòi

    Lực lượng Không quân Armenia khó lòng giúp đỡ bộ binh nước này bởi lá chắn phòng không mạnh khủng khiếp của Quân đội Azerbaijan.
    Hoàng Lê

    [​IMG]

    Dù chia sẻ các hệ thống phòng không tương tự nhau (thời Liên Xô), nhưng nhờ chăm chút nâng cấp, Quân đội Azerbaijan có sức mạnh phòng không vượt xa Armenia. Trong xung đột, lực lượng không quân Armenia sẽ khó tạo nên bất ngờ nào nếu không vượt qua được 3 lớp phòng thủ trên không của Azerbaijan.

    [​IMG]

    Theo thống kê quốc tế, Quân đội Azerbaijan đã mua hai tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU2 Favorit do Nga sản xuất với tổng giá trị hợp đồng ước tính 300 triệu USD. Ảnh: Bệ phóng tự hành tổ hợp S-300PMU2 của Azerbaijan.

    [​IMG]

    Tuy Armenia cũng có S-300 nhưng đó là thế hệ đầu của dòng tên lửa này với tầm bắn khoảng 100km. Trong khi S-300PMU2 là phiên bản hiện đại hóa có sức mạnh vượt trội hoàn toàn với tầm bắn ước đạt 200km, có khả năng đối phó với tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn – tầm trung ngoài khả năng tiêu diệt mọi loại máy bay, tên lửa hành trình…

    [​IMG]

    S-300PU2 có khả năng bắn hạ các mục tiêu khí động ở cự ly 3-200km, độ cao 10m tới 27km; mục tiêu đạn đạo là 5-40km ở độ cao 2-25km. Các hệ thống kiểm soát của S-300PMU2 có thể tiêu diệt đồng thời 36 mục tiêu với khả năng dẫn đường cho 72 tên lửa cùng lúc (tỉ lệ 2 đạn/mục tiêu).

    [​IMG]

    Ngoài ra, Azerbaijan còn có 2-3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm siêu xa S-200 Angara với tầm bắn 200-300km, độ cao bắn chặn đến 40km.

    [​IMG]

    Ngoài việc mua sắm S-300PMU2, Azerbaijan đã đầu tử hàng trăm triệu USD mua hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Barak 8 do Israel sản xuất. Loại vũ khí này có khả năng bắn hạ các mục tiêu máy bay, tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm ở tầm bắn tối đa đến 70km.

    [​IMG]

    Israel miêu tả Barak 8 là hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa tầm xa, tiên tiến có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc, bao quát phạm vi 360 độ với bệ phóng thẳng đứng, tên lửa dùng đầu dẫn radar chủ động, hai kênh dẫn dữ liệu.... Ảnh bệ phóng thẳng đứng của Barak 8.

    [​IMG]

    Đạn tên lửa phòng không Barak 8 được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động hoặc hồng ngoại với khả năng bắn hạ mục tiêu ở cự ly tối thiểu chỉ 500m, tối đa 70-90km tùy phiên bản, độ cao từ 0 tới 16km. Đạn tên lửa trang bị hệ thống kiểm soát véc tơ lực đẩy cho khả năng bắn chặn các mục tiêu cơ động cao như tên lửa hành trình.

    [​IMG]

    Ở lưới phòng thủ tầm trung, Quân đội Azerbaijan được trang bị 27 tổ hợp tên lửa phòng không S-125-2TM Pechora-2TM và ít nhất hai hệ thống tên lửa Buk-MB.

    [​IMG]

    Buk-MB là biến thể hiện đại hóa sâu của mẫu cơ sở Buk sau khi sửa chữa và thay thế hoàn toàn các bộ phận và phân hệ lạc hậu. Tất cả các thiết bị máy móc cũ đã được thay bằng linh kiện điện tử hiện đại sản xuất tại Belarus. Sau nâng cấp, mỗi xe hỏa lực có thể hoạt động trong đội hình tiểu đoàn, hoặc độc lập. Do mỗi bệ phóng cũng là một đơn vị hỏa lực độc lập, nên tiểu đoàn Buk-MB cho phép bắn đồng thời đến 6 mục tiêu bay từ mọi hướng.

    [​IMG]

    Hệ thống Buk-MB có khả năng bắn 2 loại tên lửa 1 tầng nhiên liệu rắn do Nga phát triển. Tên lửa 9M38M1 có tốc độ 850 m/s, tầm bắn 35 km, trần tiêu diệt mục tiêu 22,5 km, xác suất diệt mục tiêu 0,71. Tên lửa 9M317 có tốc độ 1.230 m/s, tầm bắn 42 km, độ cao diệt mục tiêu 25 km và độ chính xác 0,78.

    [​IMG]

    Trong tác chiến phòng không tầm thấp, Quân đội Azerbaijan có tới vài khẩu đội tên lửa phòng không Tor-M2E nhập khẩu trực tiếp từ Nga, 80 tổ hợp tên lửa phòng không OSA-1T, 54 tổ hợp 9K35 Strela-10 và 300 bệ phóng với 1.500 đạn tên lửa vác vai Igla-S.

    [​IMG]

    Tổ hợp tên lửa phòng không Tor-M2E mà Belarus mua của Nga là một trong những phiên bản mới nhất của dòng tên lửa này. Nó có đặc điểm chủ yếu gồm: cải tiến khả năng nhìn vòng của radar điều khiển hỏa lực; có đến kênh dẫn đường cho 4 tên lửa cùng lúc; phản ứng nhanh trong 7 giây; tự hành hoàn toàn. Tổ hợp trang bị 8 tên lửa 9M331 hoặc 16 quả 9M338 có phạm vi tấn công đến 16km, độ cao 10km.

    [​IMG]

    Tổ hợp tên lửa 9K33-1T Osa-1T do Belarus nâng cấp theo đơn hàng của Azerbaijan nâng cấp tổ hợp 9K33 Osa do Liên Xô sản xuất. Sau nâng cấp, Osa-1T trang bị đạn tên lửa mới 9M33M3-1 có tầm bắn đến 20km, bổ sung hệ thống camera ngày/đêm OES-1T.

    [​IMG]

    Tên lửa vác vai Igla-S của Azerbaijan là phiên bản mới nhất của dòng tên lửa Igla do Nga sản xuất. Tên lửa đạt tầm bắn đến 6.000m, trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại công nghệ mới cho khả năng đối phó với biện pháp gây nhiễu nhiệt từ đối phương.
    http://www.baomoi.com/soi-suc-manh-...en-khong-quan-armenia-tit-ngoi/c/19085312.epi
  6. hoadaols

    hoadaols Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    203
    Thập niên 70, bố tôi được sang tập huấn về pháo binh ở Azerbaijan. Ông kể: hồi đó đi đâu cũng có an ninh quân đội LX đi kèm, đầu tiên là sợ mất cắp (dân azec nổi tiếng món này), thứ 2 là có thể bị giết (vì nội bộ LX hồi đó mâu thuẫn cũng khá căng, các sắc dân LX thỉnh thoảng vẫn xiên nhau).
    Thấy bảo dân Azec mắt nhiều lòng trắng, nhìn không có thiện cảm lắm.
    hk111333 thích bài này.
  7. nguyenchthong32

    nguyenchthong32 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/11/2014
    Bài viết:
    2.955
    Đã được thích:
    3.290
    Nga đang đặt căn cứ 102 tại gần thủ độ Yveran, cử biên phòng Nga coi hộ biên giới với Thổ, Iran còn với Az thì ...
    Nga là lái súng , tương tự Mỹ bán vũ khí cho cả 2 bên Pak, Ấn
    Azer mua nhiều vũ khí Nga
    Arm cho đóng căn cứ, nhưng vị trí bị bao vây bởi Thổ , Gru không cho tiếp viện căn cứ Nga dễ
    ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
    Chúng ta chờ xem Tin hói xử vụ này ra sao !
  8. son198099

    son198099 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/03/2010
    Bài viết:
    81
    Đã được thích:
    17
    Nói chung, anh em bạn bè gì không biết, quốc phòng phải mạnh mới yên tâm được. Quân đội dẹp kinh tế đi, lo quốc phòng cho tốt vào, tiền thì để đội chính phủ lo mà chu cấp. Mô hình mẽo nhìn chung là hợp lý, thèn nào việc đó làm cho thật tốt là ok.
    depquadang thích bài này.
  9. Loanvietnguyen

    Loanvietnguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/07/2015
    Bài viết:
    193
    Đã được thích:
    194
    lâu không thấy tin gi
  10. nhatkyholo

    nhatkyholo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    222
    Đóng Tops

Chia sẻ trang này