1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam Bộ kháng chiến ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi do_re_mi, 26/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Nam Bộ kháng chiến ?

    [​IMG]
    Giai đoạn 8/1945 đến cuối những năm 1940 Nam Bộ có vẻ phức tạp quá hém. Bác nào biết về các lực lượng quân sự trên địa bàn này không nhỉ, lập trường ?
    Như quân đội : Nhật, Anh, Pháp, nguỵ Nhật, nguỵ Pháp, các giáo phái, đảng "quốc gia", hội Trotskyt, rồi *********...
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.961
    Đã được thích:
    1.593
    thời của Hoà Hảo, Cao Đài, Bình XUyên, Cần Lao.... hả ?
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Thời này làm gì có Cần Lao ?
    Tài liệu bên mình thường không đầy đủ lắm, nhiều chi tiết hay bị bỏ qua.
    Còn hội kia nói thì nhiều chi tiết khó tin. Nhờ các bác thôi.
  4. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Thật ra đến tận những năm 60, các phe phái quân sự ở Nam Bộ mới hết.
    Hồi 9 năm, tình hình ở đây cũng rất nhùng nhằng. Các giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo đều có quân đội riêng (thật ra mỗi giáo phái có đến mấy quân đội riêng luôn chứ ko phải 1), phe Bình Xuyên cũng thế, Chưa kể các nhóm chính trị đủ loại ô hợp...
    Vào cuối năm 45, các nhóm trốt-kít đệ tứ và các nhóm thân Nhật đều đã bị tan rã, cơ bản là vì nó không có căn cứ và cơ sở vững chắc. Hồi trước 45, các nhóm CS đệ tứ cũng khá mạnh trong giới công nhân thợ thuyền tp Sài Gòn, nhưng một khi bọn Tây đã chiếm giữ lại được tp, các nhóm này không còn đất phát triển. Mà muốn kiếm chác ở vùng VM hùng cứ thì... thành Tạ Thu Thâu hết.
    Nhóm Bình Xuyên cũng vậy, phe này phần lớn giựa vào giới anh chị thành thị. Về quê hay ra chiến khu cũng khó mà bám rễ, đơn giản là vì cách tổ chức, cách sống của họ không có "hạp". Vì thế cho nên Bảy Viễn mới về hàng Tây để làm "bố già" ở Sài Gòn. Ngay từ cuối những năm 40, lính Tây, sau khi đi đánh trận ở các nơi trên khắp Đông Dương, thường được về Sài Gòn nghỉ phép. Các sòng bạc, nhà chứa, phòng hút... mọc ra như nấm và đều do Bình Xuyên kiểm tra.
    Các nhóm lớn còn lại như Hoà Hảo, Cao Đài vì đều có vùng cát cứ. Cao Đài quanh vùng Tây Ninh, Hoà Hảo ở trên các con sông rạch miền tây. Nói đây là 2 nhóm cũng không đúng vì nó thật ra là một chùm các băng đảng tự xưng là thuộc các giáo phái như các đội quân Hoà Hảo của Ba Cụt, Năm Lửa, Nguyễn Giác Ngộ... đội quân Cao Đài ly khai của Trịnh Minh Thế...
    Nhìn chung các nhóm này cũng thuộc loại đi trên dây, lúc thì ngả theo VM, lúc thì ngả theo tây, rồi sau đó lại ngả theo VM... Quân số mỗi nhóm cũng chỉ loanh quanh khoảng 2-3000 người, chỉ vì nhân thời loạn lạc họ tự xưng vương một vùng.
    Về các nhóm thực sự nghiêng hẳn về 1 phe, phía Pháp cũng có các đơn vị lính hỗ trợ tuyển từ dân công giáo Bến Tre. Bọn này được huấn luyện tổ chức theo kiểu các nhóm biệt kích dù hỗn hợp GCMA ở ngoài bắc, nhằm quấy phá các hậu cứ của VM.
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Bài báo về các đơn vị cơ động bảo vệ công giáo UMDC (Unité Mobile pour la Defense de la Chretieneté):
    http://www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=303&Itemid=47
    Tội ác điển hình của Léon Leroy và đội quân UMDC trên đất Bến Tre
    (thật ra tên thật của tay này là Jean Leroy chứ ko phải Léon)
  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Theo các tài liệu của ta thì thời CMT 8 ở SG ta chưa nắm được lực lượng vũ trang ngay. Sau mới tổ chức các đơn vị Vệ quốc đoàn.
    Bình Xuyên lúc đầu như 1 lực lượng của *********, sau khi Nguyễn Bình vào Bảy viễn mới tách ra. Mười Trí theo CM rồi ra bắc tập kết.
    Có tài liệu nói Nguyễn Văn Tạo là người của hội Đệ tứ, nhwung về sau làm quan chức của ta. Chẳng hiểu thế nào.
    Hội Hoà Hảo, Cao Đài thì mình lại càng không rõ. Riêng bên Cao Đài có cụ Cao Triều Phát và nhóm của cụ theo *********.
    Sau CMT8 thì còn có lực lượng của Nhật bao gồm quân Nhật ở lại, và nguỵ Nhật cũng đánh nhau với *********. Nhưng sự kết thúc thực sự hay sự chia rẽ thì không rõ ràng thời điểm. Kể cả trotskyt. Nguỵ Pháp ( cả 2 miền) sau lập CP Bảo Đại ( trước có Nguyễn Văn Vĩnh và N Văn Sâm cũng định lập CP bù nhìn dạo 47 ở HN , SG thì bị VM ám sát).
    Có hội Cao Đài của Phạm Công Tắc hình như theo Nhật rồi mới theo Pháp(?) . Chưa kể hội theo Pháp ngay từ đầu.
    [​IMG]
  7. daihan

    daihan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Đọc "Người Bình Xuyên" và "Hồi ký Nguyễn Hiến Lê" đi bạn!!!
  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Hai tác phẩm đó làm sao đủ lý giải hả bạn.
    "Người BX" bên mình viết. nhưng chưa đủ, nhất là về quân đội bù nhìn Pháp, và bù nhìn Nhật sau 45.
    "Hồi ký NHL" ta xb lại càng không lý giải hết, nhưng mình không tin mấy cái gọi là "hồi ký" do hội HN nặn ra.
  9. sauthamdam

    sauthamdam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.110
    Đã được thích:
    1
    Sau CMT8 thì lực lượng kháng chiến miền Nam gồm đủ loại thành phần và rất nhiều người tính theo chính quyền mới để nhân lúc loạn lạc gây dựng thế lực. Trong các lực lượng này thì bộ đội Bình xuyên của thiếu tướng liệt sỹ Ba Dương có thể coi là một đơn vị mạnh nhất nhì. Nhưng đến khi Bảy Viễn nắm một phần lực lượng này thì ngả sang phía Pháp theo cựu hoàng Bảo Đại. Những lực lượng mang danh Cao đài và Hỏa Hảo cũng thành lập trong nửa cuối nhưng năm 40 tuyên bố chông cả pháp và ********* nhưng cuối cùng thì cũng là tay sai cho pháp
    Đến những năm 55-56 thì bị Diệm muốn chấm dứt tình trạnh cát cứ nên sai Dương Văn Minh dẹp hết: ba cụt thì lĩnh án tử hình, bảy viễn đào thoát sang Pháp một bộ phận lực lượng bình xuyên do bảy môn lãnh đạo theo *********. Còn Năm Lửa thì hàng Diệm sau này cũng chui sang Pháp sống
    Ngoài lề chút hình như em đã đọc ở đâu đó chuyện đội bóng đá nữa đầu tiên của VN là lục lượng của bà lê thị gấm vợ tướng năm lửa thì phải
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Sau CMT 8 45 thì cả ngoài bắc và nam đều phức tạp, do có nhiều lực lượng muốn hất VM,...
    Mình chỉ đưa thêm một thông tin. nhưng chưa giải quyết được rốt ráo vấn đề bọn Trótkyt, và bọn thân Nhật (không dừng lại ở phân tích mấy đảng Việt Quốc, Việt Cách hay hội giang hồ kia...)
    http://cusi.free.fr/lsp/lsp0064.htm
    Sau khi ông Huỳnh Phú Sổ biệt tích, một số đệ tử như Năm Lửa (Trần văn Soái), Phàn Lê Huê (Nguyễn thị Gấm - vợ Năm Lửa), Hai Ngoán (Lâm Thành Nguyên), Ba Gà Mổ (Nguyễn Giác Ngộ), Chín FM, Trương Kim Cà đua nhau tập hợp tín đồ, thành lập lực lượng vũ trang riêng, cát cứ từng vùng để "mưu đồ bá vương", bóc lột lớp tín đồ nông dân sùng đạo, và có khi họ đánh lẫn nhau. Số chức sắc này hợp tác với Pháp và sau đó lại về đầu hàng Diệm - Nhu (Nguyễn Giác Ngộ được phong thiếu tướng, Ba Cụt trung tá). Nhưng sau ít lâu họ lần lượt bị Diệm - Nhu sát hại hoặc thanh toán bằng cách này hay cách khác. Trong chế độ thực dân cũng như tay sai của đế quốc, một số người đầu cơ chính trị đã lợi dụng đạo Hòa Hảo để truyền bá mê tín, lừa dối nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, đưa họ vào những hành động sai trái đối với Tổ quốc như Hai Lực chỉ huy nóm Dân vệ Hòa Hảo, nhóm Hai Bành... Thế lực đế quốc ngoại bang cũng đã âm mưu lâu dài gây ảnh hưởng văn hóa - kinh tế trong vùng nhân dân Hòa Hảo bằng nhiều biện pháp kinh tế và văn hóa, đặc biệt là đã thành lập Viện đại học Hòa Hảo và cho nhiều sinh viên, trí thức Hòa Hảo đi du học ở Mỹ, Pháp, Nhật...để gây cơ sở và uy tín trong giới trí thức.
    Từ 1954 tới ngày giải phóng miền Nam, một số đông anh em binh sĩ trong các trung đoàn của Ba Cụt cũ (trung đoàn Nguyễn Huệ, Lê Quang) ở vùng Ðồng Tháp Mười đã cùng với những cán bộ kháng chiến cũ thành lập lực lượng vũ trang chống Diệm - Nhu từ 1957 và những đơn vị này đã tham gia tích cực vào cuộc đồng khởi ở Ðồng Tháp năm 1960.
    --------------------------
    Ðạo Cao Ðài có xu hướng thân Nhật ngay từ đầu và suốt từ 1945 đến 1954, lúc thì họ hợp tác với Nhật để đánh Pháp (Trần Quang Vinh chỉ huy quân lực Cao Ðài), lúc thì họ hợp tác với Pháp để chống lại nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp (lực lượng Cao Ðài của Nguyễn Thành Phương, Lê văn Tất). Sau hiệp định Genève (1954), họ lại hợp tác với Diệm -Nhu (Trịnh Minh Thế, Nguyễn Thành Phương...). Cũng có một số tín đồ Cao Ðài đã giác ngộ Cách mạng và tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, liên hiệp hành động với MTDTGPMNVN như lực lượng Cao Ðài của thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng đã liên hiệp hành động với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam trong thời kháng chiến chống Mỹ.

Chia sẻ trang này