1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam Bộ kháng chiến ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi do_re_mi, 26/02/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    theo em thì ranh giới giữa CS đệ tam và đệ tứ vẫn rất lu mờ đến tận hồi 1939. Tạ Thu thâu, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường đều hoạt động trong quỹ đạo của ĐCS Đông Dương mặc dù ko phải là đảng viên. Về mặt mục tiêu, cả 2 phe đều ko có khác biệt gì to tát trong hoàn cảnh ở Nam Kỳ. Cái khác biệt lớn xẩy ra khi Mặt Trận Bình Dân, liên minh các đảng phái cánh tả, thắng cử ở Pháp hồi 1937. ĐCS Đông Dương muốn hợp tác với chính phủ mới trong khi, trong khi nhóm cực tả thì không.
    Sau vụ việc tranh cử vào Hội Đồng Quản Hạt Nam Kỳ, với lá thư của nhóm Tranh Đấu cho Trotsky năm 39, thì nhóm đệ tứ VN mới thật sự được Quốc Tế Đệ Tứ công nhận và tách hẳn ra khỏi ĐCS.
    http://www.marxists.org/history/etol/revhist/backiss/vol3/no2/trotsky.html
    Cụ Nguyễn Văn Tạo, cũng như cụ Dương Bạch Mai, mặc dù đều là đảng viên ĐCS, nhưng các cụ đều cũng đã từng hoạt động với phe đệ tứ trong những năm 30, ở tờ báo Tranh Đấu chẳng hạn, cho nên cũng khó mà phân biệt. Ngoài ra, cụ Tạo cũng hay được xem là đệ tứ chính là vì ngày xưa, hồi những năm20-30, cụ đã giác ngộ cho rất nhiều người sau này đi theo đệ tứ, như ông Ngô Văn Xuyết chẳng hạn.
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    vì nhiều lý do khác nhau nên các đảng viên CS có thời kỳ hoạt động cùng nhóm Trotkít hoạc gia nhập nhóm đó . Chuyện thường trong thời kỳ hoạt động cách mạng. Nhiều ông còn gia nhập các tổ chức khác rồi mới vào đảng kia.
    Nguyễn Đình Lạp, Bùi huy Phồn...còn viết bài cộng tác cho hội Hàn thuyên của Trốt kít nhưng chỉ một thời.
    Uy tín của DCS lên cao trong khi bị Pháp Nhật khủng bố thì một số kẻ lợi dụng, hay một số người buộc phải cộng tác với chúng với vỏ bọc hoạt động công khai.
    Sau thì biết mặt hội Trốt kia thôi.
    Như trong nhóm Hàn Thuyên thì Nguyễn đức Quỳnh, Lê Văn Siêu hết theo Pháp rồi lại bám Mỹ. Nguyễn tế Mỹ, Lương Đức thiệp chống lại cách mạng tháng tám.
    Trương Tửu (Nguêỹn Bách Khoa) sau theo nhóm nhân văn giai phẩm bây giờ vẫn còn tranh cãi, song chắc là sau 45 thì cụ theo đuwòng lối của *****.
    cánh Thâu Thạch Hùm bộc lộ bản chất.
    Gọi là CS đệ tạm hay CS đệ tứ là theo một số hội HN. thực ra không phải cứ tả khuynh thì cứ phải là Trót, ngược lại chống Trot kịch liệt nữa là khác như Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ...
    ***** thì có thể coi là hữu nhung ai cũng biết là cụ không hẳn ngả theo QTCS tả khuynh hồi đó (đệ tam đó).
  3. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Nguyễn Văn Tạo tại trụ sở Dảng Cộng sản Pháp 1927
    [​IMG]
    Nhân dân Sài Gòn giành chính quyền trong cách mạng tháng tám
    [​IMG]
    Cuộc biểu tình ủng hộ Bảo Đại ở Sài Gòn năm 1947
    [​IMG]
    Biểu tình 9-1-1950, Trần văn Ơn bị bắn chết
    [​IMG]
    Biểu tình trước dinh thủ hiến Nam phần (bây giờ là Bảo tàng TP.HCM) -
    ngày 9-1-1950
    [​IMG]

    Cảnh sát Bảo Đại đàn áp
    [​IMG]
    Lễ trao ấn kiếm cho Quốc trưởng Bảo Đại (3/3/1952)
    [​IMG]
    Huỳnh Văn Nghệ và Phan Trọng Tuệ tại chiến khu D
    [​IMG]
    Le Roy, tư lệnh Quân đội Công Giáo Bình Đại (Bến Tre, Kiến Hòa),
    [​IMG]
    Trịnh Minh Thế, tư lệnh lực lượng Cao Đài
    [​IMG]
    Trịnh Minh Thế khi làm tướng Diệm
    [​IMG]
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 17:40 ngày 29/02/2008
  4. thachhanam

    thachhanam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    179
    Đã được thích:
    0
    Em đc biết có 3 Quốc tế , trong đó Quốc tế thứ 3 hay còn gọi là Quốc tế Cộng sản. Vậy bác có thể cho em biết về cái đệ tứ CS ấy đc ko?
  5. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Nhìn chung thì phía đệ tứ (theo tư tưởng của Trotsky) trên thế giới có cách nhìn về xã hội và tập thể hoá còn "cực đoan" hơn cả chủ nghĩa Mao-ít. Để thành công, Trốt-ky muốn nhấn mạnh lên mấy giáo điều như "cách mạng thường trực" và "tinh thần quốc tế" hơn cả phe đệ tam. Vì thế chẳng hạn về phần thành lập "thế giới đại đồng", mấy ông đệ tứ còn muốn xoá bỏ các quốc gia nhanh hơn cả mấy ông đệ tam.
    Nhưng hình như mấy ông ở VN thì lại có vẻ suy luận khác về mấy thứ kiểu này. Cái này nó cũng là 1 cái đặc biệt của hệ thống tư tưởng ở nước ta từ trước tới nay: Cách phân chia tả hữu theo kiểu các lý luận chính trị ở các nước khác không áp dụng được.
  6. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    lý luận xoá bỏ dân tộc, xoá bỏ quốc gia tiến tới thế giới đại đồng một số người gán cho những người cs chứ có thấy mấy ông theo cn mác viết bao giờ đâu.
    mao toàn tập hay trotsky toàn tập mình chưa đọc bao giờ, nên không thể phán xét lý luận của mấy cụ này.
    đệ tứ quốc tế thành lập sau khi trot chết, lý luận trótky về sau được mấy ngứời hậu duệ của cụ này bổ sung cho phù hợp thời thế, nhưng những người theo trót chỉ thành công trong thâm nhập phong trào công nhân 1 sô nứớc, thành lập cac tô chức công đoàn, và hiếm khi các đảng theo đường lối của bác này trở thảnh một đảng mạnh.
    dường như ta đi quá xa thì phải. stop.
    chả thấy ai bàn gì về cái giai đoạn đầy phức tạp ở nam bộ đó nhỉ
  7. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    [​IMG]
    [​IMG]
    Bảo đại 1954
    [​IMG]
    quân Hoà Hảo nguỵ Pháp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    phớp ở SG
    [​IMG]
    {10/1945)
    [​IMG]
    [​IMG]
    ********* nam bộ
    [​IMG]
    nguỵ Pháp
    [​IMG]
    (chú này ở DBP)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phớp ở DBP
    [​IMG]
    dbp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 20:29 ngày 02/03/2008
  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    @thachhanam
    bạn tham khảo bên này nhé, mặc dù mình không khoái cái wiki này lắm
    Quốc tế 4
    http://en.wikipedia.org/wiki/Fourth_International
    Các đảng theo Trotskysm thường lấy tên là Đảng công nhân cách mạng hay Đảng Công nhân chứ không lấy là DCS, những người theo đệ tam QT không nhận họ là những ngữời cS mà xép vào nhóm những người vô CP. Trong khi đó phương tây vẫn coi họ là trong nhóm những người theo communism. Những người theo quốc tế 4 coi những người theo Stalin là những người không theo M-Ln, ngược lại những người theo quốc tế 3 lại gọi những người theo quốc tế 4 như vậy.
    Mình gọi ***** là hữu trong đảng lúc đó vì cụ không ngả theo đưòng lối của QTCS khi đó, quan điẻm của cụ đặt vấn đề dân tôc lên trứớc vấn đề giai cấp.
    Các đảng theo Maoism thường lấy tên là Đảng CS (M-Ln) hoặc DCS (Maoism). Những người Cs thân Bắc Kinh dạo LX xét lại cho LX là không theo đúng M-Ln vì thế thường tách ra khỏi hững người theo LX lập đảngg riêng và chèn sau tên đảng chữ M-Ln để tự coi mình là những người theo M-Ln .
    Như vậy những người Maoism tự nhận mình là theo đúng kim chỉ nam của M-Ln chứ không phải tách riêng. Không kể đến những đảng theo Mao thành lập về sau
    nhiều đảng trong số này không phải là các đảng hợp pháp và đấu tranh du kích, bị quy là cực đoan, quân phiến loạn, phỉ đỏ.
    Bạn

    @panzerlehr : bạn không tách quan điểm của Mao dạo những năm 1950 về trước và những năm cuối đời. hiện các lý luận Maoism một số người chụp cho là dựa các quân điểm của bác này cuối đời. Riêng TQ đảng của họ cũng chỉ ghi là tư tưởng Mao TĐ chớ không phải chủ nghĩa Mao !
    ---------
    riêng chiến trường Đông Nam Bộ dạo đánh Pháp có trận này đáng nhớ, nhưng dường như có báo viết hơi quá lời, có thể do đến thời điểm đó chiến tranh thuộc địa thì trận đó là lớn hay do thiệt hại của Pháp mất 2 viên sỹ quan cao cấp

    "Chiến thắng La Ngà làm rúng động cả nước Pháp và thế giới"
    http://www.baodongnai.com.vn/default.aspx?tabid=606&idmid=&ItemID=13071&cc=243&CD=
    http://www.binhduongnews.com/detail.aspx?Item=37674&Kind=14
  9. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Em ko phải là chuyên gia tư tưởng cho nên em cũng ko chia "Tư tưởng Mao ít" ra được. Cái tư tưởng mà em nói đến là cái mà Mao chủ xỉ để đời trong "cuốn sổ đỏ" ấy ạ. Tại vì cái này nó được truyền bá rất rộng rãi trên thế giới. Hơn nữa lúc đó Cách Mạng Văn Hoá cũng được phát triển rất hoành tráng, cho nên nó mới sanh đẻ ra cái tư tưởng Mao này của em.
    Về phần đám đệ tứ và tình hình ở Nam Bộ, mặc dầu ĐCS Đông Dương và bọn này đã tách hẳn vào năm 39, nhưng 2 bên vẫn còn "hợp tác" với nhau đến tận năm 45. Hợp tác trong ngoặc kép vì thật ra nó cũng chỉ là ko gây hấn thôi : mày ở nhà mày, tao ở nhà tao. Theo em biết có một thời gian vào năm 37-38, bọn đệ tứ cũng khá mạnh trong giới thợ thuyền ở Sài Gòn. Công Đoàn công nhân hoả xa Sài Gòn-Gia Định lúc đó là 1 cái ổ đệ tứ, ko biết cụ Trần Văn Trà lúc đó làm gì?
    Chỉ sau Tổng Khởi Nghĩa mội việc mới rắc rối, chóp bu 2 bên chửi bới nhau rất nặng nề. Nhưng ở dưới thì 2 bên vẫn cộng tác, ông Ngô Văn có kể chuyện tự vệ đệ tứ và thanh niên tiền phong của cụ Phạm Ngọc Thạch bảo vệ lẫn nhau khi đánh lại quân Pháp ở cầu Thị Nghè và cầu Bông, sau này cả 2 nhóm đều rút chung về Hà Tiên.
    Ở phía trên thì lại khác, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm và Trần Văn Trạch đều đột tử vào năm 45. Nhưng mấy đầu não khác thì chỉ bị triệt để sau này, khi tướng Nguyễn Bình vào thay cụ Giàu.
    Em cũng thấy tướng Nguyễn Bình là người có công thống nhất các tổ chức yêu nước miền nam để lập ra khả năng chiến đấu thật sự cho mặt trận VM ở Nam Bộ. Ông cụ cũng không phải là nhẹ tay, để lập lại kỷ luật toà án binh xử tử cũng khá nhiều, trong đó cũng rất nhiều trốt-kít, chắc là một phần cũng vì cái tính vô CP của họ ko hạp với kỷ luật QĐ.
    Hình như việc chỉnh huấn lại đội ngũ của tướng Nguyễn Bình chỉ đến năm 48-49 mới hoàn thành, lúc này các chi đội của VM mới cỏ thể mở các trận tấn công quy mô. Nhưng bọn tây ở Nam Bộ cũng phản ứng rất mạnh, tình hình quân sự của ta sau đó có vẻ cũng éo le chẳng khác gì thời sau Mậu Thân.
    Con đường từ Sài Gòn lên Đà Lạt qua La Ngà lúc đó là sân chơi của lực lượng ta ở miền đông mà. Ở đây ngay hồi 45-47 đã có nhiều trận phục kích lớn. Có lần ta phục kích tiêu diệt gọn 1 đoàn xe với cả mấy tay tề ngụy tổng trưởng Cộng Hoà Tự Trị Nam Kỳ ở trong luôn. Em hồi trước có mấy ảnh chụp phía ta trong các trận này in trong 1 tạp chí Pháp (ảnh chiến lợi phẩm của bọn tây sau này). Hình như bây h, bác vo_quoc_tuan đang giữ chúng thì phải.
  10. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Theo mình biết thì sau khởi nghĩa nam kỳ, các tổ chức đảng ở nam bộ cơ bản bị vùi dập, đến 1945 đâu chỉ còn vài ba trăm đảng viên. ********* giành được chính quyền ở Nam Bộ là nhờ đưa được người vào tổ chức thanh niên tiền phong. Giờ nhóm mấy người lãnh đạo CMT8 ở SG chỉ còn cụ Giàu và cụ H V Tiểng, ngoài HN cũng chỉ còn cụ Ng V Trân và Nguyễn Quyết.
    Sau này thì một bộ phận thanh niên tiền phong ngả theo các thế lực khác, nhưng các lãnh tụ nhóm này và bộ phận khác thì vẫn theo *****.
    vào thời điểm chuẩn bị CMT8 thì ngay trong lãnh đạo ********* ở Nam Bộ cũng có mâu thuẫn về đường lối và cả mâu thuẫn với ngoài bắc nhưng không lớn lắm.
    Khi nhóm những người CS ở Côn đảo về thì nhóm này trở thành lãnh đạo kháng chiến ở Nam Bộ, cộng với tăng cường ngoài bắc vào. Như Phạm Hùng làm Bí thư xứ uỷ, sau là Lê Duẩn...
    Thực chất các nhóm Trot ở cả trong nam lẫn ngoài bắc ( trong nam mạnh hơn) đều cơ hội cả. Trước hay sau CMT8 những thành phần này đều bộc lộ bản chất ngay thôi.
    Nói một cách chính xác khi Nhật đảo chính Pháp, thì cơ hội đến với mọi đảng phái lực lượng, ông nào cũng ngăm nghe giành chính quyền, nhưng chỉ có ********* là có lực lượng lớn hơn cả vì thế cưóp chính quyền thành công cho dù một vài nơi phải chia sẻ cho các nhóm khác. sau đó các tổ chức khác hoặc riêng lẻ hoặc liên minh dựa vào thế lực bên ngoài để cướp quyền của VM ở nơi này hay nơi khác. Vì thế tình thế mới phức tạp.
    Thời gian đầu Nam bộ kháng chiến, chiến trường ở Nam Bộ khá ác liệt, không kể dân Tây Nguyên đa phần chóng quy thuận Pháp, còn các vùng quanh SG, cho đến Nha Trang, Phan Rang đánh nhau lớn. Nhưng về sau khá eo xèo. chủ yếu đánh nhỏ rải rác.
    Một phần vì lực lượng VM trong nam không mạnh như ngoài bắc, trong khi các tổ chức khác không chịu thống nhất với VM, hoặc thậm trí quy hàng Pháp hay cấu kết Nhật.
    Đó là lý do mà vào đầu những năm 1950 chiến trường Nam bộ khá êm ắng, chỉ đợt phối hợp DBP là có vẻ hoành tráng thôi.
    Nhìn chung theo mình biết thì thời kháng Pháp, một số khá nhiều vùng ở Nam Bộ không hề biết chiến tranh là gì.
    Thậm trí thời đánh Mỹ, đến dân Đà Lạt còn gần như được hưởng cuộc sống hoà bình.
    Có vài ba trận đánh nhỏ quanh đó, chả nhằm nhò gì.
    quân số VM đợt rút ră bắc năm 1954 là 15 vạn ( con số khá lớn ), không biết có đúng không nhỉ, tính từ vĩ tuyến 17 trở vào?
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 20:26 ngày 03/03/2008

Chia sẻ trang này