1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam Bộ kháng chiến ?

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi do_re_mi, 26/02/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    @panzerlehr:
    lý luận của Mao thực ra không khác nhiều so với mấy bậc tiền bối. vào hoàn cảnh DCS TQ bị bọn Tưởng nó khủng bố dạo cuối những năm 1920 thì lý luận dựa nhiều vào nông dân về nông thôn đấu tranh du kích là hợp lý. DCS TQ hiện nay chỉ đánh giá cao ông này thời gian đầu chứ không phải mấy năm cuôi đời. Tư tưởng của bác này mấy năm cuối đời được xem là cưc đoan...
    Một số người hay quy cứ đảng hay người nào thân TQ đều gọi là Maoit là không chuẩn đâu.
    Như ấn Độ có ba đảng Cs.
    đảng CS Mác Xít thân LX. Đảng CA Mác xít Lêninnít tách từ DCS ra, thân TQ. Về sau có thêm Dcs Mao ít. DCS Mác xít Lênin nit có thể gọi là thân TQ nhưng nếu nói họ theo Maoít thì có thể chưa chuẩn xác.
    Về hội trótskýt ở VN dạo đó, lúc đầu dựa vào uý tín của dCS hay len lỏi vào dCS để tạo thanh thế cho mình. Nhưng đến trước CMT8 hình như hội này đã ngả theo Nhật, và chống lại CMT8 (?).
    Pháp và cả Nhật sau này đều tìm cách chai rẽ phong trào yêu nước , đối tượng chính của họ là *********, tổ chức mạnh nhất, được đông đảo dân ủng hộ và cương quyết chống họ đến cùng. Nhạt và Pháp đều tìm cách lợi dụng hay mua chuộc các tổ chức khác.
    Thực tế hoạt động của hội Trót không chịu sự khủng bố mạnh của bọn kia như với DCS và ít nhiều làm giảm ảnh hưởng của DCS với một bộ phận dân chúng mơ hồ.
    Một số đảng viên có thể do mất liên lạc với đảng buộc hoạt động ( dạo đó đảng bị khủng bố dữ) hoặc do đảng cử vào hợp tác hay hoạt động trong lòng Trót đẻ phá họ. nhưng về sau thì họ lại về với CM thôi. Cũng có một số đảng viên mơ hồ vào nhóm đệ tứ trong hoàn cảnh đặc biệt đó nhưng khi biết chân tướng họ hoặc lập trường thân bám thực dân của họ thì về sau họ ly khai.
    Để lý giải vấn đề này rất khó, nhất là không có tư liệu đáng tin cậy.
    Lập trường của mỗi người trong hoàn cảnh khác nhau có thể thay đổi. như ông Hoàng Xuân Hãn đó, lúc đầu theo Trần Trọng Kim, sau làm việc cho CP *****, rồi ở lại HN không theo kháng chiến, không hiểu do cụ sợ gian khổ, hay không tin tưởng ở *********, hay đơn thuần chán chính trị ???
    tình hình sau CMT8 tóm lại nhiều tổ chức tham gia kháng chiến sát cánh với VM ở cả nam lẫn bắc nhưng đến 1946 hay muộn nhất là 1949 thì cac tổ chức khác đều về với Pháp thôi, cho dù còn có tổ chức cát cứ nhưng thực tế thì đều bị Pháp và Bảo đại ...chu cấp hay lợi dụng. VM cũng có thể lợi dụng các tổ chức khác.
    ----
    trước mình có xem một bộ phim nhựa hình như có nói về chiến thắng La Ngà , có cả Lý Huỳnh, đơn Dương đóng, cảnh đầu phim nhớ mang máng là Lý hùng khi đó khoảng 15-16 tuổi thôi, đầu đội mũ ca nô, quần soóc, đạp xe đạp. cậu biết tên phim đó không nhỉ
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 15:32 ngày 04/03/2008
  2. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    @panzerlehr:
    vừa tìm được thêm tài liệu đây. Nguyễn Văn Tạo và Dương Bạch Mai đều tham gia uỷ ban hành chánh Nam bộ ngày 25/9/45 dưói danh nghĩa người của dCS Đông Dưong.
    Đến ngày 7/9 ta cải tổ lại uỷ ban hành chánh, có thêm các lực lượng khác tham gia. Ngoài người của DCS, có người của đảng Dân chủ của VM như ông Huỳnh Văn tiểng, ông Huỳnh Tấn Phát, thái văn Lung...Hai ông Huỳnh trước dã vào DCS nhưng được phân công hoạt động công khai trong Đảng DC. Nhiều lực lượng khác, bao gồm cả đại diện của hội đệ tứ nhưng không có Thạch hay Hùm . Nhóm Thạch- Hùm và cả Huỳnh Phú sổ định lập một chính phủ riêng thân Pháp, thực chất cấu kết với Pháp.
    Vào thời gian lúc đánh lúc đàm đó ở Nam Bộ thì có đến 4 " sư đoàn dân quân cách mạng" thành lập nhưng chỉ có cái "Sư đoàn" 1 của Uỷ ban hành chánh Nam bộ cải tổ tự bảo an cũ, còn lại của các lực lượng khác. Sau thì bác Giàu kéo quân ra ngoài, còn các lực lượng tự vệ thành bám lại đánh. Bọn Anh Pháp sử dụng cả bọn hàng binh Nhật.
    Nếu dựa theo tài liệu của HN thì có đợt quân ta như nhóm ông Phan Trọng Tuệ còn phải rút ra tận Hà Tiên,Phú quốc và có pác HN còn kêu có nhóm kháng chiến No VM còn đánh cả trận lớn hơn trận Tầm Vu của ta nhưng ta không đưa vào sử.
  3. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Nhân dịp bác Mi nhắc đến cụ Phan Anh, làm em nghĩ đến 1 phái CT ít nhắc tới ở VN, đó là phe đệ nhị quốc tế Xã Hội. Phe này cũng khá phát triển trước chiến tranh và chủ yếu là từ những thành phần có học ở miền nam và những người đi học ở Pháp về. Tiêu biểu cho phái này... chính là cụ Phan Anh, đảng viên đảng xã hội Pháp SFIO.
    Khi kháng chiến nổ ra, phe này cũng te toác hết cả. Những nhân vật chính đứng đầu đảng bộ Đông Dương của đảng xã hội Pháp như các cụ Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Vũ Đình Hoè... đều tham gia kháng chiến, rồi sau này thành lập đảng Xã Hội ở ngoài bắc.
    Một số khác, nhất là ở Nam Bộ thì lại cộng tác với Nhật rồi sau đó cũng chống VM như ông Trần Văn Lài, thị trưởng Sài Gòn hồi Nhật lật Tây, Phạm Huy Chương có đi theo VM một lúc rồi dinh tê về thành, sau này làm bộ trưởng cho Ngô Đình Diệm, Joseph Nghiêm Văn Tri, Hoàng Văn Cơ làm bộ trưởng trong chính phủ bù nhìn của Bảo Đại.
    Sau này những người trẻ hơn như các luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát... cũng tham gia tích cực trong thời 9 năm vào việc đấu tranh bắt chính phủ Pháp và Bảo Đại phải thương lượng với *********, bắt chính phủ Ngô Đình Diệm phải tổ chức tổng tuyển cử thời 54-56, chống Ngô Đình Diệm thời sau đó, rồi thành lập MTGPMN.
    Việc thành lập MTGPMN cũng làm phe đệ nhị tiêu tan thêm 1 lần nữa giữa các thành phần theo MT và chống. Thành phần chống sau này cũng có đủ mọi số phận, nhưng đa số cũng tiến hoá thành "lực lượng thứ 3".
    Nhìn chung, em thấy lịch sử phát triển của phe này ở VN cũng chỉ là 1 dẫy những "lỡ hẹn với Lịch Sử". Tựu trung cũng là vì họ chả có mục tiêu hay phương trâm nào rõ ràng cả để có thể tập hợp mọi người lại như phía VM...
  4. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    ***** cũng là người của đảng xã hội Pháp từ 1918 trước khi đứng ra ủng hộ thành lập DCS. thật ra tên của nó gọi đúng là Dảng XHCN.
    Phan Anh chính là người bào chữa cho Hoàng Minh Chính thời gian bị Pháp xử, giam ở Hoả Lò. Cụ là người công giáo(?) yêu nước, bạn của ông Giáp và Đồng, sau muốn vào đnảg nhưng ***** bảo chsu ở ngoài đảng có lợi hơn cho cách mạng . Tuy ông này tham gia chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật nhưng nuôi dưỡng nhóm Thanh niên tiền tuyến sau này ngả theo ********* ( Phan Tử Lăng là ví dụ), bị ********* bắt áp gỉai ra bắc, nhưng ***** tin dùng. một phần vì em ông ấy là đảng viên CS, và Phan Anh cũng sớm ngả những người CS vì biết họ là nhưng người yêu nước chân chính.
    Điểm quan trọng là ***** rất biết đoàn kết dân tộc và có tài thu phục người khác, nên rất nhiều người thuộc tầng lớp trên ,thậm trí từng làm việc cho Pháp . Nhật cũng theo cụ.
    Huỳnh Tấn Phát thì không phải là người của đảng xã hội, mà là người của đảng Dân chủ do ********* thành lập năm 1944 cùng với Huỳnh Văn Tiểng, Thái Văn Lung...Được ông Giàu kết nạp vào đảng CS 3/45 nhưng hoạt động ngoài với vỏ bọc đảng Dân chủ và diện trí thức yêu nước. Dạo 1945 ông Phát ra bắc được ***** tiếp và giao nhiệm vụ hoat động ngầm như vậy.
    Nguyễn Hữu Thọ lúc đầu làm việc cho Toà án Pháp ở SG nhưng có cảm tình với *********, một lần ra ngoại thành sG bị ********* bắt, nhưng sau cán bộ cấp trên nói ông ấy là người yêu nước và tiếp xúc với ông Thọ thì hướng ông ấy theo cách mạng, vào Hội liên việt 1948 rồi vào đảng CS 1949, cài vào hoạt động ngầm ở Sài Gòn.
    Có điều đáng lưu ý là thời gian sau đó ông Thọ hoạt động ngầm nên nhiều người mãi sau này cũng không biết ông ấy là CS, kể cả nhiều cán bộ cấp cao của ta.
    Năm 1960 thành lập Mặt trận, lúc đầu lưõng lự lựa chọn hai ông Phùng Văn cung và Huỳnh Tấn Phát cho cưong vị lãnh đạo, rồi Võ Chí Công, một cán bộ đảng viên xin. nhưng ý kiến của ông Duẩn và Bác là chọ ông Thọ, và giải thoát cho ông ấy. Do Võ Chí công tổ chức.
    Ông Thọ chưa có dịp gặp Bác hồ, đến khi bác mất ông mới ra viếng đuợc, và sau này ông ấy nói đó là điều đáng tiếng nhất trong cuộc đời hoạt đông cách mạng của ông ( con ông này gửi ra bắc làm việc bên cạnh Bác) .
    Nhìn chung thành phần trí thức là thành phần đuọc đánh giá là tiểu tư sản, vì thế những người CS không hoàn toàn quá tin tưởng đâu, mặc dù họ nhiệt tình theo đường lối của đảng, của bác !
    Nhầm, có tài liệu viết có trận đánh lớn hơn trận Tầm Vu không phải do đảng viên lãnh đạo nên không đưa vào sử trong nước chứ không phải No *********. Gọi là ********* là cách gọi của đối phương, còn của ta lấy danh nghĩa VNDCCH. Năm 1951 thì ********* đã nhập với hội liên việt vào MT Liên Việt rồi, và từ sau CMT 8 thì bên ta cơ bản không gọi ********* nữa.
  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Đảng xã hội Pháp dạo 1936-1939 cầm quyền có những chính sách tốt với thuộc địa. Dạo 1946 ***** snag Pháp bọn đảng xã hội cầm quyền khi đó cũng có đường lối dễ chịu.
    nhìn chung bọn đệ nhị quốc tế không bao giờ nhắc dến đấu tranh giẩi phóng dân tộc thuộc địa như các đảng cộng sản. Hội này chỉ chú ý dân sinh dân quyền nhưng quan tâm đến chính quốc hơn là các thuộc địa. Trông chờ vào bọn này thì chẳng biết bao giờ dân việt mới có độc lập
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Tóm lại đây là trận nào, diễn ra bao giờ đấy ạ.
  7. panzerlehr

    panzerlehr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2004
    Bài viết:
    935
    Đã được thích:
    0
    Lấy từ 1 website HN, ko có nguồn kiểm chứng :
    Một chi tiết khác :
    Đầu năm 1946, tướng Nguyễn Bình thành lập ở khu Sài Gòn-Gia Định một "Ban Công Tác Đặc Biệt" chuyên trách trong các nhiệm vụ tình báo và phản gián. Đơn vị này nghe nói là chính là đơn vị đã có thành tích lấy được bản báo cáo mật của tướng Rờ-ve dẫn đến vụ xì-căng-đan "của các vị tướng" ở Paris. Một vài chi tiết về cái xì-căng-đan này nó ở đây:
    http://www.quansuvn.net/index.php?topic=428.0
    Ko biết mấy bác nhà mình làm thế nào để kiếm ra bản báo cáo này nhỉ?
  8. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Hôm rồi lục lại một cuốn sách của người Hoa viết về tư tưởng Mao Trạch Đông.
    Té ra DCS TQ đưa tư tưởng Mao vào điều lệ đảng có lý của nó. Đơn giản nhấn mạnh vai trò của nông dân.
    còn mấy cái lý thuyết lấy nông thôn bao vây thành thị, chiến tranh du kích thì có vẻ xưa lắm rồi.
    Nhưng nhờ có học thuyết của Mao mà DCS TQ qua cơn bĩ cực. Cái dạo bọn Tưởng nó phản lại đường lối của Tôn tiên sinh, quay sang đàn áp DCS thì Mao đưa ra đường lối cách mạng nông dân, về nông thôn xây dựng lực lượng, đánh du kích là có hiệu quả. Ai chứ cái thời đó tư bản quân phiệt nó bóc lột nặng nề thế , mấy thành thị dân sống xa hoa, không kể mấy anh vô sản culi, còn nông thôn thì nghèo đói, địa chủ hoành hành, nông dân ngả theo bác Mao làm cách mệnh cũng hợp lý.
    Còn tư tưởng Maoism bọn phương tây nó hay ám chỉ đường lối cực tả của Mao cuối đời, cực đoan manh động. Như hội HVB coi ai cũng là tư sản bóc lột , chụp mũ bao người, phá phách gây náo loạn xã hội. (Giờ thì TQ hay VN tư bản đầy ra đấy, cả tư bản đỏ)
    Nhưng ngày hôm nay thế giới cũng được chứng kiến 1 đảng Maoism lên nắm quyền . Tại nêpan. Trước chỉ là nhóm du kích, giờ đàng hoàng là chính đảng được đa số dân bỏ phiếu !? Sao dân nepan không ủng hộ mấy đảng tư tưởng tự do, hay ôn hoà mới lạ ?
    Communist Party of Nepal (Maoist)

    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 08:24 ngày 29/04/2008
    Được do_re_mi sửa chữa / chuyển vào 08:25 ngày 29/04/2008

Chia sẻ trang này