1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam Cao - Truyện ngắn.

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi blueraise, 24/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Nam Cao - Truyện ngắn.

    Nghèo

    - Bu ơi con đói....

    Lần này có lẽ là lần thứ mười, thằng cu bé chạy về đòi ăn, chị Đĩ Chuột đang quấy một nồi gì trong bếp, cáu tiết chạy ra mắng át nó đi:

    - Đã bảo hết cơm rồi, tí nữa chè chín thì ăn chè mà!...

    Thấy mẹ gắt, thằng cu không dám đòi ăn nữa, nhưng mặt nó bịu xịu như muốn khóc, chị Đĩ Chuột thương hại, dịu dàng bảo:

    - Con chạy ra vườn xem chị Gái làm cỏ, lúc nào chè chín bu gọi về mà ăn... chóng ngoan rồi bu thương.

    Nhưng nó không nhúc nhích, mà nó còn nhúc nhích sao được một nắm cơm nhỏ ăn từ sáng đã bị cái dạ dày chăm chỉ của con nhà nghèo tiêu hết đánh phèo một cái rồi, còn chi. Nó ngồi phịch xuống đất, gục đầu vào ngưỡng cửa, ngáp...

    - Sắp chín chưa, bu?

    Quay ra vẫn thấy con nằm phục đấy, mắt lờ đờ như chết lả, chị Chuột chép miệng:

    - Thôi đấy! Chín chả chín thì đừng, bắc mẹ nó ra cho chúng mày ăn không có chúng mày làm tội cũng chết. Chốc lại nheo nhéo, chốc lại nheo nhéo...

    Chị vừa lẩm bẩm, vừa dập lửa rồi bắc cái nồi ở trên bếp xuống, lấy một cái vỏ trai múc vào mấy cái bát sành sứt mẻ tứ tung, đặt ngay trên mặt đất.

    Thằng cu Bé vội vàng lê xích lại gần, hai mắt lóng lánh đổ dồn cả vào mấy bát ?ochè? màu nâu đục, khói bốc lên nghi ngút. Mồm nó nuốt nước bọt ừng ực, mũi nó nở hẳn ra như để hít lấy hương vị của khói chè ngon ngọt. Chị đĩ Chuột phải đưa tay cản nó lại, sợ nó sà vào mà bị bỏng. Chị bảo nó:

    - Còn nóng lắm, chưa ăn được. Con ra vườn gọi chị về cho chị ăn với không có phải tội chết, nó làm quần quật từ sáng tới giờ mà chưa được tí gì vào bụng.

    Không đợi dến hai tiếng, chị Gái hớn hở chạy về, lôi thôi lếch thếch trong mấy manh giẻ rách tả tơi, vừa đến bếp nó đã reo lên:

    - Sướng quá! Lại được ăn chè kia chứ! Có ngọt không bu? Bu lấy đâu được mật mà lại nấu chè thế?

    Chị Chuột mắng yêu con:

    - Úi chà! Tíu tít như con mẹ dại ấy! Tha hồ ăn đến chán chê, chỉ sợ không sao nuốt được thôi, con ạ.

    Rồi chị bảo thằng cu Bé:

    - Bé lại đây, bu cho ăn.

    Thằng cu ngồi xổm vên mẹ, hấc mặt lên, há hốc môm ra như con chim non đợi mẹ mớm mồi. Một miếng vào mồm, nó đã vọi nuốt thỏm đi, khen ?ongọt quá?. Nhưng chưa kịp ăn miếng nữa, nó đã oẹ một cái, mũi đỏ lên, nước mắt ứa ra giàn giụa.

    - Sao thế?

    Nó chỉ hụ hị nhìn mẹ mà không nói, cũng không chịu há mồm măm nữa. Cái Gái nhìn mẹ , xêu một miếng chè nữa ăn thử lại:

    - Nhạt quá, bu ạ.

    Chị Chuột mắng con:

    - Làm gì có nhiều mật mà ngọt. Có mà ăn cho no bụng là phúc rồi.

    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change


    Được blueraise sửa chữa / chuyển vào 31/12/2002 ngày 17:04
  2. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Thằng cu chừng đói quá không chịu được, lại há mồm ra. Mẹ nó đút cho nó một sêu nhỏ nữa. Nó nhắm mắt, duỗi cổ, cố nuốt cho trôi. Nhưng cũng như lần trước, nó lại oẹ ra, và khóc ào lên. Chị đĩ Chuột lấy tay áo lau nước mắt không cầm nổi đã trào ra hai má hõm xanh bùng như người ngã nước. Cái Gái lấy tay di một cục ?ochè?. Rồi bỗng nói to lên:
    - A! Con biết rồi! Không phải chè, cám mà! Cám mà bu bảo chè!
    Nhưng mẹ nó đưa mắt nhìn nó, lấy ngón tay chỉ ra phía nhà ngoài nói khẽ, nhưng hơi gắt:
    - Khe khẽ cái mồm một tý! Réo mãi lên, thằng bó mày nó nghe thì nó chết. Nó đã ốm nằm đấy, thuốc không có, mà còn bực mình thì nó chết.
    Rồi hai mẹ con lẳng lặng ăn, cố nuốt những bát cám đặc khè cho đỡ đói. Thằng cu nhất định không chịu ăn, ngồi khóc ti tỉ đòi cơm. Chị đĩ Chuột đành dỗ nó:
    - Thôi nín ngay, bu ăn xong bu xin thầy cho một miếng mà ăn.
    Chị bế con rón rén bước vào chỗ chõng nằm. Thằng bé vẫn sụt sịt. Anh đĩ Chuột giở mình, hơi nghiêng mặt quay ra. Một làn ánh sáng bước qua làm cho cái mặt hốc hác và mằu da đã xanh lại càng xanh thêm. Mái tóc dài xoà xuống tai và cổ, hai con mắt ngơ ngác và lờ đờ, những chiếc răng dài và thưa ở cái mồm hé ra để cho dễ thở khiến anh có cái vẻ dễ sợ của con ma đói. Thấy vợ con, anh cố gượng nhếch miệng cố gượng một cái cười méo xệch và vừa thở phều phào vừa hỏi bằng một thứ tiếng yếu ớt như từ thế giới bên kia đưa lại:
    - Nó làm sao thế?
    Chị đĩ Chuột xốc con lên một cái:
    - Nó vòi đấy chứ có làm sao? Cơm gạo đỏ không chịu ăn, đòi ăn cơm trắng của thầy cơ.
    - Thì lấy cho nó ăn, tôi ăn làm sao hết?
    Chị đĩ Chuột lấy liễn cơm chực moi cho con một ít. Nhưng anh bảo:
    - Mang cả ra cho nó ăn, tôi không ăn nữa đâu. Còn bao nhiêu vét cho cái Gái với bu em ăn hết đi, để nó thiu ra đấy.
    Chị đĩ Chuột cười, bảo chồng:
    - Thằng cu nó dở người, chứ mẹ con tôi ăn cơm đỏ đã no rồi, ăn vào đâu được nữa?
    Anh biết vợ nói dối, chực nói, nhưng lại thôi, buồn rầu buông một tiếng thở dài. Vợ lo ngại hỏi:
    - Bây giờ người thế nào, để tôi kể với ông thầy lang lấy thuốc?
    - Tiền đâu mà thuốc thang mãi?
    - Tôi vừa bán con chó mực với hai buồng chuối non được 4 hào.
    Chồng nhìn vợ, ngẫm nghĩ một chút rồi bảo:
    - Đừng lấy thuốc nữa, tôi sắp khoẻ rồi, chỉ ăn cho nó khoẻ lên chắc bệnh phải hết. Bu em đong cho tôi cả 4 hào gạo đừng đong gạo trắng ăn nhạt lắm.
    Vợ gật đầu:
    - Cũng được, nhưng đã thật khỏi chưa? Tôi trông thầy em còn mệt lắm.
    - Ốm luôn mấy tháng trời làm mà không mệt sao được? Cứ đi đi.
    - ĐI ngay bây giờ à?
    - Ừ, đi xuống nhà bà phó Cửu ấy, xa một tí nhưng được rẻ.
    Vợ gật đầu bảo thằng cu:
    - Con ngồi đây với thầy cho bu đi đong gạo nhé?
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change

    Được blueraise sửa chữa / chuyển vào 17:06 ngày 31/12/2002
  3. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Nó không chịu, sợ sệt nhìn cha. Chị mắng:
    - Con nhà vô phúc, lại sọ bố!... Khốn nạn, tại đi về không có tiền mua bánh cho nó nên nó giận đấy mà. Phải tội chết, con ạ.
    Nhưng anh đĩ Chuột bảo:
    - Cho cả nó đi, kẻo nó khóc. Bảo cái Gái về tôi bảo.
    Người cha khốn nạn nhìn đứa con chòng chọc, thở dài. Một giọt lệ từ từ lăn xuống chiếu.
    - Thầy bảo gì con ạ?
    - Lúc nãy mẹ con mày ăn cám phải không?
    Gái gượng cười đáp:
    - Ăn chè đấy chứ.
    Bố nó chép miệng:
    - Khốn nạn, chè đâu mà ăn, cơm còn không có nữa là chè! Rõ mày thì khổ từ trong bụng mẹ...
    - Con đi lấy cho thầy cái ghế buộc giậu, với sợi thừng ở gác bếp để thầy mắc lại cái võng, thế này cao quá.
    Cái Gái lấy ghế và thừng vào. Anh đĩ bảo:
    - Để đấy cho thầy rồi ra vườn làm cỏ đi.
    Nó ra vườn, anh gượng ngồi dậy, xuống khỏi giường, mon men ra đóng chặt cửa buồng lại. Anh lấy cái thừng làm một cái tròng chắc chắn, dùng hết sức tàn còn lại, trèo lên ghế, hai chân khẳng khiu run lẩy bẩy. Anh buộc cẩn thận một đầu dây lên xà nhà, buộc xong mệt quá anh đu vào cái thừng gục đầu xuống thở. Anh thấy lòng chua xót, nước mắt giàn ra hai má lõm. Rồi anh quả quyết, anh đứng thẳng người lên, chui đầu vào tròng, cái thừng cứng cáp cọ vào cổ làm anh rùng mình, khóc nấc lên một tiếng. Cả cái thân hình mảnh dẻ bắt đầu rung chuyển như một tàu lá run trước gió. Bỗng anh ngừng bặt, ngây người ra nghe ngóng. Tiếng ai vừa gọi ngoài ngõ, tiếp đến cái Gái thưa và chạy ra, tiếng người kia the thé:
    - Bu mày đâu?
    Tiếng cái Gái rụt rè đáp lại:
    - Bẩm bà, bu con đi vắng.
    - Đi vắng ! Đi vắng mãi! Mày về bảo con ****** nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy. Cái giống chỉ biết ăn không.
    Anh đĩ Chuột rít hai hàm răng lại. Hai chân giạn giữ đạp phắt cái ghế đổ văng xuống đất. Cái tròng rút mạnh lại. Cái bộ xương bọc da giãy giụa như một con gà bị bẫy, sau cùng, nó chỉ còn gật từng cái chậm dưới sợi dây thừng lủng lẳng.
    Ở ngoài ngõ, mẹ con chị đĩ Chuột vừa kêu khóc vừa van lạy. Bà Huyên nhất định bắt mẻ gạo mới đong để trừ sáu hào chị Chuột vay từ hai tháng trước cho chồng uống thuốc.
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change

    Được blueraise sửa chữa / chuyển vào 17:08 ngày 31/12/2002
  4. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Dì Hảo
    Dì Hảo là con nuôi của bà tôi. Bố đẻ của dì chết đã lâu. Mẹ đẻ dì là bà xã Vận, một người đàn bà bán bánh đúc xay, ngon có tiếng khắp làng Vũ Đại. Tôi biết bà là vì hồi còn bế tôi rất ưa ăn bánh đúc. Có lẽ lúc sinh tôi ra, ông trời đã định sẵn cho tôi một cái kiếp chẳng giàu sang, nên phú sẵn cho tôi cái tính thích những món ăn rẻ tiền của những người nghèo túng. Lúc có tôi thì nhà tôi chẳng còn nghèo. Thế mà tôi cứ thấy ăn cơm gạo đỏ, thổi khô khô, với rau muống luộc chấm tương ngon hơn cơm tám với thịt đông; mà cái bánh đúc xay nấu khéo còn đậm vị gấp nghìn lần cái bún tuy trắng, tuy mềm nhưng nhạt bép. Mỗi sáng, tôi cầm hai xu mẹ phát cho, theo con ở đi ra hàng; - hàng là một cái chợ nhỏ của làng tôi, họp ngay ở mặt đường, mỗi sáng chỉ họp độ một giờ là đã tan - từ đằng xa tôi đã thấy những người đàn bà váy bạc phếch xúm xít quanh mẹt bánh đúc của bà xã Vận. Bà thái không kịp bán. Tuy vậy mới nhìn thấy tôi bà đã ngừng dao, nhặt bốn tấm bánh gói gọn ghẽ vào lá chuối, tươi cười đưa cho. Không phải bà thấy tôi ngộ nghĩnh đáng yêu. Nhưng bà không thể quên rằng bà còn nợ bà tôi mấy chục bạc. Cháu ngoại của một người chủ nợ kể cũng đáng cho người ta quý trọng. Tôi đưa hai xu, ôm bốn tấm bánh về. Bà bán đúng một trinh một tấm, mua nhiều hay ít cũng thế. Tấm bánh chẳng lấy gì làm to, so với bánh người khác có phần hơi đắt. Nhưng mà ngon hơn. Cái bột xay rất nhuyễn, vôi bỏ vừa, mịn chắc đấy, nhưng không nồng một tí nào, bẻ ra ăn với cá bống kho ráo nước cho đến cong lên, dầm vào một tí tương cua thì thật tuyệt! Về sau, ngọn gió đời đưa đẩy tôi trải qua rất nhiều cảnh huống: vất vả nhiều, nhưng cũng có lúc phong lưu, có lúc tôi có thể thừa cách mà hưởng tất cả các cao lương mỹ vị, nhưng chưa bao giờ tôi gặp một món ăn không thể làm tôi quên được cái hương vị thanh đạm mà vẫn đậm đà của bánh đúc ăn với cá bống dầm tương, nghĩ đế bây giờ mà tôi vẫn còn muốn nuốt nước bọt.
    Mà cứ nghĩ đến bánh đúc là phải nghĩ đến bà xã Vận. Chồng bà chết đi để lại cho bà một trai một gái, con chị hơn thằng em ba bốn tuổi. Như thế chọ có thể dắt em đi chơi để mẹ kiếm gạo. Nhưng một hôm bà xã nhận thấy rằng thằng cu đã có thể đi chơi một mình; hơn nữa nó có thể tha thẩn ngoài sân với con chó để coi nhà được. Con chị hoá ra thừa. Cũng phải cho nó đi ăn, đi ở với người ta để kiếm manh quần tấm áo. Chả gì cũng bớt miệng ăn. Phần cơm của nó, để em nó ăn thêm; như thế em nó được no thêm một ít nữa. Bà đã để ý nghe ngóng xem nhà nào có cần nuôi đứa ở bế em chăng. Chưa ai buồn hỏi đến, thì một hôm bà lại nghĩ về người chồng đã chết. Khốn nạn! Khi ông đã nằm xuống đấy thì bà chẳng còn một đồng nào. Bà chạy ngượic chạy xuôi van lạy hết người nọ đến người kia, mới vay được non chục bạc. Non chục bạc thì chỉ nộp lệ làng, may cho con mỗi đứa một cái áo tang và cho bà một cái mần, rồi biện miếng trầu, bát nước cho hàng xóm cũng đá không đủ rồi. Thành thừ bà chỉ dám mua cho ông cỗ áo quan có non ba đồng. Rõ nghĩ mà thương! Nó vừa mỏng, vừa mọt, mộng trẽo trà trẽo trẹt, giá chỉ bóp mạnh cũng răng rắc được. Của ấy được mấy nỗi àm nát? Bấm đốt ngón tay đã được sáu năm trời rồi. Cũng phải cố biện bát cơm, bát canh để thay cho ông ấy cái áo mới, chứ để thế thì tồi nghiệp. Nhưng làm sao bây giờ?
    Bà dẫn Hảo đến cho bà ngoại tôi. Bà ngoại tôi, ngoan đạo như những người vừa biết Chúa, thích nuôi trẻ ngoại đạo, rửa tội rồi nuôi làm con nuôi. Đó cũng là một cách để con cái đức Chúa lời ngày một thêm đông. Bà xã bằng lòng cho con gái bà đi đạo.
    Bà tôi còn nhân đức, giả đăn đắt để trừ nợ năm sáu đồng. Thành ra bà xã chỉ còn được lấy có bảy đồng bạc thôi, nhưng hơn chục đồng còn nợ lại, từ đấy bà cứ lần khân mãi, có gặp bà tôi cũng chỉ van lạy khất, chứ không chịu trả. Bà tôi có bức mình cũng chỉ mắng té tát mấy câu, chứ không chửi bới tàn tệ hay bắt bớ, ấy cũng bởi bà tôi là một người đi vay.
    Những khi vui chuyện, người thường kể lại với chúng tôi rằng: ngày xưa, khi ông thua bạc bỏ nhà đi, người còn phải trả trăm đồng bạc nợ. Ngươic làm lụng vất vả, chiều hôm ban mai, một ắng hai sương, quanh năm chẳng có phút nghỉ ngơi, mà không bao giờ đủ tiền nộp lãi. Vì thế, hơi bước ra khỏi nhà là lủi trốn, giá có cái áo hơi lành hay nắm gạo ăn cũng sợ người ta bắt mất. Có lần người đong được một hào gạo dúm vào vạt áo và mua cho mẹ tôi - hồi ấy mới lên ba - một nắm xôi, đã cố lẩn lút, mà thế nào cũng bị một chủ nợ tinh mắt trông thấy, con mẹ ấy có tiếng là khe khắt. Bà toi sụp ngay xuống lạy và khóc xin khất nó. Nó chẳng rằng, chẳng nói, giằng lấy dúm gạo, nắm xôi, đổ vào trong nón rồi ngoắt đi. Chẳng may người phu quét chợ trông thấy thế, nghĩ tức lây, bảo nó rằng:
    - Bà có lấy của người ta nắm gạo đã là cùng lắm. Còn xu xôi người ta mua cho con người ta thì phải để cho con người ta chứ? Con người ta chịu đói, khóc có bong bóng mũi ra, từ sáng tới giờ, mà bà bắt của người ta thì nó chết. Bà cũng có con mà bà nỡ đang tâm làm thế à?
    Con mẹ kia ngoa ngoắt, tớn môi lên:
    - Ai khiến nhà bác chõ mồm vào đấy thế? Ró khéo con tiều! Bác thương nó thì mua cho nó.
    Người quét phu chợ bực mình quăng ngay cho bà tôi hai hào:
    - Đây này! Tôi cho nhà chị vay bao giờ kiếm được thì trả tôi; chúng nó giàu mà coi đồng xu bằng cái mẹt!
    Vì thế người ta đồn rằng người quét phu chợ phải lòng bà tôi. Nhưng bà tôi quả quyết với chúng tôi rằng: Từ hôm cho bà tôi vay tiền, có gặp bà tôi ông ta chỉ lẳng đi như không trông thấy nhưng chỉ mấy hôm bà tôi cũng cố tìm tiền đem trả cho ông phân minh tử tế; hai người chẳng bao giờ nói với nhau những lời có thể gọi là trai lơ. Vè sau, khi bà tôi sạch nợ, và có chút ít tiền, mà ông tôi vẫn biệt tăm, có nhiều đám muốn hỏi bà tôi làm vợ, toàn những đám danh giá cả nhưng bà tôi từ chối hết. Bà tôi bảo ?oNếu tôi không nhất định chờ chồng, làm lụng nuôi con, thì tôi lấy người phu quét chợ ngày xưa rồi?.
    Một người đã khổ sở vì tiền, tất phải quý đồng tiền. Nhưng không phải vì thế mà bà tôi nỡ bắt những con nợ của người phải chịu những nỗi khốn nạn mà trước kia người đã phải chịu. Đối với bà xã Vận, người tỏ ra dễ dàng.
    Nhưng sự dễ dàng ấy, một phần nữa, cũng do có cô Hảo, người được nhận làm con nuôi.
    Mới đầu, dì Hảo khóc lóc đến mười hôm: dù có được ăn no, mặc lành đi chăng nữa, người ta cũng không thể phút chốc mà quên cái lều hôi hám là nơi mình đói rách, khổ sở với em và mẹ. Nhưng rồi dì cũng khuây dần. Dì theo mẹ tôi đi nhà thờ học kinh và ?ocác lễ? cầu cho được rỗi các linh hồn. Dì thấy đi đạo cũng vui. Dần dần người ta dạy cho dì biết có một đức Chúa lời dựng nên trời đất, muôn vật và loài người ta, đức Chúa lời có ba ngôi và ngôi thứ hai ra đời lấy tên là Giê-su; đức Chúa Giê-su chịu đóng đanh trên cây thánh giá để chuộc tồi cho thiên hạ... Ai tin những điều ấy thì được rỗi linh hồn, bằng ai chẳng tin, thì phải xuống địa ngục đầy lửa sinh, lửa diêm, có tiếng khóc lóc và nghiến răng. Tiếng khóc lóc và nghiến răng ken két, thì dì không sợ lắm. Hồi còn ở nhà, em dì khóc nhè nhè suốt ngày; những hôm nó nóng đầu, thì đêm ngủ nó nghiến răng ken két; quen đi thì cũng không sợ gì, nhưng dì sợ lửa sinh, lửa diêm nó thiêu đốt người ta đời đời kiếp kiếp. Có là thánh cũng không chịu nổi! Nghe nói đến địa ngục là dì lừ lưỡi ra. Và dì tin. Dì trở nên rất ngoan đạo nữa. Dì với tôi đọc kinh và hát vãn với nhau suốt ngày.
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change

    Được blueraise sửa chữa / chuyển vào 17:11 ngày 31/12/2002
  5. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Dì bắt đầu muốn xa lánh hẳn cái lều tối tăm đầy những ma cùng quỷ; thực tình, dì rất ít khi muốn về thăm mẹ ở nhà, và mỗi lần có phải về thăm mẹ, dì thấy hơi rờn rợn khi đến gần cái bàn thờ lúc nào cũng âm u như che đậy bao nhiêu là bí mật. Và đây mới thật là cái buồn não nuột: dì thấy ghê ghê ngay mẹ dì. Bà xã Vận bỗng thành người đồng bóng; những ngày rằm, mồng một, bà thường khăn chầu, áo ngự, đến điện nhà cô đồng Ốc để hầu. Dì dùng những lờì rất khinh bỉ để nhạo báng bà, bà nhạo lại dì, mè con dần dần chẳng muốn nhìn mặt nhau làm gì cho thêm bực. Dì nghẹo đầu đi, mặt đỏ bừng, nước mũi chảy ra, lệch xệch vác tôi đi. Thế mà tôi có đòi đứng xuốgn dì cũng nhất định không chịu đấy!
    Sự tận tâm của dì cảm động lòng tôi. Mãi đến lúc tôi đã đi học, dì đã ngồi trên khung cửi, chúng tôi còn quyến luyến nhau. Tôi học bài bên cạnh khung cửi dì. Dì thúc giục tôi. Nghe những bài học lủng củng như ?oếch kêu, chó cắn?, - tôi đã học sang vần trắc - dì khen tôi giỏi quá, khó như thế mà nhớ được! Rồi tưởng những tiếng âm vô nghĩa ấy là những câu thần chú gọi cái không của loài ngườ, dì cố nhẩm theo, và lâu dần thuộc lòng tất cả các bài tôi học; có lúc tôi ấp úng dì nhắc cho tôi đọc nữa; lại đến lượt tôi phục dì! Khi bài tôi đã thuộc, tấm vải của dì được ra rồi dì giũ váy mấy cái cho lông vải bay hết, rồi lại ôm tôi vào lòng mà vuốt hai cái trái đào của tôi. Những lúc ấy, tôi thấy êm ái chẳng khác gì nằm trong lòng mẹ.
    Dì Hảo ơi! Tôi hãy còn nhớ cái ngày dì bỏ tôi đi lấy chồng. Đó là một buổi chiều có sương bay. Người ta đã đến đón dì vào lúc tờ mờ tối. Cũng chẳng lấy gì làm đông lắm, bên nhà trai đâu lẻ tẻ mươi người. Về dằng nhà gái, bà tôi chỉ có dăm ba người chị em đưa đi, chính tôi cũng chẳng được đi. Mẹ tôi bảo: ?oKhông có cỗ đâu: nhà người ta có trở, chỉ biện cơi trầu, bát nước?. Nhưng nào tôi có đòi đi để được ăn cỗ! Tôi chỉ theo dì Hảo của tôi: từ trước đến nay, có bao giờ dì đi đâu mà để tôi ở nhà? Người ta giữ tôi lại. Tôi tức, khóc oà lên, tôi tức bà tôi, tôi tức thầy tôi, tôi tức cả dì Hảo nữa! Tôi tự hỏi sao dì cứ phải đi lấy chồng? Và ngay bây giờ nữa, dì Hảo hỡi! Có lúc tôi vẫn ân hận vì dì đã đi lấy chồng. Nếu dì cứ ở nhà, nếu dì cứ là một người dì của tôi mãi mãi, thì có lẽ khỏi khổ, ít ra, dì cũng đỡ khổ hơn bây giờ.
    Nhưng mà sự thật ấy đã không thể đừng được. Dì Hảo đã đi lấy chồng, mang theo cho người ấy tất cả lòng yêu vẫn để cho tôi. Và người ấy đã nhận tấm lòng yêu ấy, nhận lấy mà chẳng làm gì cho đáng nhận.
    Người ấy không yêu dì. Thật mà! Người ấy chẳng yêu dì Hảo đâu. Mà lại còn khinh dì là khác nữa. Hắn khinh dì là đứa con nuôi, còn hắn là con giòng cháu giống. Và tuy rằng nghèo xác, hắn nhất định không làm gì. Hắn lấy vợ để cho vợ nó nuôi. Dì Hảo cũng nghĩ đúng như thế ấy; dì làm mà nuôi hắn. Người vợ đảm đang ấy kiếm mỗi ngày được hai hào, dì ăn có năm xu. Còn một hào thì hắn dùng mà uống rượu. Và dì Hảo sung sướng lắm. Và gia đình vui vẻ lắm. Nhưng sự tai ác của ông trời bắt dì đẻ một đứa con.
    Đứa con chết, mà dì thì tê liệt. Mỗi ngày ngồi là một ngày không có hai hào. Người chồng muốn đó là cái lỗi của người vợ vô phúc ấy.
    Nhưng mới đầu hắn chỉ nghĩ thế thôi. Là vì nhờ ít tiền dành dụm. người ta vẫn có thể đủ cả cơm lẫn rượu. Nhưng rồi rượu phải bớt đi. Đến cả cơm cũng thế. Đến lúc ấy thì hắn không nhịn được nữa. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi những nhà giàu, hắn chửi số kiếp hắn, và sau cùng thì chửi vợ. Ô! Hắn chửi nhiều lắm lắm, một bữa đói rượurồi tình cờ có một bữa rượu say.
    Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ đi bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã gài, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.
    Nhưng rồi bệch dì cũng qua đi. Nó qua như một thằng quái ác chán không muốn hành hạ một kẻ kiên nhẫn quá. Dì Hảo lại đi làm, lại có tiền, lại muốn có chồng để mỗi ngày ăn năm xu và hắn dùng một hào còn lại đi uống rượu. Thì quả nhiên hắn về. Hắn về với một cái quần đen, một cái áo tây vàng, túi xóc xách tiền và một người vợ theo trơ tráo. Thoạt đầu thì người vợ chính ngạc nhiên. Rồi thì tức tối. Sau cùng thì dì nhẫn nại; phải, nhẫn nại là hơn; nếu hắn không về thì cũng thế.
    Nhưng mà hắn đã về, hắn lại làm chủ cái lều và ba
    sào vườn của ông cha để lại.
    Và làm chủ cái lều và ba sào vườn của ông cha để lại, hắn tưởng có quyền chẳng làm gì mà chỉ uống rượu ăn cơm. Và uống rồi, ăn rồi, nó cười sặc sụa.
    Cái con vợ bé ấy trơ tráo lạ. Nó chẳng biết làm gì cả. Nó hát những câu tục tằn. Nó uống rượu tựa đàn ông, hút thuốc tựa đàn ông, búi tóc ngược, mặc quần áo trắng tựa đàn ông. Nó sẽ lôi chồng dì vào đáy sâu địa ngục thôi! Cheo leo thay cho cái linh hồn của chồng dì.
    Thế àm chồng dì say mê nó lắm. Chồng dì gọi nó là ?omợ mình?, và mua cho những hộp sữa bò sáu hào bảy khi nó ốm hay làm ra vẻ ốm.
    Còn dì, dì biết phận dì. Dì cố nhắm mắt để khỏi trông thấy chúng. Dì chẳng hé răng nói nửa lời, nhưng dì khóc ngấm ngầm khi chúng cười vui, dì nhịn quắt ruột khi chúng ăn phung phí. Dì héo hắt đi, dì còm cõi. đúng như một con mèo đói. Nhưng nếu dì còn được như thế mãi!
    Một buổi sáng, chừng như chúng nó đã cạn tiền và cạn cả lòng yêu. Dì đoán thế vì luôn hai, ba hôm, dì không thấy chúng uống rượu và cười sặc sụa. Con vợ bé vừa nhổ bọt vừa nói cằn nhằn. Anh đàn ông hõm má vào và lõ mũi ra. Hắn vừa khoặm mắt vừa văng tục. Con kia mặt sưng lên, cứ nói một câu lại choai người lên một cái và vỗ đùi đồm độp. Chúng nó nhẩy xổ vào nhau. Rồi đấm đá, cắn cấu với những tiếng gào thét ầm ĩ quá. Chẳng biết làm sao, để mặc chúng, dì bỏ đi làm. Cũng như dì đã mặc những phút mặn nồng của chúng.
    Chiều hôm ấy, nhà có vẻ đám ma. Dì không thấy con vợ bé đâu. Cả chồng dì cũng thế. Nhà cửa, đồ đạc thì bừa bộn. Mấy cái nồi đất và đôi lọ xách nước tan ra từng mảnh. Lấy tiền đâu mà sắm sửa lại bây giờ. Trời ơi! Nhưng kia hắn đã về. Hắn về có một mình, một chai rượu trong tay và những tia giận bừng bừng trong mắt. Hắn uống, rồi lại uống, uống lẳng lặng như chưa bao giờ hắn uống. Hắn uống cả chai. Rồi hắn đập chai ra, và chửi. Hắn chửi bâng quơ. Hắn chửi số kiếp hắn. Hắn chửi đàn bà. Hắn chửi con vợ bé. Dì Hảo cắn chặt răng để cho khỏi khóc. Nhưng cứ khóc. Hôm sau hắn ra đi không biết đi đâu. Dì Hảo ngạc nhiên. Rồi tức tối. Sau cùng thì dì nhẫn nại. Phải nhẫn nại là hơn: nếu hắn cứ ở nhà thì cũng thế.
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change

    Được blueraise sửa chữa / chuyển vào 17:13 ngày 31/12/2002
  6. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Một đám cưới
    Dần thức dậy thì trong nhà còn tối om om. Đêm tháng chạp, trời lâu sáng... Thật ra thì gà gáy đã lâu. Tiếng gà gáy xôn xao. Và óc Dần cứ lưởng vưởng một ý nhớ mơ hồ, giống như khi người ta nhớ lại những chốn mình đã qua trong một giấc chiêm bao: Dần chưa tỉnh hẳn ra. Dần đã thấy những tiếng gà gáy rất mong manh, rất xa xôi vẩn lên trong giấc ngủ nửa mê nửa tỉnh. Rồi, thì Dần tỉnh hẳn. Có lẽ do một tiếng gáy lộc côc của anh gà trụi trong chuồng gà nhà bên cạnh. Con gà đang ở thời kì tập gáy, tiếng gáy ngắn nhưng đã vang động lắm. Ấy là một con gà có sức. Dần phác lại trong tưởng tượng cái hình dung lộc ngộc của nó; lấc cấc và vụng dại như một anh con trai mười sáu tuổi, đôi chân cao, cái cổ trần ngất nghểu, cái mào đỏ khè mới hơi nhu nhú, cái đuôi cụt ngủn. Anh chàng rất hay sang nhà nó tãi gio, rãi rác, khiến nó bực mình đã mấy lần toan vụt chết.
    Dần nhỏm dậy, nó sờ soạng ra khỏi cái ổ rơm rồi đi thẳng ra ngoài. Bên ngoài mịt mù sương. Khí lạnh sắc như dao. Dần rùng mình và hắt hơi mấy cái luôn. Nó thấy cần phải động đậy ngay, cần phải làm ngay một việc gì cho nóng người; đã rét mà lại còn đứng co ro thì lại càng tổ rét. Nó mải mốt vơ lấy cái chổi để quét sân, quét ngõ. Việc quét tước ấy chẳng sáng nào nó quên làm, dù sân nhà có bẩn hay không. Ấy là một thói quen cũng như cái thói quen dậy từ lúc hãy còn đêm. Nết chăm chỉ ấy, nó học được mấy năm đi ở.
    Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy đầu nó còn đang để hai cái trái đào. Nó mới biết cầm vững cái chổi để quét nàh và thồi một niêu cơm con con không sống, không khê. Mẹ nó vốn nghèo từ trong trứng nghèo ra nên hay liệu, hay lo. Thị nghĩ rằng: con mình đã lớn rồi, phải uốn nắn ngay đi; nàh mình vườn ít, ruộng không, cửi vải cũng không, nghĩa là công việc chẳng có gì, nó ở nhà cũng chỉ chơi, để mặc nó lêu lổng chạy ra ngoài đường, đánh chắt, đánh ô, rồi nó hư thân. Chi bằng cho nó đi ăn đi ở với người ta, để người ta bắt nó cất nhắc việc nọ, việc kia cho nó quen tay, có việc làm rồi mới biết việc mà làm, chỉ nhông nhổng chơi quen, đến lúc phải làm tất gờ guộng chân tay, chẳng đánh đổ cái này cũng đánh vỡ cái kia. Cái thứ con gái mà cầm đến cái gầu không biết tát làm sao, đưa cho đám mạ không biết cấy thế nào, bảo ngồi lên khung cửi nhắc lấy cái thoi thì lúng ta lúng túng, là thứ con gái đáng cho hùm ăn thịt. Thị nhất định cho Dần đi ở để học cho qien công việc cửi vải, ruộng vườn, sao này độ cái thân ấy là cái lợi xa xôi. Nhưng lại còn cái lợi nhãn tiền: nhà đỡ một miệng ăn. Nếu bớt được mỗi ngày lẻ gạo, thì ít ra các em Dần cũng được no hơn. Rồi có được đồng công nào cũng là hay. Mà chẳng được thì mỗi năm người ta cũng thí cho cái quần, cái áo. Bố mẹ, nếu chẳng được nhờ con thì cũng chẳng còn pahỉ lo lắng gì vào thân nó.
    Dần phải đi ở. Nó ở cho nhà bà chánh Liễu. Nhà bà chánh dệt chín mười khung cửi. Bà thuê Dần, với hai con bé nữa, để chúng dệt vặt và trông nom ống suốt. Năm đầu, công cả năm có một đồng, với một cái áo cánh vải to, một cái quần sống, một cái thắt lưng. Nhưng nếu chịu khó và ngoan thì bà sẽ cho hơn. Còn cái sự ăn (bà giao hẹn với cả người ta vì tính bà rất phân minh) thì bà cũng không dám chắc rằng đói hay no; bởi vì tiếng rằng giàu, nhưng bà cũng cơm chia: sáng, mỗi người một lùm; trưa, ba lượt thật đầy; tối, củ khoai, củ ráy, bụng trẻ con như vậy, thì có lẽ cũng không phải đói. Mẹ Dần cho như thế đã là hậu quá. Bời vì thật ra, ở nhà Dần, Dần có đưcợ ăn ba bữa thế đâu? Mỗi ngày, chỉ bữa trưa. Mà hiếm hoạ lắm mới có bữa được mỗi người ba vực chặt. Thường là hai vực, hơn hai vực. Có khi một. Cũng có khi chẳng vực nào, phải ăn ráy, ăn khoai trừ bữa. Thế mà Dần chịu được thì vào nhà bà chánh, cố nhiên là Dần chịu được. Dần sung sướng là khác nữa. Con người ta, có cơm vào là có da, có thịt ngay. Chẳng lâu đâu, người mẹ nghĩ và mừng. Thị chắc chỉ vài, ba tháng sau, nếu Dần được một ngày rỗi rãi về chơi với các em, cả nhà sẽ ngạc nhiên thấy nó béo như con cun cút. Mà trắng, àm đẹp, mà lành lặn, ra phết cô con gái lắm!...
    Mơ ước hão! Bởi vì ít lâu nay, Dần có về thật, nhưng nó vẫn gầy như một cái que. Nnó khóc hu hu. Nó đòi ở nhà với các em, muốn cho ăn thế nào thì cho, muốn bắt làm gì thì bắt, chỉ đừng bắt nó ở cho nhà bà Chánh nữa. Cơm nhà gìàu khó nuốt. Ăn của họ mà không làm lợi cho họ được thì họ làm cho đến phát mửa ra mà giả họ. Dần chân yếu tay mềm lắm. Nó thà nhịn đói mà ở cửa, ở nhà còn hơn. Mẹ Dần nhất định không nghe. Thương con thì để bụng. Nuông con thà giết con đi. Trẻ con, đứa nào chả thích ở nhà với bố, với mẹ để chẳng người nào động đến thân? Đi ở cho nhà người ta, ăn cơm của người ta, lấy công của người ta, thì cố nhiên phải làm cho đáng cơm, đáng công của người ta. Làm không được người ta thiệt thì người ta xót. Người ta xót thì người ta phải nói. Nói, mình nghe thì chớ, không nghe thì người ta phải chửi, phải đánh. Người ta đánh chửi, sao cho nên thân người được?... Thị bảo Dần: ?oMày có hư thì người ta mới đánh; đánh thế chứ đánh nữa tao cũng không thương chút nào; mày muốn sống thì về nhà bà chánh mà ở, không về thì đi đâu mặc kệ! Tao không chứa, tao không lấy gì nuôi được mày..."
    Hỡi ôi! Người mẹ rất đáng thương của Dần chết đến hôm nay đã quá một năm rồi. Nghĩ đến mẹ lúc nào Dần cũng ngậm ngùi. Bởi vì bà nói thế, nhưng bà chằng nghĩ thế đâu. Khi đã cố làm ra mặt hắt hủi để cho Dần chịu đi rồi, bà ôm mặt khóc hu hu. Bà bảo chồng rằng: ?oNghĩ đến con lúc nào thì thương con đứt ruột. Nhưng biết làm sao? Trời bắt tội mình nghèo. Nó ở nhà mình thì ăn cũng chẳng bao giờ được bữa no. Đã đành ăn không no, nó cũng còn sướng hơn ở nhà bà chánh, được ăn no. Nhưng mình liệu có nuôi được nó suốt đời không? Rồi chỉ vài ba tuổi nữa, có ai thương đến nó, xin nó cho con nhà người ta, mình đừng gả hay sao? Về nhà chồng mà thổi cơm không chín, quét nhà chẳng nên thì liệu người ta có khỏi đào ông, bới cha lên không? Vả lại cái đời nó còn dài. Không bắt nó ép mình, ép xác cho quen, rồi khổ ngay vào chính cái thân của nó. Mình nghĩ đến nó nhiều chứ có bắt nó đi ở đến hòng được lợi mỗi năm một vài đồng bạc công đâu??.
    Bố Dần chẳng nói sao. Ông chỉ thở dài. Nhưng ông cũng ngẩn ngơ hàng ngày, hàng buổi như nhớ con lắm. Về sau, các em Dần lại kể với Dần như thế, nên Dần mới biết. Dần không muốn làm khổ cha mẹ nữa, nên khổ đến chết cũng đành cắn răng mà chịu, không dám khóc đòi về. Lâu dần rồi nó cũng quen đi. Cái sự khổ thì bao giờ cũng thế thôi. Nhưng khi người ta đã nhất định chịu, thì khổ thế nào mà không chịu được.
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change
  7. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Dần ở cho nhà bà chánh Liễu đúng hai năm. Nó mới về nhà từ dạo đầu giêng. Vụ mùa năm ngoái, mẹ Dần đi tả mấy cơn, rồi lại không chịu kiêng khem, cứ đi làm, mưa nắng nhiễm vào người mà sức một người vừa mới ốm xong còn được bao nhiêu? ?" thì phải lại một trận kịch liệt rồi thì chết. Thành thử nhà chỉ còn một bố là đàn ông, với hai đứa trẻ nhỏ, vắt dỉ mũi chưa được sạch, chúng nó chưa biết làm gì cả. (Hai đứa áp với Dần giá trời để chúng nó nên người thì bây giờ đã đứa thổi được nồi cơm, đứa quét được cái nhà; nhưng một năm xưa, hai đứa lên đậu cách nhau có vài ngày, rồi chết, cũng cách nhau có vài ngày). Bố Dần, cố đợi hết năm, đến nói với bà chánh Liễu xin cho con gái mình về. Dần ở nhà coi sóc các em, chăm mấy sào vườn bón bán, nhặt nhạnh cho bố đi làm. Bốn bố con lịu nhịu nuôi nhau. Con nhà nghèo thường sớm biết. sớm khôn, Dần mới mười lăm mà đã quán xuyến được mọi việc trong nhà, biết suy tính, biết liệu lo, chẳng kém gì một người nội trợ đã sành sỏi lắm.
    Nhưng ông trời hình như không muốn cho bố con Dần ngóc đầu lên. Cuộc sống mỗi ngày một khó thêm. Gạo kém, thóc cao. Ngô, khoai cũng khó chuốc được mà ăn. Thậm chí đến hạt muối cũng sinh ra hiếm nốt: mua một vài xu chẳng hàng nào chịu bán. Đồng tiền thành ra rẻ quá. Công làm tuy có cao hơn, nhưng chẳng thấm vào đâu. Trước kia, mỗi người làm một ngày hào rưỡi thì đã gần đủ cả nhà ăn; bây giờ mỗi ngày được ba hào; tiền gấp hai, nhưng nếu đem đong gạo thì chưa bằng một góc ngày xưa, thành thử một người ăn cũng hết. Ngày làm đã vậy, còn ngày nghỉ; có phải ngày nào cũng có người thuê đâu? Đã thế lại còn bão, lại còn lụt, rồi lụt chán, đến vụ chiêm lại giở trò đại hạn. Rồi những nhà giàu, chúng không thể chôn bạc giấy, nhất định để thóc mọc mầm trong nhà chứ không chịu bán. Gạo cứ mỗi ngày mỗi giá. Không biết rồi làm gì ra tiền mà đong?
    Một đêm, sau khi đã than thở với con hết quá một trống canh rồi, bos Dần thở dài bảo rằng:
    - Cơ cực này, nếu còn ở nhà, rồi đến chết đói cả lũ mà thôi. Bây giờ mà còn thế, đến tháng hai, tháng ba này còn khổ đến đâu? Bố con mình có thân thì phải liệu dần đi. Cũng chẳng còn mấy ngày nữa àm đã hết năm, thôi thì chúng ta cũng cố mà chịu vậy qua giêng rồi sẽ tính.
    - Thầy bảo: con tính thế nào? Nhà mình chỉ có cấp làm thuê. Thời vụ lại hết rồi. Qua giêng, con chắc mười ngày nghỉ chưa chắc có một ngày có việc.
    - Ấy thế mình mới lại càng phải tính. Nếu có việc thì còn phải lo gì nữa? Chẳng được cơm thì cũng được cháo, miễn là không chết lả... Nhưng không có việc!... Cho nên tao định lên rừng một chuyến.
    - Eo ôi!
    - Việc gì mà ?oeo ôi?. Bây giờ người ta đi như đi chợ. Nghe nói trên ấy làm ăn còn dễ. Làng ta, về cánh nhà ông Trương Huấn đấy, họ đi tất cả bằng ấy anh em, mà anh nào về cũng có tiền.
    - Tiền rừng, bạc bể chả dễ nuốt được đâu. Vô phúc mà ngã nước một chuyến thì lại được!...
    - Thì chỉ đến chết là cùng chứ gì? Còn hơn ngồi nhà mà chết đói. Thế mày bảo; không liều thân đi như thế, thì còn xoay xấp gì để kiếm ra tiền được nữa nào?
    Ồ, mà đúng như vậy thật. Dần chẳng còn biết đáp sao nữa. Nó đành lẳng lặng. Câu chuyện ngắt ra vài phút. Trong khi ấy, cả hai để nghĩ ngợi. Dần bỗng hỏi:
    - Cả chúng con cũng đi à?
    - Không. Tao hãy đi một mình trước, xem sao.
    Dần vội kêu lên:
    - Chịu thôi! Chúng con chả dám ở nhà đâu. Đêm hôm có 3 đứa trẻ ranh!...
    Nó sợ có nắm gạo hay củ ráy, củ khoai cũng không giữ được mà ăn. Nhưng thầy nó bảo:
    - Tao đã liệu chỗ ấy rồi. Vườn đất với các em, tao sẽ nhờ chú Lữ trông nom. Bòn bán thế nào chả đủ cho hai đứa chúng nó ăn. Mà không đủ thì tao đến...
    Còn nó? Chắc thầy nó lại định cho nó đi ở nhà bà chánh Liễu hay nhà nào khác đấy. ?oThì cũng được!...? Dần nghĩ vậy. Cái thân nó, nào nó cần gì? Nhưng nghĩ đến cảnh nhà tan tác mà buồn. Rồi đây bố một nơi, con một nẻo, chị em mỗi đứa nhờ vả một người... Nó sắp nói một lời gì để can cha, thì cha đã bảo:
    - Còn mày thì tao cho người ta cưới.
    Chuyện cưới xin khiến Dần thèn thẹn. Thành thử nó lại không tìm được câu gì để nói. Vẫn người bố nói:
    - Thôi thì trước sau cũng một lần. Có rùi gắng cũng chẳng rùi gắng được bao nhiêu. Mắc cái người ta xin cưới mấy lần rồi. Tao khất mãi để cho hết tang bu mày đã; nhưng người ta nhất định xin lo trước. Chết cái con gái người ta cũng sắp cưới rồi, nhà người ta cũng neo người; không cưới mày về thì ngay đứa sai vặt cũng không có nữa. Vả lại chỗ người ta với mình, không lẽ thế nào? Người ta ăn ở phải thì mình cũng phải ăn ở phải. Thấy người ta nói mãi, tao cũng nể.
    Dần tức tối:
    - Nể! Nể cái gì! Thầy cứ bảo rằng; mẹ con chết đi rồi, hai em thì còn dại, chỉ có con hơi lớn một tí phải ở nhà để thổi cơm, nấu nước.
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change
  8. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0

    - Thì tao vẫn bảo người ta thế. Nhưng người ta không chịu.
    - Không chịu là không chịu thế nào? Quyền còn ở mình.
    - Thì vẫn là quyền còn ở mình! Cho nên người ta có dám bắt mình đâu? Người ta chỉ cố nài. Người ta nói khó với mình. Tao thề với mày: hai ba lần bà ấy không khóc với tao, tao chết! Rồi bà ấy lạy. Bà ấy bảo: ?oThế này này, ông ạ: ông cũng khổ, nhưng tôi còn khổ hơn ông, thày cháu chết đi, tôi chỉ được mình cháu là con trai, ông có thương tôi...?. Như thế thì tao còn biét từ chối người ta thế nào cho tiện?
    Rồi thầy Dần nói nhỏ:
    - Mắc cái lúc ****** nằm xuống, nhà không còn một đồng xu nào, không còn vớ víu vào đâu được, tao đã nhận của người ta hai mươi đồng bạc cưới. Ý người ta định đưa tiền trước thế, rồi xin cưới ngay cuối năm, năm ngoái. Tao phải khất. Nhưng không lẽ khất lần người ta mãi? Người at lại tưởng mình có ý lừa lcọ gì người ta chăng. Hôm nọ người ta lại đến xin lần nữa. Họ xin đến tháng giêng... Nhưng từ giờ đến tháng giêng có là bao! Đằng bào mày cũng phải đi, mà mày đi thì tao không làm thế nào vừa trông coicác em mày vừa đi làm được. Cho nên tao nhất định không gửi chúng nó, rồi lên rừng một chuyến. Kiếm ăn được, tao sẽ đem chúng nó đi. Định thế, nên tao bảo người ta: ?oNếu bà nhất định lo, thì tôi cho lo cho ngay dạo trong năm?. Người ta có hỏi tao: ?oÔng đã thương... trước nữa là thương cháu, sau nữa là thương tôi, mà rộng cho như thế, cũng là phúc nhà chúng tôi lắm lắm. Tình cảnh nhà tôi, chắc ông cũng chẳng còn lạ gì. Chúng ta cùng là cái chỗ nghèo hèn, thì con cái chúng ta lại làm bạn với nhau. Vậy ông định may vá cho cháu thế nào, ăn tiêu thế nào, thì ông cho chúng tôi biết để chúng tôi lo?. Tao nghĩ nát ruột cũng không biết trả lời thế nào cho tiện. Vải giấy như vải giấy năm nay!... Xin ít thì không biết may gì. Chỉ một bộ áo cánh vải to cũng phải non ba chục. Mà xin nhiều thì mang tiếng; với lại người ta lấy gì mà đưa cho mình được? Vay công cay nợ lắm vào thì về sau lại chỉ khổ chúng mày. Tao phải bảo người ta: muốn may cho mày thế nào thì may lấy, tao không dám nhận. Bà ấy bảo: ?oTa với ta chẳng nói gì ông cũng rõ: cái lúc khó khăn thế này, mười nhà họa mới có một nhà có tiền may mặc, còn thì chỉ quấn manh áo vá, đeo dây, quấn rợ: chắc ở nhà ông thì cũng thế, mà nhà tôi thì cũng vậy. May quần chùng áo dài cho cháu, bất quá chỉ mặc một ngày cưới mà thôi, rồi chả cũng bằng để đấy, cảnh nhà chúng ta thì còn hội hè đình đám gì, mà phải sắm quần chùng áo dài kia chứ?... Vậy ông đã dạy thế, thì tôi xin may cho cháu một bộ quần áo vải, quần áo cánh thôi, để cháu nó mặc đi làm ấy; còn hôm cưới, nếu cháu nó chưa có áo chùng, thì tôi xin đưa cái áo chùng của tôi cho nó mặc, cho nó qua cái ngày ấy, kẻo cháu nó là trẻ con nó lại tủi thân chăng. Rồi từ hôm sau mà đi lại cứ quần áo đụp đem ra mà mặc. Cái áo dài cứ cất đi. Ấy, nhà có một mẹ, một con, chỉ một cái áo dài là đủ chán! Mẹ đi đâu mẹ mặc, con đi đâu con mặc. Việc may mặc cho cháu thé cũng là tàm tạm được. Còn ý ông định ăn uống thế nào, xin cho biết?. Người ta nói thế là có ý dò hỏi mình có cần cau rượu, tiền nong gì nữa hay không? Tao nghĩ cũng chẳng còn nên xin thêm nữa. Mình cất lấy hai chục đồng bạc của người ta, hơn một năm, có đến năm rưỡi trời rồi. Vả lại đang có trở bu mày, cũng nên làm vụng làm trộm, miễn là xong việc thì thôi. Vậy họ đương anh em, tao nhất định chẳng bảo ai, tao nhất định chẳng bảo ai. Đằng nhà trai cũng vậy. Bà ấy thú thật rằng: phải biện năm ba cỗ thế nào, về đằng họ nhà gái, thì xin biện; chứ đằng họ nhà bà ấy, tịnh không mời người nào cả. Bởi việc phải lo thì lo, chứ thật ra một tí gì cũng vào công nợ cả. Công nợ lắm thì về sau chỉ chết chúng mày, chứ chết ai? Vì thế, nên tao bảo: Bà ạ, dẫu rằng ?vui thì vui cả triều đình, chẳng vui, vui thẻ một mình vui chi??. Đằng nhà trai, bà còn không muốn bảo ai, thì đằng nhà gái bây giờ đang còn tang mẹ cháu, tôi cũng chẳng bảo ai sốt cả. Vậy bà định ngày nào cứ một mình bà với chồng nó đến, tôi cũng chỉ cho hai anh em nó đưa nó về. Thế cũng xong. Ai cười đến hạng nhà chúng ta? Còn như sự tiền nong ... đáng lẽ tôi chẳng xin thêm đồng nào nữa mới phải. Hồi mẹ cháu mất, tôi cất lấy hai chục đồng bạc của bà, là tôi phải nghĩ, nhưng phương ngôn dạy rằng: giàu bán chó, khó bán con; tôi cũng còn đồng công, đồng nợ, tất cả độ mười đồng, kể cái sự bắtbà trả cả thì cũng không dám bắt, nhưng tôi cũng xin thêm dăm đồng nữa để trang trải những chỗ tôi vay mượn cho bu cháu, hồi bu cháu mất. Như thế cũng như là tiền của cháu, cháu bỏ ra để trả nghĩa cho bu cháu. Tôi không dám tơ hào gì vào đây. Ấy là tao cũng nói dối bà ấy thế, chứ công nợ tao cũng chưa trả vội; tao nắm lấy dăm đồng ấy, để ra giêng đi lên rừng...
    Câu chuyện đêm hôm ấy, Dần đang thầm nhắc lại, trong khi đưa đẩy cái chổi cùn trên mặt cái sân con. Bởi vì hôm nay chính là ngày bà mẹ chồng sẽ đến rước Dần đi. Đêm hôm qua, đợi hai đứa bé ngủ rồi, hai cha con lại thở dài, thở ngắn với nhau. Dần khóc đến quá nửa đêm, rồi thiếp đi lúc nào, chẳng biết. Sáng dậy Dần có cảm tưởng như nó mới chợp mắt đi một tí. Nó thấy người mỏi mệt. Dù vậy, nó cũng chạy ra ngoài quét thóc...
    Dần quét xong thì ở đằng đông, mặt trời đã nhô lên. Những tia sáng đầu tiên, chọc thủng tấm màn sương, rồi xé toạc mãi ra. Ánh sáng tràn đi. Trong khoảnh khắc, trở nên quang hẳn... Dần ra ao rửa mặt. Lúc trở về nhà, nó thấy bố và hai em đã dậy rồi. Hai đứa con, mỗi đứa ôm một đùi cha. Người cha ngồi lử thử, lừ thừ. Đôi mi mắt ông có vẻ hơi sưng. Dần cúi mặt, bởi nó đoán rằng đêm qua cha cũng khóc. Nó vờ tìm cái chổi, tuy nó biết rằng nhà không còn cái chổi nào nữa, ngoài cái nó vừa quét và để ngoài đầu chái...
    Thầy nó bảo:
    - Hôm này mày phải xuống chợ một tí đi, con ạ.
    - Mua bán gì mà đi chợ?
    - Mua mấy xu chè tươi, với mấy quả cau. Người ta đến, cũng phải có bát nước, miếng trầu tươm tất chứ?
    - Chào!... Vẽ chuyện!
    - Sáo lại vẽ chuyện! Không có, không coi được.
    Dần cười tủm tỉm. Thằng em lớn, tì một tay lên dùi cha, múa may tay kia và nhún nhảy người, giễu chị:
    - Lêu lêu! Lêu lêu! Có người sắp được đi lấy chồng... Lêu lêu!
    Dằn khặm mặt, lườm em. Người cha sợ con gái nhìn xấu hổ, củng vao dầu con trai một cái và mắng nó:
    - Im thằng này! Để cho người ta dặn nó. Mua độ hai xu chè...
    - Rầy hai xu, hàng chè nó chả bán thì sao... Dần kêu lên thế và cố cười to để cho khỏi thẹn. Người cha cũng cười và hỏi:
    - Hai xu không bán, thì mấy xu mới bán?
    - Ít nhất là năm xu. Mua ít nó không có tiền trả lại.
    - Thì mua cả năm xu vậy. Năm xu thì nấu được mấy ấm?
    - Một ngàn ấm... Ông lão cả đời không đi chợ, cứ tưởng chè rẻ lắm. Quen với ngày xưa, độ một xu một ấm. Bây giờ năm xu, nấu đặc chỉ được một ấm là hết xoắn.
    Thầy Dần lè lưỡi ra:
    - Eo! Mẹ ơi!...
    - Thật... Không có thế, cứ cổ con mà chặt! Muốn mua thì mua, chẳng mua thì đừng, chứ cái sự đắt thì ngang hàng với nhân sâm.
    - Đắt thì cũng phải mua. Năm xu chè, với hai quả cau ngon ngon một tí.
    - Cau ngon phải tám, chín xu một quả.
    - Vị chi đi ba xu một miếng trầu?
    - Đúng thế: không kém ba xu một miếng.
    - Trời đất ạ!... Có đời nào như vậy? Cái thổ tả gì cũng đắt!... Cho nên tao vẫn bảo: cái lúc này chẳng nên dở dang ra làm gì. Mọi đồng mọi tốn. Giá làm độ mười lăm cỗ, chắc mất đến năm chục bạc. Miếng bùi chui qua cổ; mình ăn được một bữa có no được bằng đời đâu, mà người ta phải chạy cỗ cho họ đương nhà mình thì khổ. Thà bất nhược là ta chước hết!
    - Ấy thầy thì chỉ thế!... Cái gì cũng chước! Thành thử ra con mình chỉ theo không?
    - Theo không cũng được. ****** ngày xưa cũng chỉ theo không tao đấy. Thế mà cũng ăn ở với nhau được mãi, sinh con đẻ cái, mà lại còn thương yêu nhau bằng mấy những cặp vợ chồng cưới linh đình. Mẹ kiếp! Lắm đám cưới linh đình, mà rồi lại chả bỏ nhau ùn ùn ra đấy à?
    Dần lại cười tủm tỉm. Bởi nhắc đến vợ, thầy nó lại nhớ ra một điều...
    - Tí nữa quên! Con nhớ mua mấy nén hương... Hôm nay là ngày cưới con, cỗ bàn đã chả có thì thôi, mấy nén hương cũng không có nốt thì phải tội...
    Cái ý ấy - sự tưởng đến người đã khuất - khiến cả hai bố con cùng buồn bã.
    Mắt rơm rớm nước thầy nó thở dài rồi bùi ngùi bảo:
    - Biết vậy, tao cũng bảo bà ấy hiện ra một mâm để cúng bu mày. Người sống, chẳng có thì thôi, nhưng người chết...
    Dần thổn thức. Nó sợ còn đứng đấy, thì nó sẽ khóc oà lên mất. Nó cố bảo:
    - ?oThôi! Con đi chợ...? rồi chạy ra . Ra đến sân nó mới nghe thấy thầy nó bảo:
    - Ừ, con đi.
    Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần mới đến. Cả hai cùng mặc quần áo cánh. Bà mẹ khoác một cái áo nâu dài đã bạc, ở trên vai. Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả. Vào đến nàh, y lúng túng không biết đặt đâu. Bà mẹ trông thấy bảo Dần:
    - Cho bu mượn cái đĩa đi, con!
    Mặt Dần đã đỏ bừng. Hai đứa em nó, trông thấy, cười rúc rích. Nó lợi dụng câu sai của mẹ chồng, để chạy tót ra chái đứng. Một lúc lâu nó cũng không vào. Thầy nó phải đỡ lấy chỗ cau ở tay bà mẹ chồng, đặt lên giường thờ mẹ nó. Rồi thầy nó nói thật to:
    - Đi nấu nước đi con!
    Không thấy con gái thưa, ông phải bảo thằng con trai lớn:
    - Chạy ra bảo chị đun ấm nước.
    Rồi ông thân hành đi lấy chia vôi để têm trầu. Bà mẹ chồng có lời ngay.
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change
  9. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    - Thưa ông, ông đã có lòng thương đến cháu, mà xét ra, như thế này thì thật ông thương quá, thương mọi nhẽ, cái gì ông cũng châm chước đi cho cả, khiến chúng tôi cảm tạ cái bụng ông mà lại lấy làm xấu hổ về cái cách chúng tôi xử lắm. Chúng tôi xử thế này thật quả là không phải. Nhưng lạy Trời lạy Đất!... Chúng tôi cũng muốn nghĩ thế nào kia nhưng ông trời ông ấy chỉ cho nghĩ đến thế thôi, thì cũng phải rầu lòng mà chín bỏ làm mười. Có vậy thì công việc của cháu mới xong xuôi được. Giá phải bố vợ như bố vợ nhà khác, nhất nhất cái gì cũng phải bắt đủ lề thói, thì nhà như nhà chúng tôi lấy gì mà lo được? Ít là cháu suốt đời không có vợ. Nhưng phúc làm sao, lại gặp ngay ông bố vợ thương con rể như ông, thì có phải ông trời ông ấy cũng còn thương nhà chúng tôi lắm không?
    Thôi thì bây giời mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện cơi trầu đến, kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ trước là lễ gia tiên, sau là lễ bác nhà ta sau nữa ông lại cho cháu lễ sống ông, ( chẳng có tiền bạc gạo lợn, hay mâm cao cỗ đầy thì cũng phải lấy đầu làm lễ gọi là chút lòng thành của con cháu các cụ) - rồi xin phép ông để chúng tôi đưa cháu về nhà làm ăn.
    Đáp lại bao nhiêu lời bóng bẩy, xa xôi ấy, ông bố vợ chỉ trả lời gọn tho lỏn một câu:
    - Vâng, mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.
    Rồi ông lại cất cao giọng, bảo con:
    - Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé?
    Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì hồi vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông đã phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược... Chao ôi! Buồn biết mấy? Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ ông chẳng đời nào phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá... A thì ra ông phải đi nơi khác làm ăn, chẳng phải vì cớ gì mà chỉ vì Dần phải đi lấy chồng. Dần đi lấy chồng, không ai trông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa... Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn. Bà thông gia, trái lại thì nhiều lời lắm. Bà vui vẻ. Bà nói luôn. Bởi tài ăn nói của người ta, một đời mới có dịp dùng đến độ vài lần. Bà thì chỉ một lần thôi, bởi vì bà có mỗi một mống con trai. Lấy một con vợ cho con, có dễ đâu? Nhất là mình lại không có nhiều tiền. Công việc phải qua mấy mươi nấc, mấy mươi cầu. Chưa cưới được vợ về cho con, thì còn là đi lại mỏi chân, van ông lạy bà sái hàm răng... Công việc của bà mười phần xong đến chín phần rồi. Còn một tí chút nữa mà thôi. Tội gì không ngọt ngào với người ta cho yên ổn cả? Người ta gả con gái, đã chẳng được gì thì cũng phải được lời nói mát lòng, mát ruột cho hả dạ...
    Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai. Ông bố vợ đã tưởng không đi. Nhưng bà mẹ chồng cố mời. Vả lại nếu ông không đi, thì hai thằng bé cũng không thể đi mà Dần thì đang khóc lóc. Nếu chỉ có mình nó ra đi thì có lẽ nó cũng không chịu nốt. Ông đành kéo mấy cành rào lấp ngõ rồi đi vậy.
    Dần không chịu mặc áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai. Dần mặc những áo vải ngày thường nghĩa là một cái quần cồng cọc xẫng và đụp những miếng vá thật to, một cái áo cánh nâu bạc phếch và cũng vá nhiều chỗ lắm, một bên tai rách quá, đã xé cụt đến gần nách. Nó xụt xịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ... Đến nhà trai, bà mẹ chồng mời bố Dần uống nước ăn trầu. Rồi bà giết một con gà, dọn cho ba bố con ông một mâm cơm. (Dần vừa thẹn vừa buồn không chịu ngồi ăn). Ba bố con lặng lẽ ăn. Người cha ăn có vài lượt cơm, rồi buông bát đĩa, ngồi xỉa răng, đợi cho hai đứa con ăn. Ông thúc chúng ăn nhanh lên rồi còn về kẻo khuya. Thằng lớn và cơm phùng mồm ra, bị nghẹn mấy lần. Khi cả hai con đã thôi cơm, ông cho chúng nó uống nước rồi đứng lên, chào bà mẹ chồng để ra về. Ông dắt thằng lớn và cõng thằng bé trên lưng. Dần đứng đợi cha ở ngoài sân. Nó vẫn còn dụi mắt. Người cha ái ngại, đứng nhìn con một thoáng rồi âu yếm bảo:
    - Thôi! Thầy cho em về nhé.
    Dần khóc nấc lên. Hai đứa em không còn chế nhạo nữa. Thằng lớn chực khóc. Thằng bé ngây mặt ra vì không hiểu sao cả. Người cha mắng yêu con:
    - Mẹ chúng mày!
    Bà mẹ chồng thấy Dần khóc quá, chạy ra. Bố Dần vội bước đi. Dần chạy theo cha, nức nở:
    - Thầy!... Thầy...
    - ******! Nín đi cho thầy về.
    - Thầy đừng... đi... lên rừng.
    Người cha thấy lòng thổn thức và đáp liều:
    - Ừ, thì thôi... ******!
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change
  10. blueraise

    blueraise Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.480
    Đã được thích:
    0
    Tư cách mõ.
    Bây giờ thì hắn đã thành mõ hẳn rồi. Một thằng mõ đủ tư cách mõ, chẳng chịu kém một anh mõ chính tông một tí gì: cũng đê tiện, cũng lầy là, cũng tham ăn. Hơi thấy nhà nào lách cách mâm bát là hắn đến ngay. Hắn ngồi tít ngoài xa, ngay chỗ cổng vào. Người ta bưng cho một mình hắn một mâm. Hắn trơ tráo ngồi ăn. Ăn xong, còn thừa bao nhiêu, hộn tất cả vào, lấy lá đùm thành một đùm to bằng cái vế đùi, để đem về cho vợ, cho con. Có khi hắn còn sán đến những chỗ người ta thái thịt, dỡ xôi, lấy cắp hoặc xin thêm một đùm to nữa. Hắn bỏ cả hai đùm vào cái tay nải rất to, lần đi ăn cỗ nào hắn cũng đem theo. Thế rồi một tay xách tay nải, một tay chống ba toong, hắn ra về, mặt đỏ gay vì rượu và trầu, đầy vẻ phè phỡn và hể hả... Mùa đến, hắn vác một cái đòn càn có quấn mấy sợi thừng ở một đầu, đo hết ruộng nọ đến ruộng kia:
    - Mùa màng, anh em đến xin cụ lượm lúa... Mùa màng, anh em đến xin ông lượm lúa... Đến xin bà, hay thầy, hay cô lượm lúa...
    Mồm hắn nói, tay hắn lượm. Hắn cứ chọn những gồi nào to nhất, mẩy nhất thì lượm. Cụ hay ông, hay bà, hay thầy, cô , bằng lòng cho hay không, cũng mặc! Mặc cho ông, bà, thầy, cô tiếc. Hạt thóc quý như hạt ngọc. Nhưng tiếc cũng chẳng làm sao được. Ai nấy đều im như thóc cả. Người ta đã nói: tham như mõ. Nếu nó không tham, sao nó làm mõ? Còn mình không lẽ mình lại keo với cả từ thằng mõ trở đi? Hà hà! Cứ vạy là ăn câu đấy. Hắn biết thóp người ta như vậy, nên hắn lại càng làm dữ. Hết mùa rồi đến Tết. Trước Tết, hắn xách ba toong dii trước, vợ thì đội một cái thúng cái đi sau. Chúng đến từng nhà, xin mỗi nhà bát gạo. Mùng một Tết, bố con hắn xách một bao chè với năm quả cau, đến mừng tuổi các ông quan viên để kiếm cỗ và kiếm tiền phong bao.
    Bao chè với cau của hắn, hắn đem đến rồi lại đem về: có ông nào ngu đến nỗi lấy cau chè của hắn? Người ta thừa biết hắn chỉ có dộc trọi một bao chè ấy, đem đi hết nhà này sang nhà nọ, xong mấy ngày Tết lại đem đi bán lại... Thé rồi độ mùng năm, mùng sáu, vợ chồng hắn lại đi tua lần nữa, để xin bánh chưng thừa...
    Cứ thế, hắn ỷ vào cái địa vị hèn hạ của mình để nhiễu người ta, và lấy sự nhiễu dược của người ta làm khoái lắm. Nhiều người phải bực mình. Họ lại còn bực mình vì cái cách hắn tưng nịnh những người rộng rãi và tỏ vẻ xấc láo, bùng phỉu đối với những kẻ không lấy ìg mà rộng rãi với hắn được. Thật hắn đã vô liêm sỉ quá. Mỗi lần hắn đi khỏi, những người đàn bà nguýt theo, chúm mỏ ra và lẩm bẩm:
    - Giống mõ có khác! Không trách được người ta gọi là đồ mõ!... Trông ghét quá!...
    Người ta tưởng như ông trời đã cố ý sinh ra hắn như thế để mà làm mõ; hắn có cái cốt cách của một thằng mõ ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, và là mõ ngay từ ngày mới sinh...
    Không! Lộ sinh ra là con một ông quan viên tử tế, hẳn hoi. Và chỉ mới cách đây độ ba năm, hắn vẫn còn được gọi là anh cu Lộ. Anh cu Lộ hiền như đất. Cờ bạc không, rượu chè không, anh chỉ chăm chăm, chút chút làm để nuôi vợ, nuôi con. Bố mẹ chết cả rồi. Chị cu thì y như con mài mại: lúc nào cũng chửa. Vừa mới dạo nào, trông bụng chị to bằng cái thúng, rồi bẵng đi một dạo không gặp chị, đến lúc gặp thì bụng đã lại mây mẩy rồi. Người đàn bà mắn quá! Vườn đất hẹp. Gia sản không có gì. Anh cu Lộ chỉ độc nai lưng ra cày thuê, cuốc mướn. Nói thế, nghĩa là nhà cũng túng. Nhưng túng thì túng thật, mà bụng dạ anh ta khá. Anh chỉ làm mà ăn với nuôi vợ, nuôi con, chứ không hề ăn trộm, ăn cắp của ai. Cái sự túng làm liều, anh tịnh là không có. Nhà hàng xóm có con gà, con vịt chạy sang, hoặc buồng chuối, quả mít lièn kề ngay vói giậu nhà anh, anh cũng mặc thây, không hề có cái tính tắt ma, tắt mắt. Nói cho phải, thì anh cu Lộ ăn ở phân minh lắm. Bởi vậy, kẻ trên, người dưới, hàng xóm láng giềng ai cũng mến...

    Họ đạo Lưu An có tất cả chừng sáu chục suất đinh. Sáu mươi suất đinh tập họp lại với nhau, thành một cái làng nhỏ trong cái làng to. Trừ những việc sưu thuế, tạp dịch là những việc họ cùng chịu chung với dân lương, còn thì giáo dân nhất nhất cái gì cũng theo ước lệ riêng. họ ăn họp, khao vọng riêng với nhau, đặt ra những tước vụ riêng. Ông trùm bên họ, cũng như người lý trưởng bên dân. Dưới ông trùm, đến ông quản giáo, trông coi việc dạy trẻ học kinh. Sau cùng đến ông sơ, tức là những ông đã đỗ bằng Sơ học yếu lược, và đã nộp lệ và lằm rượu trình bằng. Đấy là hạng quan viên. Bởi làm người đàn anh bên họ đạo, không quá nặng nề, tốn kém như làm ông lý ông phó bên dân lương, nên đến gìa nửa người trong họ là quan viên. Chỉ còn hơn vài chục trai em. Bởi vậy, bọn trai em cứ phải đi phu choanh choách. Đã có quan viên, có trai em, tất cũng phải có một thằng mõ nữa cho đủ bộ. Nhưng tìm đâu ra mõ? Các cụ bèn nghĩ một cách. Người mõ không gọi là mõ nữa. Các cụ gọi là lềnh. Lềnh chuyên việc quét dọn nhà thờ, và đi mời từng nhà một, chứ không phải rao. Mỏi chân một tí nhưng không xấu hổ. Họ sẽ cắt lượt các trai em ra làm lềnh mỗi người ba năm. Người lềnh được ngồi ngang với trai em khác, và hết hạn rồi, nếu có tiền hay tài cán, muốn làm quan viên, vẫn được. Như vậy, thì cũng chẳng có gì là mất giá trị. Đến lâầ, đến lượt thì làm, ai cũng làm...
    Nhưng một năm xưa, một tên vô gia cư, chẳng biết quê quán nơi đâu, đem một con vợ theo đến ngụ ở làng này. Vợ chồng đi làm thuê, làm mướn kiếm ăn. Chúng ở nhờ nhà bà lão mù, bán thuốc cam, sài, ghẻ, lở bên cạnh chợ. Một hôm, chẳng may người vợ chết. Cả hai vợ chồng cùng chưa vào làng. Vậy cố nhiên là làng không chịu chôn cho. Hàng xóm cũng nhất định không chôn. Họ còn hạch sách nọ kia, toan làm rầy rà cho người chồng và người chứa chịu. Không biết liệu ra sao, anh chồng bèn mua một chục cau đem lên kêu với họ đạo, xin họ chôn làm phúc, rồi anh ta xin nhập đạo. Họ nhận, làm ma cho người vợ. Rồi nhân tiện muốn giúp đỡ anh chồng, hpj bèn cho anh ta làm sãi để thay cho người lềnh và cấp cho anh ta mấy sào đất bên cạnh nhà thờ để làm vườn, lại cho anh ta tiền để làm một cái nhà con con. Từ đấy trai em trong họ không còn phải cắt lượt nhau làm lềnh nữa. Được bốn mươi năm như vậy. Rồi người sãi chết. Hắn không có con để mà nối nghiệp. Chân sãi khuyết. Bọn trai em quên hẳn cái lệ lềnh ngày xưa rồi, chỉ biết có sãi là một anh na ná như thằng mõ, bây giờ nhất định bướng, không chịu làm việc ấy. Bàn định mãi, các cụ bỗng nhớ đến anh cu Lộ. Nghĩ đến một cách rụt rè thôi.
    - Giá anh ta chịu cáng đáng cho thì hay quá! Anh ta cẩn thận mà sạch sẽ... Mà cũng túng. Vườn đất hẹp. Cáng đáng được thì thêm bốn sào vườn nữa, sưu thuế không phải đóng.
    - Mà mỗi kì thuế, họ lại còn cho thêm tiền...
    Kể ra thì chỉ toàn cái lợi. Nhưng chỉ sợ anh ấy còn em cái tiếng.
    - Tiếng tăm gì! Quét dọn nhà thờ thì cũng là làm việc thờ phượng, ai làm không được. Còn đi mời quan viên, hì mình là người dưới, đi mời người trên một tiếng, cũng không đáng à.
    Một cụ kêu lên thế. Cụ tiên chỉ mủm mỉm cười, rồi hỏi:
    - Hay là ta cho tìm anh ấy đến, dỗ anh ấy xem sao?
    Lộ đến người ta kể tất cả những cái lưọi ra mà nhử. Rồi người ta lại cố cắt nghĩa cho anh hiểu; làm sãi chẳng có gì àm nhục, cũng là làm việc họ đấy thôi; ai cũng ngại, không chịu đứng ra cáng đáng, thì mình đứng ra cáng đáng giùm cho cả họ; có phải mình tham lợi, tự nhiên đem trầu cau đến xin làm dâu đâu mà sợ tiếng?...
    - Không, thế này anh cu ạ: giá như anh cầu cạnh để làm thì còn có người nói được. Đằng này anh không cầu cạnh. Chúng tôi gọi anh đến cho làm thì việc gì anh không làm? Ấy là tất cả các cụ, cùng quan viên trên, quan viên dưới đều mến cái bụng anh hiền lành... Anh cứ làm.
    Lộ bùi tai, làm vậy. Và quả nhiên, hắn làm được ít lâu thì nhà đỡ xo dụi hơn trước thật. Bởi vì hắn chăm chỉ lắm. Mấy sào vườn họ cho, hắn cuốc xới rất kỹ càng. Hắn làm ngô, làm mĩa được mấy vụ tốt luôn. Tiền của họ cho, hắn bỏ ra lấy khô bã cho lợn ăn. Sưu thuế không mất một đồng trinh, làm được đồng nào được cả. Làm gì không dễ chịu?
    Bấy giờ những anh khác trông thấy thế mới sinh ra tiếc. Họp thấy Lộ làm sãi ngon ăn quá. Họ ngấm ngầm ghen với hắn. Và chẳng người nào bảo người nào, họ vô tình về hùa với nhau để báo thù.
    'Cause nothin' lasts forever
    And we both know hearts can change

Chia sẻ trang này