1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năm cô gái trường bay - Bernard Glemser

Chủ đề trong 'Tác phẩm Văn học' bởi Fleur-de-Lys, 31/03/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Rồi, mấy phút sau tôi lại thấy anh ở phía bên kia căn phòng mà cứ như xa hàng dặm, tay bưng chiếc khay. Người anh toàn xương là xương, trông như chiếc khung con tàu chua đóng xong đang nằm trên ụ tàu. Anh tới ngồi xuống cạnh tôi, mỉm cười thoả mãn. Thật kỳ lạ vô cùng, anh bưng đến hai tô bỏng ngô, một chai sâmbanh và hai cốc uống sâmbanh, đặt một tô bỏng ngô vào lòng tôi.
    "Để làm gì thế này, N.B?"
    "Ăn đi, cô em dễ thương. Cứ ăn hết đi đã, rất tốt cho sức khoẻ của em"
    "Nhưng, lạy Chúa, đây đâu phải giờ ăn sáng"
    "Ăn đi, đừng hỏi nhiều nữa."
    Anh rót sâmbanh ra cốc. "Em có biết anh học được sách này ở đâu không?"
    "Sách nào?"
    "Ngốc ạ, sách về chuyện ăn bỏng ngô này này"
    "Ở tàu ngựa đua à?"
    Anh cười phá lên như thể tôi nói một câu hết sức buồn cười. Rồi anh ghé tai tôi thầm thì:
    "Người ta càng sống lâu càng học được nhiều điều."
    "Thật thế à?"
    "Thật. Và em biết không, anh thậm chí còn bắt đầu hát khi ngái ngủ nữa cơ"
    Bỏng ngô. Tôi đã ăn chúng từ bao năm nay mà đâu có thấy tác dụng gì, thế mà đối với N.B thì lại có. Ngay từ khi vừa ăn xong tô bỏng ngô, anh lại thèm khát ******** lần thứ ba nữa, nhưng tôi đẩy anh ra. Tất cả dây thần kinh trong cơ thể rã rời của tôi như tê liệt, vả lại hai lần cũng là đủ rồi. Tôi bảo: "N.B, em phải trở về khách sạn"
    "Em sẽ không về khách sạn. Em sẽ ở lại đây"
    "Không. Không thể được"
    "Em hãy quên cái chuyện hãng hàng không ngốc nghếch ấy đi. Từ tối nay em sẽ ở lại đây"
    "Không được", tôi trả lời. "Rất tiếc, nhưng không thể được"
    Anh túm tay tôi: "Này, anh đã nói với em rồi, đúng không? Anh sẽ mặc cho em như nữ hoàng, anh sẽ cho em tất cả những gì em muốn"
    "Không thể được đâu N.B ạ"
    "Tại sao?"
    "Không được, vậy thôi. Phòng tắm đâu anh? Em phải mặc quần áo rồi về"
    "Carol, hãy nghe anh. Hãy nghe...". Rồi anh ngừng nói và làu bàu: "Thôi được, thôi được. Phòng tắm ở phía sau, phía trái kia kìa"
    Phòng tắm rất đẹp, sơn hai màu đen trắng. Các mặt tường treo tranh khắc cảnh thành Roma đổ nát của Piranesi, ngoài có kính và lúc này không còn cảnh nào thích hợp hơn. Piranesi có thể dùng tôi làm mẫu vẽ của một cảnh hoàn toàn mới: cảnh đổ nát hoang tàn của bang Greenwich, bang Connecticut. Tôi bỗng cảm thấy mình như đã chết, người cứ như vừa bị chiếc máy kéo bánh xích chẹt qua.
    Tắm xong, tôi thấy một hộp đồ trang điểm rất đẹp có đầy đủ các màu son môi, chì kẻ mắt hiệu Elizabeth Arden, còn lại là các đồ nho nhỏ khác mà bạn có thể thấy ở bất cứ phòng người đàn ông độc thân nào. Thật là chu đáo. Bất cứ cô gái nào, dù tóc hung, tóc đỏ, tóc nâu đều có thể có thể trang điểm để trông lại như mới, nếu cô ta sống sót qua cái vụ bỏng ngô ấy.
    Tôi đánh qua chút son, thoa sơ chút phấn, luồn vào chiếc váy áo không quai phản trắc ấy, chải tóc rồi quay lại chỗ N.B.
    Tôi bảo: "Anh gọi hộ em tắc-xi nhé"
    "Tắc-xi là thế nào? Vớ vẩn. Anh sẽ lái xe đưa em về"
    "Không cần..."
    "Đừng làm chuyện vô lý nữa nào"
    Lúc đi ra, tôi hỏi: "Mấy giờ rồi, N.B?"
    Anh nhìn đồng hồ: 1h kém 15"
    "Cám ơn anh"
    Trời đêm dìu dịu, yên tĩnh và thanh bình khi chúng tôi trên đường trở lại Charleroi. Chúng tôi không nói chuyện với nhau. Lạy Chúa, tôi nghĩ, mọi chuyện mới buồn cười làm sao. Mọi việc diễn ra theo một lối mới kỳ quặc, buồn cười và vô nghĩa làm sao. Nếu hãng hàng không quốc tế Magna đừng ra lệnh cho tôi không được giao du với người đàn ông này, thì tôi và anh ta đã có thể cứu được Alma khỏi chết. Và giá như chiều hôm qua đây thôi, ngài bác sĩ Ray Duer và tôi chỉ cần về khách sạn sớm hơn mười phút, hẳn là anh ta đã không gặp Donna, đã không phải choảng nhau với Elliot, tôi đã không phải xuống phòng anh ta cầu xin tha thứ cho Donna, tôi đã không phải khóc đứng khóc ngồi như thế, đã không phải uống mấy viên thuốc ngủ của bác sĩ Schwartz, đã không phải bỏ buổi học, không gặp N.B ở bể bơi và đã không trông rũ rượi như bây giờ. Mà có lẽ lại còn có chửa nữa cũng chưa biết chừng. Đúng là một cảm hứng đột ngột, như một thùng nước đá lạnh dội lên đầu tôi: có lẽ còn có mang nữa. Hay thật!
    Xe chúng tôi chạy theo lối vào của khách sạn, và đúng khi xe dừng, tôi cầm túi xách chuẩn bị ra khỏi xe thì nhận ra - lại một cảm hứng đột ngột nữa - cái thứ đang nằm trong đó. Tôi mở túi, lấy ra cuộn giấy bạc và đặt trên ghế cạnh N.B.
    Anh ta hỏi: "Cái gì thế?"
    "Số tiền anh thắng cược ở trường đua ngựa"
    "Đó là tiền của em. Em được cược chứ đâu phải anh?"
    "Em không cầm đâu, N.B ạ. Đơn giản là em không thể nhận tiền này được"
    Anh bảo: "Em làm sao thế, cô bé? Tiền này đâu phải của anh mà là tiền ở đuờng đua đấy chứ. Nó là tiền bắt được. Nhiều khi cả buổi không thắng được lấy một xu ấy chứ. Lạy Chúa, đừng có ngớ ngẩn thế, em yêu"
    Anh nhét cuộn giấy bạc vào túi tôi, và đó là lần đầu tiên tôi nghe cái từ hết sức thích hợp với tôi ấy.
    Lúc người gác cửa mở cửa xe cho tôi, N.B bảo: "Khi nào anh sẽ gặp lại em?"
    Tôi đáp: "Rất tiếc chẳng có tối nào trong tuần em được rảnh cả. Chưong trình tuần này của lớp rất nặng"
    Anh mím môi rồi nói: "Còn cuối tuần thì sao?"
    "Em chưa thể nói trước vào lúc này được"
    "Thôi được"
    "Cám ơn anh đã cho em một ngày đầy thú vị"
    "Có gì đâu"
    Tôi chầm chậm đi vào hành lang chính như một cô Lọ Lem đang bị choáng váng, vào thang máy lên tầng 14 và lết về phòng 1412. Jurgy và cô Webley đang ngồi đợi tôi.
    Cô Webley bảo: "Ôi, tạ ơn Chúa, em đã về"
    Jurgy trố mắt nhìn tôi.
    Tôi nói lí nhí: "Xin lỗi tôi về muộn"
    Đôi mắt đẹp màu xanh của cô Webley đẫm lệ.
    "Chúng tôi vừa tính đi báo cảnh sát. Chuyện gì xảy ra thế, Carol?"
    "Em không thể chịu đựng nổi khi ở trong khách sạn"
    Cô hiểu ngay, không vặn vẹo gì. Cô đến gần, giang tay ra ôm tôi. "Điều quan trọng là em đã về. Mary Ruth và tôi bắt đầu tưởng tượng ra đủ mọi chuyện khủng khiếp". Người cô toát ra mùi nước hoa thơm nức.
    "Em vẫn bình thường", tôi bảo, song thực ra không bình thường chút nào. Căn phòng quay tít như chong chóng trong đầu tôi.
    Cô nhìn tôi đầy thương cảm: "Tội nghiệp em, mệt quá đấy mà. Mary Ruth, em đưa cô ấy về giường được chứ? Có lẽ cô ấy cần uống một cốc sữa nóng"
    "Vâng, thưa cô Webley"
    Mấy phút sau, cô Webley ra về. Jurgy bảo tôi: "Tự cô ấy đến đây, tớ đâu có gọi cô ấy. Khoảng 10h cô ấy ghé vào xem cậu thế nào. Khi không thấy cậu đâu, tớ và cô ấy đâm hoảng"
    "Tại sao cậu lại hoảng?"
    "Chẳng biết tại sao. Cậu có uống sữa nóng không?"
    Tôi lắc đầu. Đầu tôi đau như búa bổ. Rồi tôi bảo: "À, mà có lẽ tớ cần sữa nóng thật. Đừng bận tâm, Jurgy. Tớ tự làm lấy được"
    "Lên giường đi", nó làu bàu. "Cậu trông cư như cơn giận của Chúa ấy"
    Tôi vào phòng tắm mặc bộ váy ngủ rồi thất thểu về giường. Jurgy ngồi cạnh tôi hút thuốc trong khi tôi nhấm nháp cốc sữa.
    Nó bảo: "Tớ có thể ngủ ở đây cũng được, nếu cậu thích"
    "Không cần. Đừng lo về tớ"
    "Hôm nay bọn mình đã được báo sẽ làm ở đâu; tức là sẽ đi đâu ấy"
    "Cậu được phân về đâu?"
    "Tớ sẽ ở lại Miami. Cả cậu nữa"
    "Ồ"
    "Vui lên chứ. Cậu sẽ được ở gần bồ của cậu"
    "Bồ nào?"
    "Bác sĩ Duer ấy"
    "Ai bảo cậu ông ấy là bồ của tớ?"
    "Nhưng..." nó định nói tiếp, rồi bỗng nổi cáu. "Ôi dào, mọi người đều biết chuyện đó, Carol ạ. Lạy Chúa, từ lúc nào nhỉ? À, thứ Bảy, năm sáu cô gái đã thấy hai anh chị nắm tay nhau ngồi trong hiệu cà-phê. Ngay cả cô Webley cũng nói bóng gió về chuyện ấy. Họ cho đó là câu chuyện tình lãng mạn nhất của trường huấn luyện đấy"
    "Ray Duer chẳng là cái quái gì với tớ"
    "Không ư?", nó ngơ ngác hỏi.
    "Và tớ không muốn nhắc đến tên ông ta nữa"
    "Được thôi", nó lấy lại cái vẻ điềm tĩnh mọi ngày, đứng dậy chuẩn bị đi. "Mà này, cậu có định sau khi tốt nghiệp sẽ ở đâu không?"
    "Jurgy, tớ chưa hề nghĩ tới chuyện đó"
    "Liệu tớ với cậu thuê chung một căn hộ được chứ?"
    "Được chứ, sao lại không"
    "Luke sẽ ở đây cả tuần. Tớ có thể bảo ông ấy để ý tìm cho mình một chỗ"
    "Luke còn có nhiều việc đáng làm hơn"
    Nó đáp, giọng lạnh lùng: "Không, ông ấy không có việc gì đáng làm hơn cả"
    Nó trở về giường, nhưng khoảng 2 tiếng sau, tôi mò vào đánh thức nó dậy. Nó tỉnh ngủ ngay và bật đèn đầu giường, bảo tôi: "Có chuyện gì thế? Sao cậu lại khóc?"
    "Jurgy...." tôi sẵn sàng chết ngay.
    "Vì Chúa, nếu cậu cần kể thì kể đi"
    "Jurgy, tối qua tớ đã ngủ với một người. Tớ không biết phải làm gì..."
    Nó rên lên: "Tớ đoán ngay là thế mà. Lạy Đấng tối cao, chuyện ấy thường xảy ra. Khi có người đi đời thì tất cả bọn con gái trong khu đều đâm bổ vào chuyện ********". Nó dằn giọng: "Cậu bảo không biết phải làm gì là nghĩa làm sao? Cậu không có biện pháp phòng ngừa ư?"
    "Không"
    Jurgy bảo: "Cô em. Cô có biết ngay giây phút này cô phải làm gì không?"
    "Làm gì?"
    "Hãy quỳ xuống và cầu Chúa phù hộ"
    "Jurgy..."
    Nó tụt khỏi giường, mở ngăn kéo bàn dưới cùng, lôi ra một cái túi dây dợ lằng nhằng.
    Rồi thì dùng cái này. Cậu biết cách dùng chứ?"
    "Tớ nghĩ là biết"
    "Cậu nghĩ vậy? Cậu nghĩ vậy ư?". Nó suýt nữa đánh tôi.
    "Cậu học ở cái trường quái nào thế? Cầu nguyện xong rồi đi với tớ".
    Lys
  2. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Sáng hôm sau, mọi sự trở lại bình thường. Trở lại lớp cũng giống như trở lại nhà. Khi tôi đưa người vào cái cùm sắt, cô Webley bảo: "Carol, cô có muốn lên ngồi phía trước không?". Nhưng thực ra không cần. Tôi ngồi vào chỗ tôi vẫn thường ngồi, với bóng ma Alma bên này và bóng ma Donna phía bên kia. Họ không phải là lũ ma quỷ đáng sợ, họ không ác ý, hình như họ chỉ chú tâm vào việc của họ như tôi vào việc của tôi, lật từng trang cuốn sổ tay vô hình của họ, lẩm bẩm một mình, chửi rủa bằng những câu chửi của người Ý và người vùng New Hampshire, cố gắng ghi nhớ những thông tin đang được nhồi nhét vào đầu họ. Và có đôi lúc họ hiện ra như người thực, rất gần ngay cạnh, rất thân thương, đến nỗi tôi khóc nấc lên vì buồn bã. Mọi người trong lớp đều nghe tiếng tôi khóc, đều làm ra vẻ họ không nghe thấy.
    Jurgy đã nói rất đúng. Nền giáo dục của nước Mỹ có những chỗ sai lầm nghiêm trọng. Làm sao lại có thể có chuyện một cô gái ở tuổi hai mươi đương độ chín mà không biết về chiếc túi có dây dợ lòng thòng kia? Trong khi nghe cô Webley nói, tôi nhận ra rằng cái mà các cô gái ngồi đây cần là một tháng học tập thật căng thẳng, trong đó cô Webley cho họ biết một cách rõ ràng, mạch lạc về các loại chuyện của người đời, đặc biệt nhấn mạnh đến chuyện của đàn bà con gái. Cái chúng tôi cần, ngoài cuốn sổ hướng dẫn về máy bay phản lực, là cuốn sổ tay thiếu nữ. Cái chúng tôi cần học kỹ, dù là phũ phàng cũng chẳng cần phải rào trước đón sau, là sự thực về đời con gái. Về chúng tôi, thế thôi. Và tôi muốn nói là những sự thật này cần được trình bày thẳng thừng. Ví dụ, bạn đã đạt đến điểm gọi là khoái cảm cực độ trong sinh hoạt ********. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai đã uống sâmbanh, vôtca, martini hoặc brandy sau khi uống thuốc ngủ. Rồi tiếp đó thì sao? Bạn có chửa ngay không? Và trong trường hợp đó, bạn làm thế nào để tránh, nếu bạn rơi vào nanh vuốt của một người như N.B? Mẹ kiếp, nếu chúng tôi biết dập tắt hoả hoạn trên máy bay, chúng tôi cũng cần phải biết cách dập tắt cơn khoái lạc. Tương lai của loài người phụ thuộc vào việc đó. Của đáng tội một vài cô nói cứ như đã tốt nghiệp loại xuất sắc ở khoa sản đặc biệt của đại học Harward, nhưng thật ra họ nói cho có vẻ thế thôi, chứ tôi biết thừa, vì chính tôi đôi ba lần cũng đã từng làm như vậy. Có lần tôi làm Tom Ritchie gần như chết ngất khi tôi cao giọng giảng giải về ống dẫn trứng và anh ta không bao giờ quên điều đó. Là tôi cũng nói đại thể, chứ giá có ai giơ cái ống dẫn trứng ra trước mặt, tôi cũng chẳng biết đó là cái quái gì.
    Thế nhưng trong suốt hai ngày rưỡi, chúng tôi toàn học cách xử lý các tình huống khẩn cấp. Song đó là cách tình huống khẩn cấp trên máy bay, chứ không phải tình huống khẩn cấp thông thường của nữ giới. Bác sĩ Elizabeth Schwartz, như đã hứa, giảng về cách đỡ đẻ trên chuyến bay qua Đại Tây Dương và tôi phải thú nhận là việc này hết sức cần thiết, và tôi có đầy đủ lý do để lắng nghe một cách chăm chú. Nhưng ngay cả lúc ấy chị cũng lại nói về ô-xy. Chị đến giảng ở lớp mấy lần và lần nào cũng nói đến ô-xy. Ô-xy rõ ràng là quan trọng đến nỗi sau các bài giảng của bác sĩ Schwartz, cô Webley tóm tắt lại tất cả những điều chị ấy nói về ô-xy; rồi các kỹ sư đến giảng bài và lại tóm tắt những điều cô Webley đã nói. Ô-xy, ô-xy và ô-xy!
    Tựu trung lại là thế này: trên chiếc máy bay ở độ cao trên 5000 fut, hành khách dễ bị chứng thiểu năng tuần hoàn não, nôm na là thiếu ô-xy. Chứng này khá là nghiêm trọng. Ở độ cao 5000 fut, hậu quả chưa đến nỗi nào, vì chỉ có thị lực bị ảnh hưởng. Ở độ cao 10 000 fut, để bù lại lượng ô-xy thiếu hụt, người ta buộc phải thở nhanh hơn. Nhưng càng lên cao, không khí càng loãng, có nghĩa là áp lực không khí giảm đi, dẫn đến việc càng có ít ô-xy trong máu hơn. Và nếu không có ô-xy, óc sẽ bị ảnh hưởng. Ở độ cao 18 000 fut, bạn sẽ mất hết cảm giác sau 30 phút. Ở độ cao 25 000 fut, áp lực không khí thấp đến mức bạn mất hết cảm giác sau 2 phút, còn ở độ cao 35 000 fut, bạn sẽ bất tỉnh nhân sự trong vòng 30 giây vì áp lực không khí vô cùng thấp. Tất nhiên các hãng hàng không không muốn chuyện đó xảy ra với các hành khách thân yêu của họ. Đó không phải là điều có thể đưa vào quảng cáo trên tờ Thời Báo New York: "Hãy tận hưởng 30 giây nghỉ ngơi không vướng chuyện đời trần ở vùng Bermuda chan hoà ánh nắng". Vì vậy trong các máy bay đều có máy điều chỉnh áp lực không khí. Vì thế, dù bay cao đến đâu bạn cũng tuyệt đối an toàn vì các kỹ sư phụ trách chuyến bay luôn giữ đúng áp lực không khí trong máy bay, và lượng ô-xy đủ cho bất cứ người nào, làm bạn có cảm giác như đang đi dạo trong công viên trung tâm ở New York vậy. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định thám hiểm khoảng không bên ngoài ở độ cao 30 000 fut chẳng hạn, bạn sẽ bất tỉnh trong vòng một phút và sau đó là chết luôn. Nhưng nếu bạn được hít thở ô-xy ở giai đoạn cận kề cái chết ấy, chỉ 15 giây sau bạn sống lại ngay. Đó là điều kỳ diệu của ô-xy, được các nhà chuyên môn biết đến dưới ký hiệu O2. Chỉ cần hít ô-xy một lát là bộ óc của bạn trở lại tỉnh táo như thường. Bạn có thể lại tiếp tục là kẻ ngớ ngẩn như bạn khi trước.
    Chúng tôi cần phải học hết sức chi tiết về các vụ ô-xy này bởi vì một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi, nếu có lúc nào chúng tôi được phục vụ trên máy bay, là phải luôn theo dõi xem có hành khách nào có triệu chứng thiểu năng ấy hay không. Chúng tôi đâu có được chạy ngược chạy xuôi tìm nhiệt kế nhét vào miệng hành khách để đo nhiệt độ và đếm mạch đập. Chừng nào các kỹ sư theo dõi chuyến bay giữ được áp lực trên máy bay như trong sách, bạn có thể tin được là mọi việc đều tốt đẹp. Song bạn phải căng mắt ra mà theo dõi vì một vài hành khách vốn dĩ dễ bị chứng bệnh ấy hơn những người khác. Những người có bệnh tim chẳng hạn, thường có biểu hiện da dẻ xanh tái, mặt mũi xám nghoét. Nếu bạn nhìn thấy một hành khách đang bị như vậy, thì đừng có cuống quýt lên, mà hãy lấy mặt nạ thở ô-xy ra cho ông hoặc bà ta thở, và thế là ông ta hoặc bà ta hồng hào lại ngay. Trẻ con lại càng hay mắc chứng này, nhưng với chúng, bạn phải giữ mặt nạ thở ô-xy cách xa mũi chúng khoảng 1 insơ, nếu không chúng sẽ khóc thét lên vì sợ. Một số người hành động như kẻ đang say mặc dù không uống một giọt rượu nào. Đó chính là chứng thiểu năng tuần hoàn não đấy. Một số người có vẻ đờ đẫn thiếu tự nhiên: cũng lại là thiểu năng tuần hoàn não. Ngay cả chiêu đãi viên cũng có thể bị chứng đó và câu trả lời nằm trong câu thần chú la "ô-xy". Bao giờ cũng có hiệu quả ngay.
    Sáng thứ Tư, Ray Duer đến giảng về các khía cạnh tâm lý khác nhau khi bay. Anh ta chẳng cần phải lo tôi sẽ gọi anh ta là "anh yêu" trước mặt các cô gái khác. Tôi không dám nhìn anh, không dám gặp ánh mắt của anh. Tay anh bó nẹp, quấn băng và tôi thổn thức trong lòng, tự hỏi không biết anh có bị nặng không. Rõ ràng là người ta đã đơm đặt nhiều chuyện về việc đi lại trên máy bay phản lực, nào là bạn có thể bị điếc, nào là sóng siêu âm sẽ làm lục phủ ngũ tạng bạn rệu rã, v..v..., và anh đã phân tích bác bỏ từng cái một. Thậm chí anh còn đề cập thẳng đến những khó khăn về tâm lý mà các cô gái thường có khi đi máy bay vào kỳ kinh nguyệt. Anh nói đi máy bay vào thời kỳ ấy lại ít bị đau hơn là khi ngồi ở nhà, là vì sự co rút của cơ thể. Hay thật đấy. Giảng bài xong, anh nán lại nói chuyện với cô Webley một lát, rồi trên đường đi ra, anh liếc nhìn tôi. Tôi chỉ cần có thế. Bụng tôi đau quặn như lúc hành kinh và không ăn nổi bữa trưa. Lạy Chúa, tôi đã làm đời mình rối tung lên.
    Sáng hôm sau, chúng tôi ở trong khoang chiếc Boeing 707 mấy tiếng. Máy bay không bay. Cô Webley giải thích: "Các cô. Trước khi các cô thực sự bước vào nghề bay trên các máy bay phản lực, các cô sẽ trở lại đây học thêm 4 ngày nữa. Lúc đó các cô sẽ được hướng dẫn kỹ hơn về các biện pháp đảm bảo an toàn và xử lý các trường hợp khẩn cấp, v...v...". Tôi nghĩ chúng tôi đã học kỹ những thứ đó, song hoá ra lại là chưa. "Hãy nhìn các cabin mà xem", cô Webley bảo; và chúng tôi nhìn cái khoang hành khách rộng mông mênh phía trước và khoang hành khách phía sau máy bay. "Các cô thấy rõ trách nhiệm của mình rồi chứ? ". Tất cả chúng tôi đều hiểu cô muốn nói gì.
    Như cô đã hứa, buổi chiều hôm đó không có gì vì là chiều cuối cùng của khoá học. Chúng tôi lên tầng trên ký hợp đồng làm việc cho Hãng Magna. Rồi chúng tôi đến bà Sharpless ở phòng 15 để nhận trang phục. Sau đó tổ chức một cuộc liên hoan nhỏ ở lớp. Đầu tuần, chúng tôi đã góp tiền để mua tặng phẩm cho cô Webley, và vì cô sắp lấy chồng nên chúng tôi quyết định cái cô cần nhất là bộ đồ mặc ở nhà. Và vì chồng cô lại là phi công, nên chúng tôi quyết định thêm rằng bộ đồ này phải thật khêu gợi, đến mức tự nó cũng đi lại được, thậm chí ******** được.
    Khi chúng tôi tặng cô, cô Webley cười và rơm rớm nước mắt. Cô cầm tặng phẩm và bảo: "Ôi, các cô không cần phải làm thế. Cám ơn các cô nhiều. Nhưng tôi biết mặc thế nào đây? Peter sẽ nói gì nhỉ? Ôi, lạy Chúa"
    Rồi cô nhìn chúng tôi rất chăm chú. Cô nói: "Tôi vô cùng tự hào về các cô. Thật đấy. Các cô đã học hành chăm chỉ và đã chứng tỏ được mình. Từ giờ phút này, các cô không còn là học sinh của tôi nữa, các cô là bạn và đồng sự của tôi. Xin đừng gọi tôi là cô Webley, cứ gọi là Peg". Cô cười, nói tiếp: "Một cái tên ngốc nghếch đúng không? Nhưng tên tôi là thế và tôi muốn các cô gọi tôi bằng cái tên ấy"
    "Vâng, thưa cô Webley", chúng tôi đáp. Cả lớp cười ầm lên như lũ quỷ sứ, và tôi chỉ muốn bò vào trốn trong góc lớp. Không phải vì Donna, vì Alma, mà là vì tôi.
    Lys
  3. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Lễ tốt nghiệp sẽ được tổ chức vào hồi 11h sáng ở phòng Nữ Hoàng trong khách sạn Charleroi. 25 đứa bọn tôi tập trung trong phòng bên cạnh. Lần đầu tiên chúng tôi đều mặc đồng phục nhưng bộ đồng phục vẫn chưa được hoàn chỉnh. Nó còn thiếu cái biểu tượng nhỏ mà tôi nghĩ chỉ rõ ngành nghề của chúng tôi - chiếc phù hiệu có hình đôi cánh bạc sáng bóng gắn trên mũ. Đó mới thực sự là mục đích chủ yếu của lễ tốt nghiệp - trao cho chúng tôi đôi cánh.
    Cô Pierce và cô Webley, tức là hai cô bạn Janet và Peg của chúng tôi, kiểm tra từng người, bẻ lại cổ áo trắng cho thẳng, vén lại những lọn tóc thò ra khỏi mũ, kéo lại vạt áo cho ngay ngắn, thầm thì khuyên nhủ, động viên và ra chỉ thị. Chúng tôi vẫn chia làm hai nhóm theo lớp, có nghĩa là tôi không được ngồi cùng Jurgy.
    Chúng tôi không nói gì nhiều, chỉ đứng đợi. 25 cô gái lặng lẽ chờ đợi để nhận cái biểu tượng nhỏ bằng bạc sáng bóng. Nghe có vẻ tức cười mà lại không tức cười chút nào, và cũng chẳng phải là hào hứng lắm. Có thể tôi nhầm, song tôi cho rằng tất cả đều có cảm giác giống nhau là chũng tôi đã chẳng làm gì khác hơn là trở về điểm xuất phát. Tôi còn nhớ, 4 tuần trước, 40 cô bé cao lớn, xinh đẹp đầy sức sống này cứ nháo nhào cả lên ở tầng 14, tất thảy đều non nớt, đều sôi nổi, đều háo hức muốn chứng tỏ mình - 40 cô, kể cả Annette và Alma, và Donna, và những cô gái khác. Một đám toàn con gái lóng ngóng vụng về. Họ đã đẽo gọt chúng tôi không thương xót, đưa vào khuôn phép, biến chúng tôi thành những người khác hẳn: điềm tĩnh, tự chủ, có cốt cách và đoan trang. 25 cô gái, không một cô nào còn lóng ngóng, vụng về nữa.
    Lúc 10h30, cửa ngách mở ra và chúng tôi tiến vào. Mỗi lớp được ngồi ở ba hàng ghế, và lạy Chúa, tất cả rối tung lên đến một phút, làm tôi khoái chí. Tôi không thích thú chuyện xếp hàng đi đứng; tôi dám nói chúng tôi làm cũng khá, song giá nó ở Broadway ( một phố nổi tiếng ở New York về các rạp sân khấu có tính chất giải trí, thương mại), hay ở Tiệp Khắc thì mới đáng đồng tiền tôi bỏ ra. Bà Montgomerry, ông Garrison, bác sĩ Schwartz, bác sĩ Duer ngồi trên bục cao, chúng tôi đứng quay mặt vào họ cho đến khi Peg và Janet bảo: "Các cô ngồi xuống đi"
    Ông Garrison vui vẻ đứng dậy và bắt đầu. Ông bảo: "Tôi có vinh dự đặc biệt là đón mừng các cô gia nhập gia đình Hãng hàng không quốc tế Magna, một gia đình với tổng số thành viên là 22000 người. Các cô là những thành viên mới nhất. Tôi xin mạn phép nói với các cô đôi lời"
    Tôi chúa ghét cái trò diễn văn diễn võ và trong trường hợp này lại càng tồi tệ hơn, bởi vì tôi không thể nhìn ông Garrison mà không nhìn bác sĩ Duer. Tay anh vẫn còn bó nẹp và quấn băng, đôi mắt xám buồn rười rượi, làm tim tôi đau nhói. Nhưng lòng tôi cũng quặn đau khi nghĩ tới Donna và Alma. Nếu người mà bạn đem lòng thương yêu không có tình người thì bạn còn mong đợi gì ở anh ta nữa? Chả lẽ là sự khoái cảm nhục dục mỗi tuần một lần ư? Có mà điên. Nhục dục chỉ là một phần trong tình yêu, ít ra với tôi thì là như vậy.
    Peg Webley đã nói nhà trường hoan nghênh những bạn bè và người thân mà chúng tôi mời dự lễ tốt nghiệp. Tôi chẳng buồn viết cả thư cho mẹ tôi - bà lúc này có lẽ đang lòng thòng với ông quản gia của ai đó, hoặc là đang bồ bịch thả dàn ở San Francisco; vả lại có mời chưa chắc bà đã tới. Tôi đã làm Tom Ritchie cáu đến mức chẳng thèm nhìn mặt, và nếu tôi mời Charlie Hộ Pháp hoặc Eena hoặc Angel thì cũng hơi buồn cười - họ là những người chỉ quanh quẩn ở phố Mac Dougall. Vì vậy tôi chẳng mời ai. Tôi đang bắt đầu một cuộc đời mới, và tôi thấy không cần phải có người chứng kiến. Tôi là con mèo tự kiếm sống, là con chó cái tự lập.
    Quanh quẩn chỉ có đúng hai người khách: một bà trung niên xinh đẹp và ông già Luke Lucas. Họ ngồi gần bục cao, nơi có tới 30 chiếc ghế xếp ngay hàng thẳng lối. Cảnh ấy đập ngay vào mắt tôi, và lần đầu tiên tôi nhận ra rằng tôi không phải là con chó cái tự lập duy nhất trên đời này - xung quanh tôi còn vô khối. Tất cả các cô gái này đều giống tôi - họ không còn cần đến gia đình nữa, họ đã cắt sợi dây ràng buộc, họ đủ sức bắt đầu cuộc sống tự lập. Một vài đứa đã phải tự mình lo liệu lấy cho mình, nhưng họ đã làm được. Tôi còn nhớ một cô đã nói với tôi trong chuyến bay tập đầu tiên: "Carol, cậu có biết nếu ở nhà lúc này tớ đang làm gì không? Tớ sẽ đang bẻ ngô với bố tớ ngoài đồng". Có một đứa quê ở Alabama được phân về New York, và mới hôm qua trong hiệu cà-phê, tôi nghe mấy đứa khác trêu chọc vì từ này cô ta sẽ phải phục vụ những người da đen và phải hết sức lễ phép với họ. Đột nhiên cô ta quay lại và nổi cáu: "Thì đã sao? Các cậu nghĩ tớ không chịu được ư? Tớ có thể chịu được bất cứ điều gì". Một đứa quê ở Wisconsin nhận được thư của bạn trai viết rằng nếu cô nàng không trở về để cưới nhau thì anh ta sẽ tự sát bằng súng lục. Cô ta xé vụn lá thư và bảo: "Được thôi, cứ để anh ta tự kết liễu đời mình". Và thật đáng sợ, một tuần sau cô ta nhận được điện báo anh ta đã tự sát, thế mà cô ta vẫn cứ như không. Những cô gái này muốn đạt được cái gì đó, họ muốn cái đó kinh khủng, muốn đến phát cuồng lên và cái đó đối với họ mới là quan trọng. Chỉ có hai vị khách. Lạy Chúa, nó làm tôi bỗng nhiên rùng mình ớn lạnh.
    Ông Garrison nói xong, bà Montgomery thêm một vài lời và sau đó, lễ tốt nghiệp chính thức bắt đầu. Peg Webley và Janet Pierce đứng trước lớp của mình. Người ta đọc tên, và hai cô một tiến lên phía trước. Họ bỏ mũ xuống, người ta gắn phù hiệu đôi cánh bạc vào, họ đội mũ lên đầu, đi theo hàng dọc lên bục cao để bắt tay và nhận chứng chỉ tốt nghiệp do ông Garrison trao. Khi đến lượt tôi, Peg Webley nói nhỏ: "Chúc cô may mắn, Carol" và tôi mỉm cười, rồi tiến đến bắt tay ông Garrison, bà Montgomery, bác sĩ Schwartz và bác sĩ Duer - nhưng anh đâu còn tay mà bắt. Anh đã bị loại khỏi vòng chiến đấu. Anh nói dịu dàng: "Chúc mừng Carol", và tôi buộc phải nhìn anh. Luồng điện chạy dọc xương sống và tôi đáp: "Cám ơn ông", rồi trở về chỗ.
    Thế là xong. Buổi lễ kết thúc khi người cuối cùng được gắn phù hiệu lên mũ, trừ việc các nhóm chụp hình kỷ niệm, và chúng tôi giải tán. Jurgy đến chỗ tôi và bảo: "Carol này, đến chào Luke một câu nào" và tôi nhận thấy cuối cùng nó đã đeo chiếc nhẫn có hạt kim cương to như viên đá ở eo biển Gibralta trên ngón thứ ba của tay trái, vốn đúng là chỗ của nó. Tôi tới chỗ Luke. Ông đứng cao lừng lững, giọng líu ríu trong họng: "Chào cô bé, chào cô. Ôi chao, hôm nay trông ai cũng xinh quá nhỉ? Trông sướng cả mắt". Sau đó ông Garrison bước tới, tôi nghĩ ông thấy có trách nhiệm phải đến chào các vị khách ( cả hai người); ông có thể đoán người phụ nữ đứng tuổi kia là ai, nhưng hoàn toàn không hiểu cái con diều hâu già này đang làm gì ở đây.
    Jurgy nói: "Ông Garrison, tôi muốn ông gặp ông Luke Lucas, chồng chưa cưới của tôi"
    Mặt ông Garrison trắng bệch, rồi lại đỏ lựng, mồm há ra nhưng không thốt nên lời.
    "À, Harrison..." Luke vui vẻ nói.
    "Ông Garrison chứ anh", Jury chữa lại.
    "Anh biết, anh biết", Luke tươi cười. "Harrison, hãy cho tôi nói với ông điều này. Trong đời tôi đã đi nhiều, và đã gặp vô số các cô gái trẻ, song từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ, tôi chưa bao giờ thấy đám con gái nào xinh hơn đám con gái mà ông đang có ở đây. Tôi nói thật đấy. Cô nào cô ấy cứ đẹp như trong tranh. Các ông giỏi thật, Harrison".
    "Cám ơn ông Lucas, rất vui mừng được ông khen"
    "Ông nghĩ sao? Xuống quầy uống ly rượu mừng với chúng tôi được chứ, Harrison? Sao nào?"
    "Tôi cũng muốn vậy", ông Garrison nói giọng run run. "Bận quá, nhiều việc phải làm. Lại sắp có một lớp 40 cô nữa. Không chợp nổi mắt nữa. Xin hẹn khi khác"
    "Cũng được", Luke bảo. "Harrison, gặp ông sau nhé"
    Ông Garrison kéo tôi qua bên, giọng ông đã hết run, lúc này nghe khàn khàn. Ông bảo: "Carol, chuyện Lucas - Jurgens bắt đầu từ bao giờ vậy?" . Tôi trả lời: "Ông Garrison, thế mà tôi cứ nghĩ là ông đã biết. Ông Lucas vừa thấy bạn ấy vào ngày đầu tiên đến đây đã đem lòng yêu ngay". Ông bảo: "Lạy Đấng chí tôn, cô có biết lão này là ai không?" Tôi đáp: "Tôi biết ông ấy là một người dịu dàng, dễ thương". Ông Garrison bảo: "Dịu dàng, dễ thương đâu thì không biết. Lão ấy là triệu phú. Chăn nuôi gia súc. Triệu phú, cô hiểu chưa?". Tôi nói: "Ông bảo ông ấy dễ thương, dịu dàng và lại giàu nữa phải không?". Ông ta bảo: "Tỷ phú nữa là khác. Cô không thấy cái nhẫn hạt xoàn cô ta đeo sao? To bằng quả trứng vịt. Tôi phải báo ngay cho văn phòng biết. Lạy Chúa, các cô khác rồi còn lấy ai nữa đây?". Ông quay người định đi, rồi lại quay lại nhìn tôi, mắt như lồi ra. "Mà lại là Mary Ruth Jurgens mới lạ chứ! ". Và tôi nói: "Đối với một cô gái xinh đẹp như thế thì chuyện ấy có gì là lạ, phải không thưa ông?". Ông ta ngẫm nghĩ một lát rồi bảo: "Cô biết không, tôi nghĩ là cô nói đúng". Ông vội vã đi, và ngay lúc đó Ray tới bên tôi.
    Anh gọi: "Carol"
    Tim tôi sắp sửa vỡ tung. Tôi không dám nhìn vào mắt anh.
    "Anh cứ tự hỏi không biết em đã sắp xếp để ở đâu chưa?"
    "Mary Ruth Jurgens đang lo chuyện ấy"
    "Em sẽ ở cùng phòng với cô ta à?"
    "Thưa ông, vâng"
    "Anh rất mừng vì điều đó. Cô ta là người tốt. Khi nào em sẽ đi làm?"
    "Thưa ông, sáng thứ hai"
    "Anh mời em ăn tối với anh được chứ?"
    "Thưa ông, rất tiếc là không được"
    "Carol!"
    Tôi vẫn không đủ can đảm nhìn anh. Anh xoay người, bước đi.
    Lys
  4. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Luke cứ nhất định đòi khao bữa trưa. Chúng tôi không thể mặc đồng phục đi với ông, vì nó còn quá mới và có lẽ chúng tôi cảm thấy ăn mặc như thế dễ bị người ta để ý. Lúc thay quần áo ở phòng 1412, Jurgy bảo: ''''Carol, tớ nghĩ Luke có dự định gì đó". Tôi hỏi: "Dự định như thế nào?". Nó trả lời: "Tớ không dám nói chắc, nhưng tớ bắt đầu hiểu cái lão trời đánh ấy, và khi lão ấy dự định làm gì thì tớ cũng đoán được. Có lẽ ông ấy đã tìm được căn hộ nào đó". Tôi nói: "Lạy Chúa, thế thì tuyệt quá". Nó bảo: "Tớ mới đoán vậy thôi. Hễ khi nào ông ta tỏ vẻ ngây thơ thì tớ biết chắc là sắp giở trò tinh nghịch. Cậu thấy mến ông ấy hơn chứ?". Tôi đáp: "Có, Jurgy ạ". Nó bảo: "Thế thì tốt quá. Tớ thấy cậu nói chuyện với bác sĩ Duer. Có gì mới không đấy? ". Tôi nói: " Không". Nó càu nhàu gì đó.
    Luke đang đợi ở hành lang chính. Thấy chúng tôi, ông tươi cười nói: "Tôi phải nói thật. Đây là hai cô gái đẹp nhất Miami. Tôi rất hãnh diện quen biết hai cô. Trước khi đi, ta làm một chầu daiquiri ở quầy Souvenir được chứ?"
    "Chúng ta đi xa à?" Jurgy nghi ngờ hỏi.
    "Chính thế, Mary Ruth ạ. Chán ngấy cái đồ ăn kiểu Pháp quái đản ở đây lắm rồi. Chúng ta cứ đi đâu đó, kiếm một quán ăn nhỏ nấu nướng đơn giản nào đó. Chứ ăn mãi thứ kia chắc dạ dày anh có vấn đề".
    "Nếu phải đi xa", Jurgy bảo, "thì ta đi ngay đi. Em không muốn uống rượu đâu. Còn cậu, Carol?"
    "Tớ cũng không muốn"
    "Thôi được, Mary Ruth", Luke nói. "Ô tô đang đợi bên ngoài khách sạn"
    Tôi hiểu những gì Jurgy nói với tôi. Ông già quá hiền lành và yếu đuối. Cứ như một chuyện khôi hài khá lý thú, vì tôi không thể đoán được điều gì đang ẩn náu trong đôi mắt ngây thơ đằng sau cặp kính gọng vàng kia. Rõ ràng con chim già này tràn đầy sức sống mà chỉ có Jurgy mới chế ngự nổi.
    Chiếc Cadillac rất to màu xám của ông đỗ đúng chỗ tuần trước Ray đỗ chiếc MG của anh, và khi chúng tôi đến gần, tôi cảm thấy nghèn nghẹn và hơi tức giận - tôi cầu Chúa Luke không bày trò lừa tôi. Ông không lừa tôi thật. Ray Duer không có ở đó. Nhưng đúng khi Luke mở cửa xe cho chúng tôi vào, ông bảo: "Lạy Chúa, suýt nữa tôi quên. Nào, hai cô, hãy tới xem cái này đã".
    Đỗ sau chiếc Cadillac là chiếc Corvette mới tinh, màu xám nhạt đẹp chưa từng thấy.
    Jurgy nói, giọng nghiêm trang: "Rồi sao nào?"
    Ông trả lời cô nàng với vẻ nhún nhường: "Chiếc xe này của Mary Ruth"
    "Tặng em!", nó thốt lên. "Tặng em! Anh bảo sao, tặng em ư? Em có đòi anh phải làm thế đâu? Ghê gớm chưa, Luke Lucas, anh làm cái chuyện gì thế này?"
    Ông bảo: "Mary Ruth, hôm nay em tốt nghiệp, đúng không?"
    "Thì sao?"
    "Mary Ruth, trong đời anh chưa bao giờ có dịp được mua quà tặng vào ngày tốt nghiệp cho người mà anh yêu. Em là người đầu tiên anh làm như vậy"
    Nó bắt đầu khóc. Lạy Chúa! Ba người này mới hay chứ! Nước mắt nó tuôn ra như đài phun nước của Miami. Nó nói: "Ông già ngốc nghếch kia. Nếu tôi không yêu ông thì tôi đã nện chết ông rồi"
    "Thôi nào, Mary Ruth, đừng khóc nữa"
    "Tôi lấy chiếc xe làm gì", nó mếu máo. "Tôi có biết lái xe đâu"
    "Mary Ruth thân yêu, cái đó có sao đâu. Học lái xe dễ nhất trên đời, con cừu cái của anh ạ. Khi nào em về sống ở Kansas ấy mà, em sẽ cần đến xe hàng ngày. Ở đó không giống như thành phố, Mary Ruth ạ"
    Nó thổn thức quay sang nói với tôi: "Tớ đã bảo cậu là ông ấy định làm chuyện gì đó, đúng không?"
    "Cậu có nói thế thật"
    "Cậu lái được xe chứ?"
    "Tất nhiên"
    "Cậu dạy tớ nhé"
    "Nhất định rồi"
    Jurgy bảo Luke: "Cái đồ to xác, cúi mặt xuống nào". Ông cúi thấp và nó hôn lên má ông. "Đồ ngốc. Tôi thề sẽ có ngày tôi giết ông nếu ông cứ tiếp tục cái kiểu này".
    Ông thẳng người lại, mặt tươi roi rói. Rồi ông nói: "Carol thân yêu"
    "Gì vậy, Luke?"
    "Cô sẽ không nỡ lòng nào nện một ông già tội nghiệp như tôi chứ?"
    "Tất nhiên là không rồi", tôi cười trả lời.
    "Vậy thì được", ông bảo. "Tôi nghĩ Jurgy chắc cũng không giận khi tôi tặng cô cái này. Món quà nhỏ nhắc cô nhớ đến Mary Ruth và tôi trong ngày lễ tốt nghiệp"
    "Ôi, tuyệt quá", tôi thốt lên vì ngạc nhiên. Món quà là chiếc đồng hồ đeo tay Omega bằng vàng, dây đeo cũng bằng vàng.
    Thế là tôi cũng khóc ngay trước cửa khách sạn Charleroi, sau đó tôi đeo đồng hồ, hai chúng tôi ngắm nghía mãi chiếc Corvette. Rồi chúng tôi đến một quán bán món thịt bò ăn trưa. Jurgy và Lucas trông thật đẹp đôi. Ai cũng có thể thấy ông ta chết mê chết mệt vì Jurgy, còn nó đã không lầm khi chọn ông. Mặt khác, nó có vẻ nghiêm khắc với ông ấy, cũng như vẫn nghiêm khắc với mọi người, kể cả tôi. Chẳng hạn, khi ông gọi ly rượu Bourbon thứ 4, nó bảo: "Này, Luke Lucas, hãy nghe em nói. Em không có ý kiến về những việc anh làm khi anh đi với những ông khác. Nhưng khi đi với Carol và em, anh không được uống say bí tỉ, hiểu chưa? Khi đi với bọn em, anh phải đàng hoàng, anh phải xử sự như bậc chính nhân quân tử". Ông gãi cằm và bảo: "Ờ, Mary Ruth thân yêu, em nói nghe được đấy, và anh phải thừa nhận là em nói đúng. Ờ, em nói đúng một trăm phần trăm". Ông đâu có nghĩ thế, nhưng cố làm ra vẻ là mình nghĩ thế. Tuy nhiên, đôi lúc Jurgy cũng quên mất vai trò Dracula của mình, nó vui vẻ, dễ dãi và cười như nắc nẻ; còn Luke suýt nữa rơi khỏi ghế vì bị Jurgy bắt mất hồn. Đây đúng là cậu chuyện tình của thế kỷ.
    Ăn trưa xong, tôi nói Luke cho tôi về khách sạn. Chẳng cần phải giả bộ làm gì. Tôi cảm thấy miệng đắng ngoét, một phần vì khoá học đã kết thúc, quả bóng trong tôi tất nhiên đã xẹp; một phần vì bác sĩ Duer; phần vì tôi không biết có phải mình có mang hay không, và cũng một phần vì hàng triệu lý do khác, trong đó có lý do rất xấu là tôi ghen tị với Luke và Jurgy. Ghen tị có lẽ là từ hơi nặng, bởi vì Jurgy hoàn toàn xứng đáng được hưởng hạnh phúc của mình, và tôi không hề ganh ghét. Tôi tủi thân là vì họ quấn quýt bên nhau, còn tôi thì chẳng có ai. Nhiều khi làm con mèo tự lập đâu có dễ dàng gì.
    Chúng tôi được lệnh rời khỏi tầng 14 vào quãng trưa thứ 7, tức là ngày mai, để dành chỗ cho 40 cô gái lóng ngóng vụng về khác của khoá sau. Họ không phải là không có lý, vì các nhân viên phục vụ khách sạn phải lau chùi cọ rửa lại toàn bộ. Vả lại, tuy các cô gái đến thứ Hai mới phải nhập trường, song có nhiều cô sẽ đến từ chủ nhật vì lý do tàu xe đi lại khó khăn. Jurgy và tôi đã nghĩ đến việc này, cuối cùng chúng tôi quyết định trong trường hợp xấu nhất, chúng tôi sẽ dọn qua một khách sạn rẻ hơn, sẽ ở đó cho đến khi tìm được chỗ ở lâu dài. Với đồng lương mà hãng Magna trả, chắc chúng tôi không thể nào đủ tiền để ở khách sạn Charleroi.
    Ít ra cũng có việc cho tôi làm vào cái chiều thứ Sáu buồn tẻ này. Trước hết là gói ghém quần áo đồ đạc. Tôi cởi bỏ váy áo, chỉ mặc đồ lót, rồi lôi vali ra, đặt lên giường mở nắp, vơ một đống quần áo trong tủ nhét vào đó. Thật nhanh gọn làm sao! Ở làng Greenwich trước trận Đại hồng thuỷ năm 1888, hoặc vào lúc tôi bắt đầu cuộc đời mới với Hãng Magna, Eena hẳn sẽ sắp xếp quần áo cho tôi, mồm làu bàu như con chó bun già. Tôi cố nhớ cách thức anh ta đã làm, cách Jurgy đã làm khi giúp Donna vào chủ nhật trước, nhưng không nhớ được gì. Khoảng một tiếng sau, tôi mới sắp xếp được nửa vali, và tôi vừa quyết định ngồi hút thuốc lá cho đỡ căng thẳng đầu óc thì chuông điện thoại réo vang.
    Chắc là Ray, tôi nghĩ thầm. Đội ơn Chúa.
    Nhưng không phải, mà là N.B.
    "Chào Carol", anh ta vui vẻ nói. "Mọi việc ổn cả chứ?"
    "Ồ, chào anh N.B. Đang rối mù cả lên đây. Em đang sắp xếp đóng gói đồ đạc. Trưa mai bọn em phải rời khỏi đây".
    "Ừ, anh nghe Maxwell nói thế. Nghỉ tay đi uống với anh cốc nước chanh hay ly cà-phê được không?"
    "Ôi, N.B, em phải xin anh thứ lỗi. Em cần phải sắp xếp cho xong các thứ".
    Chà, anh ta không thể giở cái cách ấy ra với tôi lần thứ hai được. Tôi biết thừa cái cốc nước chanh ấy sẽ dẫn tôi đến đâu.
    "Carol này, em chỉ cần dừng tay 10 phút thôi"
    "N.B, không được đâu. Em rất lấy làm tiếc"
    Tôi nói điềm nhiên và chắc nịch nên anh ta đành buồn rầu bảo: "Thôi vậy. Khi nào anh có thể gặp em được?"
    "Rất tiếc em không biết".
    "Có thể tối nay anh gọi lại nhé"
    "Vâng, tối nay"
    Chúng tôi gác máy.
    Cuộc nói chuyện ngắn ngủi ấy thật bực mình. Tôi đốt thuốc ngồi thừ ra suy nghĩ, và trước khi tôi hút hết điếu thuốc, anh ta đã gọi lại.
    Giọng anh khẩn thiết hơn: "Carol, anh muốn gặp em"
    "N.B, em đã giải thích..."
    "Mười phút đâu có chết?"
    "Em chưa mặc quần áo"
    "Thì mặc vào đi. Em nghe anh nói rồi chứ? Chỉ mười phút thôi".
    Tôi nhắm nghiền mắt, nắm chặt tay lại. Tôi chửi thầm trong đầu. Rồi tôi nghĩ: "Được thôi. Được thôi. Chúng ta sẽ giải quyết dứt chuyện này. Nếu anh ta muốn vậy, anh ta sẽ được như vậy.
    Tôi hỏi: "Anh đang ở đâu?"
    "Ở sảnh chính tầng một"
    "Em không muốn gặp anh ở đó. Chỗ ấy có quá nhiều người"
    "Ra thế đấy. Ở quán rượu Souvenir vậy?"
    "Ở đó yên tĩnh chứ?"
    "Nơi yên tĩnh nhất mà anh biết".
    "Thế được rồi, N.B ạ. Em sẽ xuống đó ngay"
    "Ngay là bao lâu nào?"
    "15 phút nữa".
    Tôi tắm vội, mặc chiếc áo sợi bông màu ghi, cặp nách cái ví hình cuốn sách rồi vội vàng tới thang máy. Tôi xem giờ bằng chiếc đồng hồ Luke tặng - đúng 15 phút. Anh chàng giữ thang máy chỉ cho tôi lối tới quán Souvenir và tôi bước vào với vẻ đầy tự tin. Hãng Magna nay đã coi tôi là người lớn. Chừng nào không mặc đồng phục chiêu đãi viên, tôi hoàn toàn có quyền vào quán rượu.
    Lys
  5. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Quán rất đẹp, chỗ nào cũng có hoa như thường lệ. Ánh đèn mờ dịu, thảm trải êm mượt, bàn kê cách xa nhau, những chiếc ghế nhỏ xinh xinh, ghế đôi rất nhiều và trong quán vô cùng yên tĩnh. N.B đang ngồi đợi bên chiếc bàn trong góc nhìn lên mỉm cười khi thấy tôi đến. Anh mặc chiếc áo vét đen với hàng khuy bạc, quần ghi nhạt và cravat kẻ sọc đen trắng.
    "Carol"
    "Chào anh N.B"
    "Ngồi xuống đây em. Em uống gì?"
    "Cà-phê"
    "Được rồi. Pha thêm cô-nhắc chứ?"
    Tôi lắc đầu. Anh vẫy hầu bàn lại, gọi Martini cho anh và cà-phê cho tôi. Khi hầu bàn đi rồi, anh khoanh tay để trên bàn và chăm chú nhìn tôi một lúc, thở dài, mỉm cười nói: "Carol, trông em đẹp quá"
    "Cám ơn anh"
    "Không phải là khen đâu, đó là sự thực. Suốt tuần anh nhớ em quá chừng, em yêu ạ"
    "N.B, em muốn nói với anh..."
    "Gượm đã nào, để anh nói nốt. Anh cần giải thích tại sao anh lại muốn gặp em đến thế. Maxwell bảo sáng nay bọn em đã làm lễ tốt nghiệp ở phòng Nữ Hoàng?"
    "Vâng, chúng em đã ra trường"
    "Tuyệt vời. Tất cả bọn em đều tốt nghiệp cả à? Bây giờ bọn em đã là chiêu đãi viên hẳn hoi rồi nhỉ".
    "Vâng"
    "Và bây giờ em sẽ thực sự làm việc trên máy bay, đi ngược xuôi qua các dãy ghế đưa cà-phê, chè, sữa cho hành khách?"
    "Vâng"
    "Họ đưa em về đâu? Em sống ở đâu?"
    "Ở đây, tại Miami"
    "Em không đùa chứ? Ôi, tuyệt quá"
    Câu chuyện dừng lại khi người hầu bàn mang vodca Martini và cà-phê đến. Mắt N.B trở nên mơ màng. Rồi ngay khi chỉ còn lại hai chúng tôi, anh nói tiếp với giọng mừng rỡ: "Thế là cuối cùng em đã tốt nghiệp. Hôm nay là ngày đáng ăn mừng. Nếu Maxwell không nói thì chắc anh cũng chẳng biết. Vì thế anh nhất định phải gặp em".
    Câu anh nói rất khó hiểu. Tôi bảo: "Em không biết anh định nói gì, N.B"
    "Thôi được. Hôm nay là ngày em tốt nghiệp, đúng chưa?"
    "Vâng"
    "Vì vậy tất nhiên phải có quà mừng em tốt nghiệp"
    "N.B, đừng. Xin anh..."
    Anh đặt chiếc hộp dài, hẹp gói cẩn thận trước mặt tôi.
    "Đây là quà tặng em của N.B với tất cả tình thương yêu. Em mở ra đi".
    "Không được đâu"
    "Mở ra đi. Mở ra đi em"
    Tôi nói trong cơn tuyệt vọng: "N.B, em không nhận đâu. Vấn đề là như vậy. Chính vì thế em xuống đây gặp anh..."
    "Em muốn anh mở gói ra chứ? Cũng được"
    Tay anh nhanh thoăn thoắt. Anh cầm chiếc hộp, loáng cái đã mở xong. Trong hộp là một chiếc hộp dài bọc nhung trắng. Rồi anh đặt trước mặt tôi và bảo: "Tặng em. Của N.B với vô vàn tình thương yêu. Mở đi em, xem bên trong có gì nào".
    "Em... Ôi N.B, em phải nói với anh..."
    Anh mở nắp hộp. Trên nền satanh trắng là chiếc đồng hồ đeo tay Omega bằng vàng, dây đeo bằng vàng, giống hệt chiếc Luke đã tặng tôi.
    Tôi cười phá lên. Tôi cười không gượng lại được.
    "Có gì mà em cười?"
    Tôi chìa cánh tay cho anh thấy chiếc đồng hồ Luke tặng.
    Anh thảng thốt hỏi: "Em mới có nó hôm nay?"
    Tôi gật đầu.
    "Ôi, ai mà biết trước được chứ! Mà thôi cũng không sao. Chúng ta sẽ đến hiệu kim hoàn đổi lấy thứ khác..."
    Tôi nói: "Đừng, N.B ạ. Em không dám nhận đâu, không dám nhận quà tặng của anh. Mong anh thứ lỗi. Từ mai em không nên bao giờ gặp anh nữa".
    Anh nhoài người qua phía tôi: "Em bảo sao?"
    Lần này tôi nói rõ ràng hơn: "Em không yêu anh. Em không nên gặp anh nữa"
    Anh cười to: "Thôi nào, cô bé"
    "Em nói thật đấy"
    Đột nhiên anh nói liến thoắng với giọng nồng nàn: "Sao em lại nói thế? Em nhớ cái đêm chúng mình cùng nhau chứ? Ôi, quỷ tha ma bắt. Chắc chắn là em còn nhớ. Đó là điều mà người con gái không bao giờ quên, em biết vậy chứ? Đấy là một thực tế. Và chuyện đó đâu phải ngày nào trong tuần cũng xảy ra? Không đâu. Người ta phải yêu người nào đó đến điên cuồng, phải có tình cảm thực sự mới làm thế được. Thật đấy, Carol ạ. Em phải hiểu - tôi muốn cô ấy hạnh phúc. Không phải tôi, mà là cô ấy sung sướng. Đó chính là tình cảm của anh đối với em".
    Tôi khóc và nói: "Đừng nói nữa, N.B, xin anh đừng nói nữa mà"
    Nhưng anh không chịu: "Này cô bé dễ thương, em hãy nghe anh nói hết sức nghiêm túc. Hãy dẹp cái ý nghĩ làm chiêu đãi viên điên rồ ấy đi, dẹp đi. Nguy hiểm lắm. Lạy Chúa em không nhận thấy điều đó sao? Rất nguy hiểm. Cứ nghĩ đến đó là anh lại phát rồ lên. Em ở trên máy bay, ngày nào cũng vậy, bưng bê đồ ăn - ba cái thứ thịt bò hầm, thịt băm viên chết tiệt. Dẹp đi. Anh đã nói với em rồi phải không. Anh sẽ mặc cho em như nữ hoàng. Em sẽ có những gì nữ hoàng có, bởi vì em là một bà hoàng. Em sẽ có nhà riêng, sẽ nuôi chó, nuôi người giúp việc, có xe hơi, có bất cứ thứ gì em muốn. Em yêu, chúng ta là một cặp, chúng ta hoàn toàn hợp nhau, tạo hoá tạo ra hai ta để sống với nhau..."
    Tôi bảo: "N.B. Em hiện lại yêu người khác"
    Anh như người bị hụt hơi. Anh ngửa người, miệng há ra, thở hổn hển. Rồi anh nói: "Thật thế ư?"
    "Vâng"
    Anh ngồi nhìn tôi chằm chặp.
    Tôi đặt cái ví hình cuốn sách xuống bàn, lấy ra tập giấy bạc 2200 đôla. "N.B, em muốn gửi lại anh số tiền này. Anh thắng cược chứ không phải em. Đó là tiền của anh".
    Tôi đặt tập tiền bên cạnh chiếc hộp bọc nhung trắng.
    Anh nói nho nhỏ: "Như vậy là em nói thật phải không? Thật như thế ư? Em đang yêu người khác thật sao?"
    "Vâng"
    Anh bảo: "Đồ ngốc. Em còn chẳng hiểu tình yêu là gì nữa kia. Đồ con gái ngốc nghếch chết tiệt"
    "N.B..."
    Anh ta đứng dậy. Tôi nghĩ anh sắp sửa tát tôi. Mặt anh đanh lại. Anh không nói, anh không thể nói được lời nào. Anh cầm cốc vodca martini uống một hơi hết sạch. Rồi anh rút ví, lấy ra tờ 5 đôla để xuống bàn, dùng cái cốc của anh vừa uống chặn lên trên. Rồi anh với tay nhặt chiếc hộp bọc nhung trắng, tập tiền dày và nhét chúng vào cái ví giống cuốn sách của tôi.
    Anh nói: "Xin gửi lời chào em", rồi đi ra.
    Tôi trở lại sắp xếp đồ đạc, cảm thấy như vừa bị roi quất. Tôi ngồi cạnh chiếc vali mới đầy một nửa trong căn phòng trống trải thê lương và nghĩ: "Thôi, dù sao cũng là xong. Xong với Ray Duer. Xong với Nat Brangwyn N.B. Người xưa nói sao nhỉ? Mọi thứ đều phải có đôi. Hình như thực tế đúng như vậy. Trong 4 tuần lễ ngắn ngủi (chính xác là 2 hôm nữa mới tròn 4 tuần), không chỉ có hai cô bạn gái bước vào cuộc đời tôi rồi lại ra đi, và hai người bạn trai, mà tôi đã còn có được:
    Hai đồng hồ đeo tay Omega bằng vàng.
    Hai ngàn, hai trăm đôla.
    Hai tua rua dán vú.
    Và, nếu mọi sự đi đúng trình tự, có lẽ còn có hai bào thai vô cùng xinh xắn đang cùng léo nhéo trong bụng tôi.
    Đó là những chiến lợi phẩm mà bất cứ cô gái nào cũng có quyền hãnh diện. Tôi không khóc, vì tôi đã quá già để mà kêu khóc. Tôi chỉ còn biết ngồi đợi Jurgy về.
    Lys
  6. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Tối hôm đó, Jurgy thu dọn xong mọi thứ chẳng khó khăn gì. Nhưng nó có vẻ lầm lì hơn mọi ngày, không hề nói một tiếng làm tôi hết sức lo lắng. Cuối cùng tôi phải hỏi xem có chuyện gì không hay không và suýt nữa nó nện tôi vỡ sọ. "Không hay là thế nào? Thế đếch nào cậu lại nghĩ là chuyện không hay? Khoảng 10 phút sau, nó cáu kỉnh nói tiếp: "Chúng tớ đã thấy một căn hộ"
    "Thế à? Ở đâu?"
    "Gần cầu phố Bảy mươi chín"
    "Chỗ đó được chứ?"
    "Có lẽ được. Cậu phải đến tận nơi xem"
    "Có mấy phòng, đồ đạc đẹp không? Tiền thuê phòng bao nhiêu?"
    Nó quay sang tôi, hét lên tức tối: "Thôi, dẹp đi, đừng hỏi lôi thôi nữa hiểu chưa? Tớ đã bảo cậu đến đó xem khắc biết. Chúng mình đã hẹn với hãng đại lý nhà, 9h30 sáng mai sẽ tới xem. Thế thôi".
    "Jurgy, cậu với Luke cãi nhau à?"
    "Nếu chúng tớ cãi nhau thì đã sao nào?"
    Không đợi tôi trả lời, nó bỏ về buồng và đóng sầm cửa lại.
    Sáng hôm sau, mặt nó vẫn khó đăm đăm. Nhưng thật kỳ quặc, lúc ấy trông nó lại xinh hơn bao giờ hết. Hai mép sệ xuống, mắt sáng long lanh. Vì thế tôi không thể bắt mạch được nó đang nghĩ gì trong đầu. Sau khi ăn sáng, nó nói như gắt: "Carol này"
    "Gì thế?"
    "Cậu muốn lái xe đến xem căn hộ không?"
    "Xe nào?"
    "Lạy Chúa, cậu làm sao thế? Cứ như đứa ngớ ngẩn. Xe Luke tặng tớ chứ còn xe nào"
    Trước khi đi, tôi nói: "Tớ nên cầm theo ít tiền. Nếu chấp nhận được, chúng mình sẽ để tiền đặt cọc luôn".
    Nó lại gắt um lên: "Hôm nay cậu làm sao thế? Cậu không cần phải mang tiền theo. Tớ có đây rồi".
    Ôi, hết chịu nổi. Song tôi không thể cãi lại vì tôi biết nó sẽ nổi cơn tam banh lên ngay. Trông vẻ nó cũng đủ hiểu như là đang treo tấm biển: "Đừng đụng đến tôi. Tránh xa. Không mua bán ở đây. Cẩn thận, nhà có chó dữ". Nó càng củng cố lòng tin của tôi là không làm gì có loại phụ nữ có lý trí. Tất cả đàn bà cần được nhốt trong cũi, có khoá cẩn thận.
    Những căn hộ hai tầng được xây trên ba mặt sân, theo kiến trúc Tây Ban Nha rất đẹp mắt. Tường nhà màu trắng, cửa vòm cuốn có chấn song bằng sắt. Toàn bộ mái lợp ngói đỏ. Hoa giấy, hoa nhài, dâm bụt và trúc đào chỗ nào cũng thấy, soi bóng trong ánh nắng mai làm khu nhà trông càng đẹp.
    "Nào, chúng mình lên xem phòng", nó làu bàu.
    "Nhà ở tầng trên à?"
    "Ừ"
    "Thế thì tuyệt"
    "Trên với dưới thì khác quái gì nhau. Chỉ được cái lắm chuyện"
    Luke đã ở đó rồi và tôi đậu xem cạnh chiếc Cadillac của ông. Jurgy đi trước, tôi theo sau tới lô đầu tiên sát ngay đường, vẫn không hiểu tại sao bữa nay nó lại bẳn tính đến thế. Chúng tôi leo hai bậc cầu thang bằng đá, rồi Jurgy đẩy cửa căn hộ ghi biển 2B và chúng tôi bước vào. Cảm tưởng ban đầu bao giờ cũng quan trọng. Căn phòng thoáng mát, không gian bên ngoài đẹp mắt và trong phòng cũng rất dễ chịu. Đồ đạc sắp xếp hợp lý, ấm cúng và sạch bóng. Tôi cảm thấy ngay đây là nhà mình. Lạy Chúa, tôi nghĩ, căn phòng thật tuyệt vời. Chúng tôi thật may mắn.
    Luke đang đứng trong phòng khách, đầu vẫn đội chiếc mũ phớt xám Stetson và đang nói chuyện với một phụ nữ tóc hung rất xinh đẹp. Chiếc váy liền áo màu trắng chị mặc ít nhất cũng phải mua với giá 350 đôla ngay cả vào thời kỳ hạ giá. Tên chị ta là Carter, nhân viên của hãng buôn bán, cho thuê nhà cửa. Chị ta có đôi mắt màu hoa ngô xanh chưa từng có. Trông chị trạc 36 tuổi, nhưng đôi mắt lại như của đứa trẻ khoảng 8 tuổi, và khi chị ta nhìn tôi, tôi bỗng thấy bàng hoàng cả người.
    Luke cười nói vui vẻ, giọng vẫn như mọi ngày. "Mary Ruth, dẫn Carol đi xem các phòng đi, xem cô ấy có thích không".
    "Nào đi, Carol", nó nói cộc lốc.
    Tôi thích thú đến nỗi không nói nên lời. Cửa sổ phòng khách trông ra lạch nước Indian, vì vậy khi nào lòng dạ tê tái, tôi có thể ngồi ngắm mặt nước xanh phẳng lỳ, những hàng cọ và những con thuyền nhỏ lững lờ đi qua. Đồ đạc còn như mới và khéo chọn - không quá hiện đại mà cũng không cổ kính quá, không quá nặng nề mà cũng không quá thanh mảnh. Phía sau phòng khách là một hành lang rộng, một bên là hai phòng ngủ xinh xắn, còn phía bên kia là nhà bếp hiện đại và nhà tắm. Trong nhà có rất nhiều tủ, nhiều giá chất đầy những sách là sách, và còn có cả bộ dàn nghe nhạc nổi nữa.
    Tôi bảo Jurgy: "Lạy Chúa, cứ như trong mơ ấy"
    "Cậu nghĩ vậy à?"
    "Jurgy, phải nói không chê vào đâu được"
    Nó nhún vai.
    Chúng tôi trở lại phòng khách. Chị Carter nhìn tôi bằng cặp mắt xanh ơi là xanh, miệng cười tươi như hoa. "Thế nào, cô em thích chứ?"
    Tôi hiểu không nên tỏ ra quá hăng hái khi nói chuyện với nhân viên các hãng đại lý nhà cửa, chỉ cần sơ ý ca ngợi căn phòng là họ sẽ nâng giá thuê nhà lên 10 đôla ngay lập tức. Nhưng trong trường hợp này tôi không thể kiềm chế được mình. Tôi bảo: "Ồ, đẹp lắm. Rất là đẹp"
    "Đúng vậy", chị ta nói. "Phải đến hàng năm nay, chúng tôi mới lại có căn hộ cho thuê xinh xắn như thế này"
    Tôi rụt rè hỏi: "Tiền thuê mỗi tháng bao nhiêu?"
    "Sáu trăm năm mươi đôla một tháng, cô em ạ", chị ta trả lời.
    Mắt tôi tối sầm lại. 650 đôla môt tháng! Lạy Chúa, số tiền đó lớn hơn cả lương tôi và Jurgy cộng lại. Hèn gì căn hộ trông mới hấp dẫn đến thế. Với số tiền đó, bạn có thể thuê được cả Tal Mahal (lăng tẩm bằng đá hoa cương trắng ở Ấn Độ), cùng 99 cô hầu gái giặt quần giũ áo cho bạn.
    Tôi cố nuốt nỗi thất vọng nhưng không trôi. Tôi như bị một đòn choáng váng: "Ội lạy Chúa. Tôi nghĩ cái đó không ổn. Chúng tôi không đủ tiền trả"
    Luke bảo: "Carol, trả tiền rồi cô bé ạ"
    Tôi thốt lên: "Cái gì?"
    "Trả tiền rồi"
    Tôi nhìn sang phía Jurgy. Nó chẳng nói gì, mắt nhìn xuống sàn nhà. Tôi bảo: "Ông bảo trả rồi là thế nào?"
    "Chúng tôi đã thuê phòng rồi, cô bé ạ", ông mỉm cười trả lời.
    Tôi hét lên: "Nhưng chúng tôi thuê làm sao được? Làm gì có đủ tiền trả. Lạy Chúa, trả tiền phòng xong chắc không còn đủ tiền mua nổi hộp xúp gà nữa".
    Ông ta ngả mũ nói nhã nhặn: "Cô Carter, tôi làm điều này khí không phải, nhưng xin cô vui lòng cho phép tôi được nói chuyện riêng với cô Carol vài phút".
    Chị ta mỉm cười nói: "Xin ông cứ tự nhiên".
    Chúng tôi đợi cho đến khi chị ta ra khỏi phòng. Rồi tôi giận dữ bảo: "Jurgy. Không thể có chuyện ấy. Chúng ta chưa thuê phòng này. Những 650 đôla. Cậu điên rồi sao? Làm sao chúng mình trả nổi".
    Nó cũng vặc lại: "Tớ không thuê mà là ông ấy thuê"
    Luke bảo: "Thôi nào, hai cô"
    Tôi hét lên với Jurgy: "Cậu bảo ông ấy thuê là nghĩa làm sao?"
    Nó cũng hét lại: "Ông ấy đã trả trước sáu tháng tiền nhà; đấy, tớ nói là nghĩa như vậy đấy. Sáu tháng tiền nhà".
    "Ồ, không đâu", tôi nói và bắt đầu bước ra ngoài.
    Jurgy chạy theo túm chặt tay tôi. Nó hét lên với Luke: "Tôi đã nói cô ấy sẽ bỏ đi rồi mà. Tôi đã bảo rồi mà"
    Tôi nói: "Jurgy, buông tớ ra. Ông ấy là bồ của cậu, nếu ông ấy muốn thuê căn hộ 650 đôla cho cậu thì cũng tốt thôi. Nhưng ông ấy không thuê phòng này cho tớ. Tớ nói dứt khoát như vậy. Cậu buông tay tớ ra"
    Nó quát nạt Luke: "Ông làm gì, ông đã thấy chưa?"
    Luke bảo: "Mary Ruth, buông cô ấy ra"
    Jurgy nghe lời.
    Ông ta nói: "Carol thân yêu, ngồi xuống đây một lát nào, cô bé. Ngồi xuống cho tôi nói với cô vài lời".
    Jurgy cười khẩy: "Ôi dào, ông lại dỗ ngon dỗ ngọt Carol chứ gì? Thử xem ông có làm nổi không"
    "Tôi không dỗ dành cô đâu. Tôi chỉ nói thành thật với cô thôi. Carol, đến đây nào, cô bé".
    Tôi bước đến chỗ ông.
    "Ngồi xuống đi, cô bé. Ngồi xuống cho thoải mái".
    "Tôi không muốn ngồi".
    "Thôi cũng được, tuỳ cô". Ông dướn mắt nhìn tôi qua cặp kính gọng vàng, như thể ông không thấy tôi rõ lắm. "Làm gì phải mặt giận mày dữ thế, cô bé?"
    Tôi trả lời: "Luke, tôi không muốn phải chịu ơn ông".
    "Cô nghĩ thế thật à, Carol?"
    "Đó là lý do tại sao tôi đến Miami. Tôi muốn sống tự lập. Theo cách của mình. Và tôi không muốn chịu ơn bất cứ ai trên đời này".
    "Cô bé này", ông bảo. "Tôi cũng suy nghĩ đúng hệt như cô. Tôi thà tự cắt cổ mình còn hơn phải chịu ơn người nào".
    "Vậy là ông hiểu. Tôi biết ông là người đúng mực, nhưng tôi khong trả nổi tiền nhà, nên không thể ở đây được".
    Ông bảo: "Thôi được, tôi hiểu rồi. Chỉ có điều cô nói hơi ngược. Nếu đến ở đây, cô không hề phải chịu ơn tôi, mà là ngược lại, tôi phải chịu ơn cô cơ đấy".
    "Đừng có mà nịnh", tôi bảo. "Ôi, ông có vẻ là chuyên gia về khoản này".
    Jurgy cười khô khan. Nó đang ngồi ở ghế gặm móng tay.
    Luke nhẹ nhàng cầm tay tôi. Ông nói: "Carol, hãy nghe tôi nói đã, rồi xem có phải tôi dỗ dành cô hay không nhé. Cô cứ nói thẳng, đừng sợ tôi mất lòng. Cô bé này, có lẽ cô cũng biết tôi có ít đôla gửi ở nhà băng. Cô biết chuyện đó đúng không? Tôi muốn nói, đối với tôi, trả trước 6 tháng tiền nhà cũng chẳng khó khăn gì. Cô hiểu chứ?"
    "Ông có gì trong nhà băng không phải việc của tôi".
    "Cô bé này. Tính tôi cũng thích tự lập như cô, có khi còn hơn. Nhưng nhớ cho kỹ điều này trong đầu: tôi không làm phúc đối với cô, mà là đang xin cô rủ lòng thương tôi".
    Jurgy đã ngừng gặm móng tay. Nó quay mặt đi, nhưng tôi thấy nó khóc, vai nó rung lên.
    Luke bảo: "Carol. Mary Ruth, cô bé hiền dịu thân yêu của tôi đang ngồi kia đã cho tôi vinh dự được nói cô ấy sẽ làm vợ tôi. Tôi chẳng cần úp mở làm gì Carol ạ. Cô biết chuyện đó. Tôi chỉ là một lão già cổ cày vai bừa, sức cùng lực kiệt, chả còn làm được việc gì cho ra hồn nữa".
    Jurgy khóc bảo: "Sao anh lại nói thế?"
    Ông mỉm cười: "Nghe cô ấy nói kìa. Nhưng đó là sự thật. Thôi được rồi. Chuyện giữa tôi và Jurgy là thế này, Carol ạ. Cô hãy nghe rồi tự rút ra kết luận. Đời tôi chẳng dễ dàng gì, đời Mary Ruth cũng vậy. Cô ấy đã kể hết với tôi. Cô ấy đã phải làm việc cật lực, tự tay kiếm sống và khi cô ấy cho tôi vinh dự được nói cô ấy sẽ là vợ tôi, cô ấy ra một điều kiện: tôi phải đợi ít nhất 6 tháng rồi mới được cưới".
    Jurgy vừa khóc vừa nói: "Luke Lucas, sao anh không im đi chứ? Carol không thích nghe những chuyện tầm phào ấy".
    Ông ta hỏi tôi: "Cô muốn nghe nữa hay thôi?"
    "Nói tiếp đi"
    "Và tôi nói với Mary Ruth: thôi được, tôi sẽ đợi 6 tháng. Tôi hiểu suy nghĩ của cô ấy. Cô ấy cũng chẳng khác gì cô, đến đây cũng lý do ấy, tức là bắt đầu một cuộc đời mới, để tìm hiểu thế giới này..."
    Jurgy lại hét: "Đã bảo đừng có nói chuyện tầm phào ấy nữa".
    Ông bảo: "Mary Ruth, dù em có dặn rồi tôi cũng đếch sợ. Hãy để tôi nói cho hết".
    "Ông đừng có giở cái lối nói ấy trước mặt Carol! Cô ấy không quen nghe những từ ngữ loại ấy".
    "Cô có phật lòng không, Carol?"
    "Không".
    "Thế thì được, tôi nói tiếp nhé. Chúng tôi thoả thuận thế này: Chúng tôi sẽ chờ 6 tháng, để cô bé xinh đẹp thân yêu của tôi có thể làm những gì cô ấy mơ ước suốt cả cuộc đời, được đi và thấy thế giới xung quanh, mở mang đầu óc và thêm tự tin. Nào, Carol, tôi xin ngả mũ hỏi cô điều này: Cô có nghĩ Mary Ruth của tôi đáng được hưởng điều đó không?"
    "Tất nhiên là có".
    "Cô có nghĩ trong 6 tháng tới, cô ấy đáng được thoải mái một chút, có một chỗ ở không đến nỗi như chuồng lợn, một chỗ mà cô ấy không phải xấu hổ khi có người tới thăm không? Chẳng lẽ phải trả vài đồng đôla ******** ấy vì Mary Ruth thân yêu của tôi lại là sai trái ư?"
    "Tất nhiên là không".
    "Carol, cô có thể không biết điều này, nhưng tôi biết. Cô ấy quý cô lắm, sâu kín trong tim cô ấy cơ. Cô đã tỏ ra rất tốt với cô ấy. Cô là bạn của cô ấy. Nếu cô không dọn về đây, cô ấy cũng sẽ không ở. Tôi không thích xin xỏ ai trên đời bất cứ điều gì, nhưng tôi xin cô giúp tôi. Cô tới đây ở với Mary Ruth cho có bạn được không?"
    Tôi bật khóc nức nở.
    Jurgy cũng khóc, bảo ông: "Đồ con hoang lẻo mồm. Ông đã làm cô ấy bực mình vì ba cái chuyện lăng nhăng của ông".
    Luke cũng sụt sịt, bỏ kính ra và oà lên khóc.
    Như những đài phun nước ở Miami ! Trưa hôm đó, chúng tôi dọn về nhà mới.
    Lys
  7. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Tám giờ sáng thứ Hai, chúng tôi đến sân bay gặp cô Duprez, phụ trách chiêu đãi viên của hãng để nhận nhiệm vụ. Chúng tôi đã nghe nói về cô - cô là một trong những chiêu đãi viên đầu tiên của Hãng hàng không quốc tế Magna, từ những ngày hãng mới khai trương. Trông cô nhỏ nhắn, nước da xanh rớt và đôi mắt cô có vẻ ranh mãnh, làm bạn cảm thấy như mình có tội mặc dù bạn biết mình vô tội. Trong văn phòng có một cái cân, và việc trước tiên là cô cân từng người, rồi ghi số cân vào một cuốn sổ nhỏ màu đen. Bắt đầu sự nghiệp cũng khá: tôi thừa 5 pao, Jurgy thừa 7 pao. Tiếp đó, cô cho chúng tôi ngồi và nói cho chúng tôi rõ cô sẽ không cho phép ai chểnh mảng trong việc chăm chút vẻ bề ngoài. Rồi cô tiếp tục giải thích rằng khoảng tuần tới cô chỉ cần hai người trong bọn tôi: chúng tôi là chiêu đãi viên C, nhưng thực ra mới chỉ là tập cho biết việc. Cô xem tấm bản đồ đường bay rất lớn trên tường và giao việc ngày hôm sau. Tôi sẽ bay chuyến 7h30 tới Tampa và New Orleans. Jurgy bay chuyến 8h10 tới Jacksonville, Savannah, Charleston và Washington. Chúng tôi đều phải nghỉ đêm trên đường và thứ Tư sẽ quay về cũng trên chuyến ấy. Thứ Năm chúng tôi được nghỉ. Thứ Sáu và thứ Bảy đổi chéo cho nhau.
    Rồi tôi rụng rời chân tay khi cô gọi điện cho bác sĩ Schwartz: "Betty, tôi có hai cô đến nhận việc lần đầu tiên ở đây, Carol Thompson và M.R. Jurgens...cám ơn Betty". Cô quay qua hai đứa tôi và nói nhanh: "Bác sĩ Schwartz đang bù đầu lên vì số học sinh mới, nhưng sau giờ ăn trưa cô ấy sẽ cố gắng kiểm tra cho hai cô. Hãy đến văn phòng cô ấy lúc 1h30".
    Tôi làm ra vẻ thờ ơ hỏi: "Cô Duprez, làm thế để làm gì? Tôi muốn nói sao chúng tôi lại phải đến bác sĩ Schwartz?"
    "Kiểm tra sức khoẻ"
    Lạy Chúa, hình như họ quá chú ý đến vấn đề sức khoẻ. Được thôi, đã chót thì phải chét vậy. Tôi rất nghi ngờ tôi sắp được làm mẹ, chín tháng nữa kể từ tối thứ Bảy trước và chắc chắn chỉ cần nhìn tôi là bác sĩ Schwartz biết ngay.
    Lạy Chúa, chị chẳng phát hiện ra điều gì khác lạ trong tôi. Lại còn cười tươi khen: "Sức khoẻ tốt".
    Sáng hôm sau, đúng 6h30 tôi có mặt tại sân bay, người run như rẽ và đúng 7h30 máy bay từ chỗ đậu lăn bánh ra đường băng. Chiêu đãi viên A là một cô tóc hung đẹp mê hồn tên là Nan Burham, chiêu đãi viên B là Jill Kerrigan, tóc nâu, xinh xắn và cả hai đều tỏ ra niềm nở với tôi. Tôi không mong gì hơn. Rất may hôm đó máy bay vắng khách, nên cũng đỡ phải chạy ngược chạy xuôi. Thời tiết được báo là tốt, vì vậy theo lời Nan, chuyến bay sẽ dễ chịu chứ không bị xóc, nhồi. Nhưng tôi ngạc nhiên đến bàng hoàng trước hiệu quả công việc Nan và Jill làm. Họ làm tất cả mọi việc một cách dễ dàng. Nan kiểm tra vé, đếm số hành khách, đón chào khách qua hệ thống loa trên máy bay, nhắc nhở và kiểm tra, giúp đỡ buộc dây an toàn, và khi các máy bay cất cánh, bắt đầu chuẩn bị khay ăn. Tôi phụ trách khoang phía trước, phân phát tạp chí cho hành khách, kiểm tra giá để hành lý, v...v... - tức là chỉ đóng vai trò phụ giúp công việc và cố đi lại cho tự nhiên, cố không ngã khi máy bay lắc nhẹ.
    Chúng tôi đã bay được khoảng 25 phút, và tôi chỉ làm có mỗi việc là đưa hết tạp chí này đến tạp chí khác cho hành khách. Đúng lúc ấy, Jill đến nói nhỏ vào tai tôi: "Carol, cơ trưởng muốn nói chuyện với cô".
    "Ôi, lạy Chúa, tôi có điều gì thất thố ư?"
    "Ông ấy sẽ nói cho cô biết".
    Trước khi máy bay cất cánh, tôi đã gặp cơ trưởng cùng toàn bộ phi hành đoàn. Ông ta trông giống như thần Apollo, cao to chắc nịch, đôi mắt xanh sắc như mắt diều hâu, môi mỏng, chính là kiểu siêu nhân, mà trước khi lòng tin của tôi vào đàn ông bị đổ vỡ vẫn thường làm tôi mê mẩn tâm thần. Theo một thứ luật bất thành văn, tổ lái và chiêu đãi viên trên một máy bay là một gia đình lớn hạnh phúc, và ngay từ lần đầu mới gặp đã gọi nhau bằng tên riêng. Cơ trưởng sẽ tươi cười bảo: "Chào cô, tôi là Joe Búa bổ", còn bạn sẽ phải trả lời: "Chào Joe, tôi là Betsy Bánh bao", rồi bắt tay, rồi từ đó chỉ gọi nhau là Joe và Betsy.
    Nhưng tôi không làm thế được. Tôi không thể xưng hô bằng tên riêng với người cơ trưởng đầu tiên của tôi, có tên là Willard. Tôi hầu như không thể gọi ai là Willard, nhất là vị thần Hy Lạp này lại đang lái chiếc máy bay đầu tiên của tôi. Tôi vào buồng lái và hỏi: "Ông cho gọi tôi?"
    Ông ta ngoảnh lại, ngắm tôi từ đầu tới chân: "Ô, chào Carol. Ừ tôi cho mời cô tới". Ông ta đang nhai kẹo cao su, và nhai liên tục đến một phút, trong khi suy nghĩ nên báo tin đó cho tôi thế nào. "Carol ạ, trên máy bay có bộ phận bị trục trặc". "Ồ không!". Tôi nín thở. Hành khách không biết nhưng tôi biết. Tôi đã đem vận rủi đến máy bay này. Máy bay đã bị liệt vào sổ tử ngay từ giây phút tôi bước chân lên máy bay. Tôi hỏi nhỏ: "Có nghiêm trọng lắm không?"
    Cơ trưởng nhún vai. Đó là cử chỉ "anh muốn sống mãi" luôn gặp ở các ông cơ trưởng. Ông ta nói ngắn gọn: "Lew, hãy cho cô ấy biết".
    Lew là kỹ sư chuyến bay. Cao to, nhưng không được như cơ trưởng. Vừa nói, mắt anh vừa nhìn vào hàng tỷ đồng hồ trước mặt, tay bật mấy cái công tắc. "Hình như hệ thống thuỷ lực của máy bay bị trục trặc. Cô biết hệ thống thuỷ lực là gì chứ?"
    Tôi trả lời: "Biết". Thì ra là hệ thống thuỷ lực. Tất cả các máy bay đều có. Bạn mua một máy bay và người ta sẽ lập tức lắp không cho bạn hệ thống thuỷ lực.
    "Hình như ống dẫn có chỗ bị tắc. Theo tôi biết, chỗ đó ở phía đuôi máy bay..."
    Ông cơ trưởng hỏi xen vào: "Cậu phát hiện ra rồi à? Ở phần đuôi ư?"
    Lew cao giọng: "Đúng vậy, Willard ạ. Mấy cái nhà vệ sinh ấy làm hở tuyến nhánh". Anh ta quay sang hỏi tôi: "Cô biết tuyến nhánh là gì chứ?"
    "Ôi, xin lỗi. Quả thật ở trường chúng tôi không học về hệ thống thuỷ lực".
    "Lạy Đấng chí tôn", Lew thốt lên. "Không biết bây giờ họ dạy các cô gái này cái gì? Họ dạy các cô thế nào chứ?"
    "Đừng có nổi khùng lên thế, anh bạn", cơ trưởng nói nhỏ.
    "Có Carol giúp, chúng ta sửa được mà". Ông ta ngồi có vẻ đang suy nghĩ, mồm vẫn nhai kẹo cao su. Phi công phụ đang thay ông ta điều khiển máy bay, song tôi có thể thấy hàm ông nghiến chặt.
    Cơ trưởng bảo: "Carol này".
    "Vâng, thưa ông"
    "Chúng tôi sẽ phải trông chờ vào cô để sửa hệ thống thuỷ lực nơi nhà vệ sinh. Cô hiểu chứ?"
    Tim tôi đập mạnh: "Ông muốn tôi làm gì?"
    "Lew, nói cô ấy biết".
    "Áp lực đang giảm", Lew hét lên. "Lạy Chúa, nó đã xuống dưới con số 20".
    Giọng cơ trưởng đanh lại: "Đừng cuống lên thế anh bạn. Chúng mình đã qua những chuyện còn nghiêm trọng hơn thế này nhiều. Nói Carol biết phải làm gì đi. Carol, hãy nghe cho kỹ nhé".
    "Vâng thưa ông. Tôi đang nghe đây"
    Lew nói giọng run run: "Hãy xuống chỗ đuôi máy bay, Carol ạ. Xả nước phòng vệ sinh nữ. Làm cái đó trước. Trình tự này rất quan trọng: phòng vệ sinh của nữ trước".
    "Vâng, thưa ông".
    "Sau đó vào phòng vệ sinh nam và xả nước. Cô hiểu chứ? Vấn đề là phải bịt chỗ rò trong tuyến nhánh. Cô hiểu chưa?"
    "Vâng, thưa ông"
    "Tuyến nhánh hình chữ Y, biết chưa?"
    "Vâng, tôi nghĩ là tôi biết".
    "Thế nhé. Rồi khi đã làm xong bước một, hãy tới chỗ điện thoại nội bộ. Tôi sẽ kiểm tra đồng hồ đo tuyến nhánh. Nếu nó vẫn bị rò, tôi sẽ báo hiệu cho cô. Willard, dùng tín hiệu gì để báo Carol?"
    "Năm tiếng chuông. Tín hiệu này chưa dùng cho ai. Dùng nó mà gọi Carol".
    "Được", Lew nói. "Carol, khi nghe tín hiệu năm tiếng chuông, cô lại vào các phòng vệ sinh này và làm như ở bước một. Nhưng cô phải làm nhanh. Và vì Chúa, cô hãy nhớ giữ đúng trình tự trên. Nếu cô xả nước phòng vệ sinh nam trước, nước sẽ dềnh lên và ngập luôn máy bay đấy".
    Tôi đáp: "Tôi sẽ nhớ. Phòng vệ sinh nữ trước, phòng nam sau. Lạy Chúa, ngộ nhỡ có ai đang ở trong phòng vệ sinh nam thì sao?"
    Cơ trưởng nghiêm giọng: "Carol, bây giờ không phải lúc để giữ phép lịch sự nữa. Lew, còn gì nữa không?"
    Lew có vẻ hoài nghi: "Willard này, cô ấy vừa mới làm, chưa quen với việc như thế này. Liệu ta có thể tin tưởng cô ấy được không?"
    "Chúng ta phải tin cô ấy", Willard độp ngay. "Các cô khác còn đang bận phục vụ hành khách, đúng không? Chúng ta phải trông cậy ở Carol, cô ấy là hy vọng duy nhất của chúng ta. Cô bé! Cô có thể làm được việc ấy chứ?"
    "Thưa ông, tôi sẽ hết sức cố gắng"
    "Khá lắm. Thôi đừng phí thời gian nữa. Hãy làm ngay đi".
    Tôi vội vã đi về phía đuôi máy bay. Nan và Jill đang ở trong khoang bếp. Jill hỏi: "Có chuyện gì thế, Carol?"
    Tôi đáp nhỏ: "Ống nhánh bị rò"
    "Thôi chết!"
    Phòng vệ sinh nữ không có người. Tôi xả nước. Phòng vệ sinh nam đang có người ở trong. Tôi sốt ruột đứng đợi. Người đàn ông bước ra nhìn tôi có vẻ ngạc nhiên và tôi vui vẻ giải thích: "Máy bay có chỗ bị rò chút xíu, không có gì nghiêm trọng đâu ông ạ". Tôi xả nước phòng vệ sinh nam. Không biết tôi có tưởng tượng không, nhưng tiếng động cơ bỗng nghe êm hơn.
    Tôi đến đợi cạnh điện thoại nội bộ. Một phút sau, có tín hiệu năm tiếng chuông. Tôi lao vào các phòng vệ sinh và làm lại động tác ở bước một. Việc này làm tôi thấm mệt, nhưng không còn thời gian mà nghĩ đến chuyện đó. Tôi vội vã trở lại máy điện thoại nội bộ và đợi đúng 5 phút. Lạy Chúa, tốt rồi. Lỗ rò đã được khắc phục! Ống nhánh chữ Y đã thông như trước. Tôi quyết định giúp Nan mang đồ uống cho hành khách, nhưng đúng lúc tôi đang đưa cà-phê cho một ông già dễ thương ria mép bạc trắng thì chuông lại reo 5 tiếng. Lần thứ ba tôi lại chạy vào phòng vệ sinh. Rồi trở lại điện thoại nội bộ. Rồi lại lao vào phòng vệ sinh.
    Suốt đoạn đường đến Tampa, cái ống nhánh chữ Y chết giẫm ấy cứ rò rỉ hoài, nhưng ít ra chúng tôi cũng đã khắc phục được. Theo chỗ tôi biết, không một ai trong số hành khách trên máy bay biết gì về cái điều khủng khiếp mà chúng tôi đã phải trải qua. Chỉ mãi đến khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, tôi mới nhận thấy Jill đang lấy tay che mặt, liếc nhìn tôi cười chảy nước mắt. Rồi cô ta bỏ tay ra, người rung lên vì cố nén cười, và tôi hiểu ra rằng tôi đã bị lừa.
    Suốt đoạn đường còn lại, hai cô gái đối xử với tôi rất thân mật và họ kể cho tôi về việc trong chuyến bay đầu tiên, hầu như các cô chiêu đãi viên mà họ biết đều bị lừa kiểu ấy. Nói chung đều về chuyện phòng vệ sinh. Đàn ông bao giờ cũng thế. Nan và Jill nói với tôi điều đó như một châm ngôn. Và tối hôm đó ở New Orleans, Willard và Lew đưa tôi đi ăn tại một khách sạn Pháp rất tuyệt, rồi mỗi người tặng tôi một nhánh phong lan. Willard bảo tôi làm ăn khá lắm và ông ấy quý tôi. Lew bảo cũng quý tôi lắm và tôi làm ăn được. Còn tôi thì bảo họ đúng là đồ chó đẻ, song tôi rất quý họ vì suốt đời tôi chỉ thích toàn đồ chó đẻ. Thế là mỗi người cầm một tay tôi, vỗ về tôi một cách âu yếm và nói: "Thôi thôi, mọi sự như vậy là tốt đẹp cả". Hôm sau thứ Tư chúng tôi bay về Miami không gặp sự cố nào và nói chung tôi không thấy bực mình vì cái vụ trên - tôi đã có mấy người bạn mới. Tôi cần có bạn mới, còn những người bạn cũ của tôi đang rơi dần vào quên lãng.
    Jurgy về phòng sau tôi độ 2 tiếng. Chuyến đi của nó không có gì đặc biệt, trừ việc có hai hành khách nam cố tán tỉnh nó. Hẳn là họ đã đi mà không dắt theo chó dẫn đường cho người mù. Mặt khác, ông cơ trưởng và tổ lái vui tính trên máy bay không chơi cái trò trẻ con như trên máy bay của tôi. Tôi nghĩ họ biết khi nào nên thận trọng.
    Thứ Năm chúng tôi được nghỉ. Thật cũng may, bởi vì sáng hôm đó tôi phát hiện ra là mình vẫn chưa phải làm mẹ. Lạy Chúa, chưa bao giờ trong đời tôi lại vui như thế, đến nỗi Jurgy sợ quá định mời bác sĩ Schwartz tới. Song chẳng đáng làm như vậy. Tôi vừa thấy kinh khủng mà lại vừa cảm thấy tuyệt vời. Ít ra thì nếu bác sĩ Ray Duer sau này có lúc nào lại xuất hiện, tôi sẽ chẳng phải giải thích dài dòng về thằng nhóc mắt xanh ngồi trong xe đẩy diễn trò bằng những quân bài.
    Lys
  8. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Chúng tôi làm trên máy bay động cơ cánh quạt 6 tuần, khi bay đường Washington, khi bay đường New Orleans, và cũng quen dần, tuy chậm nhưng chắc chắn. Về khoản này Jurgy vượt xa tôi, song tôi bắt đầu đuổi kịp nó. Tôi bước ra máy bay nhanh nhẹn nhưng không vội vã, biết chính xác cần phải làm gì khi lên máy bay. Diều lý thú nhất là so sánh một Carol Thompson mới chỉ hai tháng rưỡi trước đây với một Carol Thompson là tôi bây giờ; con người bên trong của tôi ít nhiều đã vững vàng thêm, đã cứng cáp hơn. Điều đó không có nghĩa là Thompson của ngỳa hôm nay thanh khiết hơn Thompson của ngày hôm qua ở phố Mac Dougal. Nhờ trời, vẻ ngoài của tôi không đến nỗi trở nên gân guốc chỉ có bên trong là đặc lại như một chú tôm hùm. Thực ra, tôi đâu có sung sướng gì ghê gớm và con người tôi chắc chắn là chưa hoàn chỉnh, bởi vì phụ nữ không ai hoàn chỉnh nếu không có đàn ông ở bên cạnh. Mà tôi thì lại không có được một người đàn ông với mình. Hơn nữa, khả năng đó xem ra ngày càng xa vời, vì một tối Jurgy về phòng thông báo là hôm ấy ông Garrison đi chuyến máy bay của nó, và ông cho biết Ray Duer đã trở lại trường Đại học Nam Carolina để nghiên cứu thêm về việc đào tạo đội bay cho các máy bay siêu âm. Tôi phải thú nhận nghe xong lòng tôi tan nát và tôi đã khóc đứng khóc ngồi trên giường. Rõ ràng tôi vẫn còn yêu Ray Duer, song tôi vẫn chưa thể tha thứ cho những gì anh làm đối với Donna.
    Ngoài việc đó ra, cuộc sống nói chung khá tốt đẹp. Thật tuyệt vời khi có được căn phòng trông ra lạch nước Indian, vừa nấu ăn vừa nghe nhạc và bạn bè lui tới thăm chơi. Nắng Florida, cũng như biển Florida đều tuyệt diệu. Và tất nhiên còn có niềm vui là được bay, lần nào cũng thế.
    Rồi sau khi bay trên máy bay động cơ cánh quạt được 6 tuần, chúng tôi trở về trường đánh vật với kỳ huấn luyện làm việc trên máy bay phản lực trong 4 ngày.
    10 ngày cuối khoá huấn luyện cơ bản, chúng tôi đã học về máy bay Boeing 707, nhưng theo tiêu chuẩn của Magna, như thế vẫn chưa đủ. Chúng tôi phải học lại kỹ toàn bộ những việc phải làm: quản lý khoang nhà bếp, cách thức phục vụ hành khách, và lại học mãi, học nữa các biện pháp cứu trợ khẩn cấp. Rồi thiểu năng tuần hoàn não, sự sụt giảm áp lực không khí, rồi ôxy, ôxy và ôxy. Cô giáo mới là một cô tóc đen đẹp tuyệt tên là Ann Shearer. Cô đã làm trên máy bay phản lực trong hai năm vừa qua. Cô cho chúng tôi biết rõ làm việc trên máy bay phản lực bay ở độ cao 30 000 fut khác xa trên máy bay động cơ cánh quạt bay ở độ cao 15 000 fut. Hành khách cảm thấy tuyệt vời, song tổ bay lại vất vả hơn nhiều. Tốc độ bay rất lớn nên có thể nói bạn cũng phải tăng tốc độ làm việc của mình mới kịp. Chẳng hạn từ Miami đi New York chỉ có 2h30'', và trong khoảng thời gian ấy, 4 cô gái phải chuẩn bị và phục vụ bữa ăn cho 112 hành khách, rồi phải đưa rượu và đồ uống, tạp chí cho họ, trả lời các câu hỏi, dỗ dành trẻ con, tìm cách thoát khỏi những gã đa tình tán tỉnh, và để mắt xem có ai mặt mày bỗng dưng xanh xám hay không.
    Betty Schwartz nói rất kỹ về các khía cạnh y tế khi bay ở tầm cao, và trước khi đi vào bài giảng, chị ấy bảo một số vấn đề mà chị sắp đề cập đến thường là lĩnh vực của bác sĩ Duer, nhưng rất tiếc anh đang phải làm một số việc nghiên cứu ở Nam Carolina. Tôi tin cũng chỉ là vô tình, nhưng khi nói điều đó, chị liếc nhanh nhìn tôi, và tôi cảm thấy mặt đỏ như gấc, người toát mồ hôi hột. Bất cứ ai không bị mù hẳn đôi lúc đều thấy tôi vẫn còn nặng tình với cái lão chết tiệt ấy. Nhưng nặng đến mức nào với cái người mà cuối cùng bạn đã cắt đứt và không có cơ cứu vãn được nữa?
    Hai ngày sau khi học xong, chúng tôi bắt đầu làm việc trên máy bay phản lực. Cứ như trong mơ. Chúng tôi đã được nói trước công việc rất vất vả, song cũng không sao, bởi một lẽ là chúng tôi đã được tập dượt kỹ, đã thạo việc, và thêm nữa tôi và Jurgy được bay cùng chuyến. Loại máy bay này có hai khoang theo cách nghĩ của chúng tôi: khoang phía trước và khoang phía sau. Mỗi khoang đều có bếp, phòng vệ sinh riêng và hai chiêu đãi viên phụ trách. Chiêu đãi viên A và B phụ trách khoang phía trước , C và D phụ trách khoang phía sau, thường là khoang ghế hạng ba. Thông thường thì như vậy, song cũng có khi cả chuyến toàn vé hạng nhất. Tôi và Jurgy là người mới, tất nhiên đảm nhận phần việc của B và D.
    Thật là thích hợp khi được bay tuyến Miami - New York. Tại New York chúng tôi có thể xem các buổi biểu diễn ở Broadway và mua sắm trong các cửa hàng lớn. Còn ở Miami, chúng tôi có nhà riêng, ánh mặt trời, biển và bè bạn. Tôi đoán đây là lần đầu tiên Jurgy thực sự có căn phòng riêng của mình, vì thế nó cứ phát rồ lên, luôn ở nhà làm những chiếc bánh nhân thịt rất cầu kỳ, hoặc nướng những tảng thịt bò to tướng, nên nhiều lúc không biết kiếm đâu ra cho đủ người ăn hết những thứ mà nó bày ra. Bãi biển Miami không phải là nơi đầy rẫy những người đói rách, và ít khi bạn có thể gặp được ai mà cho luôn cả tảng thịt quay 6 pao và bảo: "Này người anh em, cái này sẽ có ích cho anh". Nếu cuối tuần chúng tôi ở nhà thì còn có Luke giúp sức, ông ăn bằng cả 10 người. Thỉnh thoảng ông kéo thêm một vài người bạn, toàn những ông cao to lực lưỡng cùng là dân chăn nuôi bò cả và lạy Chúa, trông họ ăn mà khiếp. Họ chén sạch đến cả chân bàn. Hai vợ chồng ông Garrison đến ăn tối, cả Peg Webley cùng chồng chưa cưới - một người rất có duyên và hợp với cô ấy cũng đến chơi. Cả Janet Pierce, Ann Shearer và Betty Schwartz, một trong những bạn thân nhất của tôi cũng đã đến, v...v... Tôi rất vui, song với Jurgy còn hơn thế nữa - nó là giấc mơ biến thành hiện thực, giống như đêm vũ hội của cô bé Lọ Lem.
    Thỉnh thoảng tôi cũng gặp lại người quen cũ. Một hôm Bob Keeler, anh chàng trung uý không quân đẹp trai mà tôi đã có lần cùng đi tới sân jai-alai đi trên chuyến bay của tôi. Jurgy và tôi đi uống cà-phê với anh ta ở Idlewild và anh cho biết có gặp Elliot Ewing đi với Donna mấy lần ở New York sau khi cô nàng rời khỏi Charleroi, nhưng rồi cô ấy bỏ rơi anh chàng để đi với người (hoặc những người) đàn ông khác. Lần cuối cùng anh ta nghe nói cô ấy ở khách sạn Sherry Netherland và đó là tất cả những gì anh ta biết về cô ấy. Anh ta có vẻ bực bội, bảo ví dụ có lần vì Donna, Elliot đã choảng nhau với một tay anh chị ở Miami và suýt toi mạng - ít ra nửa hàm răng của anh ta đã phải cạp lại. Tôi cố không nghĩ đến chuyện này - nó làm sống lại cuộc ẩu đả ngày nào cũng chẳng có ích gì. Chiều hôm ấy tôi gọi điện đến khách sạn Sherry Netherland, song họ nói không có ai ở đó tên là Donna Stewart cả. Họ tra sổ và được biết cô ta đã rời khách sạn trước đó 2 tháng, không để lại địa chỉ nơi sắp tới. Họ có vẻ không hài lòng, còn tôi những muốn khóc.
    Bob có vẻ vẫn còn quyến luyến tôi lắm. Anh ta hỏi khi nào có thể gặp lại tôi và tôi trả lời không lấy gì làm hào hứng: "Một ngày nào đó". Theo cách nhìn của tôi, thế giới đang xảy ra chuyện lạ lùng: con trai ngày càng trẻ ra, còn tôi ngày càng già đi và tôi không thể gặp gỡ người đàn ông cùng lứa được. Bob rõ ràng là quá trẻ, ngay lúc anh ta bắt đầu nói chuyện văn chương.
    Song nhìn chung, tôi thấy cuộc sống rất vui, và tôi không thể tưởng tượng tôi có thể làm việc gì khác ngoầi công việc hiện nay. Chỉ buồn một nỗi là thiếu vắng đàn ông, mà nói tóm lại là thiếu vắng Ray Duer, và tôi hy vọng thời gian sẽ xoá nhoà dần việc đó. Có thể lắm.
    Lys
  9. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Khoảng đầu tháng 4, khi chúng tôi làm việc trên máy bay phản lực được 4 tháng, tôi bắt đầu nhận thấy Jurgy hành động rất kỳ quặc. Cũng không đến nỗi phát hoảng, chỉ có điều là đôi lúc tự nhiên nó trông ngớ ngẩn thế nào ấy. Chẳng hạn lúc ngồi uống cà-phê trong phòng khách hồi 11h trưa, thế rồi khi đang đưa cốc cà-phê lên miệng, bỗng nó sững lại, mắt đờ đẫn cứ như đang ở đâu đó trên cung trăng. Tôi theo dõi cử chỉ này mấy ngày và rồi tôi chợt tìm thấy câu trả lời. Tháng Tư, đúng rồi! Bắt đầu mùa xuân. Lẽ ra tôi phải nghĩ tới điều đó sớm hơn, song ở Florida, bạn không nhận biết khi nào mùa đông kết thúc và bước sang mùa xuân, không có những chồi non nhú trên cành cây trơ trụi - mọi thứ đều đâm chồi ngay trước mắt bạn suốt ngày, suốt đêm và suốt năm, làm cho những kẻ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc như tôi kiệt sức.
    Tuy nhiên, tôi cho đó là cái tác động tới Jurgy. Dù ở đâu hay ở Florida, người phụ nữ vẫn có thể cảm nhận được mùa xuân đang đến trong huyết quản, cảm thấy sự thôi thúc xây dựng tổ ấm gia đình không sao chế ngự nổi, có thể nghe thấy tiếng khóc của những đứa con chưa chào đời, v...v... Và một tối, ngồi đơm lại chiếc khuy trên bộ đồng phục, bỗng Jurgy ngồi đực ra như con đà điểu nhồi rơm, mồm há hốc, mắt đờ đẫn, tay vẫn cầm kim chỉ. Tôi nhẹ nhàng bảo: "Jurgy này, sao cậu không nghỉ việc đi?"
    Nó bừng tỉnh và hỏi: "Hả?"
    "Tại sao cậu không thôi bay, lấy chồng và cùng Luke chăm sóc gia đình?"
    Suýt nữa nó vặn cổ tôi: "Tại sao tớ lại phải làm vậy?"
    "À, cũng đã đến lúc rồi. Cậu bảo Luke là muốn tiếp tục bay trong 6 tháng. Tính đến bây giờ đã được 5 tháng rưỡi".
    "Luke và tớ đã nói chuyện về việc đó. Chúng tớ quyết định tớ sẽ thôi bay vào thang 6, và đầu tháng 8 sẽ làm lễ cưới".
    "Jurgy, nói thật là nom cậu cứ mơ màng cả mấy hôm nay".
    "Mơ màng?"
    "Ừ, trông ngớ ngẩn thế nào ấy. Cậu mơ màng chuyện gì vậy?"
    Nó dẩu môi: "Cậu thưc muốn biết à?"
    "Tớ muốn biết chết đi được"
    Nó nhìn quanh phòng như xem có gián điệp nghe trộm không, rồi quay lại bảo: "Đại hội hàng năm của các nhà chăn nuôi bò vùng Bắc, Đông, Nam"
    Tôi suýt nữa té ngửa: "Cậu làm ơn nhắc lại cho".
    "Ừ", nó nói. "Nhưng giữ kín nhé. Tớ không muốn nói rộng ra đâu. Đại hội hàng năm của những người chăn nuôi bò cùng Đông, Nam, Bắc Mỹ".
    "Cậu nói xem tại sao lại nghĩ tớ sẽ rỉ tai người khác về cái tên đọc đến cứng cả mồm ấy?"
    Nó nhìn tôi với vẻ nghi ngại. Rõ ràng tôi tỏ ra là một con ranh ngờ nghệch. Nó đã thổ lộ giấc mơ huy hoảng của mình, thế mà tôi có vẻ quá ngu ngốc.
    Giọng nó lạnh tanh: "Năm nay nó sẽ được tổ chức ở khách sạn Charleroi. Bắt đầu từ 28 tháng 4, kéo dài 3 ngày".
    Tôi bảo: "Jurgy, đó là tin giật gân nhất mà tớ được nghe từ sau cái tin con chó của Lincoln bị chết. Tớ sắp phát điên lên mất".
    "Sẽ có 70 đại biểu, mà Luke lại là thư ký Ban tiếp tân".
    "Cậu định tiếp đãi 70 nhà chăn nuôi gia súc ở đây chứ gì?"
    "Không"
    "Vậy thì việc gì phải mơ mơ màng màng thế?"
    Nó không trả lời.
    Tôi bảo: "Nếu Luke gặp khó khăn trong việc tìm người mua vui, có thể tớ sẽ cố biểu diễn trò lắc tua rua giúp cho".
    Nó vẫn im lặng.
    "Jurgy", tôi gọi to.
    Và rồi như thể không thể giữ nổi cái vẻ ỡm ờ được nữa, nó phá ra cười, cười rũ rượi, đến nỗi phải lấy tay bưng mặt, mắt long lanh, hai má lúm đồng tiền đỏ dừ như một cô bé nhập đồng. Nó bảo: "Ôi Carol! Đúng là điên! Đúng là rồ dại".
    "Cái gì?"
    "Cậu lại đây"
    Tôi đến chỗ nó.
    "Carol này, thề có Chúa, tớ nói thật đấy. Đừng kể với ai nhé. Cậu phải giữ kín. Luke định tổ chức một chuyến vui chơi khi đại hội kết thúc".
    "Chuyến vui chơi là thế nào?"
    "Một chuyến đi nghỉ cuối tuần ở Paris cho tất cả các đại biểu. Chơi dài dài, từ thứ Sáu đến thứ Hai".
    "Jurgy, ôi Jurgy! Cậu sẽ đi với họ chứ?"
    Nó hít thật mạnh rồi nói: "Chúng mình sẽ đi cùng với họ, cô bạn ạ".
    "Chúng mình? Chúng mình là thế nào?"
    Các vì sao bắt đầu chiếu sáng trên đầu tôi.
    Nó bảo: "Luke sẽ thuê hẳn một chuyến bay của Hãng Magna, hiểu không?". Nó lại không nhịn được cười. "Chuyến bay loại sang. Sẽ có 4 chiêu đãi viên, trong đó có cậu và tớ".
    Sao chổi bắt đầu xuất hiện trên trần nhà. "Ôi lạy Chúa. Jurgy, Jurgy. Có thật không?"
    "Thật". Mặt nó tươi rói, nụ cười mãn nguyện.
    Tôi cố không tỏ ra hớn hở, cố giữ vẻ nghiêm trang một lát. "Nhưng sao Luke làm thế được? Chúng mình đã được bay tuyến quốc tế đâu?"
    "Đừng lo, Luke sẽ lo liệu chuyện đó. Luke có thể giải quyết được bất cứ việc gì". Nó nhùn tôi tươi cười: "Cậu muốn đi cùng chứ?"
    "Tất nhiên là muốn rồi. Tớ gần như không thể đợi được nữa. Khi nào Luke biết chắc chắn?"
    "Một hai ngày nữa. Ông ấy phải bàn bạc các chi tiết cụ thể với người của Hãng Magna".
    "Ôi, lạy Chúa. Thế mà tớ cứ nghĩ là tại mùa xuân".
    "Mùa xuân thì làm sao?"
    "Thì là cái ánh mắt cậu suốt cả tuần qua ấy''''.
    "Rõ ngớ ngẩn. Cậu đã đến Paris chưa?"
    "Một hai lần".
    "Vậy cậu bảo mua rèm cửa ở đấy có được không?"
    "Ồ, tớ không biết Jurgy ạ. Tớ đoán chắc là được. Nhưng sao cậu hỏi thế?"
    Jurgy bỗng nói say sưa: "Nhà Luke ở Kansas có tới hơn 60 cửa sổ. Cậu nghe rõ chứ. Hơn 60 cái. Và tớ nói thẳng với ông ấy: khi tớ dọn về đấy ở, tớ sẽ không dùng lại rèm cửa của người khác, tớ muốn rèm cửa của riêng tớ. Tớ chỉ đòi hỏi mỗi chuyện ấy: rèm cửa phải do tớ chọn. Đòi thế có quá đáng lắm không? Vì vậy tớ nghĩ chúng tớ có thể sẽ mua vải làm rèm cửa ở Paris và có thể tiết kiệm được ít tiền. Mà kiểu trang trí cũng đẹp hơn. Carol, cậu nghĩ thế nào?"
    Tôi không biết nói thế nào, chỉ ngồi ừ ào cho qua chuyện, làm nó rất phật lòng.
    Luke đã lo xong chuyện đó. Ông ghé qua nhà, miệng cười rộng đến mang tai, và kể cho chúng tôi nghe ông đã làm ra sao. "Chắc chắn rồi. Tôi phải dàn xếp mãi với một tay tên là Barker đấy. Tay này cũng không đến nỗi nào, nghe người ta bảo là phụ trách phòng vé ở quận. Các cô cũng biết những người này là thế nào rồi. Họ phải làm sao bán cho đủ định mức được giao, và cái phi vụ nho nhỏ này rơi vào tay Barker. Rồi chúng tôi làm hợp dồng. Tôi lôi cuốn séc ra, mở sẵn để trên bàn, ở chỗ "trả cho", tôi viết Hãng hàng không quốc tế Magna. Rồi tôi viết số tiền trả. Rồi tôi điền tên Luke vào. Rồi tôi dừng lại không viết nữa. Tay Barker nhìn tôi viết, và khi thấy tôi lưỡng lự, anh ta đâm lo vì không biết tôi đang nghĩ gì. Thế rồi tôi bảo: "Ông Barker này, tôi chợt nảy ra một ý về việc phục vụ trong chuyến đi Paris lần này, và tôi rất mong ông cộng tác nếu có thể được". Chà, anh ta nhảy dựng lên và bảo: "Tất nhiên, tất nhiên rồi, ông Lucas ạ. Tôi sẽ rất sung sướng nếu giúp được ông bất kỳ việc gì. Xin ông cứ cho biết". Thế là tôi bảo: "Ông Barker, ông chọn phi công nào lái chuyến bay, đó không phải là việc của tôi, vì tôi tin là ông sẽ chọn cho tôi một người có thể tìm được đường đến nơi mà chúng tôi cần đến. Song tình cờ tôi lại biết hai cô gái, mà theo thiển ý của tôi sẽ giúp cho chuyến đi này vui thú hơn và tôi sẽ vô cùng biết ơn nếu ông có thể dàn xếp để hai người này làm chiêu đãi viên chính thức trong chuyến bay. Ông nghĩ có thể làm thế được không, ông Barker?". Chà, anh ta có vẻ ngán quá, cứ ậm à ậm ừ mãi, muốn biết các cô đã bay tuyến quốc tế bao giờ chưa, hoặc đại loại như vậy, và rồi anh ta nói thẳng luôn. Tôi rất phục anh ta. Anh ta không có chọn từ cho khéo gì hết, không đâu. Anh ta bảo: "Ông Lucas, tôi xin cứ được hỏi thẳng. Việc ấy có phải nhằm những mục đích vô đạo lý không?". Hỏi thẳng như vậy. Và tôi trả lời: "Ông Barker, tôi rất mừng ông đã hỏi tôi câu đó, vì tôi sẽ vô cùng sung sướng được nói để ông an tâm: một trong hai cô là vợ chưa cưới của tôi, cô Mary Ruth Jurgens hiền dịu, cô gái đáng yêu nhất trên đời. Và cô kia là bạn thân của cô ấy, cô Carol Thompson, cô gái trong trắng nhất trên đời. Tôi sẽ giết chết ngay gã đàn ông nào dám động đến họ. Nói thế đã được chưa, ông Barker?". Tôi đoán chắc là được, vì thấy anh ta thở dài, miệng cười thiểu não và nói: "Thôi được, hãy để tôi dàn xếp xem thế nào". Tôi bảo: "Ông sẽ chẳng chịu bó tay trong chuyện này chứ?" và anh ta trả lời: ''''Không, cứ để tôi lo", và thế là tôi viết nốt tên Lucas vào. Chắc anh ta rất mừng khi thấy tôi làm việc đó".
    Lys
  10. Fleur-de-Lys

    Fleur-de-Lys Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2002
    Bài viết:
    1.307
    Đã được thích:
    2
    Ba ngày sau, từ chuyến bay tới New York trở về, có một thông báo yêu cầu chúng tôi tới gặp cô Duprez, người phụ trách chiêu đãi viên. "Tớ đoán chắc là chuyện đó", Jurgy nhếch mép nói và tôi trả lời: "Ồ, hy vọng là thế". Chúng tôi sửa váy áo cho gọn gàng, nhưng chắc là không ổn, vì vừa trông thấy chúng tôi, cô Duprez đã hét lên như sắp ngất xỉu: "Mary Ruth! Carol! Trời đất ơi! Cả hai cô trông váy áo xộc xệch thế kia! Có chuyện gì vậy?". Chúng tôi giải thích vừa từ chuyến bay chật ních những hành khách đi nghỉ quá vui nhộn, trong đó có tới 18 em bé, song cô không chấp nhận lý do đó. Rồi cô bảo: "Nhân thể thử xem các cô giữ gìn thể trọng thế nào", và rõ ràng chúng tôi vẫn giữ được tốt - tôi vẫn quá cân 5 pao, Jurgy 7 pao như trước. Tôi thề chiếc cân này ăn gian. Cô Duprez tặc lưỡi với vẻ không hài lòng, rồi ghi số cân vào cuốn sách nhỏ màu đen. Tất nhiên, đó chỉ là một màn kịch, chúng tôi biết vậy, nhưng nó lại có tác dụng. Khi một người đã làm việc trên máy bay từ khi bạn còn chưa ra đời như cô Duprez bảo bạn là một cô gái béo phì, luộm thuộm, bạn không thể không tự cảm thấy hơi xấu hổ.
    Cô lên lớp cho chúng tôi một bài về tầm quan trọng của việc giữ thể trọng và dung nhan đến 5 phút, và mãi sau mới đi vào đề. "Nào, hai cô, tôi báo các cô một tin thú vị. Các cô sẽ bay đến Paris hôm 1 tháng 5, trở về hôm 4 tháng 5. Đây là chuyến thuê bao với 4 chiêu đãi viên và tất nhiên các cô sẽ là chiêu đãi viên B và D trong chuyến bay này. Các cô thấy thế được chứ?". Cô ngồi ở bàn, hai tay nắm hờ quan sát chúng tôi.
    "Ôi, cô Duprez, thật tuyệt vời", chúng tôi đáp. Cô liếc nhìn tôi. Cô nhìn Jurgy chằm chằm. Giọng cô hạ xuống vài độ: "Các cô. Tôi xin nói thẳng là tôi không đồng ý về chuyện đó. Các cô cũng biết, trên các tuyến bay quốc tế, chiêu đãi viên thường được lựa chọn trên cơ sở thâm niên. Hơn nữa, trên các chuyến bay qua châu Âu, vì những lý do hiển nhiên, chúng tôi chỉ chọn các cô đã bay nhiều trên các tuyến quốc tế. Song chồng chưa cưới của cô là người biết cách thuyết phục, Mary Ruth ạ".
    Jurgy làm thinh. Tôi dám nói nó cũng giật mình như tôi trước lời lẽ huỵch toẹt này. Chúng tôi đã đánh giá thấp cô Duprez.
    Cô nói tiếp: "Ông Barker, người phụ trách phòng vé quận này có lẽ rất không hài lòng nếu biết tôi nói thẳng với các cô như thế này. Suy cho cùng, nhiệm vụ của ông ấy là bán càng nhiều vé cho hãng càng tốt. Nhiệm vụ của tôi hoàn toàn khác. Cũng may là tôi đặt nhiều tin tưởng ở các cô, nếu không, tôi sẽ chẳng bao giờ cho phép sắp xếp như vậy, cho dù có trượt mất cả chuyến thuê bao này đi nữa. Tuy nhiên tôi muốn nói rõ với các cô ngay từ đầu, dù các cô có quan hệ đặc biệt nào đó với một hành khách nào đó trên chuyến bay này, các cô cũng không được xa rời những quy định chung. Tôi yêu cầu các cô phải làm việc và ứng xử theo đúng tiêu chuẩn cao nhất, bằng không, các cô sẽ bị kỷ luật khi trở về. Các cô hiểu chứ?"
    Jurgy trả lời: "Vâng, thưa cô Duprez".
    "Thế thì được. Khi nào có tin gì thêm, tôi sẽ cho các cô biết".
    Trên xe về nhà, tôi cứ tưởng thế nào Jurgy cũng chửi um lên vì tức. Nhưng không. Nó chỉ càu nhàu với vẻ thán phục: "Bà này cũng khiếp thật".
    Chúng tôi vẫn bay trên các chuyến bình thường, đến tận 2 ngày trước chuyến thuê bao. Nhưng vào tuần cuối của giai đoạn này, tôi không biết tại sao tính tình của Jurgy lại trở nên thất thường. Tôi không hiểu đầu óc nó ra sao nữa. Luke đã đến từ trước đại hội vì ông có rất nhiều việc phải làm. Ông vẫn ở khách sạn Charleroi như thường lệ và Jurgy thường đến đó với ông rất lâu. Thế càng tốt, vì tôi thích được ở một mình. Tôi đọc sách, nghe nhạc và nghỉ ngơi thanh thản. Chỉ lạ là khi từ chỗ Luke về, nó có những biểu hiện kỳ quặc đến mức không thể chịu được. Nó vui vẻ được một lúc, rồi lại ngồi thần người ra, sau đó mặt hằm hằm như sắp giết ai. Nó như con cá sấu sẵn sàng đớp tôi nếu dám nói chuyện với nó. Cuối cùng tôi không còn có thể chịu được nữa. Cãi nhau với nó cũng chẳng giải quyết được vấn đề gì. Tôi đi tới quyết định sẽ tìm chỗ ở riêng càng sớm càng tốt.
    Buổi chiều hôm trước chuyến bay ấy, chúng tôi được gọi tới sân bay để họp với ông Barker của phòng vé và một ông nhỏ nhắn, nét mặt phiền muộn tên là Casey, người chịu trách nhiệm cung cấp đồ ăn thức uống cho chuyến bay này, và hai chiêu đãi viên sẽ cùng làm với chúng tôi. Cả hai cô đều tóc nâu, khoảng 26 tuổi và họ nhìn chúng tôi với vẻ thích thú rất lạ, tựa như chúng tôi vừa từ vườn trẻ đến. Tên họ là Kay Taylor và Janyce Hinds, và sau này tôi được biết họ đã làm việc trên máy bay được 6 năm.
    Jurgy và tôi chỉ ngồi nghe. Đây hoàn toàn là cuộc họp giữa một bên là ông Barker, ông Casey và bên kia là Kay và Janice, mà hình như chủ yếu là bàn về vấn đề đá. Kay nói: "Ông Casey, chúng tôi cần một lượng đá ít nhất cũng phải gấp ba chuyến bình thường. Tôi đã phục vụ các chuyến bay với những người như những ông chăn nuôi gia súc này rồi. Họ uống dữ lắm". Janyce xen vào: "Ồ, còn phải nói". Bữa ăn chính gồm thịt bò với khoai tây nướng, nhưng vấn đề ăn có vẻ không quan trọng. "Ông Casey này", Kay bảo, "ông cho lượng đá gấp bốn lần ngày thường được chứ? Chúng tôi không muốn đang bay đến giữa Đại Tây Dương lại hết đá, những ông này sẽ làm loạn lên ngay". Ông Casey rên rỉ. Janyce thêm: "Và nhớ đổ đầy rượu Bourbon vào các thùng dầu phụ, ông Casey ạ. Chúng ta có thể để dưới cánh máy bay". Ông Casey bảo: "Các cô sẽ có rượu Bourbon và Scotch đủ để nhận chìm một tàu chiến". Kay nói ngay: "Xin cứ cho gấp đôi số đó. Chúng tôi cần số rượu đủ đánh chìm hai tàu chiến". Jurgy và tôi ngồi nghe mà sợ. Tính cách hai cô này thật kỳ lạ: mặt mũi dễ thương, tính tình dễ dãi, thế mà nói cứ như đinh đóng cột và tự tin hết mức. Sau cuộc họp, Kay bảo tôi và Jurgy: "Ngày mai các cô nhớ phấn son cho kỹ vào nhé. Chúng tôi muốn các ông kinh doanh súc sản này phải trố mắt mà nhìn. Có thể đến Paris biết đâu họ chẳng mua cho mỗi đứa một mũ miện kim cương hoặc một cốc sữa cũng nên. Bây giờ xem nhé: máy bay sẽ cất cánh lúc 9h. Nhớ đến trình diện lúc 8h, không quá một phút. Chúng ta cần kiểm tra kỹ tất cả mọi thứ. Được chứ?"
    "Được", chúng tôi trả lời.
    Buổi tối tôi ở nhà một mình, vừa là váy áo vừa nghe nhạc trong tâm trạng hết sức thanh thản, thì chuông điện thoại đổ hồi.
    "Alô, Carol phải không?"
    Vừa nghe đầu dây bên kia đó gọi tên, người tôi đã run như tàu lá. Tôi phải ngồi lên tay ghế bành và vờ hỏi: "Vâng. Ai đấy ạ?"
    "Ray Duer"
    Tôi gắng gượng nói: "Ồ, chào bác sĩ Duer"
    "Em khoẻ chứ?"
    "Khoẻ. Rất khoẻ. Ông có khoẻ không?"
    Đáng ra tôi không nên gọi bằng ông. Tôi biết điều đó ngay khi vừa buột miệng. Tôi hầu như có cảm giác anh sững người. Từ "ông" ở đây chẳng lịch sự tý nào, nghe nó sống sượng, còn rớt lại từ những ngày chúng tôi cãi nhau. Nhưng tôi không kìm lại được.
    Anh trả lời cộc lốc: "Cảm ơn, tôi khoẻ".
    "Tay ông thế nào?"
    "Tay tôi ư? À phải rồi. Lành rồi, cám ơn".
    "Thế thì tốt quá". Tôi nói, bắt đầu cảm thấy nghèn nghẹn ở cổ.
    Anh hỏi: "Có gì đặc biệt không?"
    "Tôi vẫn làm ở hãng Magna, không biết ông có cho đó là đặc biệt không? Nói chung cũng vui".
    "Không, là nói tối nay cơ"
    "Tôi đang chuẩn bị để sáng mai bay sớm. Qua châu Âu. Tôi còn nhiều việc phải làm lắm".
    "Gặp em một lát được không?"
    "Rất tiếc", tôi đáp. "Thành thật xin lỗi".
    Tôi cho rằng câu trả lời ấy đã ăn sâu bám rễ trong đầu tôi. Chỉ cần Ray Duer hỏi: "Tôi gặp cô được chứ?" thì câu trả lời buột ngay ra là: "Rất tiếc". Tôi muốn kêu lên: "Ôi Ray, tất nhiên là được. Anh ở đâu, năm giây nữa em sẽ có mặt ở đó, em sẽ chạy", nhưng cái câu kia cứ tự nhiên bật ra.
    Anh bảo: "Carol, anh muốn nói chuyện với em".
    "Tôi rất lấy làm tiếc".
    "Em vẫn giận anh về chuyện Donna Stewart phải không?". Anh không đợi tôi trả lời. Anh cười to và nói tiếp: "Thôi được. Anh sẽ nói ngay bây giờ đây, chỉ mất một vài giây Carol. Anh sẽ cùng đi trên máy bay với em ngày mai".
    "Tôi nghĩ có lẽ ông nhầm. Tôi bay chuyến thuê bao tới Paris..."
    "Anh biết"
    Tôi nhắc lại: "Nhưng đó là chuyến thuê bao cả máy bay".
    "Anh biết. Anh biết! Chính vì thế anh muốn nói chuyện với em. Chính vì thế anh muốn gặp em. Anh nghĩ anh cần nói trước với em là anh sẽ đi cùng trên chuyến đó".
    "Tôi vẫn chưa hiểu. Sao ông lại phải báo cho tôi biết trước việc đó?"
    "Bởi vì em có thể không muốn chuyện đó. Bởi vì lợi bất cập hại".
    Tôi bảo: "Bác sĩ Duer, ông vốn là nhân vật quan trọng của Hãng. Tôi chẳng là gì cả. Tôi thích hay không thích cũng chẳng ảnh hưởng gì. Nếu ông có quyền bay chuyến đó, xin ông cứ việc".
    "Anh có thể đi chuyến khác".
    "Cái đó tuỳ ông"
    "Lạy Chúa", anh thốt lên. Rõ ràng anh thấy không thể tiếp tục được nữa. Anh gác máy.
    Tôi không cử động được mất một lúc. Tôi ngồi như phỗng, tay vẫn cầm ống nghe đang kêu o o, tự hỏi sao lại có cơ sự này, làm sao tôi lại cự tuyệt anh lần nữa, sao tôi lại cứ ngu ngốc và cố chấp đến vậy, tự hỏi làm sao tôi có thể sống nổi sau cuộc nói chuyện ngắn ngủi và tàn tệ này. Tôi nghĩ giá tôi cứ gặp anh trong mấy phút như anh yêu cầu, giá tôi có đủ can đảm, thì mọi chuyện giữa chúng tôi chắc đã ổn thoả. Có lẽ thế.
    Tôi gác máy, đi ngược đi xuôi trong phòng, tay ôm chặt bụng như thể mọi thứ trong tôi đang bốc cháy. Nhưng tại sao Ray Duer lại đi chuyến này nhỉ? Luke đã thuê bao cả chuyến của Hãng để chở 70 nhà kinh doanh súc sản đi chơi trong 4 ngày cơ mà, máy bay đó coi như của họ. Nó được rút khỏi các chuyến bay thông thường. Luke đã viết séc thuê đứt chiếc Boeing 707 này, không ai có thể lên máy bay nếu không đuợc phép của ông ta, tất nhiên là trừ tổ lái và 4 chiêu đãi viên. Nhưng còn Ray Duer. Anh ta không phải người lái, cũng chẳng phải người bưng bê đồ ăn thức uống cho khách. Chẳng lẽ mấy ông kinh doanh súc sản này cần một bác sĩ tâm thần cùng đi như cần một lỗ thủng trên đầu ư?
    Dần dần tôi mới hiểu tại sao Jurgy cứ suốt tuần gườm gườm nhìn tôi, đăm chiêu suy nghĩ, gặm móng tay. Đó là cách biểu hiện của nó mỗi khi nó suy tính điều gì trong đầu - như cái sáng thứ Bảy khi nó đưa tôi đến đây xem nhà. Thế là tôi chợt nghĩ ra. Tôi tắt máy quay đĩa đang chơi nhạc Mozart, ngồi lặng thinh, lòng đầy tức giận, đợi nó về giải thích xem nó tính toán thế quái nào mà lại làm như vậy.
    Gần nửa đêm nó về. Thấy tôi, nó không nói gì. Mặt lạnh lùng, không biểu lộ điều gì. Nó về phòng, tôi nghe tiếng chân nó đi lại khi thay quần áo. Sau đó nó ào ra phòng khách, chân đi dép mỏng, người khoác chiếc áo ngủ màu xanh nhạt.
    Tôi nói ngay: "Ray Duer vừa gọi điện thoại đến, bảo cũng đi chuyến bay ngày mai của chúng ta".
    "Tớ biết rồi", nó thản nhiên đáp.
    "Jurgy, làm sao cậu biết được?"
    "Tối nay anh ấy ở chỗ chiêu đãi".
    "Bác sĩ Duer làm gì ở chỗ tiệc tùng của đám kinh doanh gia súc?"
    "Luke mời. Ông già thấy mến anh ấy".
    "Sao bỗng dưng Luke lại mến anh ta?"
    Nó lạnh lùng trả lời: "Không phải bỗng dưng. Luke đã thấy Ray Duer trong một cuộc ẩu đả nào đó. Luke thấy anh ấy lồm cồm bò dậy và suýt nữa thì giết chết tay kia. Đó là điều Luke thường khâm phục. Ông già thích những người có bản lĩnh. Trả lời như vậy đủ chưa?"
    "Làm sao Ray Duer lại đi trên chuyến bay ngày mai?"
    "Luke mời"
    "Tại sao?"
    "Tớ vừa nói lý do với cậu rồi. Cả dự tiệc, cả đi chơi Paris".
    "Chẳng lẽ cậu định nói cậu không dính dáng gì đến chuyện này chắc?"
    Nó im lặng.
    "Trả lời đi Jurgy. Cậu gợi ý với Luke phải không?"
    "Ừ, hình như thế".
    "Cậu cũng gợi ý Ray Duer gọi cho tớ tối nay?"
    "Ừ, hình như thế"
    "Thôi được, Jurgy. Cậu làm thế để làm gì?"
    "Cậu thực muốn biết à?"
    "Tớ đang run người vì muốn biết".
    "Thề có Chúa, cả tớ và Luke, chúng tớ phải nói khản cả cổ anh ấy mới chịu đi chơi trong 4 ngày này".
    "Nghe mới lâm ly làm sao"
    "Carol, cậu đúng là đồ chó cái, không lẫn đi đâu được".
    "Jurgy..."
    "Tối nay khi đến dự chiêu đãi, Duer trông buồn rười rượi. Tớ chưa thấy ai ủ dột đến vậy. Mà cậu biết tại sao không? Bởi vì anh ấy nghĩ cậu có thể không thích gặp lại anh ta. Cậu có thể không thích? Ha!". Nó gầm gừ. "Tớ đã nói chuyện rất lâu với anh chàng tội nghiệp ấy. Tớ bảo anh gọi cho cậu. Tớ bảo là cậu cứ thui thủi một mình, sầu riêng một mối. Tớ bảo anh mời cậu đến khách sạn. Tớ bảo cậu vẫn còn yêu anh ta. Tớ bảo vậy, và còn nhiều nữa. Tớ bảo: cầm máy gọi cậu ấy, anh sẽ thấy tôi nói có đúng không. Thế là anh ấy gọi cho cậu. Và cậu đã làm gì anh ta? Cậu đã cầm dao đâm anh ta một nhát. Thế đấy".
    "Không đúng..."
    "Cậu biết là đúng như vậy". Miệng nó nhành ra. "Sau khi gác máy, anh ta đến chỗ tớ và bảo: "Thôi dẹp, tôi không đi đâu". Anh chàng trông thật tội, mặt trắng bệch. Carol, cậu nghĩ cậu có thể làm như thế bao nhiêu lần với một người đàn ông?"
    "Jury, đó không phải là việc của cậu".
    Nó không nghe tôi nói: "Tớ để Luke nói chuyện với anh ta. Chỉ Chúa mới biết liệu Luke có thể thuyết phục được anh ta đi chuyến ngày mai không. Carol, cậu cứ tỏ ra thân mật với anh ta một chút thì mất gì chứ? Chỉ cần nói với anh ta một câu tử tế, được chứ?"
    "Tớ vẫn bảo cậu..."
    Nó quát: "Cậu bảo tớ cái gì hả? Cậu yêu anh ta đúng không? Cậu không cần phải trả lời. Tớ biết. Tớ sống ở đây với cậu. Tớ đã thấy cậu đi chơi với mấy người, mà cậu vẫn cứ xa lánh họ. Cậu chỉ yêu Ray Duer chứ không yêu ai khác, nhưng cậu không thể tha thứ cho anh ta vì những việc đã làm với Donna, có phải vậy không?"
    "Ôi, vì Chúa. Cậu im đi".
    "Nghe đây, cô em. Tôi không phải đứa bẻm mép, tôi chỉ nghĩ sao nói vậy thôi. Cô cứ việc bịt tai lại nếu không muốn nghe nữa". Nó chợt dừng lại, gãi tai, mắt nhìn tôi chằm chằm. "Carol, cậu làm sao thế hả?"
    "Cậu buồn cười thật đấy".
    "Không buồn cười chút nào hết. Tớ hỏi cậu một câu đơn giản. Cậu sao thế? Cậu nghĩ cậu là ai mới được chứ?"
    Tôi xoay người định đi.
    "Gượm đã, tớ sẽ nói cậu là ai. Cậu chỉ là một cô gái tầm thường như mọi cô gái khác, và đã đến lúc cậu phải thấy điều đó".
    "Cậu nói hết chưa?", tôi hỏi.
    "Chưa", nó trả lời. "Tớ chỉ mới bắt đầu". Nó nhoài người qua bàn. "Có thể cậu không nhớ, nhưng lúc đầu khi chúng mình đến đây, cậu đã giúp tớ. Lúc ây tớ bảo đó không phải là đường một chiều. Tớ đã đợi mãi dịp trả ơn cậu, và tớ nghĩ dịp ấy là lúc này đây. Đưa cả cậu và Duer trên chuyến bay qua Paris. Nhưng cậu đã ném trả thẳng vào mặt tớ". Nó gườm gườm nhìn tôi. "Bây giờ tớ phải nói thẳng với cậu sự thật. Ray Duer không phải là người xấu. Anh ta có cốt cách và cái đó bây giờ cũng là hiếm. Anh ta không đến nỗi xấu trai. Anh ta có việc làm tử tế với một hãng lớn, tương lai còn đang rộng mở trước mắt. Người đàn bà còn cần gì hơn thế nữa? Carol, cậu biết số đàn bà ở Mỹ là bao nhiêu không? Tám mươi triệu người như cậu và tớ, và nếu có dịp là họ nhảy bổ vào những anh chàng như Ray Duer. Vẫn chưa hết đâu, cô bạn. Chúng ta có khối gì máy bay phản lực, đúng không? Việc đi lại đến các nơi trên thế giới thật dễ dàng, đúng chứ? Chà, chỉ cần ngồi máy bay sáu tiếng, Ray Duer đã có thể chọn được cả tỷ cô gái đủ các kích cỡ, màu da. Cậu phải nhét cái đó vào đầu cho nhớ, Carol ạ. Nếu cậu muốn anh chàng đó, cậu hãy nhảy xuống ngựa ngay đi và phải tính thế nào cho thật nhanh".
    Tôi bỏ đi.
    Lys
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này