Nam Định News Hi, every body ! Mình là một người con sinh ra và lớn lên tại NĐ, mình rất vui khi được giao lưu cùng với các bạn(biết đâu trong giao lưu gặp lại bạn bè học cùng phổ thông với mình) Có một điều mình thắc mắc trong diễn đàn của chúng mình không có bản tin về Nam Định( tình hình kinh tế chính, xã hội &văn hoá....), và các chuyên mục nói làm thế nào để phát triển kinh tế tỉnh nhà( tỉnh mình chỉ có tiếng học, nhưng mà kinh tế thì nghèo lắm) Mong rằng các bạn hãy đóng góp thường xuyên, và update các sự kiện của tỉnh nhà lên, để những đứa con NĐ lúc nào vào www.ttvnol.com cũng biết một chút về quê hương.
http://www1.ttvnol.com/forum/namdinh/568715/trang-6.ttvn Cùng với topic này mong dnet góp ý nhiều để phát triển nhá
Tin Xã Hội(10/10/2006) +Tỉnh Nam Định triển khai thực hiện Nghị định 93/2006/NĐ-CP, của Chính phủ về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và điều chỉnh trợ cấp hàng tháng đối với cán bộ xã đã nghỉ việc, Nghị định 94/2006/NĐ-CP về điều chỉnh mức lương tối thiểu chung Tới dự có các đồng chí là Trưởng phòng Nội vụ lao động thương binh và xã hội, Trưởng phong Tài chính Kế hoạch, Trưởng phòng Giáo dục ?" Đào tạo các huyện, thành phố, và trưởng phòng Tổ chức cán bộ, kế toán trưởng các sở, ban, ngành trong tỉnh +Đồng chí Trần Minh Oanh Phó bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo huyện Vụ Bản, Sở Văn hóa thông tin vừa đi kiểm tra tiến độ thi công, tu sửa, nâng cấp quần thể khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Dầy huyện Vụ Bản +Đến nay, thành phố Nam Định đã cấp phép cho 38 doanh nghiệp đầu tư vào CCN An Xá với tổng diện tích 29,8 ha trong tổng số 34ha đất quy hoạch cho CCN. Tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp đạt 306 tỷ đồng, trong đó có một doanh nghiệp thuộc đoàn Seo - Vít (Hà Lan) 100% vốn nước ngoài và với tổng đầu tư 5 triệu USD +9 tháng năm 2006, giá trị khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản của huyện Nghĩa Hưng đạt 304,5 tỷ đồng, bằng 70,2% kế hoạch. Tổng sản phẩm thuỷ sản đạt 18266 tấn, trong đó nuôi nước ngọt 2970 tấn, nuôi nước mặn lợ 7580 tấn, khai thác 7761 tấn. Các cơ sở sản xuất giống thuỷ sản trên địa bàn huyện đã sản xuất 148,1 triệu con tôm, cá giống các loại. (Nguồn từ www.namdinh.vn)
+Được sự tài trợ của Đại sứ quán Phần Lan tại Việt Nam từ tháng 1-2006, Hội Phụ nữ tỉnh Nam Định đã tiếp nhận, triển khai dự án ?oPhòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em và khuyến khích di cư an toàn cho phụ nữ? tại 4 xã Xuân Tân, Xuân Phú (Xuân Trường), Giao Tiến, Hoành Sơn (Giao Thuỷ). Tin Báo Nam Định
Để cho topic này nội dung thêm phong phú, mình mạo gửi đến các bạn về lịch sử thành Nam, thành phố hơn 700 tuổi 1. Địa lý tự nhiên Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về Nam Định với anh thì về Nam Định có bến Đò Chè Có dinh Tổng Đốc, có nghề ươm tơ (1) Đó là khúc hát trao duyên của chàng trai Thành Nam xưa gửi cô gái phương xa tự hào về quê mình là một đô thị lớn, thủ phủ của một tỉnh quan trọng có dinh Tổng Đốc, có bến sông buôn bán sầm uất, có nghề thủ công lâu đời và phát triển. Cái thành phố với diện tích 6 km2 cách thủ đô Hà Nội 87 km về phía Nam, nằm trong khoảng kinh tuyến 1030 49 59" đông, vĩ tuyến 20025 bắc, chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, có giông bão, độ ẩm cao, lượng mưa tới 2.500mm, căn bản vẫn là mảnh đất đáng quí, có nhiều sức hấp dẫn. Như nhiều thành phố khác trên thế giới, Nam Định xưa cũng là một "thành phố-sông" (ville-fleuve). Sách "Nhất thống chí" chép rằng "Thành - tỉnh Nam Định ở thượng lưu địa hạt, sông ngòi bao bọc, bán buôn đông đúc, chợ búa sát nhau làm mật độ hơi lớn (2). Cách vài dặm về phía tây- bắc Thành có ngã ba sông Vị Hoàng. Đây là hạ lưu sông Nhị Hà có chỗ rất sâu. Chỗ sâu nhất đến 15 trượng, xưa vua Lê thường đóng quân ở đây". Chẳng phải ngẫu nhiên mà thành - tỉnh Nam Định trở nên một vùng trù phú như thế. Nghiên cứu sâu trong lòng đất, các nhà địa chất cho biết rằng vùng Nam Định xưa là một vùng biển - 170 triệu năm trước nước biển còn vỗ vào vùng rừng núi Ninh Bình, dưới chân "Động người xưa" đến nay vẫn còn nhiều tầng lớp vỏ sò vỏ hến. Sau hai lần thoái biển, phù sa lắng đọng dần thành đầm lầy, rồi thành rừng rậm nguyên sinh như vùng Cúc Phương hiện nay. Cuộc biển dâu ấy diễn ra hàng triệu năm và mảnh đất Nam Hà, Ninh Bình hiện nay ra đời từ khoảng thời gian ấy. Phù sa của dòng sông Hồng và sông Thái Bình chảy ra biển tụ lại thành dòng phù sa ven bờ theo hướng đông - bắc tây - nam đến đây gặp hòn Nẹ ở ngoài khơi hai huyện Kim Sơn, Nga Sơn chặn ở phía ngoài làm cho vùng biển khá yên tĩnh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho bờ biển phát triển theo kiểu bồi tụ, từ đó phù sa bồi nhanh, hàng năm trên dưới 100m. Các cồn cát duyên hải nổi dần lên và nằm cố định chứ không tiếp tục di chuyển nữa, dần dần nằm khá sâu vào nội địa và được san phẳng đến mức khó nhận biết được sự có mặt của chúng. Thành phố Nam Định ở trên một vùng cồn cát duyên hải như thế có đất màu nâu tươi mang đặc tính phù sa sông Hồng, chủ yếu là các hạt sét và cát nhỏ và mịn (3). Với những hiểu biết bước đầu, ta thấy đất nước Việt Nam có thể là một trong những cái nôi loài người xuất hiện sớm nhất. Những chiếc răng tương tự như răng người vượn ở Bắc Kinh phát hiện được ở Bình Gia (Lạng Sơn ) và đặc biệt di tích buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ (huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá) chứng tỏ rằng cách đây mấy chục vạn năm, trên đất Việt đã có bầy người nguyên thuỷ sinh sống. Di tích của loài người trong những thời đại muộn hơn cũng phát hiện ở Thung Lang (Ninh Bình) Trong các địa điểm thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, giúp chúng ta tạm hiểu được rằng người cổ đã ở gần thành phố và có thể đã tràn về thành phố cách đây trên chục vạn năm (4). Nhiều chiếc rìu đá có vai, các hòn ghè, chầy đá, bàn nghiền đã tìm thấy ở nơi xa, cách thành phố 40 - 50 km như ở núi Chùa thôn Phong Phú, xã Ninh Giang, núi Bùng thôn Cam Giá, động Hưng Long, thôn Đới Nhân xã Ninh Khánh, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi ở gần thành phố cách đây từ 15 đến 20 km, ở Tiên Hưng, xã Kim Thái, Lê Xá, xã Hồ Sơn, hang Lồ (huyện Vụ Bản) là di tích của người nguyên thuỷ thuộc hậu kỳ đồ đá mới hoặc sơ kỳ đồ đồng cách chúng ta khoảng 2500 năm, kỉ niên của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ (5). Tư liệu nhà bảo tàng Sở VHTT - TT Hà Nam Ninh.Những người này từ rừng sâu, núi cao vùng Ninh Bình tiến công khai phá vùng đồng bằng, ven biển lập làng sinh sống là cư dân đầu tiên trên đất Nam Định mà thành phố là tỉnh lị. Một số người nữa men theo sông Hồng đi xuống. Ở Duy Tiên các nhà khảo cổ đã phát hiện ra mũi giáo đồng, rìu đồng, "nhíp" đồng để gặt lúa như thư tịch cổ ghi chép. Đây chính là người Lạc Việt sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hồng bước sang thời kỳ đồ đồng. Họ sống bằng nghề nông theo nước chiều lên xuống. Nghề nông phát triển, nghề thủ công như đẽo đá, đúc đồng làm đồ gốm ra đời. Con người cổ thuần dưỡng chăn nuôi gia cầm, gia súc tiến tới trồng dâu nuôi tằm... Từ thế kỷ 10, nhất là thế kỷ 12,13, những người thợ thủ công giỏi của La Xuyên, Cát Đằng, Tống Xá (Ý Yên), Quần Phương (Hải Hậu), Phương Để (Nam Ninh), Vân Tràng (Nam Ninh)... đi về thành phố - những người thợ giỏi của Thăng Long, Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình... bị tập trung về đây để xây dựng cung điện cho nhà vua. Cũng nhiều người "chạy đói lên bắc, chạy giặc xuống nam" tân cư rồi định cư ở đây. Cư dân đầu tiên trên mảnh đất này hình thành dần dần từ đời này qua đời khác. Đến năm 1226, nhà Trần thành lập. Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú ghi rằng: "Tiên tổ nhà Trần lập nghiệp ở đất An Sinh thuộc huyện Đông Triều, đến đời thứ tư mới về Tức Mặc" (6). Xóm nhỏ nơi tiên tổ nhà Trần định cư, lúc đó còn là một vùng quê yên tĩnh chưa có tên tự đã thành quê hương nhà Trần. Khi Trần Cảnh mới tám tuổi, Trần Thủ Độ đưa lên ngôi vua, nhà vua lấy miếu hiệu Trần Thái Tông, nối nghiệp nhà Lý ở thành Thăng Long - Nhà Trần đặt tên quê hương là Tức Mặc - thuộc lộ Thiên Trường ("Lộ" là một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh hoặc liên tỉnh bây giờ). Làng nhỏ ven sông Hoàng Giang với những con đường cát phẳng mịn màng của một vùng giáp biển mát rượi cây xanh, những hàng đại thụ, đã thành "quí hương", vua thường về thăm. Từ kinh đô Thăng Long vua xuôi theo dòng sông Nhị, rẽ vào sông Hoàng, sông Vĩnh Tế là tới quê hương. Năm 1239, vua Trần Thái Tông đã 22 tuổi "... nghĩ đến Tức Mặc là nơi làng cũ của mình nên hạ lệnh cho Phùng Tá Chu làm Nhập nội Thái phó dựng hành cung ở đây để thời thường đến chơi...? (7). Hành cung lúc đó chỉ mới là những công trình kiến trúc đủ cho nhà vua nghỉ ngơi khi về thăm quê. Năm 1258, sau khi quân dân nhà Trần đánh bại cuộc sâm lược thứ nhất của Nguyên Mông, Trần Thái Tông quyết định trao lại quyền hành cho Thái tử Hoàng - Thái tử lên ngôi lấy miếu hiệu là Trần Thánh Tông đóng đô ở Thăng Long. Sau bốn năm lưu lại Thăng Long để dìu dắt vua con trong việc cai trị đất nước, chủ yếu là lo việc đối ngoại với nhà Nguyên ở phía bắc, quân Cham-Pa ở phía nam, Thượng Hoàng lui về ở Tức Mặc. Nói là nghỉ ngơi, nhưng có thể đây là ý đồ chiến lược của vua quan nhà Trần. Sau chiến thắng quân Nguyên lần đầu, nhà Trần thấy rõ âm mưu xâm lược của quân Nguyên sẽ còn nhiều lần tiến đánh Việt Nam nên đã chuẩn bị đối phó. Nhà Trần thấy cần lui về quê hương xây dựng cơ sở thứ hai, thu ngắn đoạn đường rút về căn cứ kháng chiến ở núi rừng Ninh Bình - Trường Yên. Vì thế, Tức Mặc thực chất là kinh đô thứ hai. Thế là chỉ mấy năm sau, những lâu đài, cung điện mọc lên nguy nga lộng lẫy, qui mô chưa được như Thăng Long, những kiến trúc đã theo kiểu cung đình tráng lệ. Tháng hai năm Nhâm Tuất (1262), nhân dịp Thượng Hoàng ban yến tại quê nhà, vua Trần Thánh Tông quyết định" ... đổi tên làng thành Phủ Thiên Trường (thăng từ xã lên phủ đều tỏ cái uy của vương triều và có một An Phủ sứ, trọng nhậm). Để tỏ lòng hiếu nghĩa với vua cha, Trần Thánh Tông cho xây dựng cung "Trùng Quang" làm nơi dành riêng cho các Thượng Hoàng sau này, ai nhường ngôi cho con thì về đây an dưỡng. Bên cạnh cung Trùng Quang lại cho dựng cung Trùng Hoa làm nơi dành riêng cho nhà vua ngự mỗi khi về thăm Thượng Hoàng. Chùa Phổ Minh xây dựng từ đời nhà Lý được trùng tu lại cho tương xứng với quần thể kiến trúc mới. Hương Tức Mặc - Phủ Thiên Trường nghiễm nhiên nổi lên những công trình kiến trúc qui mô vương giả. Nội cung có hai cung Trùng Quang, Trùng Hoa (địa điểm ở đền Trần hiện nay sát chùa Phổ Minh). Ngoại cung ở bên phải chênh chếch về hướng đông có các cung Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ là những nơi xây dựng các phủ đệ dành cho các vương phi, các quan lưu thủ, các sắc dịch thuộc bộ máy phục vụ cho khu Thượng Hoàng. Phủ Thiên Trường tuy không phải là kinh đô của đất nước, nhưng thực chất một thứ "đô" của Hoàng gia - Cảnh quan và sinh hoạt của một làng quê yên tĩnh thay đổi hẳn. Nổi bật là khu trung tâm Trùng Quang, Trùng Hoa với hàng chục lâu đài to nhỏ, cao thấp khác nhau, mái cong cong uyển chuyển, lợp ngói lưu li mũi hài tráng men xanh thẫm. Hai cung xưa nay không còn nữa. Nhưng qua cuộc khảo sát năm 1947 của Cục Bảo tồn bảo tàng ở đền Thiên Trường (nơi thờ 14 vị vua Trần) và đền Cố Trạch (nơi thờ Đại Vương Trần Hưng Đạo), ta còn thấy nền móng thành, nhà, ống cống ngầm thoát nước, tháp lớn tráng men trắng có hoa văn miệng viền hình cánh sen, nền nhà, sân lát gạch hoa, đầu rồng bằng đất nung, bát đĩa, liễn sành, sứ còn ghi chữ "Thiên Trường phủ chế" (8). Chùa Phổ Minh về phía tây xây theo kiểu nội công , ngoại quốc, có vạc đồng nghìn cân là một trong "tứ đại khí" của nước ta thời đó. Tháp Phổ Minh xây dựng vào thập kỷ đầu thế kỷ XII cao 14 tầng, tầng dưới cùng bằng đá xanh, là hình ảnh một cỗ kiệu, 13 tầng trên xây gạch đỏ có độ nung cao, rêu không mọc được, càng mưa, càng nắng, càng đỏ, càng tươi. Cũng tại nơi đây nhiều kinh kệ quí đã được lưu giữ. Sử cũ còn nghi tháng 2 năm Ất Mùi (1295), năm thứ ba đời vua Trần Anh Tông, vua sai nội viện ngoại langTrần Khắc Dũng và Phạm Thảo cùng đi với Sứ Nguyên sang Trung Quốc "thu được Bộ kinh Đại tạng đem về để ở phủ Thiên Trường, cho in bản phó để lưu hành" (9). Nơi đây cũng là nơi đã đặt một phần xá lỵ (10) của vua Trần Nhân Tông, người đã cùng Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập môn phái Phật giáo Trúc Lâm , một giáo phái đã kết hợp cái thiện của đạo Phật với cái nhân nghĩa Việt Nam, đoàn kết được dân tộc góp phần đánh thắng quân Nguyên Mông. Chùa Phổ Minh có một thời là trung tâm Phật giáo quan trọng trong nước. Vào những năm nhà vua trạm rồng lên người ở cung Trùng Quang, nơi đây mở hội Vô lượng. Trong ngày hội ấy, Thượng Hoàng đứng ra chủ trì, bố trí vàng bạc, tiền của cho người nghèo và giảng kinh giới thí cho thiện nam, tín nữ nghe (11). Vây quanh phủ là một số vườn, Thượng Hoàng và nhà vua thường ngoạn cảnh. Những vườn này mang tên thật đẹp: vườn hoa mang tên Phù Hoa (sau này là làng Phù Nghĩa), vườn Liễu hay Hoa Nha sau đổi thành là Liễu Nha, vườn lựu hay Lựu Phố. Các vườn này là nơi trồng hoa, ươm hoa và cây cảnh cho vương phủ. Phường Phương Bông là nơi hoàng gia xem ca múa, hoạ đàn. Ngoài ra còn khu vườn quan dành riêng cho các quan. Năm 1281 năm thứ 4 đời vua Trần Nhân Tông, Nhà vua cho xây dựng ở làng Văn Hưng một khu trường học, giảng văn, bình thơ. Chính ở nơi đây đến đời Trần Nghệ Tông (1370 - 1371) nhà vua mở khoa thi hội, thi đình. Ở đây, Đào Sư Tích người huyện Nam Chân (Nam Ninh hiện nay) đã đỗ Trạng nguyên làm quan đến chức Nhập nội hành khiển hữu ty lang trung và trở thành người thân cận của Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông (12). Cũng trong khoa thi ấy có Nguyễn Phi Khanh, người làng Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây), thân phụ người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, đã đỗ Thái học sinh (sau này là tiến sĩ) (13). Những ngày nhà vua mở khoa thi ở đây, cả hành cung Thiên Trường náo nhiệt, tưng bừng: Ba năm Chúa mở khoa thi, Đệ nhất thi hát, Đệ nhì thi bơi, Đệ tam thi đánh cờ người, Phương Bông tứ xứ, mồng mười tháng ba. Các cuộc thi múa, hát, đánh cờ người, thi bơi thuyền để "chào đón những thượng khách của nước nhà" đã thu hút hàng vạn nhân dân tứ xứ. Cảnh quan quê hương Tức Mặc - Thiên Trường thêm điều đặc biệt là có sông Vĩnh Giang (Vĩnh Tế) uốn khúc quanh co trở thành nơi du ngoạn của hoàng gia. Từ kênh Phù Long, sông Vĩnh Giang chảy qua Đệ Nhị sang Đệ Nhất, cầu Viềng, Đệ Tam, Vân Hưng vòng Liễu Nha lên đền Trần - dòng sông chảy tiếp đến chùa Phổ Minh rồi qua làng Hậu Bồi, Phú Ốc để rồi cuối cùng đổ vào kênh Tiểu Cốc nhập vào dòng An Tiêm. Dòng sông Vĩnh Giang đã nối liền toàn bộ kinh thành lại với nhau. Đôi bờ sông Vĩnh, nơi thì "Liễu tốt tươi thướt tha rủ lá xuống mặt nước" khiến "thuyền ******n liễu lướt khe đi", nơi thì cam quýt chín vàng. Đây là bến thuyền vua ngự, cùng hoàng hậu, cung phi chèo thuyền xem cảnh. Kia là cầu Vòng Ngọc, điện Cửu Trùng, quán rượu. Theo các địa danh cổ thì vùng này nối liền hai bờ sông là các cầu: cầu Thóc, cầu Rượu, cầu Quan, cầu Quít . Theo Đại Nam nhất thống chí, cầu lớn nhất là cầu Vĩnh (nay là cầu Viềng). Sang đầu thế kỷ XIX, cầu làm kiểu "thượng gia, hạ trì" (trên có nhà, dưới có ao) toàn bằng gỗ tốt, có mái ngói tre trên 9 nhịp cầu. Lê Trắc, một sử gia đương thời trong tác phẩm "An Nam chí lược" đã viết: "Ở đây, nước triều quanh thành, hoa cỏ bên bờ tươi tốt, mùi hương xông ngát, có những thuyền hoa trang hoàng đẹp đẽ qua lại trên sông như cảnh tiên vậy". Phạm Sư Mạnh, học trò Chu Văn An, đỗ Thái học sinh thời Trần Minh Tông (1314 - 1329) làm quan đến chức Tri khu mật viện sứ rồi thăng nhập nội nạp ngôn nhiều lần hộ giá vua về cung Thiên Trường đã ca ngợi kinh đô thứ hai này là nơi "muôn năm cơ nghiệp mở huy hoàng" Thuý lãng, ngọc hồng, sơn thuỷ quốc Bích môn kim khuyết đế vương đô Hải thành thổ cộng bao cam quất Thiên thuộc quân trang vệ trục lô. Dịch Sông xanh, cầu ngọc, miền sơn thuỷ Cửa biếc cung vàng đất đế vương Cam quít ngon tươi dâng thổ sản Thuyền cồ hùng mạnh rực quân trang. Ngay từ thuở nhà Trần dựng nghiệp, Trần Nhân Tông qua bài "Hạnh Thiên Trường cung" đã ca ngợi quê hương Tức mặc là một "tiên châu". Cảnh thanh u, vật diệc thanh u Thập nhị tiên chu thử nhất chu. (Cảnh thanh u, vật cũng thanh u, 12 tiên châu, đây là một tiên châu)Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1285, với ý đồ chiến lược xây dựng kinh đô thứ hai để chuẩn bị đối phó với quân Nguyên, vua quan nhà Trần không thể không phòng vệ khu kinh thành này. Một quân doanh đã được thành lập để bảo vệ cung Thiên Trường và cũng là một căn cứ dự bị chống quân xâm lược Nguyên Mông hai mươi ba năm sau đó. Quân doanh đóng cách vương phủ trên 2 dậm (khoảng 3 km) bên bờ sông. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ II năm 1285, quân triều đình dự định rút về Thiên Trường (Nam Hà), Trường Yên (Ninh Bình). "Từ Thăng Long, Thoát Hoan huy động đại quân đánh xuống Thiên Trường. Quân Toa Đô ở Thanh Hoá cũng được lệnh tiến quân ra Trường Yên. Quân thù tập trung binh lực, tạo thành hai gọng kìm hòng bao vây tiêu diệt quân ta. Nhưng Trần Quốc Tuấn đã tổ chức cuộc hành quân đầy mưu trí để đánh lạc hướng kẻ thù, thoát khỏi thế bao vây. Từ Thiên Trường một bộ phận quân ta rút về các lộ vùng Đông - Bắc (Hải Phòng - Quảng Ninh) để dử quân địch đuổi theo rồi chờ khi đạo quân Toa Đô đã vượt ra Thanh Hoá tiến ra Trường Yên thì quay vào chiếm Thanh Hoá làm căn cứ. Toa Đo vừa vất vả tiến ra Trường Yên lại được lệnh đánh vào Thanh Hoá. Đến đây âm mưu của địch bao vây tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não kháng chiến của ta bị thất bại hoàn toàn (14). ". Còn nữa
Rõ ràng bộ máy đầu não kháng chiến của ta đã đóng ở Thiên Trường. Quân chủ lực cũng đã ở đây, và như vậy, Thiên Trường đã có một quân doanh. Chỉ tiếc rằng vị trí địa điểm của quân doanh từ Hữu Bị (xã Mỹ Trung) đến xã Vị Hoàng chưa được xác định. Và chỉ sau thời kỳ này, nhà Trần phải cho đào một con sông qua làng Vị Hoàng để rút ngắn đường đi của con sông Vĩnh Tế đổ vào Tiểu Cốc. Con sông đã mang tên Vị Hoàng và quân doanh chuyển về đó, vừa là trại quân vừa là kho lương thảo, thuyền bè tấp nập, tập hợp các hoạt động sản xuất buôn bán, vừa phục vụ các cư dân ngày càng đông đúc tụ về nơi đô hội này. Bến Vị Hoàng, rồi chợ Vị Hoàng dần dần ra đời từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông và tồn tại đến ngày nay. Vậy là Nam Định từ "đô" mà có "thị", khác hẳn các nơi khác từ "thị" mới lên "đô". Các đô thị Việt Nam ra đời và phát triển theo qui luật chính trị, xã hội chung, nhưng mỗi đô thị lại có những điều kiện lịch sử khác nhau. Hà Nội, Huế được chọn làm kinh đô mà trở nên thành thị. Có nơi vốn có hải cảng mà trở nên thành thị như Hải Phòng, Sài Gòn. Có nhiều "thị" làm ăn phồn thịnh rồi có trị sở hành chính mà từ thị lên "đô". Nhưng có những "thị" có một thời rất phồn vinh như phố Hiến, Vân Đồn mà không có "đô". Mỗi đô thị vươn lên tồn tại còn vì những điều kiện kinh tế, chính trị quân sự khác nhau. Thành phố cổ Nam Đinh được hình thành từ khi có vương phủ Tức Mặc, Thiên Trường, có quân doanh Vị Hoàng. Có thể nói nó ra đời từ phương thức "đô" mà có "thị" là như thế (15). Các chính sử của ta chép rằng: ngay trong thời kỳ đất nước ta còn bị quan phong kiến Trung Hoa đô hộ, Khúc Thừa Hạo sau khi đánh thắng nhà Hậu Lương, năm 929 đã chia lãnh thổ nước ta, khi đó còn gọi là Giao Châu, làm 10 đạo. Dưới đạo là lộ, phủ, châu, xã. Đến đời Đinh và Tiền Lê, các đơn vị hành chính này vẫn tồn tại. Đến năm Thuận Thiên thứ 10 (1010) Lý Thái Tổ đổi 10 đạo ra làm 24 lộ thì mảnh đất sau này là "Thành Nam xưa" thuộc lộ Thiên Trường, lộ đứng đầu 24 lộ, và là phủ lỵ của lộ Thiên Trường, đứng đầu là một văn quan gọi là Tri phủ, một quan văn phụ tá gọi là Thân phủ. Các đơn vị hành chính cấp dưới chưa xác định rõ là làng, xã mà cứ phân chia 15 người thành 1 giáp, có một quản giáp chủ yếu làm việc thu thuế. Sang đời Trần, vua Trần Thái Tông chia nước ta làm 12 lộ. Lộ Thiên Trường vẫn đứng đầu. Lộ chia thành phủ (ở đồng bằng) và châu (ở miền núi) có viên quan cau trị là Tri phủ. Riêng hương Tức Mặc là nơi có hành cung của Thượng Hoàng được đặc cách thành phủ Thiên Trường có vị quan là An phủ sứ chịu trách nhiệm cả lộ và phủ Thiên Trường. Đến năm 1398, đời vua Trần Thuận Tông, nhà vua giáng chiếu lập thêm một phân hạt hành chính trên xã là huyện. Huyện đặt dưới quyền điều khiển của một viên quan văn gọi là Lệnh uý và một viên quan văn giúp việc gọi là Chủ bạ. Nhiều huyện hợp thành châu, nhiều châu hợp thành phủ do một viên quan ra gọi là Trấn phủ sứ giữ quyền điều khiển . Vị phụ tá gọi là Trấn phủ phó sứ. Nhiều phủ hợp thành lộ đứng đầu là An phủ sứ và An phủ phó sứ "Thành Nam xưa" dưới thời vua Trần Thuận Tông có thể chỉ còn là một huyện có viên Lệnh uý cai trị và giúp việc là viên Chủ bạ. Vì là phủ lỵ nên chia ra các phường, miền phụ cận vẫn gọi là hương. Đời nhà Hồ, "Thành Nam xưa" vẫn thuộc Thiên Trường phủ lộ. Nhưng khi nhà Minh đã đánh chiếm nước ta (1407) thì Nam Định đổi thành phủ Phụng Hoá, một trong 16 phủ mới. Sang đời Lê, vua Lê Thái Tổ, ông vua khai sáng nhà Lê (1428 - 1443) đất nước ta chia là 5 đạo. Đứng đầu mỗi đạo là một vị hành khiển. Mỗi đạo chia làm phủ, lộ, trấn, châu, xã. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) 5 đạo chia thành 12, sau thành 13 xứ 52 phủ, 172 huyện, 80 châu. Năm Quang Thuận thứ 7 đời vua Lê Thánh Tông (1466), lộ Thiên Trường đổi thành Thiên Trường thừa tuyên, đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi thành Sơn Nam thừa tuyên. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đời vua Lê Thánh Tông gọi là xứ Sơn Nam. Đến năm Lê Cảnh Hưng thứ 2 (1741), xứ Sơn Nam đổi thành Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ. "Thành Nam xưa" thuộc Sơn Nam hạ và vẫn là tỉnh lị. Cuối đời Tây Sơn (1788 - 1802) các thừa tuyên đổi thành trấn - Trấn Sơn Nam hạ có quan cai trị là Trấn thủ, cơ quan phụ tá là Hiệp trấn - "Thành Nam xưa" vẫn là phủ lỵ của trấn coi như một huyện nên có một quan văn gọi là Phân tri, một quan võ gọi là Phân xuất cai trị. Sang đời nhà Nguyễn, vua Gia Long (1802 - 1819) không có thay đổi gì lớn. Nhưng đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) Sơn Nam hạ trấn đổi thành trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn Nam Định thành tỉmh Nam Định. Tỉnh là một danh từ thông dụng ở Trung Hoa thời bấy giờ chỉ là một phân khu hành chính. Quan đứng đầu tỉnh tuỳ theo tỉnh to nhỏ gọi là Tổng Đốc hay Tuần phủ ở miền Bắc, Tuần Vũ ở miền Trung. Từ 27 trấn thời Gia Long, số tỉnh tăng lên 31 dưới thời Minh Mệnh. Các tổ chức hành chính này được giữ y nguyên dưới đời vua Thiệu Trị, vua Tự Đức. Mãi đến năm 1884 "Thành Nam xưa" vẫn là tỉnh lị nên năm Gia Long thứ 3 (1804) Gia Long cho xây thành đất, năm Minh Mạng thứ 14 (1833), thành xây lại bằng gạch. (16) Sinh ra từ một vùng quê yên tĩnh, mát rượi cây xanh, cam quýt chín vàng, có hoa cảnh lạ, sông nước với đôi bờ liễu rủ bao quanh các đình đài của một vương cung xưa, cảnh quan u nhã, sinh hoạt cung đình pha màu thiền đạo, một "tiên châu" có nền văn học nghệ thuật lâu đời và phát triển, người Nam Định xưa được coi là "nghĩa dân", "nghĩa hộ". Cảnh và người Nam Định đã có hẳn một lịch sử, một nguồn gốc sâu xa. nguồn từ vnnd.thitruongnamdinh.com
Thành lập Hội đồng tư vấn Khuyến nông tỉnh Nam Định Ngày 11-10-2006, Sở NN-PTNT đã công bố quyết định thành lập Hội đồng tư vấn Khuyến nông tỉnh theo Quyết định số 2210/QĐ-UBND và Quyết định số 2211/QĐ-UBND ngày 28-9-2006 của UBND tỉnh. Đồng chí Trần Xuân Giai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh tới dự. Theo Quyết định của UBND tỉnh, Hội đồng tư vấn Khuyến nông tỉnh là tổ chức tư vấn Khuyến nông tỉnh là tổ chức tư vấn bán chuyên trách về khuyến nông, gồm 15 thành viên đại diện các tổ chức, cá nhân trong tỉnh có liên quan đến công tác khuyến nông. Hội đồng tư vấn Khuyến nông tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp của UBND tỉnh và hoạt động theo quy định gồm 5 chương 20 điều của UBND tỉ Nam Định: Trên 44,2 nghìn con gia súc được tiêm vắc-xin phòng bệnh lở mồm, long móng Ban Dân vận Tỉnh uỷ vừa tổ chức kỷ niệm 76 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (ngày 15/10/1930 - 15/10/2006), gặp mặt thân mật cán bộ làm công tác Dân vận của tỉnh qua các thời kỳ Vụ Bản - Nam Định: Gần 300 cán bộ cơ sở được bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ Được sự chỉ đạo của huyện ủy, từ đầu năm đến nay, Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vụ Bản đã mở 25 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho 2988 học viên, trong đó có 13 lớp về công tác xây dựng Đảng, 9 lớp về công tác quản lý nhà nước, 3 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đoàn thể. 9 tháng, sản lượng thuỷ sản của tỉnh Nam Định đạt 48 nghìn 500 tấn, tăng 8,3% so cùng kỳ 9 tháng năm 2006, tổng sản lượng thuỷ sản trong tỉnh đạt 48 nghìn 500 tấn, tăng 8,3% so cùng kỳ, giá trị sản lượng ước đạt 483 tỷ đồng, bằng 75,9% kế hoạch năm Nam Định: Giá trị sản xuất ngành cơ khí tăng 35% so cùng kỳ 9 tháng đầu năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành cơ khí đạt 853,5 tỷ đồng, tăng 35% so cùng kỳ. Nhiều sản phẩm đạt giá trị cao, tăng trưởng khá như đóng mới 548 ô tô, tăng 407,4%; đóng mới 193 phương tiện thuỷ, tăng 41,9%; sản xuất 11116 máy trộn bê tông, máy tuốt lúa, tăng 13,9%. Một số doanh nghiệp đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ là Cty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ Hoàng Anh tăng 80%; nhà máy đóng tàu Hà Nam tăng 111,4% Cty TNHH Hoàng Thọ Đức tăng 50,5%. Nguồn từ www.namdinh.vn, www.namdinh.gov.vn, báo Nam Định.
Mình xin giới thiệu với các bạn các đơn vị hành chính của tỉnh Nam Định qua các thời kỳ Hành chính Nam Định qua các thời kỳ Nhà thờ Khoái Đồng vùng đất Nam Định ngày nay vào đời Hùng Vương thuộc bộ Lục Hải (một trong số 15 bộ của nước Văn Lang bấy giờ). Thời thuộc Hán thuộc quận Giao Chỉ. Thời Tam Quốc thuộc châu Giao. Thời thuộc Lương thuộc quận Ninh Hải. Thời thuộc Tuỳ thuộc quận Giao Chỉ. Đầu thời thuộc Đường đặt làm châu Tống. Nhà lý chia cả nước thành 24 lộ, trong đó có đặt lộ Hoàng Giang, thời Trần lập phủ Thiên Trường, bao gồm các huyện Mỹ Lộc, Tây Chân (Nam Trực, Trực Ninh), Giao Thuỷ (Xuân Trường, Giao Thuỷ), Thượng Nguyên (nay là một phần huyện Mỹ Lộc, một phần khác thuộc Thái Bình), tương đương với toàn bộ vùng đất phía đông tỉnh Nam Định ngày nay. Lộ Hoàng Giang, thời Trần thuộc phủ Kiến Hưng, bao gồm các huyện Ý Yên, Thiên Bản (Vụ Bản), Độc Lập (Vụ Bản), Đại An (Nghĩa Hưng), Vọng Doanh (Ý Yên), tương đương với vùng đất phía tây tỉnh Nam Định ngày nay. Thời thuộc Minh, năm Vĩnh Lạc thứ 5 (1407) đổi phủ Thiên Trường thành phủ Phụng Hoá gồm bốn huyện Mỹ Lộc, Tây Chân, Giao Thuỷ, Thận Vi, đổi phủ Kiến Hưng thành phủ Kiến Bình gồm năm huyện Ý Yên, Yên Bản (Thiên Bản cũ), Bình Lập (Độc Lập cũ), Đại Loan (huyện Đại An cũ) và Vọng Doanh; năm thứ 13 (1415) gộp huyện Bình Lập vào huyện Yên Bản; năm thứ 17 (1419) gộp huyện Vọng Doanh vào huyện Ý Yên. Đầu thời Lê sơ, cả nước chia thành năm đạo, vùng đất Nam Định ngày nay thuộc Nam Đạo. Đời Lê Thánh Tông chia làm 12 đạo thừa tuyên, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đặt thừa tuyên Thiên Trường, đến năm thứ 10 (1469) dổi làm thừa tuyên Sơn Nam, đến đời Hồng Đức (1470-1497) đổi làm xứ Sơn Nam. Trấn Sơn Nam là một vùng rộng lớn tương ứng với các tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ ngày nay, gồm 11 phủ, 42 huyện. Năm Cảnh Hưng thứ 2 (1741), trấn Sơn Nam chia làm hai lộ Sơn Nam Thượng và Sơn Nam Hạ. Lộc Sơn Nam Hạ gồm các phủ Tiên Hưng, Thái Bình, Kiến Xương (tỉnh Thái Bình hiện nay) và Thiên Trường, Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định ngày nay). Thời Tây Sơn đổi làm trấn Sơn Nam Hạ, số lượng các phủ, huyện không thay đổi. Năm 1822, trấn Sơn Nam Hạ đổi tên thành trấn Nam Định, với tư cách là đơn vị hành chính (cấp trấn, rồi sau này là cấp tỉnh, cấp thành phố). Năm 1832, Minh Mệnh chia đặt các tỉnh. Tỉnh Nam Định vẫn bao gồm phần lớn trấn Nam Định trước đó. Phần đất thuộc tỉnh Nam Định ngày nay vẫn cơ bản tương đương với hai phủ Thiên Trường và Nghĩa Hưng, số lượng các huyện, tổng, xã cơ bản không có gì thay đổi lớn so với cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIV Sau khi chiếm được Nam Định, cũng như Bắc Kỳ nói chung, thực dân Pháp tiến hành hàng loạt các thay đổi hành chính. Ngày 21-3-1890, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách các phủ Thái Bình, Kiến Xương thuộc tỉnh Nam Định cùng với huyện Thần Khê tỉnh Hưng Yên thành lập tỉnh Thái Bình. Từ đây địa giới tỉnh Nam Định về cơ bản tương đương với hiện nay. Trên phương diện hành chính, một thay đổi quan trọng trong thời kỳ Pháp thuộc là trên cơ sở kết quả quá trình đô thị hoá diễn ra trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, ngày 17-10-1921, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định thành lập thành phố Nam Định, được hưởng quy chế của thành phố cấp III. Cuối thời Pháp thuộc Nam Định là một trong số 29 tỉnh của Bắc Kỳ (sau đổi thành Bắc Bộ). Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Nam Định là một trong số 10 tỉnh thuộc Liên khu III gồm 9 huyện và 158 xã. Một điều chỉnh quan trọng là ngày 21-4-1965, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 103-NQ/TVQH, sáp nhập hai tỉnh Hà Nam và Nam Định thành một đơn vị hành chính mới lấy tên là tỉnh Nam Hà. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Nam Định. Tỉnh Nam Hà ra đời từ đây. Tên Nam Định vẫn tồn tại với tư cách là thành phố Nam Định trực thuộc tỉnh. Đến ngày 24-12-1975, Quốc hội khoá V, kỳ họp thứ hai quyết nghị hợp nhất hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình thành một tỉnh mới lấy tên là Hà Nam Ninh. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Nam Định. Tỉnh Nam Hà sau 10 năm tồn tại nay là một bộ phận của tỉnh mới Hà Nam Ninh. Không còn địa danh Nam Hà. Ngày 26-12-1991, Quốc hội khoá VIII, kỳ họp thứ 10 ra Nghị quyết chia tỉnh Hà Nam Ninh thành hai tỉnh Nam Hà và Ninh Bình. Tỉnh Nam Hà có 13 đơn vị hành chính. Tỉnh Hà Nam Ninh giải thể sau 16 năm tồn tại. Tỉnh Nam Hà được tái lập. Ngày 6-11-1996, Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10 ra quyết định tách hai tỉnh Nam Hà thành hai tỉnh Nam Định và Hà Nam. Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 1.637,4km2, dân số 1.898.100 người gồm bảy đơn vị hành chính câp huyện gồm thành phố Nam Định và các huyện: Xuân Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Ninh, Ý Yên, Vụ Bản. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Nam Định. Tỉnh Nam Định chính thức được tái lập sau 31 năm. Đến đây cũng kết thúc 15 năm tồn tại của tỉnh Nam Hà qua hai giai đoạn 1965 ?" 1975 và 1991 ?" 1996Năm 1997, tách huyện Xuân Thuỷ thành hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ; tách huyện Nam Ninh thành hai huyện Nam Trực và Trực Ninh; cắt ba xã Mỹ Phúc, Mỹ Trung, Mỹ Tân của thành phố Nam Định cùng với bảy xã của huyện Bình Lục (Hà Nam) chuyển về thành lập huyện Mỹ Lộc. Hiện nay tỉnh Nam Định gồm 10 đơn vị hành chính với 1 thành phố và 9 huyện. Đó là thành phố Nam Định, các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Vụ Bản./. (Nguồn Địa chí Nam Định)