1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam Định qua báo chí

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi nonelove, 10/09/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. li_ung

    li_ung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    41
    Đã được thích:
    0
    Chuyện kỳ lạ ở Nam Định:
    "Bão" đánh tan cổ phần hoá
    Trong cơn bão số 7 vừa qua, Nam Định là một địa phương nằm trong rốn bão, cả trăm mét đê biển Thịnh Long bị bão biển đánh tan. Thế nhưng, điều kỳ lạ là "dư chấn" của cơn bão này còn phá tan cả một quá trình cổ phần hoá (CPH) được chuẩn bị công phu và dân chủ tại Cty kinh doanh và phát triển nhà ở (KDPTN) Nam Định.

    GĐ Trần Đức Nam cổ vũ cho
    phương án CPH mới.
    Cơn bão không đúng lúc
    Tính đến 16h ngày 22.9 (tức là thời điểm khoá sổ cho các nhà đầu tư bên ngoài đăng ký, đặt cọc mua cổ phần bán đấu giá), quá trình CPH Cty KDPTN Nam Định vẫn suôn sẻ.
    Số cổ phần lần đầu bán đấu giá ra thị trường thông qua Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản (Sở Tư pháp NĐ) là 173.700 cổ phiếu, với mức giá khởi điểm 10.000 đồng/cổ phần và người đặt mua nhiều cổ phiếu nhất là ông Trần Đức Nam - Giám đốc Cty KDPTN Nam Định - với 85.500 cổ phiếu, tương đương với 855 triệu đồng. Dự kiến phiên đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 27.9.
    Tuy nhiên, trong đơn khiếu nại gửi Báo LĐ, một nhà đầu tư bên ngoài đã đăng ký mua 50.000 cổ phiếu - đặt cọc 50 triệu đồng - bức xúc viết: "Không hiểu vì động cơ gì, ông Giám đốc Cty KDPTN Nam Định - thành viên của Ban chỉ đạo CPH Cty, cũng đồng thời là người đăng ký mua nhiều cổ phần nhất - đã có những phản ứng bất thường: Tự ý huỷ bỏ cuộc đấu giá bán cổ phần mà không có một thông báo hay quyết định chính thức nào của cấp quyết định phê duyệt phương án và chuyển sang CPH; tự ý quyết định trả lại tiền đặt cọc cho nhà đầu tư và tuyên bố sẽ thay đổi phương án CPH".
    Sáng 5.10, ông Nguyễn Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh NĐ, người đã ký quyết định phê duyệt phương án và chuyển Cty KDPTN thành Cty cổ phần - cho PV Báo LĐ biết: "Cty có đề nghị thay đổi, nhưng tỉnh chưa có quyết định gì. Trong cơn bão vừa rồi nảy sinh vấn đề, nếu không có vai trò của Nhà nước thì rất khó di dời dân, tu sửa nhà. Cho nên, tỉnh sẽ tranh thủ ý kiến Bộ XD thế nào cho thuận, để Cty CPH xong vẫn đảm bảo vừa kinh doanh, vừa mang tính xã hội. Còn bản thân tôi cũng muốn bán hết 100% vốn của Nhà nước tại Cty này".
    Không "ăn" được thì đạp đổ?
    Để đảm bảo tính "dân chủ" và "công khai" trong việc đề nghị không bán hết 100% vốn nhà nước nữa, mà giữ lại 30% vốn, đồng thời nâng vốn điều lệ từ 3,079 tỉ đồng lên 5 tỉ đồng, chiều 4.10, ông Trần Đức Nam - Giám đốc Cty - đã tổ chức họp lấy ý kiến biểu quyết của tập thể CBCNV Cty.
    Theo ông Nam, lý do không tổ chức bán đấu giá đúng quy định về mặt khách quan là do cơn bão số 7, về mặt chủ quan thì số đăng ký mua cổ phần đã tăng gần gấp đôi, và ông Nam khẳng định: "Một số đồng chí đăng ký mua 51% vốn để kiểm soát Cty. Về việc này, chúng tôi đã họp Đảng uỷ và đánh giá tình hình. Nếu như đấu giá bán thì giá cổ phiếu lên rất cao và như vậy thì người LĐ không thể mua được và cổ phần ưu đãi cũng phải mua giá cao. Tôi có báo cáo, quan điểm của đồng chí Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh rất rõ là dứt khoát không để người LĐ không mua được. Có đồng chí nói bán đấu giá được giá cao thì Nhà nước có lợi, quan điểm của tôi là ưu tiên cho người LĐ".
    Vậy thực sự Giám đốc Trần Đức Nam có nghĩ đến quyền lợi của người LĐ như đã nói. Trước buổi họp, tâm sự với PV Báo LĐ, ông Nam đã cho biết: "Dự kiến là anh em không mua hết" và ông Nam không ngờ là nhiều người đăng ký mua như vậy. Đặt giả dụ là không có ai đăng ký mua cổ phần, có nghĩa là không ai đe dọa quyền độc tôn lãnh đạo Cty của ông Nam, thì có lẽ tiến trình CPH Cty KDPTN Nam Định đã thành công tốt đẹp.
    Câu hỏi đặt ra là, tại sao ông Nam và một người lãnh đạo Cty lại rất nhiệt tình ủng hộ việc giữ lại 30% vốn nhà nước và nâng vốn điều lệ lên 5 tỉ đồng? Đơn giản là với phương án này, ông Nam vẫn tiếp tục nắm được Cty và tiếp tục che giấu được trách nhiệm của một số cá nhân đối với tình trạng "công nợ tồn đọng nhiều, kéo dài đã ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch SXKD của Cty, nguồn vốn kinh doanh bị chiếm dụng, không thanh toán kịp thời các khoản nợ phải trả" và con số nợ thực tế phải trả là trên 33,4 tỉ đồng!
    Theo bao Lao dong (http://www.laodong.com.vn/pls/bld/folder$.view_item_detail(140477)
    Một ví dụ rất ''xinh động'' và ''kụ thể'' cho những bức xúc của anh em!
  2. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Đọc báo thấy nhà lại có dịch gia cầm. Không biết quê ta có dính vụ này không? Sao bây giờ nhiều thiên tai và dịch bệnh thế nhỉ?
  3. minhthi78

    minhthi78 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    NAM ĐỊNH MÌNH NGHÈO, TĂNG HỌC PHÍ THÌ DÂN MÌNH THÊM KHỔ QUÁ!
    Thư ngỏ gửi ông Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo
    Học phí 900.000/tháng - Cơ hội nào cho con em gia đình nghèo?
    Đọc các báo điện tử trong nước tôi thấy Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển cho biết chỉ có số ít - nhưng là... 1/4 học sinh và sinh viên trong cả nước phải nộp học phí cao hơn từ 2006, nếu đề án được duyệt. Và đây là lý do chính để Bộ trưởng lý giải chủ trương tăng học phí trước những ý kiến phản biện sắc sảo của nhiều nhà khoa học.
    Tim tôi thắt lại khi đọc những dòng trả lời đơn giản của Bộ trưởng bởi tôi nghĩ nếu chính sách này của Bộ GD-ĐT được áp dụng, hàng nghìn em học sinh con các gia đình nghèo sẽ bị tước đi cơ hội học tập ở phổ thông và đặc biệt là đại học dầu các em có đủ khả năng học tập.
    Tuy nhiên, để bảo vệ các em không chỉ bằng tình cảm mà phải bằng các luận cứ khoa học, tôi xin có mấy câu hỏi và cũng là ý kiến phản biện sau với chủ trương này của Bộ GD-ĐT - Về công bằng xã hội:
    Bộ trưởng nói chỉ có số ít bị ảnh hưởng nhưng tại sao Bộ trưởng lại ?oquên? đưa ra con số tuyệt đối là hơn 4 triệu sinh viên, học sinh mà các báo đã nêu?
    Thưa Bộ trưởng, Bác Hồ đã nói ngay từ năm 1945 mục đích và bản chất tốt đẹp hơn của chế độ ta phải được thể hiện ở sự công bằng xã hội, đặc biệt là giáo dục ?oai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành?. Do vậy nếu chúng ta chưa miễn được học phí cho cả bậc phổ thông như đã miễn với tiểu học thì ít nhất Chính phủ cũng đừng tăng học phí.
    Bộ trưởng đã đi nhiều nước trên thế giới chắc đã biết rằng tại những nước như Australia, Anh, Pháp, Đức, họ miễn hoàn toàn học phí phổ thông. Còn đại học tuy có nước bắt đóng học phí, nhưng Chính phủ lại có chính sách rõ ràng cho tất cả các sinh viên vay tiền và chỉ phải trả khi đã tốt nghiệp và có nghề nghiệp với mức thu nhập trung bình.
    Bộ trưởng có thể nói là do các nước đó giàu hơn thì tôi xin bàn sang khía cạnh kinh tế của chính sách này. Về hiệu quả kinh tế và chất lượng giáo dục:
    Thứ nhất, các nước tư bản nói trên tuy giàu hơn, nhưng chi phí giáo dục của họ cũng cao hơn chi phí và giá cả ở Việt Nam hàng chục lần. Nhưng Chính phủ họ vẫn kiên quyết thực hiện chính sách đó.
    Thứ hai, Bộ trưởng có biết ngay tại quê hương của Bộ trưởng, một tỉnh đông dân nhất đồng bằng sông Hồng, nhưng thu nhập trung bình của một người lao động lại thấp nhất trong cả nước, có 584.000 đồng trong cả năm 2003. (Nguồn: Điều tra doanh nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Thông kê, 2005).
    Các tỉnh khác trong cả nước lao động cũng chỉ có thu nhập khoảng 800.000 đồng/năm. Vậy các ông bố bà mẹ đó lấy đâu ra tiền còn dư sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt tối thiểu để đóng học phí đại học 900.000 đồng/tháng cho một đứa con là sinh viên đại học theo như chính sách học phí mà Bộ trưởng đang bảo vệ?
    Thứ ba, Trong khi ngân sách Nhà nước cấp cho ngành giáo dục là lớn nhất và dự kiến năm sau còn tăng thêm 30% nữa, thế nhưng trước khi xây dựng chính sách học phí mới này, Bộ trưởng có chỉ đạo tiến hành điều tra, đánh giá, tổng kết các nguồn tiền này đã được Bộ GD-ĐT, các Sở, trường đại học và Trung học PT xem hiệu quả sử dụng thế nào không?
    Trong khi đó, theo điều tra, nghiên cứu độc lập của một số nhà khoa học và báo chí, số tiền đó sử dụng rất không hiệu quả ?onhư gieo vốn vào gió?. Chẳng hạn hàng nghìn người đi tham quan nước ngoài của một Dự án thuộc Bộ. Hay những số tiền đóng góp thêm của phụ huynh học sinh phổ thông không thực sự sử dụng để tăng chất lượng dạy học mà cho các mục đích khác.
    Bộ trưởng công nhận, tăng tiền phí không đơn giản là sẽ làm tăng chất lượng giáo dục, còn do nhiều nguyên nhân khác nữa, nhưng dường như Bộ trưởng quên đi một nguyên nhân chính thuộc về trách nhiệm kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền ngân sách Nhà nước cho giáo dục của Bộ GD-ĐT.
    Từ sự phân tích trên, tôi kiến nghị với Nhà nước để đảm bảo công bằng xã hội, hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước và ổn định chính trị, trong chính sách học phí nên:
    - Có những điều tra tổng hợp, đánh giá cụ thể, độc lập, khách quan hiệu quả các nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước đã và đang được sử dụng cho giáo dục (bao gồm tất cả các cấp thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo).
    - Trên cơ sở nói trên, điều phối nguồn kinh phí từ các địa chỉ sử dụng không hiệu quả vào việc giảm đến mức tối đa học phí cho học sinh và tăng các chi phí thực sự dẫn đến việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.
    Kính Thư.
  4. songdanamdinh01

    songdanamdinh01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2004
    Bài viết:
    2.729
    Đã được thích:
    0
    Làng Khuyến học Hành Thiện
    (Dân trí) - ?oĐông Cổ Am, Nam Hành Thiện?, đó là câu ca có từ bao đời nay nói lên sự nổi tiếng của làng Hành Thiện (Xuân Trường, Nam Định). Hành Thiện nổi tiếng bởi đây là đất học với nhiều danh nhân và nhiều người đỗ đạt cao.
    ?oCó tới 80% gia đình ở Hành Thiện có con đỗ Cao đẳng, Đại học?, ông Nguyễn Đăng Hùng, Chủ tịch Hội Khuyến học làng Hành Thiện, tự hào giới thiệu về mảnh đất ?ođịa linh nhân kiệt? này.
    Ngôi làng hình cá chép
    Hành Thiện với 6000 dân toạ trên mảnh đất có hình hài giống như một con cá chép ?oXưa các cụ đào sông quanh làng để chống cướp. Và ngôi làng có hình cá chép vì theo truyền thuyết thì cá chép có thể hoá rồng. Có lẽ ngay từ khi đào sông quanh làng các cụ đã cố ý làm như vậy với mong muốn con cháu trong làng có cơ hội mở mày, mở mặt với thiên hạ?, ông Hùng kể về sự tích hình dáng đặc biệt của ngôi làng như vậy.
    Làng Hành Thiện được chia thành 15 xóm (gọi là Dong), mỗi Dong như một lát cắt chạy song song với nhau kéo dài từ ?ođầu đến đuôi con cá chép?. Ngay cả cái tên Hành Thiện cũng là thông điệp của các cụ xưa với con cháu đời sau về việc sống sao cho tốt, cho đẹp và luôn biết làm việc thiện.
    ?oỞ đây đất ít lắm, làm chẳng đủ ăn, không thể trông vào ruộng, chính vì thế, lớp lớp người con Hành Thiện quyết tâm phấn đấu học tập nên người?, ông Chủ tịch hội Khuyến học làng giải thích. Đó là một trong những nguyên nhân khiến người dân Hành Thiện quyết chí phấn đấu học tập. Có lẽ không có nơi nào ở Nam Định dân số lại đông như ở đây.
    Và chính cái sự ?ođất chật, người đông? lại giúp Hành Thiện có được thành công không nhỏ trong đào tạo nhân tài. Mỗi đứa trẻ sinh ra đều có ý thức vươn lên trong học tập. Chính vì vậy, số người đỗ đạt của Hành Thiện ngày một dài thêm. Con số những người thành đạt mà ông Chủ tịch cung cấp khiến tôi giật mình: 88 vị Giáo sư, Phó giáo sư; 60 Tiến sĩ, trên 800 cử nhân cùng hàng loạt những tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động...
    Lịch sử của làng còn ghi nhận, làng đã ?osản sinh? ra tới 4 quan thượng thư, 4 quan tổng đốc, 23 quan giúp việc triều đình và gần một trăm người làm tri phủ, tri huyện.
    Trong số những người con Hành Thiện, mọi người vẫn truyền nhau câu chuyện về cụ Đặng Xuân Bảng (ông nội cố Tổng bí thư Trường Chinh), người đã đỗ Tam giáp Tiến sĩ đệ nhất danh chỉ bằng cách theo học cha mình.
    Theo Giáo sư Vũ Khiêu, cụ Đặng Xuân Bảng đã đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1856) dưới thời vua Tự Đức, mà thời đó vua Tự Đức tự mình chấm tiến sĩ chứ không giao cho ai khác. Tự Đức là vị vua nổi tiếng thông hiểu nho học, giỏi thơ văn nên những người đỗ tiến sĩ dưới thời này là một vinh dự rất lớn. Cụ Đặng Xuân Bảng đã được vua Tự Đức ban cho biển đề: ?oPhụ giáo tử đăng khoa?, nghĩa là cha dạy con mà thành đạt.
    Hội khuyến học ?ocổ? nhất
    Có lẽ không ở đâu hội Khuyến học lại có ?otiểu sử? lâu như ở đây. Theo ông Chủ tịch hội Khuyến học làng Hành Thiện, phong trào khuyến học ở đây có từ xa xưa nhằm khích lệ tinh thần học tập của lớp trẻ trong làng, đến năm 1994 Hội khuyến học của làng được thành lập, sớm hơn cả Hội khuyến học Việt Nam.
    Hội Khuyến học của làng được thành lập kèm theo một quĩ thưởng cho những học sinh có thành tích học tập tốt. Quĩ khen thưởng do những người con Hành thiện đã thành đạt lập nên để thúc đẩy truyền thống hiếu học đã có từ ngàn năm nay của làng.
    Mặc dù mức thưởng của hội Khuyến học làng không nhiều nhưng là sự động viên, khích lệ tinh thần rất lớn đối với các lớp lớp học sinh trong làng. Hội khuyến học của làng còn tổ chức các buổi lễ trao thưởng rất giản dị nhưng lại cực kỳ ?otrang trọng: ?oNhững buổi lễ khen thưởng hàng năm dành cho những học sinh giỏi cấp tỉnh, huyện và những học sinh đỗ cao đẳng, đại học hàng năm đều trở thành những ngày hội. Buổi trao thưởng được truyền trực tiếp trên đài truyền thanh xã và được tất cả mọi người quan tâm. Đây chính là sự động viên khích lệ tinh thần không dễ gì có được đối với những lứa học sinh của làng?, ông Chủ tịch kể.
    Giáo sư Vũ Khiêu, một trong những người con xuất sắc của làng từng viết về không khí học tập ở Hành Thiện: ?oBuổi sáng sớm trong vùng ấy đã vang lên tiếng đọc sách của con trai, tiếng đập vải của con gái xen lẫn tiếng sáo diều réo rắt suốt đêm. Con trai cố học giỏi thi đỗ, con gái gìn giữ nết na để phụng dưỡng cha mẹ, để giúp chồng ăn học, để dạy con cái nên người...?. Nhiều người đặt câu hỏi: Liệu sự thành đạt đến mức khó tin của những người con của mảnh đất này có phải do sự cố gắng học tập của con người hay có do vận may hay duyên kỳ ngộ mà đất trời mang lại .
    Tôi mang câu hỏi này trao đổi với ông Chủ tịch hội khuyến học, ông cười bảo, chẳng có gì mang lại vinh quang cho con người ngoài sự nỗ lực của chính bản thân họ, trong việc học lại càng như vậy. Chỉ có sự khổ luyện, phấn đấu không ngừng mới đem lại cho Hành Thiện bộ mặt như ngày nay.
    Cũng bằng chính sự khổ học, sự phấn đấu của bản thân mỗi người mà đến nay có tới 80% gia đình ở Hành Thiện có con đỗ cao đẳng, đại học. Một con số đáng giật mình. Và chính ông Chủ tịch Hội khuyến học Hành Thiện với thâm niên 6 năm làm chủ tịch hội cũng từng là hiệu phó trường năng khiếu của huyện, cả hai ông bà đều là giáo viên về hưu và cả ba người con của ông cũng đều đỗ đại học và đều thành đạt. Nghề... học Ở Việt Nam, hầu như mỗi ngôi làng đều có một nghề riêng, đặc sản riêng của theo đặc thù của từng vùng quê, vùng đất. Chính vì vậy, nhiều vùng quê có những ngôi làng với những nghề truyền thống nổi tiếng khắp nơi như làng Lụa Vạn phúc (Hà Tây), làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)... còn Hành Thiện lại nổi tiếng với nghề... học.
    Do ruộng đất ít nên ngay cả số lượng nông dân của làng cũng ít hơn trí thức. Những ?odòng họ? học tập được duy trì. Hành thiện nổi tiếng về việc tự học. Những gia đình không có tiền cho con ra ngoài học thì cha dạy con, chú dạy cháu... và từ đó đã hình thành một truyền thống học tập mà không nơi nào có được. Đi học và dạy học là hai nghề phổ biến nhất ở ngôi làng này. Ông Chủ tịch khoe: ?oDân Hành Thiện dạy học ở khắp nơi trong nước, đâu cũng có dấu chân người Hành thiện. Không chỉ ở trong nước, mà nhiều người hiện đang giảng dạy tại nhiều nơi ở nước ngoài?.
    Khi việc học đang là điều quan tâm hàng đầu hiện nay để ?ocả nước trở thành một xã hội học tập? thì Hành Thiện chính là tấm gương sáng về sự hiếu học và sự hiếu học nơi đây đã đưa việc học của Hành Thiện trở thành một... nghề.
    Đức Hoà
    Theo dantri.com.vn
    Được songdanamdinh01 sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 07/02/2006
  5. minhnhat2

    minhnhat2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Đọc cái này xong cũng mát gan mát ruột.
    Tỉnh nào có nhiều thí sinh trúng tuyển ĐH?
    Tỉ lệ thí sinh (TS) trúng tuyển vào các trường ĐH các tỉnh, thành đều tăng theo mỗi năm. Tuy nhiên đáng chú ý trong đó có nhiều tỉnh, thành không phải là "đất học", nhưng tỉ lệ TS trúng tuyển vào các trường ĐH lại khá cao và ổn định...
    Nam Định: dẫn đầu

    Tính từ năm 2002, nếu như Nam Định có 44.704 TS đăng ký dự thi (ĐKDT), trong đó có 5.414 TS trúng tuyển (tỉ lệ 12,11%) thì năm 2005, mặc dù con số TS ĐKDT giảm xuống 42.395 nhưng lại có đến 11.224 TS trúng tuyển với tỉ lệ là 26,47%, đứng đầu bảng danh sách các địa phương có tỉ lệ trúng tuyển cao nhất trong cả nước.

    Hai năm trước đó là 2003, Nam Định cũng có 41.213 TS ĐKDT thì có 7.433 TS trúng tuyển, năm tiếp theo 2004 có 40.923 thì có 8.788 TS trúng tuyển. Lượng TS trúng tuyển hằng năm tăng cao, với tỉ lệ tăng nhanh so với nhiều địa phương khác trong cả nước cho thấy lượng TS có hộ khẩu thường trú tại Nam Định quả là "đối thủ" đáng gờm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH 2006 này.

    Tương tự, mặc dù ở Hải Phòng trong các năm 2003, 2004 đều có lượng TS ĐKDT giảm so với năm 2002 nhưng tỉ lệ trúng tuyển hằng năm đều tăng. Cụ thể năm 2002 tỉ lệ trúng tuyển là 16,46% (34.185 TS ĐKDT/5.627 TS trúng tuyển), năm 2003 là 17,47% (33.204 TS ĐKDT/5.800 TS trúng tuyển) và năm 2004 tăng lên 21,23% (33.880 TS ĐKDT/7.192 TS trúng tuyển).Thậm chí như năm 2005, Hải Phòng có 35.156 TS ĐKDT thì có đến 8.223 TS trúng tuyển (tỉ lệ 23,39%).

    Một địa phương khác cũng cần phải nhắc đến là tỉnh Quảng Nam do có lượng TS trúng tuyển hằng năm đều tăng và là một trong chín tỉnh, thành của cả nước có tỉ lệ TS trúng tuyển đạt từ 20% trở lên. Thử nhìn hai số liệu, năm 2002 có 26.963 TS ĐKDT và có 3.447 TS trúng tuyển, thì năm 2005 giảm xuống 25.133 TS ĐKDT nhưng tỉnh này vẫn có đến 5.056 TS trúng tuyển.

    Các tỉnh, thành còn lại nằm trong "top 20%" trúng tuyển trở lên của mùa tuyển sinh 2005 là Khánh Hòa (20,83%). Riêng Lâm Đồng - tỉnh từng tạo cú sốc vào năm 2002 khi chỉ có 12.273 TS ĐKDT nhưng có đến 3.301 TS trúng tuyển với tỉ lệ 26,9%, năm 2005 cũng đạt tỉ lệ 20,59%. Đồng Nai đạt 22,51%, Bà Rịa - Vũng Tàu 21,85%, Kiên Giang 20,12% và Bạc Liêu 24,15%. Có lẽ sẽ có không ít tranh cãi hoặc ngạc nhiên khi hai tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long - vùng trũng của giáo dục - lại lọt vào "top 9".
    Nếu xét về lý thuyết thì các tỉnh, thành phố lớn phải là các địa phương có tỉ lệ trúng tuyển cao nhất. Nhưng nhìn chung trải qua bốn năm tuyển sinh, các tỉnh, thành phố lớn đều nằm ở tỉ lệ 15-16%. TP.HCM tuyển sinh 2005 đạt kỷ lục với lượng TS ĐKDT là 111.050 với con số trúng tuyển là 18.785, đạt tỉ lệ 16,92% (các năm 2004 là 16,11%, 2003 là 16,29%). Tiếp theo là Hà Nội với 79.598 TS ĐKDT, trúng tuyển 13.520, tỉ lệ 16,99%.

    Các tỉnh miền núi, đồng bằng: khả quan!

    Mùa tuyển sinh 2005, các tỉnh thuộc khu vực miền núi và đồng bằng sông Cửu Long nhìn chung đều khả quan so với các năm trước đó. Lượng TS trúng tuyển tăng lên mà nguyên nhân cũng không kém quan trọng là chế độ ưu tiên trong tuyển sinh. Tuy nhiên cũng thấy mức đầu tư cho giáo dục của các tỉnh này ngày càng được chú trọng, mặc dù tỉ lệ trúng tuyển còn khá thấp.

    Ở phía Bắc, Lào Cai năm 2004 có 758 TS trúng tuyển/8.306 TS dự thi thì năm 2005 lượng TS ĐKDT giảm còn 7.817 nhưng số trúng tuyển tăng lên 1.067. Tỉnh Sơn La qua hai mùa tuyển sinh lượng TS ĐKDT bình ổn ở mức 12.000, nhưng nếu năm 2004 chỉ có 808 TS trúng tuyển thì năm 2005 con số đó là 1.067.

    Ở phía Nam, tỉnh miền núi Bình Phước năm 2004 có đến hơn 10.000 TS ĐKDT, trúng tuyển chỉ 1.392 TS thì năm 2005 có 9.699 hồ sơ và số trúng tuyển tăng lên 1.494. Các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long cũng tương tự như vậy. Bến Tre năm 2004 có 18.656 TS ĐKDT, trúng tuyển 2.068 thì năm 2005 có 17.358 TS ĐKDT và trúng tuyển 2.676.

    Tại Vĩnh Long, gần 16.000 TS ĐKDT của năm 2004 chỉ có 1.865 TS trúng tuyển thì năm 2005 chỉ có 13.411 TS ĐKDT và con số trúng tuyển là 2.423. Tỉnh cực nam của Tổ quốc là Cà Mau cũng có những chuyển biến khá tích cực khi năm 2004 có 1.158 TS trúng tuyển/7.630 TS dự thi thì năm 2005 con số ĐKDT là 6.606 và số trúng tuyển tăng lên 1.257 TS.

    Theo Nguyễn Phan
    Tuổi Trẻ

    Được minhnhat2 sửa chữa / chuyển vào 21:36 ngày 09/02/2006
  6. nonelove

    nonelove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    THỂ THAO
    Giải bóng đá U-19 quốc gia: Nam Định về nhì
    Sau một tuần thi đấu, Giải bóng đá U-19 quốc gia đã kết thúc vào chiều 21-4 tại Trung tâm thể thao Thành Long với chức vô địch thuộc về đội SLNA sau khi vượt qua Nam Định với tỉ số 3-1.
    (Theo Tuổi Trẻ 22/4)

  7. nonelove

    nonelove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    PHÁP LUẬT
    Giết người, đốt xác
    Vụ án xảy ra tại khu vực Bệnh viện Lao, phường Lộc Hạ, TP Nam Định, trên một đoạn đường vắng. Sau khi đâm chết người lái xe ôm để cướp tài sản, 2 kẻ thủ ác mua lốp xe cũ và xăng thiêu xác nạn nhân.
    Hai đối tượng gây án
    Chiều tối 16/4, anh Trần Bá Hợp (46 tuổi), làm nghề lái xe ôm thường đón khách tại khu vực bến xe Nam Định, đang chuẩn bị về nhà thì có hai thanh niên khoảng 16 tuổi, dáng vẻ bụi bặm, thuê anh Hợp chở xe ôm đến khu vực cầu đá (ngoại thành Nam Định). Trước cảnh ngộ hai vị khách còn nhỏ tuổi đang nóng lòng về với gia đình, anh Hợp vẫn đồng ý chở mặc dù hai đối tượng chỉ trả 10 nghìn đồng.
    Khi đến đoạn đường vắng người qua lại tại khu vực Bệnh viện Lao, hai thanh niên bất ngờ dùng dao chém nhiều nhát vào người anh Hợp, để cướp chiếc xe máy Dream.
    Sau khi đợi anh Hợp chết hẳn, bọn chúng đã bàn nhau đi mua lốp xe cũ và xăng thiêu xác anh Hợp nhằm xóa dấu vết.
    Khi khám nghiệm hiện trường, các trinh sát đã thu được 17 chiếc tanh lốp xe đạp quấn quanh người nạn nhân, một con dao còn dính máu... Nạn nhân bị quấn lốp xe và tẩm xăng thiêu cháy rụi, trên tay vẫn đeo một chiếc đồng hồ.
    Qua kết quả điều tra, các trinh sát đã dựng lên được 2 đối tượng nghi vấn là Đoàn Mạnh Hùng (17 tuổi), trú tại đường Phan Bội Châu A, phường Trần Đăng Ninh và Nguyễn Quang Minh (16 tuổi), trú tại 54/269 đường Giải Phóng, phường Trường Thi, cả hai đều đã bỏ học, thường lấy trộm tài sản gia đình đi cầm cố lấy tiền chơi điện tử.
    Đến 8h ngày 17/4, các trinh sát đã phát hiện được chiếc xe bị cướp tại hiệu cầm đồ ở xã Nam Dương, huyện Nam Trực. Củng cố thông tin và những chứng cứ thu thập được, các điều tra viên xác định chính Hùng và Minh là 2 đối tượng gây án.
    Bằng các biện pháp nghiệp vụ, tổ công tác đã bắt được 2 đối tượng khi chúng đã mua vé tàu Thống Nhất để trốn vào Nam.
    Trước những chứng cứ không thể chối cãi, bọn chúng đã cúi đầu nhận tội. Chỉ vì ham chơi đua đòi, từ học sinh lớp 10, các đối tượng trên đã bỏ học và trở thành kẻ phạm tội, khi tỉnh ngộ thì đã quá muộn
    Theo Công an nhân dân
  8. nonelove

    nonelove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Cặ CHỏắ - CHÍNH SÁCH
    NGHỏằS ĐỏằSNH: BÊi bỏằ Nghỏằ< 'ỏằ<nh sỏằ' 19/1998/NĐ-CP ngày 26 thĂng 3 nfm 1998 cỏằĐa Chưnh phỏằĐ vỏằ viỏằ?c thành lỏưp xÊ Giao Hặng thuỏằTc huyỏằ?n Giao Thuỏằã, tỏằ?nh Nam Đỏằ<nh
    CHÍNH PHỏằƯ
    Cfn cỏằâ Luỏưt Tỏằ. chỏằâc Chưnh phỏằĐ ngày 25 thĂng 12 nfm 2001,
    Xât 'ỏằ nghỏằ< cỏằĐa BỏằT trặỏằYng BỏằT NỏằTi vỏằƠ và ỏằƯy ban nhÂn dÂn tỏằ?nh Nam Đỏằ<nh;
    NGHỏằS ĐỏằSNH :
    Điỏằu 1. BÊi bỏằ Nghỏằ< 'ỏằ<nh sỏằ' 19/1998/NĐ-CP ngày 26 thĂng 3 nfm 1998 cỏằĐa Chưnh phỏằĐ vỏằ viỏằ?c thành lỏưp xÊ Giao Hặng thuỏằTc huyỏằ?n Giao Thuỏằã, tỏằ?nh Nam Đỏằ<nh.
    Điỏằu 2. Nghỏằ< 'ỏằ<nh này có hiỏằ?u lỏằc thi hành sau 15 ngày, kỏằf tỏằô ngày 'fng Công bĂo.
    Điỏằu 3. BỏằT trặỏằYng BỏằT NỏằTi vỏằƠ, ỏằƯy ban nhÂn dÂn tỏằ?nh Nam Đỏằ<nh và ThỏằĐ trặỏằYng cĂc cặĂ quan có liên quan chỏằ<u trĂch nhiỏằ?m thi hành Nghỏằ< 'ỏằ<nh này./.
    TM. CHÍNH PHỏằƯ
    THỏằƯ TặỏằsNG
    Phan Vfn KhỏÊi
    Theo BỏằT ThặặĂng maiS
  9. nonelove

    nonelove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    THỂ THAO
    Mikado Nam Định: Tham vọng tốp 3
    Kết thúc giai đoạn 1, hầu hết các đội đều tìm cách tăng cường lực lượng cho chặng nước rút phía trước. M.Nam Định cũng không là ngoại lệ. Một số cái tên mới đã xuất hiện và đội bóng thành Nam không giấu tham vọng lọt vào tốp 3 ở cuối mùa giải.
    Bước vào mùa 2006, lãnh đạo CLB Mikado Nam Định đã có quyết định khá táo bạo: cho phép các trụ cột Trung Kiên, Duy Hoàng, Quang Minh... được phép đến những CLB thích hợp hơn. Thay thế họ là các càu thủ trẻ được đôn lên từ tuyến hai. Tưởng như việc làm ấy sẽ đưa M. Nam Định vào tình thế khó khăn, nhất là ở trận khai mạc họ đã thất bại 0-1 trước Bình Dương ngay trên sân nhà. Tuy nhiên, khi tinh thần - thứ vũ khí mạnh mẽ của các cầu thủ thành nam, trở lại M.Nam Định đã trở thành đội bóng khó chơi, giành được những trận thắng khá bất ngờ trên sân khách.
    Những trận đấu thành công đã giúp lứa cầu thủ trẻ tự tin lên và bắt nhịp với guồng quay chuyên nghiệp. Được 18 điểm, đứng thứ 5 trên bằng xếp hạng khi kết thúc giai đoạn 1 là kết quả khả quan với M.Nam Định. Khoảng cách với đội đứng thứ hai chỉ là 2 điểm. Đây là cơ hội thuận lợi để thày trò HLV Bùi Hữu Nam đưa tranh vào tốp 3.
    Tuy nhiên, kế hoạch tìm kiếm 1 tiền đạo đẳng cấp từ giải VĐQG Đức đã không thành. Đội bóng thành Nam đành bằng lòng với những gì hiện có và những cầu thủ ngoại chất lượng chuyên môn chỉ ở mức trung bình. Thế nhưng, kế hoạch tăng cường cầu thủ ngoại vẫn còn gặp rắc rối. Nhiều khả năng chỉ cầu thủ người Uzbekistan Morris sẽ được đăng ký vì đủ điều kiện thi đấu trong những trận đấu của lượt về. Ngoại binh mới sang mang quốc tịch Kenya nhưng chưa có giấy chuyển nhượng quốc tế nên vẫn phải chờ hoàn tất thủ tục. Hai ngoại binh đã khoác áo đội từ đầu mùa Ekaphan và trung vệ Berna vẫn có được phong độ tốt và sẽ vẫn là trụ cột ở hàng tấn công và phòng ngự.
    CLB M. Nam Định đang dần tìm cho mình hướng đi đúng đá chuyên nghiệp. Nhưng trước mắt, trong giai đoạn lượt về tới đây họ cần nỗ lực rất nhiều để lọt vào tốp 3. Hy vọng khi có cơ hội, đội bóng thành Nam sẽ không bỏ qua.
    Theo Thể thao VN
  10. nonelove

    nonelove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/06/2004
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    THỂ THAO
    2 nguyên nhân thành công của GM.M.Nam Định: Đoàn kết và kiêu hãnh
    Nghe đâu đó, người ta còn tìm thấy điều này ở Nghệ An hay Đồng Tháp, nhưng tại đội bóng non trẻ thành Nam, thứ "đặc sản" này đã và đang phát triển lên một tầm cao mới.
    1. Bóng đá là môn chơi tập thể! Đã là môn chơi tập thể thì sự đoàn kết là yếu tố tiên quyết. Ơ Nam Định, mọi thứ luôn rất rõ ràng. Các cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo thành Nam phần lớn không nằm ngoài biên giới tỉnh. Khi Trung Kiên (tiền đạo đang khoác áo TMN.CSG) gia nhập làng cầu thủ trẻ Nam Định, chắc chắn muốn một ngày được giống anh Sỹ (Văn Sỹ), anh Tuấn (Văn Tuấn); rồi Duy Hoàng (trung vệ đang khoác áo HAGL), Trần Trọng Lộc, Đức Dương, Văn Biển, Văn Nhiên..., hẳn cũng muốn nối gót các đàn anh... Cứ thế, Nam Định đã thành công trong việc tạo ra nguồn lực cầu thủ nội rất dồi dào. Những người làm bóng đá ở đây thổi vào các cầu thủ trẻ lòng tự hào, niềm kiêu hãnh của đứa con thành Nam để chiến đấu "đến hơi thở cuối cùng" cho sắc áo CLB.
    Chơi máu lửa và giàu cảm xúc, "tính cách Nam Định" được truyền tải bằng ngôn ngữ rất đơn giản: Bóng đá. Trong nhiều thời khắc nặng nề của trận đấu, của giai đoạn, tinh thần đoàn kết, niềm kiêu hãnh là vô cùng cần thiết. Giống như cái thế chân tường, một sức bật ghê gớm được tạo dựng.
    2. Cùng với việc bồi bổ chuyên môn, bóng đá đỉnh cao không thể tách rời những trang bị văn hoá nền, văn hoá ứng xử của các cầu thủ. Nam Định hiện có 4 lớp trẻ (U.13, U.15, U.17, U.19) và đội một. Các đội bóng thành Nam có thể chơi "ngổ ngáo" với bất cứ đối thủ nào nhưng trong lòng của nó, văn hoá ứng xử được truyền dạy, dường như không thể tốt hơn. Khi bạn chưa qua tuổi 15, bạn chỉ có thể đạp xe đến trung tâm tập sau giờ học tại trường (đây là quy định bắt buộc); qua 15 tuổi (đã học hết cấp II), các cầu thủ năng khiếu được ở lại trung tâm nhưng tối phải học bổ túc THPT. Mọi cầu thủ trẻ đều được dạy cách chào hỏi và không một ai được phép phạm quy. Cầu thủ Nam Định chẳng thua kém bất cứ đồng nghiệp nào về chuyên môn trong làng túc cầu Việt Nam. Cộng thêm những trang bị văn hoá nền đầy đủ, họ thậm chí còn có thể chơi bóng nhiều hơn bằng "cái đầu".
    3. Người ta nói, cầu thủ Nam Định luôn chơi rất rắn và lì đòn. Một Trần Trọng Lộc "nhỏ thó" nhưng là "ông chủ" ở khu trung tuyến, sẵn sàng "chiến" với bất cứ ngoại binh to cao nào; Thanh Tùng, Ngọc Lung, Thanh Nguyên dũng mãnh và càn lướt; trong khi Văn Biển, Văn Nhiên lại kết hợp được sức mạnh và độ tinh tế... Cứ thế, những gương mặt và phong cách chơi bóng rất Nam Định được hình thành, kế thừa và phát triển.
    Trong thế giới bóng đá đỉnh cao, độ "quái" và độ "lì" là một phần không thể thiếu. Mùa V-League 2004, khi Sông Đà Nam Định (SĐNĐ) xuất sắc giành ngôi á quân, các đối thủ khác chắc hẳn không quên màn thể hiện ấn tượng của "ông vua sân khách". Chỉ một lần duy nhất sẩy chân trước HAGL, SĐNĐ nhẹ nhàng lướt qua Bình Định, rồi Cảng Sài Gòn, đè bẹp Bình Dương và thắng áp đảo GĐT.LA trong chuyến Nam chinh khi đó.
    Trở lại với mùa bóng này, dàn hảo thủ trẻ tuổi của thầy Bùi Hữu Nam đã tạo nên sức bật thực sự, sức bật không phụ thuộc vào ngoại binh như vài năm trước ("ngoại binh được xem là khâu yếu nhất của CLB ở mùa giải năm nay" - Bùi Hữu Nam). Vị trí thứ 5 với 18 điểm (chỉ kém đội xếp thứ 2 P.Bình Định 2 điểm) khi kết thúc giai đoạn 1 là thành tích chấp nhận được với một địa phương thiếu kinh phí như Nam Định. Nòng cốt của GM.M.Nam Định là tập hợp lứa cầu thủ vô địch U.21 toàn quốc 2004 đang vào độ chín. Đó thực sự là những tín hiệu rất khả quan.
    (Theo Lao động 29/4/2006)

Chia sẻ trang này