1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam Định Tour

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi ghost2k1, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Nam Định Tour

    Xin kính chào quý khách, hôm nay tôi rất hân hạnh được mời quý khách đến với mảnh đất Nam Định quê hương tôi.
    Sau dây là một số nét sơ lược về Nam Định
    Dịên tích: 1.669,36 km2
    Dân số(01/04/1999): 1.888.406 người
    Tỉnh lỵ: Thành phố Nam Định.
    Các huyện: Vụ Bản, Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường, Giao Thủy, Nghĩa Hưng, Hải Hậu.
    Dân tộc: Việt (Kinh) (chủ yếu), Tày, Hoa...

    Nam Định nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Hà Nam, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp biển Ðông. Trung tâm văn hoá, kinh tế, chính trị là thành phố Nam Định cách Hà Nội 90 km về phía đông nam.
    Nam Định có bãi biển dài 72 km nối tiếp với hai cửa sông lớn đổ ra biển là sông Hồng và sông Đáy. Địa hình chủ yếu là vùng đồng bằng ven biển, vùng đồng bằng chiêm trũng và bãi bồi ven biển. Đất đai được sự bồi đắp của các con sông Hồng, sông Đáy,? nên rất màu mỡ nên rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm bốn mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình năm là 23 0C.

    Nam Định là tỉnh có tiềm năng rất lớn về nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản. Đặc biệt Nam Định đang dẫn đầu cả nước về năng suất lúa và có trình độ thâm canh lúa nước cao. Nam Định nổi tiếng bởi các sản phẩm như gạo Tám, cá, tôm? Nền công nghiệp chủ yếu là công nghiệp nhẹ trong đó nổi bật là ngành dệt may?

    Bên cạnh đó Nam Định còn tự hào là vùng đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Đến với Nam Định du khách sẽ có dịp được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử cùng những danh lam thắng cảnh trên mảnh đất này.

    Tôi xin dừng tại đây. Hẹn gặp lại du khách trong phần hai của chuyến du lịch, hứa hẹn sẽ đem đến cho quý khách những điều thú vị.



    To be or not to be. That 's a question!
    [​IMG]


    Được sửa chữa bởi - ghost2k1 vào 04/04/2002 18:45
  2. On4U

    On4U Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/03/2002
    Bài viết:
    3.578
    Đã được thích:
    0
    Đang ở AG tôi đã vội đáp máy bay ra Thành Nam (không biết tôi có gọi đúng không há ???) để tham gia tour của bác đó. Nhanh lên đi tôi nóng lóng quá... à bác nhớ "chộp" cho tôi vài tấm hình nha....
  3. mylang

    mylang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Bác phải quảng cáo Nam Định là thành phố công nghệ cao cấp đầu tiên, là nơi phát xuất nhà máy dệt đầu tiên của Việt Nam . Nam Định và Thái Bình là hai tỉnh giàu nhất của miền Bắc . Tôi chưa được đi biển Hải Hậu, nhưng Nam Định có một điểm (hoặc vài điểm) có thể trở thành nơi thu hút khách du lịch, nếu biết khai thác . Đố các bác đoán ra nơi nào ?
  4. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Xin mời quý klahchs tiếp tục phần hai của chuyến du lịch tới Nam Định.
    Chùa Phổ Minh - Toà sen đá
    Về Thành Nam trên đường trẩy hội mùa xuân chẳng còn gì vui hơn đến chợ Viềng, làm trực cả năm chỉ có duy nhất một phiên để mua may, bán đắt; về với Phủ Giầy cùng những điệu hát văn nỉ non, nhịp múa hầu đồng mê linh và vãn cảnh chùa Phổ Minh, một trong những dấu ấn đậm nét nhất của kiến trúc Việt Nam thế kỷ 13.
    Chùa Phổ Minh được xây dựng vào thời kỳ đầu của vương triều Trần khoảng năm 1262 (phần tháp được xây vào năm 1305) trong giai đoạn mà đạo Phật đã nhường dần việc triều chính cho Nho giáo nhưng vẫn còn những ảnh hưởng lớn trong đời sống xã hội. Thừa hưởng những di sản rực rỡ của nền kiến trúc thời Lý, chùa Phổ Minh ở cách thành phố Nam Định chừng 5 km về phía Bắc, nằm trong khu đất của phủ thiên Trường, nay là xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc, một thời được coi là kinh đô thứ hai của nhà Trần. Trong phủ Thiên Trường ngày đó còn có cung Trùng Quang xây cất năm 1239, là nơi ngự cho vua khi đã nhường ngôi; cung Trùng Hoa xây năm 1262 là nơi dành cho vua về thăm Thượng Hoàng...Tất cả những công trình này như đẹp và u tịch hơn qua những lời cảm khái của vua Trần Nhân Tông:
    Thôn trước thôn sau mờ như khói phủ
    Nửa có nửa không trong bóng chiều hôm
    Mục đồng thổi sáo đuổi trâu về hết
    Từng đôi cò trắng lượn xuống ruộng đồng.
    Chùa Phổ Minh với kiến trúc gồm tam quan dẫn vào hai hồ tròn đối xứng, tháp 14 tầng, cao 21,2m, tiền đường 9 gian (xây năm 1876), thiêu hương 3 gian, hậu đường 11 gian, hành lang hai bên có 24 gian, thượng điện 3 gian (xây vào thế kỷ 16). Ngày trước, chùa có một đỉnh đồng lớn được liệt vào "đại khí" như bia của chùa tạc thời Lê Cảnh Trị còn ghi: "Cung điện nguy nga, đỉnh đồng nghìn quận trấn giữ, quy mô lộng lẫy, tháp Phật trăm thước dựng lên". Qua nhiều lần tu sửa nay trong chùa chỉ còn phần tháp, bộ cánh cửa tiền đường, lan-can thuộc đời nhà Trần còn đại bộ phận mang dấu tích của thời Hậu Lê đến triều Nguyễn.

    Dọc theo bậc tam cấp nhà tiền đường là sáu con rồng đá lớn. Cùng với sự bành trướng của Nho giáo, sự lớn mạnh của nhà nước phong kiến tập quyền, con rồng thời Trần nói chung và ở chùa Phổ Minh nói riêng đã khác nhiều so với con rồng thời Lý. Nó mang dáng vẻ tròn lẳn, chắc khoẻ, đuôi xoắn hình chữ S hoặc thẳng, nhọn, vẩy chạm đơn, kép những nét võng, bốn chân to khoẻ, móng nhọn mọc dồn lên nửa thân trên, dầu rồng xuất hiện cặp sừng cong, tai vểnh, bờm tóc cuộn sóng, phủ kín đến nửa thân tạo vẻ uy nghi, ngạo nghễ.
    Tháp đá là phần nguyên vẹn nhất trong các kiến trúc thời Trần. Tháp được xây trên một hồ nhỏ (nay đã bị xây bít đi) có hành lang bao bọc, các bệ tháp hình cánh sen tạo ấn tượng cả toà tháp như một búp sen khổng lồ nổi trên mặt nước. Tháp được xây bằng chất liệu hỗn hợp giữa gạch nung và đá. Bệ tháp sử dụng đá xanh, kết cấu dựa vào mộng và keo vữa, các tầng trên xây bằng gạch nung mỏng nhẹ ngoài vữa còn dùng dây đồng móc qua các viên gạch để tăng độ bền vững. Các tầng mái được xây gạch giật nhiều cấp nhỏ, uốn cong hoà với thế vươn cao của tháp. Nóc trên cùng là hồ lô những ong thu hứng được ngọc của trời đất. Bảy thế kỷ qua tháp Phổ Minh sừng sững và lặng lẽ quan chiêm bao cuộc dâu bể còn những khách thập phương tìm đến đây chiêm bái Phổ Minh như để tìm cho mình một dáng vóc, uy lực và sức mạnh tâm linh từ quá khứ.
    [​IMG] [​IMG]
    Chùa Cổ Lễ
    Chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Định. Từ thành phố Nam Định, qua cầu treo trên sông Đào, đi theo đường 21 khoảng 15 km là tới thị trấn Cổ Lễ, qua một cây cầu nhỏ rẽ phải khoảng 200 mét là đến chùa.
    Chùa Cổ Lễ vốn có từ rất lâu đời. Tương truyền chùa do thiền sư Nguyễn Minh Không thời Lý sáng lập. Ngôi chùa hiện nay do hoà thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng vào tháng 11 năm 1920. Trước chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng được xây dựng vào năm 1926- 1927. Tầng đế tháp có 8 mặt, đặt trên lưng một con rùa lớn hướng vào chùa. Trong lòng tháp có một cột trụ rất lớn, có 60 bậc thang từ đế tháp lên đỉnh tháp theo đường xoáy trôn ốc. Từ đây du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ phong cảnh vùng này.
    Qua một cây cầu cong là tới khu "Phật giáo hội quán" xây dựng năm 1936. Từ khu này qua hai cầu giữa núi là tới chùa chính. Giữa sân chùa có chuông lớn nặng 9 tấn, cao 3,2 mét được đúc vào năm 1936. Trên thượng điện có tượng Phật Thích Ca cao 4 mét, rộng 3,5 mét, bằng gỗ sơn son thiếp vàng. Nhà Tổ có pho tượng Phạm Quang Tuyên.
    Chùa Cổ Lễ ngoài thờ Phật, còn thờ thần sư Nguyễn Minh Không. Chùa Cổ Lễ còn nhiều di vật văn hoá quí hiếm như đại hồng chung, một trống đồng thời Lý và một túi đựng đồng. Chùa Cổ Lễ đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá. Chùa Cổ Lễ còn là một thắng cảnh đẹp của tỉnh Nam Định.
    [​IMG][​IMG]

    To be or not to be. That 's a question!
    [​IMG]

    Được sửa chữa bởi - ghost2k1 vào 05/04/2002 17:05
  5. sonvu82

    sonvu82 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    CHAO CAC BAC
    Em xin goi thieu em la dan nam dinh goc day nhung phai noi that la nam dinh ko dep lam dau ,ve nam dinh chi mot ngay thoi thi cung di cho duoc het moi cho trong tinh, nhung o nam dinh co nhieu mon an ngon va re lam , neu cac bac muon ve nam dinh choi thi nen chon mua he vi ve nam dinh muahe di tam bien hai thinh vui lam ,neu bac nao co nhu cau he nay tui se tinh ngyen dua cac bac di choi dam bao moi nguoi se thich ......free
  6. mylang

    mylang Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0
    Bạn sonvu82 ơi, bạn phải đi học một khóa về bán hàng rồi đấy Món ăn nào ngon bạn phải quảng cáo ra đây chứ . Tôi về Nam Định 2 lần, tôi thấy Nam Định có thể quảng cáo du khách được nếu biết cách . Chợ Viềng và Phủ Giày là những nơi cực kỳ thu hút du khách . Vì không biết tổ chức, chứ biết tổ chức thì Nam Định sẽ có khá nhiều điểm lịch sử để quyến rũ du khách
    Trước hết là Nam Định phải xây dựng những tụ điểm, viện bảo tàng để cho du khách dừng đấy để học hỏi . Du lịch đâu có nghĩa là đi tắm biển, ăn ngon . Du lịch cũng còn là đi học hỏi những bài học lịch sử
    Biết cách tổ chức thì Nam Định với những nhà máy dệt đầu tiên cũng câu khách thăm viếng được vậy , xong rồi tổ chức những tour thăm Phủ Giày và các chùa vv... Tại bạn ở đấy nên bạn không thấy gì lạ, nhưng với những khách du lịch, nếu được nghe giảng giải, mỗi nơi đến đều là một nơi mới la. Và khi được nghe những lời giải thích hay ho, chúng sẽ đế lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng du khách, bạn đồng ý không
  7. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Đúng là Nam Định có tiềm năng về du lịch nhưng chưa được khai thác đúng cách. Ngoài hai nơi bạn mylang đa nhắc tới Nam Định còn có những nơi khác nữa đáng để xem. Xin các bạn chờ đợi phần tiếp theo.

    To be or not to be. That 's a question!
    [​IMG]
  8. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Phần tiếp theo của chuyến du lịch, xin mời quý khách đến với lễ hội Phủ Dầy. Trước hết tôi xin giới thiệu về quần thể di tích này.
    Khu Di Tích Phủ Dầy: Khu di tích này thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam (Thanh Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, bà chúa Liễu Hạnh). Phủ Dầy là một quần thể di tích gồm 4 khu vực lớn: đền Thượng, phù Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà chúa Liễu.


    Đền Thượng: Nằm trên đỉnh núi Tiên Phong (còn gọi là đền Mẫu Thượng Ngàn). Ở phía Nam đền Thượng có ngôi chùa cổ, có cây hương đá (khắc bài kinh cúng Phật) từ đầu thế kỷ 18 và cây tháp 14 tầng, kiến trúc thời Nguyễn gần núi Tiên Hương có đền thờ Thiền Sư Không Lộ.

    Phủ Tiên Hương: Đây là một công trình đẹp được xây dựng từ thời Lê Cảnh Trị (1663 - 1671) và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 tòa với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía Tây Nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng, có 3 tòa nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái đó là phượng du nơi đón khách tới hành hương. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá có chạm khắc hình con rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất , đệ nhị , đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ... Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ 19.

    Phủ Vân Cát: Được xây dựng trên khu đất rộng gần 1 ha, mặt quay về hướng tây bắc. Phủ Vân Cát hiện nay còn có 7 tòa với 30 gian lớn nhỏ. Phía trước có hệ thống cửa ngọ môn với 5 gác lầu; phía ngọ môn có hồ bán nguyệt, giữa hồ là nhà thủy lâu, 3 gian, mái cong. Phủ Vân Cát cũng có 4 cung như phủ Tiên Hương. Trung tâm là nơi thờ chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế.

    Lăng Bà Chúa Liễu: Được xây dựng vào năm 1938. Lăng được xây dựng bằng đá xanh, chạm trổ đẹp, với diện tích 625 m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng đông tây, nam bắc. Các cửa đều có trụ cổng trên đặt bông sen. Giữa lăng là ngôi mộ hình bát giác, mỗi cạnh chừng 1 m (3 ft). Toàn lăng có 60 búp sen hồng trông xa như một hồ sen cạn.

    Lễ hội Phủ Dầy
    Từ thành phố Nam Định theo quốc lộ 10 đến thị trấn Gôi rồi ngược lên phía Bắc theo đường 56 khoảng 3 cây số là tới khu di tích lịch sử văn hoá Phủ Giày. Quần thể 21 di tích tại đây hầu hết đều liên quan tới cuộc đời, sự nghiệp và thân thế của Bà chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của Việt Nam. Hội Phủ Dầy kéo dài từ mồng 3 tháng đến mồng 8 tháng ba âm lịch và nơi đây sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hoá thể thao mang đậm bản sắc dân gian truyền thống.
    Lễ hội được chuẩn bị với đầy ắp các chương trình hoạt động rất đặc sắc từ sáng đến tối. Rất nhiều trò chơi dân gian như rước kiệu, hoa trợng hội, thi hát văn được sắp xếp trình diễn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội. Song tại đây khách thập phương còn phong cho là mảnh đất của rồng.
    Một con rồng với chiều dài 100m đã được làm xong và hôm mồng 3 sẽ là buổi ra mắt đầu tiên cùng với 9 con rồng khác tung hoành trong ngày mở hội. Không những thế, để phục vụ tốt những người không có cơ hội chiêm ngưỡng múa rồng dưới đất do diện tích biểu diễn hạn chế, ban tổ chức lại cho kết ba con rồng bay bằng bóng được bơm khí.
    Một con mầu đỏ tượng trưng cho mầu của Thiên tiên đệ nhất, con rồng mầu xanh dành cho Bà mẫu đệ nhị (Bà chúa thượng ngàn), và bóng vàng chính là tượng trưng cho Mẫu đệ tam (Cô ba thoải). Ba con rồng này sẽ bay lượn trên bầu trời trong suốt khoảng thời gian diễn ra lễ hội. Sau đó chúng sẽ được thả bay lên không trung.
    Một hoạt động đặc sản của lễ hội Phủ Dầy là hội rước thỉnh kinh.
    Việc rước kiệu được chuyển tới một địa điểm mới là chùa Tiên Hương. Bởi Mẫu Liễu Hạnh cũng vừa là thần, là thánh, là tiên, là bụt nên việc rước thỉnh kinh có ý nghĩa rất lớn. Đi đầu hàng kiệu là hàng trăm các bà cao niên rước cờ, phướn. Đi cùng với các kiệu rước là đội múa rồng cùng tứ linh múa lượn uyển chuyển; rồi bát bửu, ngũ âm cung tham gia làm đám rước thêm phần hoành tráng.
    Nếu ban ngày cả quần thể hội Phủ Dầy ngập tràn trong không khí rộn ràng của cờ ngũ sắc, của những hoạt động như múa rồng, rước kiệu...thì ban đêm sẽ là thế giới của ánh sáng, cờ rước, của những quả đèn trời.
    Đến với Phủ Dầy trong những ngày này, ta có thể cảm nhận đuợc không khí nô nức nhộn nhịp của những ngày rước hội. Từ xa, nổi lên giữa màu xanh của núi, của cây là hàng trăm lá cờ nhũ sắc tung bay trong gió. Trên con đường trải nhựa phẳng phiu nối liền giữa 21 di tích nằm trong quần thể Phủ Dầy, những cây đại lớn đang nở hoa đỏ tựa như đón được cái náo nức vui vẻ của lòng người.
    [​IMG] [​IMG]
    Vào ngày mồng tháng Giêng mời bạn thăm chợ Viềng
    Chợ Viềng năm có một phiên
    Hàng năm, cứ vào dịp đầu xuân người dân tộc các tỉnh thuộc châu thổ đồng bằng Bắc Bộ đều nô nức tưng bừng vào lễ hội; Các lễ hội chùa Hương, hội Đống Đa, hội Cổ Loa, hội Gióng, hội Lim, hội Phủ Giầy...mỗi lễ hội thường gắn với một địa danh, với một di tích lịch sử, với danh nhân văn hoá hoặc gắn với tín ngưỡng và tâm linh con người.Đặc biệt tỉnh Nam Định có một lễ hội rất độc đáo và giàu bản sắc văn hoá. Đó là hội chợ Viềng ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản - nơi người xưa đã gọi là "địa linh, nhân kiệt". Thường thì tỉnh nào, vùng nào cũng có chợ và hội chợ; Có chợ cứ vài tháng, một tháng hoặc vào tuần rằm, mồng 1 lại họp một lần. Song sự độc đáo của chợ Viềng là mỗi năm họp chỉ có một phiên.
    Tiếng là "hội chợ" nhưng chợ Viềng không bán mua những sản phẩm ngoại lai cao cấp, hào nhoáng đắt tiền như ở các hội chợ tỉnh, thành phố lớn. Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt. Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông. Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc, đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh cùng trăm ngàn thứ vật dụng linh tinh khác. Ngoài ra còn có thứ thực phẩm được người bán kẻ mua rất tưng bừng náo nhiệt. Đó là thịt bò non. Nói đúng ra là thịt bê được thui vàng ươm nguyên cả con, bán rất nhiều dọc các ngả đường đi vào chợ. Có thể nói không ngoa rằng "Trên là trời, dưới là thịt bò bê". khách mua ai thích phần nào có thể tuỳ chọn, mà giá lại rất phải chăng, hợp với túi tiền của "người nhà quê". ở chợ phiên này có tục người bán không hề nói thách và người mua cũng không hề mặc cả - Một nét đẹp đáng yêu chỉ phiên chợ này mới có. Hình như "sự bán, sự mua" ở đây mang nặng một ý thức tâm linh nào đó - rằng người ta chỉ cần bán hoặc mua được một vật gì đó dù rất nhỏ thì người bán kẻ mua đều gặp nhiều may mắn tốt lành, và cả đôi bên đều cùng vui vẻ hỉ hả ra về đi lễ chùa cầu may cầu lộc. Chính vì vậy hội chợ Viềng ngày xưa còn có tên gọi là chợ "Cầu May".
    Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích, như đình chùa, đền phủ, lăng tẩm, rất đẹp như lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông Khổng... được xây dựng từ thứ kỷ 19 cách đây hàng trăm năm. Các di tích này được Bộ Văn hoá xếp hạng là "di tích lịch sử văn hoá". Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh - một nhân vật văn hoá dân gian vừa giống như có thật, vừa như truyền thuyết, bà được dân gian phong Thánh, vừa được sắc phong như Thần, vừa được coi như bà Chúa, cô Tiên... Điều quan trọng hơn cả là sự tích và hình tượng bà Chúa Liễu đã đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người dân trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may cầu lộc đầu xuân. người ta có thể dến dự hội trước sau đi lễ Đền hoặc đi đền cầu may rồi mới đi hội chợ...
    Chợ Viềng họp cả ngày vào mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhưng người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau. Khách đến từ khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc đông nhất vẫn là người nội tỉnh sau đến khách các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá đổ ra. Khác các tỉnh từ Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thái Bình đổ về đông nườm nượp.
    Khách thập phương về hội chợ phần lớn là do nghe danh tiếng của chợ Viềng mà về, nhưng phần đông vẫn là những người có gốc gác hoặc quê quán ở tỉnh Nam đi làm ăn xa nay nhớ đất Tổ, đất quê tìm về. Nên dù có xa mấy, tận bên kia Đại Dương, tận Sài Gòn lục tỉnh... cũng nhớ ngày về để dự hội.
    [​IMG]

    To be or not to be. That 's a question!
    [​IMG]

    Được sửa chữa bởi - ghost2k1 vào 08/04/2002 23:26
  9. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Di tích cung điện thời Trần ở làng Tức Mặc:
    Làng Tức Mặc ở phía Bắc ngoại thành Nam Định, cách trung tâm thành phố 3 km (1.9 miles). Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc. Khu di tích rộng tới hàng chục hecta, từ đền Thiên Trường, Cổ Trạch thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo đến chùa Tháp Phổ Minh. Sử cũ cho biết, vào năm 1239, nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thượng Hoàng đến chơi hành cung ở Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên là phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trần Quang để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng Hoàng) về ở. Phía Tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng Hoàng thì về nghỉ tại đó.
    700 năm đã trôi qua, khu cung điện không còn nữa, nay có đền Thiên Trường để thờ 14 vị vua Trần, đền Cổ Trạch thờ Trần Hưng Đạo, và chùa Phổ Minh với cây tháp Phổ Minh nổi tiếng.
    Đền Bảo Lộc:
    Làng Bảo Lộc thuộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc là quê hương của Trần Hưng Đạo, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ tại nơi ông đã được sinh ra và gọi là đền Bảo Lộc. Đền được xây dựng vào năm 1928, kiến trúc theo kiểu chữ đinh, đằng trước có dãy non bộ, tiền đường rộng 7 gian, trung đường 5 gian, hậu đường 3 gian. Đền giữa thờ Quốc Công Tiết Chế Trần Hưng Đạo. Bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là phủ thờ Mẫu, phía sau là đền Khải Thánh thờ thân phụ Hưng Đạo Vương.
    Đền Bảo Lộc cùng một số di tích khác tạo thành một quần thể kiến trúc lịch sử di tích nhà Trần, là một điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước.
    Lễ hội Bảo Lộc mở vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm (ngày ông mất). Lễ hội có tế lễ và nhiều trò vui dân gian.

    To be or not to be. That 's a question!
    [​IMG]
  10. ghost2k1

    ghost2k1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/12/2001
    Bài viết:
    2.919
    Đã được thích:
    0
    Ngoài các địa điểm trên mời bạn ghé qua các di tích sau:
    Chùa Keo (còn gọi là Thần Quang)
    Chùa thường gọi là chùa Keo (Hành Thiện), tọa lạc ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định - quê hương của cố Chủ tịch Trường Chinh. Chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang Tự, được dựng năm 1061 ở hương Giao Thủy, cạnh bờ sông Hồng. Chùa đổi tên Thần Quang năm 1167. Do ảnh hưởng mực nước sông Hồng, từ năm 1611, chùa được dân làng dời đi, lập hai chùa Keo mới ở Thái Bình và Nam Định. Chùa thờ Phật và thờ Thiền sư Không Lộ. Chùa Thần Quang còn bảo lưu được nhiều tượng cổ, chuông cổ từ thời Hậu Lê, thời Nguyễn. Đặc biệt, chùa thờ hai tượng Thiền sư Không Lộ, một tượng bằng đồng, một tượng bằng gỗ, cao 1,6m, là những tác phẩm nghệ thuật quí của dân tộc. Lễ hội được mở từ 12 -15 tháng 9 âm lịch. Nét độc đáo của lễ hội là thi bơi chải (đứng) và làm bánh dày.
    Đến đây bạn cũng có thể ghé thăm khu tưởng niệm cố Chủ tịch Trường Chinh.
    [​IMG]
    Chùa Vọng Cung
    Chùa tọa lạc ở số 28 đường Trần Phú, thành phố Nam Định. Chùa được dựng vào thời Gia Long (1802-1820). Xưa chùa là nơi đón tiếp nhà vua và các quan văn võ đi kinh lý. Chùa bị hư hỏng nhiều lần qua các cuộc chiến tranh. Từ năm 1983 đến 1986, Hòa thợng trụ trì Thích Thuận Đức đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa quy mô nh ngày nay. Chánh điện được xây dựng rộng thoáng, bài trí tôn nghiêm. Chùa đang được tiếp tục mở rộng. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Định, là nơi đón tiếp hàng vạn Phật tử, du khách đến tham quan, chiêm bái hàng năm.
    [​IMG]

    To be or not to be. That 's a question!
    [​IMG]

    Được sửa chữa bởi - ghost2k1 vào 08/04/2002 22:38

Chia sẻ trang này