1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam Định Văn Hiến

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi aqcharles, 22/02/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Nam Định Văn Hiến

    Nguồn : website của UBND tỉnh



    Những sự kiện lịch sử từ Thành Nam ra đời đến thế kỷ XIX







    Đền Thiên Trường

    Từ cái tên Tức Mặc - Thiên Trường - Vị Hoàng đến cái tên Nam Định, đô thị cổ xưa này đã qua mấy triều vua: Nhà Trần, nhà Lê, đến Quang Trung - Tây Sơn rồi nhà Nguyễn. Qua những chặng đường lịch sử quanh co, lên xuống từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19, thành phố cổ Nam Định phát triển khi nhanh, khi chậm.

    Con sông Vĩnh Giang không chỉ nối sông Hồng với "Quí hương" Tức Mặc mà còn nối Tức Mặc với căn cứ chống Nguyên - Mông nổi tiếng là Trường Yên và ra cửa Đại An, đi vào miền Trung hay ra Hồng, Quảng. Đây là con đường thuỷ quan trọng về kinh tế và là con đường chiến lược rất quan trọng của nhà Trần. Con sông Vĩnh Giang chảy quanh co cần được nắn lại hay nói đúng hơn phải đào một con kênh mới từ kênh Phù Long, nơi bắt đầu của sông Vĩnh Giang, qua đất Vị Hoàng để rút ngắn đường đổ vào sông An Tiêm, không quanh co qua huyện Vụ Bản, Ý Yên. Sự ra đời của con sông Vị Hoàng vào đời Trần là một bước tiến góp phần vào việc mở rộng giao thông, cần thiết cho chiến lược, chẳng khác gì nhà Trần đào sông Thiên Đức ở Hà Nội, sông Trầm, sông Hào ở Nghệ Tĩnh.

    Theo "Dư địa chí" của Nguyễn Trãi, phần cẩn án, thì từ thời nhà Lý, Triều đình đã coi vùng nam đồng bằng sông Hồng này là một vựa lúa, lập hai hành cung để đôn đốc việc cày cấy (1). Đó là hành cung Lý Nhân (xưa là Lợi Nhân) và hành cung Ứng Phong (nay là Nghĩa Hưng) (2). Hai vựa lúa này trước nộp lương thực về Thăng Long nay đều dồn về phủ Thiên Trường từ khi có quân doanh Vị Hoàng.

    Theo Đại Nam nhất thống chí: Phủ Thiên Trường xưa (phủ hiểu theo phủ, huyện) là Hải Thanh. Trần Thái Tông đổi là Thiên Thanh, Trần Thánh Tông đổi là Thiên Trường.

    Nhà Trần suy vi, rồi bị Hồ Quý Ly cướp ngôi (1400) phủ Thiên Trường có doanh Vị Hoàng không còn là một vương đô nữa. Đến đời Lê (XV - XVIII) có truyền thuyết: "Dường như việc đào sông Vị Hoàng đã chặn mất long mạch nên nhà Trần mất ngôi. Đời Hồng Đức nhà Lê, lộ Thiên Trường được đổi làm thừa tuyên Sơn Nam, một đơn vị hành chính quản 11 phủ, 12 huyện (3). Thủ phủ của Sơn Nam được đóng tại Vân Sàng, tức Ninh Bình lúc đó làm phên dậu che chắn cho quí hương Lam Sơn nhà Lê mà không còn ở Vị Hoàng nữa. Tuy vậy Vị Hoàng vẫn là một trung tâm giao lưu kinh tế quan trọng. Giữa thế kỷ 15, trước khi đổi tên là Sơn Nam, thì vùng Thiên Trường - Vị Hoàng còn được trọn làm nơi tập trận của quân đội vua Lê (4). Năm 1729, khi các tỉnh miền Bắc bị lụt, triều đình phải "cho mở kho thóc Vị Hoàng để phát trẩn, cứu nạn dân" (5). Năm 1740, chúa Trịnh Doanh thường dùng đường sông Vị Hoàng đi dẹp các cuộc nổi dậy (6). Cuối thế kỷ 18, nền kinh tế miền Bắc nước ta đã chuyển biến theo hướng tiền tư bản, hàng hoá giao lưu càng lớn, việc buôn bán ngày càng phồn thịnh. Thủ đô Thăng Long đã có ba mươi sáu phố phường, thì thủ đô Vị Hoàng cũng có phường hội và phát triển nhiều nghề thủ công, mỹ nghệ.

    Khi triều đình Lê - Trịnh đổ nát, thì trấn Vị Hoàng đã là một vị trí quân sự chiến lược quan trọng từ Bắc vào Nam. Đây là kho lương thực và vũ khí rất lớn đảm bảo cho mọi cuộc hành quân đánh vào miền Nam hoặc đánh lên miền Bắc

    Năm 1786, Nguyễn Huệ cất quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, đã chọn Vị Hoàng làm mục tiêu tấn công chiến lược đầu tiên, phái Nguyễn Hữu Chỉnh làm nhiệm vụ tiên phong chỉ huy 400 chiến thuyền ra đánh Vị Hoàng. Sáng sớm ngày 16 tháng 5 năm Bính Ngọ (11-7-1876) đội quân Nguyễn Hữu Chỉnh đã ra tới Vị Hoàng - Quân Trịnh ở đây hoảng sợ vì bị bất ngờ vội vàng bỏ chạy. Quân Nguyễn Hữu Chỉnh vào thẳng Vị Hoàng lấy được hơn 100 vạn hộc lương (hộc = 60 lít) rất nhiều tiền bạc, khí giới, đạn dược. Chỉ trong mấy ngày nhân dân địa phương đã mang xay giã 100 vạn hộc lương ấy chuẩn bị cho đại quân Nguyễn Huệ tiến ra thăng long tiêu diệt nhà Trịnh.

    Đầu thế kỷ XIX, đất nước Việt Nam, sau nhiều năm chia cắt liên miên giữa chúa Trịnh - chúa Nguyễn, giữa ba anh em Tây Sơn đến Cà Mau. nhiều trung tâm kinh tế có đà phát triển mới. Đời Tây Sơn, thừa tuyên Sơn Nam đã đổi, gọi là trấn Sơn Nam. Đến nhà Nguyễn, thủ phủ trấn Sơn Nam đã rời từ Vân Sàng (Ninh Bình) trở về Vị Hoàng. Năm 1804, vua Gia Long cho đắp một toà thành bằng đất "trên địa hạt làng Vị Xuyên và Năng Tĩnh thuộc huyện Mỹ Lộc" (7) năm Minh Mạng thứ 3 trấn Sơn Nam đổi là trấn Nam Định thống lĩnh cả Hưng Yên. Năm Minh Mạng thứ 13(1832) vua Minh Mạng đổi trấn Sơn Nam thành tỉnh Nam Định thống lĩnh hạt Ninh Bình. Sang năm sau (năm Minh Mạng thứ 14 (1833), thành được gia cố lại xây bằng gạch. Từ lúc có thành, mảnh đất Vị Hoàng thay đổi hẳn bộ mặt: trong nội thành có dinh thự các quan lại, có cột cờ, có điện Kính Thiên hay còn gọi là vọng cung, ở ngoại thành, phố phường phát triển. Người Thành Nam tự hào quê hương "có dinh tổng đốc"...





    Hồ Vị Xuyên thành phố Nam Định phần còn lại của con sông xưa
    Vào những năm 30 của thế kỷ XIX, do sông Vị Hoàng chảy xói vào làm cho bờ sông ngày càng lở, mà dòng sông nằm ngay bên trái ngoại thành nên địa phương xin đào một đoạn sông mới để chia sẻ dòng nước. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), nhà vua đã cho đào con sông mới từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá (chỗ nhà máy xay hiện nay) để hợp với dòng sông Vị Hoàng. Con sông này có tên là sông Đào. Tuy chỉ là đoạn sông dài hơn hai ki lô mét nhưng dần dần người ta đã dùng tên này chỉ cả con sông nối giữa sông Hồng và sông Đáy dài 32km. Sông Đào ban đầu vừa nông vừa hẹp lại tách làng hoa Vị Khê khỏi làng Vị Hoàng, Phù Nghĩa vốn xưa cùng là một dải đất liền trồng rau, trồng hoa và cây cảnh phục vụ vương cung Thiên Trường. Ngày nay làng hoa Vị Khê (thuộc xã Nam Điền huyện Nam Ninh) vẫn giữ được truyền thống trồng hoa mà đặc sản là cây quất. Vào dịp tết, quất Vị Khê được chuyển đi khắp nước làm đẹp cho nhiều nhà từ Bắc chí Nam. Nước sông Hồng đổ vào sông Đào tương đối thuận nên lưu lượng và tốc độ vào mùa lũ ngày càng làm cho dòng sông mở rộng. Sông Đào ngày nay càng trở nên thuận lợi, tàu thuyền đi lại dễ dàng, rút ngắn hẳn một đoạn đường so với trước. Đoạn sông Vị đào từ thời Trần dần dần kém tác dụng. Phù sa bồi lấp hoặc nông dân san đất lập vườn xây nhà.

    Sông kia nay đã nên đồng

    Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai

    Vẳng nghe tiếng ếch bên tai

    Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò(8).





    (1) Nguyễn Trãi toàn tập - Dư địa chí trang 222 - Nhà XB KHXH in lần thứ 2 năm 1976.

    (2) Nguyễn Trãi toàn tập - phần chú thích của Hà Văn Tấn - dư địa chí. Sách đã dẫn trang 584 - 587.

    (3) Việt sử thông giám cương mục tập 11 trang 47.

    (4) Việt sử thông giám cương mục tập 11 trang 12.

    (5) Như trên, tập 17 trang 9.

    (6) Như trên, tập 17 trang 57.

    (7) Ngô Giáp Đậu: Nam Định địa dư chí.

    Khiếu Năng Tĩnh: Nam Định địa dư chí.

    (8) Thơ Tú Xương

  2. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Nguồn từ website UBND tỉnh
    Thành phố có 700 năm lịch sử trên một vùng đất cổ
    (Part I)



    Hỡi cô thắt dải lưng xanh
    Có về Nam Định với anh thì về.
    Nam Định có bến Đò Chè,
    Có dinh Tổng Đốc, có nghề ươm tơ (1)

    Đó là khúc hát trao duyên của chàng trai Thành Nam xưa gửi cô gái phương xa tự hào về quê mình là một đô thị lớn, thủ phủ của một tỉnh quan trọng có dinh Tổng Đốc, có bến sông buôn bán sầm uất, có nghề thủ công lâu đời và phát triển.

    Thành phố Nam Định
    Cái thành phố với diện tích 6 km2 cách thủ đô Hà Nội 87 km về phía Nam, nằm trong khoảng kinh tuyến 1030 49 59" đông, vĩ tuyến 20025 bắc, chịu ảnh hưởng của gió mùa, có hai mùa nóng lạnh rõ rệt, có giông bão, độ ẩm cao, lượng mưa tới 2.500mm, căn bản vẫn là mảnh đất đáng quí, có nhiều sức hấp dẫn.
    Như nhiều thành phố khác trên thế giới, Nam Định xưa cũng là một "thành phố-sông" (ville-fleuve). Sách "Nhất thống chí" chép rằng "Thành - tỉnh Nam Định ở thượng lưu địa hạt, sông ngòi bao bọc, bán buôn đông đúc, chợ búa sát nhau làm mật độ hơi lớn (2). Cách vài dặm về phía tây- bắc Thành có ngã ba sông Vị Hoàng. Đây là hạ lưu sông Nhị Hà có chỗ rất sâu. Chỗ sâu nhất đến 15 trượng, xưa vua Lê thường đóng quân ở đây".
    Chẳng phải ngẫu nhiên mà thành - tỉnh Nam Định trở nên một vùng trù phú như thế. Nghiên cứu sâu trong lòng đất, các nhà địa chất cho biết rằng vùng Nam Định xưa là một vùng biển - 170 triệu năm trước nước biển còn vỗ vào vùng rừng núi Ninh Bình, dưới chân "Động người xưa" đến nay vẫn còn nhiều tầng lớp vỏ sò vỏ hến. Sau hai lần thoái biển, phù sa lắng đọng dần thành đầm lầy, rồi thành rừng rậm nguyên sinh như vùng Cúc Phương hiện nay. Cuộc biển dâu ấy diễn ra hàng triệu năm và mảnh đất Nam Hà, Ninh Bình hiện nay ra đời từ khoảng thời gian ấy. Phù sa của dòng sông Hồng và sông Thái Bình chảy ra biển tụ lại thành dòng phù sa ven bờ theo hướng đông - bắc tây - nam đến đây gặp hòn Nẹ ở ngoài khơi hai huyện Kim Sơn, Nga Sơn chặn ở phía ngoài làm cho vùng biển khá yên tĩnh. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho bờ biển phát triển theo kiểu bồi tụ, từ đó phù sa bồi nhanh, hàng năm trên dưới 100m. Các cồn cát duyên hải nổi dần lên và nằm cố định chứ không tiếp tục di chuyển nữa, dần dần nằm khá sâu vào nội địa và được san phẳng đến mức khó nhận biết được sự có mặt của chúng. Thành phố Nam Định ở trên một vùng cồn cát duyên hải như thế có đất màu nâu tươi mang đặc tính phù sa sông Hồng, chủ yếu là các hạt sét và cát nhỏ và mịn (3).

    Trống đồng Côi Sơn, phát hiện tại thị trấn Gôi, huyện Vụ Bản-Nam Đinh (1960)
    Với những hiểu biết bước đầu, ta thấy đất nước Việt Nam có thể là một trong những cái nôi loài người xuất hiện sớm nhất. Những chiếc răng tương tự như răng người vượn ở Bắc Kinh phát hiện được ở Bình Gia (Lạng Sơn) và đặc biệt di tích buổi đầu thời kỳ đồ đá cũ phát hiện được ở núi Đọ (huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá) chứng tỏ rằng cách đây mấy chục vạn năm, trên đất Việt đã có bầy người nguyên thuỷ sinh sống. Di tích của loài người trong những thời đại muộn hơn cũng phát hiện ở Thung Lang (Ninh Bình) Trong các địa điểm thuộc nền văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, giúp chúng ta tạm hiểu được rằng người cổ đã ở gần thành phố và có thể đã tràn về thành phố cách đây trên chục vạn năm (4).
    Nhiều chiếc rìu đá có vai, các hòn ghè, chầy đá, bàn nghiền đã tìm thấy ở nơi xa, cách thành phố 40 - 50 km như ở núi Chùa thôn Phong Phú, xã Ninh Giang, núi Bùng thôn Cam Giá, động Hưng Long, thôn Đới Nhân xã Ninh Khánh, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi ở gần thành phố cách đây từ 15 đến 20 km, ở Tiên Hưng, xã Kim Thái, Lê Xá, xã Hồ Sơn, hang Lồ (huyện Vụ Bản) là di tích của người nguyên thuỷ thuộc hậu kỳ đồ đá mới hoặc sơ kỳ đồ đồng cách chúng ta khoảng 2500 năm, kỉ niên của nền văn hoá Đông Sơn rực rỡ (5). Tư liệu nhà bảo tàng Sở VHTT - TT Hà Nam Ninh.Những người này từ rừng sâu, núi cao vùng Ninh Bình tiến công khai phá vùng đồng bằng, ven biển lập làng sinh sống là cư dân đầu tiên trên đất Nam Định mà thành phố là tỉnh lị. Một số người nữa men theo sông Hồng đi xuống. Ở Duy Tiên các nhà khảo cổ đã phát hiện ra mũi giáo đồng, rìu đồng, "nhíp" đồng để gặt lúa như thư tịch cổ ghi chép. Đây chính là người Lạc Việt sinh sống ở vùng đồng bằng sông Hồng bước sang thời kỳ đồ đồng. Họ sống bằng nghề nông theo nước chiều lên xuống. Nghề nông phát triển, nghề thủ công như đẽo đá, đúc đồng làm đồ gốm ra đời. Con người cổ thuần dưỡng chăn nuôi gia cầm, gia súc tiến tới trồng dâu nuôi tằm... Từ thế kỷ 10, nhất là thế kỷ 12,13, những người thợ thủ công giỏi của La Xuyên, Cát Đằng, Tống Xá (Ý Yên), Quần Phương (Hải Hậu), Phương Để (Nam Ninh), Vân Tràng (Nam Ninh)... đi về thành phố - những người thợ giỏi của Thăng Long, Hà Đông, Sơn Tây, Hoà Bình... bị tập trung về đây để xây dựng cung điện cho nhà vua. Cũng nhiều người "chạy đói lên bắc, chạy giặc xuống nam" tân cư rồi định cư ở đây. Cư dân đầu tiên trên mảnh đất này hình thành dần dần từ đời này qua đời khác.

  3. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    (Part II)

    Đến năm 1226, nhà Trần thành lập.
    Sách "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú ghi rằng: "Tiên tổ nhà Trần lập nghiệp ở đất An Sinh thuộc huyện Đông Triều, đến đời thứ tư mới về Tức Mặc" (6). Xóm nhỏ nơi tiên tổ nhà Trần định cư, lúc đó còn là một vùng quê yên tĩnh chưa có tên tự đã thành quê hương nhà Trần. Khi Trần Cảnh mới tám tuổi, Trần Thủ Độ đưa lên ngôi vua, nhà vua lấy miếu hiệu Trần Thái Tông, nối nghiệp nhà Lý ở thành Thăng Long - Nhà Trần đặt tên quê hương là Tức Mặc - thuộc lộ Thiên Trường ("Lộ" là một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh hoặc liên tỉnh bây giờ).

    Cảnh Sông Vị (Hoạ sỹ Nguyệt Hồ)

    Làng nhỏ ven sông Hoàng Giang với những con đường cát phẳng mịn màng của một vùng giáp biển mát rượi cây xanh, những hàng đại thụ, đã thành "quí hương", vua thường về thăm. Từ kinh đô Thăng Long vua xuôi theo dòng sông Nhị, rẽ vào sông Hoàng, sông Vĩnh Tế là tới quê hương. Năm 1239, vua Trần Thái Tông đã 22 tuổi "... nghĩ đến Tức Mặc là nơi làng cũ của mình nên hạ lệnh cho Phùng Tá Chu làm Nhập nội Thái phó dựng hành cung ở đây để thời thường đến chơi...? (7).
    Hành cung lúc đó chỉ mới là những công trình kiến trúc đủ cho nhà vua nghỉ ngơi khi về thăm quê.
    Năm 1258, sau khi quân dân nhà Trần đánh bại cuộc sâm lược thứ nhất của Nguyên Mông, Trần Thái Tông quyết định trao lại quyền hành cho Thái tử Hoàng - Thái tử lên ngôi lấy miếu hiệu là Trần Thánh Tông đóng đô ở Thăng Long.
    Sau bốn năm lưu lại Thăng Long để dìu dắt vua con trong việc cai trị đất nước, chủ yếu là lo việc đối ngoại với nhà Nguyên ở phía bắc, quân Cham-Pa ở phía nam, Thượng Hoàng lui về ở Tức Mặc. Nói là nghỉ ngơi, nhưng có thể đây là ý đồ chiến lược của vua quan nhà Trần. Sau chiến thắng quân Nguyên lần đầu, nhà Trần thấy rõ âm mưu xâm lược của quân Nguyên sẽ còn nhiều lần tiến đánh Việt Nam nên đã chuẩn bị đối phó. Nhà Trần thấy cần lui về quê hương xây dựng cơ sở thứ hai, thu ngắn đoạn đường rút về căn cứ kháng chiến ở núi rừng Ninh Bình - Trường Yên. Vì thế, Tức Mặc thực chất là kinh đô thứ hai. Thế là chỉ mấy năm sau, những lâu đài, cung điện mọc lên nguy nga lộng lẫy, qui mô chưa được như Thăng Long, những kiến trúc đã theo kiểu cung đình tráng lệ. Tháng hai năm Nhâm Tuất (1262), nhân dịp Thượng Hoàng ban yến tại quê nhà, vua Trần Thánh Tông quyết định" ... đổi tên làng thành Phủ Thiên Trường (thăng từ xã lên phủ đều tỏ cái uy của vương triều và có một An Phủ sứ, trọng nhậm). Để tỏ lòng hiếu nghĩa với vua cha, Trần Thánh Tông cho xây dựng cung "Trùng Quang" làm nơi dành riêng cho các Thượng Hoàng sau này, ai nhường ngôi cho con thì về đây an dưỡng. Bên cạnh cung Trùng Quang lại cho dựng cung Trùng Hoa làm nơi dành riêng cho nhà vua ngự mỗi khi về thăm Thượng Hoàng. Chùa Phổ Minh xây dựng từ đời nhà Lý được trùng tu lại cho tương xứng với quần thể kiến trúc mới.

    Đền Thiên Trường nơi thờ 14 vị vua Trần
    Hương Tức Mặc - Phủ Thiên Trường nghiễm nhiên nổi lên những công trình kiến trúc qui mô vương giả. Nội cung có hai cung Trùng Quang, Trùng Hoa (địa điểm ở đền Trần hiện nay sát chùa Phổ Minh). Ngoại cung ở bên phải chênh chếch về hướng đông có các cung Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam, Đệ tứ là những nơi xây dựng các phủ đệ dành cho các vương phi, các quan lưu thủ, các sắc dịch thuộc bộ máy phục vụ cho khu Thượng Hoàng. Phủ Thiên Trường tuy không phải là kinh đô của đất nước, nhưng thực chất một thứ "đô" của Hoàng gia - Cảnh quan và sinh hoạt của một làng quê yên tĩnh thay đổi hẳn. Nổi bật là khu trung tâm Trùng Quang, Trùng Hoa với hàng chục lâu đài to nhỏ, cao thấp khác nhau, mái cong cong uyển chuyển, lợp ngói lưu li mũi hài tráng men xanh thẫm. Hai cung xưa nay không còn nữa. Nhưng qua cuộc khảo sát năm 1947 của Cục Bảo tồn bảo tàng ở đền Thiên Trường (nơi thờ 14 vị vua Trần) và đền Cố Trạch (nơi thờ Đại Vương Trần Hưng Đạo), ta còn thấy nền móng thành, nhà, ống cống ngầm thoát nước, tháp lớn tráng men trắng có hoa văn miệng viền hình cánh sen, nền nhà, sân lát gạch hoa, đầu rồng bằng đất nung, bát đĩa, liễn sành, sứ còn ghi chữ "Thiên Trường phủ chế" (8).
    Chùa Phổ Minh về phía tây xây theo kiểu nội công , ngoại quốc, có vạc đồng nghìn cân là một trong "tứ đại khí" của nước ta thời đó. Tháp Phổ Minh xây dựng vào thập kỷ đầu thế kỷ XII cao 14 tầng, tầng dưới cùng bằng đá xanh, là hình ảnh một cỗ kiệu, 13 tầng trên xây gạch đỏ có độ nung cao, rêu không mọc được, càng mưa, càng nắng, càng đỏ, càng tươi. Cũng tại nơi đây nhiều kinh kệ quí đã được lưu giữ. Sử cũ còn nghi tháng 2 năm Ất Mùi (1295), năm thứ ba đời vua Trần Anh Tông, vua sai nội viện ngoại langTrần Khắc Dũng và Phạm Thảo cùng đi với Sứ Nguyên sang Trung Quốc "thu được Bộ kinh Đại tạng đem về để ở phủ Thiên Trường, cho in bản phó để lưu hành" (9). Nơi đây cũng là nơi đã đặt một phần xá lỵ (10) của vua Trần Nhân Tông, người đã cùng Pháp Loa, Huyền Quang sáng lập môn phái Phật giáo Trúc Lâm , một giáo phái đã kết hợp cái thiện của đạo Phật với cái nhân nghĩa Việt Nam, đoàn kết được dân tộc góp phần đánh thắng quân Nguyên Mông.

    Chùa Phổ Minh
    Chùa Phổ Minh có một thời là trung tâm Phật giáo quan trọng trong nước. Vào những năm nhà vua trạm rồng lên người ở cung Trùng Quang, nơi đây mở hội Vô lượng. Trong ngày hội ấy, Thượng Hoàng đứng ra chủ trì, bố trí vàng bạc, tiền của cho người nghèo và giảng kinh giới thí cho thiện nam, tín nữ nghe (11).
    Vây quanh phủ là một số vườn, Thượng Hoàng và nhà vua thường ngoạn cảnh. Những vườn này mang tên thật đẹp: vườn hoa mang tên Phù Hoa (sau này là làng Phù Nghĩa), vườn Liễu hay Hoa Nha sau đổi thành là Liễu Nha, vườn lựu hay Lựu Phố. Các vườn này là nơi trồng hoa, ươm hoa và cây cảnh cho vương phủ. Phường Phương Bông là nơi hoàng gia xem ca múa, hoạ đàn. Ngoài ra còn khu vườn quan dành riêng cho các quan. Năm 1281 năm thứ 4 đời vua Trần Nhân Tông, Nhà vua cho xây dựng ở làng Văn Hưng một khu trường học, giảng văn, bình thơ. Chính ở nơi đây đến đời Trần Nghệ Tông (1370 - 1371) nhà vua mở khoa thi hội, thi đình. Ở đây, Đào Sư Tích người huyện Nam Chân (Nam Ninh hiện nay) đã đỗ Trạng nguyên làm quan đến chức Nhập nội hành khiển hữu ty lang trung và trở thành người thân cận của Thượng Hoàng Trần Nghệ Tông (12). Cũng trong khoa thi ấy có Nguyễn Phi Khanh, người làng Nhị Khê (Thường Tín - Hà Tây), thân phụ người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, đã đỗ Thái học sinh (sau này là tiến sĩ) (13).
    Những ngày nhà vua mở khoa thi ở đây, cả hành cung Thiên Trường náo nhiệt, tưng bừng:
    Ba năm Chúa mở khoa thi,
    Đệ nhất thi hát, Đệ nhì thi bơi,
    Đệ tam thi đánh cờ người,
    Phương Bông tứ xứ, mồng mười tháng ba.
    Các cuộc thi múa, hát, đánh cờ người, thi bơi thuyền để "chào đón những thượng khách của nước nhà" đã thu hút hàng vạn nhân dân tứ xứ.
    Cảnh quan quê hương Tức Mặc - Thiên Trường thêm điều đặc biệt là có sông Vĩnh Giang (Vĩnh Tế) uốn khúc quanh co trở thành nơi du ngoạn của hoàng gia. Từ kênh Phù Long, sông Vĩnh Giang chảy qua Đệ Nhị sang Đệ Nhất, cầu Viềng, Đệ Tam, Vân Hưng vòng Liễu Nha lên đền Trần - dòng sông chảy tiếp đến chùa Phổ Minh rồi qua làng Hậu Bồi, Phú Ốc để rồi cuối cùng đổ vào kênh Tiểu Cốc nhập vào dòng An Tiêm. Dòng sông Vĩnh Giang đã nối liền toàn bộ kinh thành lại với nhau. Đôi bờ sông Vĩnh, nơi thì "Liễu tốt tươi thướt tha rủ lá xuống mặt nước" khiến "thuyền ******n liễu lướt khe đi", nơi thì cam quýt chín vàng. Đây là bến thuyền vua ngự, cùng hoàng hậu, cung phi chèo thuyền xem cảnh. Kia là cầu Vòng Ngọc, điện Cửu Trùng, quán rượu. Theo các địa danh cổ thì vùng này nối liền hai bờ sông là các cầu: cầu Thóc, cầu Rượu, cầu Quan, cầu Quít . Theo Đại Nam nhất thống chí, cầu lớn nhất là cầu Vĩnh (nay là cầu Viềng). Sang đầu thế kỷ XIX, cầu làm kiểu "thượng gia, hạ trì" (trên có nhà, dưới có ao) toàn bằng gỗ tốt, có mái ngói tre trên 9 nhịp cầu.
    Lê Trắc, một sử gia đương thời trong tác phẩm "An Nam chí lược" đã viết: "Ở đây, nước triều quanh thành, hoa cỏ bên bờ tươi tốt, mùi hương xông ngát, có những thuyền hoa trang hoàng đẹp đẽ qua lại trên sông như cảnh tiên vậy".
    Phạm Sư Mạnh, học trò Chu Văn An, đỗ Thái học sinh thời Trần Minh Tông (1314 - 1329) làm quan đến chức Tri khu mật viện sứ rồi thăng nhập nội nạp ngôn nhiều lần hộ giá vua về cung Thiên Trường đã ca ngợi kinh đô thứ hai này là nơi "muôn năm cơ nghiệp mở huy hoàng"
    Thuý lãng, ngọc hồng, sơn thuỷ quốc
    Bích môn kim khuyết đế vương đô
    Hải thành thổ cộng bao cam quất
    Thiên thuộc quân trang vệ trục lô.
    Dịch
    Sông xanh, cầu ngọc, miền sơn thuỷ
    Cửa biếc cung vàng đất đế vương
    Cam quít ngon tươi dâng thổ sản
    Thuyền cồ hùng mạnh rực quân trang.
    (Trích bản dịch của Đào Phương Bình trong thơ văn Lý - Trần tập II).
    Ngay từ thuở nhà Trần dựng nghiệp, Trần Nhân Tông qua bài "Hạnh Thiên Trường cung" đã ca ngợi quê hương Tức mặc là một "tiên châu".
    Cảnh thanh u, vật diệc thanh u
    Thập nhị tiên chu thử nhất chu
    (Cảnh thanh u, vật cũng thanh u, 12 tiên châu, đây là một tiên châu)
    Sau khi chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ nhất năm 1285, với ý đồ chiến lược xây dựng kinh đô thứ hai để chuẩn bị đối phó với quân Nguyên, vua quan nhà Trần không thể không phòng vệ khu kinh thành này. Một quân doanh đã được thành lập để bảo vệ cung Thiên Trường và cũng là một căn cứ dự bị chống quân xâm lược Nguyên Mông hai mươi ba năm sau đó.
    Quân doanh đóng cách vương phủ trên 2 dậm (khoảng 3 km) bên bờ sông. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ II năm 1285, quân triều đình dự định rút về Thiên Trường (Nam Hà), Trường Yên (Ninh Bình). "Từ Thăng Long, Thoát Hoan huy động đại quân đánh xuống Thiên Trường. Quân Toa Đô ở Thanh Hoá cũng được lệnh tiến quân ra Trường Yên. Quân thù tập trung binh lực, tạo thành hai gọng kìm hòng bao vây tiêu diệt quân ta. Nhưng Trần Quốc Tuấn đã tổ chức cuộc hành quân đầy mưu trí để đánh lạc hướng kẻ thù, thoát khỏi thế bao vây. Từ Thiên Trường một bộ phận quân ta rút về các lộ vùng Đông - Bắc (Hải Phòng - Quảng Ninh) để dử quân địch đuổi theo rồi chờ khi đạo quân Toa Đô đã vượt ra Thanh Hoá tiến ra Trường Yên thì quay vào chiếm Thanh Hoá làm căn cứ. Toa Đo vừa vất vả tiến ra Trường Yên lại được lệnh đánh vào Thanh Hoá. Đến đây âm mưu của địch bao vây tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy đầu não kháng chiến của ta bị thất bại hoàn toàn (14). Rõ ràng bộ máy đầu não kháng chiến của ta đã đóng ở Thiên Trường. Quân chủ lực cũng đã ở đây, và như vậy, Thiên Trường đã có một quân doanh. Chỉ tiếc rằng vị trí địa điểm của quân doanh từ Hữu Bị (xã Mỹ Trung) đến xã Vị Hoàng chưa được xác định. Và chỉ sau thời kỳ này, nhà Trần phải cho đào một con sông qua làng Vị Hoàng để rút ngắn đường đi của con sông Vĩnh Tế đổ vào Tiểu Cốc. Con sông đã mang tên Vị Hoàng và quân doanh chuyển về đó, vừa là trại quân vừa là kho lương thảo, thuyền bè tấp nập, tập hợp các hoạt động sản xuất buôn bán, vừa phục vụ các cư dân ngày càng đông đúc tụ về nơi đô hội này. Bến Vị Hoàng, rồi chợ Vị Hoàng dần dần ra đời từ sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông và tồn tại đến ngày nay. Vậy là Nam Định từ "đô" mà có "thị", khác hẳn các nơi khác từ "thị" mới lên "đô".
    Các đô thị Việt Nam ra đời và phát triển theo qui luật chính trị, xã hội chung, nhưng mỗi đô thị lại có những điều kiện lịch sử khác nhau. Hà Nội, Huế được chọn làm kinh đô mà trở nên thành thị. Có nơi vốn có hải cảng mà trở nên thành thị như Hải Phòng, Sài Gòn. Có nhiều "thị" làm ăn phồn thịnh rồi có trị sở hành chính mà từ thị lên "đô". Nhưng có những "thị" có một thời rất phồn vinh như phố Hiến, Vân Đồn mà không có "đô". Mỗi đô thị vươn lên tồn tại còn vì những điều kiện kinh tế, chính trị quân sự khác nhau. Thành phố cổ Nam Đinh được hình thành từ khi có vương phủ Tức Mặc, Thiên Trường, có quân doanh Vị Hoàng. Có thể nói nó ra đời từ phương thức "đô" mà có "thị" là như thế (15).
    Các chính sử của ta chép rằng: ngay trong thời kỳ đất nước ta còn bị quan phong kiến Trung Hoa đô hộ, Khúc Thừa Hạo sau khi đánh thắng nhà Hậu Lương, năm 929 đã chia lãnh thổ nước ta, khi đó còn gọi là Giao Châu, làm 10 đạo. Dưới đạo là lộ, phủ, châu, xã. Đến đời Đinh và Tiền Lê, các đơn vị hành chính này vẫn tồn tại.
    Đến năm Thuận Thiên thứ 10 (1010) Lý Thái Tổ đổi 10 đạo ra làm 24 lộ thì mảnh đất sau này là "Thành Nam xưa" thuộc lộ Thiên Trường, lộ đứng đầu 24 lộ, và là phủ lỵ của lộ Thiên Trường, đứng đầu là một văn quan gọi là Tri phủ, một quan văn phụ tá gọi là Thân phủ. Các đơn vị hành chính cấp dưới chưa xác định rõ là làng, xã mà cứ phân chia 15 người thành 1 giáp, có một quản giáp chủ yếu làm việc thu thuế.

  4. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    (Part III)
    Sang đời Trần, vua Trần Thái Tông chia nước ta làm 12 lộ. Lộ Thiên Trường vẫn đứng đầu. Lộ chia thành phủ (ở đồng bằng) và châu (ở miền núi) có viên quan cau trị là Tri phủ. Riêng hương Tức Mặc là nơi có hành cung của Thượng Hoàng được đặc cách thành phủ Thiên Trường có vị quan là An phủ sứ chịu trách nhiệm cả lộ và phủ Thiên Trường. Đến năm 1398, đời vua Trần Thuận Tông, nhà vua giáng chiếu lập thêm một phân hạt hành chính trên xã là huyện. Huyện đặt dưới quyền điều khiển của một viên quan văn gọi là Lệnh uý và một viên quan văn giúp việc gọi là Chủ bạ. Nhiều huyện hợp thành châu, nhiều châu hợp thành phủ do một viên quan ra gọi là Trấn phủ sứ giữ quyền điều khiển . Vị phụ tá gọi là Trấn phủ phó sứ. Nhiều phủ hợp thành lộ đứng đầu là An phủ sứ và An phủ phó sứ "Thành Nam xưa" dưới thời vua Trần Thuận Tông có thể chỉ còn là một huyện có viên Lệnh uý cai trị và giúp việc là viên Chủ bạ. Vì là phủ lỵ nên chia ra các phường, miền phụ cận vẫn gọi là hương.
    Đời nhà Hồ, "Thành Nam xưa" vẫn thuộc Thiên Trường phủ lộ. Nhưng khi nhà Minh đã đánh chiếm nước ta (1407) thì Nam Định đổi thành phủ Phụng Hoá, một trong 16 phủ mới.
    Sang đời Lê, vua Lê Thái Tổ, ông vua khai sáng nhà Lê (1428 - 1443) đất nước ta chia là 5 đạo. Đứng đầu mỗi đạo là một vị hành khiển. Mỗi đạo chia làm phủ, lộ, trấn, châu, xã. Đến đời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) 5 đạo chia thành 12, sau thành 13 xứ 52 phủ, 172 huyện, 80 châu. Năm Quang Thuận thứ 7 đời vua Lê Thánh Tông (1466), lộ Thiên Trường đổi thành Thiên Trường thừa tuyên, đến năm Quang Thuận thứ 10 (1469) đổi thành Sơn Nam thừa tuyên. Năm Hồng Đức thứ 21 (1490) đời vua Lê Thánh Tông gọi là xứ Sơn Nam. Đến năm Lê Cảnh Hưng thứ 2 (1741), xứ Sơn Nam đổi thành Sơn Nam thượng và Sơn Nam hạ. "Thành Nam xưa" thuộc Sơn Nam hạ và vẫn là tỉnh lị.
    Cuối đời Tây Sơn (1788 - 1802) các thừa tuyên đổi thành trấn - Trấn Sơn Nam hạ có quan cai trị là Trấn thủ, cơ quan phụ tá là Hiệp trấn - "Thành Nam xưa" vẫn là phủ lỵ của trấn coi như một huyện nên có một quan văn gọi là Phân tri, một quan võ gọi là Phân xuất cai trị.
    Sang đời nhà Nguyễn, vua Gia Long (1802 - 1819) không có thay đổi gì lớn. Nhưng đến năm Minh Mệnh thứ 3 (1822) Sơn Nam hạ trấn đổi thành trấn Nam Định. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) đổi trấn Nam Định thành tỉmh Nam Định. Tỉnh là một danh từ thông dụng ở Trung Hoa thời bấy giờ chỉ là một phân khu hành chính. Quan đứng đầu tỉnh tuỳ theo tỉnh to nhỏ gọi là Tổng Đốc hay Tuần phủ ở miền Bắc, Tuần Vũ ở miền Trung. Từ 27 trấn thời Gia Long, số tỉnh tăng lên 31 dưới thời Minh Mệnh. Các tổ chức hành chính này được giữ y nguyên dưới đời vua Thiệu Trị, vua Tự Đức. Mãi đến năm 1884 "Thành Nam xưa" vẫn là tỉnh lị nên năm Gia Long thứ 3 (1804) Gia Long cho xây thành đất, năm Minh Mạng thứ 14 (1833), thành xây lại bằng gạch (16)

    Một góc công viên Tức Mạc
    Sinh ra từ một vùng quê yên tĩnh, mát rượi cây xanh, cam quýt chín vàng, có hoa cảnh lạ, sông nước với đôi bờ liễu rủ bao quanh các đình đài của một vương cung xưa, cảnh quan u nhã, sinh hoạt cung đình pha màu thiền đạo, một "tiên châu" có nền văn học nghệ thuật lâu đời và phát triển, người Nam Định xưa được coi là "nghĩa dân", "nghĩa hộ". Cảnh và người Nam Định đã có hẳn một lịch sử, một nguồn gốc sâu xa.


    (1) Dị bản: Có tầu Ngô Khách.
    (2) Dân số trên 30.000 người gồm 30.000 người Việt, 905 người Hoa, 61 người Âu (Niên giám Đông Dương năm 1897)
    (3) Lê Bá Thảo - Thiên nhiên Việt Nam - Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật năm 1977 - trang 141.
    (4) Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam - Lịch sử Việt Nam tập I, Nhà xuất bản KHXH Hà Nội - 1971 - trang 24.
    (5) Tư liệu nhà bảo tàng Sở VHTT - TT Hà Nam Ninh.
    (6) Phan Huy Chú (Lịch triều hiến chương loại chí) - Nhà XB Sử học 1970 - trang 112.
    (7) Việt sử thông giám cương mục - Nhà XB văn sử địa 1958 tập 5 trang 17.
    (8) Nhà cổ vật của Bảo tàng Nam Hà còn lưu giữ
    (9) Đại Việt sử ký toàn thư - Nhà XB KHXH Hà Nội năm 1974 trang 81.
    (10) Hài cốt đã thiêu ra tro.
    (11) Đại Việt sử ký toàn thư - Sách đã dẫn trang 97.
    (12) Gia phả họ Đào - bản lưu ở nhà ông Lê Xuân Quang - Hội viên hội sử học Việt Nam ở Nam Dương Nam Hưng.
    (13) Xem bài "Xúc cảm" sau khi thi ở Thiên Trường của Nguyễn Phi Khanh. Thơ văn Lý Trần tập II trang 412, 413.
    (14) Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam - Lịch sử Việt Nam tập I sách đã dẫn. Trang 203 (trích nguyên văn).
    (15) Có nhiều luận điểm chung quanh sự ra đời của thành phố Nam Định.
    Có người cho quân doanh Vị Hoàng chỉ ra đời từ thời Lê - Về mặt lịch sử, khi nhà Hậu Lê gia đời, vua Lê đã rời trị sở hành chính của lộ Sơn Nam về Vân Sàng (Ninh Bình) lấy Vị Hoàng làm quân doanh để tập trận thì quân doanh Vị Hoàng không thể ra đời từ thời Lê. Mặt khác hoàng cung của Thượng Hoàng nhà Trần không thể không có một quân doanh bảo vệ, nhất là đến thời kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ hai Trần Hưng Đạo đã tận dụng vị trí và quân đóng ở Vị Hoàng thực hiện kế nghi binh khiến quân Nguyên thất bại, nhà Trần phải có quân doanh ở đây.
    (16) Viết theo lời chú thích của Hà Văn Tuấn, trong bản dịch Nguyễn Trãi toàn tập - NXB KHXH Hà Nội năm 1976 - và Pháp chế sử của Vũ Quốc Thông, tủ sách Đại học năm 1996.

  5. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1

    Nguồn : Namdinhnet
    Sự phát triển kinh tế

    cr

    Chợ rồng xưa
    Nam Định xưa vừa là một trung tâm thương nghiệp quan trọng, vừa là một thành phố có nghề thủ công phát triển. Các tư liệu thành văn (ngọc phả, thần phả, gia phả các dòng họ, các bia, các bài minh ở các đền, đình, chùa?qua các tư liệu sống (các cụ cố lão ở địa phương) đã cho thấy sự hình thành và phát triển nền kinh tế và văn hoá của thành phố, các ngành nghề cùng các vị tổ nghề. Từ đó, ta biết được nguồn gốc cư dân từ các địa phương khác đến, cấu thành nhân dân thành phố, với phong tục, tập quán, nghề nghiệp riêng. Do nguồn gốc nghề nghiệp, thành phố Nam Định xưa chia làm ba loại phố gần như rõ rệt: Những đường phố có nghề thủ công, những đường phố buôn bán, những đường phố vừa buôn bán vừa có nghề thủ công.
    Những đường phố có nghề thủ công:
    Có hai nguyên nhân đã dẫn những người thợ thủ công giỏi từ Hoà Bình, Hà Tây, Hải Phòng, Hà Bắc, Thái Bình tập trung về Nam Định:
    1. Việc xây dựng hành cung Tức Mặc Thiên Trường đòi hỏi những người thợ giỏi.
    2. Quân phương Bắc hay tràn sang đánh phá. Nên tục ngữ đã có câu: ?oĐói lên bắc, chạy giặc xuống nam?. Những người thợ thủ công đã cùng gia đình tản cư về địa phương. Có thể nói sau Thăng Long, Thành Nam xưa có nhiều nghề thủ công nhất nước.
    Nói về gốm: Tức Mặc là một trung tâm gốm quan trọng đời Trần. Năm 1959, những công trình khai quật của Viện bảo tồn bảo tàng của một vùng làm gốm với nhiều mảnh đồ sành, đồ đất nung, đặc biệt là có nhiều bát đĩa có nước men xanh ngọc. Trên một số đồ sành sứ khá đẹp còn đọc được những dòng chữ in vào đất trước khi nung: ?oThiên Trường phủ chế?. Cũng ở xã Tức Mặc, năm 1976 ta còn đào được một sân lát gạch hoa đẹp như rải thảm. Gạch lát hình vuông mỗi chiều 18cm có đường triện viền chung quanh, giữa là hoa dây cúc in nổi. Sân gạch dài 22,9m rộng 8,5m. Đây là sân gạch hoa của Đệ tứ hành cung, một trong những cung điện đẹp, nơi các vương hầu dự các buổi bình thơ, hoà nhạc, xem ca múa (1). Dân làm gốm làng Bồ Bát (thuộc Yên Mô Ninh Bình) (có người cho là làng Bách Bát thuộc tỉnh Thanh Hoá) trước khi di cư đến Bát Tràng (Hà Nội) đã có mặt ở đây. Căn cứ vào Đại Việt Sử ký toàn thư, Bát Tràng có tên là xã Bát, làng Bát từ đời Trần(2).
    Dõi theo các đường phố trên bản đồ của H.Ri-vi-e, ta thấy phố Hàng Tiện - Ruy đề Tuốc-nơ (Rue des Tourneurs). Thực ra trên cái phố dài trên 800m này đã có những ?okhúc? phố, người ta cũng gọi là phố như phố Hàng Cấp, Hàng Tiện, Hàng Khay, Hàng Quì, Hàng Nón.
    Phố Hàng Cấp dài 300m là phố có nghề dệt cấp, một thứ lụa quí dệt bằng tơ nõn, dệt lĩnh, sa, the, gấm. Những người thợ vừa quay tơ vừa dệt cấp ở đây vốn gốc làng Đại Mỗ, Tây Mỗ, Vạn Phúc từ thủ đô Thăng Long đi xuống. Ở đây có đền Bạch Mã, nơi thờ Long Đỗ Bạch mã thần là Thành Hoàng thành Thăng Long.
    Qua phố Hàng Cấp đến phố Hàng Tiện, quê hương Nguyễn Trãi, học đường nghề ông tổ Đoàn Tài ở làng Hoàng Xá, cách Nhị Khê một con sông, chạy giặc từ thời Lê xuống vùng này. Ở đây những người thợ tiện giỏi Nhị Khê đã biến những khúc gỗ vàng tâm, mít, nhãn?thành những bộ đồ thờ với cây đèn, ống hương, đài rượu, những đế bát hương, những con song cửa, song bàn, song ghế?lịch sự trang nhã, những cuộn chỉ, những ròng rọc? Đến ngày giỗ tổ, bà con làm lễ vọng trong một đền làng ở phố vào ngày 25-10 âm lịch để lại đến ngày 12 tháng giêng thì về Nhị Khê chính thức tổ chức ngày kỵ thánh.
    Bên cạnh gần 40 hộ của 9 dòng họ làm nghề tiện là những thợ mộc, thợ chạm giỏi của làng Chuyên Mỹ gọi nôm là Chuôn (ở Hà Tây) hoặc những người thợ La Xuyên, Cát Đằng xưa là Vọng Doanh (Ý Yên).
    Cái phố Hàng Khay ngắn ngủi với trên 10 hộ này lại là nơi sản xuất ra những sập gụ, tủ chè, tủ ba buồng, những bộ bàn ghế những kỷ chè, khay chè, bằng gỗ gụ, gỗ táu, gỗ trắc, gỗ mun quí giá, những bộ bàn ghế, lưng ghế lắp đá hoa cương, bàn lắp mặt gỗ lúp. Đặc biệt, các tủ chè thường có bộ ?olèo? là một dải hoa văn ở phía ngoài đôi cánh cửa kính. Bộ ?olèo? thường thường được chạm khắc theo đề tài: phù dung, chim trĩ, hai bên có cành nho con sóc, Ngũ phúc hàm thọ, hai con dơi ngậm chữ thọ có cài thêm hoa lá? Có thể đây là những người thợ giỏi đã đục chạm ra những cánh cửa quí chùa Phổ Minh nổi tiếng cả nước. Cạnh nhà những thợ chạm này là những người thợ khảm, tổ nghề khảm là Nguyễn Kim ở làng Thuận Nghĩa (có người cho ông tổ nghề là Vũ Văn Kim hoặc ông Trương Công Thành ở làng Chuyên Mỹ). Nghề khảm có từ lâu đời, khoảng từ thế kỉ thứ 3 đến thế kỉ thứ 5. Đồ khảm xà cừ của ta đã có tiếng. Những loại khay chè, cơi trầu khảm xà cừ đều được sử sách Trung Quốc coi là báu vật(3).
    Người làm thợ khảm về ở phố Hàng Khay này gốc làng Chuyên Mĩ. Đó là những người thợ tài hoa có óc thẩm mỹ cao, biết chọn nguyên liệu phù hợp với đề tài khảm: Một truyện cổ tích như Tam anh hùng chiến Lã Bố, Chiêu quân cống hồ, Lưu Huyền Đức tam cố thảo lư, Trúc Lâm thất hiền? hay tứ quí: thông, mai, cúc, trúc, mai điểu, quần hạc tề phi trên một cánh tủ chè, hoặc tứ linh (long, ly, qui, phượng) hoặc chữ trên hoành phi, câu đối, hoặc khảm vai sập, khay chè?Thợ khảm thường là một cặp vợ chồng đi đôi: chồng phải biết tách vỏ trai, xà cừ, cưa dũa và vẽ, vợ phải biết mài khảm lắp hình và đánh bóng. Số hộ làm khảm trai xưa mới có độ mươi nhà, sau này lên tới 40 nhà.
    Đến phố này xưa, ta còn nghe vang tiếng đập ?ochát, chát? của nghề hàng quỳ - Đây là nghề dát vàng hay bạc thật mỏng, độ dầy chỉ mấy ?omicrông? dùng trong việc sơn son thiếp vàng các đồ gỗ dùng trong cung điện, đền chùa?Có đến 10 gia đình từ làng Kiêu Kỵ (huyện Từ Sơn Bắc Ninh ?" nay thuộc Gia Lâm ?" Hà Nội) xuống đây làm các nghề có nhiều bí mật này. Phải biết pha chế vàng bạc thế nào để có thể kéo thành những dây dài 100mm cắt ra thành hạt độ nhỏ. Những hạt vàng hay bạc nhỏ li ti đó được đặt giữa nhiều lớp giấy quì ngoài bọc vải sơn. Giấy quì là một loại giấy bản đặc biệt được thấm một thứ nước quí thành một thứ giấy rất dai, đen bóng như lĩnh, khi dát vàng bạc, giấy quì không nát. Người thợ khi dát dùng một đầu búa hình vuông, khuôn khổ ngang với tập giấy quỳ gồm 100 tờ, giữa có hạt vàng hay bạc. Tập giấy quì hình vuông mỗi cạnh độ 5, 6mm này chịu những nhát đập đều tay trên một phiến đá mặt cũng hình vuông đen bóng, độ cao vừa đủ tầm của người thợ quỳ ngồi trên ghế. Khoảng một giờ, những hạt vàng hay bạc được dát mỏng theo khuôn khổ tờ giấy quì và bắt đầu chờm ra ngoài. Thế là công việc đã xong. Người thợ cứ để như thế bán cho người thợ sơn. Tương truyền ông tổ nghề quì là Nguyễn Quí Trị người làng Kiêu Kỵ học được nghề từ thời Trần (hiện nay ở thành phố Nam Định không còn nghề quì). Vì thế, làng Kiêu Kỵ có đình thần hoàng sơn son thiếp vàng rất đẹp nên từ đó đã có câu: ?oSống làm con trai Bát Tràng (được ăn ngon) chết làm Thành hoàng làng Kiêu Kỵ? (có đền thờ đẹp).
    Xen kẽ vào phố này còn có một số người làm nghề khắc mộc bản. Thợ khắc thường là đàn ông, người làng Liễu Tràng, huyện Gia Lộc (Hải Dương).
    Tổ nghề là ông Lương Nhữ Hộc, người Hoàng Liễu đỗ Thám hoa đời Lê Thái Tông (1434 ?" 1442) học được nghề khi đi sứ Trung Quốc, về truyền cho người làng Hồng Lục và Liễu Tràng. Sau này con cháu chuyển sang nghề khắc dấu.
    Qua phố Hàng Tiện, áp sát đến chợ Rồng là phố Hàng Nón. Nón đây là nón sơn. Người làm nón sơn ở làng Tràng Sơn Mộc Xá Hà Nội. Tổ nghề nón là Nguyễn Hữu Mật. Nón sơn hay nón dấu đều để cho binh lính thường dùng. Các bà, các cô đến đây tìm chiếc ?onón mười? hay nón ?oba tầm? của người làng Chuông (nay là xã Phương Trung huyện Thanh Oai). Bà con làng Chuông sản xuất nón ?oba tầm? là thứ nón rộng vành, sườn nón cao hàng tấc, làm bằng lá cọ nõn nà, lòng chia làm ba vòng khâu bằng dây móc thật tốt. Các bà, các cô dùng trong các hội hè. Đó còn là chiếc nón kín đáo của cô dâu khi về nhà chồng. Ở đây, còn những nón thường: nón dấu: nón nhỡ, những loại nón nhỏ của những người đi làm đồng, lá già và cứng. Những nón hạng sang gọi là nón dứa, nón lông có chóp đồng giành cho các ông tổng, ông lý ở nông thôn.
    Nhìn suốt đường Hàng Tiện, ta thấy không có mấy dân địa phương, mà hầu hết là người Hà Nội, Hà Tây, Hòa Bình vì những nghề cổ truyền kia vốn gốc ở đó.
    Nay quặt xuống đoạn đường vuông thước thợ với phố Hàng Tiện, qua chợ Rồng tới phố Vải Màn, phố Hàng Rượu, phố Hàng Thiếc, phố Hàng Đàn, qua cửa nhà thờ, đến phố Hàng Cau và ra phố Bờ Sông.
    Phố Vải Màn dài 230m, có dân từ nhiều nơi đến. Trừ một số năm bảy hàng cơm bình dân ở đầu phố sát chợ Rồng, còn là người làng Dịch Diệp (Trực Ninh, Nam Định), làng Thịnh (Mĩ Hưng, Mĩ Lộc) đến đây dệt và bán vải màn. Họ còn cung bông, quay sợi, làm chăn, dùng vải màn làm áo chăn. Ở đây còn tới 20 hộ làm mũ và làm khăn xếp. Đó là những người thợ lành nghề ở làng Vị tức xã Hoa Chiểu nay là Phương Chiểu, tổng Tiên Châu huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Vốn ở gần phố Hiến, những người thợ này đã đi xuống Nam Định khi Thành Nam phát triển đã át cái phồn vinh của phố Hiến. Họ có tài làm các loại khăn xếp bằng lượt, nhiễu?sau chuyển sang làm mũ. Xen kẽ vào là năm, bảy nhà vẽ tranh thuỷ mặc từ làng Vị Xuyên (Mĩ Lộc), làng Đồng Văn (Vụ Bản) chuyển tới đây. Vào những ngày tết trung thu, một số người ở đây lên Thăng Long học nghề làm con giống bằng bột. Đó là những sản phẩm mỹ nghệ vui mắt, đủ màu hòa hợp gồm đủ thứ con giống: thỏ, chuột, chó, chim, gà, vịt, ngỗng, các chậu hoa cây cảnh. Các nhà còn buôn những đồ chơi bằng giấy: những ông tiến sĩ giấy đủ phẩm phục triều đình, áo, mũ, cân đai, ngồi ?obảnh chọe? giữa những đèn thành, đèn kéo quân, và hàng chồng đầu sư tử. Treo trên cao là những đèn hình con cá hóa long, con thiềm thừ con thỏ, đèn xếp?
    Phố Hàng Rượu đúng như tên gọi có vài quán rượu. Nhưng cái phố dài gần 200m này có nhiều hàng mũ, hàng giầy và nhiều hàng vàng bạc. Không như những hiệu ?okim hoàn? ở Hàng Bạc (Hà Nội) có thợ Châu Khê ( Hải Hưng), hay thợ Định Công (Thanh Trì ?" Hà Nội) thường bày những đồ đạc chạm trổ tinh vi. Ở đây là thợ làng Đồng Sâm, huyện Kiến Xương Thái Bình. Ngoài một hai cửa hàng có đồ bạc và ngà voi trạm trổ còn phần lớn chuyên làm kiềng, nhẫn, vòng, xuyến, ống vôi, dây xà tích? và chủ yếu là mua bán vàng.
    Qua Hàng Rượu và đến Hàng Long, Hàng Thêu dọc theo phố Cửa Đông. Người về ở đây là dân Đào Xá, Tam Xá, Hướng Dương huyện Thường Tín đến học nghề thêu ở Quất Động. Nghề này phát triển ở làng Thịnh (xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc) ngoại thành. Bên nghề thêu Đào Xá, Thịnh là những người làm nghề thiếc từ Đan Hội Hà Nội tới. Ba nghề ở xen kẽ nhau trên một đường phố, chiều dài 100m nên lúc nào cũng có vẻ náo động sầm uất. Nơi đây có ngôi đền to thờ tổ nghề thêu là Lê Công Hành. Tổ nghề thiếc Nguyễn Hữu Mật, người theo ông Lê sang Trung Quốc học được nghề làm nón và nghề thiếc. Vào dịp tết Trung thu, phố Hàng Thiếc cũng náo nhiệt vì có nhiều đồ chơi bằng sắt tây, sơn tây sắc màu lộng lẫy. Đồ chơi phổ biến là tàu thuỷ, ca nô chạy được trên nước bằng phao dầu, rồi đến các loại xe, ô tô, máy bay, con thỏ gõ trống, quả đào, ông tiên?
    Sát Hàng Thiếc là Hàng Đàn, cái phố ngắn non 100m. Lúc đầu ở đây chỉ có vài hàng đàn tranh, đàn bầu, nhị, sáo?nhưng những người thợ Cao Đà (huyện Lý Nhân) nổi tiếng về làm đình đã nhập cư. Họ làm ngai, ỉ, bài vị, hương án, các loại kiệu ở đình làng, các cuốn thư, hoành phi, câu đối. Ở đây còn có người Hà Vĩ, Thường Tín chuyên làm các tráp son, đóng các loại hòm, rương đựng quần áo. Trong đám anh em thợ cả, thợ bạn làm nghề trạm mộc ở đây còn có những thợ giỏi Hoành Nha, Trà Lũ (Giao Thuỷ), Vũ Lao, Cao Lộng (Nam Trực), La Xuyên, Quang Điểm (Ý Yên). Những đồ chạm mộc làm ra lại được những người thợ sơn giỏi của Hậu Bồi ( Mĩ Lộc), Hổ Sơn (Vụ Bản), Cát Đằng (Ý Yên, Phong Doanh) làm nên những công trình mĩ nghệ sơn son thếp vàng, tuyệt đẹp. Hiện nay, những đình lớn được công nhận là di tích lịch sử như những đền thờ Trần Hưng Đạo, còn giữ lại những cố kiệu Ngọc Loan, Long đình cổ kính đáng được trân trọng bảo tồn. Những người thợ sơn đã và đang thờ ông tổ là Trần Lư còn gọi là Lương (1470 ?" 1540) đỗ tiến sĩ thời Lê (1502) người làng Bình Vọng huyện Thường Tín (Hà Tây).
    Song song với phố Hàng Tiện là Hàng Giầy (phố Bắc Ninh hiện nay) Thần phả ở đình Hàng Giầy (nay ở phố Bắc Ninh, ngõ 18) ghi rõ: dân phố này gốc ở Tam Lâm (Phong Lâm, Trúc Lâm, Văn Lâm) tục gọi là ba làng Trằm thuộc tổng Phạm Xá phủ Hà Hồng (thời Lê) nay là Gia Lộc (Hải Hưng). Thời Mạc, tiến sĩ trẻ Ngô Thời Trung, người làng Trúc Lâm phụng mệnh nhà vua đi sứ sang Tàu, mang theo ba người thợ giỏi đóng giầy là Phạm Thuần Chánh, Phạm Đức Chính, Ngô Sĩ Bân cùng đi học tập kỹ thuật thuộc da và làm các mặt hàng bằng da, nâng cao kỹ thuật đóng giầy(4).
    Giầy đóng bằng đinh tre, đệm 2,3 lần da. Các người làng học được nghề từ Hà Hồng lên Thăng Long, đi về các tỉnh làm nghề. Dân Tam Lâm đến đây sớm, lập phường sát sông Vị. Hàng năm cứ đến ngày 17-2 và 17-8 âm lịch họ rủ nhau về Tam Lâm giỗ tổ. Phố Hàng Giầy còn có một đoạn phố làm mành, nên đoạn này gọi là Hàng Mành (đoạn từ đầu phố Hoàng Văn Thụ ra phố Hai Bà Trưng. Đây là dân Đỗ Xá (Nam Trực) học được nghề làm mành từ làng Giới Tế, Yên Phong, Hà Bắc. Mành nứa dệt bằng sợi móc, nan nhỏ, đều, màu hanh vàng nên không bị mưa làm ải, bền hàng chục năm. Mành còn được sơn xanh dùng trong các gia đình. Mành sơn vẽ rồng chầu, phượng múa thường dùng cho bàn thờ thần hoặc tổ tiên ở gia đình. Nơi đây còn gọi là Hàng Cầm vì có một số nhà chuyên cầm đồ cho vay lãi. Người vay quá hạn không trả được thì chủ hàng lấy đồ thế chấp ấy bán đi lấy tiền. Có khi những chủ hàng này còn mua rẻ đồ cầm của nhà Vạn Bảo, một hãng cầm đồ của người Pháp bán lại. Hàng đem ?ocầm? thường là quần áo và những đồ dùng gia đình còn khá tốt. Chủ hàng mua rẻ, bán được lãi khá cao.
    Cách xa hai đường phố Hàng Đồng và phố Bến Ngự là phố Hàng Sũ, nơi có những người thợ Đông Trụ, Cao Đà (Lý Nhân) xẻ gỗ đóng áo quan. Nếu không có tiếng cưa xẻ gỗ đều đều buồn tẻ, thì phố này thực sự lạnh lẽo, vắng vẻ với nhiều nhà liên tiếp, cửa hàng đầy ắp áo quan (săng, ván).
    Cũng chính những người thợ Cao Đà, Đông Trụ này ở Hàmg Mâm (Một đoạn phố Minh Khai) làm mâm tròn bằng nứa cuộn lại ghép bằng sơn, mâm gỗ vuông, và làm thùng gỗ để đong thóc gạo, gánh nước.
    Song song với phố Hàng Sũ là phố Hàng Nồi bán những nồi niêu đất, chum vại, tiểu sành ở Đinh Xá (Bình Lục), Khả Phong (Kim Bảng). Ở đây còn nghề khắc bia đá của những người thợ Thái La (Vụ Bản), Kim Thanh (Ý Yên), Nam Lạng (Trực Ninh).


  6. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Sự Phát triển kinh tế (tiếp)
    Trong bài viết về làng Phụ Long, 40 hộ, người ở huyện Thiệu Chung Thanh Hóa ra nay là xã viên HTX Cộng Lực, có nghề đúc đồng từ sớm, đã làm ra nhiều loại nồi niêu, và đồ gia dụng bằng đồng đưa vào bán ở các tỉnh phía Nam. Nơi đây cũng có nghề trồng dâu nuôi tằm có thời khá phát đạt.
    Nam Định xưa còn có một số nghề vặt như nghề xay bột của những người làng Bông Cời (Hưng Yên) ở ngõ Hàng Bột (đằng sau trường Phạm Hồng Thái, sát thư viện bây giờ). Những người làm hàng mã quê ở An Trung thượng (Đại An nay là huyện Nghĩa Hưng), Liễu Nha (Mĩ Lộc) tập trung ở phố Hải Cơ. Nghề làm quai thao tức là làm quai nón 12 sợi se bằng tơ nhuộm đen hay tím ở phố Hàng Thao. Đây là nghề của những người dân Kẻ Đơ (còn có tên chữ là Triều Khúc (gần ngã ba Thanh Xuân Thanh Trì Hà Nội hiện nay)). Quai thao có tua mắc vào chiếc nón ba tầm càng tăng phần duyên dáng quí giá cho chiếc nón làm bằng lá nón kia. Nghề làm hia, hài của dân Vân Lâm (làng Giữa) huyện Tứ Kỳ (Hải Hưng) góp phần cho Hàng Mũ thêm mặt hàng. Lác đác ở các phố có những lò rèn, người thì quê ở Giáp Ba (Vụ Bản), người quê ở Vân Tràng (Nam Trực) hàng ngày rèn dao, cuốc, xẻng?bán cho dân phố. Cuối phố Hoa Kiều có một số hàng trống quê ở làng Liễu Thượng, huyện Yên Mĩ (Hải Hưng) sản xuất đủ loại trống to nhỏ.
    Thủ công nghiệp Thành Nam xưa phát triển nhiều mặt vừa phục vụ tiêu dùng của nhân dân địa phương, vừa tạo điều kiện giao lưu hàng hoá giữa miền Bắc và miền Nam đẩy mạnh được sự hoạt động của thương nghiệp quê nhà.
    Những đường phố gắn liền với hoạt động thương mại:
    Hoạt động thương mại của thành phố Nam Định xưa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế vùng nam Bắc kỳ và miền nam Trung kỳ từ thế kỉ 18, 19, nhất là sau ngày vua Minh Mạng cho đào con sông mới nối liền sông Hồng và sông Đáy.
    Có giao thông đường thủy thuận lợi, lại nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn có nền sản xuất thủ công nghiệp đa dạng, sinh hoạt thương mại của thành phố Nam Định xưa vượt xa các trung tâm hành chính kinh tế khác như Ninh Bình, Thanh Hoá, Hải Dương, Phố Hiến?
    Các bến sông Đào, sông Vị Hoàng mỗi ngày có hàng trăm thuyền mành từ Hà Nội, Sơn Tây, Hòa Bình xuống, các tỉnh miền Trung như Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Trị, Bình Định, chở hàng hóa tới.
    Từ miền Trung ra thì có các loại: đường cát, đường phổi, đường phèn, đường chõ?các loại hải sản như tôm, mực khô và nhất là yến sào lấy từ đảo Hoàng Sa, Trường Sa các loại mắm chắt, nước mắm lu, về lâm sản có các loại gỗ cây quí: trầm, lim, gụ, mun, trắc, táu, cẩm lai, dừa quả, cau khô, cau tươi, khô lạc, củ nâu, vỏ già, trẩu để ép dầu?
    Từ miền trung và cả thượng du Bắc kỳ còn chở về đây bương, tre, luồng, nứa, song, mây, cánh kiến, sơn ta, cây dó để làm giấy, các loại than củi?
    Từ kinh thành Thăng Long Hà Nội và các tỉnh, huyện đồng bằng Bắc kỳ đổ về gốm Bát Tràng, gốm Móng Cái, đồ đồng Hải Dương. Các cầu Gia Hòa, Phú Ốc, Thượng Lỗi và 11 bến đò nối liền thành phố với các huyện xung quanh. Đò Bái, đò Quan, đò Chè, đò Lương Xá, đò Phụ Long mở đường cho các huyện miền nam tỉnh đi lên. Đò Trung Trang đối ngạn với huyện Thư Trì, đò Hữu Bị đối ngạn với huyện Nam Xang (Nhân Hoà ?" Lý Nhân), đò Vạn Khoảnh, đò Hà Lộc đối ngạn với xã Tảo Môn. Từ các bến đò này chuyển về thành phố đủ loại rau quả, thóc, gạo, ngô, khoai, lợn, gà, trứng vịt của vùng bể và vùng đồng chiêm trũng.
    Từ Nam Định chở đi các nơi là các mặt hàng tơ lụa, nhiễu, cấp, hàng thêu, khăn xếp, mũ tế, các đồ gỗ chạm trổ, các hàng tiện, các đồ khảm quí, những đồ dùng bằng đồng, sắt, thiếc, đồ gốm?Những bến sông của Bến Ngự dành riêng cho vua và hoàng tộc. Bến Đò Quan từ thời Trần và thời Lê đến thời Nguyễn sau này chuyên dành cho các quan về chấm thi ở các kỳ thi hương hoặc người đi việc quan, các phu trạm và sau này đã thành bến dân dụng:
    ?oQuanh năm buôn bán ở mom sông.
    Nuôi đủ năm con với một chồng?


    Câu thơ của cụ Tú Xương ca ngợi cái đảm đang tần tảo của vợ cũng nói lên sự làm ăn dễ dàng của những người buôn bán ở bến sông Mom Phụ Long xưa là nơi tập trung lớn nhất của thuyền bè Nam - Bắc, có quán Bánh Dầy làm bánh dầy, bánh chưng phục vụ dân thành phố và khách vãng lai. Sát bến đò là phố Hàng Cót buôn tre, nứa đan cót bán cho bà con nông thôn và các lái buôn thuyền. Đây thường là người Hưng Yên từ Phố Hiến đi xuống cùng bà con Phụ Long lập ra phố Hàng Cót. Khi sông Đào hình thành, những người Hàng Cót chuyển dần ra bờ sông Đào lập phố Giá Nứa, trong nhà đan cót, ngoài bờ sông dựng giàn, giá xếp bè bương, tre, nứa lá để bán.
    Sát Hàng Cót, bên chợ Vị Hoàng là Hàng Nâu ?" nơi có nhà cụ Tú Xương. Dân làng buôn nâu phần lớn là các bà, các chị lành nghề biết chọn hàng tốt ?otươi vỏ đỏ lòng đã quen?. Cùng trên một dãy phố, Hàng Bát ở sát Hàng Nâu. Dân làng Bát Tràng (Hà đồ sứ của làng và đồ sứ Móng Cái, từ bát đĩa thường dùng đến chậu men, cây cảnh, lọ lộc bình, song bình, bát hương to nhỏ và đồ gốm như chum vại, tiểu sành? Qua một ngõ ngang đến phố Hàng Mâm có những người thợ Đông Trụ, Cao Đà làm mâm, thùng gỗ, làm ra đến đâu bán ngay đến đấy. Tiếp đó là Hàng Song, bán song mây, gai đay phục vụ cho việc làm nhà và các nhu cầu khác. Nhiều bà con là người làng Vị Hoàng, nhưng xen kẽ vẫn còn người Đông Trụ (Nhân Thắng) làm đồ gỗ đóng hòm tủ và bàn ghế. Ngay đầu phố Hàng Song có cửa hàng bánh đậu xanh Hanh Tụ nổi tiếng. Men theo sông Vị còn có phố Hàng Sắt trên, Hàng Sắt dưới. Nơi đây, đầu phố có vài hàng bán thuốc bắc thuốc nam, rồi đến một số cửa hàng lớn bán vật liệu xây dựng từ cái đinh, đến các loại sắt tròn, xi măng, các loại sơn tây đủ màu? Hàng Sắt dưới có xã Minh Hương của người Hoa (sẽ nói rõ trong phần tới) nhưng nổi tiếng có cửa hàng kẹo Sừu của gia đình họ Đỗ, người Việt Nam. Khi sông Đào hình thành, bến Đò Chè, bến Đò Quan thành hai khu vực sầm uất. Bến Đò Chè đón chè từ Bồng Lạng (Thanh Liêm) xuống, từ các huyện miền nam lên cũng là nơi các thuyền miền Trung đổ gỗ cây lên. Vì thế sau này, công ty hỏa xa Đông Dương làm một ga gọi là ga Đò Chè có đường sắt, tiếp nhận hàng ở đây chuyển về ga chính Nam Định. Từ đó có phố Bến Gỗ chuyên bán gỗ cây và gỗ xẻ. Xa hơn chút nữa có người buôn vật liệu xây dựng chủ yếu là vôi cát. Bến Đò Quan làm nảy ra phố Bến Thóc, chợ Cửa Trường chuyên môn buôn bán thóc gạo và các mặt hàng lương thực từ làng quê và các huyện phía nam Nam Định chở tới rồi lại bán cho các thuyền buôn vào Nghệ Tĩnh, vào kinh đô Huế. Ở đây, người làng Năng Tĩnh, cũng ra buôn bán bên cạnh những người làng Vị Hoàng. Từ bên kia sông, người Vạn Diệp, Dịch Diệp, Dịch Lễ cũng sang bên này sông làm ăn, thường ở phố Hàng Cau, nơi buôn cau khô, cau tươi vỏ già, củ nâu, dừa quả và khô lạc. Cau khô đóng bò, đóng kiện. Khô lạc dùng làm phân bón đóng thành cọc, mỗi cọc chục bánh, mỗi bánh dầy 2cm, tròn như cái đĩa.
    Song song với dòng sông Vị, ta thấy trên bản đồ của Hăngri Rivie có một đường phố dài ta gọi là phố Khách ?oRue des Chinois? (phố của người Trung Quốc). Thực ra, đường phố này dài từ phố Đền Giếng (khu Hai Cơ) đến bờ sông. Đầu phố Hai Cơ có đền Giếng, dân bán đồ vàng mã và một số nhà bán đồ gốm của Đinh Xá, Kim Bảng (Hà Nam), Lò Chum (Thanh Hoá). Rồi đến phố Hàng Mũ. Hàng Mũ này không sản xuất ra mũ dân dùng hàng ngày mà làm mũ các quan Nam dùng, có cánh chuồn, kèm theo hia, hài bằng nhung, vải lụa, là những hàng của người thợ Văn Lâm (Tứ Kỳ). Còn những mũ quan của triều đình bằng đồng, chạm trổ tinh vi đặt trong hòm kính để thờ là những công trình tuyệt khéo của người thợ Định Công (Thanh Trì ?" Hà Nội). Các cửa hàng mũ này âm thầm, lặng lẽ khác hẳn với những cửa hàng ở phố Hàng Giấy chỉ cách đấy một ngã tư. Phố Hàng Giấy có đền thờ Phạm Ngũ Lão, danh tướng nhà Trần, gốc người làng Phù Ủng (huyện Ân Thi, Hưng Yên) được vua Trần sắc phong là Thần hoàng. Dân làng Phù Ủng đi đến đâu đều lập đền thờ vọng. Đền xây dựng từ thời Lê. Dân làng Phù Ủng xuống đây buôn bán từ lâu đời, chuyên bán đủ loại giấy như lệnh chỉ, xuyến chỉ, giấy tầu bạch, giấy kỳ lân, giấy mầu có hoa văn in bằng nhũ mờ, óng ánh, giấy bản, mạc thiên, Lan đình?), các sách in mộc bản như Tứ thư, Ngũ kinh, truyện sử. Các truyện nôm Kim Vân Kiều, Phan trần, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc?cũng đều có bán ở đây. Phố này cũng là nơi hàng vải lụa nội hoá từ tấm vải rồng (Văn Giang ?" Hưng Yên), vải nhuộm Báo Đáp, Bái Dương, Hiệp Luật, Tương Nam (Nam Trực), Quả Linh (Vụ Bản) đến lụa Quần Phương (Hải Hậu), Phương Để (Nam Ninh), lương đoạn, sa the từ Thăng Long, nhiễu tím Tam Giang, nhiễu đen Kỳ Cầu, lĩnh Bưởi, lụa Vân Hà Đông đưa xuống . Vào dịp Tết, người ta còn thấy ở đây những cây nến bạch lạp, hồng lạp, to và dài tới 60cm, nhỏ độ 20cm, những nén hương xạ cao hàng thước, bọc giấy đỏ in nhũ, những bánh pháo cối ?onhất thiên đầu? (1.000 cái), ?ongũ bách đầu? (500 cái), những bánh pháo điện quang ?ophúc, lộc, thọ? ?oĐồng tử hiến bàn đào?. Những năm tí, ngọ, mão, dậu có khoa thi Hương, phố Hàng Giấy là nơi sĩ tử dập dìu. Và các cô hàng sách cũng bậc thư hương có dịp kén chồng. Đây là một phố buôn bán đa dạng. Sau khi ta đánh thắng quân xâm lược nhà Minh (1428) ở Thiên Trường và một số nơi khác, có tới 6.000 hàng binh người Minh không muốn về nước. Vua Lê Lợi sai các quan ?othu lấy mà nuôi, đừng để họ lang thang không yên chỗ? (5).
    Nhưng qua thần phả hai đình Sừu Châu (đọc chệch âm Hán ?oTriều Châu? ở phố Hàng Sắt dưới) và hội quán Quảng Đông ở số nhà 101 phố Khách dưới thì người Hoa chạy giặc Kim sang Việt Nam từ thời Tống (ngang triều Lý) phần nhiều ở Quảng Ninh rồi về phố Hiến (Hưng Yên) đến khoảng giữa thế kỉ 15 (Gia Tĩnh, thời Minh), lại có thêm một số người Hoa bất mãn với triều đình Mãn Thanh cướp ngôi nhà Minh chạy sang. Họ được vua Lê và nhân dân ta bao dung, coi như ?okhách trú?. Lúc đầu, họ đến Vị Hoàng buôn bán sau định cư ở bên bờ sông Vị lập xã Minh Hương (phố Hàng Sắt dưới). Xã này đông dần lên. Lớp người này ở Phúc Kiến, Triều Châu, Huệ Châu góp tiền làm đền ?oPhúc, Triều, Huệ hội quán? thờ bà Thiên Hậu. Bà là người có tư tình với người anh, đã nhảy xuống biển Phúc Châu tự vẫn. Theo người Hoa, bà rất thiêng. Dân buôn lập đền thờ. Vua Khang Hy phong là Thiên Hậu. Gọi là đình Sừu Châu vì người Triều Châu chiếm số đông nhất. Sau này người Quảng Đông sang tiếp ngày càng đông, lập hội quán mới ở phố Khách dưới, tức hội quán Việt Đông hay Quảng Đông. Họ thờ bà Thiên Hậu ở đình trong, Tam Thánh (Quan Công, Quan Bình, Châu Xương) ở đình ngoài. Quả chuông của hội quán có ghi niên hiệu Đạo Quang thứ 4 (1834 tương đương năm Minh Mạng thứ 15). Lớp người Hoa ở phố Hàng Sắt dưới đến trước thường nghèo làm nghề bán hàng rong, quà bánh. Vào dịp tết, một số người này về nước mua tranh sang bán. Tranh in màu thật đẹp. Họ ra nhờ các cửa hàng người Hoa ở phố Khách bày hàng. Những bức tranh tứ bình, nhị bình, thông, mai, cúc, trúc, trang nhã. Trang nghiêm là ảnh Quan Công mặt đỏ râu dài ?ođơn đao phó hội?. Nõn nà là những bức tranh tố nữ. Hạnh phúc là tranh bà mẹ trẻ cho con bú. Hồng hào bụ bẫm là những trẻ em mới biết lẫy, mắt sáng môi son thường có các cụ đồ Việt Nam, áo the khăn lụa, viết và bán những câu đối tết, chữ đen nhánh trên nền giấy hồng điều đỏ tươi. Lớp người Hoa đến sau có thể giàu hơn. Những người Minh Hương này đã thành một tầng lớp thị dân buôn bán đa dạng. Cửa hàng Panh dông (Pinzon) lạc ra phố Cửa Đông là một cửa hàng bách hoá lớn còn phần nhiều nhà buôn Hoa kiều mở hiệu ở phố Khách. Họ kinh doanh nhiều mặt hàng quan trọng, có những thứ chở từ Trung Quốc sang như gấm vóc, thuốc bắc, chè tàu? và những sản phẩm khác ở Việt Nam như thóc gạo, vải, tạp hóa?Họ bán cho người tiêu dùng hoặc bán buôn cho người buôn bán ở các phủ, huyện trong tỉnh. Các hiệu thuốc bắc lớn là Quảng An Long, Kính Phúc Hòa, Khiêm Thái, sau này có Ích Hoà Đường, Ích Sinh Đường, Hoa Sinh Đường. Lớn nhất là Liên Hưng buôn bán thuốc bắc kiêm các loại tạp hoá, có tới 18 cái nhà. Hiệu chè có Ninh Luận sau đổi thành Chính Thái, Ninh Thái. Các hàng tạp hoá lớn có buôn bán giao dịch với Pháp như Thiên Thành, Tân Nguyên Toàn, Hồng Xương, Hồng Phát. Sau này có Thuận Thành, Quảng Ích, Tấn Phát, Đông Ích. Lớp tư sản người Hoa này còn chung nhau đóng tàu thuỷ chạy các đường Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình và một số huyện miền nam tỉnh. Có tàu vào tới huyện Nho Quan (Ninh Bình). Các tàu lớn đáng kể của người Hoa là: Long Môn, Giang Môn, Bảo An, Thái An, Chấn An, Tràng An, Tràng Châu, Trấn Ninh, Kim Hằng, Kim Bình, Tân Xương. Các tàu của người Hoa đã cạnh tranh mãnh liệt với các tàu của hãng Sauvage (Pháp) và Bạch Thái Bưởi Việt Nam (6). Sau này, vào khoảng năm 1943 ?" 1945, bọn thống trị Pháp Nhật còn dùng người Hoa thành lập các Liên đoàn thóc gạo, độc quyền thu mua ở khắp nơi. Liên đoàn Liên Hưng lớn nhất thu mua được tới 50 ?" 60% thóc gạo. Liên đoàn trung bình do Triều Phong chịu trách nhiệm mua được tới 30%. Còn liên đoàn nhỏ thu mua được từ 10 đến 20% do Thụy Ích đứng đầu. Ngoài ra còn có Bá Chín Hội, Bá Chín Hòa, Bá Chín Hoóng tức Hoàng Phúc Khang cầm đồ và cho vay nợ lãi. Năng lực kinh doanh lớn, tư sản người Hoa thường lấn lướt các nhà buôn Việt Nam và lũng đoạn thị trường. Ở cuối phố Khách trên, vào đầu thế kỉ 20, còn có một số cửa hiệu vải người Ấn Độ. Họ chuyên bán vải lụa của Pháp và nhà máy dệt Nam Định. Đó là các gia đình (Said, Cany, Sa-hip (Sahib), Karim (Carim)). Nói về ngoại kiều, người thành phố thời ấy không quên một người Nhật bản xuất hiện vào khoảng cuối thế kỉ 19. Ông ta là người đi theo linh mục Nghiêm, người Nhật chạy sang Việt Nam trong thời kỳ ở Nhật có chính sách diệt đạo Gia ?" tô. Khi cha Nghiêm mất, ông ta mở cửa hàng tạo hoá ở phố Đông Thành sát phố Khách. Cửa hiệu nhỏ, vị trí kinh tế, chính trị không có gì đáng kể, mặc dù cha Nghiêm đã giúp đỡ cho Hăngri Rivie đánh chiếm thành Nam Định và sau này đã xây nhà thờ Nam Định (7).
  7. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Sự phát triển kinh tế (tiếp)
    Trên bản đồ của Hăngri Rivie còn một đường phố buôn bán quan trọng khác: Đó là đường phố Hàng Đồng chạy từ chợ Rồng ra sát bờ sông Vị dài hơn 300m. Thực tế đây là hai phố: phố Hàng Đường (dài trên 80m) và phố Hàng Đồng (dài trên 290m).
    Ở phố Hàng Đồng có đền thờ Tam Quang Đại vương, một vị danh tướng của Trưng Vương. Nhưng phố này chỉ bán đồng. Người dân ở đây gốc làng Đại Đồng hay Cầu Nôm, thời Lê và Nguyễn sơ thuộc làng Siêu Loại huyện Thuận An Kinh Bắc sau này là xã Văn Lâm (Hải Hưng). Người Hàng Đồng bán hàng Cầu Nôm thường là những nồi đồng lớn từ nồi 10, 20, 30 đến 60 (nồi nấu 10, 20, 30 đấu gạo) lại bán cả những mâm đồng chạm của làng Bưởi (chữ là Đại Bái huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh cũ). Làng Bưởi nổi tiếng về đồ đồng dẹt vì nó vừa nhẹ, vừa bền, dẫn nhiệt nhanh. Hàng Đồng còn bán các nồi xanh của làng Chanh Chè phủ Thiệu Hoá (Thanh Hoá) và của làng Phụ Long (Nam Định). Làng Ngũ Xá (Hà Nội) chuyển xuống đây những sản phẩm mỹ nghệ: một bộ bát bảo (bửu) gồm đao thương, trùy, kích?những đỉnh đồng (có loại cao gần 1m) những lọ đồng chạm tam khí: đồng bạch, đồng đỏ, đồng thau, những bát hương, những đồ chơi như sư tử, hổ, mèo, chú bé chăn trâu, ông Lã Vọng ngồi câu? Từ phố này thỉnh thoảng lại vang lên tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng chiêng, tiếng thanh la, não bạt của khách mua hàng thử tiếng. Vào dịp tết, các cửa hàng đồng sáng loáng mâm, các bộ tam, ngũ, thật sự bằng đồng (gồm đỉnh, bình hương, cây đèn, đài rượu?). Khách ra vào mua hàng nhộn nhịp chuẩn bị cho ngày tết và vụ chiêm.
    Từ Hàng Đồng bước sang Hàng Đường. Dãy phố này có những người ở cả hai vùng thanh lịch Thăng Long và Vị Xuyên. Các cửa hàng đầy ắp hàng hóa, nhiều màu sắc. Các quả sơn son có ***g bàn vải màn sau này là lưới thép hình chóp cong cong che đậy đựng các loại đường từ Quảng Nam, Quảng Ngãi ra, từ Vĩnh Trụ (Lý Nhân) và từ Nam Đàn (Nghệ An) tới. Các hộp kính hình lục lăng đựng các loại bột trắng phau: bột sắn, bột hoàng tinh, bột dong và các loại mứt đủ màu, đủ vẻ chế biến từ các nguồn hoa quả. Ngoài đường mứt là sơn hào hải vị: Nấm hương, măng lưỡi lợn, mộc nhĩ, hải sâm, bào ngư, vây, long tu, mực thước, tôm he khô. Và quí nhất, đắt nhất là yến sào của các đảo Trường Sa, Hoàng Sa. Hải sản phần lớn là các hàng của miền Trung đưa ra, nhưng cũng có hàng của vùng biển quê hương, miền nam tỉnh đưa lên như rau câu làm nộm, bóng cá dưa cắt thành ống, bóng cá thủ giữ nguyên mảng to. Bà con không dư dật lắm mua bóng bì, thứ bóng làm bằng bì lợn phơi khô nhưng đã rang lên thật phồng, thật xốp. Cửa hàng còn treo những loại miến tầu sợi dài trong muốt, những thanh song thần dầy mình như thước kẻ.
    Ngoài những phố buôn bán sầm uất, hoạt động thương nghiệp còn tập trung ở các chợ. Thành Nam xưa có chợ Rồng, chợ Vị Hoàng, chợ Đò Chè, chợ Cửa Trường, chợ Năng Tĩnh. Mỗi chợ có một vị trí riêng, có thứ hàng riêng, có kiến trúc riêng.
    Chợ Rồng ở trung tâm thành phố. Ngày xưa có những câu:
    Dù ai buôn đâu bán đâu
    Chợ Rồng đệ nhất Tiên Châu thì về.
    ?
    Chợ Rồng họp suốt quanh năm
    Khách thương tứ xứ về thăm nhớ đời.
    Có thể chợ đã ra đời vào một năm Thìn (năm rồng) của thời Tự Đức (năm Bính Thìn ?o1856? hoặc Mậu Thìn ?o1868?). Nên chợ được đặt tên là chợ Rồng. Có người cho rằng chợ lớn nhất thành phố nên lấy chữ Long, con vật đứng đầu tứ linh, để đặt tên cho chợ. Nhưng điều chắc chắn là chợ đã được xây lại lớn hơn, đẹp hơn vào năm Thành Thái thứ 2 (1890). Chợ xây mới mở rộng thêm nhiều gồm 4 dãy đình dài và rộng, lớp ngói, riềm gỗ trang trí hoa văn. Ngoài ra còn nhiều dãy lều chợ chung quanh. Hầu như các gia đình có cửa hàng lớn trong phố đều dành thêm một sạp hàng ở chợ. Đấy không phải chỉ là nơi buôn bán lẻ phục vụ đời sống hàng ngày mà còn là một trung tâm dịch vụ của khách buôn tứ xứ. Có thể nói: chợ Rồng đã át hẳn vị trí, tầm cỡ chợ Vị Hoàng có từ đời Trần mà còn là một chợ lớn thứ hai Bắc kỳ và Bắc Trung kỳ trong thế kỉ 19 (đứng sau chợ Đồng Xuân) nhất là trong những năm 30 của thế kỷ này thực dân Pháp xây chợ mới ở hai bên đường chạy ra ga. Đặc biệt, người ta tìm thấy hầu hết đặc sản của Nam Định ở chợ này. Từ lươn, cua, ốc, ếch vùng chiêm trũng ngoại thành đến hải sản quí: tôm he, cá mực, cá chim, cá thu, cá nục, rươi, cua rẽ, cua da, sò huyết, sứa tươi vùng biển. Hàng mùa nào sẵn có mùa ấy. Gạo quí đủ loại: nếp cái hoa vàng, tám thơm, di, dự?Quả tươi mùa nào thức ấy: chuối ngự Đại Hoàng, quít ngọt Tảo Môn, mít, na ven sông Hoàng, nhãn ***g (Hưng Yên). Cam Vinh, Cam Giành, hồng ngâm, mận hậu (Lạng Sơn) tiện đường giao thông cũng từ xa đổ đến. Rượu ngon Kiên Lao (Xuân Trường), Vọc (Bình Lục), lụa đẹp Phương Để (Nam Định), Quần Phương (Hải Hậu), chiếu đậu, chiếu cải hoa Hải Hậu, Giao Thuỷ, Kim Sơn chất đống. Bát đĩa cổ, kim không thiếu. Hoa tươi Khoái Đồng, cây cảnh Vị Khê tìm người chọn khách?Về Thành Nam có câu:
    ?oAi chưa qua thú chợ Rồng
    Biết Thành Nam vẫn là không biết gì ??
    Sau chợ Rồng, chợ Vị Hoàng, chỉ còn là một chợ thường đón hàng rau quả từ Thái Bình sang. Ở đây có hai đặc sản là lợn ỉ giống và gà di. Chợ Đò Chè đón chè tươi của vùng Bồng Lạng (Thanh Liêm) và miền nam huyện. Chợ Cửa Trường, chợ Năng Tĩnh chỉ còn là những chợ nhỏ của từng khu vực, cung ứng nhu cầu hàng ngày cho dân phố và mấy làng phụ cận.
    Năm 1897, thực dân Pháp dùng tới hai vạn người nạo vét sông Đào lấy từ 20 đến 30 vạn m3 đất cát (8). Năm 1903, khánh thành đường xe lửa Hà Nội ?" Nam Định vào ngày 8-1 (9). Họ tích cực mở đường giao thông về Nam Định nhằm mục đích chủ yếu khai thác và phát triển công nghiệp, mở mang thương nghiệp. Số Pháp kiều buôn bán có độ 10 người: người mở hàng tạp hoá như Ba-rông (Baron), Bờ-răng-cua (Brancourt), người đại lý hàng dầu lửa Sôcôny như Xi-ray-pôn (Syreypol), người mở khách sạn như Bô-đông (Baudon), Mu-tu Gio-dep (Moutouh Joseph), người bán thịt bò như San-mông (Salmon), bán nước chanh: Pôli (Poli), bán máy khâu Đờ-rô-le (Drollet).
    Trước năm 1930, Việt Nam có một tư sản nổi tiếng mở hiệu cầm đồ, sau có một số tàu thủy chở khách, cạnh tranh với lớp tư sản người Hoa là Bạch Thái Bưởi. Người Thành Nam thuở ấy từ 1910 vẫn không quên những tên tàu quen thuộc: Phi Long, Phi Hùng, Phi Phượng, Phi Lân, Phi Hổ, Thăng Long, Ngô Đồng, Tân Đệ, Quảng Hóa, Thái Sinh, công ty bị bọn tư sản Pháp cạnh tranh, chèn ép đến vỡ nợ.
    Còn lại vài chục nhà buôn Việt Nam nổi tiếng ở các phố buôn bán sầm uất nhất như phố Khách, Hàng Rượu, Cửa Đông, Hàng Giấy, Bến Thóc, Hàng Sắt, Hàng Song.
    Vải: Phúc Lai Thành, Phan Đông Giang, Rồng Vàng, Trâu Vàng, Lan Đình?
    Thuốc bắc: Lợi Ký, Dưỡng Nguyên, Phúc Nguyên, Quảng Đức?
    Giấy, thuốc nhuộm: Mĩ Hữu Trương, Bác Văn, Phúc Văn, Tấn Quảng Ích, Doãn Văn?
    Vật liệu xây dựng sắt thép: Trương Thọ Xương, Lâm Thuận Đức, Thành Chương?
    Thóc gạo, ngô, sắn khô: Liên Thái, Chấn Long, Thành Long, Tụ Hưng, Vĩnh Ích, Lã Quí Trấn?
    Giầy dép da: Vĩnh Thành, Nhật Thăng, Đồng Nguyên Thái?
    Phụ tùng ô tô, xe đạp: Nam Mai
    Văn phòng phẩm: Tân Ninh, Hội Ký?
    Cửa hàng tân dược: Chế Quảng Thương, Đỗ Nhượng, Trần Lâm Huyến?
    Thuốc lào: Phú Lai, Thái Lai, Mĩ Lai?
    Hàng gỗ: Vĩnh Bảo, Phú Thanh?
    Một số người vừa sản xuất vừa buôn:
    Về cơ khí: Nguyễn Thế Môn, Nguyễn Viết Viễn.
    In: Ngô Viết Viễn, Nam Việt, Mỹ Thắng, Trường Phát.
    Chụp ảnh: Trường Xuân, Phúc Chương, Hợp Ích?
    Đóng đồ gỗ theo hàng châu Âu: Hồ Phong, Vĩnh Thi, Cụ Hưởng?
    - Dệt và bán chiếu, thầu, Lã Quí Trạch, Lã Quí Trùy. Riêng các cửa hàng vừa dệt vừa bán hàng tơ lụa như đũi và vải phái triển mạnh: Mở đầu là cụ Vũ Tư Cấu dệt đũi sau đó là các cửa hàng dệt và bán vải. Theo báo cáo của nhà máy dệt số 1779/0216 ngày 11-6-1941: ?oTrong thành phố có lúc có tới 200 xưởng dệt. Số khung cửi phát triển nhanh đến nỗi nhà máy không đủ sợi bán?. Vào khoảng cuối những năm 30, đầu những năm 40 nổi lên vài hàng dệt Phùng Hưng, Vũ Xuân Sắc, Trần Đức Khánh, Kim Phú?
    Một số tư sản Việt Nam và người Hoa bám vào thực dân Pháp làm giàu nhanh và trở thành một lớp tư sản mại bản giàu nhất thành phố:
    Lã Quí Trấn thầu việc thu thuế chợ cho Pháp.
    Buôn gạo và muối: Triều Phong.
    Đại lý muối cho nhà đoan: Phong Thái
    Đại lý sợi: Phùng Tất Đắc, Phúc Lai Thành, Trần Mộng Lân, Trần Đức Khánh
    Đại lý cho hàng bách hóa hãng L?TUCIA ở Hà Nội: Phờ-răng-xoa Điều (Francois Điều).
    Riêng về rượu và thuốc phiện, đời nhà Lê cấm tụ tập uống rượu, triều Nguyễn cấm hút thuốc phiện. Đời Tự Đức vì không cấm được, nên cho đánh thuế rất nặng. Từ khi thực dân Pháp sang, bọn thống trị xây dựng nhà máy rượu, ép mỗi suất đinh phải mua 5 lít một năm, và thả lỏng việc hút thuốc phiện vì lý do chính trị và cũng vì kinh tế. Vì đây là một nguồn thu lớn. Theo Ngô Giáp Đậu, đến năm 1916, riêng thành phố có một đai ti (dépôt) phân phối rượu và thuốc cho ba đại bài hay đại lý: một ở phố Định Tả.
    Ba đại lý này chia về cho 209 nơi bán gọi là tiểu bài. Như vậy là khắp ngang cùng ngõ hẻm trong thành phố, nơi nào cũng có bán rượu và thuốc phiện. Ngô Giáp Đậu ghi: ?oNhà nước bảo hộ biên giao cho Tòa Thượng chính trưng thu để làm thuế ngoại ngạch, mỗi năm thu vào tổng số lớn, thực là ích lợi cho việc tài chính Bắc kỳ?.
    Từ khi thực dân Pháp chiếm đóng, thành phố Nam Định, ngoài phần là một trung tâm phát triển công nghiệp, còn là một thị trường tiêu thụ nhiều hàng hóa Pháp. Vải khổ rộng đã thay vải vuông, giấy ?oTây? thay giấy bản, dầu hỏa thay dầu nam. Hàng bách hóa từ cái kim sợi chỉ đến rượu, thuốc đều của ?oTây?? Thành Nam xưa ví như một con bò sữa để hàng ngày thực dân Pháp tha hồ vắt kiệt.
    Thực dân Pháp khai thác công nghiệp:
    Năm 1883, thực dân Pháp đánh chiếm được thành phố Nam Định. Năm 1887, cuộc chinh phục Việt Nam căn bản hoàn thành. Mặc dù tiếng súng Cần Vương vẫn nổ ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, thực dân Pháp đã tiến hành ngay việc khai thác thuộc địa. Mục đích là cướp ruộng đất, cướp tài nguyên, bóc lột bằng thuế khoá, nhân công. Chúng chủ trương phát triển kĩ nghệ nhẹ nhưng ít dùng máy móc, thuê nhiều công nhân để bóc lột sức lao động, kiếm được nhiều lãi, chúng khai thác nguyên liệu mang về chính quốc còn phần nào bán tại địa phương. Về hàng hóa, chúng chỉ sản xuất tại Việt Nam những mặt hàng không mâu thuẫn với ngành công nghiệp nào của tư bản chính quốc, ngược lại còn cạnh tranh với các nghề làm ăn cổ truyền, thủ công của Việt Nam. Các nhà máy của Pháp lần lượt ra đời.
    Năm 1885, ở thành Nam Định, dòng họ Im-be (Imbert) đã mở nhà máy làm chất albumin, bằng lòng trắng trứng vịt. Lòng đỏ sau khi chế biến được chở về Pháp sản xuất bánh kẹo, nhưng không phát đạt lắm vì gặp sự cạnh tranh của Trung Quốc.
    Thực dân Pháp biết đây là vùng sản xuất tơ tằm lớn nên ra sức khai thác. Năm 1888, công ty Pila đã mang nhiều thiết bị ươm tơ về nghiên cứu sau đó đến Buốc-goanh Me-phơ-rơ (Bourgoin Meiffre) định đặt nhà máy tơ nhưng cả hai không thực hiện được vì phương pháp nuôi tằm tơ của ta chưa đáp ứng được việc khai thác của họ.
    Do yêu cầu tơ của chính quốc lớn tới 4.000 tấn/năm nên bọn cầm quyền ở Việt Nam cấp tốc ?okhuyến khích? giúp đỡ. Năm 1894, toàn quyền Đông Dương Đơ La-nét-săng (De Lanessan) ra nghị định lấy ngân sách Đông Dương cho Đát-drơ (Dadre) và Đơpanhxê (Depicé) lập lò nghiên cứu. Đến năm 1898 toàn quyền Pôn Dume (Paul Doumer) cho Đat-drơ, với danh nghĩa là phái viên nghiên cứu vấn đề tơ lụa ở Đông Dương, một nhà máy tơ chạy bằng hơi nước có 6 lò (bassines) đặt ngay trong thành phố. Đến năm 1905, được trợ cấp thêm hàng vạn phơ-răng và tất cả máy móc, bất động sản, Dadrơ lập xong nhà máy và nhượng lại cho Công ty ươm tơ ở Bắc kỳ (Société Francaise des Filatures de la Soie du Tonkin) do Toóc-ten và Emery (Tortel et Eméry) phụ trách. Năm 1900 công ty giải tán, hai người này tiếp tục kinh doanh. Sau này được công ty Ai-man-di (Aimandy) ở Ly-ôn, một thành phố dệt lụa ở Pháp, giúp đỡ về kỹ thuật và tài chính, Toóc-ten (Tortel) và Eméry (Emery) lập công ty dệt xuất khẩu Pháp năm 1920 (Société Franco-annamite des Textiles et d?T exportation) (SFATE). Trong khoảng 15 năm (1908-1923), số tiền thực dân Pháp lấy ở ngân sách Đông Dương để khuyến khích nghề tơ tằm ở đây đã lên tới 702.000 phơ-răng. Nhà máy lớn ở Nam Định còn có chi nhánh ở Lạc Quần, Quy Phú, thôn Cổ Chất (Nam Ninh), Thượng Kỳ (Nghĩa Hưng), Trà Lý (Thái Bình). Năm 1924, số công nhân đã có 6.000. Năm 1929, nhà máy tơ Nam Định đã có 135 máy dệt, 324 lò, 15.600 cọc (10). Năm 1904 nhà máy Nam Định mới xuất được 1.715 kg, năm 1925 đã xuất 334.835 kg (11). Nhà máy tơ Nam Định đã không khó khăn lớn cho Pháp trước khi có tơ hóa học ở châu Âu ra đời.
  8. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Sự phát triển kinh tế (phần cuối)
    Song song với nhà Máy Tơ, là sự phát triển và lớn mạnh của nhà Máy Sợi.
    Từ năm 1889, tại địa điểm nhà máy Sợi hiện nay, có một phân xưởng kéo sợi thủ công của Bá Chín Hội, một Hoa kiều thành lập với chín máy kéo sợi và gần 100 công nhân. Năm 1900, một số tư sản Pháp trong công ty bông, vải, sợi, Bắc Kỳ đứng đầu là Duy-prê (Dupré) hùn vốn với Bá Chín Hội cùng kinh doanh. Dựa vào uy thế chính trị của Pháp, bọn này khôn ngoan chỉ dành cho Bá Chín Hội công việc quan hệ với khách hàng, giới thiệu và bán hàng. Chúng độc chiếm quyền quản lý sản xuất, trở thành chủ nhà máy, mở rộng qui mô sản xuất với tốc độ khá nhanh. Năm 1900, chúng mới dựng xưởng sợi A và xưởng cơ khí. Nhưng đến cuối năm 1939, nhà máy đã có 3 nhà sợi, 3 nhà dệt, 1 xưởng nhuộm, 1 xưởng chăn, 1 xưởng cơ khí, một nhà máy điện (vào loại lớn nhất Đông Dương năm 1931 ?" 1932 thiết bị có 1.400 máy dệt, 281 máy kéo sợi (máy con) gồm 106.036 cọc, 49 máy dệt chăn và nhiều máy móc khác. Ngoài ra bọn chủ Tây còn xây dựng nhiều khu vực nhà kho lớn để chứa hàng và nhiều ngôi nhà nguy nga, đồ sộ phục vụ cho đời sống xa hoa của bọn chủ. Với việc tích luỹ tư bản chủ nghĩa và tái sản xuất mở rộng, lãi gộp vào vốn, bọn chủ tăng số vốn rất nhanh. Năm 1900 chúng mới bỏ vốn 1,6 triệu Phơ răng, năm 1940 số vốn đã lên tới 100 triệu phơ răng. Diện tích khu vực nhà máy ngày càng mở rộng, cho đến năm 1941 đã lên tới 339.581 m2, bằng một phần sáu diện tích thành phố năm ấy, trong đó ba phần tư là đất đai của làng Năng Tĩnh (12).
    Từ năm 1894 đến năm 1901, hai công ty nấu rượu Đông Dương và công ty nấu rượu Bắc kỳ mở ba nhà máy rượu Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng. Lúc đầu nhà máy Nam Định còn nhỏ, nhưng nhờ nằm ở vùng đồng bằng sẵn gạo, đến năm 1932, máy đã sản xuất tới 3.450.000 lít rượu bằng 8.075 tấn gạo. Nhà máy đã có tới 500 công nhân, phần lớn là đàn ông.
    Nhà máy rượu ra đời năm 1894, thì một năm sau nhà máy chai ra đời với hơn 100 công nhân. Nhà máy xây dựng bên cạnh nhà máy rượu sau mới chuyển về khu vực nhà máy chai mới (phố Tống Văn Trân bây giờ), sản phẩm chủ yếu là chai cung cấp cho nhà máy rượu, sau mới đến các loại thuỷ tinh dân dụng khác.
    Nhà máy điện xây dựng vào năm 1913, hoàn thành một động cơ năm 1917 và đến năm 1927 đã có 3 động cơ sản xuất được 1.000.000 KW. Năm 1929 lắp xong động cơ thứ tư và đã chuyển cho dân dụng. Năm 1932, nhà máy sản xuất được 1.120.000 KW. Thành phố đã cung cấp điện cho cả Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam. Sang năm 1933, trên 1.000 người dân thành phố đã đăng ký dùng điện gia đình. Đường dây nội thành dài 38,700 km. Số công nhân có tới 100 người.
    Năm 1923 Nam Định khởi công xây dựng nhà máy nước và hệ thống cung cấp nước. Đến năm 1929, nhà máy đi vào sản xuất và có khả năng cung cấp 3.000 m3/ngày. Đường ống ngầm lúc này dài 24km. Bắt đầu từ đây, 45 vòi đã cung cấp nước máy trong sạch cho dân, thay thế cho nước sông, nước giếng. Số lượng nước tiêu thụ mùa lạnh là 1800 m3/ngày, mùa nóng là 2.400 m3/ngày. Số còn lại phục vụ cho yêu cầu mở rộng (13).
    Năm 1927, E. Macôtô (Eglinger Macoto) thành lập nhà máy chăn. Số máy móc thiết bị có thể sản xuất ra số chăn đủ cung cấp cho cả Đông Dương. Vì bị khủng hoảng kinh tế, lại bị chủ máy sợi Duy-prê (Duprê) chèn ép mua rẻ ?ochỉ với giá từ 40 đến 50 vạn phơ răng? (Thư của Duy-prê (Dupré) gửi cho nhà máy sợi tháng 1-1934) nhà máy chăn Macôtô chỉ tồn tại được từ 1927 đến 1934 rồi bị sát nhập vào nhà máy sợi.
    Sự ra đời của nhà máy chiếu khá phức tạp. Tên chính thức đầy đủ của nhà máy này là công ty thương mại Á châu (Société commerciale asiatique). Lúc đầu, công ty này chuyên mua cói, đay gia công cho người dệt chiếu và mua thêm chiếu cói ở các vùng ven biển Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, để bán sang Pháp. Sản phẩm còn có thêm làn, rỏ, bị?Công ty này ra đời, hoạt động trước năm 1930. E. Macôtô (Eglinger Macoto) sau khi bán lại máy chăn đã hùn vốn vào công ty này mở rộng sản xuất kinh doanh. Cơ sở nhà máy ở phố Cửa Nam. Từ năm 1936-1937, ngoài việc gia công và thu mua, bọn chủ do Macôtô quản lý mở các xưởng sản xuất thủ công để dệt, ngoài chiếu còn làm thảm len, thảm dừa, thảm lông dê, xuất khẩu sang San Phơ-ran-xit-cô (San Francisco) Mỹ. Do đó nhà máy có một xưởng nhuộm hấp điện, số công nhân lên tới hàng nghìn: 400 người làm thảm dừa, 400 người làm thảm len và lông dê, số còn lại làm thợ in chiếu, thợ nhuộm, thợ may. Đến năm 1940, nhà máy sản xuất thêm bao đay (14). Công ty này thi hành chế độ làm khoán. Công việc làm rất nặng nhọc, bẩn thỉu vì sợi dừa khô cứng, lông dê hôi hám, lại còn sấy bằng diêm sinh nhiều chất độc hại, và khung cửi thủ công rất nặng. Đã thế, người thợ, lúc tàu chưa đến lấy hàng, bị chủ dãn công. Nhưng khi tàu đến ăn hàng, bọn chủ đôn đốc thợ làm ngày đêm. Macôtô có nhiều thủ đoạn nham hiểm đe dọa, dụ dỗ, Lô-tuýt (Letus) thẳng tay đánh đập, Francois (Phrăng-xoa) khe khắt, kiểm soát gắt gao? Công nhân bị trả lương khoán, công việc rất rẻ. Trước tình hình đó công nhân đấu tranh quyết liệt, nhất là từ khi có Đảng, bọn thực dân Pháp đàn áp, ra sức tuyên truyền xuyên tạc, dùng cả hệ thống hương lý ở nông thôn làm chỉ điểm theo dõi công nhân và gia đình họ, đánh lạc hướng bằng các hoạt động vui chơi như mở các câu lạc bộ, thể dục, thể thao. Những người thợ ở thành phố đã phải sống trong bóng tối của sự bóc lột tàn nhẫn.
    Đầu năm 1930, công ty làm vật liệu xây dựng của Luy-dê (Lu-zet) ra đời có ba xưởng: gạch, ngói và làm cửa. Các xưởng này ở sát bờ sông gần nhà máy rượu, máy chai. Nhà máy sản xuất gạch xây, ngói lợp, gạch hoa, làm các loại ban công (balcon), ô văng (auvent), song cửa bằng xi măng và đất nung. Xưởng cưa chuyên xẻ gỗ làm cầu phong, li tô, khung cửa, cánh cửa v.v?Sau này làm bánh mì. Số công nhân có khoảng 400 người, phần lớn là làm khoán. Vào dịp nông nhàn, bà con nông dân ngoại thành thường đến làm đất (15).
    Thực dân Pháp mở mang công nghiệp ở thành phố để giải quyết yêu cầu đời sống của họ hàng ngày như (điện, nước) nhưng chủ yếu vẫn là nhằm khai thác thuộc địa ở cả hai thời kỳ trước và sau đại chiến thế giới lần thứ nhất. Đáng kể là hai tập đoàn tư bản.
    Công ty bông vải sợi Bắc kỳ có hàng vạn cổ đông là một tập đoàn có thế lực lớn, đương thời có số vốn hàng trăm triệu phơ-răng, mở các nhà máy sợi Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng, nhà máy diêm Hàm Rồng, có cơ sở thu mua bông ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, PhnomPênh, có đại lý bán sợi ở Bắc bộ và bắc Trung Bộ.
    Công ty rượu Nam Định, Hà Nội, Hải Dương bán rượu cho nhiều tỉnh.
    Thực dân Pháp kết cấu với nhau dùng nhiều thủ đoạn vơ vét bóc lột. Bọn thống trị đầu tư vốn nhà nước cho bọn tư bản. Bọn tư bản dựa vào bọn thống trị kéo dài giờ làm việc, trả lương cho công nhân rẻ mạt, dùng phụ nữ, trẻ em làm việc của nam giới và trả lương ít hơn nên đời sống của họ vô cùng khổ cực.
    (1) Tạ Phong Thâu, Nguyễn Quang Vinh, Nghiêm Đa Văn ?otruy các ngành nghề? NXB Lao động 1977 trang 51.
    (2) Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán ?oHà Nội nghìn xưa? Sở VHTT Hà Nội xuất bản năm 1975 ?" trang 227.
    (3) Lịch sử Việt Nam ?" NXB KHXH ?" Sách đã dẫn tập I trang 98
    (4) Hội đồng nghiên cứu biên soạn lịch sử tỉnh Hải Hưng - Nghề cổ truyền tập 2 Sở VHTT Hải Hưng xuất bản năm 1987 trang 203, 204.
    (5) ?oViệt sử thông giám cương mục? tập 8 trang 49.
    (6) Nam Định địa dư chí của Nguyễn Ôn Ngọc
    (7) Paul Girod - kỉ niệm ở Bắc kỳ - NXB Deschée Pari 1912 trang 143
    (8) Báo ?oEcho de I?TJndochine? (Tiếng vang Đông Dương số 69 ngày 17-3-1987).
    (9) Báo ?oNgười Đông Dương? L?TIndochine số tháng 1 ?" 1903.
    (10) Phạm Gia Bền ?" Sơ khảo lịch sử phát triển thủ công nghiệp Việt Nam ?" NXB ?" Văn sử địa 1957 ?" trang 128.
    (11) Trần Văn Giầu ?" giai cấp công nhân Việt Nam NXB Sự thật 1958
    (12) Trích Lịch sử Đảng bộ nhà máy liên hợp dệt Nam Định (1930 - 1977). Đảng ủy nhà máy - xuất bản năm 1980.
    (13) Camile Chepoulart, công sứ Nam Định Monographie de Nam Định ?oDư địa chí Nam Định?.
    (14) Lotzer Địa dư chí Nam Định 1940.
    (15) Lotzer tài liệu đã dẫn.

  9. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Thành cổ Nam Định


    Đến thời Lê, thành phố Nam Định xưa chỉ còn là quân doanh Vị Hoàng quan trọng. Trị sở hành chính của Sơn Nam thừa tuyên đã chuyển vào Vân Sàng (Ninh Bình) để ở gần Thanh Hóa bảo vệ quê hương nhà Lê. Nhà Tây Sơn đổi thừa tuyên Sơn Nam là trấn nhưng vẫn giữ trị sở hành chính ở Vân Sàng. Đến đời Nguyễn, Gia Long đổi tên như cũ nhưng đổi trị sở về Vị Hoàng vì theo Gia Long, Vị Hoàng án ngữ con đường Thiên lý từ Nam ra Bắc về thủy cũng như bộ, trấn giữ hai cửa sông Hồng, sông Đáy, bao quát một vùng châu thổ rộng lớn có tầm quan trọng hơn Vân Sàng. Ngay từ thời Trần, quan cai trị là An phủ sứ chỉ thấp hơn Đại an phủ sứ ở kinh đô Thăng Long. Với 280 năm là thủ phủ của lộ, trấn, Vị Hoàng là trung tâm miền nam đồng bằng sông Hồng, dân đông, đất đai màu mỡ, nhân dân giàu có, sản vật dồi dào có truyền thống văn hóa và đấu tranh.
    Chỉ đứng sau Hà Nội - mà Hà Nội đã được xây thành - Nam Định có vị trí chính trị, quân sự, kinh tế văn hóa lớn cũng phải xây thành. Hơn nữa, theo chủ trương của Gia Long, từ Gia Định trở ra nơi nào đã là trị sở hành chính của tỉnh là phải xây thành. ?oNam Định địa dư chí? của Ngô Giáp Đậu và ?oNam Định địa dư chí? của Khiếu Năng Tĩnh đều ghi: ?oThành - tỉnh đặt trên địa hạt làng Vị Xuyên và làng Năng Tĩnh huyện Mĩ Lộc?.
    ?oNam Định địa dư chí? của Nguyên Ôn Ngọc (1) ghi: ?oThành tỉnh Nam Định chu vi dài 830 trượng 7 thước, 3 tấc (3223m), cao 1 trượng 2 thước 2 tấc (4m8) có 4 cửa. Hào rộng 6 trượng (11m5) sâu 6 thước (2m40) ở địa phận Vị Hoàng Năng Tĩnh, Tức Mặc thuộc huyện Mỹ Lộc, nguyên trước là doanh Vị Hoàng?.
    Năm Gia Long thứ ba (1804) mới đắp thành đất hình vuông theo kiêu Vô-băng (Vauban) - Sébastien Vauban là nguyên soái nước Pháp từ thế kỉ 18, nổi tiếng về xây dựng thành quách để bảo vệ đô thị, (Tự điển bách khoa) - Năm Minh Mạng thứ 13 (1833) mới ghép gạch xây thành. Tường xây bằng gạch hộp cao 3m7. Chân đế của tường phía dưới xây bằng đá xanh, phía trên bằng đá ong dày 6m8. Cách tường thành 6,7m có hào sâu 2m40 rộng 6m8. Có hai bản đồ được lưu trữ tới nay về thành cổ Nam Định: - một bản đồ của Romanet du Caillaud phác thảo theo bản đồ Việt Nam xuất bản năm 1890 trong cuốn ?oLịch sử sự can thiệp của Pháp ở Bắc Kỳ từ năm 1872 - 1884)? của nhà xuất bản Challamel ở Paris - một bản đồ đính theo báo cáo của Hăngri Rivie gửi Súy phủ Sài Gòn ngay sau khi đánh chiếm Nam Định lần thứ 2 (1883). Bản đồ nay do Cục Đồ bản của H.Rivie vẽ ngay sau khi chiếm được thành Nam Định có phần kỹ càng chính xác hơn. Bàn đồ này cho ta hình dung được phần nào thành tỉnh Nam Định với quy mô, hình dáng của thành và các đường phố. Qua bản đồ trên, thành nằm ở phía tây bắc thành phố. Khác với thành Gia Định có 8 cửa, thành Hà Nội có 5 cửa, thành Nam Định có 4 cửa: là đông, tây, nam, bắc.
    1. Cửa chính Đông ở phố Trần Phú (nay là phòng thông tin)
    2. Cửa Nam (nay là phía cửa nam, đường ra Cầu Treo) (2)
    3. Cửa Tây (nay ở phía ga).
    4. Cửa Bắc nơi trước đây có đường Cửa Bắc (nay là khu tập thể Quân đội nhìn ra phố Thành Chung).
    Trên mỗi cửa thành có xây lầu gọi là thú lâu (nơi gác). Xưa kia mỗi thú lâu có một cơ binh thay phiên nhau canh gác ngày đêm. Mọi người khi ra vào các cửa thành phải xuất trình giấy tờ hợp lệ. Phía ngoài các cửa thành có xây một đoạn tường thành hình chữ V gọi là Dương Mã thành dài 1 trượng 9 thước (5m) cao 7 thước 5 tấc (3m). Các Dương Mã thành đều có một cửa bên phải rộng một trượng gọi là nhân môn. Đi từ ngoài vào cổng thành phải qua cửa nhân môn. Ở phía ngoài, chung quanh tường thành có dải đất rộng 6,7m rồi đến hào. Liền ngoài hào có đường đất đi vòng quanh thành.
    Mặt đông thành hướng ra phường phố buôn bán, mặt Nam nhìn ra một bãi tập của lính. Xế về bên phải là một cánh đồng lầy khá rộng. Qua một đoạn đường là đến Đồn Thuỷ, một đồng có quan đóng bảo vệ thành phố khi thành bị quân địch tiến công từ phía cửa Độc Bộ theo sông Đào lên. Trước mặt Tây là cánh đồng khô rộng lớn. Ở đó nổi lên khu Trường Thi lịch sử, Văn Miếu, và nhà học của tỉnh. Mặt bắc là vùng chiêm trũng ngập nước lầy lội. Về mùa mưa, thuyền nan có thể từ thành phố đi về các huyện Ý Yên, Vụ Bản, Bình Lục, Thanh Liêm.
    Khu nội thành hình vuông. Bên trong thành phải kể đầu tiên là tòa Vọng Cung cũng gọi là điện Kính Thiên (chùa Vọng Cung hiện nay). Nổi lên ở giữa một vườn cây đại thụ xanh tốt là một ngôi đình mái cong lợp ngói mũi hài, cột lim đen bóng, phong cảnh u nhã tôn nghiêm. Trước đình là một sân gạch đỏ tươi, nơi các quan đầu tỉnh, xuân thu nhị kỳ nhất là vào ngày đầu năm Tết nguyên đán, tới đây tế cáo trời đất và hướng về triều đình Huế bái vọng. Lui vào sau Vọng Cung là dinh Tổng đốc (nay là bệnh viện E), đằng sau là dinh Bố chính, xế trước mặt dinh Tổng đốc là dinh án sát (nay là trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh). Bên dinh Tổng đốc là dinh Đề đốc hay Chánh lãnh binh, cơ quan ngân khố. Sau dinh Tổng đốc (trụ sở công an hiện nay) là những dãy nhà kho lương thảo có thể chứa 5 vạn hộc lúa (khoảng 3.000 tấn), muối và thực phẩm, vũ khí. Sát cửa Tây là nhà tù, trại giam, về phía Tây bắc là chuồng voi, chuồng ngựa (nay là địa điểm của công an vũ trang). To lớn uy nghi hơn cả là kỳ đài (cột cờ) ở phía nam cách đình Vọng Cung khoảng 100m.
    Năm Nhâm Thân (1812) đời vua Gia Long thứ II, nhà vua cho xây cột cờ cao 23,84m có ba bệ (3). Bệ dưới cùng xây hình vuông mỗi bề 16m33, cao 2m40, có hai thang gạch 10 bậc ở hai phía đông và phía tây dẫn lên tầng thứ hai. Bệ thứ hai này cũng hình vuông dài 11m42, cao 3m10. Bốn mặt có bốn cửa Trên khuôn cửa hướng Đông có hai chữ ?oNghênh húc? (đón ánh sáng buổi sớm). Trên khuôn cửa Tây có hai chữ ?oHướng quang? (hướng vào ánh sáng mặt trời) trên khuôn cửa phía Nam có hai chứ ?oHướng minh? (hướng vào ánh sáng). Cửa đi vào trong thân cột cờ hướng chính nam. Qua cửa này ta gặp một điện thờ nhỏ gọi là đền thờ Bà Chúa cột cờ. Thân cột cờ có hai đoạn dưới hình lục lăng cao 12,65m, đường kính 2m60. Trèo lên đỉnh cột cờ phải theo một cái cầu thang xoáy trôn ốc 54 bậc ở bên trong, có các cửa tò vò trang trí hoa văn đẹp soi sáng (4). Cột cờ cao ngất trải qua 160 năm (tính đến năm 1972 bị bom Mỹ phá sập), thời gian pha xám lớp áo ngoài, càng thêm uy nghi cổ kính và ở vào một phố vắng, nó càng thêm u hiển vì khói hương nghi ngút suốt ngày ở điện thờ Bà Chúa Cột cờ.
    Để bảo vệ trật tự an ninh cho nội thành, các quan xưa đặt 5 điếm từ điếm Trung Quân (phố Vĩnh Ninh nay là ngôi nhà đầu phố Lê Hồng Phong - Hoàng Văn Thụ), điếm Đông Thành, điếm Vĩnh Thuận, điếm Tiền Môn, điếm An Lạc ở bốn mặt thành. Mỗi điếm có 9 người thay phiên canh gác.
    Thành Nam bị rơi vào tay giặc Pháp hai lần, ngày 11-12-1873, và ngày 27-3-1883, hai lần cờ quân Nam bị hạ, hai lần cờ Pháp kéo lên.
    Đến năm Thành Thái thứ 6, thứ 7 (1894 - 1895), thực dân Pháp bạt thành lấp hào, xây dựng lại thành phố. Chủ thầu là cô Tư Hồng, sau khi mộ hàng nghìn người thầu việc, phá thành Hà Nội, lại đem số người đó xuống phá thành Nam Định, chỉ để lại một góc thành cửa Bắc, một mỏm thành ở cửa Đông nam. Thực dân Pháp lợi dụng tường thành cửa Bắc xây dựng một trường kiêm bị 19 lớp. Người thành phố quen gọi là trường Trong. Còn "trường Ngoài" xây dựng ở mỏm thành Đông nam ít lớp, nhỏ bé bị bạt đi để thực dân Pháp xây dựng Kho bạc và nhà Ngân hàng Đông Dương - Di tích cũ chỉ còn lại cột cờ. Trong một trận đánh phá miền Bắc, giặc Mỹ giội bom tấn phá sập năm 1972.
    (1) Nguyễn Ôn Ngọc - Nam Định tỉnh địa dư chí viết năm Thành Thái thứ 5 (1893) bản dịch của Trần Lê Hữu năm 1965. Bản dịch tại phòng tư liệu lịch sử trường đại học tổng hợp Hà Nội.
    (2) Theo ?oNam Định địa dư chí? của Ngô Giáp Đậu. Mặt thành phía Nam có 2 cửa, nhưng không được thể hiện trên bản đồ của Hrivicre.
    (3) Tư liệu bảo tàng HNN, quyển I, tờ 2, 4 ghi đến đời Thiệu Trị mới xây cột cờ.
    (4) Các số liệu ghi theo tư liệu Nhà bảo tồn bảo tàng


    Nguồn : Namdinhnet
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Phố xưa


    Khó mà dựng lại một cách thật hệ thống quá trình phát triển đô thị cổ Vị hoàng qua mỗi thế kỉ, từ thế kỉ 13 đến thế kỉ 19. Nhưng chúng ta có thể hình dung thành phố cổ Nam Định đến thế kỉ 19 đã có những đường phố, những hoạt động sản xuất và thương mại như thế nào.
    Bản đồ thành phố tỉnh Nam Định do Hăng-ri Ri-vi-e (Henri-Rivière) vẽ sau khi quân Pháp chiếm đóng Nam Định năm 1883 cho thấy thành phố cổ kính này đến trước cuối thế kỉ 19 đã có một hệ thống đường phố ngang dọc. Thời kỳ này thành phố đã có hơn một vạn dân.
    Các phố toả ra từ bờ sông Vị Hoàng và sông Đào, được xếp đặt thành đường ngăng và đường dọc như ô bàn cờ tạo thành một khu vực thị dân đông đúc, ôm ấy mặt đông và một phần mạn nam của toà thành Nam Định đồ sộ.
    Về mật độ, những đường phố xuyên ngang từ bờ sông đến hào nước bao bọc quanh thành là: Hàng Tiện, Hàng Giầy, Hàng Đồng, phố Hàng Sũ, phố Bến Ngự?đông người ở, nhà cửa xây san sát.
    Hai phố chạy song song với dòng sông Vị Hoàng là phố Khách và phố Hàng Long.
    Tháng giêng năm Quí Tỵ, đời Thành Thái thứ 5 (1893) Hoàng Cao Khải, Kinh lược xứ Bắc kỳ gửi thư cho quan đốc học 5 tỉnh yêu cấu mỗi tỉnh làm một quyển địa dư chí tỉnh mình. Nguyễn Ôn Ngọc, đốc học Nam Định đã cùng các giáo thụ, huấn đạo các phủ huyện biên soạn. Năm tháng sau đã hoàn thành quyển ?oNam Định tỉnh địa dư chí?. Về thành phố ngày đó, Nguyễn Ôn Ngọc viết:
    ?o?Tuy trước đây gặp nhiều lần binh hỏa, nhưng phong hội ngày càng mở mang, buôn bán ngày càng tấp nập, nay đã dần dần trở nên nơi đô hội vui vẻ. Hơn nữa dọc theo dải sông Vị Hoàng, sông Đào ôm ấp lấy thành phố, ở Năng Tĩnh thì có 3 đò ngang (Đò Quan, Đò Bái, Đò Chè), ở Đông Mạc có 3 đò dọc (đi Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình), thuyền buôn ở các tỉnh đổ đến, buôn bán hàng hóa - Ở trên xuống thì có các tỉnh Sơn Tây, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên. Ở trong ra thì có các tỉnh từ Phan Thiết đến Nghệ An, Thanh Hoá, Ninh Bình. Xe thuyền nhóm họp, đồ đạc, hàng hóa đã nhiều, gỗ tre cũng đủ. Thêm vào đó lại có hỏa thuyền (tàu thủy) ngày đêm chuyên chở khách buôn qua lại như mắc cửi, đường thuỷ lại càng thuận lợi. Thuyền bè chật bến, sự buôn bán tấp nập, thành phố trở nên một xứ đô hội, (thứ nhất Hà Nội, thứ nhì là Nam Định). Từ Vị Xuyên đến Năng Tĩnh, từ Cửa Nam trải qua Cửa Đông đến Cửa Tây có 12 phố, ba chợ họp đông vui: chợ Rồng, chợ Phượng, chợ Hoàng?.
    12 phố là:
    1. Phố Vị Xuyên: Trong phố này có chợ Vị Hoàng.
    2. Phố Vĩnh Lại sau đổi là Vĩnh Thuận (gốm Hàng Nâu, Hàng Bát, Hàng Mâm, sang phố Hàn Thuyên, Hàng Cấp hiện nay).
    3. Phố Đỗ Xá: (phố Hàng Song dưới Hàng Sắt trên hiện nay).
    4. Phố Đồng Lạc: (Phố Hàng Đồng, Hàng Giấy, Vải Màn, Hàng Rượu?hiện nay).
    5. Phố Hai Cơ: (có 2 cơ lính đóng) có chợ Rồng (khu vự phố Lý Thường Kiệt hiện nay).
    6. Phố Cửa Bắc (phía bến ô tô).
    7. Phố Vĩnh Ninh: Trong phố này có hội quán Triều Châu ?" Phúc Kiến của người Hoa, sở giám thành (phố Hàng Sắt dưới, phố Bến Ngự).
    8. Phố Yên Lạc: Trong phố này có Hội quán Quảng Đông ?" Nhà thờ cao nhất, trước cửa có ba chữ ?oĐăng đạo ngạn? (Hàng Sũ, Hàng Đàn, phố Trần Hưng Đạo từ phía rạp Bình Minh trở xuống).
    9. Phố Đông Thành: Phố Lê Hồng Phong kéo dài ra phía phố Trần Hưng Đạo.?T
    10. Phố Tả Trường (phố Cửa Trường, Cửa Nam?).
    11. Phố Định Tĩnh: Trong phố có chợ Phượng (phố Bến Gỗ ?odưới Bến Ngự, chợ Đò Chè?).
    12. Phố Năng Tĩnh: Có bến đò Bái, đò Quan. Bờ sông có miếu thờ Quan Công sau sửa lại làm đền Võ Miếu của tỉnh.
    ?oNam Định địa dư chí? của Ngô Giáp Đậu, đốc học, viết năm 1916 ghi như sau:

    Tỉnh thành đặt trên địa phận làng Vị Xuyên, Năng Tĩnh trong huyện Mỹ Lộc. Năm Gia Long thứ 3 (1804) mới xây thành đất?Năm Minh Mạng thứ 14 (1833) mới xây thành gạch?
    Sau lưng thành phía tây là đất đồng bằng - truớc mặt thành đằng đông là sông Vị Hoàng, bên tả đằng đông phố xá la liệt gọi là bảy phố Vị Hoàng. Bảy phố là: Phố Hàng Tiện, phố Hàng Giầy, phố Hàng Đồng, phố Bến Ngự, phố Hàng Sũ, phố Hàng Nồi, phố Hàng Long. Năm Tự Đức thứ 36 (1883), Quí Quốc (chỉ nước Pháp) định cuộc bảo hộ. Năm Thành Thái thứ 6, thứ 7 (1894 - 1895) bạt thành lấp hào, mở rộng thêm các đất làng Vị Xuyên, làng Đông Mạc, làng Năng Tĩnh đặt ra 10 phố là:
    1. Định Tả (khu vực Hàng Giấy, Hàng Sắt?)
    2. Định Hữu (Hàng Mâm, Hàng Song, Hàn Thuyên?)
    3. Định Tiền (Cổng Hậu?)
    4. Định Hậu (Hàng Cót, Vườn Dâu?)
    5. Định Tân (Năng Tĩnh?)
    6. Định Trung (Hàng Nồi, Hàng Dầu?)
    7. Nam Long (Hàng Đàn, Hàng Rượu)
    8. Nam An (Hai Cơ - chợ Rồng, Lò Trâu?)
    9. Nam Mỹ (Hàng Tiện?)
    10. Nam Xuyên (khu hồ Vị Xuyên - phố Nguyễn Trãi).
    Mặt đất các phố lại chia ra 40 đường là:
    1. Đường Tự Đức
    2. Đường Đồng Khánh (Hàng Thao)
    3. Đường Nguyễn Hữu Độ (chợ Diên Hồng)
    4. Đường Hà Nội (phố Đền Giếng)
    5. Đường Bắc Ninh (xưa là Hàng Thùng, Hàng Cầm, Hàng Giầy, Hàng Mành)
    6. Đường Ninh Bình
    7. Đường Tuyên Quang
    8. Đường Hưng Yên
    9. Đường phố Cửa Đông hay Ca-rô (Carreau) (Lê Hồng Phong)
    10. Đường Sát-xơ-lu Lô-ba (Chasseloup Laubat) đường Hàng Tụ
    11. Đường (đường Máy Tơ) Phơ-rang-xi Gác-ni-ê (Francis Garnier)
    12. Đường Gia Định
    13. Đường Laokay (Ngõ Rỡ) từ phố Hàng Giấy cũ vào đến giữa ngõ Rỡ
    14. Đường Phủ Lý (đường Voi Phục)
    15. Đường Hồng Gai (Bến Ngự)
    16. Đường Vị Xuyên
    17. Đường Khoái Đồng
    18. Đường Phù Long
    19. Đường Năng Tĩnh
    20. Đường Phúc Châu
    21. Đường Pháp quốc Ruy đơ Phơ-răng-xơ (Rue de France): Vải Màn, Hàng Rượu, Hàng Thiếc, Hàng Đàn.
    22. Đường Bảo Hộ (Ruy đuy Prô-tếch-tô-ra) (Rue du Protectorat) (Hàng Song, Hàng Mâm, Hàng Bát, Hàng Nâu, Hàng Cót).
    23. Đường Đò Quan - (La-mô-tơ Pi-que) (Lamothe Piquet)
    24. Đường Hàng Nồi - (Pa-ri) (Paris)
    25. Đường Bến Thóc - (Hác-măng) (Harmand)
    26. Đường Bến Củi - (Săm-pô) (Champeaux)
    27. Đường Cửa Nam (Ri-sô) Richaud
    28. Đường Hàng Cau - (Giuyn Phe-ri) (Jule Ferry)
    29. Đường Hăng-ri Ri-vi-e (Hàng Tiện) (Henri Rivière)
    30. Đường Bờ Hồ (Pôn be) (Paul Bert)
    31. Đường Cột Cờ (Mi-ra-đo) (Mirador)
    32. Đường (Văn Nhân) (ngõ) Ruyen đề Lét-trê Ruelle des Lettés
    33. Đường Phúc Đường
    34. Đường Ngõ Lôi điện nay là (Ngõ Yên Thế - Ruy-en dơ la Phut-đơ-rơ (Ruell de la Foudre)
    35. Đường Hàng Đồng
    36. Đường Hàng Sắt
    37. Đường Hàng Sũ

    Phố Khách (nay là phố Hoàng Văn Thụ) ở thành phố Nam Định
    38. Đường Phố Khách hay phố Hoa kiều (Ruy Ma-rê-ssan-Fô-chơ) (Rue Maréchal Foch)
    39. Đường Bến Gỗ (Ruy đề E-ta-duy-ni) - Đường Hoa Kỳ (Rue de Etats Unis)
    40. Đường Đông An
    Đất trong thành phố dài 4.400m, rộng 1.400m, diện tích ước khoảng 5.600.000m2, phía trên từ địa phận Làng Phụ Long, phía dưới đền đất Đồn Thuỷ, có hai đê: Đê Bao Bì dài 7.000m, một đê khác từ xã Phụ Long đến xã Quang Sán (bên bờ sông Châu) dài 40km.
    Các phố được kể như trong bài ?oNam thành cảnh trí? mô tả bằng thể văn vần:


    Thành Nam cảnh trí an bài
    Phố phường trên bộ, vạn chài dưới sông.
    Nhất thành là phố Cửa Đông.
    Nhất lịch Hàng Long, Hàng Đồng, Hàng Thao.
    Hàng giầy đẹp khách yêu đào.
    Muốn tìn quốc sĩ thì vào Văn Nhân.
    Ba năm một hội phong văn
    Lại lều lại chõng về thăm Cửa Trường.
    Ngọt ngào lên đến Hàng Đường
    Say sưa Hàng Rượu, phô trương Hàng Cầm
    Vải Màn nhỏ chỉ, nõn bông,
    Hàng Cấp dệt lĩnh, Hàng Song buôn thừng.
    Hàng Dầu, Hàng Lạc, Hàng Vừng,
    Hàng Nâu tươi vỏ đỏ lòng vốn quen,
    Hàng Vàng lắm bạc nhiều tiền,
    Hàng Sơn gắn bó gần bên Hàng Quì.
    Trăn năm nghĩa bạc tình nghi
    Hàng Đàn, Hàng Ghế chung nghề làm ăn.
    Hàng Tiện, Hàng Sũ, Hàng Mâm
    Gặp nhau Bến Gỗ, vui sân một nhà.
    Hàng Cót, Hàng Sắt bao xa
    Ai về Bến Ngự rẽ ra Khoái Đồng
    Cột Cờ lên đó mà trông,
    Đò Chè lơ lửng bến sông cắm sào.
    Phố khác buôn bán vui sao,
    Lợi quyền chểnh mảng nỡ trao tay người.
    Hàng Dầu, Hàng Mã Hàng Nồi,
    Hàng Trống, Hàng Thiếc, lên chơi Hàng Thùng
    Hàng Cau, Hàng Nón, tưng bừng,
    Thành Nam văn vật lẫy lừng là đây
    Lang sa có mặt từ ngày,
    Đỏ đèn Bến Củi đoạ đầy hồng nhan
    Hàng Thao tấp nập canh tàn,
    Tám nghề, bẩy chữ mở hàng phấn son
    Đình tàn cây quế héo hon,
    Giáo phường cốt cách chẳng còn như xưa
    Liễu Đào trải mấy nắng mưa,
    Cầm tan phách lối đã thừa xót xa.
    Trông về đất cũ quê nhà,
    Lò Trâu, Bến Nứa thật là đau thương
    Ao tù Thượng Lỗi chán chường,
    Tịch diền Năng Tĩnh âm hồn oán ma
    Cổng Hậu, Ngã Sáu, Cầu Gia
    Trường Thi phút chốc hoá ra hận trường
    Hắt hiu Văn Miếu cổ tàn,
    Nhường như sĩ tử thở than lỗi thời.
    Thánh Trần sao lại cùng ngồi Thánh Quan
    Đền Ông hương khói mơ màng,
    Chùa Rào cùng với Cửa Nam tơi bời
    Phù Long, Đồn Thuỷ qua chơi
    Quê hương đất cũ ngậm ngùi tàn canh
    Non xưa nước cũ tan tành
    Nào ai phá luỹ, dâng thành là ai? ​

    Nguồn : namdinhnet

Chia sẻ trang này