1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam giới 60 tuổi muốn tập Thái Cực Quyền!

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi langthangman, 03/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. langthangman

    langthangman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    45
    Đã được thích:
    0
    Nam giới 60 tuổi muốn tập Thái Cực Quyền!

    Một cặp trời sinh, chồng 60 tuổi, vợ 55 tuổi vừa cùng về hưu một lúc, muốn tập Thái cực quyền và tham gia một CLB Thái cực quyền dành cho người cao tuổi ở Hà Nội để giữ gìn sức khoẻ và tuổi thanh xuân.

    Các bạn trẻ yêu mến võ thuật biết thông tin về CLB nào như vậy hãy cho chũng tôi biết, xin cảm ơn nhiều và Vote 5*.
  2. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0

    @langthangman !
    Nếu trước đây, hai bác chưa từng có nếp thói quen lao động / vận động có chủ ý ...vv..vv.... liên quan đến sự vận động tích cực cho đôi chân - đặc biệt là là gân, xương, khớp cho vùng đầu gối, thì hai bác phải cẩn thận cân nhắc trước một chút ...
    Bỏ qua cái hay, cái bổ ích hiển nhiên của TCQ....vv...vv....Ở đây tui chỉ muốn nói đến khía cạnh khác để hai bác cân nhắc : ... Dù chỉ là TCQ dưỡng sinh - nhưng một trong những yếu lý cốt lõi của TCQ là rùn gối trong khi đi quyền - trọng tâm được hoán chuyển luân phiên giữa hai chân "0 -10" hay "10 - 0" ... ( mà TCQ thường gọi là hư bộ - thực bộ ... )
    "Chồn chân mỏi gối" là lẽ thường nhiên của người có tuổi ... Nếu hai bác chưa từng thích nghi trên cơ sở "có bề dày " về gân - xương - khớp cho vùng đầu gối như đã nói trên ... Thì việc lao vào tập luyện Thái Cực Quyền khi cao tuổi là điều ... rất dở . Rất nhiều người cao tuổi sau khi tập TCQ một thời gian lại phát sinh thêm chứng đau "thần kinh toạ" ... nhiều người " hệ thần kinh thực vật " bị rối loạn với đủ mọi chứng ...vv..vv... chính là vì lẽ này ... !!!
    Chúc hai bác sức khoẻ - kính !...
    Được motdikhongtrolai sửa chữa / chuyển vào 12:02 ngày 03/05/2006
  3. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Nhẩy đầm tốt nhất!
  4. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thật không ? Hihi, thế thì tôi tập Thái cực quyền có đến hơn 40 năm nay , nhiều đêm tập đến 2 ,3 giờ sáng . Agui cho xếp vào hàng võ sư chứ nhỉ ?
  5. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI ĐI BỘ
    ( Tác giả: BS TRẦN ĐỖ QUỐC BẢO; ykhoa.net ) ​
    Những lợi ích của đi bộ
    Đi bộ là môn thể thao rất đơn giản nhưng mang lại những lợi ích to lớn cho sức khỏe. Trung bình khi đi bộ 1,6km, cơ thể sẽ ?ođốt cháy? khoảng 100 calori; Đi bộ 3,6km/ngày và 3 lần/tuần có thể giúp giảm 0,5kg trong 3 tuần luyện tập đều đặn. Đặc biệt, đi bộ có tác dụng rất tốt cho hệ hơ hấp và hệ tuần hoàn; Ở những người năng hoạt động (vừa với sức mình) nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ giảm 50% so với người ít vận động, và ở nam giới không tập thể dục có đến 60% bị cao huyết áp. Ngoài ra, luyện tập đi bộ còn góp phần kiểm soát đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường; Có tác dụng đến sức khoẻ tinh thần như giảm triệu chứng lo âu, trầm cảm, giúp cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Đặc biệt có ảnh hưởng rất lớn đối với tâm lý người cao tuổi, giúp họ lạc quan, không mang mặc cảm là gánh nặng cho gia đình, xã hội.
    Nhiều nghiên cứu đã chứng tỏ đi bộ có những lợi ích cụ thể sau:
    - Giảm nguy cơ bệnh mạch vành và đột quỵ.
    - Góp phần giảm huyết áp.
    - Giúp giảm cholesterol ở những người có nồng độ cholesterol cao trong máu.
    - Giảm khối lượng mỡ dư thừa trong cơ thể.
    - Tăng sự hưng phấn, chống trầm cảm lo âu, giúp có giấc ngủ tốt.
    - Tăng đậm độ xương nên giúp ngăn chặn loãng xương, đặc biệt là ở người cao tuổi và phụ nữ thời kỳ mãn kinh - những đối tượng dễ bị gãy cổ xương đùi.
    - Giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
    - Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.
    - Giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể.
    Chuẩn bị cho một buổi tập
    - Trước khi tham gia bất kỳ một môn thể thao nào, cũng nên đến tư vấn bác sĩ về những vấn đề liên quan đến sức khỏe.
    - Chuẩn bị một đôi giày vừa vặn, thích hợp, không mang giày quá chật, nên chọn loại giày vừa chân và thoáng.
    - Mặc quần áo tùy theo thời tiết, miễn sao đảm bảo sự thoải mái trong lúc luyện tập.
    - Trước khi bắt đầu luyện tập, nên giành 5-10 phút tập những động tác khởi động để làm ?oấm cơ thể?, tránh căng cơ, mau mệt mỏi trong quá trình luyện tập. Nên tập khi đói hoặc chỉ cần uống một cốc nước trái cây.
    Đi bộ như thế nào là đúng
    + Tư thế khi đi bộ:
    - Đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng.
    - Vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên (tốt nhất là tạo với khuỷu một góc 90 độ).
    - Khi bước, luôn đặt gót chân xuống rồi hơi nhón tới trước lấy điểm tựa ở phần nền xương bàn đốt ngón chân (lúc đó bạn sẽ có cảm giác hơi căng ở phần trên của đùi) và nâng gối lên một chút. Nên giữ các ngón chân hướng thẳng về phía trước.
    + Khoảng cách mỗi bước chân, tốc độ và thời gian đi bộ:
    Thật ra, khó có thể đưa ra con số chính xác, bạn có thể bắt đầu đi trong 20 phút, 4-5 lần một tuần rồi tăng dần thời gian tập luyện, không nên cố gắng quá sức. Thực ra tốc độ đi nhanh hay chậm không quan trọng bằng thời gian đi.
    Lúc bắt đầu nên đi chậm, sau đó tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái nhất là được. Thời gian mỗi buổi tập tùy theo từng người, đối với người mới bắt đầu, nên tập ít, sau đó tăng dần.
    Cách đơn giản để tính năng lượng tiêu thụ trong buổi đi bộ: trọng lượng cơ thể x quãng đường = năng lượng tiêu thụ, Ví dụ: một người nặng 67,5kg đi 1,6km sẽ tiêu thụ một năng lượng khoảng 100 calori. Với những người mới bắt đầu tập, nên tăng dần quãng đường đi, sau đó mới tăng dần tốc độ.
    + Phối hợp hít thở trong quá trình luyện tập:
    Nhiều người có thể chưa quan tâm đến vấn đề này nhưng nó lại có ý nghĩa rất quan trọng. Nên kết hợp hít thở trong khi đi, thông thường chọn nhịp 2:1, tức là đi 2 bước kết hợp hít vào và và đi 4 bước kết hợp thở ra (đây là nhịp thông thường nhất; có một số người thích áp dụng nhịp 3:1, đi 2 bước kết hợp hít vào và đi 6 bước kết hợp thở ra).
    Tốt nhất nên hít vào bằng mũi và thở ra qua miệng. Hít thật sâu và đều đặn.
    + Thời gian, địa điểm:
    Một trong những ưu điểm của đi bộ là có thể luyện tập bất kỳ nơi đâu môi trường không khí trong lành như: cơng viên, đường phố, vỉa hè... Không bó buộc về thời gian, đi bất cứ lúc nào có thể.
    Hãy bắt đầu luyện tập ngay từ bây giờ
    Đi bộ nửa giờ/ngày, 6 ngày/tuần có khả năng giảm phân nửa tỷ lệ tử vong do bệnh tim mạch, đi bộ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sảng khoái, vì vậy sẽ không bao giờ quá trễ để bắt đầu.
  6. VXDTA

    VXDTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/11/2002
    Bài viết:
    657
    Đã được thích:
    0
    Cái này KCT đề cập hơi phiến diện. Nội gia quyền nói chung hay TCQ nói riêng về căn bản, đặt chữ thuận tự nhiên lên hàng đầu, bài tập đều được base trên hiện trạng hiện thời của người tập. Hai bác già ít vận động, tập TCQ rất tốt, có thể tập tấn cao mã nhỏ, vận động chậm rãi liền lạc với bức độ nhỏ.
    Các triệu chứng KCT kể trên ko phải ko có, nhưng đa phần do ko được hướng dẫn cụ thể, người nọ chỉ người kia qua loa, chung quy mắc phải cái mất tự nhiên, hoặc tập kiểu đoàn thể, thi đua các phường của các cụ già thích thành tích.
    P/S. Hư thực về bộ pháp ko nhất thiết phải 10-0, 0-10. Có to tất có nhỏ, có rộng tất có hẹp.
  7. agui

    agui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2005
    Bài viết:
    781
    Đã được thích:
    0
    Hehehe... nhẩy đầm - theo ngu ý của nhà em nó là đỉnh cao võ thuật hiện đại - tiếc là em chưa được học. Bác chuyên luyện vậy ắt thành đại cao thủ!
  8. motdikhongtrolai

    motdikhongtrolai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    2.982
    Đã được thích:
    0
    Chàiii aiiii ! .... Không "tấn cao mã nhỏ" và không giản lược ..vv..vv... thì làm sao được gọi là TCQ dưỡng sinh cho người cao tuổi nữa hử bác TA ???...( tui nghi bác thiếu thâm nhập thực tế mặt bằng chung sân bãi của các cụ tập mất roài ... )
    Bác thử thâm nhập thực tế sát với các cụ tập TCQ dưỡng sinh một thời gian đi rồi sẽ thấy... Dù các cụ rất tuân thủ chỉ dẫn, HLV có tâm và tận tình... nhưng khốn nỗi: tấn cao thì vẫn phải có độ rùn gối - mã nhỏ cũng không được nhỏ hẹp hơn độ rộng vai ... nên số lượng các Cụ bị dính chấu món "rối loạn hệ thần kinh thực vật" và đau "thần kinh toạ" chiếm khoảng 20 - 30%...
    Do đó, để tránh cho thiểu số (con số 30% với tui là quá nhiều ) những trường hợp đáng tiếc như thê xảy ra, những cụ nào chưa "đủ bề dày" cơ - gân - khớp như đã nói trên, thông thường HLV khuyên các cụ nên tập đi bộ trước một thời gian, khoảng từ 1 - 3 tháng... (Ấy thế mà, ngay cả bộ môn đi bộ được xem là đơn giản nhất, vẫn có một số cụ bị phù nhẹ khớp và đau gân chằng ổ khớp, chỉ vì hơi ráng một chút khi tập đi bộ...). Đến khi nào cảm thấy hòm hòm, nhắm chừng đã thích nghi kịp, mới nên chuyển qua tập TCQ. Đến lúc ấy "đã tốt - nay lại còn tốt hơn"
    ( P/S: Cuốn sách "Thái Cực Quyền Hỏi - Đáp" của dịch giả Đàm Trung Hoà... tui còn lạ gì nữa. Nên tui khó có thể phiến diện khi nói về TCQ... Có chăng khi vào đây thảo luận, tui không khìn đến độ chép ra hết dài ngoẵng mọi thứ từ cuốn sách này, mà chỉ thay thế bằng dấu nhiều chấm (...) sau vài định nghĩa mang tính "chẳng hạn" cho TCQ mà thoai... Khừa .. khừa ... Bác TA lại đọc sót của tui đúng cái dấu nhiều chấm (... ) ở đuôi câu mất roài ... ặc !!! ... )
  9. fade_away

    fade_away Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/01/2005
    Bài viết:
    1.025
    Đã được thích:
    0
    Ấy ấy, các bác cứ khuyên cụ nhảy đầm mà không khuyên kiểm tra tổng thể xem có cao huyết áp, điện tâm đồ, phản xạ đầu gối thế nào, phạm vi hoạt động các khớp ra sao.... nói dại khi cụ bà "te"(ngả-em nghe lỏm được từ chuyên môn này là phải khoe ngay) cụ ông gồng lên đỡ 1 trọng lượng ít cũng 40 kg đang ngả ra nhỡ ra thì..thì...thôi.
    cụ langthangman kính mến, cụ cứ đi kiểm tra sức khoẻ toàn diện đi ạ
  10. lanpurge

    lanpurge Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/07/2005
    Bài viết:
    4.955
    Đã được thích:
    481
    http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2006/05/3B9E9574/
    Nếu bạn đi bộ 400 mét mỗi ngày, ít nhất bạn sẽ dôi ra được 6 năm tuổi thọ. Và nếu bạn đi với tốc độ càng nhanh, khoảng thời gian bạn có ngày càng lớn.
    Mặc dù bách bộ không phải là giấy bảo đảm cho sức khoẻ và tuổi thọ, song một nghiên cứu mới đây phát hiện thấy việc người già có thể đi bộ được 1/4 dặm mỗi ngày là một "yếu tố quyết định quan trọng" đối với việc họ có thể sống thọ thêm 6 năm hay không và tình trạng ốm yếu hay bệnh tật mà họ sẽ mắc phải.
    "Khả năng hoàn tất cuộc đi bộ này là một chỉ thị mạnh mẽ về năng lực sức khoẻ", trưởng nhóm nghiên cứu Anne Newman từ Đại học Y Pittsburgh, Mỹ, thông báo. "Thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng người không thể thực hiện cuộc đi bộ này có nguy cơ cao về bệnh tật và tử vong".
    Newman và cộng sự đã yêu cầu gần 2.700 người đàn ông và phụ nữ Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Phi tuổi từ 70 đến 79 hoàn tất cuộc đi bộ. Tất cả những người tham gia được sàng lọc, đạt sức khoẻ tốt và họ đều nói rằng trước đó họ đã đi bộ xa mà không gặp rắc rối gì.
    Tuy nhiên, chỉ có 86% trong số họ hoàn tất cuộc thử nghiệm. Các nhà khoa học sau đó theo dõi sức khoẻ và tinh thần của tất cả những người tham gia trong 6 năm.
    "Có một khoảng cách lớn về sức khoẻ giữa những người hoàn tất cuộc đi bộ dài hơn và những người không thể. Nhóm thứ hai này về sau đối mặt với nguy cơ bệnh tật cao hoặc tử vong", Newman nói.
    Thời gian hoàn tất chuyến đi cũng có vai trò quan trọng. Những người kết thúc thử nghiệm nhưng thuộc nhóm 25% đi chậm nhất có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần so với nhóm đi nhanh hơn.
    T. An (theo LiveScience)

Chia sẻ trang này