1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nam Hoa Kinh.

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi sole_husband, 05/07/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    bác nào có hứng thú với Lão Trang xin mời bình luận với em!
  2. ngophuclong

    ngophuclong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2003
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    mời bạn!
    Chúc một ngày mới vui vẻ, yêu thương ....!!!
  3. thesouth_ic

    thesouth_ic Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    0
    Sao ko thấy nói gì nữa rồi?
  4. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    xin lỗi các bác, mấy hôm nay bận quá, sẽ trở lại trong 1,2 ngày nữa thôi! :(
  5. black_tulip

    black_tulip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    "Một hôm Trang Chu nằm mơ thấy mình hoá thành ****, thích chí quá bay luôn. Đến khi tỉnh dậy ngỡ ngàng ko hiểu là Chu nằm mơ thấy mình hoá thành **** hay **** nằm mơ thấy mình hoá thành Chu."
    Hình như sau giấc mơ này, Trang Tử đã viết Nam Hoa Kinh. ^^
  6. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Sole_husband, tiếp tục chủ đề này đi chứ?
  7. nw4good

    nw4good Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    1.065
    Đã được thích:
    0
    Thiên thứ nhất của Nam Hoa kinh, Tiêu dao du kể rằng: "Biển bắc có con cá tên là Côn, lớn không biết mấy ngàn dặm. Nó biến thành con chim tên là Bằng, lưng của con chim Bằng lớn cũng không biết mấy ngàn dặm. Khi con chim Bằng ấy vỗ cánh bay lên cao, hai cánh nó lớn như đám mây che cả bầu trời. Loài chim ấy, khi biển động, sóng lớn gầm gào, nó liền chuyển về biển nam. Chỗ biển nam ấy là một cái ao vĩ đại do thiên nhiên tạo thành.
    Một con ve và một con chim nhỏ cười chim Bằng rằng: "Ta cố sức bay lên cây du, có lúc bay không tới nơi đã rơi xuống cũng chẳng sao, việc gì cần phải bay cao chín vạn dặm đến biển Nam làm gì?". Người đi đến cánh đồng ngoài chân thành, chỉ cần chuẩn bị ba bữa cơm là đủ quay về, bụng vẫn còn no, còn nếu muốn đi xa nơi trăm dặm thì cần chuẩn bị lương thực một ngày, nếu muốn đi xa ngàn dặm, cần chuẩn bị lương thực ba thăng. Hai con vật nhỏ bé ấy mà biết cái gì?
    ... Đem loài chim Bằng so với loài côn trùng bé nhỏ (con Côn); chỗ này tư tưởng Trang gặp điểm "bất nhị" của Phật học. Chim Bằng lớn có thú vui lưng chở trời xanh, chim Côn nhỏ có niềm hân hoan chưa bay cao mà đã rơi xuống, suy cho cùng, lớn-nhỏ chỉ là cái bên ngoài, còn tự tại thung dung thì không tách bạch.
  8. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Thứ nhất, thật hay cho bạn là bạn đã tìm ra điểm tương đồng !
    Thứ hai, quan điểm Bất nhị chẳng phải là quan điểm, mà Phật học cho rằng Bất nhị chính là thực tướng của thế giới, chẳng phải là quan điểm mà có thể nghĩ bàn!
  9. BatKhaTuNghi

    BatKhaTuNghi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/07/2007
    Bài viết:
    2.255
    Đã được thích:
    11
    Sole_husband đâu rồi vậy nhỉ?
  10. sole_husband

    sole_husband Moderator

    Tham gia ngày:
    02/04/2003
    Bài viết:
    6.326
    Đã được thích:
    2.295
    Mình đọc Trang Tử cách đây đã nhiều năm, khi còn là một anh chàng năm nhất ngù ngờ, nhưng quả thực đó là cuốn sách làm thay đổi rất nhiều nhận thức của mình, và luôn khiến mình có thể bình tâm trong mọi tình huống. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có nhận thức riêng của mình về cùng một vấn đề, nên mình rất vui khi được cùng nói chuyện và chắc là sẽ hiểu thêm rất nhiều điều bổ ích.
    Mình không hiểu về Phật Giáo, nhưng cũng dám mạo muội đưa ra nhận xét rằng Trang Tử và Phật Giáo có rất nhiều điểm tương đồng, trong đó cơ bản là mong muốn giải thoát con người khỏi hỷ nộ ái ố, bon chen danh lợi thường tình để có một tư tưởng tiêu dao tự tại, không lưu tâm oán hận, coi mọi vật trên đời đều hài hoà...Nhưng trong khi Phật giáo chú trọng vào sự rèn luyện khổ hạnh, nhẫn nhục và khiêm ái , mà người Việt mình thường chỉ biểu hiện một cách rất hình thức thì Trang Tử có phần thực tế hơn , ông khích lệ mọi người sống thuận theo thời cuộc, có mục đích rõ ràng, biết và làm theo khả năng của mình, giải phóng bản thân khỏi những tư tưởng yếu hèn. Con chim Bằng có mục đích riêng của mình, đâu cần phải lưu ý đến lời dèm pha của con ve con kiến...

Chia sẻ trang này