1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năm Quốc Tế Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt

Chủ đề trong 'Khoa học công nghệ và môi trường' bởi Milou, 07/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Milou

    Milou Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/06/2001
    Bài viết:
    7.928
    Đã được thích:
    0
    Năm Quốc Tế Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt

    Năm Quốc Tế Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt
    Nguyên Nam

    LHQ gọi năm nay là Năm Quốc Tế Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt để mọi người hiểu rằng, nước ngọt là một yếu tố sống còn cho cả nhân loại. Vậy thì, nguồn nước ngọt giữ một vai trò như thế nào trong đơì sống con người? Nếu không còn nước ngọt, con người sẽ đi về đâu? Và sông, suối, ao hồ hiện đang phải đứng trước những hiểm họa như thế nào?

    Năm Quốc Tế Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt được công bố theo đề xướng của Tajikistan sau khi được sự tán thành của 148 quốc gia.

    Qua việc công bố Năm Quốc Tế Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt, LHQ mong muốn chính phủ các nước trên thế giới cùng với những cơ quan LHQ và các tổ chức hay thành phần liên hệ nên nhân cơ hội này để nâng cao sự nhận thức đối với tầm quan trọng trong việc sử dụng, khai thác và bảo vệ nguồn nước ngọt về lâu về dài.

    Ngoài ra, LHQ còn kêu gọi chính phủ các nước, các tổ chức trong mỗi quốc gia và các tổ chức quốc tế nên tự nguyện đóng góp hay hợp tác dưới những hình thức khác để cổ súy cho chủ đề này trong năm nay.

    Năm Quốc Tế Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt còn là cơ hội để các quốc gia đẩy mạnh kế hoạch thực thi các nguyên tắc quản lý nguồn nước một các toàn diện.

    Năm nay cũng được xem như là thời điểm cổ súy những hoạt động hiện thời cũng như khởi sự những đề xướng mới trong công cuộc bảo vệ nguồn nước trên bình diện quốc tế, khu vực cũng như trong phạm vi quốc gia.

    Nước ngọt giữ một vai trò sống còn trên trái đất. Thật vậy, con người ngày càng sử dụng nhiều nước ngọt.

    6 tỉ người trên thế giới nay sử dụng tới 54% lượng nước ngọt trong sông, suối, ao, hồ và các nguồn nước ngầm.

    Nếu con người tiếp tục tiêu thụ nước theo đà gia tăng như hiện nay, trong vòng 25 năm nữa, loài người sẽ tận dụng tới 90% nguồn nước ngọt trên quả đất. Cây cỏ và động vật sẽ chỉ còn hưởng được 10% lượng nước mà thôi.

    Hiện nay, nông nghiệp là lãnh vực sử dụng nhiều nguồn nước ngọt hơn cả. Kế tiếp là lãnh vực công nghiệp. Lượng nước sử dụng trong gia đình như giặt dũ, tắm rửa, nấu nướng và ăn uống chỉ chiếm có 8% mà thôi.

    Những số liệu vừa kể cũng biến đổi khá rõ rệt tùy theo từng châu lục.

    Nước rất cần cho việc canh tác. Phải cần một lượng nước lên tới 3 mét khối nước mới có thể sản xuất 1 kg gạo, nói cách khác, phải cần 1000 tấn nước để sản xuất 1 tấn gạo.

    Chả thế mà hàng năm, các hệ thống dẫn thủy nhập điền trên thế giới chuyển vào trong ruộng rẫy một lượng nước lên tới khoảng 2000 đến 2.500 kilômét khối nước để phục vụ mục đích canh tác.

    Phương pháp thủy lợi kém cỏi và hệ thống thoát nước thiếu hữu hiệu đã dẫn tới tình trạng nước tù và đất đai pha mặn.

    Theo như Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế, trong tổng số ruộng dẫy canh tác nhờ phương pháp thủy lợi, có tới 30 triệu héc ta đã bị pha mặn. Phải nói rằng, nông nghiệp là lãnh vực làm cho nguồn nước trên mặt đất bị tiêu hao nhiều nhất. Kế đến là yếu tố ô nhiễm.

    Ruộng đồng tại nhiều nơi trên thế giới đang sử dụng nguồn nước theo một tỉ lệ thật đáng sợ. Bởi vì cứ cái đà này thì một ngày kia trái đất sẽ bị cạn nước.

    Cứ mỗi năm, phải có tới 160 tỉ mét khối nước trên mặt đất bị tiêu hao vì hoạt động canh tác ở Ấn Độ, TQ, Hoa Kỳ, Bắc Phi và Bán Đảo Ả Rập. Số lượng này tương đương với lưu lượng hàng năm của cả sông Nile.

    **Lãnh vực công nghiệp cũng sử dụng tới 22% lượng nước ngọt trên thế giới.

    Vào năm 1995, lượng nước ngọt sử dụng trong nền công nghiệp được ghi nhận là 752 kilômét khối. Thế nhưng, con số này sẽ tăng lên 1.170 kilômét khối vào năm 2025.

    Những nền công nghiệp dựa trên các chất hữu cơ sống gây ô nhiễm không ít cho nguồn nước ngọt.

    Lãnh vực sản xuất thực phẩm lại là thủ phạm chính.

    Hoa Kỳ và các nước công nghiệp hóa khác thải ra tới hơn 80% các chất thải độc hại.

    Tại các nước đang phát triển, 70% chất thải công nghiệp được tống thẳng xuống sông, suối, ao hồ khiến nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.

    Lẽ dĩ nhiên, ngành công nghiệp thực phẩm tại các quốc gia trù phú gây ô nhiễm cho nguồn nước ngọt nhiều hơn ngành công nghiệp tại những quốc gia nghèo hơn.

    **Nước còn là nguồn cung cấp điện năng cho con người.

    Dân số thế giới ngày càng trở nên đông đảo. Càng đông người bao nhiêu thì nhu cầu điện năng lại càng cần bấy nhiêu, nhất là khi xã hội loài người ngày càng có cuộc sống cao hơn, hiện tượng đô thị hóa mỗi lúc một lan rộng.

    Thủy điện là nguồn điện năng quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới trong số những nguồn điện năng trong sạch.

    Thế giới hện có vào khoảng 45.000 đập thủy điện qui mô đang hoạt động.

    Canada là nước sản xuất nhiều thủy điện nhất. Kế đến là Hoa Kỳ và Brazil.

    Được xây dựng để cung cấp thủy điện, dẫn thủy nhập điền, và kiểm soát lưu lượng trên sông ngòi cũng như để ngăn chặn lụt lội và hạn hán, các đập thủy điện đã gây ra những tác động sâu xa cho môi sinh.

    Các đập nước thủy điện trên toàn thế giới bao phủ một diện tích đất canh tác lên tới hơn 400.000 km2.

    Chẳng những thế, công trình thủy điện trên thế giới còn khiến cho 1/5 loại cá nước ngọt bị tuyệt chủng hay đang có nguy cơ tuyệt chủng.

    Hơn nữa, khoảng 40 đến 80 triêu người dân nay đã phải tái định cư tại những nơi khác để nhường chỗ cho các công trình thủy điện.

    Theo kết quả cuộc nghiên cứu của Ủy Ban Quốc Tế về Đập Nước, những đập nước khổng lồ đem lại một số lợi ích, nhưng cũng gây ra những tai hại khôn lường cho con người và môi sinh.

    Một mặt thì những đập nước như thế sẽ cung ứng nguồn điện năng rẻ tiền.

    Các đập nước cung ứng tới 19% tổng số nguồn điện năng và 16% nguồn lương thực trên thế giới.

    Các công trình thủy điện giữ một vai trò quan trọng trong việc cắt giảm lượng thán khí gây hiệu ứng nhà kính.

    Thế nhưng, ngược lại, những đập thủy điện khổng lồ cũng hủy hoại rừng rú cũng như những sinh cảnh cho muôn vật, và làm phương hại đến đời sống sinh vật và thực vật đầy đa dạng trong sông suối.

    Trong hầu hết các công trình thủy điện khổng lồ, giới hữu trách thường chẳng thèm quan tâm đến những tác động tiêu cực cư dân trong các thôn làng phải chịu khi phải ra đi lập nghiệp tại nơi khác để nhường chỗ cho công trình thủy điện.

    Theo như Ủy Ban Quốc Tế Về Đập Nước, những đập thủy điện khổng lồ có lẽ dần sẽ bị đào thải.

    Lý do là vì, những công trình thủy điện nhỏ chẳng những đòi hỏi một kinh phí thấp hơn cho việc xây dựng cũng như điều hành, mà còn không gây ra những hậu quả to lớn cho con người và môi trường.

    Nếu biết quản lý khéo léo, con người sẽ có thể cắt giảm nhu cầu sử dụng nước cũng như nguồn điện năng do các công trình thủy điện sản xuất.

    Con người cũng cần cải thiện lề lối quản lý hệ thống dẫn thủy nhập điền cho việc canh tác. Bởi vì có như thế thì ta mới có thể giảm thiểu lượng phế thải trong thiên nhiên và giúp cho hệ thống thủy lợi hoạt động hiệu quả hơn.

    **Ngày nay, các hệ sinh thái sông ngòi trên trái đất gần như đều bị đe dọa chỉ vì bị con người khai thác hay sử dụng quá mức hoặt sử dụng không phù hợp.

    Như lời Ủy Ban Quốc Tế Về Nguồn Nước Thế Kỷ 21, hơn một nửa sông ngòi nếu không bị ô nhiễm trầm trọng thì cũng bị cạn nước trong vùng hạ lưu vì hoạt động của con người.

    Trong số 500 con sông lớn, có tới 250 con sông hiện bị ô nhiễm nặng nề hay cạn nguồn.

    Tình trạng ô nhiễm trong sông rạch đã khiến khoảng 25 triệu người phải di cư nơi khác sinh sống.

    Ngày nào cũng có khoảng 2 triệu tấn phân bón và các chất thải của con người được tống vào sông rạch.

    Trong số 55 con sông ở Âu Châu, chỉ có 5 con sông là còn trong tình trạng trong lành.

    Tại Á Châu, tất cả các dòng sông chảy qua thành phố đều bị ô nhiễm nặng nề.

    Trong số những con sông lớn nhất thế giới, chỉ có sông Amazon ở Brazil và sông Công Gô trong vùng Hạ Sa Mạc Sahara là còn tương đối lành mạnh. Lý do là vì, cả hai con sông này không có nhiều xí nghiệp hay những vùng dân cư đông đúc trên vùng đồi núi lân cận.

    Trong số những con sông bị hủy hoại trầm trọng, ta phải kể đến sing Nile ở Ai Cập; sông Hoàng Hà ở TQ, sông Amu Darya và Syr Darya trong vùng Trung Á; và sông Colorado ở Hoa Kỳ.

    Khi nói đến sông ngòi, ta cũng không thể không nói tới những vùng đầm lầy dọc ven sông.

    Thế nhưng một nửa vùng đồng lầy ven sông trên thế giới nay cũng đã bị hủy hoại trong vòng 50 năm qua vì hoạt động của con người.

    Một khi các vùng đồng lầy bị hủy hoại, sinh vật trong vùng cũng bị tiêu diệt.

    Trong nỗ lực bảo vệ những vùng đồng lầy quan trọng còn lại, các quốc gia trên thế giới đã ký kết Công Ước Bảo Tồn Đồng Lầy Ramsar tại Iran vào năm 1971.

    Đây là văn kiện được hình thành nhằm mục đích thiết lập một khuôn khổ cho mội quốc gia cùng là sự hợp tác quốc tế trong công cuộcbảo tồn các khu đầm lầy.

    Giống như sông rạch, số phận ao hồ trên quả đất cũng chẳng sáng sủa gì hơn.

    Cả nửa số hồ trên thế giới đã bị hủy hoại vì nạn đánh cá bừa bãi, tình trạng ô nhiễm và nạn nhân mãn, các công trình phát triển thành thị đi đôi với hoạt động công nghiệp.

    Trong số những hồ lớn ta phải kể đến Biển Hồ ở Campuchea.

    Thế nhưng lòng Biển Hồ nay đã bị bùn đất đóng đầy do tình trạng phá rừng gây ra.

    Hơn nữa, những cấu trúc do con người xây dựng đập nước trong vùng còn làm đảo lộn chu kỳ lụt lội tự nhiên và làm hư hại hoa mầu.

    Những hồ nước khác như Hồ Victoria hay Hồ Baikal cũng đang nằm trong tình trạng thật bi đát vì tình trạng ô nhiễm do con người gây ra.

    Nói tóm lại, sông ngòi, ao hồ trên quả đất nay đang bị đe dọa nghiêm trọng, và vì thế ta cần phải có những kế hoạch quản lý toàn diện để bảo vệ nguồn nước ngọt, nếu không nguồn nước ngọt trên thế giới rồi ra sẽ không còn có thể đáp ứng nổi nhu cầu con người được nữa.

    EBDBDBD - "That's all, folks" ​
  2. NTA

    NTA Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/01/2002
    Bài viết:
    453
    Đã được thích:
    0
    Theo mình thì về cơ bản lượng nước cung cấp cho trái đất hàng năm không giảm thậm chí còn tăng lên so với nhiều năm trước.
    Nguyên nhân là do hiệu ứng nhà kính hiện nay làm trái đất nóng dần lên => sự bốc hơi nước ở biển sẽ tăng, nếu không xét tác hại về sự gia tăng các cơn bão thì sẽ có một mặt tích cực: lượng mưa (nguồn nước ngọt chính) sẽ tăng.
    Cái chúng ta cần lưu ý là hiện nay có rất nhiều nguồn nước do các hoạt động của con người đang bị ô nhiễm trầm trọng đến mức không sử dụng đựợc do đó theo mình nghĩ vấn đề cấp bách hiện nay là xử lý, cải tạo các nguồn nước đã bị ô nhiễm và thực hiện biện pháp kiểm soát việc khai thác nguồn nước ngầm quá mức như hiện nay, tạo điều kiện cho chúng có đủ thời gian phục hồi.

    Công ty môi trường xử lý nước thải & xử lý khí thải
    Lần cập nhật cuối: 11/04/2014
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Theo báo Người Lao Động số ra hôm nay:
    5 - 10 năm nữa, VN có nguy cơ khan hiếm nguồn nước


    (NLĐ) - Một cuộc hội thảo quốc tế về quyền sử dụng nước đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Việt Nam tổ chức tại Hà Nội từ ngày 12 đến 15-2, do Ngân hàng Phát triển châu Á và Ngân hàng Thế giới tài trợ. Với tổng lượng trung bình 830 tỉ m3/năm, đạt mức phân bổ hơn 10.000 m3/người/năm, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ trung bình thấp về tài nguyên nước (mức trung bình của thế giới là 14.000 m3/người/năm).


    Đáng lưu ý là trong tổng lượng nước của chúng ta có đến 60% là nước nguồn chảy từ các quốc gia khác tới. Theo Bộ NN&PTNT, năm 1998 Việt Nam đã ban hành Luật Tài nguyên nước, theo đó nước được coi là một loại hàng hóa đặc biệt cần được quản lý, sử dụng một cách công bằng, hiệu quả. Tuy nhiên, phải 10 năm nữa chúng ta mới thực sự xác nhận được quyền sử dụng nước do những trở ngại lớn về nhận thức của người dân cùng với những yếu kém trong chính sách quản lý.
    Hiện nay, 80% trữ lượng nước của Việt Nam được sử dụng trong nông nghiệp nhưng chỉ thu được khoảng 40 - 60 % thủy lợi phí; tỉ lệ dân số chưa được cung cấp nước sạch còn khá lớn, đặc biệt là ở vùng nông thôn; tỉ lệ thất thoát nước sinh hoạt còn ở mức chưa kiểm soát được. Nhiều chuyên gia dự báo Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ khan hiếm nước trong vòng 5 - 10 năm nữa nếu tiếp tục tình trạng quản lý và sử dụng nước không hiệu quả như hiện nay.

    "Những việc cần làm ngay"

Chia sẻ trang này