1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năm rồng phượt xa- [30/4] Trường Sơn tây anh đi... Lịch trình đã sửa (p.5)

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi hoangvp86, 20/01/2012.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. yeuembennuong

    yeuembennuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2011
    Bài viết:
    100
    Đã được thích:
    0
    Đường Trường Sơn rất dễ đi, bạn chỉ cần lưu ý vấn đề đổ xăng, đồ sửa xe và địa điểm ăn. Không có nhiều quán ăn tốt đâu.
    Lần nào đi đường này mình cũng chỉ ăn ở 2 địa điểm: 1 ở Tân Kỳ, Nghệ An, 1 quán cơm không tên cạnh đường tàu (toàn tuyến chỉ có 1 điểm có đường tàu giao cắt đường bộ) ở giới tuyến tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

    Về lịch trình chỉ có ngày cuối là không phù hợp. Ngày 4 quá nhàn và đường quá tốt, ngày 5 đường xa và xấu. Riêng đoạn từ A Lưới về Huế dự ít nhất 3 tiếng chạy liên tục. Đường nhỏ, núi cao vực sâu và tầm nhìn cực khuất. Lúc đó thì tay đã mỏi, mắt đã mờ rồi. Bạn nên phân phối lại sức giữa ngày 4 và 5 cho an toàn.

    Chuyến đi của bạn sẽ rất thú vị đấy.
  2. hoangvp86

    hoangvp86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Ngày 4 sẽ có những địa điểm dừng chân khá lâu và mất nhiều thời gian, đặc biệt là khi vào khu địa đạo Vĩnh Mốc, và thăm cả 2 nghĩa trang đường 9 vs TS nữa nên cũng ko được coi là nhàn hạ, đồng thời ngày này cũng giữ sức cho đoàn sang ngày hôm sau mà
    Còn ngày 5 mình cũng tham khảo bên Phượt.vn của 1 số bô lão- cũng biết là đường này ko dễ, đợt đó có 1 đoàn trong SG chạy ra (của bác caonguyen_dom) trước mình 1 ngày-hy vọng sẽ update được tình hình và phân phối địa điểm ăn chơi cho hợp lý. Độ khó mình nghĩ ko khó hơn đèo Tây Yên Bái đâu, cái chính là căn ke thời gian để kịp lên oto về HN thôi :D
    Mình vẫn để ngỏ pa2 là ngày 4 chạy về Huế trước (sợ muộn), hôm sau chạy về Quảng Bình cho thoải mái tâm lý
  3. hoangvp86

    hoangvp86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Ngày 4 chúng ta sẽ được tha hồ thăm thú khám phá mảnh đất Quảng Bình, Quảng Trị với:

    - Biển Nhật Lệ: là dòng sông tuyệt đẹp của vùng đất miền Trung. Khi mặt trời nhô lên khỏi cồn cát Bảo Ninh, đứng ở bờ nam sông Nhật Lệ nhìn về hướng đông sẽ thấy con sông lấp lánh sáng rực rỡ suốt dọc chiều dài hàng trăm mét. "Người Đồng Hới vẫn có cái thú ra bờ sông ngắm mặt trời mọc. Dẫu có đến ngàn lần thì cứ vẫn háo hức như mới thấy lần đầu".
    Ngay tại thành phố Đồng Hới chúng ta dễ dàng tham quan thành Đồng Hới, Quảng Bình quan, lũy Thầy, tượng đài mẹ suốt

    Địa đạo Vịnh Mốc (thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị)
    [​IMG]
    Địa đạo này được đào ở vùng đất đỏ bazan từ năm 1965 và hoàn thành 2 năm sau đó, năm 1967 với tổng chiều dài trục chính hơn 2.000 m. Ðịa đạo được cấu tạo thành ba tầng. Tầng một sâu cách mặt đất từ 12 đến 15 m, là nơi sinh sống của nhân dân. Cứ 4 m có 1 căn hộ gia đình dùng cho 4 người ở. Không khí làm cho đất sét trong lòng địa đạo càng ngày càng cứng chắc hơn nên nó vẫn tồn tại gần như nguyên bản cho đến tận ngày hôm nay. Tầng hai sâu 18 m là nơi đóng trụ sở của Ðảng ủy, UBND và Bộ Chỉ huy quân sự. Tầng ba sâu 22 m dùng làm kho chứa hậu cần cung cấp cho đảo Cồn Cỏ và phục vụ chiến đấu củ. quân dân Vịnh Mốc
    Toàn bộ hệ thống địa đạo Vịnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có bảy cửa thông ra biển, sáu cửa thông lên đồi, mỗi cửa hầm được coi như một lỗ thông hơi. Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập và thường xuyên được gia cố để chống sụt lở.

    Bãi biển Cửa Tùng

    [​IMG]
    nằm bên bờ bắc sông Bến Hải, thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị vốn đã nổi tiếng từ lâu với cái tên “bãi biển nữ hoàng” do người Pháp âu yếm trao tặng.

    Cụm di tích :cột cờ giới tuyến, vĩ tuyến 17, sông Bến Hải

    [​IMG]

    Đến với cụm di tích này chúng ta sẽ được nghe kể về cuộc chiến tranh tàn khốc giữa 2 bờ Bến Hải của quân giải phóng và quân Cộng Hòa- ko chỉ là tiếng súng tiếng bom mà còn là cuộc đấu trí của âm thanh, màu sắc, màu cờ màu sơn....

    Nghĩa trang Trường Sơn

    [​IMG]

    Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh; cách thành phố Đông Hà, tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về phía tây bắc, cách quốc lộ 1A (đoạn thị trấn huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới cắt chia hai miền Bắc - Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sỹ của tỉnh Quảng Trị.

    Nghĩa trang Đường 9

    [​IMG]

    "Hồi chuông vị quốc rung Nam Bắc
    Ngọn lửa anh linh rực đất trời
    Muôn dặm từng vang đường số 9
    Ngàn thu còn mãi tuổi hai mươi"
    (GS. Vũ Khiêu)
  4. hoangvp86

    hoangvp86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Ngày 5- Chúng ta sẽ 1 lần nữa thăm lại "chiến trường xưa và các di tích dọc con đường 9- Nam Lào lịch sử, đến với bộ tộc Vân Kiều với con sông Đăkrông xanh mướt hùng vĩ...

    NHÀ TÙ LAO BẢO
    Di tích Nhà tù Lao Bảo hay còn gọi là Nhà đày Lao bảo nằm ở phía Tây Nam Đường 9, cạnh sông Sê Pôn, thuộc địa bàn thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo; Cách thị trấn Khe Sanh - huyện ly huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị 22 km về hướng Tây. Di tích đã được xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 154/BVHTT, ngày 25/01/1991.
    Nguyên xưa đây là vùng đất hoang vu, rừng núi chập chùng, khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nhưng Lao Bảo có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Dưới thời phong kiến Lao Bảo là đồn trấn ải biên thuỳ của Nhà Nguyễn dùng để trấn giữ một phần phên dậu phía Tây của tổ quốc, vừa dùng làm nơi lưu đày các tội đồ có án phạt nặng.
    Từ khi Pháp chính thức mở Đường 9 (năm 1904), thì sau 4 năm, chính quyền thực dân bắt tay vào việc nâng cấp Bảo Trấn Lao thời nhà Nguyễn thành nhà tù Lao Bảo (1908).
    Lúc mới lập, nhà tù Lao Bảo chỉ có hai dãy nhà giam bằng gỗ, lợp ngói, tường trét toóc xi, gọi là Lao A và Lao B; Mỗi dãy nhà dài 15m, rộng 5m, cao 2m có thể giam giữ được 60 tù nhân. Cuối năm 1934, chúng cho xây dựng thêm hệ thống nhà lao kiên cố bằng bê tông, cốt thép là lao C, D, hầm E; Mỗi nhà lao dài 30m, rộng 6m. giam giữ được khoảng 180 tù nhân. Và Khu biệt giam có 13 buồng, mỗi buồng rộng 1m, cao 2,14m.. Toàn bộ các công trình được bao quanh bởi hệ thống tường thành kiên cố cao 3,5m và nhiều lô cốt bảo vệ ở các góc thành và các vị trí quan trọng. Ngoài ra, còn có một số công trình phục vụ khác như: Nhà Đồn trưởng, Nhà tra tấn, hỏi cung, trại lính, kho, xưởng mộc, xưởng rèn… Các công trình này nằm trên diện tích hơn 10 ha.

    Ngày nay, ngoài những chứng tích tội ác của kẻ thù gây ra đối với dân tộc ta, tại đây còn có một số công trình mới xây dựng nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích như: Nhà trưng bày bổ sung, Cụm tượng đài, Nhà bia, Nhà đón tiếp…
    Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động về tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Đồng thời còn là nơi phản ánh tinh thần chịu đựng, kiên cường, ý chí cách mạng to lớn và quyết tâm chiến thắng kẻ thù trong mọi tình huống của những người yêu nước và chiến sĩ Cộng sản. Là bài học quý báu trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau./.

    Sân bay Tà Cơn
    Là tên gọi để chỉ một cụm cứ điểm quân sự chiến lược của quân đội Mỹ trong những năm 1966-1968, nằm trong tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Địa danh này từng gắn với nhiều sự tích liên quan đến chiến dịch giải phóng Khe Sanh năm 1968. Hiện nay di tích nằm trên địa phận thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa; cách huyện lỵ Hướng Hóa khoảng 3 km về hướng Đông - Bắc. Di tích đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng quốc gia theo Quyết định số 236/QĐ-BVHTT ngày 12/12/1986.
    Ở vào vị trí gần biên giới lại án ngự quốc lộ 9 nối từ Đông Hà (Việt Nam) đến Savannakhẹt (Lào), Khe Sanh có một vị thế chiến lược khá lợi hại về quân sự không chỉ trên chiến trường Quảng Trị mà còn cả miền Nam và cả khu vực Đông Dương.
    Cùng một loạt căn cứ được xây dựng theo trục đường số 9 từ Đông Hà lên Khe Sanh, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn được coi là một trong những khu trung tâm được xây dựng rất quy mô chạy dài 2 km, rộng 1 km, gồm nhiều tiểu cứ điểm với công sự kiên cố, dày đặc và một sân bay cỡ lớn làm nơi cất, hạ cánh cho các loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng như C130, C123, máy bay trực thăng chở quân và trực thăng vũ trang. Bên cạnh đó một loạt căn cứ quân sự được xây dựng trên các hướng, các điểm cao xung quanh như: Căn cứ biệt kích ở Làng Vây, điểm cao 689, 682, 845, 832, 1009 (Động Tri) với khoảng 6.000 quân.
    Với cách bố trí như vậy, sân bay Tà Cơn cùng các cao điểm kế cận đã hình thành nên một thế phòng ngự liên hoàn, cơ động được Mỹ - Ngụy coi là một vị trí “cứng” nhất trong cả hệ thống tập đoàn cứ điểm Khe Sanh.
    Sau chiến tranh, căn cứ Tà Cơn dần dần bị phá hoại trước thời gian và con người. Từ năm 1998, công cuộc trùng tu, tôn tạo được bắt đầu. Hiện nay trong khuôn viên di tích đã có một nhà bảo tàng về Đường 9 – Khe Sanh; một số hầm hào, công sự được phục dựng lại cùng với các hiện vật thể khối lớn như máy bay lên thẳng, đại bác, xác xe tăng, máy bay, bom đạn các loại… được trưng bày để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của khách tham quan trong và ngoài nước.

    Làng Vân Kiều
    Chạy qua làng người Vân Kiều- tộc người thiểu số được vinh dự mang họ của bác Hồ, hy vọng sẽ đc chạy qua khu rừng ma...
    Rừng ma người Vân Kiều ở tỉnh Quảng Trị được coi như là khu rừng kì bí, khiến biết bao người nghe đến đều cảm thấy rờn rợn. Nơi đây, đã trở thành chốn đất thiêng mà ít người đặt chân tới. Với hàng trăm ngôi mộ lô nhô, cỏ cây phủ đầy, con đường đi cỏ gai giăng kín, cây đâm ra tua tủa, vọng lên phía xa xa là tiếng chim kêu lạnh tê cả chân tay.
    Theo truyền miệng của người Vân Kiều, phong tục nơi đây được hiểu rằng, khi con người trút hơi thở cuối cùng khỏi trần gian thì đã hết kiếp người. Con người cũng là một sinh vật tự nhiên… sinh ra thì phải chết, phải được trả về với thiên nhiên. Người Vân Kiều sẽ chôn người chết ở một gốc cây thật to, họ quan niệm người chết sẽ được sự sống của cây đó che chở, về với cõi vĩnh hằng, linh hồn được an tĩnh, đó là thế giới vững tin nhất, không bị ai xâm phạm.
    Tập tục của họ rất khác với người Kinh. Người Vân Kiều coi cái chết hết sức đơn giản. Họ chỉ lên rừng chặt một cây gốc thật to về khoét chỗ hổng bằng người đặt xác chết vào, làm mấy thủ tục đơn giản rồi đưa lên rừng ma đào một lỗ lấp lớp sỏi đất sơ sài là về, và từ đó họ không bao giờ lên nữa. Họ coi đó là "cõi thiêng" là "thế giới bất khả xâm phạm", ai mà chạm tới sẽ bị trừng phạt, cuộc sống ở trần gian không yên ổn, bị đày đọa. Điều đó, được lưu truyền qua từng thế hệ, làm cho, khu rừng ma lại có thêm bề dày linh thiêng huyền bí qua từng đời.
    Với những ngôi mộ không có bàn tay chăm sóc nơi đây trở nên chốn thâm sâu hẻo lánh. Hàng trăm ngôi mộ dường như đều bị hư hại, xuống cấp nghiêm trọng. Họ vẫn biết ngôi mộ của người thân như thế, nhưng vẫn không ai vào dọn dẹp hay xây đắp bất cứ một thứ gì lên trên mộ cả.
  5. hoangvp86

    hoangvp86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Đoàn hiện tại đã có 5 xế, 3 ôm, muốn tìm thêm vài bạn nữa cùng ý tưởng cho tròn 2 mâm ak. bá cáo bá cáo
  6. hoangvp86

    hoangvp86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Thông báo: buổi off thứ nhất diễn ra vào hồi 20h thứ 2 16/04/2012.
    Địa điểm: trà Chanh Giảng võ cạnh Khách Sạn Giảng Võ (đường Trần Huy Liệu) (ngồi bờ hồ cho nó mát)

    Đoàn hiện tại đã có 5 xe- Chỉ còn 1 slot cho 1 xế và 1 ôm nữa thôi ak :D
  7. hoangvp86

    hoangvp86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Hi all!
    Sau buổi off thứ nhất tối thứ 2 đã chốt đc 1 số vấn đề quan trọng:

    Lịch trình:
    - Ngày 0 (26/04): Hà Nội- Cẩm Thủy nghỉ đêm

    - Ngày 1 (27/04): Cẩm Thủy- Tân Kỳ- Ngã 3 Đồng Lộc- Cha Lo- (Khe Gát)-Vĩnh Sơn nghỉ đêm Phong Nha

    - Ngày 2 (28/04) : Chày Lập- KDL suối nước Moọc- Động Thiên Đường- hang 8 cô- nhánh tây Trường Sơn- Khe Sanh (240km)

    - Ngày 3 (29/04): CK Lao Bảo- Khe Sanh- Đakrông- A Lưới- Huế (tổng 205km)

    - Ngày 4 (30/04): Phá Tam Giang- TL49b- Đông Hà- NT đường 9- NT Trường Sơn- Cầu Hiền Lương, Di tích Giới tuyến Địa đạo Vịnh Mốc- Đồng Hới - Bãi biển đá nhảy

    - Ngày 5 (01/05) Đèo Ngang- Hà Tĩnh- đường HCM- HN

    Số lượng thành viên:
    Hiện tại 5 xế 6 ôm ( toàn MIC máu lửa)


    Ăn ngủ nghỉ:
    Về cơ bản là mệt đâu dừng tìm chỗ ăn nghỉ đó, ko cầu kỳ, ko chạy cố- ép cung.
    Sẽ có 1 bữa trưa ngày 3 ăn trên đường (tây trường sơn), cũng ko phải chuẩn bị gì nhiều.
    Ngày 3 đã có anh em ở Huế tìm giúp chỗ ăn nghỉ. BỌN MÌNH ĐÃ THUÊ ĐC KHÁCH SAN VỚI GIÁ 350K/1 phòng 4 ng (SIÊU KO :D) .Nếu về sớm (chắc sẽ sớm thôi) máu lên tiếp thì chạy qua đèo Hải Vân vào Đà Nẵng xem Pháo hoa rồi chạy ra
    Ngày 4 nhiều điểm cần đi nên tranh thủ thời gian để có thể về Đòng Hới dạo phố ngắm hoàng hôn Nhật Lê
  8. hoangvp86

    hoangvp86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Amen, hy vọng từ giờ đến lúc đi thuận buồm xuôi gió
  9. visser_ba

    visser_ba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    1.614
    Đã được thích:
    0
    Có cần địa chỉ phòng 150k 3 người ko :)) :)) :))
  10. hoangvp86

    hoangvp86 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/05/2011
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    0
    Có có, ở Huế dịp 30/4 mà có phòng 150k thì quả là siu nhưn :))

Chia sẻ trang này