1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NĂM TÍ NÓI CHUYỆN CHUỘT

Chủ đề trong 'Tản mạn Sài Gòn' bởi wildrock, 06/01/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. wildrock

    wildrock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    NĂM TÍ NÓI CHUYỆN CHUỘT

    SỰ TÍCH CHUỘT VÀ MÈO

    http://pepsiworld.com.vn/uploads/E***orImage/UserFiles/Image/Wiki/meochuot03.jpg

    Đời xưa, chuột vốn là một giống linh thiêng ở trên Trời. Trời giao cho nó giữ chìa khóa kho lúa của Trời. Nhưng chuột không phải là một loài đáng tin cẩn, nhận được giữ chìa khóa, cứ tự do đến mở kho rủ nhau vào ăn rả rích hết bao nhiêu là lúa.

    Sau Trời biết, lấy làm giận lắm, mới không cho ở trên ấy nữa, mà đuổi xuống dưới hạ giới để sai giữ chìa khóa lẫm thóc của nhân gian.

    Nhưng chứng nào tật ấy, chuột lại rủ nhau vào lẫm thóc của người rả rích ăn no nê. Đến nỗi người phải có câu than rằng:

    "Chuột kia xưa ở nơi nào ?
    Bây giờ ăn lúa nhà tao thế này ?"

    Người lấy làm chua xót, mới kêu với vua Bếp. Vua Bếp liền bắt nó đem lên trả Trời và tâu rằng:

    - Chuột này vốn chuột của Thiên Đình, sao Thiên Đình lại thả nó xuống hạ giới ?

    Trời nói:

    - Ừ, trước nó ở trên này giữ chìa khoá kho thóc cho ta. Nhưng bởi nó ăn vụng lúa của ta nhiều lắm nên ta không cho nó ở trên này, ta đuổi nó xuống hạ giới cho nó giữ lúa ở dưới ấy.

    Vua Bếp tâu:

    - Nó xuống dưới ấy nó lại ăn vụng lúa hại lắm. Bẩm,chúng con thiết nghĩ: lúa của Trời nhiều, lúa của người ít, của Trời nó ăn không hết chớ của người nó cứ ăn mãi, thì có ngày hết cả, người đến chết đói mất. Vậy xin bây giờ lại cho nó lên trên Trời là phải.

    Trời nghe tâu, phán rằng:

    - Không được. Ta đã đuổi nó đi cho xa, ta không thể cho nó lại lên đây nữa. Thôi bây giờ có một cách: Ta có một con mèo, ta cho chú đem xuống hạ giới để khi nào chuột nó ăn lúa của nhân gian thì thả mèo ra cho nó bắt chuột, rồi gầm gừ ăn chuột đi, còn khi nào nó không muốn bắt chuột, thì chú bảo con mèo cứ kêu với con chuột rằng: "Nghèo, nghèo, nghèo", thì chuột nó cũng sợ mà nó phải bỏ đi.

    Vua Bếp lạy tạ, rồi lại đem chuột và cả mèo xuống hạ giới. Rồi cứ theo như lời dạy mà làm.

    Thành thử bây giờ khi nào mèo rình bắt được chuột, rồi mèo cứ "gầm gừ, gầm gừ" và khi nào không bắt được chuột thì mèo ngồi kêu: "nghèo, nghèo, nghèo, nghèo"...

    Nhưng lúc ấy, mèo ngồi nghĩ lại, mới lấy làm giận vua Bếp, vì tại vua Bếp mèo mới phải xuống dương gian. Nhưng không làm gì nổi vua Bếp, mèo chỉ còn cách thỉnh thoảng vào giữa đống tro bếp để phóng uế.

    SOURCE : PEPSIWORLD.COM.VN
  2. wildrock

    wildrock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    http://pepsiworld.com.vn/uploads/E***orImage/UserFiles/Image/Wiki/meocc.jpg
    MÈO: Xác định trình tự, tiềm năng mới trong khảo cứu y học
    Các khoa học gia Hoa Kỳ vừa xác định được trình tự genome (sequencing genome) của loại mèo nhà. Genome là tập họp toàn bộ DNA của cơ thể. Mèo là loài động vật thứ 7 kể cả con người mà bộ gene đã được xác định. Khám phá mới nầy được xem như một tiềm năng cho các khảo cứu y khoa và thú y trong tương lai.
    Công trình khoa học nói trên vừa được phổ biến trong tập chí Genome Research.
    Cinnamon, là tên con mèo cái 4 tuổi thuộc giống abyssin được sử dụng trong cuộc khảo cứu. Chị ta có cội nguồn từ nhiều đời ở Tiệp khắc. Các nhà di truyền học của Trung Tâm Cold Spring Harbor Laboratory (NY) áp dụng phương pháp phân tích đối chiếu (analyse comparative) với các công trình khảo cứu di truyền học đã được thực hiện trên mèo từ trước.
    Người ta sẽ dùng kết quả có ở loài mèo để hy vọng có thể xác định được trình tự DNA ở các loài hữu nhũ khác. Tại Cold Spring Harbor Laboratory, các nhà khoa học cho biết họ đã xác định được 20.285 genes của bộ genome mèo. Các mối tương đồng của bộ genome mèo được đem phân tích và so sánh với bộ genome của các loài động vật khác như: người, khỉ chimpanzé, chuột lắc, chuột cống, chó và bò.
    Mèo được xem là mẫu thí nghiệm rất tốt. Việc phân tích trình tự genome của mèo có thể giúp dẫn đến những khám phá mới về y học. Có 250 bệnh di truyền ở mèo đã được biết đến, trong số nầy rất nhiều bệnh tương tự như một số bệnh di truyền ở người chẳng hạn như bệnh Rétinite pigmentaire là một loại bệnh về mắt mà một trên 3500 người Mỹ mắc phải.
    Mèo cũng là một sinh vật rất ích lợi trong việc nghiên cứu bệnh Sida. Được biết, loài mèo thường hay mắc bệnh liệt kháng do virus FIV (feline immunosuppressive virus) gây ra.
    Bệnh liệt kháng ở người (AIDS, Sida) do virus HIV gây ra. Hai loại virus nầy rất tương tợ với nhau về mặt di truyền học tuy nhiên mèo không thể bị nhiễm virus Sida của người và ngược lại người cũng không thể bị nhiễm virus bệnh liệt kháng của mèo.
    Theo PepsiWorld.com.vn
  3. wildrock

    wildrock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2006
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    CHUỘT: Một siêu lực sĩ
    Dr W. Hanson, một giáo sư về sinh hóa thuộc Đại học D H Case Western Reserve, Cleveland Ohio vừa công bố một công trình khảo cứu về chuột đáng được chú ý.
    Đó là sự tạo ra một giống chuột chuyển thể (transgenic mice) có khả năng và một thể lực vượt bực vô tiền khoáng hậu.
    Nếu đem so sánh thành tích của giống chuột nầy với thành tích super của những nhà lực sĩ nổi tiếng nhất như vua xe đạp Lance Armstrong chẳng hạn thì chú chuột bé nhỏ cũng chẳng thua chàng lực sĩ Armstrong chút nào cả. Khảo cứu trên vừa được đăng tải vào tháng 10 vừa qua trong tạp chí Journal of Biological Chemistry, Hoa Kỳ. Vậy thành tích của chú chuột là thế nào? Xin thưa với các bạn, chuột được đem thí nghiệm trên thãm di động (treadmill) và nó có thể chạy liên tục với vận tốc 20 mét trong một phút tức là 1,2km/gio+` trong vòng 6 tiếng đồng hồ mà không cần phải nghỉ ngơi một lần nào cả.
    Xét về mặt hóa học, biến dưỡng của chuột lúc chạy cũng không mấy gì khác biệt với biến dưỡng ghi nhận trong người của vua xe đạp Lance Armstrong lúc leo đèo trong các cuộc tranh tài Tours de France.
    Về mặt khoa học, chuột chuyển thể đã được gắn thêm một gene đặc biệt chủ định việc tạo ra enzyme phosphoenolypyruvate carboxykinases hay PEPCK-C. Được biết trong bộ gene (genome) của chuột bình thường cũng đã có sự hiện diện của gene PEPCK-C rồi và gene này chủ yếu chỉ tác động tại gan.
    Ngược lại, gene PEPCK-C tăng cường ở chuột chuyển thể thì hay hơn vì nó có thể tác động thẳng trên tất cả các cơ của chuột và đồng thời kiểm soát, điều khiển việc sản xuất glucose (gluconeogenesis) và glycogene (glyceroneogenesis) là những chất đường dự phần trong việc tạo năng lượng.
    Ngoài ra, hoạt động của PEPCK-C cũng rất cần thiết trong chu trình citric acid của ty lạp thể (mitochondrial citric acid cycle) để tạo năng lượng. Sự thặng dư năng lượng rất hữu ích để giúp đốt các acid béo trong các cơ và đồng thời cũng làm giảm chất lactic acid là chất làm cơ thể mệt mỏi khi hoạt động thái quá.
    Chuột chuyển thể cũng sử dụng một số lượng thực phẩm 60% nhiều hơn số lượng thực phẩm của chuột bình thường. Tuy ăn nhiều như thế, nhưng chuột vẫn không có vẻ gì to lớn và điểm đặc biệt là nó có một cơ thể rất đẹp và thường sống dai hơn các chuột khác. Chỉ có một nhược điểm là nó rất hiếu chiến. Nếu là con cái, nó có thể đẻ con đến 2 năm rưỡi, trong khi chuột bình thường thời gian sinh sản sẽ chấm dứt trên một năm./

Chia sẻ trang này