1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năm vũ khí độc đáo của Trung Quốc (và tại sao họ muốn phát minh ra chúng?)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi GreatBear2000, 24/02/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. GreatBear2000

    GreatBear2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Thiết bị quân sự của Trung Quốc thường chẳng được để mắt đến vì đó chỉ toàn là những đồ thứ phẩm nhái lại các kiểu dáng của Nga trong thời Chiến tranh Lạnh, và được ăn cắp công nghệ từ phương Tây. Giống như tàu sân bay dán nhãn “của Trung Quốc” nhưng do Nga xây dựng, hoặc 2 máy bay thế hệ thứ 5 của Trung Quốc được phát triển gần giống như máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ.


    Nhưng bằng một chi phí đáng kể cùng với tư tưởng bành trướng thế lực cả ở trong nước và quốc tế, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã và đang trang bị cho lực lượng quân sự của mình một số thiết bị khá thú vị (nếu không muốn nói là khá hào nhoáng) cùng với những sự đổi mới mà quân đội phương Tây vẫn chưa hoàn toàn hiểu hết.


    Mẫu ZTQ “xe tăng chuyên dụng ở các vùng núi hiểm trở”


    [​IMG]

    Mẫu xe tăng hạng nhẹ ZTQ của Trung Quốc ở Tây Tạng (Sina Military Network).


    Chỉ đến năm 2011 thì mẫu xe tăng hạng nhẹ này mới được Trung Quốc tiết lộ chút ít. Từ khi có một vài bức ảnh được đăng trên những trang blog quân sự và phương tiện truyền thông xã hội của Trung Quốc, thì người ta mới thấy nó đang được chạy thử nghiệm trong sa mạc hay các vùng đồi núi, hoặc đang được vận chuyển trên các tàu chở hàng. Tháp pháo của nó được lắp đặt theo kiểu phương Tây, và dường như nó được trang bị nòng pháo cỡ 105 mm.


    ZTQ dường như được xem là một vũ khí yểm trợ cho lính nhảy dù và các lực lượng khác khi mà những lực lượng này khó nhận được sự hỗ trợ thiết yếu từ vũ khí hạng nặng hoặc lực lượng hậu cần. Điều này khiến ZTQ trở thành một vũ khí hoàn hảo cho các lực lượng quân sự Trung Quốc đóng quân dọc theo biên giới Ấn Độ trên dãy núi Himalaya, hoặc đồn trú trong những khu rừng giáp ranh các nước láng giềng Đông Nam Á như Việt Nam và Myanmar.


    Nếu so sánh với loại xe tăng hiện đang được triển khai hoạt động tại các vùng núi xa xôi của Trung Quốc chủ yếu là những chiếc xe tăng T-59 có từ thời thập niên 1950 (mẫu thu nhỏ của phiên bản xe tăng T-55 của Nga) hay loại xe tăng hạng nhẹ T-62, có thể thấy xe tăng ZTQ là một sự nâng cấp đáng kể so với các loại xe tăng kể trên.


    [​IMG]

    Những chiếc xe tăng hạng nhẹ ZTQ của Trung Quốc được vận chuyển (Sina Weibo)​


    [​IMG]

    Những chiếc xe tăng hạng nhẹ ZTQ đang được vận tải (trang web: top81.cn.com)​



    Bệ phóng tên lửa hạt nhân trên xe tải


    Vào giai đoạn cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, quân đội Mỹ đã bắt đầu chế tạo tên lửa hạt nhân, với tên gọi là tên lửa liên lục địa Midget Man. Kích thước của nó được giảm xuống sao cho có thể bắn từ bệ phóng của một chiếc xe tải lớn, được gọi là xe mang phóng tự hành TEL. Nó làm gia tăng kho vũ khí hạt nhân của Mỹ để chống lại đòn tấn công đầu tiên trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân.


    Dù đã được thử nghiệm và phát triển thành công, nhưng dự án trên đã bị hủy bỏ vào năm 1992 do những lo ngại về tính khả dụng của loại vũ khí này khi mà Chiến tranh Lạnh đã kết thúc cùng với sự tan rã của Liên bang Xô Viết, đối thủ đáng gờm nhất của Mỹ.


    [​IMG]

    Một chiếc xe tải chứa bệ phóng tên lửa hạt nhân có khả năng vượt địa hình hiểm trở vừa mới được sản xuất bởi tập đoàn Thái An, có thể là bệ phóng cho tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM đời mới, đã được đưa ra thử nghiệm vào tháng 9 năm 2014 (Ảnh của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc)​



    Các quan chức của quân đội Trung Quốc lại có quan điểm hoàn toàn khác. Trong khi kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc chẳng có gì đáng kể, chỉ có vài trăm nếu so với vài ngàn đầu đạn hạt nhân đã được Nga và Mỹ triển khai, nhưng Trung Quốc lại miệt mài nâng cấp tên lửa và bệ phóng. Trung Quốc từ lâu đã triển khai những tên lửa hạt nhân đặt trên những chiếc xe mang phóng tự hành TEL, mà tầm bắn của chúng có thể vươn xa đến Bắc Mỹ, và họ vẫn liên tục cải tiến công nghệ này. Tháng 2 vừa qua, quân đội Trung Quốc đã công bố một bức hình của một chiếc xe mang phóng tự hành TEL đời mới, nó có thể chở tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31B. Đây là một loại tên lửa có thể trang bị 10 đầu đạn độc lập đa mục tiêu MIRV (chứa nhiều đầu đạn điều khiển độc lập).


    Chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Đánh giá và Chiến lược Quốc tế, ông Richard Fisher, nhận định rằng, xe mang phóng tự hành TEL đời mới này rất đáng chú ý vì nó là một chiếc xe vượt mọi địa hình hiểm trở. Điều này có nghĩa là các lực lượng tên lửa Trung Quốc sẽ có thêm nhiều lựa chọn (và ngụy trang) cho một địa điểm phóng tên lửa hạt nhân.


    Tàu “hải cảnh” đã xuất xưởng


    Năm ngoái, nhiều tin tức tiết lộ rằng 2 chiếc tàu hải cảnh có độ choán nước hơn 12.000 tấn đang được thi công bởi nhà máy đóng tàu Giang Nam, Thượng Hải. Cho đến nay đã chính thức được đặt số hiệu, 2 con tàu nổi tiếng này lớn gấp 2 lần so với những tàu tuần tra mặt biển lớn nhất của Mỹ.


    Những chiếc tàu này mặc dù có vẻ như được trang bị vũ trang hạng nhẹ, nhưng lại có thể chở một số lượng rất lớn các thiết bị vật tư cũng như mang theo rất nhiều thủy thủ đoàn và đi được quãng đường rất dài. Những chiếc tàu này cũng có thể mang theo trực thăng vận tải hạng nặng Z-8. Đây là loại trực thăng có khả năng di chuyển quân dụng rất nhanh chóng mà không cần đến các bãi đáp cố định.


    [​IMG]

    Một trong những tàu hải cảnh đời mới của Trung Quốc đang được xây dựng (Chinese Internet)


    [​IMG]

    Một trong những tàu hải cảnh đời mới của Trung Quốc đang được xây dựng (Sina Weibo)​



    Nếu được trang bị tối đa với độ choán nước ước tính khoảng 18.000 tấn, thì những chiếc tàu mới này sẽ nặng hơn 50% so với tàu tuần dương hạm loại Ticonderoga của Hải quân Hoa Kỳ, có độ choán nước chỉ khoảng 11.760 tấn.


    Nhưng có lẽ, nếu muốn so sánh chính xác hơn thì chúng ta phải đề cập đến những chiếc tàu tuần tra loại Shikishima của Nhật Bản. Mặc dù độ choán nước chỉ 10.800 tấn, nhưng các tàu tuần tra này có đủ khả năng cập bến tại Châu Âu mà không cần bất cứ sự tiếp tế nào.


    Thủy phi cơ có độ choán nước 540 tấn


    Khi đề cập đến những chiếc tàu có tải trọng lớn, thì không thể không nhắc đến chiếc thủy phi cơ loại Zubr của Liên Xô (còn được gọi là tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr). Dù Trung Quốc không thiết kế ra nó, nhưng họ cũng đã trang bị cho mình con quái thú này để dùng cho cả hạm đội.


    [​IMG]

    Một bức ảnh được chụp vào ngày 26 tháng 9 năm 2013, cho thấy một tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr của Hải quân Nga (Alexei DRUZHININ / AFP / Getty Images)


    Với độ choán nước 540 tấn và chiều dài được đo gần 200 feet, Zubr lớn gấp 3 lần so với thủy phi cơ LCAC được xem là nặng ký nhất của Hải quân Hoa Kỳ. Mỗi chiếc LCAC chỉ có thể chở được 1 chiếc xe tăng, trong khi Zubr có thể chở 3 chiếc xe tăng hoặc 8 chiếc xe bọc thép, hoặc 375 binh sĩ được trang bị đầy đủ vũ khí.


    Với kích thước cực lớn cùng với tốc độ mạnh mẽ, thủy phi cơ Zubr có khả năng di chuyển trên mặt nước với tốc độ tối đa trên 60 dặm/giờ. Nó kết hợp với vũ khí hạng nặng, bao gồm những tháp pháo được trang bị nhiều tên lửa pháo binh và tên lửa đất đối không. Thủy phi cơ này rất lý tưởng để giải quyết một vấn đề rất quan trọng của Trung Quốc: làm thế nào để đổ bộ và duy trì một cuộc xâm chiếm Đài Loan. Các tàu đổ bộ thông thường không thể hoạt động được tại những bãi biển trông giống như đầm lầy ở phía tây hòn đảo Đài Loan, nhưng sẽ chẳng là gì đối với lớp đệm khí của những chiếc thủy phi cơ chiến đấu này.


    Trung Quốc đã mua 2 chiếc thủy phi cơ Zubr từ Ukraine, cùng với việc chuyển giao công nghệ theo điều khoản đã ký kết để giúp Trung Quốc tự sản xuất ở trong nước.


    [​IMG]

    Một bức ảnh được chụp vào ngày 26 tháng 9 năm 2013, cho thấy một tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr của Hải quân Nga (Alexei DRUZHININ / AFP / Getty Images)​



    Tên lửa đạn đạo chống hạm tầm siêu xa


    Mặc dù có sự phát triển nhanh chóng trong vài thập kỷ qua, nhưng trong tương lai gần, hải quân Trung Quốc vẫn phải cam chịu số phận tụt hậu rất xa so với Mỹ, đặc biệt là Mỹ đã triển khai rất nhiều hạm đội tàu chiến trên toàn thế giới.


    Tiếp bước Liên Xô, người Trung Quốc cũng tìm cách cân bằng cán cân lực lượng khi đã cho ra đời rất nhiều các loại tên lửa chống tàu tầm xa, được sử dụng để trấn áp các hạm đội phương Tây. Nhưng chiến thuật này lại gây ra một nhược điểm: dù đã có nhiều cải tiến cho tên lửa đất đối không, nhưng ngay cả khi tên lửa siêu thanh được phóng rợp trời vẫn không thể có khả năng đánh chìm một tàu sân bay của Mỹ.


    [​IMG]

    Tên lửa chống tàu DF-26 xuất hiện trong cuộc diễu hành quân sự ở Bắc Kinh vào tháng 9 năm 2015 (Sina Military Network).


    Đây là lúc mà tên lửa đạn đạo chống hạm tầm siêu xa ASBM xuất hiện. Mặc dù đối với một tên lửa tầm siêu xa thì để nhắm mục tiêu vào một đối tượng đang di chuyển, như một chiếc tàu, là một nhiệm vụ không hề nhỏ. Ngược lại, với tốc độ và quỹ đạo của tên lửa tầm siêu xa, một chiếc tàu muốn đối phó với nó cũng không kém phần khó khăn.


    Việc phát triển loại vũ khí này đã được khởi xướng từ những năm 1970, với dự án R-27K của Liên Xô, nhưng nó không bao giờ được triển khai vì Hiệp ước hạn chế số lượng tên lửa đạn đạo đã được thông qua.


    Không bị ràng buộc bởi Hiệp ước trên, Trung Quốc vẫn đang tích cực theo đuổi ý tưởng đánh chìm chiến hạm trị giá hàng tỷ đô la của địch từ trên không. Vào năm 2010, Trung Quốc công bố đã chế tạo thành công ASBM đầu tiên trên thế giới, đó là tên lửa DF-21D. Tầm bắn của nó đạt đến phạm vi 900 dặm, và chứa nhiều đầu đạn có thể được điều hướng trong suốt chuyến bay để theo đuổi những mục tiêu đang di động. Theo Viện Hải quân Hoa Kỳ, một cú phóng của tên lửa này cũng đủ khả năng đánh chìm một tàu sân bay.


    Nguồn : VIỆT ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo - http://vietdaikynguyen.com/v3/category/china/trung-cong/

Chia sẻ trang này