1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nâng cao chất lượng dạy nghề sửa chữa laptop

Chủ đề trong 'Gia sư - luyện thi' bởi nowayback03, 10/12/2013.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nowayback03

    nowayback03 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    1.046
    Đã được thích:
    0
    Nâng cao chất lượng dạy nghề sửa chữa laptop
    Bà có thể cho biết hệ thống dạy nghề ở Việt Nam được quy định như thế nào?

    - Đào tạo nghề hiện được chia theo ba cấp trình độ: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề. Theo đó, sơ cấp nghề thường được đào tạo từ 3 tháng đến 1 năm, trung cấp nghề học kéo dài từ 1- 2 năm, chương trình đào tạo cao đẳng nghề được thực hiện từ 2- 3 năm.
    “Nếu không có một đội ngũ nhà giáo có chất lượng, thì không bao giờ chúng ta có chất lượng giáo dục”
    Đó là khẳng định của TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội tâm lí Giáo dục Hà Nội. TS Lâm cho biết, chất lượng giáo dục phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có cơ sở vật chất, cơ chế quản lý, chương trình sách giáo khoa, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí; vấn đề thi cử và đánh giá… Và để giải quyết bài toán chất lượng cho giáo dục là phải giải quyết đồng bộ các vấn đề trên.
    Không ai có thể thay thế được ông thầy

    PV: Thưa ông, trong việc nâng cao chất lượng giáo dục thì vai trò đổi mới của người thầy có tầm quan trọng như thế nào?

    TS Nguyễn Tùng Lâm: Người thầy Phải thực sự thay đổi, tôi nói thật chương trình sách giáo khoa có thể kém nhưng ông thầy giỏi vẫn có thể xử lí được. Không ai thay thế ông thầy được, nói thực sự thay đổi là chúng ta muốn đồng bộ người thầy giỏi chứ không chỉ khoe một vài người giỏi là xong, cũng như hiện nay chúng ta cần một nền giáo dục chứ không phải cần vài em đi thi quốc tế. Chúng ta phải có một nền giáo dục để đảm bảo cho con người đi vào cuộc sống.

    Trong khi xã hội đang kém phát triển phải đẩy giáo dục lên trước, giáo dục phải đi trước để đẩy xã hội chứ không phải xã hội chi phối giáo dục. Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước đi trước về giáo dục đều giải quyết những vấn đề đó, họ thấy được tầm quan trọng của giáo dục.

    TS Nguyễn Tùng Lâm trao đổi với phóng viên về chất lượng đội ngũ người thầy trong giai đoạn hiện nay. Theo ông, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì yếu tố người thầy không thể thiếu và cần sớm muộn phải đào tạo lại.
    Hiện nay chúng ta đang nói giáo dục toàn diên: nhà trường không chỉ dạy chữ, trao kiến thức mà còn bồi dưỡng nhân cách của người học. Có hai yếu tố để bồi dưỡng: Thứ nhất, không ai có thể thay thế người thầy, nếu chỉ tri thức không thì Internet có thể hỗ trợ, nhưng còn đánh vào tình cảm để tác động chuyển hóa những nhận thức thành hành vi, thành những việc làm cụ thể thì người thầy đảm nhận công việc này.

    Sách vở không thay được ông thầy, Internet không thay được ông thầy và như thế vai trò của ông thầy càng lớn. Nước ngoài cho phép gia đình tự dạy lấy con nhưng đâu có phải làm được mãi? Quan điểm của tôi là không thay thế được ông thầy.

    Đánh giá năng lực thực chất của người thầy hiện nay, tỉ lệ người thầy giỏi có còn nhiều không thưa ông?

    TS Nguyễn Tùng Lâm: Hiện nay bảo ít học sinh đi thi sư phạm vì sao? Vì không chịu được ảnh hưởng từ ông thầy, ngày xưa thế hệ của chúng tôi hình ảnh người thầy chiếm soán hết trong tâm tưởng của mỗi học sinh, thần tượng của học sinh ngày xưa chính là những người thầy, lúc đó làm gì có Internet, làm gì có phim ảnh mà chỉ có hình ảnh của ông thầy.

Chia sẻ trang này