1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nâng cao chất lượng sống

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi huymientay, 28/05/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Trở lại bài viết của TS. Nguyễn Thị Kim Dung ?" Trường ĐHSP Hà Nội về giáo dục đạo đức ở Nhật Bản (xem bài ở: http://news.vnu.edu.vn/ttsk/Vietnamese/C1737/C1757/C1991/2007/01/N14043/?35), tui có những nhận định như sau:
    Qua bài viết này cho thấy rằng người Nhật rất ý thức và xem trọng vấn đề giáo dục đạo đức cho HS, và rèn luyện HS của họ trở thành những công dân tốt cho đất nước.
    Họ đã biết rằng học ĐĐ mà chỉ học ?osuông? thì chẳng có tác dụng gì. Do đó mà họ đã đưa nó vào cuộc sống sinh hoạt của HS và GV. Họ vận dụng tất cả các cái (học tập, sinh hoạt, lao động, trò chơi, sinh hoạt nhóm, CLB, các môn học khác?) để rèn luyện ĐĐ cho HS và GV.
    Triết lý của họ là ?otạo ra môi trường? - nơi mà ở đó thầy và trò cùng làm việc và sinh hoạt với nhau, họ ?osống? trong đó - chứ không phải chỉ là dạy một môn học ?olý thuyết suông?. Do đó mà việc giáo dục có tác dụng và hiệu quả rất cao.
    Một điều rất hay là HS không chỉ được học một cách rất ?othực? về NCĐĐ mà còn học được nhiều điều khác về kỹ năng sống và làm việc (đánh giá cao giá trị của lao động, tinh thần vì cái chung, biết cách tôn trọng cuộc sống, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau, góp phần vào thành công của người khác và của nhóm, biết thảo luận để đạt được sự nhất trí, đoán được và quan tâm đến những ý kiến và cảm xúc không nói ra của các thành viên khác v.v...).Hầu như là tất cả những điều mà chúng ta mong muốn dạy cho HS để chúng trở thành người tốt đều nằm trong cái ?omôi trường sinh hoạt? này.
    Theo quý vị thì chúng ta có thể áp dụng được không? (cho dự án CLS).
    Ngoài ra, còn những vấn đề nào chúng ta cần phải xem xét thêm?
    P.S. Huy có để sách ebook ?oKhuyến Học? của tác giả Fukazawa và chương trình Mobipocket Reader để xem ebook đó ở Email ddhl2007@yahoo.com Pass 666666. Ai thích thì tải về xem. Vì mới bắt đầu công việc này nên chưa có tài liệu nhiều. Nếu ai có gì hay thì share với nhé.

  2. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ thử xét trên khía cạnh kinh tế xem nào? Đầu tư để mở một ngôi trường tại HN, SG thì hết bao tiền?
    Cần địa điểm này, cái này chắc cũng không đắt lắm, khoảng vài chục triệu nếu quy mô nhỏ và chẳng ai kiếm mặt phố cả. Tiền lương và các chi phí khác nữa, nếu tiết kiệm có thể cũng chỉ quanh khoảng vài chục một tháng. Nếu có lãi tức là hàng tháng học sinh nộp tiền học thì cũng đủ để xoay vòng vốn. Tức là chỉ cần khoảng dưới trăm triệu là có thể khởi sự được rồi. Vừa làm vừa sửa và rút kinh nghiệm.
    Thực tế có nhiều trung tâm dạy nghề tin học các thứ cũng rất nhỏ có sao đâu, cái chính ở giáo dục là trình độ, tư cách người dạy chứ không phải điều kiện vật chất quá quan trọng.
  3. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Bạn muabongmay2207 đã mail cho tui thư dưới đây, tui nghĩ chắc là cũng có nhiều người có nhận xét như bạn ấy. Nhân đây tui xin phép post nội dung này lên diễn đàng để mọi người tận tường hơn.
     
    1.ý tưởng của bác thật tuyệt và cao vờimất hơn 1 tiếng để đọc 4 trang vậy mà cũng chưa hiểu bác định làm là cái gì. có ăn đc không, nếu ăn được thì sẽ nuốt thế nào, nuốt song liệu có phản ứng gì không. có * ra đc ko.
    2. trong kế hoạch thực hiệngiai đoạn 1>5 khả thi thì cósang giai đoạn 6 không hiểu những người mà bác Huy gọi là tam thời chưa cần chuyên môn ấy (những người tham gia) họ sẽ nghĩ thế nào ????!!
    3. nghe qua các tiêu chí, lý tưởng , những thứ sẽ tạo ra thì rất haynhưng đến đoạn bác nói nôm na về môi trường học sinh tiểu học sẽ đc sống ấy. thì nó đúng là "na nôm" thật
    4. giả sử các bước của bác thành công mỹ mãn nhé.đến lúc đấy những người cần cho 5 giai đoạn đầu thì giai đoạn sáu họ lại trở thành cái bóng.
    nếu em là bác, thì sẽ dùng những lời lẽ lý tưởng,cao đẹp về lợi ích xã hội mà không dính líu đến giai đoạn 6, giai đoạn kinhdoanhcộng vớicái ý tưởng 1200g = 120 công lao động em thấy haynhưng khả thi hay không thì lại phải trông vào túi của bác
    5. thực ra em chưa nhìn thấy cái nhiệt huyết hay sự chắc chắn của bác lắmcảm giác giai đoạn 6 của bác như bông hoa trên áo vậy _________________________________________________không chỉ em mà có lẽ còn nhiều người đợi xem bác soay sở thế nào liệu có đủ để bị hút vào hay ko.
     
    Chào bạn muabongmay2207,
    Cảm ơn bạn rất nhiều đã cho những ý kiến chân thành. Tui xin có vài dòng tâm sự.
    Tui định làm gì?
    -         Mở Web site CLS chuyên cung cấp kiến thức để mọi người (người lớn) tự học tập, tự hoàn thiện mình, để mọi người có cách sống tốt hơn, thu nhập cao hơn và được mọi người quý trọng hơn. Và họ sẽ là nguồn hậu thuẩn cho dự án tiếp theo.
    -         Mở trường học (dân lập) để dạy dỗ thế hệ trẻ trở thành người có phẩm chất tốt, có ích cho xã hội, có năng lực sống và làm việc cao để không thua thiệt với bạn bè quốc tế, chúng sẽ là thế hệ tiếp nối xứng đáng lãnh trọng trách gánh vác giang sơn VN.
    (nếu bạn chưa xem phần này thì vào Email ddhl2007@yahoo.com  Pass 666666 để tải file Hi-Life về xem)
    Theo suy nghĩ của cá nhân tui:
    Đây là việc chung mang lại lợi ích cho xã hội cho nên tui làm không mục đích vụ lợi. Tui làm điều này trước hết là để tự tạo cho mình một lối suy nghĩ tích cực, tinh thần vì cái chung, vì muốn làm điều tốt cho mọi người và cũng tốt cho chính mình.
    Còn việc dự án có ghi nhận công lao của tui hay không thì tùy dự án. Nhưng nếu dự án có một phương án nào đó thì cũng tốt thôi chứ đâu có gì là ?okhoác lác?.
    Dự án là của cả tập thể chứ không của riêng cá nhân tui. Dự án có thành công, có lãi hay không hoàn toàn tuỳ thuộc vào tinh thần làm việc của tất cả mọi người. Nếu tập thể làm việc tốt, hiệu quả thì mọi người sẽ được hưởng nhiều, còn ngược lại thì sẽ chẳng được 1 xu nào.
    Dự án làm việc theo nguyên tắc dân chủ, mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau, không ai có quyền lấn át một cá nhân nào khác. Trên nguyên tắc dân chủ đó đòi hỏi ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm, vì cái chung của mỗi thành viên. Việc nào cần chúng ta cứ mạnh dạn đưa lên để cùng nhau giải quyết. Không phải đợi để xem ?ohọ? làm thế nào(??)
    Tui không phải là ?othần thánh? đâu mà có thể làm mọi thứ. Do đó mà tui cần sự góp sức của mọi người. Hãy bắt tay đi chớ còn đợi với chờ gì nữa?
    Dự án CLS có qui mô rất lớn cho nên nếu tui là người không có chuyên môn phù hợp (chính xác tui là người như thế) thì tui cũng không ngại vì:
    -         Rất nhiều công việc để tui có thể tiếp tục tham gia, ngoài những công việc bắt buộc có chuyên môn cụ thể. Vấn đề là tui có cố gắng tiến bộ để có thể đảm trách những công việc tiếp theo hay không?
    -         Còn nếu không thì tui cũng sẽ không buồn, thay vì trực tiếp tham gia thì tui sẽ là một ?ocổ động viên? cho dự án. Vì tui tin rằng dự án sẽ không bạc đãi những người đã có công đóng góp. Vì đối với dự án chữ tâm phải đi đầu.
    (Không bạc đãi trước hết là ghi nhận công lao của mọi người, chứ không ?ophủi tay?. Thứ đến là cả tập thể phải cố gắng để dự án thành công, để có cái mà đền đáp công lao của mọi người và cho chính mình).
    -         Vì sự phát triển của dự án, nếu tui không còn phù hợp nữa thì tui sẵn sàng rút lui chứ không nên cố giữ làm gì làm trở lực cho sự phát triển. Nhưng công lao của tui đã được dự án ghi nhận, đó cũng là niềm vui rất lớn rồi.
    Liệu một người không có nhiệt huyết thì có thể viết ra được những điều như tui đã viết trên diễn đàn này không, bạn nhỉ?
    Thân ái,
    Huy  [​IMG]
     
  4. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch triển khai cho việc sưu tầm tài liệu về NCĐĐ (thí điểm):
    (NCĐĐ chỉ là một trong những chủ đề mà dự án sẽ phải triển khai)
    A/. Về giáo dục NCĐĐ cho HS tiểu học
    Sở dĩ đặt vấn đề này cho HS trước vì nó dễ trao đổi hơn, ít đụng chạm tới ?ongười lớn? -> dễ có tiếng nói chung hơn.
    Tiến trình sẽ theo các bước sau sau:
    1.      Cần đạt được sự thống nhất chung về tầm quan trọng của NCĐĐ đối với con người và xã hội.
    2.      Định hướng giáo dục ĐĐ cho HS tiểu học:
    Chúng ta sẽ tìm hiểu và thảo luận xem nên áp dụng theo cách/phương pháp nào (Nhật, Mỹ, Pháp, Bắc Âu?)?
    (Theo hiểu biết hạn hẹp của tui thì tui cho rằng vận dụng cách của Nhật là tốt và phù hợp nhất (vì nó tốt mà lại gần gũi với văn hóa truyền thống của VN)
    Nếu chúng ta tìm ra một hướng áp dụng nào đó thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu thật chi tiết về nó.
    Giả sử chúng ta theo cách của Nhật (giáo dục ĐĐ thông qua tất cả các hoạt động của trường học) thì bước tiếp theo là:
    3.      Tìm nguồn tham khảo để biết được là giáo dục ĐĐ ở Nhật Bản thực hiện cụ thể ra sao? Chi tiết triển khai như thế nào để chúng ta nghiên cứu áp dụng.
    (Nhưng chúng ta có thể thấy một cách khái quát là để có thể tạo ra một ?omôi trường ĐĐ? thì cần phải có những người tạo ra và duy trì cái ?omôi trường? đó. Những người đó không ai khác chính là ban giám hiệu và đội ngũ giáo viên.
    Tất cả thầy cô giáo ngoài việc dạy chuyên môn ra thì việc dạy dỗ cho từng HS của họ nên người cũng là trọng trách không thể chối từ).
    Công việc ?othí điểm? của chúng ta đến hết bước 3 là ổn rồi. Phần còn lại sẽ do những nhà chuyên môn sau này (giai đoạn dự án xây dựng CTDH), họ sẽ nghiên cứu hiện thực hoá kế hoạch của chúng ta.
    Nếu làm tốt ở bước 3 thì chúng ta sẽ có một nguồn tài liệu tham khảo rất quý giá mà tui nghĩ sẽ có nhiều người quan tâm (website CLS sẽ có nhiều người tìm đến).
    Hiện giờ chúng ta đang ở:
    -         Bước 1: Như tui đã trình bày về tầm quan trọng của NCĐĐ, nếu như quý vị có ý kiến nào khác thì xin nêu ra (rất hoan nghênh những ý kiến hay của quý vị). Còn nếu không thì xem như nhất trí thông qua.
    -         Bước 2: Theo tui thì nên vận dụng cách của Nhật. Còn nếu quý vị nào có ý khác thì xin cứ nêu lên chúng ta sẽ cùng nghiên cứu.
    B/. Về rèn luyện NCĐĐ của ?ongười lớn?
    Đây là vấn đề khá nhạy cảm, nó đụng chạm đến quyền riêng tư của mỗi cá nhân. Dự án tôn trọng quyền riêng tư cá nhân ấy.
    Nhưng thiết nghĩ mỗi người trong chúng ta cũng cần có ít nhiều quan tâm đến vấn đề này. Vì nó tốt cho bản thân, cho gia đình, con cái chúng ta và cho xã hội nữa.
    Mục đích của dự án là tìm những tài liệu, bài viết hay, phong phú đa dạng về NCĐĐ để ai có nhu cầu thì tìm đọc. Và đồng thời cũng trình bày quan điểm của dự án để cho mọi người biết.
    Tiến trình sẽ theo các bước sau sau:
    1.      Sưu tầm tài liệu hay về NCĐĐ (đa dạng) để giới thiệu với mọi người trong nhóm.
    2.      Trích ra những đoạn hay, viết bài bình/cảm nghĩ về những tài liệu đó.
    3.      Thảo luận để xác định quan điểm của dự án về rèn luyện NCĐĐ.
    Công việc này sẽ tạm gọi là ổn khi nào chúng ta thấy nó tương đối đủ để có thể đưa lên website CLS (nhưng sẽ vẫn tiếp tục sưu tầm)
    Hiện giờ chúng ta chưa tiến hành phần này. Chúng ta có thể bắt đầu từ bước 1.
    Nếu chúng ta kết thúc phần A và phần B (tài liệu tương đối nhiều) thì coi như việc thực hiện thí điểm cho chủ đề NCĐĐ đã hoàn tất.
    Sau đó, chúng ta sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, xây dựng phát triển nhóm để nghiên cứu triển khai các bước tiếp theo.
     
    P.S. Thật ra tui đang ?obí? ở phần A.3. Quý vị nào có biết manh mối gì thì chỉ giúp cho nhé. Thanks.  [​IMG]
     
  5. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Phương án của bạn thực sự đi trực tiếp vào vấn đề. Nếu làm được thì sẽ rút ngắn thời gian và giảm được công sức rất nhiều.
    Về bài toán kinh tế tui cho rằng nó khả thi (nhưng cần phải có những phân tích thuyết phục). Bởi vì như quý vị thấy thì hiện nay kinh doanh giáo dục là siêu lợi nhuận (nhất là các trường quốc tế).
    Vấn đề cốt yếu là:
    Làm sao để cho thấy ưu thế của ta đối với các đối thủ khác? Cần có được một chương trình cụ thể theo tiêu chí đề ra để khẳng định ưu thế của ta trong môi trường cạnh tranh này. Nếu không làm được điều này thì dự án khó phát triển và nguy cơ thất bại sẽ cao.
    Nếu ta mở trường học mà mọi người không thấy cái gì hay trong đó thì rất khó thu hút được họ. Làm sao họ dám an tâm mà gởi con của họ vào một ngôi trường vô danh tiểu tốt ấy?
    Cần phải có tuyên truyền, quảng bá cho cộng đồng biết đến và quan trọng hơn là phải xây dựng được thực lực của mình. Thực lực ở đây chính là chương trình (nội dung và phương pháp) được xây dựng chu đáo theo tiêu chí đề ra, là đội ngũ các nhà chuyên môn tham gia vào dự án, là được đầu tư đúng mức để có thể mở trường học hoạt động theo tiêu chí của dự án.
    Lối làm ?oăn xổi ở thì ? của một số cá nhân mà chúng ta thấy thì quý vị cũng biết : họ sẽ không thể ?olớn? được.
    Mà mục đích của dự án không phải là vậy. Chúng ta có chiến lược và qui mô phát triển lâu dài và rộng lớn.
    Nếu ta vừa làm vừa sửa vừa rút kinh nghiệm mà trước khi làm chưa có một nghiên cứu tận tường, một chương trình tương đối đầy đủ thì nguy cơ sẽ rất cao:
    -          Giáo viên sẽ bị rối, không ổn định, thiếu thống nhất.
    -          Mọi người sẽ không tin chúng ta. Vì chính chúng ta cũng chưa biết sẽ làm gì và làm như thế nào nữa mà.
    Khi mà đã đánh mất niềm tin thì chắc chắn sẽ thất bại.
    Trong cuốn The First Day of School có nhấn mạnh một điều là: nếu GV không ổn định được lớp trong ngày đầu tiên của năm học thì coi như cả năm học đó GV thất bại. Ý muốn nói rằng khâu chuẩn bị và buổi ban đầu là cực kỳ quan trọng. Nếu không chuẩn bị tốt thì chúng ta sẽ thất bại trước đối thủ của chúng ta, thất bại trước khách hàng của chúng ta, và thất bại ở chính bản thân chúng ta.
    All battles are won before they are fought  - Sun Tzu
     
  6. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Mới chuyển ebook ?oKhuyến Học? của Fukazawa từ file .prc sang .doc để mọi người tiện tham khảo hơn.
    Mời vào Email ddhl2007@yahoo.com Pass 666666 để tải về xem nhé.
    Cheers
  7. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Đọc Khuyến Học thấy chỗ này hay hay nên post lên đây cho mọi người cùng xem:
    ?oVăn minh của một quốc gia, không phải do chính phủ sáng tạo từ trên xuống và cũng không phải do thường dân làm được từ dưới đưa lên. Văn minh của một quốc gia phải do tầng lớp giữa - giai cấp trung lưu - có tri thức, kiến thức, động não trước thời cuộc, suy nghĩ hợp lòng dân thực hiện?
    ?oTỰ DO KHÔNG PHẢI LÀ CHỈ BIẾT CÓ TÔI, CHO RIÊNG TÔI
    Biết đúng vị trí, chỗ đứng của mình là rất quan trọng. Kể từ khi sinh ra, con người không phải chịu sự can thiệp của bất cứ một ai. Nam cũng như nữ đều có quyền tự do sinh sống. Và đúng là con người có quyền tự do, nhưng lúc nào cũng khăng khăng đòi phải được làm theo ý muốn của riêng mình mà không biết rõ vị trí của mình thì sẽ trở nên chỉ biết có mình, cho riêng mình. Như thế là tự mình làm hỏng mình.
    Dựa trên đạo lý mà Trời đã định, vị trí của mỗi người là ở chỗ: biết trọng tình người, không làm phiền hay cản trở người khác, biết bảo vệ quyền tự do bản thân.
    Tự do bản thân không có nghĩa là muốn làm gì thì làm, không có nghĩa là làm phiền hoặc cản trở người khác. Ví dụ như có người nói: "Tiền tôi, thích uống rượu tôi uống, thích mua "hoa" tôi mua. Đó là quyền tự do của tôi, chứ động chạm gì tới ai." Suy nghĩ như vậy là sai. Ham mê tửu sắc làm ảnh hưởng tới người khác, lại lôi kéo bạn bè, làm hại nền giáo dục xã hội. Cứ cho là tiền tôi tôi xài, nhưng không vì thế mà có thể bỏ qua những hành vi tội lỗi gây ra cho xã hội?
    Không biết còn ở các nước Âu ?" Mỹ thì quan niệm tự do như thế nào nhỉ?  [​IMG]
  8. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Trong bài ĐẶC ĐIỂM VỀ VIỆC HỌC TẬP PHƯƠNG TÂY CỦA NHẬT BẢN của Nguyễn Ngọc Nghiệp có một tí nói về tự do:
    http://www.ncnb.org.vn/SubNewDM.aspx?Menu=MenuCu&Content=ChiTietTinTuc&MaTin=514
    ?oChính phủ Minh Trị mời chuyên gia người Pháp đến giúp Nhật soạn thảo bộ luật dân sự. Mặc dù nội dung bộ luật được soạn thảo dựa trên tinh thần của bộ luật dân sự Pháp lúc đó nhưng lại không hoàn toàn giống nội dung của bộ luật này. Cụ thể là việc quy định công dân chỉ được tự do cá nhân khi ra ngoài xã hội còn khi trở về nhà thì vẫn theo khuôn phép của gia đình, tức là vẫn giữ mối quan hệ gia đình truyền thống của Nhật Bản. Điều này khác với tự do cá nhân ở phương Tây.?
  9. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Bên Mỹ, giáo dục nhân cách đạo đức cũng là vấn đề cấp bách đang đặt ra cho xã hội. Bởi vì thiếu sự quan tâm đúng mức cho nó nên hậu quả đưa đến là hiện tượng đạo đức xã hội xuống cấp rất nhiều, làm cho những người quan tâm phải vang hồi chuông cảnh báo. Nhiều nhà giáo dục, xã hội học đã tham gia vào nghiên cứu vấn đề này. Họ lập ra nhiều tổ chức đề nghiên cứu giải quyết, một trong số đó là Hiệp hội giáo dục nhân cách (CEP ?" Character Education Partnetship). Website của CEP có nội dung khá hoàn chỉnh trong việc xây dựng những chuẩn mực, giá trị cũng như những tiêu chuẩn đánh giá về giáo dục nhân cách của nhà trường.
    Xin giới thiệu với quý vị trang web của CEP
    http://www.character.org/site/c.gwKUJhNYJrF/b.1049053/k.66DF/Defining_and_Understanding_Character_Education.htm
    Vì khả năng Anh ngữ có hạn nên chỉ xin phép được dịch một phần lời giới thiệu của Website này.
    Tại sao chúng ta cần giáo dục nhân cách?
    Như Dr. Thomas Lickona, tác giả của Giáo Dục Nhân Cách (Educating for Character), nói, ?ogiáo dục đạo đức không phải là ý tưởng mới. Sự thật, nó cũng xưa như chính ngành giáo dục vậy. Ngược về quá khứ, ở tất cả các nước trên thế giới này, giáo dục có 2 mục tiêu lớn: giúp con người trở nên thông minh và giúp họ trở thành người tốt. ?oNhân cách tốt không tự động hình thành được; nó được phát triển trong suốt quá trình dạy, học và thực hành được duy trì liên tục ?" nó được phát triển qua giáo dục nhân cách. Việc chủ tâm dạy nhân cách tốt là điều đặc biệt quan trọng trong xã hội ngày nay vì tuổi trẻ phải đối mặt với những cơ hội và những mối nguy hiểm mà các thế hệ đi trước không nhận thấy được. Tuổi trẻ bị ?odội bom? bằng rất nhiều thế lực tiêu cực qua phương tiện truyền thông và các nguồn bên ngoài khác mà thường thấy trong văn minh ngày nay. Và đồng thời, càng có nhiều những áp lực hàng ngày làm ảnh hưởng đến thời gian sinh hoạt gia đình giữa cha mẹ và con cái. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em chỉ có 38.5 phút/tuần (33.4 giờ/năm) nói chuyện thật sự có ý nghĩa với cha mẹ chúng, trong khi chúng có đến 1500 giờ để xem TV (American Family Research Council, 1990 and Harper?Ts, November, 1999.). Vì trẻ có khoảng 900 giờ/năm ở trường, nhà trường cần phải lấy lại vai trò tiên phong trong việc trợ giúp các gia đình và cộng đồng bằng cách quan tâm nhiều hơn đến các giá trị đạo đức. Để tạo được nhà trường như là một cộng đồng có sự quan tâm và tôn trọng, chúng ta phải nhìn sâu hơn ?" chúng ta phải có chủ tâm, tiên phong thực hiện, lĩnh hội nhanh trong công việc của chúng ta nhằm khuyến khích sự phát triển của giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ.
    Tại sao giáo dục nhân cách hiện nay lại trở nên cấp bách?
     Mặc dù giáo dục nhân cách đã và luôn là điều quan trọng không thể thiếu, trường học đã mất đi những nỗ lực tiên phong nhằm kết hợp chặt chẽ phát triển nhân cách vào trong việc dạy trong những thập niên qua. Thật trớ trêu, sự sao lãng này đến ngay lúc mà sự cần thiết trở nên rất lớn do những thách thức gia tăng trong việc giáo dục đạo đức cho HS. Một số yếu tố như yếu kém trong hướng dẫn ở các gia đình và cộng đồng dẫn đến sự phản ánh và nội quan lan rộng tới cuối thế kỷ 20. Thảm kịch ở Columbine và các vụ giết người bằng súng ở một số trường học càng nhấn mạnh thêm những điều quan tâm này trên cả nước. Hiện tại, giáo dục nhân cách đang trở nên ưu tiên trong việc cải cách giáo dục của nước ta vì chúng ta đang rất nhận thức cao rằng phát triển nhân cách phải là một phần chủ tâm của giáo dục hơn là chỉ một quy trình diễn ra tự nhiên.
  10. huymientay

    huymientay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    Một số biếu đồ thống kê khảo sát thăm dò ý kiến người dân của tổ chức Gallup Poll về đạo đức xã hội ở Mỹ - Hiện tại tình trạng đang có chiều hướng xấu.
    http://www.galluppoll.com/content/Default.aspx?ci=27754&VERSION=p


    Chú thích:
    Trục đứng là % người trả lời về đạo đức xã hội
    -          Màu xanh lá: rất tốt/tốt
    -          Màu vàng đậm: tạm ổn
    -          Màu vàng nhạt: kém


    Chú thích:
    Trục đứng là % người trả lời về đạo đức xã hội
    -          Màu xanh lá: tiến triển tốt hơn
    -          Màu vàng nhạt: chiều hướng xấu đi
     

Chia sẻ trang này