1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nâng cấp máy bay - Tăng cuờng sức chiến đấu cho các loại máy bay

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Condor, 08/09/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Condor

    Condor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2003
    Bài viết:
    2.311
    Đã được thích:
    0
    Nâng cấp máy bay - Tăng cuờng sức chiến đấu cho các loại máy bay

    NÂNG CẤP SU-27SK VÀ SU-27UB​
    Trước đây Su-27SK/UB chỉ dùng để bảo vệ không phận và tranh ưu thế trên không và cũng chỉ sử dụng được các loại hoả tiển không đối không như R-27R/RE (semi active radar homing head), R-27T/TE (all aspect infrared), R-73 (all aspect infrared - close combat)?và việc chống các mục tiêu trên mặt đất rất hạn chế do chỉ sử dụng được các loại rocket, bom không có hướng dẩn ?Để tăng hiệu quả chiến đấu, các máy bay Su-27SK/UB hiện nay được hiện đại hoá và nâng cấp để có thể sử dụng các hỏa tiển không đối không thế hệ mới, hỏa tiển chống tàu, chống radar, và các mục tiêu trên mặt đất có độ chinh xác cao.
    Việc hiện đại hóa và nâng cấp Su-27SK/UB bao gồm:
    - Hiện đại hoá hệ thống dẩn đường, radar, tác chiến điện tử, GPS, hệ thống gây nhiễu điện tử và theo đó là khả năng sử dụng các loại vũ khí/ hoả tiển không đối không thế hệ mới như R-27EA, R-77/ R-77M (active radar homing head - fire and forget), hỏa tiển chống tàu Kh-29T (TV-guided missile), Kh-29L (laser guided missile), Kh-59 (TV-guided longe range missile), Kh-31A (active radar homing head), hỏa tiển chống radar Kh-31P (passive radar homing head), bom hướng dẩn bằng laser KAB-500, KAB-1500... Việc nâng cấp/ hiện đại hóa này cho phép loại Su-27 upgraded có khả năng theo dỏi đồng thời 10 mục tiêu và tấn công đồng thời 4 mục tiêu (so với 1 mục tiêu đối với Su-27 trước đây). Radar nguyên thuỷ của Su-27 là Phazotron N001 Zhuk coherent pulse Doppler radar , khi nâng cấp sẽ đổI thành Phazotron-NIIR Zhemchug (a development version of the Zhuk-27 (Beetle) radar (loại này đang được sử dụng trên một số ít Su-27 của TQ) hoặc NIIP N011M (loạI được gắn trên Su-30MK/ Su-37). Trong trường hợp sau, Su-27 nâng cấp còn có thể sử dụng một số loạI hỏa tiển khác như Moskit, Alfa, Kh-65S anti-ship missiles, Kh-15P hypersonic anti-radiation missiles và KS-172 air-to-air missiles (đây là các loạI sử dụng trên Su-27M/ Su-37).
    - Tăng tầm hoạt động bằng cách tăng thêm nhiên liệu mang theo (gắn thêm 2 thùng xăng ở cánh), gắn hệ thống tiếp nhiên liệu trên không.
    - Tăng số hardpoint gắn vũ khí (12 so vớI 10). Việc này đồng nghĩa vớI việc nâng cấp airframe. Các hardpoint được gắn thêm nằm dướI cánh máy bay.

    Sau khi nâng cấp, loạI Su-27 này có tính năng và khả năng tác chiến tương đương Su-30K./ Su-30KN/ Su-30MK tùy theo cấp độ nâng cấp.

    Dưới đây là một số hình ảnh các vũ khí mà Su-27có thể sử dụng sau khi nâng cấp.



    Hoả tiển không đối không R-77 hay AA-12 Adder



    Hoả tiển không đối hạm Kh-59 hay AS-11



    Hoả tiển không đối hạm Kh-29T (TV guided)



    Hoả tiển đối hạm Kh-31A

    Bác nào biết gì về các chương trình nâng cấp máy bay các loại đóng góp dzô đi. Còn nhiều thứ lắm.




    Được Condor sửa chữa / chuyển vào 22:43 ngày 08/09/2003
  2. infantry2003

    infantry2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    549
    Nâng cấp hiện đại hoá MIG-29
    Ngân sách quốc phòng hạn hẹp của nhiều nước buộc họ phải nâng cấp những máy bay chiến đấu còn đang tồn kho của mình. Một điều đáng chú ý là hiệu quả chiến đấu của máy bay MIG-29s đuợc nâng cấp không hề tồi hơn các máy bay chiến đấu của phương Tây thế hệ IV+(Rafael, EFA) và V (Raptor). Thậm chí một vài thông số của Mig nâng cấp còn cao hơn. Do có khả năng kéo dài thời gian phục vụ và MTBF của các máy bay này mà việc nâng cấp hiện đại hóa ngày càng trở nên hấp dẫn. Các chuyên gia cho rằng nếu phải lựa chọn giữa việc hiện đại hóa 5 máy bay cũ hay mua 1 chiếc mới thì người ta thường ưu tiên cho lựa chọn nâng cấp. Trong những năm gần đây, tổ hợp công nghiệp quốc phòng Russian Aircraft Corporation «MiG» đã thực hiện một số hợp đồng cho việc nâng cấp này. Hiện nay tổ hợp đưa ra 3 chương trình hiện hóa MIG-29:
    1. MIG-29 nâng cấp lên thành MIG-29SM được trang bị tên lửa RVV-AE (active- homing missiles có khả năng tấn công đồng thời 2 mục tiêu cùng 1 lúc), tên lửa dẫn hướng chính xác Kh-29T(TE) và bom có dẫn hướng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất. Khả năng mang bom nhiều hơn, tầm bay xa hơn do sử dụng bình xăng phụ bên ngoài và có khả năng tiếp nhiên liệu trên không. Thay thế 1 phần thiết bị âm do Nga chế tạo bằng các thiết bị do phương Tây chế tạo (nhận biết, liên lạc và hệ thống radio dẫn hướng). Sử dụng động cơ RD-33, series III, được thiết kế dưới dạng môđun có thời gian phục vụ lâu dài.Các nâng cấp ở trên cũng như việc bảo hành "có điều kiện", khung và hệ thống của máy bay có tuổi thọ lâu hơn đã mở rộng hiệu quả chiến đấu của máy bay, giảm chi phí vận hành tạo điều kiện để nâng cấp các máy bay thành các máy bay cơ sở của các nước khác.
    2. MIG-29 nâng cấp thành MIG-29SMT là nâng cấp của máy bay MIG-29SM đã hiện đại hóa bằng việc mở rộng khả năng chứa của thùng nhiên liệu, lắp cabin hiện đại hơn với các màn hình LCD màu hiển thị thông tin thông tin, thiết bị mới có kiến trúc mở trên khoang máy bay dựa trên cơ sở các máy tính số tiên tiến, hệ thông tin đa kênh đa chế độ và các hệ thống khác.
    3. MIG-29 nâng cấp thành MIG-29UBT được dùng để huấn luyện cho các phi công lái MIG-29SMT. MIG-29UBT có khả năng mang được nhiều nhiên liệu hơn.
    Một phát triển nữa của việc nâng cấp là làm giảm tín hiệu phản hồi rađa của máy bay ở bán cầu trước. MIG -29 cải tiến có thể làm giảm diện tích phản hồi trong dải sóng 3cm xuống 10 lần.
    Hiện nay, tổ hợp "MIG" đang thử nghiệm rađa Zhuk-M lắp cho máy bay MIG-29 cải tiến. So với các rađa Zhuk thế hệ trước được lắp trên một vài máy bay MIG-29Ms và MIG-29Ks thì rađa mới Zhuk-M có các tính năng và phạm vi dò tìm mục tiêu trên không và trên biển lớn hơn, độ phân giải mở rộng cho quét mặt đất ở chế độ synthesized antenna và có máy tính tiên tiến hơn. So với rađa Topaz được lắp đại trà trên MIG-29s, Zhuk-M có phạm vi quét tìm kiếm lớn hơn, góc quan sát và góc phương vị gần tới 90o, số mục tiêu có thể tìm kiếm và tấn công nhiều hơn, khả năng không đối đất tốt hơn do sử dụng các tên lửa R-27ER1 và RVV-AE cũng như tấn công bằng các tên lửa Kh-31A và Kh-35. Các rađa này có thể được lắp trên MIG-29SMT (giai đoạn II), trên máy bay cho hải quân MIG-29K, cũng như có thể thay thế cho các rađa Topaz-M để nâng cấp MIG-29s lên thành MIG-29SM.
    Để giảm giá thành hiện đại hóa, các máy bay được trang bị rađa Topaz-M có thể trang bị thêm thành rađa Topaz-M1 trong trường hợp chế độ không đối đất đã có sẵn. Một số trang thiết bị nữa cũng đã được phát triển để nâng cấp bao gồm hệ thống dẫn hướng quán tính bằng lazer có hiệu chỉnh các thông số đầu vào nhận được từ hệ thống vệ tinh dẫn đường bằng rađio, các hệ thống thông tin mới, các thiết bị trao đổi thông tin và hướng dẫn nhóm, hệ thống kiểm soát Karat-B và hệ thống ghi...
    Hiện nay MG-29 đang được xem xét cải tiến theo các hướng sau:
    - cải thiện hình dạng khí động học và khung máy bay, gia tăng số lượng các thùng dự trữ bên ngoài
    - từng bước nâng dần sức đẩy của động cơ, độ tin cậy và hiệu quả, tạo khả năng vectơ đẩy (thrust vectoring capability)
    - phát triển rađa Zhuk-M có gắn antanna mạng pha
    - phát triển các thiết bị âm, vũ khí có khả năng sử dụng trí tuệ nhân tạo
    - cải thiện các đặc tính vận hành và bảo dưỡng
    các nâng cấp trên có thể duy trì các phi đội máy bay MIG-29 hiện có thêm một phần tư thế kỷ nữa.
    Máy bay MIG-29
    cabin máy bay MIG-29SMT
    MIG-29SMT
    Được infantry2003 sửa chữa / chuyển vào 02:41 ngày 09/09/2003
  3. Tank

    Tank Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2003
    Bài viết:
    425
    Đã được thích:
    0
    Nhìn cái ảnh này thấy bọn nó bảo trì vũ khí đơn giản nhỉ. Chẳng cần máy móc hiện đại và những căn phòng đặc biệt, cứ việc tháo tung cánh của tên lửa ra tại chỗ. Anh kỹ thuật viên trông bẩn và luộm thuộm chẳng khác gì anh chàng sửa xe máy đầu ngõ nhà tớ.
    Không biết khi lắp vào mà anh ta quên một cái ốc thì có làm sao không
  4. Antey2500

    Antey2500 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/07/2002
    Bài viết:
    2.764
    Đã được thích:
    6
    Lở mà quên ốc thì đôi khi may mắn thì không sao nhưng đôi khi sẻ như vụ K-159 bị chìm do chủ quan đấy ,nói chung vì đồ nó đơn giản hiệu quả rẻ mà dể bảo trì nên hay dẩn đến tâm lý chủ quan lắm.
    Mà bác đi sửa xe có khi nào bị lắp thiếu ốc không nhỉ,nếu không có thì ắt tay bảo trì này cũng không đến nổi bắt nhầm đâu,lâu lâu chục năm mới có 1 vụ ,và vụ đó dỉ nhiên thành tai nạn và lên tivi.

    With these advanced weapon the WW3 will be fought ,but in the WW4 they will fight with sticks and stones (Albert Einstein)
  5. infantry2003

    infantry2003 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2003
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    549
    Hiện đại hoá Su-17
    Vào năm 1965 một biến thể của máy bay ném bom chiến đấu trên cơ sở máy bay Su-7BM đã được văn phòng thiết kế Sukhoi phát triển (máy bay này được mang ký hiệu Su-17). Các tiến bộ khoa học được sử dụng để thiết kế máy bay này sao cho có các đặc tính nâng cấp và nâng cao khả năng chiến đấu cho hơn 30 năm nữa. Do vậy năm 1975 người ta đã được chứng kiến làn cất cánh đầu tiên của thiết kế cải tiến mới này - máy bay Su-17M3. Máy bay này có tính năng cải thiện tầm nhìn phía trước và phía sau của phi công từ 9o lên tới 15o và có hình dáng thon hơn về phía đuôi để có thể sử dụng thuận tiện hơn các trang bị kỹ thuật. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật này cũng tạo điều kiện để lắp thêm vào máy bay một cabin thứ hai dùng cho người dạy huấn luyện bay và tạo ra một version mới Su-17UM nhưng không có sự thay đổi nào về kích thước của khoang mũi máy bay. Do sự phát triển của ngành điện tử và máy tính trên thế giới, một version cải tiến khác Su-17M4 (version dành cho xuất khẩu được mang tên Su-22M4) cũng được đưa vào nghiên cứu phát triển. Không giống như các version trước đó, Su-17M4 sử dụng hệ thống dẫn đường tiến công kỹ thuật số PrNK-54, một máy tính trung tâm để dẫn đường và tấn công cũng như có hệ thống vũ khí mới. Từ năm 1964, khoảng 1800 Su-22M4 với hơn 15 dạng cải tiến khác nhau đã được xuất khẩu sang 17 nước trên thế giới. Trong đó phần lớn các máy bay Su-22M3 và Su-22M4 và một số version dạng huấn luyện chiến đấu vẫn đang được sử dụng.
    Mặc dù có sự giảm ngân sách quốc phòng tại nhiều nước và đã nâng cấp thiết bị âm thanh và hệ thống vũ khí "thông minh", Su-22M4 vẫn có khả năng hiện đại hóa theo yêu cầu của khách hàng để duy trì khả năng chiến đấu tương xứng cho các phi đội máy bay. Đây là 1 khả năng hữu hiệu cho các nước trên thế giới kể cả các nước đã phát triển.
    Việc hiện đại hóa tương đối rẻ, cùng với việc nâng cao tuổi thọ cho máy bay có thể nâng cao về cơ bản thời gian phục vụ của máy bay trong khi đó lại tiết kiệm được ngân sách. Việc hiện đại hóa chỉ thực hiện như là bảo dưỡng cơ sở cho máy bay và thay thế phụ tùng chứ không ảnh hưởng tới phi công và kỹ thuật viên.
    Việc hiện đại hóa bao gồm các hạng mục sau:
    - Lắp đặt hệ thông tin dùng cho ngắm bắn
    - Thiết lập hệ thông tin thống nhất cho cabin máy bay
    - Nâng cấp hệ thống đối kháng điện tử
    - Nâng cấp kéo dài thời hạn sử dụng của máy bay
    Việc hiện đại hóa như vậy có khả năng nâng cấp hiệu quả chiến đấu của máy bay lên ngang hàng với các máy bay thế hệ thứ 4. Việc nâng cấp hiện đại hóa các thiết bị âm thanh và hệ thống vũ khí của Su-22M được chia làm 4 cấp độ khác nhau về giá cả cũng như thiết bị nâng cấp (xem bảng 1).
    Do mức độ sử dụng Su-22M tại các nước khác nhau nên trước khi nâng cấp cần tiến hành điều tra thực trạng để đưa ra nhu cầu nâng cấp thời gian hoạt động và lên chương trình hiện đại hóa. Dạng cải tiến cuối cùng Su-22M4 có thời gian phục vụ dự trữ lớn là được tối ưu khi hiện đại hóa ở mọi cấp độ. Các dạng cải tiến trước đó có thời gian phục vụ hạn chế, sử dụng các thiết bị lạc hậu và hệ thống thông tin analog có thể được nâng cấp chủ yếu là lắp đặt thêm các hệ thống dẫn đường độc lập như GPS, VỎ, ILS, IF và mở rộng khả năng tự bảo vệ của máy bay bằng cách thay thế các thiết bị báo động điện tử, hệ thống gây nhiễu, tăng số lượng và kích cỡ của các lá kim loại gây nhiễu (chaff) và hệ thống IR flares tạo mồi giả.
    Việc hienẹ đại hóa các thiết bị âm thanh và nâng cấp các hệ thống tổng thể của máy bay, nâng cấp các điểm treo vũ khí cho phù hợp với các dạng vũ khí mới có thể sẽ làm giá thành cao hơn do phải tiến hành bay thử nghiệm trong thời gian dài.
    Các ứng dụng hiện đại hóa nâng cấp được đưa ra như sau:
    1. Sử dụng rađa xung Doppler đa hệ có antenna đường kính 500mm để đảm bảo việc sử dụng vũ khí tấn công các mục tiêu trên mặt đất hay biển. Rađả này có thể đặt ở mũi hình côn hoặc trong khoang dưới cánh có nguồn điện và hẹ thống làm lạnh bằng chất lỏng mới.
    2. Màn hình nhìn lên (HUD)có góc rộng, gắn một panel điều khiển chế độ dẫn hướng tấn công cũng như có camera để quan sát ngay lập tức khoảng không gian bên ngòai cabin và hiển thị các thông tin về vũ khí.
    3. Hệ thống lái FLIR (forward looking infrared) có hiển thị các thông tin tới HUD.
    4. Một hoặc 2 màn hình tinh thể lỏng đa chức năng, đơn sắc hoặc màu hiển thị các thông tin về rađa của máy bay, các thông tin về chuyển động, trạng thái vũ khí và các dữ liệu khác
    5. máy tính tổng hợp sử dụng để dẫn đường và tấn công
    6. hệ thống dẫn đừong quán tính có độ chính xác cao dựa trên cơ sở con quay hồi chuyển vòng lazer.
    7. Hệ thống dẫn đường qua vệ tinh đa kênh có độ chính xác cao
    8. Hiện đại hóa canà điều khiển bay và hộp số kiểm soát lực đẩy dựa trên khái niệm NOTAZ (lái, điều khiển hệ thống âm thanh và vũ khí bằng tay trong kjhi bay và kiemẻ soát lực đẩy).
    9. Các dữ liệu đầu vào được lập trình để tự động tạo đầu vào của nhiệm vụ bay
    10. Hệ thống xử lý số liệu mặt đất dùng cho khi bay sử dụng bộ nhớ sử lý nhanh (có thể lắp cố định hoặc xách tay)
    4 cấp hiện đại hóa này nâng cấp khả năng chiến đấu cho máy bay theo từng cấp:
    - Lắp đặt rađa để nâng cao khả năng chiến đấu cho máy bay khi tấn công các mục tiêu trên biển bằng tên lửa kh-31A có đầu dò dẫn hướng bằng rađa chủ động và khi tấn công mục tiêu trên không bằng tên lửa không đối không R-27T với đầu dò tia hồng ngoại và tên lửa RVV-AE có đầu dẫn bằng rađa chủ động.
    - Thay thế tên lửa không đối không tầm ngắn R-60 bằng tên lửa R-73 với các tính năng đã được cải tiến
    - Có giá treo 2 quả bom dẫn hướng KAB-500KR dẫn đường bằng đầu dò vô tuyến dùng để phá hủy các boongke đã được đánh dấu trên mặt đất
    - Các máy bay có thể được trang bị các hệ thống điện tử và điều chỉnh các giá treo vũ khí cho phù hợp với các vũ khí có dẫn hướng và không dẫn hướng của phương Tây.
    Sau khi nâng cấp hiện đại hóa, Su-22M4 có các đặc tính kỹ thuật cao và có các tính năng mới để nâng cao khả năng chiến đấu. Cụ thể là:
    - Hiệu quả chống lại các mục tiêu mặt đất tăng lên hơn 2 lần do sử dụng các hệ vũ khí có dẫn hướng , hệ dẫn hướng tiến công có độ chính xác cao và các thiết bị đối kháng điện tử tiên tiến.
    - Su-22M4 Version chống tàu biển được nâng cấp từ các máy bay Su-22 version cơ sở cũ bằng cách trang bị tên lửa chống chiến hạm có dẫn hướng Kh-31A, rađa và nguồn điện, có khả năng tác chiến chống chiến hạm cao hơn 2,5 lần.
    - Việc so sánh hiệu quả của việc sử dụng Su-22M4 với các máy bay thế hệ thứ 4 cho thấy một thực tế rằng việc hiện đại hóa là kinh tế hơn so với việc mua máy bay thế hệ 4 thay thế cho Su-22M4 vì chi phí hiện đại hóa nhỏ hơn một vài lần so với chi phí mua mới mà vẫn duy trì được mức độ khả năng tấn công của các phi đội. Thêm vào đó khi tiến hành hiện đại hóa, một vài hạng mục sẽ được tiến hành ở trên đất nước của khách hàng, do đó quốc gia có yêu cầu hiện đại hóa máy bay có thể khai thác các tình huống này và tạo ra công ăn việc làm cho ngành công nghiệp hàng không của mình.
    Hiện tại, số lượng Su-22 đang sử dụng trong lực lượng không quân các nước trên thế giới như sau:
    Balan 6 Su-22UM3, 100 Su-22M4
    Sec 53 Su-22M4
    Slovakia 3 Su-22UM3, 17 Su-22M4
    Bungari 3 Su-22UM3, 18 Su-22M4
    Hungary 11 Su-22M3
    Vietnam 2 Su-22UM3, 32 Su-22M4
    Iraq 39 Su-22M3, 33 Su-22M4
    Syri 12 Su-22M3, 36 Su-22M4
    Yemen 4 Su-22UM3, 18 Su-22M4
    Angola 2 Su-22UM3, 14 Su-22M4
    Tổng cộng có 62 Su-22m3, 20 Su-22UM3, 321 Su-22M4, do đó thị trường để nâng cấp hiện đại hóa Su-22 là rất lớn.
    INFANTRY 2003

Chia sẻ trang này