1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lực chống chế áp điện tử/phòng không (SEAD/DEAD) của Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jamelee, 25/03/2011.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. evannalynch

    evannalynch Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/01/2008
    Bài viết:
    4.146
    Đã được thích:
    1.242
    Bác en_bac đâu mất tiêu rồi nhỉ? :-?? Vào đây phối hợp với bác Đoàn giảng bài cho tụi em với nào.
  2. VixuyenND

    VixuyenND Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/05/2009
    Bài viết:
    584
    Đã được thích:
    77
    ----------------------------------------------------------
    Chắc bận trực chiến, Biên Hòa từ sáng đến giờ vẫn thấy Su bay rầm rầm, không hiểu sao hôm nay bay nhiều thế.
  3. littlerock

    littlerock Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2007
    Bài viết:
    1.225
    Đã được thích:
    0
    Hi hi, em đoán thử nhé :))
    Ý chính trong câu trả lời của em là: Đặc điểm kinh tế xã hội nào đẻ ra hình thức chiến tranh tương ứng. Trong tương lai giao tiếp mạng là hình thức giao tiếp rộng rãi nhất, chất lượng+tốc độ truyền tin là hàng đầu --> Hình thức chiến tranh thông tin. Tương tự như hình thức chiến tranh cơ giới xuất hiện khi kinh tế công nghiệp phát triển mạnh.
    Nắm quyền chủ động trong cuộc chiến tranh thông tin giúp Mỹ có nhiều cách đánh gục đối thủ chứ không phải chỉ là bom đạn. Không phải ngay từ đầu Mỹ đã có mô hình C4ISR. Ban đầu chỉ là C3, sau là C3I… rồi mới là C4ISR. Thông tin càng đóng vai trò quan trọng, phương thức truyền tin càng hoàn thiện thì mô hình chiến tranh thông tin càng phức tạp.
    Một số lợi ích của chiến tranh thong tin trên thể hiện trên chiến trường:
    - Hiệu quả kinh tế hơn.
    - Hiệu quả tâm lý hơn ( Cả ta và địch ).
    - Phát huy trí tuệ tập thể ==> Ra quyết định tốt hơn.
    Còn gì nữa không nhỉ ?:-?
  4. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Có lần xem trên VTV2 có phân tích (sơ :D) về hệ thống C4ISR này còn nêu thêm 1 ưu thế rất mạnh của nó nữa là không chỉ rút ngắn thời gian phát động tấn công mục tiêu mà số vụ tấn côgn trong 1 ngày được quyết định cũng nhiều hơn rất nhiều so với ra quyết định kiểu cũ. Khi phát động tấn công ồ ạt đối phương sẽ bị đánh tối tăm mặt mũi và khó có khả năng phòng vệ hiệu quả :>
  5. X-Zero

    X-Zero Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2002
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Có vẻ như mô hình tác chiến mạng của Mẽo có ưu thế tuyệt đối đối với những xung đột nhỏ và có ưu thế chiến lược đối với chiến tranh tổng lực.

    Mô hình Mẽo nhằm tới khả năng sử dụng một lực lượng cực lớn với mức độ chỉ huy vi mô và tức thời, đồng thời lực lượng càng tăng thì ưu thế kết nối càng thể hiện vượt bậc. Việc đồng bộ và kết nối vào một hệ thống chỉ huy chung tăng sức mạnh của lực lượng theo quy mô, duy trì liên tục ưu thế sử dụng lực lượng, và khi bị vô hiệu hóa một phần thì cũng dễ dàng thay thế. Mô hình này liên kết sức mạnh của NATO do Mẽo làm chỉ huy.

    Đối với xung đột nhỏ thì không cần phải trình bày nhiều, nó có khả năng dùng gần như toàn lực đập đối phương cái bẹp.

    Đối với nguy cơ chiến tranh tổng lực chống lại những nước lớn, mô hình của nó đem lại những ưu thế lớn trong việc nghiên cứu và triển khai lực lượng.
    Với mọi hành động của đối phương thì nó đều có khả năng trinh sát nắm bắt trước, có đối sách và hành động nhanh chóng. Mạng lưới kết nối của nó có nhiều tầng, từ cấp chiến lược cho đến cấp chiến dịch chiến thuật, để dập tắt mạng chỉ huy của nó không thể một phát là nó đứt cái rụp. Đối phương có thể bắn hạ vệ tinh của Mẽo, nhưng thực tế để vô hiệu hóa hoàn toàn thì chỉ khi tiếp xúc chiến trường mới tiến hành. Ngay cả như vậy thì Mẽo vẫn có ưu thế về cán cân tập trung lực lượng.
    Chẳng hạn, nó chỉ cần đưa taskforce của nó đến là đã kết nối toàn bộ lực lượng nhỏ lẻ nhưng đồng bộ của Đài Loan hay Phi hay Sing vào lực lượng chiến đấu hợp nhất dưới một điều lệnh chuẩn.
    Nói chung người ta có thể vô hiệu hóa từng phần hệ thống của nó, và như vậy thì giảm ưu thế tuyệt đối của nó đi, nhưng nó vẫn có ưu thế tương đối về lực lượng thông thường.

    Nó có lẽ cũng có hiệu quả trong tác chiến hạt nhân, nâng cao phản ứng dùng hạt nhân chiến lược và triển khai hạt nhân chiến thuật. Lúc đó nếu ai định diệt nó 1 thì nó đọp trả lại 10 sao cho đối phương tuyệt chủng trước, còn nó thì vẫn có cơ may sống sót.
  6. TrungTuong

    TrungTuong Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2011
    Bài viết:
    1.080
    Đã được thích:
    717
    Tốt nhất là nên phân tích cơ cấu hoạt động của cả hệ thống chứ nếu không biết thì nên câm đi cho mấy người khác có chỗ viết bài phân tích mở rộng kiến thức mọi người
  7. Uraniumlandscape

    Uraniumlandscape Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Bài viết:
    661
    Đã được thích:
    0
    ...xin tuân lệnh trung tá...:-ss
  8. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Chiến tranh "lấy mạng làm trung tâm" thì nôm na là Việt Nam cũng thực hiện, tuy nhiên khác với Mỹ là dung Arpanet, Việt Nam dùng mạng hữu tuyến, còn tuyền = gì thì chưa rõ :D.
    Việc lựa chọn chiến trang dựa vào công nghệ cao dựa vào các yếu tố sau:
    +) Nhằm mục tiêu giảm thiểu thương vong về người.
    +) Việc phát triển liên tục của công nghệ, luôn luôn có những công nghệ mới tốt hơn để dựa vào. Và đặc biệt do công nghệ ngày càng tốt hơn nên sẽ đến lúc nếu không có công nghệ cao đi kèm thì chắc chắn sẽ thua trong chiến tranh, nên kẻ đi trước sẽ có lợi thế hơn.
    +) Tuỳ tình huống chiến trường mà công nghệ cao sẽ được sử dụng như yếu tố quyết định hay yếu tố bổ trợ cho chiến dịch. Do đó công nghệ cao sẽ luôn là ưu thế.
    +) Đối với các cuộc chiến tranh mà đối thủ được đánh giá không có kinh nghiệm hay khả năng đối phó với tác chiến thông tin thì chiến tranh công nghệ cao là ưu thế tuyệt đối.

    Việt Nam thì lại có rất nhiều kinh nghiệm trong chống chiến tranh thông tin. Trong năm 2008, CIA đã ra giải mật một tài liệu thừa nhận trong chiến tranh chống Mỹ đã nhiều lần các đơn vị tác chiến thông minh của Việt Nam đã đột nhập hệ thống thông tin của Mỹ để ra những mệnh lệnh giả, trong đó có việt ra lệnh thả bom vào đầu lính Mỹ.
  9. antivichoco1

    antivichoco1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/10/2010
    Bài viết:
    131
    Đã được thích:
    0
    hôm trước bác tư lệnh dặc công trả lời phỏng vấn bảo là tư lệnh có thể ngồi tại cơ quan để chỉ huy trực tiếp đến từng chiến đấu viên. Liệu cái này có liên quan gì đến cái C4isr không nhỉ?
  10. ctthk80

    ctthk80 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    15/08/2009
    Bài viết:
    510
    Đã được thích:
    14
    Đặc công đánh đơn tuyến thì có cần phải C4ISR không nhỉ?Đánh kẻ thù có trang bị điện tử mạnh thì mà trang bị kết nối radio cho từng chiến đấu viên khi bí mật tập kích có khác gì lậy ông tôi ở bụi này,đặc công thì luyện nhuần nhuyễn đầu trần chân đất là tốt nhất.Nếu trang bị thì nên trang bị cho phân đội đặc nhiệm chống khủng bố trong đơn vị đặc công thôi.

Chia sẻ trang này