1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lực chống chế áp điện tử/phòng không (SEAD/DEAD) của Việt Nam

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi Jamelee, 25/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. unknown01

    unknown01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    55
    ATM là 1 cách trong xu hướng của quân đội nó dùng COTS (commercial of the shelf), tức là đồ dân sự. Để tiết kiệm tiền và có thêm nguồn cung lớn.

    (Mấy bác có làm network nhà ta dư biết chuẩn này.)

    ATM trước kia là mốt vì nhanh mà Quality of service tốt, vốn thiết kế để chạy trên đường truyền thật tốt và ổn định, chủ yếu là cáp quang. Mỗi cell có kích thước cố định, nhỏ chỉ 53 byte, phần control header nhỏ 5 byte không có tác dụng hỗ trợ sửa lỗi khi mất dữ liệu trên đường truyền như các chuẩn khác dùng trước đó như Framerelay hay cả Internet. ATM coi là đường truyền rất tốt, nên khả năng mất dữ liệu rất thấp, nếu đầu kia báo là dữ liệu mất thì đầu phát cứ truyền lại cả gói (tức là cả các cell tốt) đỡ phải nghĩ.

    Do đó dùng ATM cho wireless như vệ tinh, microwave, link16, cho máy bay... không thích hợp, tối đa là cho fixed wireless. Tuy nhiên sau này chất lượng wireless có tốt hơn nên cứ dùng như back-up. Đến giờ thì ATM đã thành "cổ lỗ", dân sự thấy phức tạp mà hết mốt nên cũng chẳng dùng nữa, quân sự không rõ bao giờ sẽ thay.
  2. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Tên lửa Tomahawk là loại tên lửa hành trình dùng để đánh vào những mục tiêu cố định như các toà nhà, trung tâm, công trình, trại lính đài phát thanh, kho tàng, lô cốt, cầu cống ... vì vậy khả năng đánh trúng là rất cao. Nhưng SEAD là chiến thuật áp chế hệ thống phòng không của đối phương mà ở đây chủ yếu là áp chế hệ thống radar phòng không và tên lửa cơ động thì Tên lửa Tomahawk có tác dụng gì ạ? Tên lửa được dùng chủ yếu trong các chiến dịch SEAD của Mỹ là tên lửa diệt Radar AGM-88 Harm Air-to-surface anti-radiation missile


    [​IMG]

    Một số thông số kỹ thuật cơ bản của tên lửa AGM-88 HARM
    Lịch sử
    Trong dịch vụ 1985 - hiện tại
    Được sử dụng bởi Hoa Kỳ và những QG khác
    Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Kosovo, chiến tranh Iraq
    Lịch sử sản xuất
    Thiết kế Texas Instruments
    Thiết kế 1983
    Nhà sản xuất Texas Instruments, sau đó chuyển giao cho Tổng công ty Raytheon
    Đơn giá US $ 284.000
    US $ 870.000 cho biến thể E
    Được sản xuất năm 1985-> nay
    Trọng lượng 355 kg (780 lb)
    Chiều dài 4,1 mét (13 ft)
    Đường kính 254 mm (10,0 in)
    Đầu đạn WDU-21 / B blast-phân mảnh trong một WAU-7 / phần đầu đạn B và sau đó đầu đạn nổ WDU-37 / B-framentation.
    Trọng lượng 66 kg (150 lb)
    ̣Cơ nổ cơ chế FMU-111 / B laser gần ngòi nổ
    Động cơ Thiokol, động cơ đẩykép SR113-TC-1
    £ 64.000-lực (280 kN)
    Sải cánh 1,1 m (3,6 ft)
    Nhiên liệu rắn
    Phạm vi Hoạt động
    phạm vi 57 hải lý (66 dặm; 106 km)
    Tốc độ 2.280 km / h (1.420 mph)
    Hướng dẫn
    hệ thống radar thụ động home-on-jam, GPS / INS và EHF radar chủ động dẫn đường biến thể E. 500-20,000 MHz cho AGM-88C
    Được phóng từ Các loại máy bay F/A-18, F-4G, F-16, Tornado IDS, F-35 và những loại máy bay khác.

    AGM-88 HARM (HARM: High-speed Anti Radiation Missile: Tên lửa tốc độ cao chống bức xạ) là loại tên lửa không đối đất chiến thuật được thiết kế để dẫn đến mục tiêu dựa vào phát xạ điện tử kết hợp với hệ dẫn rada của tên lửa không đối đất. Tên lửa này ban đầu được phát triển bởi Texas Instruments (TI) nhằm thay thế cho các thế hệ tên lửa AGM-45 ShrikeAGM-78 Standard ARM. Việc sản xuất sau đó được thực hiện bởi Raytheon Corporation (RAYCO) khi hãng này mua TI.

    AGM-88 có thể phát hiện, tấn công và phá hủy một ăng ten rada hoặc một trạm phát. Hệ thống dẫn, hướng đến trạm phát rada của đối phương, có một ăng ten cố định và một bộ tìm kiếm nằm ở phía đầu của tên lửa. Một động cơ rốc két sử dụng thuốc phóng rắn, không khói đẩy tên lửa đạt đến tốc độ Mach 2. HARM là chương trình được phục vụ cho Hải quân Hoa Kỳ

    Tên lửa HARM được phê chuẩn cho việc chính thức sản xuất vào tháng 3 năm 1983 và được triển khai vào cuối năm 1985 với VA-72 và VA-46 trên bong tầu USS Hoa Kỳ. Lần đầu tiên nó được sử dụng chiến đấu là để chống lại vị trí đặt tên lửa SA-5 của Libya vào tháng 3 năm 1986. HARM được sử dụng rộng rãi bởi Hải quân Hoa KỳKhông quân Hoa Kỳ trong chiến dịch Bão táp Sa mạc trong cuộc Chiến tranh Vùng Vịnh vào năm 1991.

    Loại mới nhất đã được nâng cấp là tên lửa AGM-88E AARGM (viết tắt của: Advanced Anti Radiation Guided Missile: tên lửa dẫn hướng chống bức xạ phát triển). Đây là dự án kết hợp giữa Bộ quốc phòng Italia và Bộ quốc phòng Hoa Kỳ.
  3. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Tên lửa diệt radar AGM-45 Shrike là loại vũ khí chính của Mỹ trong các chiến dịch SEAD trong chiến tranh Việt Nam


    [​IMG]
    A Shrike hitting a simulated target. Ảnh cho thấy tên lửa AGM-45 Shrike bám theo sóng và tiêu diệt radar của đối phương.


    [​IMG]
    Ảnh minh họa Tên lửa diệt radar AGM-45 Shrike

    Chức năng chính: Tên lửa chống bức xạ phát hiện và tiêu diệt các rada chống máy bay của đối phương.
    Bộ phận đẩy: rocket nhiên liệu rắn
    Chiều dài: 10 ft (3,05 m)
    Trọng lượng: 390 lb (177,06 kg)
    Đường kính: 8 in (203 mm)
    Đầu đạn: Thông thường
    Sải cánh: 3 ft (914 mm)
    Dẫn hướng: Ra đa bị động
    Máy bay: A-4 Skyhawk, A-6 Intruder F-105 Thunderchief
    Trị giá: $32.000

    AGM-45 Shrike là tên lửa chống bức xạ của Mỹ được thiết kế để tiêu diệt các ra đa chống máy bay của đối phương. Shrike được phát triển bởi Trung tâm Vũ khí Hải quân của Hoa Kỳ năm 1963 bởi việc sử dụng một bộ tìm kiếm vào thân của rốc két AIM-7 Sparrow. Nó được rút dần khỏi trang bị của Hoa Kỳ từ năm 1992 và thay thế cho nó là loại tên lửa AGM-88 HARM.
    Shrike được sử dụng lần đầu vào năm 1965 trong cuộc Chiến tranh Việt Nam bởi Hải quân Hoa Kỳ. Các máy bay đã phóng tên lửa loại này là F-105F và F-105G Thunderchief và sau đó là loại F-4 Phantom II . Tầm bắn của nó ngắn hơn loại tên lửa SA-2 Guideline.
  4. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    cũng chẳng ngon lém đâu,muốn chính xác thì phải có mẫu sóng của radar mà bây giờ thay đổi liên tục + những máy phát giả thì có chịu [:P]
  5. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7

    Bọn này bây giờ không dễ lừa đâu bác ợ, Mẽo nó có chương trình Hệ thống Định vị Mục tiêu( HARM Targeting System) cho tên lửa diệt radar HARM, nguồn http://www.af.mil/news/story.asp?id=123028953

    Tại Iraq radar của Iraq cứ bật lên là trúng đạn, người Iraq phải tắt radar đi để khỏi bị đánh và như vậy là hệ thống phòng không bị vô hiệu hóa ---> SEAD đã thành công

    Trích dịch ...Việc giao hàng 15 chiếc Pod Revision-7 vào tháng 9 tới cho Chỉ huy của LL Không quân chiến đấu thuộc the Air Combat Command by the 693rd Armament Systems Squadron's High-Speed Anti-Radiation Missile Targeting System Program là sớm hơn hai tháng so với ngày trong hợp đồng với Raytheon.

    Chiếc pod được gắn vào bên cạnh một chiếc máy bay F-16 và cung cấp khả năng xác định chiến đấu quan trọng với các phi công của không lực khi họ tuần tra trên chiến trường. Nó cho phép một phi công phát hiện và xác định vị trí phát sóng trên mặt đất. Trang bị hệ thống này (HTS) một phi công có thể quyết định tránh hoặc tấn công một địa điểm...
  6. terminaterx300

    terminaterx300 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    2.245
    Đã được thích:
    1
    bạn cứ biết rằng Tomahawk quảng cáo là có dẫn đường = GPS độ chính xác cỡ 1m còn trượt dc thì con HARM này có lý gì không xử dc

    p/s cái chính là hạ Tomahawk thôi, mà xử con này thì có thể không cần Radar nhưng thiết bị quang-điện phải mạnh :-"

    đố mọi người là phòng không tầm thấp và tầm trung = pháo và súng của ta bắn theo kiểu nào :)>-
  7. doandonga

    doandonga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Bài viết:
    1.353
    Đã được thích:
    6
    bạn cứ biết rằng Tomahawk quảng cáo là có dẫn đường = GPS độ chính xác cỡ 1m còn trượt dc thì con HARM này có lý gì không xử dc
    --------------------------------------------
    Để chống radar thì tên lửa HARM là không thể coi thường đâu, nó có khả năng lưu lại tọa độ của
    radar kể cả sau khi radar đã tắt máy, hạ cao thế. Tuy nhiên, HARM cũng không phải là vô đối![:D]

    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Do đó dùng ATM cho wireless như vệ tinh, microwave, link16, cho máy bay... không thích hợp, tối đa là cho fixed wireless. Tuy nhiên sau này chất lượng wireless có tốt hơn nên cứ dùng như back-up. Đến giờ thì ATM đã thành "cổ lỗ", dân sự thấy phức tạp mà hết mốt nên cũng chẳng dùng nữa, quân sự không rõ bao giờ sẽ thay.
    ----------------------------------------------------
    Công nghệ ATM được áp dụng cho mục đích quân sự thì ngoài tác dụng tốc độ cao thì còn cả tính bảo mật nữa, bác à![:D]
  8. putuzop

    putuzop Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    19/05/2007
    Bài viết:
    364
    Đã được thích:
    0
    trong mấy dòng tên lửa này thì em ngán con Harm nhất. Hiệu quả của nó đã được chứng minh, nếu không xây dựng nhiều phương án để chống nó thì dễ bị SEAD lắm
  9. huyphongssi

    huyphongssi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2009
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    7

    Bài viết có mùi wiki rất lởm:-w

    AGM-88 HARM tự dẫn theo nguồn bức xạ điện từ của ra đa phòng không (chính xác hơn là từ ăng ten phát của ra đa) chứ không phải dẫn theo nguồn phát xạ điện tử:P. Loại này sử dụng 1 động cơ 2 chế độ đốt khởi tốc và hành trình, tần số thu của đầu dò phải được đặt trước theo nguồn trinh sát điện từ trước khi đạn được gắn lên máy bay.

    HARM công kích mục tiêu theo 3 chế độ: phóng theo toạ độ định trước (PB - Pre-Briefed), phóng theo chế độ tự tìm đài phát đối phương của máy bay mẹ (SP - Self-Protect) và phóng diệt mục tiêu tình thế do chính đầu dò trên đạn phát hiện (TOO - Target Of Opportunity).
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    AN/ASQ-213 HARM Targeting System = Hệ thống xác định mục tiêu cho HARM. Hệ thống HTS này tính toán toạ độ mục tiêu từ nguồn nội hệ (chế độ phóng SP và TOO) hoặc ngoại hệ (datalink) và tham số máy bay mang tên lửa trên hệ toạ độ GPS để qui đổi tham số phóng cho HARM.
  10. hongsonvh

    hongsonvh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.600
    Đã được thích:
    7
    Thì đúng là từ Wiki phát này lười dịch nên lấy từ wiki cho nhanh, bác chắc dân nghề sao không đóng góp nhiều nhiều mà mỗi lần chỉ són ra có tí tẹo vậy

Chia sẻ trang này