1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lượng không hề mất đi hay...?

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi NoHellandHeaven, 13/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Năng lượng không hề mất đi hay...?

    Chúng ta đã rất quen thuộc với các tương tác điện từ và tương tác hấp dẫn. Trường điện từ đã được lượng tử hoá thành tương tác truyền bởi các photon, tuy nhiên trường hấp dẫn đã khước từ những cố gắng lượng tử hoá của chúng ta. Nhưng ở đây, tôi có chung một thắc mắc với cả hai trường vật chất này.
    Khi các này trường truyền tương tác của mình cho các đối tượng thì nó có mất mát năng lượng không ? Giả sử việc trái đất tương tác hấp dẫn với mặt trăng làm mặt trăng quay quanh mình thì nó có tốn năng lượng không nhỉ ? nếu không mất mát năng lượng thì quả là vô lý, còn nếu mất năng lượng nghĩa là khối lượng của nó phải giảm theo thời gian, mà điwwù này hình như tôi chưa bao giờ được nghe nói đến. Cả với trường điện từ cũng vậy. Trường này là đặc trưng của các vật mang điện tích, nó gây ra tương tác hút và đẩy với các điện tích trái dấu hoặc cùng dấu. Vậy năng lượng của nó có mất đi tương ứng với việc lượng điện tích ngày một suy giảm.
  2. imweasel

    imweasel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/07/2002
    Bài viết:
    473
    Đã được thích:
    0
    có thể thấy ngay là vật nào tác dụng lên vật kia một lực thì nó nhận lại một lực tương đương theo ĐL 3 Newton, vậy thì nó cho đi một hạt sẽ nhận lại một hạt
  3. thuc2009

    thuc2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Theo ý cu?a thuc2009 thi? trươ?ng không pha?i la? một dạng năng lượng ma? la? một dạng vật chất. Sơ? dif trươ?ng truyê?n được tương tác la? đê? ba?o toa?n năng lượng nó ha?m chứa trước tác động nhân tố bên ngoa?̣i . Trái đất nhơ? khối lượng lớn ma? tạo một trươ?ng hấp dâfn xung quanh mi?nh. Trươ?ng na?y dif nhiên mang năng lượng chứ không pha?i ba?n thân nó la? năng lượng, tuy nhiên một cách lạc quan chúng ta có thê? nghif vê? một nga?y ma? năng lượng va? vật chất có thê? hợp lại trong một thuyết na?o đó (mi?nh bị hâm, tuy nhiên Anhxtanh đaf chỉ ra ră?ng có thê? chuyê?n đô?i giưfa năng lượng va? khối lượng bă?ng công thức cu?a thuyết tương đối hẹp). Mặt trăng ơ? trong trươ?ng na?y la?m xáo trộn cấu trúc một phâ?n cu?a trươ?ng va? đê? ba?o toa?n năng lượng thi? trươ?ng buộc pha?i xáo trộn cấu trúc cu?a nó. Theo thuyết tương đối rộng thi? mặt trăng chuyê?n động qua nhưfng điê?m cu?ng mức năng lượng trong không gian cong bao quanh (trươ?ng hấp dâfn cu?a )trái đất va? trái đất chuyê?n động giưfa nhưfng điê?m cu?ng mức năng lượng trong không gian cong bao quanh mặt trăng. Vi? vậy nhưfng quá tri?nh na?y không tiêu tốn năng lượng. Hơn nưfa vị trí cu?a hai khối vật chất na?y so với nhau đaf nă?m luôn va?o trạng thái năng lượng nho? nhất rô?i. Nếu khoa?ng cách lớn hơn thi? câ?n tăng khối lượng (ma? có thê? thực hiện qua việc cấp năng lượng) cho trái đất đê? tiếp tục hút mặt trăng. Nếu khoa?ng cách nho? hơn thi? pha?i cấp năng lượng cho mặt trăng đê? tăng tốc va? không rơi va?o trái đất.
    Tuy nhiên có một câu ho?i ră?ng năng lượng toa?n vuf trụ có pha?i la? bất biến không? Hiện nay NASA đaf xác định được ră?ng 70% vật chất trong vuf trụ tô?n tại ơ? một dạng không xác định(ít ra cho đến nga?y hôm qua NASA vâfn chưa biết nó la? cái gi?) gọi la? năng lượng tối. Nhưng vuf trụ thi? lại không ngư?ng mơ? rộng. Vậy năng lượng cu?a toa?n vuf trụ có pha?i la? một đại lượng bất biến không? Hay chính xác hơn, vuf trụ có pha?i la? hệ kín không? Chắc la? không.
    Được thuc2009 sửa chữa / chuyển vào 04:40 ngày 14/04/2004
  4. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Có chắc chắn là việc truyền tương tác của trường không phải liên quan gì đến truyền năng lượng không ? Và xin hỏi thêm nhé, trường điện từ được sinh bởi một nguồn có khác gì các sóng ánh sáng sinh ra bởi mặt trời không ? Với mặt trời thì ta gọi đó là sự bức xạ sóng điện từ (còn gọi là photon) và quá trình bức xạ này rõ ràng làm tiêu hao năng lượng của nó (cuối cùng là hao hụt khối lượng do sự hụt khối của phản ứng hạt nhân). Tất nhiên sóng điện từ sinh ra bởi mặt trời có bản chất khác so với trường điện từ nhưng tôi dùng hình ảnh này để chứng minh đặc tính mang năng lượng của sóng điện từ. Còn nếu các bạn đã học qua đều biết điều đó từ định nghĩa về sự truyền sóng. Và như vậy những thắc mắc ban đầu của tôi vẫn chưa thể giải quyết.
    Bây giờ tôi xin nêu một ví dụ mong mọi người giải thích : Một hạt nhân nguyên tử có 1 proton hình thành xung quanh một điện trường phân bố đối xứng cầu, giả sử nó không tương tác với điện tích nào cả vậy có phải năng lượng của hạt nhân vẫn bị mang dần đi bởi các hạt lượng tử của trường ( như vậy ở đây không có sự bù đắp như imweasel đã giải thích. Và một điều nữa là tương tác của trường này có được truyền đi tức thì không hay kể từ khi một điện tích khác xuất hiện ở khoảng cách X khá lớn thì phải một thời gian sau mới xảy ra tương tác ?
  5. hanman

    hanman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/11/2001
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Câu hỏi khá thú vị đây ... Để tôi thử bàn luận xem có đúng ý bạn không nhé.
    - Thứ nhất: khi chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác, từ thế giới này sang thế gới khác, thì cách nhìn nhận vấn đề cũng có khác đi. Trong thế giới vĩ mô, khi 1 hạt mang điện quay thì nó mất dần năng lượng, nhưng trong thế giới vi mô, nhất là trong thế giới vi vi mô thì trạng thái hạt vẫn có khả năng không thay đổi. Để lấy ví dụ, bạn có thể nhớ đến chuyển động Brown (Brownian motion), điều mà không giải thích được bằng cơ học cổ điển.
    - Thứ 2: trong hạt nhân bao giờ cũng có những liên kết kèm theo. Bạn khó có thể thấy hạt nhân trần, chỉ có trong trạng thái plasma. Trong liên kết đó, hạt proton chụi tác dụng của các lực khác dưới quy luật của vật lý vi mô.
    - Thứ 3: theo nguyên lý, tương tác tĩnh điện được coi là trong khoảng cách vô hạn với tốc độ tương tác là tốc độ của ánh sáng. Điều đó có nghĩa là bất kỳ hạt mang điện nào khác cạnh proton đều có tương tác tĩnh điện với proton và nếu khoảng cách là nhỏ thì có thể coi là tức thời.
    Được hanman sửa chữa / chuyển vào 17:51 ngày 14/04/2004
  6. thuc2009

    thuc2009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã nói rồi theo ý tôi: Trường truyền tương tác là xáo trộn cấu trúc để bảo toàn lượng của trường. Có một từ trường nam châm, đưa một nam châm khác vào, nếu vị trí của hai nam châm không đổi thì năng lượng từ trường hoặc tăng lên ,hoặc giảm đi. Trái đất và mặt trăng cũng vậy thôi. còn nếu không thì phải thay đổi cấu trúc của trường làm cho thay đổi vị trí tương đối của hai nam châm, do chúng phải chuyển động về hướng mang ít năng lượng hơn.
    Trường điện từ là một dạng vật chất mang tính liên tục, còn sóng ánh sáng thì không. mặt trời hao hụt khối lượng là do liên tục tham gia các phản ứng hạt nhân giải phóng năng lượng và những năng lượng này bị phóng đi, không thu hồi lại được. Nếu có một vật chất mang điện tích cô lập, thì muôn đời không thể giảm khối lượng hay điện tích của nó, vì khối lượng, năng lượng điện tích sẽ chuyển đi đâu? . Theo thuc2009 trường điện từ tồn tại xung quanh điện tích và kéo ra đến vô cùng chứ không có khối lượng và vị trí không xác định như photon-> Không thể so sánh được. Trường hấp dẫn cũng tồn tại xung quanh vật chất có khối lượng chứ không thể tách rời đi như photon ánh sáng.
    Tớ chẳng thấy có chỗ nào phản đổi lại việc sóng ánh sáng mang năng lượng cả, chỉ thấy một điểm sóng ánh sáng không phải là phương tiện truyền tương tác của điện từ trường thôi. Ai chứng minh được tớ cũng xin bái phục.
    Bản thân ánh sáng là sóng điện từ có khối lượng cực nhỏ-> dự đoán cũng là một hạt mang điện tích và là điện tích nhỏ hơn nhiều điện tích nhỏ nhất được biết. nếu vậy trường điện từ tồn tại xung quanh photon sẽ truyền tương tác bằng cái gì đây?
    Vì trường là một dạng vật chất nên chẳng có một sự truyền tương tác nào trong trường lại không có vận tốc cả. Cách đây vài năm NASA đã tính được vận tốc của trường hấp dẫn khi nghiên cứu ánh sáng đi qua sao Thổ kết quả: xấp xỉ vận tốc ánh sáng.
  7. NoHellandHeaven

    NoHellandHeaven Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    313
    Đã được thích:
    1
    Chỗ này có xuất hiện năng lượng rồi, "năng lượng của trường" ở đây là gì nhỉ
    Một điều vô cùng khó hiểu ở đây là trường được sinh ra từ vật chất, nhưng nó phải là cái gì đó chứ, nếu nói rằng không có cái gì truyền tương tác của trường xuất phát từ nguồn đi thì cái nguồn gây ra trường này tồn tại có ý nghĩa gì không. Như vậy là có cái gì đó được xuất phát từ nguồn ra không gian nên nguồn này chắc chắn phải bị mất mát cái gì đó.
    Sao lại kéo dài đến vô cùng, nếu nói rằng tương tác được truyền đi có vận tốc thì trường này chỉ tồn tại trong không gian tính bằng thời gian sống của nguồn nhân với vận tốc truyền thôi chứ.
    Vì trường là một dạng vật chất nên chẳng có một sự truyền tương tác nào trong trường lại không có vận tốc cả. Cách đây vài năm NASA đã tính được vận tốc của trường hấp dẫn khi nghiên cứu ánh sáng đi qua sao Thổ kết quả: xấp xỉ vận tốc ánh sáng.
    Vị trí xác định như photon là gì nhỉ .
    Cái này thì không thể dự đoán được.
    To Hanman : Ở đây không chỉ có cái vi vi mô đâu, có cả vĩ vĩ mô đấy chứ vì tôi đề cập đến cả trường hấp dẫn mà !
  8. philongbatbai

    philongbatbai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Khi các này trường truyền tương tác của mình cho các đối tượng thì nó có mất mát năng lượng không ? Giả sử việc trái đất tương tác hấp dẫn với mặt trăng làm mặt trăng quay quanh mình thì nó có tốn năng lượng không nhỉ ? nếu không mất mát năng lượng thì quả là vô lý, còn nếu mất năng lượng nghĩa là khối lượng của nó phải giảm theo thời gian, mà điwwù này hình như tôi chưa bao giờ được nghe nói đến. Cả với trường điện từ cũng vậy. Trường này là đặc trưng của các vật mang điện tích, nó gây ra tương tác hút và đẩy với các điện tích trái dấu hoặc cùng dấu. Vậy năng lượng của nó có mất đi tương ứng với việc lượng điện tích ngày một suy giảm.
    mot cau hoi rat hay ,toi nghi la kho do, nang luong cua no cung phai mat di chu (theo dinh luat bao toan nang luong ma) khoi luong cua no se giam nhung co the vi qua be nen trong thoi gan ngan thi se khong phai hien duoc
    nen nho rang su truyen tuong tac la truyen cac hat tuong tac di ma cac hat nay thi mang nang luong nen nang luong cua hat gay ra tuong tac se giam
    nhu ban da biet dien tich gay ra tuong tac dien tu va vi vay nen no mat nang luong nhung qua be , vi mat nang luong nen cac hat nay cung chi co thoi gian song huu han( ngay truoc nguoi ta nghi la photon bat tu nhung gan day con dang xem lai va neu khong thi tat ca ca hat cua chung ta deu chet?)
    va khi o mot minh thi cac hat nay van " chet " dan ma
    con cac hat van sinh ra boi su thang giang cua truong xung quanh va bu vao...
    co ai do thu gia bai toan mat nang luong nay di
    toi chua bet co luong tu vachua phai la cao thu nen
  9. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Em không thấy có gì vô lý cả
    Vả lại bác nói trường điện từ được lượng tử hóa thành photon là sai. Sóng (biến thiên của trường) điện từ mới đúng.
    Trường là vật chất, mang năng lượng, thể hiện khi có biến thiên về trường --> năng lượng.
    Btw, nếu dùng mô hình trao đổi các hạt truyền tương tác thì có cho bao nhiêu hạt, nhận lại từng đấy, tổng lại vẫn không thay đổi.
  10. pndinhj

    pndinhj Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2003
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng không hể mất đi mà chỉ chuyển t ừ trạng thái này sang trang thái khác t hôi!
    Còn các lực và sự chuyền tương tác thì mời các bạn ngó qua cái link này:
    http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/hframe.html
    Nếu các bạn muốn học về vật lý thì mời vào đây, một trang web hay mà cũng khá đầy đủ mọi điều về vật lý học cổ điển đến hiện đại.
    http://hyperphysics.phy-astr.gsu.edu/hbase/hframe.html
    Goodluck

Chia sẻ trang này