1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NĂNG LƯỢNG này thuộc lý hay hóa

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi bibi2010, 29/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Năng lượng nó thuộc về vật chất, chứ không thuộc lý hay hoá gì cả!
  2. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Đúng vậy, theo cách phân chia Lý-Hoá. Sau đó phản ứng cháy dây chuyền là phản ứng hóa học và dạng năng lượng này là năng năng lượng hóa học
  3. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    @ Đồng chí:
    Trước hết nên học chính tả, đồng chí viết sai lỗi dấu hỏi với dấu ngã nhiều quá
    Thứ hai, những vấn đề về vật chất và năng lượng, muốn hiểu cặn kẽ nó thì không thể dùng kiến thức cấp 2 để nói chuyện, cho nên nếu đồng chí đang học lớp 9 thật thì tớ khuyên nên tập trung học tốt những gì đang được các thầy dạy đi đã, khi nào lớn lên rồi ta bàn cái đó sau. Mấy cái thuật ngữ đó là do đồng chí dùng, có vấn đề nên tớ ngứa mắt xài lại thôi.
    Chúc đồng chí học tốt!
  5. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    [
    Thứ hai, những vấn đề về vật chất và năng lượng, muốn hiểu cặn kẽ nó thì không thể dùng kiến thức cấp 2 để nói chuyện, cho nên nếu đồng chí đang học lớp 9 thật thì tớ khuyên nên tập trung học tốt những gì đang được các thầy dạy đi đã, khi nào lớn lên rồi ta bàn cái đó sau. Mấy cái thuật ngữ đó là do đồng chí dùng, có vấn đề nên tớ ngứa mắt xài lại thôi.
    Chúc đồng chí học tốt!

    XIN ĐƯỢC CHÀO BÁC .
    Cháu là người nam bộ , cũng không đam mê văn học, chỉ thích khoa học tự nhiên thôi . Nên có sai chút chính tả BÁC cũng rộng tình cho qua . cháu sẽ cố gắng hơn .
    Mức học cháu chỉ đến lớp 9 thôi . nhưng thực nghiệm cháu nói là hoàn toàn có thật 100% ở xưởng nhà cháu . cháu thật lòng muốn tìm hiểu cho tường tận .
    Nếu thông cảm cho cháu hỏi tiếp .
    ** khi mài sắt ( thép cac bon , theo lời bác tt nói ) trên máy mài thì bụi sắt văng ra tích điện gì ? , di chuyển v --> và nhiệt nóng như vậy có ảnh hưởng gì về điện trường xung quanh nó .
    CÁM ƠN CÁC BÁC .
    Được bibi2010 sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 02/02/2010
  6. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Hỏi tốc độ thì khó quá, có máy đo đâu mà biết, khi mài kim loại với nhau thì không có tĩnh điện đâu Box vật lý lâu lâu mới có người vào, chí ít thì vấn đề đồng chí hỏi còn dễ nói hơn là mấy cái tư duy lảm nhảm vô tích sự của vô số mem trên này Động năng của hạt thép khi bay ra cộng với nhiệt năng của nó nếu dùng công thức thông thường để tính thì cũng không lớn lắm đâu, mồi cháy được đám bột mịn là do phản ứng hoá học quyết định. Ở cấp độ dưới nguyên tử thì chỉ còn vật lý cấp độ nguyên tử thì cũng ít khi người ta phân biệt 2 món này vì nó liên quan với nhau chặt chẽ
  7. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Sắt là kim loại rất dể bị hoen gỉ (bị oxy hoá - cháy). Khi bị mài thì ma sát sẽ tách lớp vỏ ngoài bị oxy hoá (oxit sắt) này đồng thời truyền nhiệt cho chúng cháy sáng. Khi cháy chúng lại tạo 1 lớp oxít bao phủ bên ngoài nên rất khó mồi cho cháy tiếp. Như đã nêu, chính hạt sắt có động năng A đã phá vỡ lớp oxit của B.
    @dangiaothong: về mặt sư phạm người ta qui ước các dạng năng lượng. Có các dạng năng lượng cơ bản sau :
    - Năng lượng vật lý cổ điển nói chung.
    - Năng lượng hoá học.
    - Năng lượng hạt nhân.
    - Năng lượng sinh học.
    Vật lý hiện đại có thể bao trùm luôn lĩnh vực hoá học vì nó có thể giải thích các cơ chế phản ứng (hoá học cũng như hạt nhân).
    Rứa như bác thì đâu phân biệt kĩ sư hóa và kĩ sư điện...
  8. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Vật tích điện điển hình là 1 nguyên tử kim loại K. Nếu K mất điện tử thi nó tích điện DƯƠNG, nếu K nhận thêm điện tử thi nó tích điệm ÂM. Trong quá trình mài thì mạt sắt A có thể thêm-mất điện tử nên A có thể tích điện (-) hoặc (+). Có thể việc tích điện này làm tăng khả năng cháy của B.
  9. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Nhiệt độ không ảnh hưởng đền điện tích (tạo điện trường), chỉ ảnh hưởng đến dòng điện (vì nhiệt độ làm tăng điện trở).
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác lôi đâu ra cái phân loại hài hước quá, cứ như gặp nhau cuối năm ấy nhỉ
    "Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật chất" Triết học chia ra 5 hình thức vận động cơ bản, tương ứng với nó có thể phân loại 5 loại năng lượng:
    - Vận động cơ học - Cơ năng
    - Vận động vật lý - Nhiệt năng, điện năng, hoá năng, quang năng, năng lượng hạt nhân (không biết đủ chưa)
    - Vận động hoá học - Năng lượng của các phản ứng hoá học
    - Vận động sinh học - Năng lượng sinh học
    - Vận động xã hội: Cái này cao siêu quá không biết có năng lượng nào phù hợp không.
    Tóm lại có phân loại thì phải hỏi nó là năng lượng gì, chứ năng lượng chỉ thuộc về vật chất, nó là thuộc tính của vật chất, còn lý, hoá gì đó thì là ý thức của con người gọi tên nó thế thôi ạ!

Chia sẻ trang này