1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

NĂNG LƯỢNG này thuộc lý hay hóa

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi bibi2010, 29/01/2010.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Định không trả lời nhưng im lặng cũng không xong.
    Thứ nhất: Trường tĩnh điện chỉ có thể gây nhiễm điện cục bộ cho vật dẫn (sắt). Cái này nói rõ trong sách vật lý rồi, nhưng hình như là lớp 11. Muốn tìm hiểu cơ chế nhiễm điện của nó phải mất cỡ hơn trang giấy, nếu cháu quan tâm có thể tìm đọc.
    Thứ 2: Về việc máy bay nhiễm điện: Trong quá trình ma sát với không khí, các điện tích tự do của vật dẫn có thể mất đi. Cháu phải chú ý là: Máy bay là vật dẫn riêng biệt, không tiếp xúc với môi trường bằng thiết bị nào (nằm trong môi trường không khí không dẫn điện). Còn thanh sắt cháu đang mài cũng là vật dẫn, nhưng nó tiếp xúc với môi trường thông qua viên đá mài và cả thiết bị cặp giữ thanh sắt khi mài, cho nên các điện tích nếu có khi ma sát đó sẽ truyền qua các tiếp xúc trên đi mất khỏi thanh sắt.
    Thứ 3: Cháu đã có thời gian làm thí nghiệm thì nên cung cấp đầu đủ lại số liệu để các chú còn xem xét, cháu cứ nói định tính thì cách chú cũng chỉ trả lời được định tính thôi. Ví dụ: Cháu bảo "phản ứng chỉ xảy ra dưới góc tiếp tuyến, trực diện không xảy ra" thì cũng chịu khó nêu rõ góc đó bằng bao nhiêu thì phản ứng mới bắt đầu xảy ra. Những người làm thực nghiệm nhiều đều biết rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm, nếu chỉ mô tả chung chung đôi khi không thể giải thích kết quả được.
    Cuối cùng: Chú hoan nghênh tinh thần tìm tòi học hỏi của cháu, quả thực là một tài năng hứa hẹn Tuy nhiên cháu cũng cần biết rằng ở mức độ vật lý phổ thông, những thí nghiệm bao giờ cũng được đơn giản hoá và lý tưởng hoá đi rất nhiều. Kiến thức mà cháu được học đôi khi không đủ để giải quyết các hiện tượng tưởng như rất đơn giản đâu. Vì thế ham thích sự hiểu biết là điều cần thiết, nhưng đồng hành với nó phải tích cực trau dồi kiến thức và phương pháp nghiên cứu. Tuyệt đối không áp các cảm giác chủ quan của mình vào giải quyết các vấn đề. Nếu lên diễn đàn này cháu hãy lấy anh vat_ly_vui làm gương. Thực nghiệm rất tốt nhưng kiến thức không đủ, thành ra bây giờ không biết có còn đi canh quán net được nữa không
    Nếu cháu trong đội tuyển Lý thì chú tin trường sẽ bố trí cho cháu một thầy giáo đủ năng lực để giải thích các vấn đề cháu nêu. Cháu hãy mời thầy về nhà nhé, Chú tin thầy sẽ đồng ý và giải thích cặn kẽ cho cháu những thắc mắc kia. Chú không có điều kiện theo dõi thí nghiệm nên chỉ có thể cung cấp cho cháu các tư duy mang tính định tính thế thôi.
    Thân chào cháu! Chúc cháu học tốt!
  3. Archimedes

    Archimedes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    1
    Hé hé lâu quá không vào diễn đàn thấy có 1 đồng chí y chang mình hồi đó bắn dưới góc trực diện ko hiện tượng mà bắn theo phương tiếp tuyến lại sáng cả 1 vùng thì chắc là hạt sắt đã đi xuyên qua 1 vùng lớn rồi. Vì bắn tiếp tuyến thì những phần tử tiếp xúc với hạt sắt tiếp xúc không khí nhiều hơn, khi bị truyền năng lượng thì cháy mạnh hơn, còn bắn trực diện thì khi hạt sắt càng đi vào sâu thì càng ít không khí , khó cháy đỏ lên thôi. Đám mạt sắt đỏ lên không phải do nhiệt độ cao, phát sáng tự lực mà do cháy, do đó năng lượng không cần phải đủ để nung nóng đỏ đám mạt sắt lên, mà chỉ cần khơi mào cho nó cháy là đc, tức là không vi phạm ĐLBTNL. add nick tớ anhthiensaigon có j trao đổi thêm nhá
    bạn thử về làm thí nghiệm nữa, lấy 1 cục nam châm dính mạt sắt và đống mạt sắt không nhiễm từ và cho hạt sắt bắn vào xem có hiện tượng gì ko nhá
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Lên lớp 10 bạn sẽ học về kim loại. Nguyên tử kim loại như sắt có các điện tử ở ngoài cùng không quá ràng buộc với hạt nhân (gọi là điện tử tự do). Các điện tử tự do này dễ dàng di chuyển có hướng tạo nên dòng điện dưới tác dụng của điện trường ngoài.
    Hạt sắt bắn ra từ máy mài có thể tích điện nếu nó bày xuyên qua điện trường ngoài đủ mạnh. Trong trường hợp điện trường đủ mạnh thì điện trường này sẽ hút 1 số điện tử của hạt sắt và khiến hạt sắt tích điện Dương. Sắt có thể tích điện (-) hoặc (+) tuỳ vào việc bạn nối nó vào điện cực nào của Acqui.
    Còn trường hợp về hạt sắt A bay tiếp tuyến với mạt sắt B thì A đóng vai trò như bánh xe của đá mài. Tiếp xúc theo tiếp tuyến như thế là để tạo ma sát. (nhắm bóc lớp vỏ oxit vừa truyền nhiệt cho B).
  5. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
  6. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Cháu không nên huyền bí hóa những hiện tượng theo bác thợ cả kia. Còn việc đặt mạt sắt trên nam châm chỉ là để cố định chúng lại mà thôi...
    Cứ tin như các chú giải thích, học lên cao chút cháu sẽ hiểu thôi...
    Chúc vui
  7. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0
    [
    [/quote]
    Cháu không nên huyền bí hóa những hiện tượng theo bác thợ cả kia. Còn việc đặt mạt sắt trên nam châm chỉ là để cố định chúng lại mà thôi...
    Cứ tin như các chú giải thích, học lên cao chút cháu sẽ hiểu thôi...
    Chúc vui
    [/quote]
    XIN CHÀO CÁC BÁC
    ** Viên sỏi nằm dưới đường chỉ có thể làm bạn với đám kiến & nhìn đế giầy các BÁC thôi , nó chỉ nằm MƠ có ai đó thấy nó ngồ ngộ nhặt lên & mang theo lên tòa cao tầng đem vào phòng làm việc làm đồ dằn giấy KHÀ KHÀ vậy là nó có thể nhìn biển rộng , đất muôn trùng ... còn đọc được những kt của BÁC nữa chứ ..
    ** Cháu hiện đang được tới 4 thầy cô môn LÝ giảng dạy , nhưng khó gần lắm . chỉ có thầy dạy thêm môn HÓA là vui thôi .theo thầy Hóa xem thì nếu sắt mà phản ứng cháy với oxy xong thì không thể làm lại lần nữa với chính nó .
    ** Cháu là lớp chuyên lý nên có học nâng cao giáo trình Bác nguyễn hửu Tuân có biết đại khái về nguyên tử & e +, - , nếu các Bác chịu khó tượng hình có lẽ cháu có thể biết ( chưa thể hiểu !! ) , Các BÁC cứ yên tâm , tới giờ cháu vẫn còn hiểu những gì các Bác viết ..
    ** sẽ có lúc thuận tiện cháu sẽ cho hình phản ứng lên đây .( chưa biết cách làm & còn phải mượn máy chụp .)
    CÁM ƠN CÁC BÁC VUI CÙNG CHÁU .
  8. Swing_of_Valma

    Swing_of_Valma Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    517
    Đã được thích:
    0
    Giải thích với bạn thế này. Năng lượng của mạt sắt gồm: động năng của mạt sắt khi thoát khỏi đá mài do chuyển động quay của đá mài + Nhiệt năng do ma sát của đá mài và thanh sắt truyền một phần cho mạt sắt. Khi mạt sắt di chuyển trong một từ trường, nó sẽ bị nóng lên do hiệu ứng Fuco ( động năng ban đầu chuyển thành nhiệt năng)
    Do mạt sắt rất nhỏ nên với lượng nhiệt năng không cần quá lớn như đối với cả thanh sắt cũng có thể khiến nó đỏ hơn, cái này khi học cao cháu sẽ được học về bức xạ Hốc, và cũng có thể thí nghiệm được với một thanh sắt nung đỏ và khoan một lỗ nhỏ xíu trên thanh sắt đó , ở chỗ khoan sẽ sáng hơn xung quanh, mặc dù nhiệt độ thấp hơn xung quanh. Còn mấy đồng chí giải thích là do phản ứng hoá học là khôngchính xác đâu, phản ứng của Fe và Oxy là khó xảy ra không chỉ vì lớp vỏ Oxit, mà do ti le ô xy trong không khí khá thấp, nó chỉ toả nhiệt và mãnh liệt khi sắt được nung đỏ và đưa vào bình chứa Oxy nguyên chất. Thí nghiệm này có thể thực hiện ở VN được, khi đốt nóng một thanh sắt và đưa vào bình Oxy nó sẽ phản ứng mạnh và toả nhiệt , nhưng trong không khí thì không. với mạt sắt cũng thế thôi.
    vậy năng lượng của mạt sắt khiến nó đỏ rực là do động năng của máy mài truyền cho mạt sắt và cộng với hiệu ứng về bức xạ hốc khiến trực giác bị đánh lừa là nó cháy đỏ hơn, thực ra nhiệt độ mạt sắt có thể thấp hơn cả thanh sắt đang mài dở còn lại.
    Muốn biết bức xạ hốc là gì, xin mời tra gúc
  9. dodien1305

    dodien1305 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/10/2008
    Bài viết:
    1.234
    Đã được thích:
    3
    không đúng như các bác nói .
    khi mài sắt ngoài sự ma sát tạo nên nhiệt năng thì chính các chuỗi sắp xếp phân tử trong đó bị phá vỡ mất di tính bền , ngoài ra su ma sát tạo nên từ truờng mặc dù lớp từ trường này không bền và nhỏ nhưng nó lại là cái để bảo vệ những phân tử sắt . ( giống như từ trường trái đất bảo vệ trái đất ) và cũng chính lớp từ trường này biến những phân tử sắt kia thành vô vàn những nam châm nhỏ khi những nam châm nhỏ này bay về phí thanh sắt nó sẽ hút lấy và bám vào đó với cường độ quay càng cao thì sự ma sát càng lớn cà từ trường sinh ra càng mạnh vô hình chung nó tự liên kết với nhau và tạo nên 1 quả cầu lửa và dính vào thanh sắt ở bên , và nhiệt độ bị lạnh đi ( mặc dù từ trường ko bền ) nhưng do được bảo vệ nhiệt năng bằng các lớp từ trường và tiếp tục bồ dắp cho nên chúng vẫn giữ đựợc nhiệt nătng do ma sát tạo ra và chuyền nhiệt năng đó cho thanh sắt nên nó đỏ lên . cái này vẫn là công năng thành nhiệt năng , ( nằm trong định luật bảo toàn năng lượng ) mà thôi
  10. bibi2010

    bibi2010 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/01/2010
    Bài viết:
    99
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này