1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng Lượng Sáng và Năng Lượng Tối.

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi eurika, 27/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Năng Lượng Sáng và Năng Lượng Tối.

    NĂNG LƯỢNG TRONG MỘT ĐƠN VỊ THỂ TÍCH E.V

    E.V = V.m. C2

    <=>E=(V.m.C2) / V

    <=>E=V.D.C2

    V: chùm năng lượng mang thể tích chiếm trong không gian.

    m=dQ/(c.dt)

    E=(dQ.C2) / (c.dt)

    Khi các hạt chuyển động với vận tốc C sẽ va chạm, hấp dẫn hoặc ma sát vào nhau phát sinh nhiệt và có năng lượng E.

    Mật độ hạt D tỷ lệ với nguồn năng lượng E và tỷ lệ nghịch với chuyển động vận tốc C trong một chùm thể tích V nhất định.

    D=E/ V.C2 {1}

    => m = D.V

    Mật độ D: Là mật độ hạt, vật chất mang năng lượng có trong một đơn vị thể tích nhất định.

    Từ {1} ta có định nghĩa về khối lượng:

    Khối lượng m: là đại lượng đặc trưng cho tổng số lượng hạt và vật chất chiếm trong một đơn vị thể tích của chính hạt, vật chất đó và được biểu diễn dưới dạng đơn vị tính Kg, Pound..v.v??

    VD: Trong một thể tích V chứa 10 hạt (tạm gọi) với khối lượng 10m bỏ ra 3 hạt, còn lại 7 hạt trong thể tích V. Như vậy thể tích V còn lại khối lượng 10m ?" 3m = 7m. Như vậy 1m tương đương với 10m/10m chính bằng số lượng hạt hạt có trong một đơn vị thể tích. Tuy nhiên 1 hạt có khối lượng 1m thì nó sẽ có một thể tích là V[sub]1[/sub] của chính nó

    VẬT CHẤT TỐI, NĂNG LƯỢNG TỐI, MẬT ĐỘ VẬT CHẤT TỐI VÀ NĂNG LƯỢNG SÁNG.

    Ta nhận thấy rằng bên ngoài vũ trụ là một không gian tối mang nhiệt độ âm, điều này chứng tỏ cho thấy nơi này không có sự ma sát để phát sinh nhiệt. Như vậy ta có thể nói vật chất tối là vật chất không có sự ma sát.

    Điều này sẽ được minh chứng qua hiện tượng siêu dẫn. Khi một vật thể được đặt trên một bề mặt, giữa nó và bề mặt xuất hiện một lực ma sát nghỉ. Khi hạ nhiệt độ của vật thể xuống đến gần 0oK ta thấy xuất hiện hiện tượng siêu dẫn, mất lực ma sát giữa vật thể với bề mặt.

    Khi các hạt chuyển động với vận tốc C sẽ va chạm, hấp dẫn và ma sát vào nhau phát sinh nhiệt tạo thành năng lượng E ta có thể gọi là nguồn năng lượng sáng, và nguồn năng lượng sáng được định nghĩa như sau:

    Nguồn năng lượng sáng: là nguồn năng lượng tạo ra lực hấp dẫn, lực ma sát, và có nhiệt độ mang chiều dương.

    Vậy nguồn năng lượng tối: Là nguồn năng lượng không tạo ra lực hấp dẫn (phản hấp dẫn) và lực ma sát, chúng có nhiệt độ mang chiều âm. Năng lượng của chúng mang chiều âm ?"E.

    Như vậy ta đã xác định được nguồn năng lượng mang nhiệt độ âm là nguồn năng lượng tối từ đó chúng ta có thể suy ra khối lượng vật chất tối khi lấy trị tuyệt đối |-E| với khoảng không vũ trụ V.

    |-E|=D.V.C2=> D= |-E|/ V.C2

    Vậy vật chất tối có mang tính chất hạt hay không.?

    A.VẬT CHẤT TỐI MANG TÍNH CHẤT HẠT: Khoản cách giữa các hạt luôn cân bằng nhau trong cùng một vùng không gian, các khoản cách này sẽ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào năng lượng tối mạnh hay yếu.

    1./ Khi năng lượng tối mạnh dần khoản cách giữa các hạt vật chất tối sẽ xa dần nhau.

    2./ Khi năng lượng tối yếu dần khoản cách giữa các hạt vật chất tối sẽ xích lại gần nhau.

    3./ Các hạt vật chất tối truyền năng lượng cho nhau và giúp chúng bảo toàn năng lượng.

    3./ Các ?ohạt? năng lượng sáng sẽ phá vở các hạt năng lượng tối để chiếm chổ.

    Điều này cho ta thấy rằng: Nếu vật chất tối có tính chất hạt sẽ gây ra hiện tượng hấp dẫn giữa các hạt vật chất tối (Phải có lực hấp dẫn mới có sự liên kết), điều này là phi năng lượng tối nên vật chất tối không thể mang tính chất hạt. Môi trường để các hạt vật chất tối hoạt động là môi trường gì.?

    B. VẬT CHẤT TỐI MANG TÍNH CHẤT KHỐI CO GIÃN: Vật chất tối là một khối vật chất đồng nhất mọi mặt và trãi rộng, chúng có nhiệt độ luôn âm và trong suốt. Về cơ bản những gì không màu đều mang tính chất của vật chất tối và được quan sát dưới dạng màu đen tuyệt đối.

    Kết luận: Vật chất tối không mang tính chất hạt, năng lượng tối làm mất lực hấp dẫn hay nói khác đi năng lượng tối không tạo ra lực hấp dẫn và lực ma sát. Chính vì năng lượng của vật chất tối là không tạo ra sự ma sát nên trong vũ trụ không xuất hiện sự ma sát giữa vật với môi trường chung quanh, mà chỉ có sự xuất hiện của ma sát giữa hạt này với hạt kia. Từ đây ta có thể lý giải cho hiện tượng siêu dẫn là do năng lượng tối tác động lên vật so với môi trường chung quanh.

    Từ đây xuất hiện thêm một dạng đơn vị nhiệt độ mới, đó là nhiệt độ phân biệt ranh giới giữa năng lượng tối và năng lượng sáng.
    Để xác định được đơn vị của dạng nhiệt độ này ta tiến hành các thí nghiệm tương tự các thí nghiệm tìm ra chất siêu dẫn. Đó là làm giảm nhiệt độ từ từ của một vật thể từ khi nó còn ma sát với bề mặt tiếp xúc cho đến khi mất lực ma sát.

    Tính chất của năng lượng tối:

    Năng lượng tối có tính chất giãn nở khi nhiệt năng càng xuống thấp, năng lượng tối có tính chất bền vững.

    Năng lượng của năng lượng tối lớn nhất sẽ tạo ra một môi trường không ma sát tuyệt đối, khi đó nhiệt độ của vật chất tối phải là thấp nhất.

    Chung quanh mỗi thiên hà khác nhau là một vùng năng lượng tối và năng lượng sáng khác nhau, vùng không gian có năng lượng tối lớn nhất là vùng không gian không chịu bất kỳ tác động nào từ một thiên hà, từ một ngôi sao hay từ một hành tinh..v.v?. Đó là vùng không gian tối tự do mang năng lượng tối lớn nhất.

    Khi năng lượng sáng của các thiên hà giảm xuống sẽ làm tăng năng lượng tối của vùng thiên hà đó và tạo nên sự giãn nở của năng lượng tối đẩy các thiên hà ra xa nhau. Chính vì vậy vũ trụ càng ngày càng giản nở vì sự lớn mạnh của năng lượng tối và sự yếu dần đi của năng lượng sáng.

    Để các thiên hà xích lại gần nhau cần phải làm cho vùng năng lượng tối của các thiên hà giảm xuống bằng cách gia tăng năng lượng sáng giữa các thiên hà.

    Đặc điểm:
    Trong một vùng không gian nhất định có sự tồn tại của 2 dạng năng lượng sáng và năng lượng tối,

    Năng lượng sáng tăng lên sẽ làm năng lượng tối giảm xuống khi đó tạo ra hiện tượng hấp dẫn, ma sát..v.v.

    Năng lượng sáng giảm xuống sẽ làm năng lượng tối tăng lên khi đó tạo ra hiện tượng phản hấp dẫn, đẩy nhau, ma sát yếu hoặc mất ma sát?.

    Điều này có nghĩa: Khi các hạt, vật chất có sự liên kết yếu kém về cấu trúc khi đi vào vùng năng lượng tối nó sẽ bị xé toạt ra thành những cấu trúc nhỏ nhất và chắc chắn nhất.

    Kết luận: Trong vũ trụ tồn tại 2 dạng năng lượng chính và duy nhất là:
    Năng lượng sáng: E=(dQ.C2) / (c.dt)

    Năng lượng tối: -E=(-dQ.C^2) / (c.dt)

    Các suy đoán:

    Khi các hạt, vật thể rơi vào vùng năng lượng tối sẽ xảy ra các hiện tượng như:

    Năng lượng tối làm giảm tiến trình hoạt động của các hạt, vật thể đó: Phản hấp dẫn gây ra hiện tượng không liên kết tốt giữa các cơ bắp khiến cho hoạt động cơ thể bị chậm lại, gây ảnh hường đến tiến trình trao đổi chất?v.v?

    Tuy nhiên môi trường chân không lại là một môi trường lý tưởng cho việc gia tốc.

    Hố đen không là một vật chất tối mà nó là một dạng siêu năng lượng sáng.

    Với một môi trường siêu năng lượng tối sẽ dễ dàng làm phân tách các hạt, vật chất đến giá trị thể tích nhỏ hơn vì chính tính chất phản hấp dẫn của năng lượng tối làm mất đi sự liên kết hấp dẫn của các phần tử cấu tạo nên hạt, vật chất.

    VD: Khoản cách giữa 2 hệ mặt trời trong vũ trụ tồn tại 2 năng lượng ngược chiều nhau, năng lượng tối mang tính chất đẩy 2 hệ mặt trời ra xa nhau, năng lượng sáng mang tính chất hấp dẫn 2 hệ mặt trời lại gần nhau.

    Khi năng lượng sáng giữa hai hệ mặt trời có tính chất vượt trội hơn chúng có xu hướng hấp dẫn nhau, khi đó vùng năng lượng tối này là vùng năng lượng tối bị suy yếu, do tính chất là một khối vật chất thể thống nhất và có xu hướng bảo toàn năng lượng nên chúng sẽ tìm cách làm tăng phần năng lượng tối bị hao hụt do sự lấn chiếm của năng lượng sáng, khi đó sẽ xảy ra một hiện tượng năng lượng tối bị dồn nén tạo thành một áp lực tối. Và chính áp lực tối này làm suy yếu năng lượng sáng. Trãi qua thời gian năng lượng sáng bị yếu dần khi đó nguồn năng lượng sáng sẽ bị thu hẹp tạo cho áp lực tối cơ hội giãn nở và năng lượng tối đã đẩy hai hệ mặt trời ra xa nhau. Ngược lại, nếu giữa hai hệ mặt trời xuất hiện một hiện tượng bât thường tương tự như xảy ra cái chết của một hành tinh (hoặc ngôi sao). Khi đó nguồn năng lượng sáng được gia tăng và làm suy yếu nguồn năng lượng tối. Nếu hai hệ mặt trời ở rất gần nhau chúng sẽ xích lại gần nhau.

    Vấn đê cần phải chứng minh:
    Tại sao trong bình chân không nhiệt độ không rơi vào nhiệt độ âm vẫn tồn tại hiện tượng mất lực ma sát, tuy nhiên vẫn còn tồn tại lực hấp dẫn.

    Tại sao vật khi được làm lạnh gần 0oK xuất hiện hiện tượng siêu dẫn lại có không khí trong vùng năng lượng tối, và liệu khi đưa một vật có cấu trúc yếu kém vào vùng năng lượng tối này nó có bị năng lượng tối xé toạt ra thành từng mảnh nhỏ hay không.?

    Nếu trong vùng năng lượng tối của vật siêu dẫn không có không khí mà chỉ là một môi trường chân không thì ta có thể khẳng đinh sự tồn tại của năng lượng tối.

    Tuy nhiên, có thể nói, nguồn năng lượng tối chỉ xuất hiện khi đồng thời có 2 hiện tượng xảy ra là phản hấp dẫn và không ma sát. Cũng có thể nói, hiện tượng chân không không ma sát, và hiện tượng siêu dẫn là một trong những thành phần cấu tạo của năng lượng tối, dấu hiệu cho thấy sự tồn tại của năng lượng tối.

    Điền này cần phải tiến hành nhiều thí nghiệm để kiểm chứng và tìm hiểu thêm nữa các tính chất của nguồn năng lượng này.

    Eurika
  2. lekhanhhuy

    lekhanhhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    " Khối lượng m: là đại lượng đặc trưng cho tổng số lượng hạt và vật chất chiếm trong một đơn vị thể tích của chính hạt, vật chất đó và được biểu diễn dưới dạng đơn vị tính Kg, Pound..v.v?? "
    => Vậy còn hạt photon không có khối lượng thì phải hiểu như thế nào bây giờ?
    "Khi một vật thể được đặt trên một bề mặt, giữa nó và bề mặt xuất hiện một lực ma sát nghỉ. Khi hạ nhiệt độ của vật thể xuống đến gần 0oK ta thấy xuất hiện hiện tượng siêu dẫn, mất lực ma sát giữa vật thể với bề mặt."
    => Theo cái trí nhớ tồi tàn của mình thì siêu dẫn là hiện tượng điện trở của vật dẫn giảm đột ngột ở nhiệt độ gần độ không tuyệt đối. Có thể giải thích kỹ thêm về sự liên quan của điện trở suất với "lực ma sát của vật thể với bề mặt" đc không?
    Phần còn lại từ từ nói tiếp.
    À quên, nhân tiện làm ơn định nghĩa lại giùm năng lượng là gì luôn nhá
    Được lekhanhhuy sửa chữa / chuyển vào 00:34 ngày 28/10/2008
  3. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Photon không có khối lượng nghỉ mới gọi là chính xác.
    Hiện nay định nghĩa chính xác khối lượng là gì các nhà khoa học chưa có câu trả lời chính thức, mà chỉ có thể định nghĩa về mức độ quán tính của nó.
    Hiện tượng siêu dẫn đúng là hiện tượng làm cho điện trở lùi về 0 dưới tác dụng nhiệt. Bạn nên lưu ý..... Đó chỉ là một phương pháp làm giảm điện trở xuống 0, nhưng nguồn năng lượng nào đã làm nên hiện tượng đó lại là một vấn đề khác... Ok.!!!???
    Siêu dẫn hay hiện tượng siêu dẫn, hay siêu dẫn nhiệt độ cao cũng đã có nhiều nhà khoa học giải thích hiện tượng và cũng có nhiều lý thuyết.
    Hiện nay trong máy gia tốc lớn nhất thế giới, các nhà khoa học phải dùng Hidrozen dạng lỏng để làm lạnh hệ thống đường hầm xuống gần mức 0oK, mục tiêu là làm chậm hoạt động của hạt để dễ dàng quang sát và bắn phá nó.
    Chính năng lượng tối (phản hấp dẫn) là tác nhân gây ra việc trên, và năng lượng tối và vật chất tối đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính xác về việc này.
  4. lekhanhhuy

    lekhanhhuy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    1. Vẫn chưa hiểu, đối với photon "không có khối lượng nghỉ" thì phải hiểu như thế nào về cái định nghĩa khối lượng mới ở trên. Xin làm ơn trả lời trong vòng cái học thuyết mới mà bạn đang xây dựng thôi, đừng lôi thêm abc từ xyz vào để giải thích nữa.
    2. Vẫn chưa giải thích "ma sát giữa vật thể với bề mặt" thì có liên quan gì tới điện trở suất của vật liệu.
    3. Cho xin cái định nghĩa về năng lượng.
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    7.944
    Đã được thích:
    5.200
    Ái chà, VLV chuẩn bị release công trình nghiên cứu trong bóng tối lâu nay đây mà. Lâu ngày trở lại có khác
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Bạn trích câu này từ nguồn nào hay bạn tự suy luận ra vậy? "Bên ngoài vũ trụ" ở đây có nghĩa là khoảng không gian trong vũ trụ hay là vùng được định nghĩa là "không thuộc phạm vi vũ trụ"? "Vùng không gian tối mang nhiệt độ âm" tức là nhiệt độ nhỏ hơn 0 độ K hả bạn? Theo mình thì không có kiểu nhiệt độ này!
  7. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Xem ra càng nghiên cứu càng uyên thâm hơn trước! Lần này chơi ở box Thiên văn cơ đấy!
    P/S: Bác werty nhanh chân thật!
  8. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Các máy gia tốc lớn hiện nay đềudùng heli lỏng để làm lạnh. Cụ thể ở đây là làm lạnh các nam châm siêu dẫn. Từ trường của các thanh nam châm này sẽ dẫn đường cho các hạt xoay theo 1 quỹ đạo vòng.
  9. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    tôi chỉ đọc lướt qua nhưng phải nói rằng cso rất nhiều định nghĩa cơ bản phát biểu saim hoặc có thể ban đã hiểu sai những định nghĩa cơ bản đó, chẳng hạn:"Khi các hạt chuyển động với vận tốc C sẽ va chạm, hấp dẫn hoặc ma sát vào nhau phát sinh nhiệt và có năng lượng E." nhiệt là gì khi mà bạn đang xét các hiện tượng ở quy mô "hạt"?
    "Mật độ D:Là mật độ hạt, vật chất mang năng lượng có trong một đơn vị thể tích nhất định." xét về văn phong thì kém còn về logic càng kém hơn.
    "Ta nhận thấy rằng bên ngoài vũ trụ là một không gian tối mang nhiệt độ âm, điều này chứng tỏ cho thấy nơi này không có sự ma sát để phát sinh nhiệt. Như vậy ta có thể nói vật chất tối là vật chất không có sự ma sát." ở đây từ bên ngoài vũ trụ dc dùng không chính xác, và đó là một danh từ chưa xác định. ngoài ra hai câu này không có mối quan hệ logic vậy mà bạn dùng quan hệ từ "như vậy", điều đó cho thấy rằng bạn viết tuỳ tiện, có thể xuất phát từ việc bạn chưa hiểu những gì mà mình đang viết. và cái đoạn phía sau thì càng tệ hơn.
    đến đây thì chẳng muốn đọc tiếp.
  10. eurika

    eurika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    454
    Đã được thích:
    0
    Một người đi bắt lỗi của người khác mà lại bị mắc lỗi thì nên xem xét lại nhé......
    Bạn lưu ý mình viết cả một câu có dấu phẩy ở giữa chứ chẳng phải là 2 câu... Ok...!!!???
    Bạn có biết ăn chận ăn bớt, quy kết và chụp mũ là gì không.?
    Lời nói, câu nói của người ta thì phải trích dẫn hoặc tô đậm toàn câu, đừng có mà đọc và ăn chận 1 đoạn khi người đọc không hiểu hết nghĩa của câu và cho là điều phi lý.
    Sẽ: Là điều sẽ diễn ra hoặc không diễn ra, nó có thể xảy ra điều này hoặc điều kia, hoặc không điều gì cả.
    VD: Các nhà khoa học nói: Làm thí nghiệm đi điều đó sẽ xảy ra, nhưng nó không xảy ra thì làm gì được nó..... ^_^. Vậy thì hãy làm đi, hư cái này làm lại cái khác, làm khi nào nó xảy ra thì thôi.
    Bên ngoài vũ trụ ....... Con ngựa đá đá con ngựa đá....
    Muốn hiểu sao thì hiểu...... Vì nó liên quan đến không gian của vùng vật chất tối và năng lượng tối......^_^
    Người học Vật Lý mà không phân biệt được và không thấy Logic: mang nhiệt độ âm vì không ma sát phát sinh nhiệt..... thì tôi cũng chả biết học Vật Lý để làm gì.?
    Thế mà đòi đi làm nhà phê bình....... ngất ngưỡng bụt cười ông ngất ngây.!
    Emmanuel: Thiên chúa ở cùng chúng ta. </font></strong></font>[/sign]
    Được Eurika sửa chữa / chuyển vào 22:16 ngày 30/10/2008

Chia sẻ trang này