1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lượng tối và số phận bất định của vũ trụ

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi VU_XUAN_HA, 06/02/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng tối và số phận bất định của vũ trụ

    Chúng ta cần quan tâm đến vấn đề khi nào trái đất sẽ lổ tung ?
    theo em được biết thì Ý tưởng cho rằng vũ trụ sinh ra từ vụ nổ Big Bang và sẽ chết đi vì một cú sụp lớn (Big Crunch) ít ra cũng làm người ta yên tâm về cái gì đó hữu hạn, như số phận con người. Nhưng gần đây, các nhà thiên văn lại có bằng chứng cho thấy, vũ trụ sẽ không sụp đổ, mà cứ lan rộng ra mãi. Thủ phạm chính của hiện tượng này là năng lượng tối.

    Theo các nhà thiên văn, vũ trụ chỉ có 5% vật chất thường, tức là có thể quan sát và đo đạc được. 95% còn lại thuộc loại vật chất "tối". Trong số vật chất tối có 33% tồn tại dưới dạng không nhìn thấy được (như các lỗ đen), và 67% còn lại xuất hiện dưới dạng "năng lượng tối" (theo thuyết tương đối, vật chất và năng lượng có thể hoán chuyển cho nhau). Nguồn năng lượng tối này trải đều trong vũ trụ, tác động ngược lại lực hấp dẫn, và đẩy các thiên hà xa rời nhau, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở.

    Các nhà nghiên cứu ở Đại học Washington (Mỹ) đưa ra giả định cho rằng, cách đây khoảng 5 tỷ năm - tức là 9 tỷ năm sau Big Bang - vũ trụ đã đạt đến độ lớn mà lực của năng lượng tối vượt lên lực hấp dẫn, khiến vũ trụ chỉ có thể giãn nở ra thêm chứ không co lại được nữa. Như vậy, một sự sụp đổ theo kiểu "Big Crunch" là điều không thể xảy ra.

    Vậy thì vũ trụ sẽ giãn nở đến đâu? Câu trả lời là, nó sẽ giãn nở mãi mãi, vì chưa hề có bằng chứng nào cho thấy là quá trình đó sẽ dừng lại. Sẽ không có một ngày tận thế nào hết. Đành rằng đã có một sự mở đầu là Big Bang, nhưng mãi mãi sẽ không có sự kết thúc! Số phận của vũ trụ là như vậy, cứ loang rộng ra, cứ trải năng lượng ra... nhưng không hề có mục đích gì, và cũng chẳng bao giờ dừng lại.

    Đó có phải là bí mật tận cùng của vũ trụ? Chưa ai trả lời được câu hỏi này, cũng như chưa ai hiểu gì về bản chất của "năng lượng tối" và "vật chất tối". Các nhà vật lý ở Washington đang cố gắng đặt những nền tảng đầu tiên cho việc nghiên cứu loại vật chất và năng lượng này.

    Năm 1998, lần đầu tiên các nhà vật lý thiên văn ngồi lại với nhau để đàm luận về năng lượng tối khi phát hiện ra một siêu tân tinh lạ. Ánh sáng của siêu tân tinh này yếu hơn nhiều so với những tính toán dựa trên mô hình vũ trụ chuẩn (trong đó, những yếu tố quan trọng là các lực vũ trụ, trọng lượng và tuổi đời của ngôi sao). Vị trí lạ lùng này của ngôi sao bắt buộc người ta bổ sung thêm một yếu tố mới vào mô hình vũ trụ - yếu tố đã đẩy ngôi sao ra xa hơn bình thường. Đó chính là năng lượng tối.

    Đây chỉ là một giả thiết thôi còn hiện nay theo em được biết thì vũ trụ sinh ra từ vụ nổ Big Bang và sẽ chết đi vì một cú sụp lớn (Big Crunch) .

    VXH ]
    Iam the wind
    You are the sun
    And one day we'll all be one
  2. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    em nhớ là có2 thuyết vũ trụ là vũ trụ đóng và vũ trụ mở.Nhưng vũ trụ đóng hay vũ trụ mở là do vận tốc giãn nở của vũ trụ và có lẽ bây giờ thì thuyết vũ trụ mở có vẻ đúng hơn.Như vậy sự giãn nở đã lớn hơn giới hạn nhất định và sẽ giãn nở mãi mãi.Như vậy thì rất khó mà xácđịnh được khi nào sẽ là thời điểm kết thúc của vũ trụ.Với sự giãn nở ra như vậy thì cũng như bác đã bảo đấy,sẽ không cógiới hạn,điều ấy khó hiểu nhỉ nhưng biết sao được.
    vật chất tối thì em đã có post 1 bài về nó,nhờ nó mà có hiện tượng hình thành những cụm thiên hà,vì nếu chỉ dụa vào những vật chất thấy được trong các thiên hà thì không đủ vật chất tạo đủ lực hấp dẫn để giữ các thiên hà với nhau.nhưng mà em cũng không biết chính xác thành phần của vật chất tối chiếm bao nhiêu trong vũ trụ nữa,lúc em đọc lần đầu thì thấy có 90%,sau đọc sách khác lại thấy nói là chiếm đến 99%,bây giờ bác lại bảo chiếm 95%,hic em chịu đấy,chưa có thông kê đầy đủ đâu nhưng mà em thống nhất là có trên 90%,như vậy ổn hơn

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  3. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Mình không chắc rằng là bao nhiêu % nhưng theo cuốn sách mình đọc được là 95% ,nếu dựa theo cuốn sách của bác đọc được thì 90 hoặc 99 % thì khả năng vật chất tối chiếm trên 90 % của bác là có cơ sở ..
    À mà bác có biết giả thiết về sự tồn tại của hai vũ trũ trước vụ lổ Big Bang ,em sẽ post lên cho mọi người cùng đọc nhé .
    Giả thuyết mới về nguồn gốc của vũ trụ đang thu hút các nhà thiên văn học với ý tưởng rằng đã xuất hiện một vụ ?oBig Splat? trước vụ nổ Big Bang. Theo đó, rất có thể một vũ trụ khác đã tồn tại song song với vũ trụ của chúng ta.
    Paul Steinhardt và cộng sự tại Đại học Princeton (Anh) đã đưa ra một mô hình về vũ trụ thời kỳ trước Big Bang, trong đó giải thích những chi tiết quan trọng về trạng thái tự nhiên của vũ trụ chúng ta, chẳng hạn tại sao vũ trụ mở rộng. Giả thuyết này đã được phác thảo tại Đại học Cambridge ở Anh và Viện Khoa học Thiên văn Vũ trụ ở Mỹ.
    Theo thuyết Big Bang, khoảng 15 tỷ năm trước, vũ trụ hình thành khi một ?oquả cầu lửa? khổng lồ với nhiệt độ cao hơn 10 tỷ độ, bùng nổ chỉ trong khoảnh khắc 1 giây. Đến nay, giả thuyết này vẫn đầy sức thuyết phục và ít người tranh cãi về nó.
    Ý tưởng của Steinhardt về nguồn gốc của vũ trụ không phủ nhận vụ nổ Big Bang mà chỉ nghiên cứu vũ trụ trước khi xảy ra vụ nổ đó. Theo giả thuyết này, vũ trụ từng có 11 chiều. 6 trong số đó cuốn theo các chiều cực mảnh, đến nỗi hầu như bị bỏ qua. Vũ trụ chỉ thực sự hoạt động trong 5 chiều. Ngoài chiều thời gian, vũ trụ bao gồm hai bề mặt trải theo 4 hướng phẳng hoàn hảo. Một trong hai bề mặt này là vũ trụ của chúng ta, mặt kia chính là một vũ trụ ?oẩn? khác.
    Theo các nhà nghiên cứu Princeton, những dao động ngẫu nhiên của vũ trụ không nhìn thấy này đã bóp méo chính nó, khiến nó chạm vào vũ trụ của chúng ta.
    VXH ]
    Iam the wind
    You are the sun
    And one day we'll all be one
  4. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Khoa-hoc/2003/02/3B9C4F4F/
    Vũ trụ sẽ nở rộng mãi mãi

    Bức ảnh toàn thể mới về vũ trụ.
    Vũ trụ của chúng ta có tuổi khoảng 13,7 tỷ năm, dẹt và sẽ tiếp tục mở rộng với tốc độ không ngừng tăng lên. Các nhà khoa học của NASA đã kết luận như vậy dựa trên những thông tin do vệ tinh MAP (Microwave Anisotropy Probe) thu được trong 12 tháng quét ống kính về mọi phía của bầu trời.
    Vệ tinh MAP được phóng đi vào tháng 6/2001, là một dự án hợp tác giữa Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ và Đại học Princeton. Đài quan sát trị giá 145 triệu USD này đang bay trong quỹ đạo ở độ cao 1,5 triệu km trên bề mặt trái đất. Nó đo đạc những bức xạ vi sóng (sóng viba) đã chu du qua 13 tỷ năm ánh sáng và được sinh ra chỉ 380.000 năm sau vụ nổ Big Bang - thời điểm mà các nhà khoa học giả thuyết là điểm khởi đầu của vũ trụ.
    Bằng việc tính toán sự biến thiên nhiệt độ của các vi sóng, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một bức chân dung vũ trụ ở giai đoạn sớm, thậm chí trước cả khi các thiên hà và các vì sao hình thành. Các phép toán chính xác nhất cũng cho ra kết quả về tuổi và thành phần của vũ trụ, cụ thể là:
    - Vũ trụ được hình thành cách đây 13,7 tỷ năm (với sai số 0,1 tỷ năm), và quá trình này kéo dài khoảng 200 triệu năm.
    - Chỉ xấp xỉ 4% vũ trụ được tạo bởi các nguyên tử (loại ?ovật chất thường? mà chúng ta nhận thấy hiện nay). Khoảng 23% là ?ovật chất lạnh, tối? mà các nhà khoa học đã biết chút ít, và 73% còn lại là ?onăng lượng tối kỳ lạ? mà con người hầu như chưa hiểu gì về chúng.
    - Những ngôi sao đầu tiên phát sáng trong khoảng 200 triệu năm sau Big Bang, sớm hơn nhiều so với các phỏng đoán trước đây.
    - Vũ trụ là dẹt và sẽ mở rộng không ngừng. Nó sẽ không quay trở lại trạng thái ban đầu và bị sụp đổ trong cái gọi là Big Crunch (Cú sụt lớn).
    ?oChúng tôi đã chụp được các bức ảnh về vũ trụ nguyên thủy rất sắc nét, và từ đó, có thể mô tả vũ trụ với độ chính xác chưa từng thấy?, ông Charles Bennett, một thành viên của nhóm nghiên cứu tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard, NASA, cho biết. Trước MAP, các dự báo tốt nhất về tuổi của vũ trụ chỉ cho ra kết quả tương đối: từ 12 đến 15 tỷ năm. Phát hiện này sẽ giúp các nhà khoa học xây dựng được một mô hình chuẩn về vũ trụ, trong đó có mô tả nguồn gốc và số phận của nó.
    MAP sẽ tiếp tục quan sát phông bức xạ vi sóng của vũ trụ trong 3 năm tới, và trong thời gian đó, người ta hy vọng nó sẽ cung cấp những kết quả chính xác và chi tiết hơn nữa. Vệ tinh này gần đây đã được đổi tên thành Wilkinson Microwave Anisotropy Probe(WMAP) để tưởng nhớ nhà vũ trụ học David Wilkinson của Đại học Princeton đã mất vào tháng 9/2002.
    "Những việc cần làm ngay"
  5. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    trong vnexpress có nhiều thông tin hay lắm.các bác vào đấy đọc thử.
    Vật chất tối như một tấm lưới dày mà các nút là những ngôi sao hay các thiên hà (hình mô phỏng).
    Các nhà khoa học Anh mới đưa ra mô hình tổng quát về vật chất tối. Theo đó, vũ trụ của chúng ta có thể ví như một tấm lưới dày được trải đều bởi thứ năng lượng lạ lùng này, và chỉ các mắt lưới là nơi hội tụ của vật chất thường.
    Tiến sĩ Andrew Taylor, Đại học Edinburgh, thông báo như vậy tại buổi họp của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh ở Bristol mới đây.
    Dựa vào nguyên lý khuếch đại hấp dẫn (gravitational microlensing), Taylor đã nghiên cứu một trong những nơi hội tụ vật chất lớn nhất của vũ trụ: nhóm thiên hà Abell 901/2. Ban đêm, nhóm thiên hà này có độ lớn như một mặt trăng đầy (nhưng rất mờ). Nó có đường kính rộng khoảng 10 triệu năm ánh sáng.
    Abell 901/2 được chia thành nhiều nhóm nhỏ: Abell 901a, Abell 901b, Abell 902. Tổng cộng có khoảng 50.000 thiên hà lớn nhỏ đã được quan sát trong hệ thống.
    Phân tích cho thấy, sao ở những thiên hà này xắp xếp thành các "mạng" dày mỏng khác nhau. Có chỗ vật chất xếp dày đặc như các mắt lưới bị xoắn, có chỗ lại rất thưa. Theo giới khoa học, điều này chỉ có thể giải thích bằng sự có mặt của vật chất tối - loại vật chất không quan sát được, nhưng có thể xác nhận chúng bằng lực hấp dẫn.
    Theo các nhà thiên văn, vũ trụ chỉ có 5% vật chất thường, tức là có thể quan sát và đo đạc được. 95% còn lại thuộc loại "tối". Trong số vật chất tối, có 33% tồn tại dưới dạng không nhìn thấy được (như các lỗ đen), và 67% còn lại xuất hiện dưới dạng "năng lượng tối" (theo thuyết tương đối, vật chất và năng lượng có thể hoán chuyển cho nhau). Nguồn năng lượng tối này trải ra khắp vũ trụ, tác động ngược lại lực hấp dẫn, và đẩy các thiên hà xa rời nhau, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở.
    Nhóm khoa học của Taylor hy vọng sớm dựng được "tấm lưới vật chất tối" trong không gian ba chiều. Đây sẽ là một thành tựu đáng ghi nhận trong việc xây dựng mô hình vật lý hiện đại.

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  6. MAFIA_GIRL

    MAFIA_GIRL Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    697
    Đã được thích:
    0
    êu ui , nếu vũ trụ giãn nở mãi thì sẽ đến 1 lúc trái đất của chúng ta sẽ cô đơn trong vũ trụ mất thôi .......... mà ko biết chuyện zì sẽ xảy ra khi tốc độ giãn nở của vũ trụ đạt đến vận tốc ánh sáng các bác nhểy .......

    THE GODMOTHER
    Sống là để khỏi bị chết chứ ko fải để trở thành anh hùng
  7. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Chúng ta biết rằng các thiên hà chuyển động xa nhau là do chúng đã bị băns rờI khỏI nhau do vụ nổ bigbang trong quá khứ.hiện nay vũ trụ vẫn còn đang giãn nở ra.nếu mật độ trung bình của vật chất vũ trụ nhỏ hơn hoặc bằng 1 giá trị tớI hạn nào đấy ,vũ trụ sẽ giãn nở ra mãi mãi,sẽ vô hạn vè thờI gian và không gian.khi ấy vũ trụ của chúng ta sẽ tốI tăm,lạnh lẽo và loãng ,thật chẳng đẹp tí nào.Mặc khác nếu như mật độ vũ trụ lớn hơn giá trị tớI hạn đó thì khi đó trường hấp dẫn sinh ra bởI vật chất làm cho vũ trụ cong lên trong bản thân nó,nó là 1 hữu hạn dù không biên,như bề mặt của 1 hình cầu.trong trường hợp này trường hấp dẫn đủ mạnh để làm cho sự giãn nở của vũ trụ ngừng lại.
    Bây giờ em sẽ nói về vũ trụ đóng trước nhé.(nói 1 cách tóm tắt thôi)
    -cách đây khoảng 15 tỉ năm đã xảy ra 1 vụ nổ lớn,vụ nổ bigbang,vụ nổ đã sinh ra không gian và thờI gian.khi ấy vật chất ở nhiệt độ cực lớn và phân bố khá đồng đều,sau đấy chúng bắt đầu kết hợp vớI nhau.Khi tập trung vật chất lạI như vậy thì sau quá trình cũng khá lâu chúng tạo ra những thiên hà trẻ.những thiên hà lạI tiếp tục kết hợp vớI nhau tạo thành các tinh đoàn.chúng có thể kéo dài đến hàng tỉ năm.các thiên hà bắt đầu già đi,có các thiên hà mớI sinh ra,cứ thế.trong vũ trụ bắt đầu xuất hiện những điểm kì dị,những hố đên vớI mật độ tập trung cực lớn. đến 1 lúc nào đấy các thiên hà co lạI và trở thành lỗ đen,chúng ta thấy không it' các lỗ đen ở trung tâm của các ngân hà(do ở đây vật chất tập trung vớI mật độ lớn).tiếp theo là như thế nào nữa nhỉ,có lẽ các lỗ đen lạI tiếp tục tập trung lạI vớI nhau và cuốI cùng vật chất bị hút vào 1 lỗ đen siêu siêu siêu lớn.rồI sao nữa nhỉ, ăn hết vật chất rồI thì nó cũng phảI bùng nổ ra,1 vụ nổ bigbang mớI lạI xuất hiện,có thể như thế lắm chứ,trông giả thuyết này hay cực các' bác nhỉ,chỉ tiếc là bây giừo nó hình như không phù hợp vớI các số liệu đo đạc của các nhà khoa học.
    bây giờ đến giả thuyết vũ trụ mở.
    sự hình thành cũng như vậy nhưng thay vì tập trung vật chất lạI thì nó lạI cứ giãn nở mãi và như vậy,không gian và thờI gian cứ mở ra vô tận,chẳng có kết thúc,nếu vậy coi bộ cũng chẳng có bigbang nữa,cứ già mãi.tạI sao các nhà khoa học có thể khẳng định là vũ trụ sẽ giãn nở mãi mãi,ngườI ta đo vận tốc giãn nở của vũ trụ,khảo sát vận tốc rờI xa nhua của các thiên hà. một cách để biết vận tốc của các thiên hà có vượt vận tốc thoát hay không là đo tốc độ chậm lạI của chúng.nếu độ giảm tốc đo bé hơn 1 mức nào đấy thì lúc đó vận tốc thoát bị vượt và ngược lại.trong thực tế điều này có nghĩa là ngườI ta phỉa đo độ cong của đồ thị chỉ sự phụ thuộc của dịch chuyển đỏ vào khoảng cách đốI vớI những thiên hà ở xa. Khi đi từ 1 vũ trụ hữu hạn có mật độ cao hơn đến 1 vũ trụ vô hạn nào đó có mật độ thấp hơn, độ cong của đường dịch chuyển đỏ phụ thuộc khoảng cách bị làm cho phẳng ra ở những khoảng cách rất lớn.việc nghiên cứu hình dạng của đươ2ngf dịch chuyển đỏ - khoảng cách ở những khoảng cách lớn thường được gọI là chương trìng Hubble.tuy nhiên cũng không phảI dễ để có thể có những đo đạc chính xác,chưa chắc các thiên hà có độ trưng tuyệt đốI như nhau,các thiên hà mà ta nhìn thấy là hình ảnh trong quá khứ của chúng cách đây hàng nghìn triệu năm trước.nếu những thiên hà điển hình lúc đó còn sáng hơn bây giờ thì ta sẽ ước lượng khoảng cách của chúng thấp hơn thực tế.các thiên hà lạI có thể nuốt lẫn nhau tạo ra những thiên hà lớn,vì vậy việc định lượng rất khó nếu không muốn nói là không thể xác định đúng đắn .
    hiện nay kết luận tốt nhất có thể rút ra từ chương trình Hubble là độ giảm tốc của các thiên hà xa có vẻ rất bé,nghĩa là chúng chuyển động vớI vận tốc cao hơn vận tốc thoát.từ đó,có lẽ vũ trụ của chúng ta sẽ giãn nở ra mãi mãi. điều này khớp điúng vớI những ước tính về mật độ vũ trụ.

    con chó là con chó con
    có đôi là đôi mắt tròn
  8. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    Sự phát hiện ra cái gọi là "vật chất tối" & "năng lượng tối" bắt nguồn từ việc nảy sinh sự sai lệch so với các lý thuyết hiện có trong khi nghiên cứu thuộc tính của các đối tượng vũ trụ. Điều này chứng tỏ các lý thuyết vật lý hiện thời của con người là rất chưa hoàn chỉnh... Để tạm thời bổ sung cho những lý thuyết đó, người ta bịa ra những khái niệm như "vật chất tối", "năng lượng tối" để mọi thứ trở nên có vẻ hợp quy luật. Nhưng bịa thì vẫn mãi mãi là bịa, chưa hề có ai hiểu biết tí gì về vật chất tối hết... Tất cả đều chỉ là những phỏng đoán dựa trên những căn cứ nhỏ nhoi, khó có khả năng chính xác... Nhưng chúng ta đành chấp nhận, vì chắc chắn sẽ có một ngày, con người nắm chắc trong tay cái thứ vật chất tối đó... Cũng giống như những gì loài người đã trải qua với lực ma sát, lực Criolit hay lực hút giữa các hành tinh và vô vàn các thứ khác...
    Lượng vật chất tối trong vũ trụ hiện nay không ai có thể tính toán được. Các số liệu đưa ra thường sai lệch nhau, vì nó được dự đoán dựa trên những lý thuyết sai lầm (nói thế thì hơi nặng, có thể gọi là lý thuyết chưa hoàn chỉnh) và cũng bởi vì các lý thuyết hiện có chả dính dáng gì đến vật chất tối... Ngoài vật chất tối ra, có thể có những loại vật chất siêu tối, thậm chí là những vũ trụ khác tồn tại song song với hệ vũ trụ của chúng ta, mang những loại "vật chất" có thuộc tính khác hẳn với vật chất và năng lượng trong vũ trụ này... Con người chưa thể biết được, vì thế chưa thể khẳng định hay dự đoán về quá trình nở rộng hay thu hẹp của vũ trụ... Nhưng chúng ta hãy cứ thử xem sao.. :D
    Theo tớ, nếu gạt bỏ đi tất cả những ràng buộc của vũ trụ với các hệ vũ trụ khác (tức là quan niệm vũ trụ duy nhất) thì chỉ cần xét các mối liên hệ nội tại của các yếu tố cơ bản trong vũ trụ là có thể định hình được nó. Giả sử thuyết Big bang là đúng! Ban đầu (theo Big bang, ta coi như có thời điểm ban đầu, trước đó chưa có chiều thời gian) vũ trụ chỉ là 1 điểm kì dị duy nhất, tức là cả vũ trụ chỉ là 1 lỗ đen... Do vật chất tập trung siêu dày đặc và gần như không có năng lượng, mà theo thuyết tương đối rộng (tạm cho là nó đúng) thì vật chất và năng lượng là 2 yếu tố cấu thành nên nhau. Thấy nếu cứ mãi là lỗ đen như thế này thì thật không phải với Einstein nên vũ trụ nổ tung ra... :D Ta hiểu sự "nổ" này như thế nào? Đó chính là sự chuyển hóa từ vật chất thành năng lượng tại thời điểm tới hạn của phản ứng chuyển hóa, với một tốc độ chuyển hóa cũng tới hạn, tựa như phản ứng thác lũ của bom khinh khí vậy, làm cho vật chất nhanh chóng biến thành năng lượng và thể tích (trong bao nhiêu chiều không gian ta không cần quan tâm) của vũ trụ tăng lên siêu đột ngột. Toàn bộ vũ trụ lúc này là năng lượng truyền chằng chịt :D Nhưng cái gì cũng có mức độ của nó... (có lẽ là thế) Một khi lượng vật chất đã bị chuyển hóa hết hoặc đến giới hạn (khoảng thời gian này rất nhỏ, gần như ngay sau vụ nổ), năng lượng lại tiếp tục chuyển hóa trở lại. Sự chuyển hóa ấy cứ liên tục đảo đi đảo lại, như 2 đứa trẻ đang chơi trò bập bênh. Có nghĩa là vụ nổ Big Bang gần ta nhất chỉ là 1 trong số không biết bao nhiêu vụ nổ Big Bang (không biết là đo theo đại lượng gì nữa). Có người sẽ nói: Phải có một lúc nào đó sự chuyển hóa này cân bằng chứ? Cũng có thể, nếu vũ trụ là độc lập và duy nhất, nhưng chưa phải sau 1 hoặc vài vụ nổ, mà có thể là sau .... (em chưa nghĩ ra số nào để điền vào) :D
    Vậy thì vũ trụ của chúng ta có co lại hay không! Em nghĩ là có! Sẽ co lại! Vũ trụ không thể nở rộng mãi mãi vì dù có năng lượng tối có tác dụng ngược lại, làm các thiên hà tiến ra xa nhau hơn nhưng không có nghĩa là năng lượng này tồn tại mãi mãi. Để sinh ra tác dụng chống lại lực hấp dẫn, thân năng lượng này phải tự tiêu tốn, chính xác hơn là tự chuyển hóa thành vật chất. Do đó, trong quá trình nở rộng xảy ra mà lượng năng lượng còn đủ. Nhưng càng giãn nở, lượng vật chất trong vũ trụ càng tăng và năng lượng của vũ trụ càng giảm => lực hấp dẫn tăng dần, lực phản hấp dẫn giảm dần => đến 1 lúc nào nó lại kéo các thiên hà xích lại => vũ trụ co lại. Có thể thời điểm này là thời điểm quá trình phân tán năng lượng còn diễn ra mạnh, nên nhiều nghiên cứu cho thấy các thiên hà đang có xu hướng tách rời... Điều đó là không ổn định.
    Sự dãn nở cũng là một điều cần phải bàn cãi. Các bác hiểu thế nào là dãn nở? Nó không đơn thuần chỉ là sự biến thiên về thể tích trong không gian với số chiều xác định. Biết đâu, khi dãn tới mức nào đó, một không gian nào đó trong số 4 không gian tự nhiên cuộn lại, thế là thể tích của vũ trụ giảm đột ngột. Còn nếu tất cả các không gian đều cuộn lại, chả hóa ra thể tích vũ trụ thu về 1 điểm => Big Bang?
    Thế còn thế nào là "vật chất tối" và "năng lượng tối". Vật chất tối thì dễ hiểu hơn, vì nó là vật chất (hố đen ý). Có quan niệm cho rằng hố đen có trường hấp dẫn quá lớn, đến nỗi không gian quanh nó bị bẻ cong theo một cách nào đó khiến nó không thể bức xạ bất cứ thứ gì và hấp thụ rất mạnh. Nhưng có lẽ, nó vừa là nơi tập trung vật chất, vừa là nơi năng lượng tối chuyển hóa thành vật chất. Thế năng lượng tối là gì? Ko ai biết. Em nghĩ nó là một dạng bức xạ có bước sóng lớn đến mức không thể tưởng tượng được (ví rụ bước sóng lớn khoảng 1 triệu năm ánh sáng chẳng hạn lol) => các tác động của nó ở tầm vĩ mô,như tác động tới sự chuyển dịch của thiên hà hay sự dãn nở của vũ trụ. Con người với những dụng cụ đo siêu hạn chế như bây giờ không thể nhận biết được nó mà chỉ phần nào thấy được những tác động của nó thông qua những quan sát vũ trụ. Thế thôi ạ! Khì khì! Những điểm bức xạ ấy truyền qua, gặp một điều kiện tương tác nào đó, như là một thiên thể đang co ngắn lại, có khả năng hấp thụ mạnh => năng lượng của bức xạ tại đó sẽ chuyển hóa thành vật chất tạo ra các lỗ đen ngày càng lớn. Thế là vũ trụ lại co bé lại và không hiểu về sau, cả trái đất mình nằm trong điểm kì dị của vũ trụ để chuẩn bị nổ pháo Big Bang đón tết vũ trụ thì có thể tích bằng mấy micromet? Khéo người em bây còn bé hơn cả 1 nguyên tử, lại dính sát vào Kristin Kreuk cũng nên.. hí hí

    [​IMG]
    Tâm hồn người con gái bí ẩn và quyến rũ như bầu trời đêm,
    vì ở đó có những ngôi sao xa thẳm đang chiếu sáng lung linh...​
  9. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    về vật chất tối em đã có post 1 chủ đề rồi hén,bác leromeo bảo không có vật chất tối à,em cho là có đấy,có những chứng cứ cho việc tồn tại của nó chứ bộ,bác thử vào link này xem thử nhé.http://ttvnol.com/forum/t_118367

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  10. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    đâu! ai bảo thế đâu! nhưng vật chất tối thì cũng chỉ là vật chất như bình thường mà thôi, ở trạng thái có tỉ khối rất lớn...
    [​IMG]
    Tâm hồn người con gái bí ẩn và quyến rũ như bầu trời đêm,
    vì ở đó có những ngôi sao xa thẳm đang chiếu sáng lung linh...​

Chia sẻ trang này