1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lượng tối và số phận bất định của vũ trụ

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi VU_XUAN_HA, 06/02/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pulsar83nuce

    pulsar83nuce Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    87
    Đã được thích:
    0
    A! ha! bai của bác viết hay quá, nhưng bác viết ngắn gọn một tí nha ! Em đọc thấy .....dài quá , không theo kịp
    {size=4}{blue}"a new toc vàng hoe "{/blue}{/side=4}
  2. leRomeo

    leRomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/09/2001
    Bài viết:
    6.009
    Đã được thích:
    0
    đúng đấy! nên post thành nhiều phần ngăn ngắn để dễ theo dõi các bác ạ...
    Chữ ký không hợp lệ!
  3. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Vâng tôi xin rút kinh nghiệm ,sẽ post thành nhiều chủ đề nhỏ hơn nữa (mà các bài của tôi đã post thành chủ để rồi mà ),rất mong được đóng góp ý kiến .
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  4. bigdog30784

    bigdog30784 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2002
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    số liệu của các thông tin này hình như không được khớp lắm thì phải. không biết có đúng không ạ.

    đừng bao giờ phạm phải sai lầm chấp nhận quá sớm là mình sai
  5. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    đúng là số liệu có khác nhau là do đây là những bài viết của một số nhóm các nhà khoa học khác nhau về vật chất tối ,cũng như vaò thời gian khác nhau ,lên có sự sai lệch ,mình chỉ post lên cho mọi người cùng đọc thôi,mong là mọi người thông cảm nhé!
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  6. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Ngôi sao đầu tiên hình thành như thế nào?
    "Thoát thai từ những đám khí khổng lồ, đầy ắp năng lượng tối, những hạt vật chất đã tụ lại, hình thành ngôi sao đầu tiên. Từ đó, ánh sáng chói lòa trải ra khắp vũ trụ, sau thời gian dài chìm trong màn tối mịt mùng kể từ vụ nổ Big Bang..."
    Đó là miêu tả của các nhà vật lý về sự hình thành ngôi sao đầu tiên. Tuy nhiên, chỉ như vậy thì người ta vẫn chưa hiểu ngôi sao này có hình thù thế nào.
    Nay, một nhóm nghiên cứu đã phát triển một phần mềm để dựng nên ngôi sao đầu tiên. Họ phỏng đoán, nó được hình thành từ một sự bùng nổ do lực hấp dẫn giữa các đám mây hydro và helium khổng lồ. Trong một mô hình máy tính, nhóm khoa học đã tính ra những điều kiện ban đầu của vụ nổ, trong đó có các yếu tố: trọng lượng, dòng khí và thành phần hóa học của những đám mây.
    Theo tính toán, hiện tượng cô đặc vật chất (do lực hấp dẫn) xuất hiện đầu tiên trong trung tâm của đám mây, tạo ra một mặt trời nhỏ. Rồi mặt trời này cứ lớn lên dần bằng cách hút vật chất từ đám mây. Dựa vào mô hình này, nhóm khoa học đã phác ra ngôi sao đầu tiên với khối lượng khổng lồ - gấp 100 lần mặt trời.
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  7. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng tối cũng ảnh hưởng tới sự sống
    Các nhà vật lý thiên văn Mỹ mới đưa ra lý thuyết cho rằng, sự sống chỉ có thể xuất hiện ở những hệ mặt trời cùng độ tuổi với thái dương hệ của chúng ta. Lý do là sự gia tăng của năng lượng tối làm các hệ sao xuất hiện sau này ngày càng có kích cỡ nhỏ hơn, nên không đủ khả năng tạo ra những hành tinh như trái đất.
    Các nhà nghiên cứu cho rằng các hệ sao mới quá nhỏ bé để có thể tạo ra các hành tinh chứa silic và sắt - hai nguyên tố quan trọng của sự sống. Lý do là trong một hệ mặt trời nhỏ, nếu một hành tinh xuất hiện và chứa các nguyên tố như sắt và silic, thì nó sẽ quá nặng, và sẽ bị hút ngay vào sao mẹ (nói chung, xác suất để một hành tinh bị hút vào sao mẹ ở hệ mặt trời bé thường lớn gấp nhiều lần ở hệ mặt trời lớn).
    Vì sao các hệ mặt trời sinh ra sau này (sau hệ mặt trời của chúng ta) ngày càng nhỏ đi? Câu trả lời nằm ở hoạt động của năng lượng tối. Theo các nhà vật lý, lần đầu tiên khái niệm năng lượng tối được đưa ra là ở phương trình vũ trụ của Einstein. Năng lượng tối tạo ra một phản lực, hướng ngược lại lực hấp dẫn, khiến vũ trụ ngày càng giãn nở. Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn chưa hề biết gì về nó.
    Những quan sát gần đây cho thấy, vũ trụ của chúng ta ngày càng giãn nở, chứng tỏ năng lượng tối đã vượt lên lực hấp dẫn. Nhiều nhà khoa học cho rằng vũ trụ không thể co lại được nữa. Số phận của nó là bất định và buồn thảm. Nó sẽ giãn nở ra mãi mãi, cho đến lúc các vì sao tách ra xa hẳn nhau và tàn lụi. Vũ trụ khi đó sẽ rất rộng, loãng, lạnh và tối, nhưng không thể co lại để tái sinh.
    Hệ mặt trời được sinh ra vào một thời điểm may mắn hiếm thấy (cách đây 4,5 tỷ năm), khi mà vũ trụ còn đủ đậm đặc để cho ra đời và nuôi dưỡng một hệ thống các hành tinh như chúng ta thấy ngày nay. Theo các nhà khoa học, các hệ sao được tạo ra sau thời gian đó sẽ không thể hội tụ đủ điều kiện để nuôi dưỡng một hành tinh như trái đất nữa. Nói cách khác, không thể có sự sống ở các hệ sao sau đó.
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  8. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    11 câu hỏi cuối cùng về vũ trụ
    Chiếc chìa khóa mở cửa bí mật vũ trụ hiện nằm trong tay các nhà vật lý và thiên văn, vì chỉ họ mới đủ công cụ để khai phá. Một tổng kết mới đây của Viện hàn lâm Quốc gia Mỹ đưa ra "11 câu hỏi cuối cùng" về vũ trụ, làm định hướng nghiên cứu trong thời gian tới.
    Các câu hỏi này được những nhà khoa học hàng đầu của ba trung tâm nghiên cứu lớn của Mỹ phác thảo ra: Cơ quan hàng không vũ trụ, Bộ Năng lượng và Quỹ khoa học Quốc gia. Sau đây là thứ tự các câu hỏi:
    1. Vũ trụ hình thành như thế nào - cụ thể, đâu là nguyên nhân vật lý của sự giãn nở, nhất là sự bung ra cực nhanh sau thời điểm vụ trụ hình thành?
    2. Đâu là bản chất của năng lượng tối, và cái gì khiến năng lượng tối tác dụng ngược lại lực hấp dẫn, làm vũ trụ giãn nở ngày một nhanh hơn?
    3. Năng lượng tối có ảnh hưởng như thế nào đến sự hình thành các thiên hà và các cấu trúc vĩ mô của vũ trụ?
    4. Có thể thống nhất thuyết hấp dẫn của Einstein với hiệu ứng lượng tử không?
    5. Các hạt neutrino có thể mang những khối lượng nào, và chúng ảnh hưởng thế nào đến vũ trụ?
    6. Các hệ thống gia tốc thiên nhiên - nguyên nhân tạo ra các hạt chuyển động siêu nhanh - hoạt động như thế nào?
    7. Các proton có bền vững không, hay là làm sao lý giải được sự bất cân bằng giữa vật chất và phản vật chất?
    8. Ở điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, liệu có các trạng thái vật chất mới kiểu như hỗn hợp quark-gluo không?
    9. Có các hệ không - thời gian khác không?
    10. Các nguyên tố nặng từ sắt tới uran xuất hiện như thế nào?
    11. Có cần thiết phải có một lý thuyết mới về vật chất và ánh sáng ở điều kiện năng lượng cao không?
    Các nhà khoa học hy vọng sẽ trả lời được ít nhất trên một nửa các câu hỏi trên trong vài ba thập kỷ tới, nhờ sự giúp đỡ của các phương tiện siêu hiện đại ở các đài thiên văn và trong các phòng thí nghiệm về vật lý hạt.
    Còn chúng ta ,liệu sẽ trả lời được mấy câu hỏi trên???
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  9. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Vật chất tối tràn ngập các thiên hà xoắn ốc dẹt
    Các nhà khoa học Mỹ mới tìm được bằng chứng cho thấy ở các thiên hà xoắn ốc dẹt có sự hiện diện của vật chất tối, và chúng có thể bẻ cong ánh sáng của các ngôi sao xa khi đi qua đó. Phát hiện này đã củng cố giả thuyết cho rằng 95% vật chất trong vũ trụ thuộc loại "tối".
    Nhóm nghiên cứu của Neal Dalal, Đại học California ở San Diego và Christopher Kochanek, Trung tâm Harvard-Smithsonian về Vật lý thiên văn ở Cambridge, Massachussetts (Mỹ) đã rút ra kết luận trên khi phân tích các bức ảnh chụp hồng ngoại các ngôi sao xa, khi ánh sáng của chúng đi qua những thiên hà xoắn ốc dẹt. Phân tích cho thấy, ánh sáng đã bị bẻ cong đi một góc khoảng 12 độ. Rõ ràng, xen giữa vật chất thường phải có những khu vực tập trung một lượng lớn vật chất tối. Chính vật chất tối đã bẻ cong ánh sáng.
    Nhiều nhà thiên văn cho rằng khoảng 95% vật chất trong vũ trụ thuộc loại "tối", tức là không thể quan sát trực tiếp được, mà chỉ có thể xác nhận thông qua tác dụng của lực hấp dẫn. Một số giả thuyết cho rằng vật chất tối gồm các hạt cơ bản, như hạt quark lạ, và chuyển động rất chậm trong không gian.
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.
  10. VU_XUAN_HA

    VU_XUAN_HA Thiên văn học Moderator

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    1.274
    Đã được thích:
    0
    Xác định tuổi vũ trụ theo cách mới
    Giờ đây các nhà khoa học đã có thể tính được tuổi của vũ trụ chính xác hơn nhờ sử dung cách đo bức xạ mới của uranium 238. Các nhà thiên văn học của đài quan sát De Paris Meudon, Chile đã sử dụng một kính quang phổ có độ chính xác cao đặt trên một kính thiên văn cỡ lớn phát hiện ra dấu tích quang phổ của uranium trên ngôi sao cổ CS31082-001. Qua tính toán cho thấy độ tuổi của ngôi sao này là khoảng 12,5 tỷ năm. Đây có thể được xem là tuổi tối thiểu của vũ trụ vì chắc chắn là các ngôi sao chỉ xuất hiện sau khi vũ trụ đã hình thành.
    Trước đây các nhà thiên văn học đã từng sử dụng Thori 232 để tính tuổi của vũ trụ. Theo cách tính này thì vũ trụ hình thành từ cách đây khoảng 9 đến 16 tỷ năm. Khoảng ước lượng lớn nhu vậy là do chu kỳ phân rã của Thori là 14,1 tỷ năm. Trong khi đó uranium 238 có chu kỳ phân rã ngắn hơn nhiều, chỉ 4,5 tỷ năm nên kết quả sẽ chính xác hơn.
    Dù mới xuất hiện nhưng phương pháp tính tuổi vũ trụ mới được hầu hết các nhà khoa học trên thế giới thừa nhận. Tuy nhiên độ chính xác của phương pháp này vẫn chưa đủ để bác bỏ mọi giả thiết vũ trụ khác. Hiện nay sai số của phương pháp này là 3 tỷ năm. Các nhà thiên văn học dự kiến sẽ giảm sai số xuống còn 1,5 tỷ năm. Điều này không dễ thực hiện vì dù chu kỳ phân rã của uranium đã được xác định chính xác nhưng do ảnh hưởng của bom hạt nhân trên trái đất nên độ phóng xạ của uranium lại càng khó xác định được chính xác.
    Nghiên cứu mới này sẽ giúp chúng ta xác định độ tuổi chính xác của vũ trụ, hiểu được vũ trụ, thiên hà và hệ mặt trời đã hình thành như thế nào.
    Love Of My Life
    Don't be afraid of the dark. At the end of a storm is a golden sky.

Chia sẻ trang này