1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Năng lượng.

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi ntt0180, 16/01/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Năng lượng.

    Chúng ta đều biết khái niệm chung về năng lượng và khái niệm về các loại năng lượng riêng phần: thế năng, động năng, nhiệt năng, quang năng... cụ thể như: quả tạ ở trên cao nó có thế năng, ôtô chuyển động nó có động năng, hòn than hồng có nhiệt năng, ánh sáng mặt trời là quang năng.
    Rồi khái niệm chung về vật chất và những hình thái biệu hiện ra ngoài của vật chất mà con người có thể cảm thấy được: vật thể, sự vật... cụ thể như: quả tạ (vật thể), nước biển (sự vật)...

    *
    *****
    Khái niệm cũ của năng lượng: "là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật".
    Khái niệm này cho ta thấy rằng: những vật thể có khả năng vận động thì chúng có năng lượng, tất nhiên các mức độ vận động của chúng là khác nhau. Động năng của một chiếc xe tải đang chạy lớn hơn động năng của một chiệc ôtô con chạy với cùng vận tốc.

    Vận động - theo cách hiểu thông thường của chúng ta xưa nay - thì là sự chuyển động (vật thay đổi vị trí), bức xạ (toả nhiệt) hay sự thay đổi trạng thái nội tại của vật thể do những thay đổi vị trí của những hạt cơ bản cấu tạo nên nó.

    Nếu theo cách hiểu về vận động như trên, khái niệm về năng lượng là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, đây là sự tiếp cận và giải thích vấn đề dưới con mắt khoa học. Kỳ thực thì trong thực tế có những biểu hiện của vật thể (hay sự vật) là vận động, nhưng chúng ta lại không cho đó là như thế...
    Ví dụ như: một quả táo có mùi thơm, đó là do nó toả ra mùi bay đến mũi chúng ta nên ta mới ngửi thấy mùi thơm đó, biểu hiện đó cũng là vận động, nó hoàn toàn giống với viên than hồng bức xạ nóng mà ta vẫn gọi là nhiệt năng.
    Một ví dụ khác như: ta ăn quả táo và thấy vị ngọt, đó là tính chất của loại hợp chất cấu tạo nên quả táo, hợp chất đó tác động đến vị giác của chúng ta, đó cũng là một dạng của vận động. Một sự vận động không sinh công.

    *
    *****
    Vậy vấn đề ở đây là gì? Vấn đề là ở chỗ định nghĩa năng lượng bên trên là đúng nhưng chưa đủ. Chưa đủ không phải là thiếu trong từ ngữ, mà là thiếu trong những ?ohình ảnh? xây dựng nên khái niệm vận động. Chính xác hơn ở đây là: tôi muốn mở rộng khái niệm vận động.

    Tuy nhiên, nếu ta mở rộng ra như trên thì lại thấy: có những biểu hiện của vật thể không phải là vận động (một cách tương đối) nhưng vật thể vẫn có năng lượng. Thí dụ như: cái tủ đựng quần áo đứng yên trong nhà, ta cho nó là không có năng lượng. (Tất nhiên, nó vẫn vận động vì vị trí của các hạt cơ bản trong nó thay đổi). Nó không chuyển động (v=0) nên không có động năng, Nó đứng sát mặt đất (h=0) nên nó không có thế năng. Nó không nóng hơn xung quanh nên không có nhiệt năng? Tuy nhiên, nó vẫn có những biểu hiện hướng về sự vận động (dù có vận động hay không). Cụ thể biệu hiện của sự vận động ở đây là chuyển động về tâm trái đất, do nó có sức nặng (trọng lượng) nên ép xuống sàn nhà một áp lực. Vậy nó phải có năng lượng.

    Năng lượng của cái tủ quần áo đó không phải là năng lượng nghỉ mà Einstein đã chỉ ra E=mc2 mà là năng lượng biểu hiện qua sức nặng do nó có khối lượng và bị trái đất hút.

    *
    *****
    Theo logic, một vấn đề khác được đặt ra ở đây là: thế một mình cái tủ đơn độc trong vũ trụ thì sao?. Nếu nó đơn độc trong vũ trụ thì việc nó nặng hay không là một điều vô nghĩa (cho dù vấn đề này vẫn còn chưa ngã ngũ). Tuy nhiên, ta thấy rằng: nếu giả như nó làm từ loại gỗ Pơ-mu thì nó vẫn toát ra mùi thơm. Đó là một sự biểu hiện của hợp chất cấu tạo của nó (tính chất). Còn mùi thơm đó cũng là năng lượng thì tôi đã nói bên trên, ở thí dụ về quả táo.

    *
    *****
    Sau nhiều lần chọn lựa từ ngữ và ướm thử, tôi đã tìm ra được khái niệm năng lượng: "là những biểu hiện của vật thể thông qua trạng thái hay cấu tạo của chúng".

    Thực ra khái niệm này không có gì mới hơn khái niệm cũ là mấy "Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ vận động của vật thể". Tuy nhiên nó cho ta thấy sự rộng rãi của khái niệm vận động, cũng như những trang thái (hay cấu tạo) mà vật thể biểu hiện ra bên ngoài, mà chúng ta vẫn thường gọi chúng dưới cái tên của một loại năng lượng riêng phần. Vì chỉ cần vật biểu hiện theo xu hướng có thể vận động là nó có năng lượng, bất kể nó có vận động hay không.

    Ngoài ra nó còn đúng cho những cách goi như: năng lượng hoá thạch - ý nhắc đến những vật (hay sự vật) có cấu tạo từ những chất đễ cháy như than đá hay dầu mỏ.
    *
    *****
    Ngoài lề: sở dĩ có việc phân loại ra các năng lượng riêng phần là cho ta nghiên cứu các vật thể khác nhau, hay các biểu hiện khác nhau của cùng một vật thể. Ví dụ khi quả tạ trên cao, nó có thế năng, khi chuyển động, nó có động năng, khi nóng (hoặc lạnh) nó có nhiệt năng. Tựu chung lại, khái niệm năng lượng chung nhất của năng lượng là: ?onhững biểu hiện của vật thể thông qua trạng thái hay cấu tạo của chúng". Quả tạ nóng - trạng thái, quả tạ trên cao - trạng thái, quả tạ chuyển động -trạng thái? Quả táo thơm - cấu tạo, quả táo ngọt - cấu tạo?

    Cũng như vậy: sở dĩ có những khái niệm vật thể, sự vật là do ta nghiên cứu một đối tượng, một bộ phận của thế giới vật chất. Vì khi ta nói đến ?ovật thể? là nhắc đến một ?ođối tượng? do vật chất cô đọng lại mà thành.
    ...

    Tết rồi, có ai rảnh không...?
  2. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Mod ơi cho tôi hỏi: sao tôi lại không sửa được chủ đề của topic mình vậy?
    -----------------------------------------------------------------------------------------
    Chúng ta đều biết khái niệm chung về năng lượng và khái niệm về các loại năng lượng riêng phần: thế năng, động năng, nhiệt năng, quang năng... cụ thể như: quả tạ ở trên cao nó có thế năng, ôtô chuyển động nó có động năng, hòn than hồng có nhiệt năng, ánh sáng mặt trời là quang năng.
    Rồi khái niệm chung về vật chất và những hình thái biệu hiện ra ngoài của vật chất mà con người có thể cảm thấy được: vật thể, sự vật... cụ thể như: quả tạ (vật thể), nước biển (sự vật)...
    *
    *****
    Khái niệm về năng lượng: "là đại lượng đặc trưng cho mức độ vận động của vật".
    Khái niệm này cho ta thấy rằng: những vật thể có khả năng vận động thì chúng có năng lượng, tất nhiên các mức độ vận động của chúng là khác nhau. Động năng của một chiếc xe tải đang chạy lớn hơn động năng của một chiệc ôtô con chạy với cùng vận tốc.
    Vận động - theo cách hiểu thông thường của chúng ta xưa nay - thì là sự chuyển động (vật thay đổi vị trí), bức xạ (toả nhiệt) hay sự thay đổi trạng thái nội tại của vật thể do những thay đổi vị trí của những hạt cơ bản cấu tạo nên nó.
    Theo cách hiểu về vận động như trên, khái niệm về năng lượng là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, đây là sự tiếp cận và giải thích vấn đề dưới con mắt khoa học. Kỳ thực thì trong thực tế có những biểu hiện của vật thể (hay sự vật) là vận động, nhưng chúng ta lại không cho đó là như thế...
    Ví dụ như: một quả táo có mùi thơm, đó là do nó toả ra mùi bay đến mũi chúng ta nên ta mới ngửi thấy mùi thơm đó, biểu hiện đó cũng là vận động, nó hoàn toàn giống với viên than hồng bức xạ nóng mà ta vẫn gọi là nhiệt năng.
    Một ví dụ khác như: ta ăn quả táo và thấy vị ngọt, đó là tính chất của loại hợp chất cấu tạo nên quả táo, hợp chất đó tác động đến vị giác của chúng ta, đó cũng là một dạng của vận động. Một sự vận động không sinh công.
    *
    *****
    Vậy vấn đề ở đây là gì? Vấn đề là ở chỗ khái niệm năng lượng bên trên là đúng nhưng chưa đủ. Chưa đủ không phải là thiếu trong từ ngữ, mà là thiếu trong những ?ohình ảnh? xây dựng nên khái niệm vận động. Chính xác hơn ở đây là: tôi muốn mở rộng khái niệm vận động.
    Tuy nhiên, nếu ta mở rộng ra như trên thì lại thấy: có những biểu hiện của vật thể không phải là vận động (một cách tương đối) nhưng vật thể vẫn có năng lượng. Thí dụ như: cái tủ đựng quần áo đứng yên trong nhà, ta cho nó là không có năng lượng. (Tất nhiên, nó vẫn vận động vì vị trí của các hạt cơ bản trong nó thay đổi). Nó không chuyển động (v=0) nên không có động năng, Nó đứng sát mặt đất (h=0) nên nó không có thế năng. Nó không nóng hơn xung quanh nên không có nhiệt năng? Tuy nhiên, nó vẫn có những biểu hiện hướng về sự vận động (dù có vận động hay không). Cụ thể biệu hiện xu hướng vận động ở đây là chuyển động về tâm trái đất, do nó có sức nặng (trọng lượng) nên ép xuống sàn nhà một áp lực. Vậy nó phải có năng lượng.
    Năng lượng của cái tủ quần áo đó không phải là năng lượng nghỉ mà Einstein đã chỉ ra E=mc2, mà là năng lượng biểu hiện qua sức nặng (trọng lượng) do nó có khối lượng và bị trái đất hút.
    *
    *****
    Theo logic, một vấn đề khác được đặt ra ở đây là: thế một mình cái tủ đơn độc trong vũ trụ thì sao?. Nếu nó đơn độc trong vũ trụ thì việc nó nặng hay không là một điều vô nghĩa (cho dù vấn đề này vẫn còn chưa ngã ngũ). Tuy nhiên, ta thấy rằng: nếu giả như nó làm từ loại gỗ Pơ-mu thì nó vẫn toát ra mùi thơm. Đó là một sự biểu hiện của hợp chất cấu tạo của nó (tính chất). Còn mùi thơm đó cũng là năng lượng thì tôi đã nói bên trên, ở thí dụ về quả táo.
    *
    *****
    Sau nhiều lần chọn lựa từ ngữ và ướm thử, tôi đã tìm ra được khái niệm năng lượng: "là những biểu hiện của vật thể thông qua trạng thái hay cấu tạo của chúng".
    Thực ra khái niệm này không có gì mới hơn khái niệm cũ là mấy "Năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ vận động của vật thể". Tuy nhiên nó cho ta thấy sự rộng rãi của khái niệm vận động, cũng như những trang thái (hay cấu tạo) mà vật thể biểu hiện ra bên ngoài mà chúng ta vẫn thường gọi chúng dưới cái tên của một loại năng lượng riêng phần. Vậy: chỉ cần vật biểu hiện theo xu hướng luôn sẵn sàng để vận động là nó có năng lượng, bất kể nó có vận động hay không.
    Ngoài ra nó còn đúng cho những cách goi như: năng lượng hoá thạch - ý nhắc đến những vật (hay sự vật) có cấu tạo từ những chất dễ cháy như than đá hay dầu mỏ.
    Sở dĩ có việc phân loại ra các năng lượng riêng phần là cho ta nghiên cứu các vật thể khác nhau: vật nóng, vật rơi, vật chuyển động... hay nghiên cứu các biểu hiện khác nhau của cùng một vật thể. Ví dụ khi quả tạ trên cao, nó có thế năng, khi chuyển động, nó có động năng, khi nóng (hoặc lạnh) nó có nhiệt năng. Tựu chung lại, khái niệm năng lượng chung nhất của năng lượng là: ?onhững biểu hiện của vật thể thông qua trạng thái hay cấu tạo của chúng". Quả tạ nóng - trạng thái, quả tạ trên cao - trạng thái, quả tạ chuyển động -trạng thái? Quả táo thơm - cấu tạo, quả táo ngọt - cấu tạo?
    Cũng như vậy: sở dĩ có những khái niệm vật thể, sự vật là do ta nghiên cứu một đối tượng, một bộ phận của thế giới vật chất. Vì khi ta nói đến ?ovật thể? là nhắc đến một ?ođối tượng? do vật chất cô đọng lại mà thành.
    ...
  3. Bao806

    Bao806 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2008
    Bài viết:
    14
    Đã được thích:
    0
    ntt0180 , Mình không hiểu ý bạn quả táo có mùi thơm và mình có thể ngừi thấy nó đó là do nó chứa phân tử có khả năng tác động lên niêm mạc mũi gây ra cảm giác mùi và phân tử đó đủ nhẹ để bay trong không khí đến mũi bạn có lên quan gì đến hòn than hồng toả nhiệt đâu. bạn cho rằng sự cảm nhận không phải là sinh công àh thế thì bạn sai rồi trước hết đường trong quả táo tác động vào gai vị giác sinh ra một dòng điện chạy dọc các dây thần kinh lên não thế nó cũng sinh công đó chứ , công đo nhỏ nhưng vẫn có sinh công đó chứ .
    Cái tủ nhà đứng trên sàn nhà thì nó vẫn có thế năng đó chứ thực ra trong tính toán người ta thường lấy gốc thế năng ở đâu đó bằng không là để tính sự thay đổi thế năng chứ không phải để tính thế năng . thực ra thì cần phải hiểu năng lượng theo kiểu sự thay đổi trạng thái . nếu nhiệt độ 2 vật bằng nhau nó không trao đổi nhiệt chứ không phải nó không có nhiệt năng . Không phải rằng các phân tử bên trong nó không chuyển động . Người ta hiểu thế năng sinh ra do sự thay đổi độ cao chứ không phải 10 m trên mặt đất có thế năng còn 0m trên mặt đất không có thế năng . Bạn rơi từ độ cao 10 xuống dất chân bạn cũng gãy ở mức độ nghiêm trọng giống như bạn rơi ở độ cao 100m xuống 90 m . nghĩa là sao , tôi cho rằng bạn chưa hiểu về khái niệm năng lượng người ta đang sử dụng . Người ta chỉ đo đạc tính toán năng lượng khi mà nó thay đổi tức là người ta chỉ tính toán độ tăng hay độ giảm năng lượng chứ không phải là tính năng lương
  4. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    ntt0180 , Mình không hiểu ý bạn quả táo có mùi thơm và mình có thể ngừi thấy nó đó là do nó chứa phân tử có khả năng tác động lên niêm mạc mũi gây ra cảm giác mùi và phân tử đó đủ nhẹ để bay trong không khí đến mũi bạn có lên quan gì đến hòn than hồng toả nhiệt đâu. bạn cho rằng sự cảm nhận không phải là sinh công àh thế thì bạn sai rồi trước hết đường trong quả táo tác động vào gai vị giác sinh ra một dòng điện chạy dọc các dây thần kinh lên não thế nó cũng sinh công đó chứ , công đo nhỏ nhưng vẫn có sinh công đó chứ .
    Cái tủ nhà đứng trên sàn nhà thì nó vẫn có thế năng đó chứ thực ra trong tính toán người ta thường lấy gốc thế năng ở đâu đó bằng không là để tính sự thay đổi thế năng chứ không phải để tính thế năng. Thực ra thì cần phải hiểu năng lượng theo kiểu sự thay đổi trạng thái . Nếu nhiệt độ 2 vật bằng nhau nó không trao đổi nhiệt chứ không phải nó không có nhiệt năng. Không phải rằng các phân tử bên trong nó không chuyển động . Người ta hiểu thế năng sinh ra do sự thay đổi độ cao chứ không phải 10 m trên mặt đất có thế năng còn 0m trên mặt đất không có thế năng. Bạn rơi từ độ cao 10 xuống dất chân bạn cũng gãy ở mức độ nghiêm trọng giống như bạn rơi ở độ cao 100m xuống 90 m . nghĩa là sao , tôi cho rằng bạn chưa hiểu về khái niệm năng lượng người ta đang sử dụng . Người ta chỉ đo đạc tính toán năng lượng khi mà nó thay đổi tức là người ta chỉ tính toán độ tăng hay độ giảm năng lượng chứ không phải là tính năng lương.
    ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
    Vàng 1: Xin bạn mô tả cơ chế tác động của phân tử mùi đến mũi người.
    Vàng 2: Xin bạn mô tả cơ chế tác động của viên than nóng lên da người? Làm sao ta biết nó nóng?
    Vàng 3: Thì tôi chỉ nói ra rằng: khi đó thế năng không phải bằng không thôi mà, tôi có nói phản đối điều gì đâu. Theo công thức của thế năng, rõ ràng là thế năng bằng không khi h=0 mà. Bằng không là bằng không, mà thay đổi là thay đổi. Sao bằng không lại không là bằng không vậy nhỉ?
    Vàng 4: Tôi hiểu.
    Vàng 5: Đành rằng ta hiểu là như vậy, nhưng có phải ai cũng hiểu được như vậy đâu? Đẳng thức toán học thì phải chính xác, rõ ràng... Bạn không thể lý luận kiểu như thế để bênh vực nó được!
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 21:33 ngày 17/01/2009
  5. ntdu

    ntdu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/11/2006
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    Bạn hiểu nhầm từ vận động nên mới có topic này.
    Vận động, hiểu theo nghĩa chung nhất, là sự biến đổi TRẠNG THÁI của sự vật hiện tượng, nhấn mạnh là sự thay đổi VỊ TRÍ chỉ là một kiểu vận động đơn giản nhất mà thôi.
  6. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Tôi hiểu ý bạn!
    Nhưng có lẽ bạn chưa hiểu ý tôi.
    Khái niệm trong khoa học khác với khái niệm trong cuộc sống. Khái niệm (về một thứ gì đó) trong cuộc sống thường rộng hơn khái niệm trong mỗi ngành nghề.
    Trong ngữ cảnh này bạn và "Vật lý" có cho rằng quả táo thơm là nó đang vận động không? Hay chỉ có triết học với cho là như thế.
    Nếu bạn kiên nhẫn đọc lại đoạn bôi vàng, bạn sẽ thấy tôi không hề hiểu sai khái niệm, và tôi đang muốn mở rộng nó.
    Vật lý nói riêng, khoa học nói chung không phải là những thứ quá cao siêu, xa rời cuộc sống. Trái lại, chúng lại rất đơn giản và thân thuộc. Với những logic rất đời...
  7. Smellthecafe

    Smellthecafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mình mới chỉ được học rằng "năng lượng là đại lượng vật lý đặc trưng cho khả năng sinh công" chứ chưa biết khái niệm về mức độ vận động. Bạn lấy từ nguồn nào vậy?
    Còn định nghĩa "mở rộng" của bạn mình thấy rằng nội hàm của nó không rõ ràng, ngoại diên thì mơ hồ, nói tóm lại sau khi đọc nên mình không biết đó lại là năng lượng .
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Không hiểu cái thuyết năng lượng tràng giang đại hải này đến chừng nào mới kết thúc nhỉ? Cứ vài tháng lại ra bản vá lỗi :D
  9. ntt0180

    ntt0180 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/05/2005
    Bài viết:
    1.115
    Đã được thích:
    0
    Àh! cái này tôi cũng đã nghĩ qua rồi, nhưng để ý box vật lý mọi người không quá chữ nghĩa nên tôi không đưa ra. Tôi là tôi muốn đưa ra một khái niệm rộng rãi trong cuộc sống. Nếu dùng cho riêng vật lý thì có thể thêm vào: "là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biểu hiện của vật thể thông qua trang thái hay cấu tạo của nó". Tất nhiên là đại lượng thì sẽ xác đinh được sự to nhỏ của nó rồi. Cách xác định thế nào thì: trước nay ta dùng thế nào thì vẫn thế ấy.
    Đúng là ngoại diên nó hơi mơ hồ. Phần vì nó rộng, phần vì bạn không thèm để ý.... Với cái ý thức không tin một ai đó, xin bạn đừng đọc những gì người ấy viết. Vì chỉ đọc gọi là thì sự nhận định nó không có chiều sâu. Mình xin đấy!
    Đúng rồi!
    Mỗi lần nhặt nó lên, mình thấy nó bị vấy bụi nên phủi đi cho sạch ấy mà. Đó cũng là chuyện bình thường. Mọi thứ trong cái thời đại này đều có xu hướng cập nhật phiên bản mới, hội chứng 1.0 1.1... Thế lại hay, vừa đảm bảo ta đang hoạt động vừa thoả mãn hội chứng thích cái mới của xã hội. Bạn có đọc lại tờ báo của ngày hôm qua không?
    Mà phát biểu thì không có gì thay đổi cả. Chỉ có những nhìn nhận thêm là mới thôi. Tôi tin rằng hiện nay vẫn có người "nhăn trán" để nghĩ ra cách diễn đạt thuyết tương đối sao cho đơn giản để giới trẻ dễ hiểu. Nếu mr già nào mà hiểu được nó cũng là đang còn "trẻ".
    Được ntt0180 sửa chữa / chuyển vào 10:28 ngày 21/01/2009
  10. Smellthecafe

    Smellthecafe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2004
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Mình chỉ biết chút ít về logic hình thức cũng xin thử phân tích lại định nghĩa năng lượng của ntt1080
    version 1.0: " là những biểu hiện của vật thể thông qua trạng thái hay cấu tạo của chúng".
    - ngoại diên: biểu hiện ???
    - nội hàm: qua trạng thái hay cấu tạo ???
    => version này không đáp ứng yêu cầu cho một định nghĩa, dù có cố gắng giải thích vòng vo thế nào đi nữa.
    version 1.1: "là đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biểu hiện của vật thể thông qua trạng thái hay cấu tạo của nó".
    - ngoại diên: là đại lượng vật lý
    - nội hàm: những biểu hiện thông qua trạng thái hay cấu tạo
    mình không hiểu "những biểu hiện qua trạng thái hay cấu tạo" nó là những đại lượng vật lý gì, nó dùng để mô tả đại lượng nào? bạn có biết mối quan hệ giữa ngoại diên và nội hàm trong một định nghĩa không?
    Mình lấy vài ví dụ hài hước trên mạng cho bạn thử xem thế nào là một định nghĩa nhé:
    Dây phơi: thiết bị làm khô bằng năng lượng mặt trời.
    Gương soi: dụng cụ tạo hình, có màn hình phẳng, độ chính xác rất cao, tạo ra những hình ảnh trung thực, hoàn hảo, được dùng để phân tích sắc đẹp.

    những định nghĩa này dù chưa đủ, chưa thực sự chính xác nhưng nó đáp ứng yêu cầu của 1 định nghĩa.
    Hy vọng sớm được đọc version mới 1.2, 1.3, 1.4 ....10000.1 .....

Chia sẻ trang này