Nào nào xin một góc Những con đò Bến cá như cái nơm lớn úm tất thẩy mọi thứ trong đó , một dãy nhà nhiều tầng nhơ nhuốc son phấn của các cô gái bán trôn nuôi miệng , những gã phu xe nhếch nhác , hôi mù dầu mỡ , ngáp dài từng chặp đang đánh đáo lỗ ăn tiền ( Từ ngày tiền xu tái xuất hiện đâm ra họ có thêm trò giết thời gian ). Khu du lịch càng lúc càng chuyển mình , thì càng lúc càng nhiều những số phận vơ vất đầu đường xó chợ từ nơi khác mò về . Những chú bé đánh giầy cầu bơ , cầu bất sách thùng đồ nghề câu khách qua ngày , những tâm hồn trẻ nhỏ phải vật lộn sớm với đồng tiền làm sạm lại những khuôn mặt chưa khắc đủ hình hài . Miên man trong nỗi nhớ về em , tôi chênh vênh trên con đò nát mục ngắm nhìn bến cá bằng nỗi cảm thương tột cùng . -Bá cho con ra tàu Tân Hải . - Chú ra đó làm gì ? -Dạ , lấy chút đồ trong Phòng gửi ra ! -Nghỉ lại qua đêm có làm tý không chú ? - Bá cứ đùa , tụi công nhân làm chó gì có tiền mà làm tý , gái đảo chán mù , cứng như cành củi , cho tiền con cũng chẳng thèm . -Ấy chết , chú cứ nói thế , ối đứa ngon ngật ra đấy ? -Hji` ! đấy là bá thấy ngon ngật thôi , chớ con có thấy gì đâu nào ? Ông lái đò là một lão già đã ngoài năm chục , cốt cách còn tráng lắm , theo lão nói , nghề chở đò nó như cái nghiệp đã vận vào người , trước còn sung mãn , cũng thuyền lớn ,thuyền bé , đến khi mạt vận thì còn con đò cũ ở lại với mình , cũng tại cái anh rượu chè , cờ bạc mà ra , nghề sông nước mỗi lúc nhàn rỗi đâm hỏng người , mới đầu còn vài đồng sau lên đến tiền trăm ,tiền triệu, rồi bạc tỷ lúc nào chẳng biết , thế thành trắng tay . Quanh cái bến cá này , là đất dung dưỡng bao kiếp bần cùng , những cô gái bán hoa hết thời rồi cũng xuống đò , những anh phu xe , hết vận rồi cũng xuống đò , rồi các chị các mẹ nhà thuyền trong lúc chờ chồng , chờ con về cũng làm một đò thực phẩm , đồ uống , hoa quả , thuốc men bán cho dân chài lưới . Tưởng trên sông trên nước chẳng nợ lần , vậy mà vẫn bị quỵt như thường , khách ta quỵt , đến khách Tây cũng quỵt , rõ là mặc cả từng đồng rồi , lúc lên bến cứ thế mà đi chẳng tiền nong gì sất , chẳng lẽ bỏ đò lên mà đòi ? Bến cá đò đông như kiến , kẻ yêu thì ít , kẻ ganh ghé thì nhiều , lên bờ chút dưới nó úp đò có giời mà tìm . Thằng Thành như con loi choi , nó là lái phụ của Huyện ủy , dụ khị tôi lúc trời đã sang chiều : bác làm xong rồi , tối xuống bến chơi với bọn em , đi đò ra ***g , vừa rượu vừa nghe hát , thú lắm ! - Tớ có hát được cóc bài nào đâu mà hát ? - Thì bác cứ ngồi nghe cũng được .Tụi gái ngoài ***g giọng chất lắm . -Thế hả ? Ừ thì nghe , tớ chỉ rượu thôi đấy , còn các cậu làm gì thì làm , chú Thảo vừa vất cho tớ năm lít đây , liệu đã đủ chưa ? - Thừa , mỗi thằng còn được cuốc . - Bố khỉ ! suốt ngày gái mú , về con vợ nó biết nó không phanh xác ra ? - Bác nói hay chửa , con vợ em tận trong Phù Long biết thế chó nào được ? Đến nước này tôi đành phải cười . -Đi thì đi . Bãi ***g là một khu ven núi , nhà nổi ken vào nhau , bềnh bềnh trên nền nước xanh thăm thẳm , chắc chỗ này rất sâu , theo Thành nói thì Huyện có cấm nhưng dân tứ xứ làm ngư nghiệp vẫn đổ về đây lấy cái vốn trời cho biến không thành có , trước thì cũng chỉ sản xuất bán cho tụi nhà hàng trên cạn , sau thì làm dịch vụ luôn tại chỗ , được cái rừng vàng biển bạc , họ hò nhau đào được gì cứ đào . Bãi ***g mù mù ánh đèn , nó được ví như những quán vườn trên phố , chỗ này phải nói thơ mộng thật , đáng để người ta tìm đến giải trí sau ngày , chúng tôi tới từ sớm mà những con đò đã san sát , lách lên nhau , có ***g cỏ cho tụi lái đò , đó là chỗ chỉ dăm ba điếu thuốc , chén nhạt , vài quả ổi , quả cam . Giữa bãi ***g là một trại lớn , đèn màu đủ sắc , khói thuốc mù mịt , dân đảo nhất là thanh niên mới lớn tụ hội về đâu rất nhiều . -Bác chơi kiểu nghệ hay kiểu bụi ? - VÀo chỗ nào yên yên chút ! -Hiếm !Nhưng mắc lắm . -Tớ không khoái không khí ồn ào , được chứ ? Ghẹ ***g nhỏ chỉ bằng nửa bình thường , mình chắc nịch , gạch kín mai , thịt ngọt lịm .Tôi chậc chà khen ngon , mà quả là ngon thật , ăn không ngán như ghẹ đánh bắt ngoài bể , rượu đã vài tuần , ai đấy đều tâng tấng , Thành bảo rượu mà thiếu thi ca là chán phèo , thế là ới một cô tiếp viên lên hát . Cô gái không phải người miền biển , tôi thấy thế vì nước da cô trắng bóc , cái cung cách e dè kia không phải là cung cách của những cô gái quen nghề cá mú , tôi hỏi nhỏ Thành : Con bé này chắc trong miền ra ? Cu cậu im lặng không trả lời , gật gù khề khà chén rượu . Nhạc nổi lên , một thứ nhạc nếu không trên miền sóng nước bao la này có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay đó là một cung điện hay lầu son nào đó . Tiếng nhị réo rắt , tiếng trống tưng tưng từng chặp cuốn con người ta đi , dù là người có trái tim khù khờ nhất hay giả thẩm thấu về âm nhạc kém cỏi cũng phải bồi hồi rung động : Tiếng nhạc hát Ả đào ?Đàn tranh lúc nhặt lúc thưa , tiếng ỉ ả của người con gái con đương thì ngọt lịm vang vang trong tiếng sóng dồn từng chặp . Cô bé ngả nghiêng theo từng phách , từng hồi . Rượu đến hồi lự người , tiếng hát đã chìm đâu xa vắng , tôi mê đi , say , cái say lạ của kẻ chưa biết một lần say thực sự . Ngày mai kia , rời bỏ chốn này , chắc tôi lại được nhớ , vâng ! nhớ lắm chứ !nhớ cuộc sống sung khắc giữa ngày và đêm miền biển , cuộc sống con người ta thèm được đánh đổi tất cả để chuốc lấy dù chỉ một giờ . -Các chú về ? LÃo lái đò hỏi như dò dẫm . - Về làm gì , ra biển hóng mát , lão cho bọn tớ đi long rong một vòng vịnh . -Vâng ! mời các chú lên đò . Lúc này thì thực sự tôi đã tỉnh , không phải vì gió biển cuồn cuộn thổi mà vì tỉnh bởi câu chuyện mà lão lái đò kể cho chúng tôi nghe . Thành đã thiu thiu ngủ , chắc cu cậu uống nhiều . -Chú biết con đò này của lão từ đâu mà có không ?Không biết đúng không ? làm sao lão phải dạt về xứ đảo này làm nghề chèo đò chú chắc cũng chẳng biết ? Một thời nó qua quá lâu rồi , Ừ ! ai cũng có một thời của mình . ''''''''Luận là một chàng thanh niên miền biển , trước thì dân chài ai cũng có niềm đam mê biển cho riêng mình , một xóm chài ven biển là một khoảng thời trai trẻ ,mà Luận đã khổ sở , vui sướng cộng với cả những yêu thương cho nó .Mỗi mùa cá qua là mỗi mùa trong Luận lại bùng cháy khao khát giàu có , ừ thì sống ai mà chẳng muốn thế , muốn thực sự có thật nhiều , thật giầu , nhưng để làm gì thì trong trái tim còn non nớt của Luận,Luận không biết , và chắc chẳng biết để làm gì . Lênh đênh mãi trên miền sóng nước , tiền quá vô nghĩa với dân làm nghề cá , thế là bị đơn điệu và buồn chán trong chính cuộc sống mình đang có . Luận đã bắt đầu khác từ cái suy nghĩ đơn điệu và buồn chán đó . Một ngày , biển yên gió , cái sự yên ổn giả tạo mà biển luôn có đó đánh lừa cả những ngư dân lành nghề , nền trời láng một màu bạc trắng loang loáng . - Em sẽ đợi ngày anh trở về chứ em ? - Anh đi để làm gì , khi chúng ta chẳng cần phải giầu có , chẳng phải cần tiền , biển sẽ nuôi chúng ta , rừng đằng sau sẽ sưởi ấm cho chúng ta , em xin anh đừng đi , em xin anh đấy , còn con chúng ta , nó cũng sắp chào đời , nó cần một người cha và em cần một người chồng , anh đi rồi em biết nói gì với dân làng , biết nói gì với cha mẹ đây , anh ! em xin anh đừng đi . Luận gằn giọng , khẳng định cái quyết tâm của mình . -Đi ! anh phải đi , đi để có thật nhiều tiền , để em được sung sướng , anh không muốn cuộc đời con mình nó khốn khổ như mình . Người con gái khóc dòng , cô gái đẹp như bông hoa Trang trên núi , đằm thắm mà duyên dáng , cô gái mạnh như bông dã quỳ rực vàng bãi biển , mắt cô sáng quắc : - Em không cản anh , nhưng xin anh hãy nghĩ cho con chúng ta , nó sắp chào đời , nó cần anh , thực sự rất cần anh . Đêm đó biển gào thét , cơn bão miền nhiệt đới bất ngờ trờn tới cuốn tung những gò cát , hất tung những mái tranh nhếch nhác ven núi , mẹ biển điên cuồng , giận dữ như muốn nuốt sống những sinh linh nhỏ bé . Quá nhỏ bé trước mẹ biển rộng lớn . Luận đã dứt những giọt nước mắt lã chã của người vợ sắp cưới ra đi , Luận chỉ mong một điều rằng mình sẽ đổi đời , chuyến đi này dù có đánh đổi cả cuộc sống vẫn phải đi .Tiền , đồng tiền đã làm mờ nhoè cả ý trí con người , biết bao người đã làm nô lệ cho nó giờ đây đến Luận , một chàng trai chài lưới chất phát . Mãi sau này Luận còn tự hỏi rằng , vì sao mình lại đánh đổi những hạnh phúc nhỏ nhoi của cuộc đời để chuốc lấy những khổ đau và bất hạnh . Ngay đêm đó , trong tiếng gào thét điên cuồng của biển con Luận đã chào đời , một đứa con gái bé xíu thiếu tháng ,dăn dúm , đem nhoẻm .Cô gái chỉ kịp bế đứa bé về đến chái lều con rồi gục xuống ,một kiếp người đàn bà chưa nhìn mặt con , một kiếp khổ đau chưa kịp hưởng cái mà Luận gọi nó là sung sướng mà Luận đã cố dứt cô ra để tìm kiếm . Sóng gió đã yên , Luận vật từng hồi trong cơn say điên cuồng của biển , thuyền có hơn chục người , hết nước ngọt ,hết lương thực . Những tiếng rên rỉ tưởng chừng như chìm hẳn trong tiếng nhẹ nhàng sóng biển . Con người khi trôi vào vô định họ thường mơ thấy những cứu rỗi , những thiên đường , Luận trong cơn mệt mỏi , thấy người vợ nhỏ bé xinh tươi núng nính một nụ cười mãn nguyện trên một tòa lâu đài tráng lệ tựa vai vào biển . Trại tỵ nạn nhốm nháo như nồi cơm khê nhão , tiếng í ới , gắt gỏng , rồi máu , mước mắt , những ê trề tủi hổ gánh trên những khuôn mặt nhàu nhĩ . Có thể ai đó không biết ngày mai mình sẽ thế nào , có những người tự hỏi ta đang tìm thiên đường nào đây cho mình .Nước thứ ba là cái đất nước thế nào ? Dân chủ ? giầu sang ? và tất thảy mọi thứ súng sướng mà ngày trước kẻ tổ chức đã tô vẽ một cách hào nhoáng . Luận chơi vơi trong suy nghĩ thất vọng . Phải chốn ra ngoài , ngay trên đất này , cái mảnh đất mà người ta khoác cho nó cái danh rất hào nhoáng: Con rồng châu Á ! Chỉ không hơn không kém một thằng culy đầu đen , vác đất đá , rửa bát , chạy bàn , móc cống , đổi lại mỗi công được 5đô HK , Luận thấm thía dần cái giá phải trả cho sự giầu sang mà mình cố vẽ . Trong cơn bấn loạn kiếm tiền , Luận đã nhấn sâu vào vòng sa đọa , cái sa đọa mà tự thân chuốc lấy , sa đọa tự mình ban phát cho mình , Luận đau lắm nhưng không kêu được . Những cảnh truy đuổi người nhập cư bất hợp pháp ám ảnh Luận , nó như vết dao lam rạch ròi từng nhát sắc lịm trên khuôn mặt vốn phong tình . Một con điếm đứng đường , một thằng nhập cư bất hợp pháp , những món hàng kích thích , thuốc lá , ma túy dẫn dắt họ từng ngày vào cái mà họ đang mong muốn : Tiền ! Luận như con thú cùng đường , không bấy víu vào đâu , không mang một cái danh gì trên cuộc đời , không gia đình , không bạn bè . Con bé đứng đường đón khách đó chẳng qua giao kết lại với Luận cũng chỉ vì vật chất hàng ngày , biết nó phản bội lúc nào ? Lừa lọc và man trá đã gặm sâu vào những tâm hồn trai lỳ với cuộc sống , vốn đã gặm nhấm từng miếng cái chữ nhân mà con người ta sinh ra đã có ...'''''''' Những lúc một mình , Luận buồn , Luận như con thú bị nhốt cũi lâu ngày , ***g lộn trong cơn điên loạn , cái giá phải trả cho giầu sang đáng sợ hơn bao giờ , với con người Luận , những chất phác từ ngày còn ở bến cá quê nhà mất sạch , tan như bọt sóng từng lúc chậm choạng tìm sinh linh nhỏ bé cuốn vào lòng biển . Có lẽ phải về , mong muốn đó thôi thúc luận , từng ngày , từng giờ . Vậy mà mười năm năm qua đi , mười năm năm cho cuộc kiếm tìm ,Luận trở về với mảnh đất đã sinh ra mình , Những lạ lẫm làm con người Luận như ngơ ngẩn , Luận thẫn thờ với cuộc sống quê hương biến đổi , trong túi Luận không còn nhiều , trước khi con bé đứng đường bỏ Luận nó đã lấy mất hai phần ba số tiền Luận kiếm được . Với gần 30 ngàn USD trong túi , Luận phải làm gì đây ? Bài toán kinh tế đối với Luận như mớ lòng bong , Luận chưa biết làm gì lúc này , trừ việc đi tìm lại cô gái một thời yêu mến , một thời chuẩn bị là vợ sắp cưới của mình . Làng chài gợn lên những nếp nhà mái bằng cao ngất , cuộc sống dân chài đã khác , con người dan chài cũng khác , bao năm bặt vô âm tín Luận như kẻ lạc đường ngơ ngẩn với nỗi hân hoan thời đại , lạc lõng trong thế giới đảo điên xoay chuyển , Luận chột dạ và sợ , một nỗi sợ tìm người thân không gặp ai thân ai thích . Giờ này không còn ai , không còn những gương mặt thân quen , không còn một bóng giáng thân thuộc , dân chài người thì ở lại học theo thói thị trường , người thì lang bạt tới tận đẩu tận đâu tìm cuộc sống như Luận . Với Luận mảnh đất Quê hương còn mới mẻ và xa lạ gấp ngàn lần cuộc sống chui lủi bao năm bên HK , Luận choáng ngợp trước mọi sự kiện , nhưng dù sao với vốn sống anh chị bao năm , con người Luận lại trỗi dậy một đam mê mãnh liệt . Làm giầu trên chính mảnh đất quê hương mình . Chỉ vài tháng khi về đến quê cha đất tổ , bên bờ biển thoai thoải một nhà hàng sang trọng được khai sinh bằng chình tên ông chủ : Luận Trang quán . Ngày khánh thành , dập dịu khách du lịch ghé qua , có nhiều thành phần đến khu du lịch này , công chức , việt kiều và cả những dân tứ chiếng giang hồ khi nghe đến miền đất trù phú chơi bời này có một đàn anh khét tiếng bên kia về mở hội , Luận ưỡn người ra đằng trước tợp từng hớp cái chất cay nồng vào người , thỏa mãn với những gì mình có sau bao năm chật vật xứ người . - Giá anh làm thêm ít hàng tươi nữa thì đẹp . - Chú cứ đùa , thời buổi này ai dám đánh bạc với chính quyền ?với lại vùng này hàng khan lắm kiếm nó khó ? - Ôi dào ! ông anh lo gì , ới tụi em một tiếng thì đầy nhà là cái chắc , chỉ sợ ông anh không có gan làm ăn nhớn thôi ? - Anh mày mà sợ chắc chẳng thằng nào đất này dám làm , thư thư anh tính tiếp , bây giờ cứ lèng mèng thế này đã , sau này hẵng hay . - Có gì ông anh nháy thằng em cái là xong liền , chứ em thấy , nhà hàng nhớn thế này , thiếu khoản đó nó cứ văng vắng thế nào . - Hà... chú mày cũng tinh ăn phết , anh muốn nó còn nhớn hơn nữa kia , chứ thế này bõ bèn gì ? Đêm đó Luận mất ngủ , Luận nghĩ đến những bài toán hóc búa thằng em bày ra làm việc với chính quyền . Luận nghĩ : Chân ướt chân ráo mới về , không biết các ông chính quyền nghĩ gì , còn phải tạo cho mình một cái phông đủ choáng ngợp nơi đất này rồi làm gì thì làm . Luận trăn trở thực sự trong một bài toán tưởng rất đơn giản mà với Luận sao nó khó khăn , khúc khuỷu đến thế . Men rượu từ chiều ngấm sâu vào Luận , Luận không cho phép mình hi sinh vô ích ngay từ những bước chân đầu trở về . Trong những toan tính tiền bạc , Luận lại nghĩ về người con gái xưa . Chẳng biết bây giờ cô ấy thế nào ? Trong hồi ức buồn buồn của lão lái đò tôi mường tượng ra những khủng khiếp của cuộc đời mà con người chính ra là rất sợ gặp phải , nhưng đều được toại nguyện , những toại nguyện mà ông trời ban phát cho , buộc ta phải chấp nhận . Bố gặp con , thương mến bằng tình máu mủ hay là kẻ thù không đội trời chung trong chốn phồn hoa con người chỉ tính với nhau bằng tiền ? Có lẽ Luận được tính bằng tiền trong đời và tất nhiên là cái lẽ bù trừ Luận sẽ chẳng còn chút tình nào dành lại cho mình . Nhiều năm tù tội đổ lên vai Luận , buông xả ra ngoài đời chẳng phải là một thứ người , cũng chẳng thành một thứ rác rưởi mà thành một cái xác tật nguyền trong tâm hồn . Gió biển đêm lạnh lùng cuốn những số phận vào lòng .Thiếp một giấc dài , tôi hiểu cuộc đời khi tô vẽ sẽ chẳng đoạt được điều gì . (C.T) Được kephahoai sửa chữa / chuyển vào 18:30 ngày 22/05/2004
Vị khách ngồi một mình bó cằm nhìn ra Biển , Luận Trang Quán vào thu đìu hiu vằng vẻ , gió biển lộng từng hồi bạt cát ẩm vào xát đồi thông . - Ông chủ có bài tiền chiến nào nháy lên phát đỡ buồn ? -Anh nghe Trịnh hay Cao ? - Bỏ mẹ mấy cái lão ấy đi , làm tý không lời cũng được . Nghe cái điệu bốp chát từ người khách , Luận thấy lòng rờn rợn ,: Ừ thì làm dâu thiên hạ , ngậm chút có sao . - Làm chén chứ ông anh ?Thấy ông anh hình như cũng là dân chài lưới , sao không làm ít thuyền tải chở hàng , độ này đang mùa hàng cáy , có vốn như ông anh bỏ ít tỷ vào mấy cái tầu, ngồi mát mà ăn bát vàng ông anh ạ ? - Chú đùa , Hàng đâu mà làm ? - Nếu ông anh không chê thằng em thì anh em mình liên kết với nhau , anh có nghề em có nguồn , dựa vào nhau mà sống ? - Nghe được đấy , tuần sau chú lại , anh em mình bàn . - Nào nào , rồi sẽ lại , hết đi ông anh . Con tôm sú to bự lọt thỏm vào đôi hàm lởm chởm , vị khách ngấu nghiến cái mùi biển , ngấu ngiến một cách thô bỉ , cợt nhả . Luận không tin lắm cái hạng người này , nhưng tiền , nghe đến tiền Luận bỏ mặc những linh cảm không tốt ,cùng hồ hởi rít từng ngụm mỗi khi vị khác ''Nào nào ...'''' -Nhâm dịp anh em mình gặp nhau , anh có lọ Hải sâm ngâm với nếp cái hoa vàng cùng Mật ông núi , cái này vừa lự vừa mát , chú mày hôm nay tới bến được không ? -Hề gì ! Đêm đó Luận lang thang ngoài biển , đầu lung những con tính : Một cái đầu máy cũ bên đó họ bán có mấy chục ngàn , về mông má sờ tút vất ra cho tụi chợ cũng được ngót triệu , ngon thế bỏ sao được , nhưng Luận lo lắm , buôn lậu thì khó bền , trong thâm tâm Luận hứa với mình chỉ làm vừa đủ rồi nghỉ , nhất định nghỉ không màng , rồi làm cái khác nhẹ nhàng hơn . Lời động viên từ thằng Thiệp làm Luận rộn lòng : Ừ thì gì cũng có luật có làng , làm gì chẳng có bảo kê , nghĩ thế Luận thấy yên lòng . Biển đêm đẹp như bức vẽ người đàn bà , mảnh trăng cuối mùa trải dài tới chân cát, liếm láp vào cái hồn vốn thoi thóp . Luận giật phăng quần áo ,trẫm ào vào lòng biển , lạch nước bám lấy Luận , quấn quýt và rên xiết , Luận cứ kệ cho thân mình bập bềnh .Biết là ngày mai cuộc sống còn tiếp diễn , Luận chẳng muốn nghĩ thêm về nó nữa , kệ nó như bây giờ , kệ thảy để nó cuốn , tới đâu cũng là biển cững như tới đâu cũng là cuộc đời . (C.T) to Pianist : He....he....Có văn hoá đâu mà Thiếu ? biendi : Thuốc đắt thế chữa làm gì ?
Thế là lão lái đò đi rồi , sáng đọc mẩu tin trên an ninh thấy có mục : Người lái đò cá thể trên vịnh Cát Bà chết vì nhồi máu cơ tim trên con đò của mình .Nghĩ mà xót cho một kiếp người , cũng hụt hẫng lắm và cái kết cục hụt hẫng ấy cũng được định đoạt từ rất lâu trước ,ra ngoài đó đưa tang buổi sáng , những vòng hoa vật vờ trôi theo sóng tiễn linh hồn lão vào hư không , ừ thì cũng một kiếp người , thế là hết , thế là lặng im với đời , và bỏ giữa chừng câu chuyện lão kể về cuộc đời . Đoạn cuối này tôi đã viết xong từ tháng trước định để nó chìm đi , nhưng thôi post hết cho nó vuông tròn , cũng mong dưới kia cái linh hồn lão cũng được vuông tròn như tôi mong muốn .Trả lại tên cho Lão bằng chữ Khảng lão mang , Khảng với những nỗi niềm của lão . Tự nhiên muốn mình có một chút tử tế , để viết , vậy mà.... Thôi thì sẽ viết lại vào lần khác , mong được những cái sẽ khác . Chiều và những con đò , lão Khảng vẫn thế mong manh trong vô định của cuộc đời , mong những giấc mơ khôn cùng sẽ trở thành hiện thực nhưng mà khó quá . (Cuối ) Ba chiếc Phương Nam cách nhau một đoạn xa , Thiệp - Vị khách dạo nào lờ đờ chất đồ ăn lên bàn , chuyến này là chuyến thứ sáu cùng Luận long đong trên biển . Biển xám xịt như muốn chụp xuống những sinh linh nhỏ bé . Giọng thiệp kể cả : - Ông Luận , sau vụ này có lẽ mình phải đổi chuyến thôi . -Sao vậy ? - Tụi nó làm dữ quá tôi sợ! -Ông hâm bỏ mẹ , đang vào cầu đổi thay làm chó gì , cứ cất một chuyến nữa cho ra hồn rồi ta lên bờ hỉ xả ? - Nói vậy chứ vứt bố cả đời xuống biển như chơi . -Nó bắt thì bắt rồi , tọng đầy họng nó thế xem đứa nào lật kèo ? Cái tính quả quyết đã lấn áp được lý trí trong con người Luận như thế , nó ám ảnh bởi những đồng bạc xanh đỏ , nó hệ luỵ cho những thỏi vàng lá đỏ ối của sự chụp dựt , cơ hội . - Chú thấy đó , mình tự đốt cuộc đời mình bằng ảo vọng thì tất yếu sẽ được nhận hệ quả từ ảo vọng , giầu rồi , sướng rồi , rồi lại như ngày nào , lại cô đơn một mình , không có gì ngoài một chiếc thuyền .Thấm thía thì sự đã rồi , không thể khác được . Ân hận vì lỡ đánh mất hạnh phúc nhỏ nhoi của cuộc đời rồi chuốc lấy mọi sự đau khổ , rồi để mà nhìn trời , núi , mây này mà thấy chẳng đâu , chẳng ai như con người . Họ bóp méo cuộc sống mình bởi những ảo vọng , bóp méo cuộc sống mình bằng tiền , quyền và đàn bà . Tôi đã hủy hoại đời mình bằng sự không biết chối từ đó chú ạ . Tôi lặng yên , không nói ,vì rằng không thể nói bởi nó cũng có gì đó không đúng . Những con đò vẫn ngày lại ngày đưa khách đi , rồi đến .Những số phận lại tiếp diễn số phận ai đó sẽ là một kiếp con thuyền lớn ? Ai đó sẽ là một kiếp đò ? Ngày tôi trở lại bến cá Luận không còn ở đó nữa , mọi người nói ông ấy bị đắm đò , người khác lại bảo ông ấy lên bờ , tôi muốn tìm lại ông để nghe kể hết câu chuyện dở dang hôm nào . Biển một màu đỏ ối , chùm xuống bến cá ánh hoàng hôn dần lịm ,xa xa những con thuyền đang tìm bến đỗ cho mình , in hình xuống sóng là những vệt dài thẫm đẫm .Những con đò bập bềnh bắt đầu lên đèn .Một đêm mới cho những kiếp đò hoang . (Hết) Được kephahoai sửa chữa / chuyển vào 16:28 ngày 17/07/2004
Viễn ảo một thời . Chốn chạy mãi rồi tôi cũng về được nơi ấy ngày xưa . Đầm Đa chiều như một bức tranh sương khói , u uất trầm mình trong thẫm đẫm nhá nhem . Ngôi nhà nhỏ vẫn còn đó, rêu mốc đen một góc , cũng đến năm bảy năm rồi tôi không trở lại nơi này . Nó vẫn thế , lụp xụp như những gì nó có , giếng nước cỏ dại mọc đầy , đòn tre bị thời gian ăn mòn gãy đôi đè lên dãy chè vỉa sau nhà . Chiếc gàu khô mốc lăn lóc , dây treo đứt từng đoạn chỉ còn lại những vết mờ thừng sợi dải dài trên nền cỏ dại . Tôi chạnh lòng đẩy cánh cửa tre bóng nhãy bước vào nơi mà ngày xưa đâu đấy nhiều đêm hồng bếp lửa giữa nhà . Trời xám dần rồi tối hẳn trời đông lạnh ngắt liếm vào tôi , xỉa từng mũi dao nhọt hoắt vào thân xác vốn tả tơi lâu ngày lanh thang bến bãi . Những thanh củi đốt dở vẫn nằm im trên bếp lửa , thanh gỗ dài làm chỗ ngồi ngày trước ăn khói đen bóng , chắc nịch xê sang một góc .Hũ rượu ngày trước vẫn nửa đất nửa giời , ngạo nghễ đón mời . Tôi vật xuống sạp góc nhà , đánh một giấc đài , cố xua tan sự mệt mỏi đang dần đánh đổ cái cơ thể tôi vốn cũng chẳng phương phi gì . Cảm giác đói quấn quýt lấy tôi , đói thật , thèm một thứ gì đó tan nhão vào cơ thể , thèm lắm . Mùi sắn nướng nhà ai cứ sực lên mũi từng hồi ,bất chấp tôi đương mong một giấc ngủ dài . Chắc bây giờ khuya lắm rồi , cái cảm nhận về thời gian mất hẳn giữa miền sơn cước heo vằng , tôi trở mình vì thấy hơi ấm cộng mùi khói quện đặc quanh mình . Ánh lửa nhoà mắt , dáng già dăm dúm cầm cời gảy lửa . Tôi chợt tỉnh hẳn : - Cậu mới về ? Già Khe giọng trầm xuống hỏi nhỏ . - Con về từ chiều mệt quá đánh một giấc , già mới sang ? - Mùa này muỗi nhiều , thấy cậu về từ chiều ,già chẳng dám gọi , thấy cậu không đỏ đèn mới đánh bạo sang , khổ ! thế không ăn mà đi nghỉ thế ?cũng lâu rồi cậu nhỉ ? con aLán chẳng đợi được cậu về , nó theo cái ma rừng đi rồi . Tôi sững người , lặng ngắt .Chuyện tôi và aLán già Khe cũng biết , bây giờ thì nói gì ? đẹp đẽ gì ? cao đạo gì nữa đây ? Tôi mò ra ngoài , vục mặt xuống thành giếng mong chạm được nguồn nước được hâm nóng từ lòng đất , thế là em bỏ bỏ tôi đi rồi ... Già Khe giọng vẫn trầm đều kể lại cho tôi những ngày tôi bỏ chốn này để về với chôn rau cắt rốn của tôi .Bỏ cái nơi mà tôi đã dệt lên biết bao điều đẹp đẽ và cả những lầm lỗi của cuộc đời . Hè với chúng tôi là một ngày hội lớn. Lớp Thầy Ngọc hai mươi nhăm đứa tôi là đứa kém cỏi nhất , chữ thì xấu , nhiều chính tả , hay bằng giời thầy cũng chỉ cho hai đến ba điểm là cùng , tất nhiên học thầy thì không phải thi lại như ở trường , thầy theo chúng tôi cả những năm học dài bằng phượng pháp tự tư duy , tự gợi mở .... hè cũng được nghỉ như bình thường ở trường . Thầy quý tôi lắm , không phải bởi vì tôi mê văn , không phải vì tôi có gì đó đền đáp thầy mà bởi tôi khác với những học trò khác của thầy . Thầy không thu một đồng học phí nào của tôi hơn ba năm trời có lẽ thầy biết tôi vất vả , vừa học vừa làm , hết xichlo rồi thợ đắp , vẽ ..... cũng chẳng đủ trang trải hết vào cuộc sống của tôi với nội .Nội tôi thường bảo : Con nhớ lấy , chịu ơn người ta một cả đời đấy biết không . Tôi thì còn ngây thơ lắm , cũng chẳng nghĩ sâu sa như nội . Mãi sau này tôi mới hiểu nội nói tôi thế là sao . Và duy nhất cũng chỉ chịu thọ ơn thầy , còn thì không ai giúp được tôi về tiền từ lần sau ấy nữa . Cũng bởi vì đã lớn , đã hiểu chút thế nào là cuộc sống , cũng hiểu thế nào là hàm ơn cả đời ..... Chuyện từ hè năm ấy , thầy Ngọc muốn chúng tôi đi thực tế , toàn choai choai mới hết lớp mười một biết gì về cuộc sống nó thế nào , tụi nhà giầu thì hí hửng lắm , thế tức là đi du lịch , hiểu nôm na là như thế . Tôi cũng thèm đi , nhưng sợ nội , không dám hỏi vì những chuyện như thế , xa nhà một thời gian lâu thế là một cái gì đó lớn lao lắm , với lại tiền tích luỹ của tôi và nội chẳng nhiều , nội làm sinh vật cảnh , tính thì phóng khoáng , rộng rãi , bán được cây nào lại mấy ông nhà cây châu vào khen một đôi câu , thế là bia , mà hồi đấy bia còn hiếm lắm , đạp từ nhà lên Quán Phong Lan phải mất mười năm phút mới có bia để uống . Nội thấy tôi biếng ăn , biếng ngủ , rồi cũng biết cái dự định của tôi hè này thế nào . Nội trách khéo : Cha bố anh , tiền của anh anh cứ dùng , nội có đủ rồi . Đêm đó nội ngồi viết thư , trên cái sập gỗ dày khự từ ngày xửa xưa các cụ , dáng nội còng xuống kê giấy lên cháp , cái cháp ấy nội quý như vật báu , ít khi ai được mở , chỉ có tôi biết đấy là mấy quyển gia phả của giòng tộc nhà tôi . Lúc đấy tôi mới biết ,ngày trước khi đi dân vận nội còn một ngọn đồi trên Đầm Đa , đâu là tiêu chuẩn của nội mà nông trường sông Bôi cho .Nội viết thư cho già Khe dài lắm , tôi thấy nội viết đến gần sáng mới thổi đèn . Thế là tôi đi . Bến Hà Đông kẹt cứng , thằng Dương lấy vé đi Chi lê , chui ra khỏi ổ người nó thở hổn hển , vớ ngay được hàng dưa hấu làm cả quả bửa đôi rồi hục mặt vào đó , thằng Long quát ầm lên : Mua vé Chi lê làm *** gì ! mất thêm mười mấy ngàn ? Nó kệ thây chẳng thèm trả lời , chắc là họ không bán vé giữa chừng tôi nghĩ vậy với lại đông người thế kia , muốn nói cho nhà xe cũng khó . Cái xe ifa hoán cải ậm ạch rời bến , nhìn nó chốc ghẻ , máy ì ạch ,ba thằng bị dồn tận đít xe, mùi mắm , cá tanh lòm .. -Tiên sư cái thằng , cho cái chân lên , dẫm vào đấy vỡ mẹ nó mất bây giờ . Mấy chị buôn chuyến hậm hực . Thằng phụ xe the thé cười , -Bà chị thông cảm , hè chúng nó về quê đông . Đầm Đa như một bức tranh sơn thuỷ lồ lộ ra trước mắt , khói chiều u uất trải từng mảng thẫm trên triền núi . Xe cũng vơi dần . - Ê ! cho tụi tớ xuống . Thằng long như con loi choi trườn mình ra cửa sổ , đu tụt cái thịch xuống đất khi xe chưa dừng hẳn . Một quãng chưa đến trăm cây mà đi mấy gần sáu tiếng đồng hồ , tôi ê ẩm vặn mình , ì ạch vác đống đồ lỉnh kỉnh , giá vẽ , bút , sách , ghi ta , còi kèn đủ cả . trời tối nhanh quá , không biết chừng chẳng tìm được già Khe cũng nên . Tôi lo lắng thực sự . Con gái Mường như bông trà trên núi đỏ thắm và sâu hun hút ,aLán có cái dịu dịu của đôi mắt ngơ ngác . Tôi sững sờ trước vẻ đẹp đầy mộc mạc, chân phương từ đứa con gái đương thì chín . nó ngùn ngụt , cháy bỏng và thèm khát . - Em cho hỏi chút ? ...... Tụi tôi ba thằng lẽo đẽo theo đứa con gái , đường vào đồng Thung gồ ghề trượt mấy dốc mới tới một khoảng rộng bát ngát cỏ hay lúa chẳng hay , trời cứ nhoe nhoét tối . Quả đồi của già Khe núp mình sau những rặng mít ken chặt vào nhau . Già khe cũng cỡ ngoài sáu mươi mà nhìn da dẻ bóng nhãy , đỏ au biết già còn tráng lắm . - Các cậu tìm già ...? - dạ vâng ! con tìm già Khe , có thơ của nội con gửi già . Tiếng phiên tre bụp bọp vỗ vào vách , bên bếp lửa hồng rực , đâu như có vài con gà nhép cháy dở khét mù , già Khe bình thản đọc thơ nội rồi thi thoảng hỏi với dù chẳng cần tôi trả lời . - Cán bộ Cương còn khoẻ dữ , viết thơ cho già được thế này thì mắt còn tinh lắm ? Rượu tràn xuống ngực , nhễ nhại quanh khoé miệng , phải nói cái rượu ngô vùng sơn cước này tợn thật , vào đến đâu người bỏng dãy đến đó , ba đứa phừng phừng , nghe chuyện già Khe . '''' Già cùng nội con lên trên này dân vận cho đồng bào kinh tế mới , khi nội con về già ở lại chẳng qua cũng vì yêu mến mảnh đất này , yêu mến con người nơi này , họ chất phác , dễ thương , cởi mở dễ gần . Nội con còn tổ còn tông , cụ chẳng thể bỏ cái giòng tộc nhà con mà đi được chứ già biết nội con cũng muốn lại nơi này để cho thư thái con người , để đỡ bon chen nhiều . Cán bộ đau đầu lắm . Như già dưới xuôi chẳng còn ai thân thuộc , mà cuộc sống vốn dĩ đã yêu mến cảnh non núi , khe suối , chẳng màng gì nữa . Giờ già trên này cũng ổn , nông trường cho đất đồi , cho nương dãy , cũng chẳng phải làm gì , dân bên này họ tốt cứ hộ già .Đêm nay ở bên già , mai dọn bên ấy rồi các cậu qua bên đó nghỉ ngơi cho khoẻ , có gì già ới con aLán để làm quen với Đầm đa , rồi hôm nào đẹp giời lên động cô tiên mà chơi , hay sang bên Lương xuân bên ấy họ mới trồng cái ngô cái dẻo quẹo , ngọt lừ .'''' aLán dấu cái e thẹn vào vách tường , già Khe như người cha thứ hai của cô , bảo ban từng tỵ một , khổ cái cái chân aLán quen rừng , cái bụng aLán quen điều nói thật , lên aLán ngượng lắm mà cũng thinh thích trong bụng -Sau này tôi mới biết thế . - Các cậu xuống bến Đá thì sớm chút , tắm rửa xong lên ngay , đêm nay rằm nhường chỗ cho các cô ấy ... Già Khe hóm hỉnh cười . - Con aLán dẫn các anh ấy xuống bến . Nhận thức của một cô bé dân tộc học hết cấp hai đủ lớn để hiểu , để mà thấy hổ vì cái nhời già Khe vừa nói . aLán bước nhanh quá , từ Thung ra đến bến đá giáp đường cũng ngót ngàn mét mà chẳng đèn đóm , trăng thì chưa vượt núi mà cứ thoăn thoắt , mấy thằng tôi trượt mấy lần , quay lại nhìn một đống thanh niên phố lồm cồm , aLán cứ khúc khích cười mãi . Trăng mồng chín như cánh buồm no gió sáng quắc giữa đêm núi rừng , mang mang cái buồn cô độc , nhìn nó đơn chiếc toả sáng mà lòng rợn những niềm yêu , nhớ về mảnh vườn góc nhà . Giá như hôm nay ở nhà thì chắc cũng được nghe nội và bạn bè nội thưởng quỳnh bằng những lời ngọt lùi như mật , thế là ba tuần xa nhà , chưa viết được gì , chưa để lại gì trong mình dù chỉ chút nhỏ bé xáo động trong lòng với đại ngàn , núi đồi , khe , suối .Lại rượu , lại thơ , lài những khắc khoải về những kiếp người cheo leo vìa núi , những con dê trắng nằn trên nền núi dát bạc đêm trăng , rồi aLán. (C.T)
aLán có đôi mắt dịu dịu , ươn ướt , thật tình nhìn lâu tôi thấy dài dại . Có lẽ người rừng núi ai ai cũng có cái đôi mắt thoáng dài dại ấy , đôi mắt hút tôi lại mơn trớn , ve vãn . - Anh lên hầm than ? - Xa không em ? -nửa buổi đường là cùng ! -Hai ngày ? -Ừh ! Lần đầu tiên đi rừng , lần đầu tiên biết cái cọ sát của phần con trong người mình .aLán táo tợn quá , rừng với cô như đồng bằng , như chẳng có gì mệt nhọc trong thằng tôi đang nết từng bước khờ khạo . -Anh đi chắc chân vào , mới mưa trơn lắm . Tôi dúi dụi vào vụng nước cạnh gốc Hồng Huyết Giác , nước núi lạnh buốt , da tôi tái dần , răng lập cậm gõ như mõ .Hơn giờ đường nữa aLán phải dừng lại , lại khúc khích cười cái vụng dại của tôi . -anh cửi áo ra , rồi vắt đi , một chốc có nắng là khô . Tôi ngượng , chưa bao giờ cởi áo trước mặt ai , nhất là khi trước mặt một cô gái như thế này . Cứ băn khoăn thế rồi cũng chẳng chịu nổi . Nước ngấm sâu vào cơ thể tôi hùa với gió ngấu nghiến cái hổ thẹn . Thầm nghĩ trong đầu , thôi thì ngại quái gì nữa , với lại alán cũng chân tình , cởi mở , chẳng có chút hoen nhơ nào trong đôi mắt dìu dịu , dài dại kia . Hầm than là hõm núi ăn lùi sâu che gió .Họ làm than như kiểu dưới ta đốt lò gạch , xếp củi theo lớp rồi lấy lá , đất đậy gần kín , đốt lửa vừa phải để nó ngún dần vào gỗ cháy đến đâu tắt đến đấy . Mỗi hầm như của nhà aLán phải đốt một tuần mới xong . Cứ hai ngày một thay phiên nhau lên gác . Bình thường aLán đi một mình , giờ có thêm tôi , mọi hân hoan và niềm vui cứ long lanh trong khoé mắt . -Trai thành phố tụi anh yếu như sên ý , leo tý mà thở hồng hộc vậy còn làm gì được nữa , anh về đây mấy tháng là khoẻ như vâm thôi , mà mệt chớ có ăn nhiều nhé , em mang gạo theo ít lắm . aLán rúc rích cười vì trêu tôi , mệt thật , tôi cũng chẳng để ý nữa , tôi vật xuống lán thiếp đi , trong cơn mê hoang mang giữa rừng , tiếng lửa lò tý tách , hom núi ấm sực mùi lá , rong rêu đất đá cháy ... (C.T) Được kephahoai sửa chữa / chuyển vào 19:12 ngày 02/08/2004
Bao năm rồi mà hình ảnh của aLán còn đọng rõ ràng trong tôi từng nét cười , có thể là con người ta thường nhớ và trân trọng những điều đẹp đẽ .Tôi đã chối từ những gì em dành cho tôi , chối từ cái thiêng liêng nhất của núi rừng dành cho tôi , tôi biết em hận tôi , những khờ khạo của thằng con trai mới lớn đánh gục mọi điều ham muốn . Mỗi khi nhớ lại cái ngày đó trong tôi còn vẹn nguyên tiếng khóc dấm dứt của em , nửa tức tưởi , nửa hổ thẹn . Có lẽ tôi sống cao đạo quá , cao đạo như một ông thánh không nhơ hoen tỳ vết , mỗi lúc nghĩ về em , nghĩ về bao niềm thương mến xa xôi ấy tôi lại trách mình . Với thằng Long thì nó nhìn thấy mọi điều rõ ràng hơn , nó biết cách trinh phạt và một mớ khuôn sáo của thằng trai thành phố , nó ở lại Đầm Đa sau vài tháng mới về .aLán liêu xiêu từ đó . Cái chết của aLán hầu như được tôi và mọi người linh cảm trước , nhưng những uẩn khúc trong đó thì không thể một sớm chiều giải nghĩa hết được , duy nhất có mình tôi biết , vì sao aLán tìm cho mình phương cách ấy . Rừng có hai người , aLán ép tôi uống cật lực , rượu ngô cay xè , tôi chối đây đấy , em không khóc nữa vì em biết có khóc thì tôi cũng không thể , hoàn toàn không thể đang tâm làm điều gì đó trái với lương tâm của mình . Tôi say khướt , gục ngay dưới nền lán hôi mốc . Trong cơn say bất tử của mình tôi còn cảm nhận rõ hơi thở ấm sực của aLán phả vào người , cái bản tính không thể chối cãi của thằng đàn ông được trổ mã ,tôi ngấu ngiến như chưa từng biết hơi ấm của người khác giới . Trong hơi men ngút người , điên cuồng , hối hả , aLán đã được những gì mong muốn , tôi gục đổ quá dễ dãi , hai vai nhưng nhức những vết cắn , không còn biết gì nữa tôi ngủ một giấc rất dài cho đến lúc aLán đánh thức tôi dậy để trở về . Những gì của ngày hôm trước không còn gì đọng trong người , rượu đã làm người ta quên đi nhiều thứ , và duy có những vết hắn rớm máu trên vai thì tôi không hiểu nó là gì nữa , cố đánh thức mình để mang máng một cái gì đó mà tôi không thể , không thể giải thích nổi . Mưa rừng bắt đầu đổ nhốn nháo những cành khô và gỗ mục , xoá mọi vết tích còn xót lại hom núi .Lò than vẫn âm ỉ cháy , aLán rực rỡ hơn sau một đêm trong rừng , còn tôi bải hoải như tàu lá mất nước , héo rũ và cong cớn . Từ những ngày sau đó tôi không đi đâu , tự nhốt mình trên đồi nhà , viết và viết , mải miết như sợ thời gian ai ăn cắp mất . Tôi tự bưng bít cái việc làm của mình như thế đến một hôm thằng Long bảo tôi : -Tao vừa đốn cây đa đầu đường . Bố aLán khoái lắm , bắt tao rượu với ông ấy , coi chừng cũng được ối củi , aLán thích lắm , mà mai tao sang đấy không về đâu , mày với thằng Dương tự lo cơm nước nhé . Tôi lặng thinh không nói gì ,cái thằng đến lạ , kiếm củi cho nhà họ thì vào rừng , đốn cây đa đầu đường vậy tội chết , cả xóm có vài cây cản lũ , làm thế không sợ Kiểm lâm nó làm khó dễ , thằng đến là liều , nghĩ vậy thôi nhưng tôi cũng không nói gì với nó . Trên này có lệ con trai mà tìm hiểu ai thì mọi việc trong nhà người con gái đầu có thể tham gia và cũng như một thành viên trong gia đình , cũng ăn uống theo nhà họ , con trai con gái tối đến ra hiên tâm tình đến bao giờ bố hay mẹ hắng giọng là đứa con gái vào , còn đấy một ổ rơm , lá đấy , thằng con trai được phép ngủ ngoài hiên . Long có cái giọng trầm trầm , đàn thì hay , hát cũng hay , chẳng trách con nhà người ta ưng cái bụng liền sau mấy ngày tán hươu tán vượn ngoài bến đá . (C.T)
Trong thời gian di chuyển mồ mả , gửi nhờ TTVN mấy cái tiểu sành . Góc khuất Mắt người phụ nữ đứng tuổi rớm lệ , bà tiếc , nhớ những ngày trước , ông ấy đã xa bà nhiều năm rồi , từ cái ngày cơn bão đó chưa tới , cơn bão mà bà có lẽ phải thù nó suốt đời , cơn bão đã xóa sạch mọi kỷ niệm của ông với bà ngày ấy . Bà chẳng đẹp như những người đàn bà khác , nhưng trời phú cho bà một giọng nói thật gần gũi , bà đã bắt đầu khóc , thật lớn kể cả trước mắt bà là những hành khách xa lạ , những em nhỏ ngơ ngác nhìn bà khóc và bắt đầu chúng cũng khóc , không phải vì lỗi sợ hãi mà hình như là một nỗi đồng cảm thơ trẻ với người khác . Trước mắt bà , giò lan Giáng hương đung dưa theo nhịp tàu , tôi thấy bối dối thực sự không biết làm gì để người phụ nữ đứng tuổi kia thôi khóc , tôi đã vô tình chạm vào nỗi đau của bà ? Không , nhất định là không , vì trong cả quãng đường dài tôi chưa hề làm gì để bà phật lòng . Bà vẫn khóc , không dứt được những dòng nước mắt , tôi quay mặt đi và hình như trong khoé mắt mình cũng vài giọt nước tý tách , tôi mở toang của bảo hiểm tàu cứ thế để mưa chút vào mặt mình bỏng dát . Hơn ba mươi năm đã chôi qua , với bà nó như một khung trời câm lặng .Ông chia tay bà trong một đêm gió mùa , đêm mà chỉ cách có vài hôm họ mới chung giường . Bịn dịn rồi cũng phải xa , bà ngày đó không một giọt nước mắt , nuốt nghẹn vào lòng bà để ông đi . - Anh lên đường bình an , nhớ giữ gìn sức khoẻ rồi về với em . - Anh sẽ về , khi nào hoàn thành nhiệm vụ anh sẽ về ,em cố gắng lo việc nhà , nhớ giúp mẹ , mẹ độ này yếu lắm rồi đấy . Ông mồ côi từ nhỏ , cả nhà ông bị tàn sát bởi thực dân , cái nhà gỗ năm gian sau một đợt càn biết thành đống đổ nát , than tro lẫn vào xương thịt nhầy nhụa , ông mới hơn tuổi , lẫm chẫm sang nhà hàng xóm , thế là thành cái may mắn lớn nhất của gia đình và dòng tộc nhà ông , cái ký ức về những năm tháng đó không đủ hằn vào ông bởi ông còn quá bé . Lớn lên trong vòng tay làng xóm , biết bà rồi yêu , rồi lấy , ông không phải ngủ bờ tre bụi cỏ , giờ ông đã có một mái nhỏ gia đình , có bà , có người mẹ già xa chồng . Chái nhà con của hai mẹ con bà đã mở rộng cửa bao dung , và đón ông về .Vậy mà ông vẫn đi . Sáng sáng khi tiếng kẻng hợp tác xã điểm đến canh thứ ba là bà dậy , quang gánh , thúng mủng , đi chợ sớm . Thôn Đông không như những thôn xóm đồng quê khác chỉ biết nông nghiệp làm đầu , thôn Đông làng Kênh này trước vốn là chỗ tụ vạ của gái hát , lầu xanh , sau có bà Mau bên Phụng sang lập hẳn một quán hát nổi tiếng mấy mươi năm đến ngày cách mạng thành công thì được vận động dẹp hẳn . Không hát cô đầu , các chị các mẹ ngày trước quay sang buôn bán nhỏ lẻ ngoài chợ Đoàn . Dù có một số nhà làm nông nghiệp , nhưng thôn Đông vẫn mang tiếng là xóm tiểu thương . Giữa thôn là cái giếng lớn , nước bốn mùa trong vắt , nghe các cụ ngày trước nói nó là long mạnh của làng .Giếng Đông được kè đá mạn tây , chỗ này chiều chiều các bà , các chị hay ra gánh nước , giặt dũ , rửa dau ...bên kia ,lúm phúm rễ dương xỉ, chỗ này gặp nước lá tràn trên nước , một cây sung nhiều năm tuổi , thân sứt sẹo , nồi từng bướu , vết đạn pháo nham nhở , người ta đồn rằng các cô gái thất tình thường ra tự vẫn chỗ này vậy mà ngày trước đó là điểm hẹn hò của ông và bà những ngày trăng sáng . Sau mỗi chợ chiều , bà thường qua chỗ này vốc từng vốc nước mát lịm để bà nhớ ông , cái nỗi nhớ bà nó ăn hằn vào nước , sóng sánh trầm tư . Bà thảng thốt giật mình mỗi đêm nghe tiếng vạc ngoài đồng , cái mầm ông trong người bà cứ thôi thúc , cựa quậy đòi ông về , gần một năm trời xa nhau bà chưa quen trong cái cảnh chống chếnh và cô đơn này .Nó nghiến bà từng hồi day dứt và nhức nhối . Rồi thằng Đợi cũng chào đời vuông vắn chẳng như cuộc đời bà , cái lúc nhãng nhớ ông bà dành hết thời gian cho đứa con đầu đời . Nó kháu quá , mũm mĩm quá , ai cũng yêu nó . Chiều chiều nó lon ton theo ngoại ra Giếng Đông đợi bà về , mỗi ngày như thế bà cảm thấy cuộc đời bà nói ý nghĩa hơn nhiều , bà bế thốc nó hít hà từng hồi , người mẹ già lủi thủi sau kệ hai mẹ con nhà nó nựng nhau , kệ hai mẹ con nhà nó quấn quýt . Từ ngày biết tiếng phiên , tiếng phách đến giờ , bà mới cảm nhận được tình ruột thịt máu mủ nó quý giá nhường nào .Đôi gánh , quang trên vai bà mẹ như những xưa , nhịp nhịp nhàng đưa niềm hạnh phúc nhỏ nhoi của hai mẹ con nó về đến dậu đầu nhà . - Thôi mẹ để con . Bà thả thằng Đợi xuống nền gạch dựng nham nhở . - U để nước cho con đấy , tắm mau còn ăn cơm . Dù đã lập gia đình , mà khi nghe U bà còn dưng dưng nước mắt , tình mẹ lớn thế nào bà biết , chẳng bao giờ kể hết . Đấy ! Chỉ một bát cơm , nồi nước lá , rồi từng tấm áo sờn rách , gì cũng đến tay U . Chẳng phải lười nhưng U chiều bà quá , mỗi mụn con chẳng biết ai là bố , lên bao tình cảm , bao yêu thương U dành hết phần bà . Ông đột ngột về , chẳng nói lời nào , chiến tranh làm ông câm lặng , xa cách làm ông sạn lại . Hết chiến dịch bên Lào ông được về lần này chia tay vợ con để vào Tây Nam . Cuộc chiến khốc liệt làm ông không dám nghĩ mình ngày nào đó sẽ trở về , ông chỉ dám tận hưởng những gì ông có . Bốn ngày phép ,gần bà chỉ có hai bốn gời . Bà vui lắm , quyết định nghỉ chợ mong ngày sum họp này được chọn vẹn . Ông về tả tơi , chiến dài ngày làm ông hốc hác , ăn chẳng đủ no , mặc chẳng đủ ấm , rồi chất độc ngấm vào gan làm ông vàng vọt , bà thương ông , cũng chỉ thương để mà thương , cứ tủi tủi , muốn hờn chẳng dám hờn . U nguýt dài : - Cha ****** , người ta về phép mang khung xe , cát xét , mày vác cái thứ cây cỏ này về làm gì ?Quý báu nhỉ ? Ông im lặng vì ông biết U chỉ trách thế thôi chứ không để bụng , với lại còn bà . Bà chỉ coi vật chất nó quá tầm thường , ông về là quý lắm rồi . Trong chiến tranh người ta sống bằng tinh thần , tâm linh là chính , ai đoán hoài gì đến vật chất , ông về là quý lắm rồi , nguyên vẹn về với bà là bà mừng và chẳng mong gì hơn thế . Bà tủm tỉm cười đỡ lời U . - U này buồn cười , thế nhà con không về thì lấy đâu ra khung xe , cát xét ? thôi U vào nấu hộ con nồi chè , tối thế nào bà con cũng sang hỏi thăm . U bà lật đật đi ra , cứ bịn dịn thế : Cha bố nó chứ , rể gì mà cù lần , để con vợ nó mồm năm miệng mười thế này . Hai ông bà chốn xóm giềng ra Giếng , họ nói nhiều , im lặng cũng nhiều , rồi gửi gắm hứa hẹn đủ điều , xóm làng và U chẳng biết họ làm gì mà khuya mới về . Mắt bà sưng mọng , đầu chúi xuống chào U lý nhí . - Cha bố chúng mày , bà con muốn sang xem cái mặt mày sứt sẹo thế nào mà chúng mày đi đến giờ này mới vác mặt về . Chúng mày coi cái bà già này là gì phỏng ?Thôi cho nó đi ngủ mai còn đi sớm ! Chỉ chờ có thế bà kéo tuột ông vào trong tránh cái lắc đầu của U . Bà sợ U dữ đòn từ nhỏ . Lớn tướng con cái rồi vẫn còn sợ . Bà biết U ác mồm nhưng thực chẳng có gì . Thấm thoắt đã ba mùa hoa , con Quế đã biết theo anh ra Giếng Đông đón mẹ , bà nhẩm từng ngày chờ ông về , còn ông cứ biền biệt , đâu như ba năm trời ông gửi về có một lá thư . Em ! Thế là hai cái tết chămpa đã đi qua anh không được về bên em cùng các con . Từ cái ngày bên giếng Đông anh đã tự nhủ với mình sẽ cố gắng toàn vẹn thân thể để về với gia đình . Cuộc chiến càng lúc càng khốc liệt , và càng lúc anh càng nhớ em . Hôm trước tuần tra trong rừng , nhìn lan rừng nở tím trời anh lại ước giá mà có em lúc này . Mấy giò lan anh mang về chắc mẹ không vừa lòng , thực tình đời lính chẳng có gì , chỉ có chút cây cỏ làm quà mong em hiểu và anh cũng chỉ cần em hiểu là quá đủ với anh , quá đủ cho con người vốn đơn mảnh từ bao lâu nay , chỉ có em là niềm tin và hi vọng duy nhất của cuộc đời anh , nợ nần này anh trả bao giờ mới đủ ? Em ! Chỉ ít lâu nữa thôi xong nhiệm vụ là anh được ra quân , anh sẽ bên em ,U cùng các con sống một cuộc sống thật thoải mái , hạnh phúc như những gì em mong muốn .Nhân danh một người lính anh xin hứa với vợ anh như thế . Chúc cả nhà bình an . Anh định viết thêm cho em dài dài nhưng đến giờ xuống bản rồi , anh hôn em . To : Em nhớ mượn người ken lại mái , mùa mưa bão sắp về anh lo lắm ! Cho anh gửi lời hỏi thăm bà con chòm xóm .Gửi lời cảm ơn của anh đến U đã cưu mang vợ con anh trong những tháng ngày này . .......... Bà đã thuộc lòng từng chữ trong cái lá thư duy nhất đó , mỗi lúc nhớ đến nó mắt bà lại đỏ sọng . Bà không phải là người hay khóc , vậy mà khi nghĩ đến ông bà kệ xung quanh , chẳng biết ai bà cứ khóc . Nước mắt xua tan trong bà những trầm tư , thêm cho bà niềm tin và nỗi nhớ .Bà thèm ông , thèm cái mùi đàn ông nồng nồng hơi thuốc , bà ghét lắm cái mùi đó nhưng cứ thích dụi đầu vào ngực ông vững chãi đương chở che cuộc đời bé nhỏ của bà . Thời gian chẳng từ ai , nét thời gian khắc từng vết nhăn trên bà .Mấy năm nay đói kém , cơm phải độn với mỳ , bà gồng người lo cho cả gia đinh , thằng Đợi cái Quế bắt đầu đến trường , trăm mối lo mình bà vật vã . Chợ vùng ven càng ngày càng đông người , họ ào ra chợ mong chắt chiu thêm chút tiền , vốn đã chẳng mấy giá trị trong cái thời buổi này . Bà xoay đủ kiểu , cứ cái gì có lời là bà làm , chẳng lề hà vất vả ,được vài năm thì bả đổ hẳn , bà gục ngã như con ngựa đường trường về gần tới đích hụt hơi . Cầm giấy báo tử trên tay , bà không thể tin là cuộc đời bà có ngày như thế này , nó nghiệt ngã quá , bà ốm mất mươi hôm , rồi cũng như bất ngờ bà liệt trong nhà , bà lại chợ phiên . Trong bà giờ ông là hiển hiện từ hai đứa con thơ , phải sống , sống cho chúng nó ,cuộc đời người đàn bà hết gia đình , rồi con cái , đó chính là nguồn lực để bà tiếp tục sống .Những đứa con đã cho bà thêm sức , thêm niềm tin vào một ngày mai . Cơn bão số 7 năm đó tốc gần hết mái xóm Đông .Hộc tốc từ chợ về bà chết lặng người , U khoanh chân , tay còn cầm phách nửa bức tường sau , đè lên tấm thân già . Hàng xóm kể lại , U bà nhất định không ra ngoài , tay phiên tay phách ca tiếng chầu văn thủa nào mong át tiếng gió mưa đương gào thét , đe doạ .Phận người hiu hắt nhìn thấy mối đe doạ ghê người của thiên nhiên mà miệng vẫn cười . Bà ngất lịm cho đến lúc nhập quan U . Hơn tuần sau ấy , nhìn bà đanh lại ngồi dưới hiên mà hàng xóm chẳng cầm nổi nước mắt . Bà nhìn khu vườn trước nhà bằng con mắt thẫn thờ . Bà đau , mất mát cho bà nhiều quá . Chái rạ cũ sạp hết hơn nửa , thanh niên xóm đã dựng lại ngay hôm sau bão . Bà cũng chẳng đoán hoài gì . Chỉ những đứa trẻ còn vô tư lự , không biết vì sao bà phải khóc , rồi ngất lịm đi như thế , chúng vẫn cười đùa , chơi những trò thường ngày . Hai giò lan tả tơi nát bấy , nâng chúng trên tay bà dưng dưng khóc , kỷ vật sót lại của ông với bà giờ thì cũng mất . Bà ấm ức khóc thế mà chẳng dám trách ông trời lỡ lấy của bà những gì đương thiếu . Nước mắt bà đánh vũng trước hiên nhà , bà không thấy bếp chiều nhà ai nghi ngút khói, bà thẫn thần chẳng thiết làm gì đến lúc con Quế lay bà : Con đói ....! Bà trẫm mình trong làn nước mát lạnh của giếng Đông ,cố gột hết những nhức nhối tích tụ bấy lâu nay . Trăng mùng chín phây phây dọi xuống những bụi dương xỉ đón sóng bì bọp trắng dũ màu nhũ bàng bạc sáng . Bà tự ủi an mình , tự làm dịu đi những niềm đau mà cuộc đời mang đến cho bà . Rồi thằng Đợi cũng lên đường theo tiếng gọi của tri thức , nó được ưu tiên bà biết thế mà vẫn đau đáu lo cho nó . Nó còn bồng bột quá , không biết có thoát được mọi cám dỗ bên ấy .Dù sao bà vẫn mừng và tin vào con mình .Nhiều năm sau nó vẫn biệt tăm bên đó, rồi nó lấy vợ ,một cô mắt xanh tóc vàng cao hơn hẳn nó một cái đầu .Bà không có phúc nhìn mặt nàng dâu của mình , chỉ ngờ ngợ trước tấm hình hôm chúng nó cưới nhau . Nó phản bội bà, phản bội người đã sinh ra nó, nó- đứa con nối dõi duy nhất của ông ấy ,vậy mà chẳng về lo phần mộ cha mình ,càng ngày bà càng ẩn sâu mình hơn, mắt bà ngâm ngấm buồn hơn . Con Quế lớn phổng từ ngày nào ,nó còn sống cho cuộc sống đầy tươi trẻ của nó,nó hoàn toàn không để tâm đến những nỗi buồn của bà .Có thi thoảng lúc nào đấy nhìn mẹ nó ngơ ngẩn ôn lại những kỷ niệm ngày trước nó thường chép miệng : Già rồi ,Mẹ cứ lẩn thẩn ! Khi xế chiều người ta thường hay ngồi gợi lại quá khứ mà chừng như ở ký ức xa xôi nào đó bà gặp được những người nay không còn nữa .Ký ức đó của bà là nghĩa trang mênh mông , nơi mà bà có thể gặp những hình thân du ca , luôn mời mọc và vẫn gọi . Bà khóc , khóc như cố đổ đi những nỗi đau mà cuộc đời dành cho bà , bất chấp tôi đương đối diện , bất chấp những ánh mắt ái ngại nhìn . Tôi không đủ cam đảm tặng bà giò lan mà mình mất nhiều công mang lên chốn này , ở đó còn bạn tôi , ở đó có những lầm lỗi mà nhành lan Giáng hương kia trả hộ người . Tôi cũng chỉ như những người bình thường , cũng có thể đau chung một nỗi đau con người nhưng không thể hi sinh cái tôi để vì một mục đích cao cả nào đấy mà mình không suy tính hết .Nỗi buồn về câu chuyện của bà kéo dài trong tôi đến những ngày này . Tôi không hối hận vì đã không theo lời đề nghị nhượng lại giò lan cho bà . Có thể rằng tôi thực sự ích kỷ , nhưng còn ích kỷ và thậm tuệ hơn khi tôi chẳng làm đúng như lời mình đã hứa hẹn với em ngày nào . Địa chỉ của bà vẫn còn đây , tức là những ngày sau này tôi có thể trả cho mối nhân duyên cuộc đời này thêm lần nữa . Trả lại cho bà niềm tin , niềm yêu mãnh liệt với đời . Khuôn mặt bà lạnh lại trong dáng chiều , những bước chân nhịp đều nèn chặt tâm trạng , giữa cuộc đời bà như những người đàn bà khác , hối hả về lo bữa tối gia đình . Duy có mình tôi thẫn lại giữa sân ga không người . Hết .
Hji` ! cũng định nuôi topic này cho béo tý rồi up thế mà thằng khỉ nào lại lock mất thằng phá hoại . Ngứa tay viết tiếp vậy . Cái viễn ảo một thời có lẽ không viết nữa , viết chuyện bây giờ thôi , hji` ! Công việc ,cuộc sống hay gì nhỉ ? à ! Người cùng tổ Người cùng tổ Chú tên là Cường , thằng Rùa thấy ông nào tên Cường cũng có tật , ông này thì được rồi , nhiệt tình , trách nhiệm , lại sống rất tình , thôi thì đang làm một mình , nhận luôn để học cái nghề điện ôtô cho bõ thàng ngày hồi xưa bố mẹ nó mong ở nó . Ông Luỹ nghỉ mới hơn năm tháng , lão ấy sợ nặng cũng phải , cái nghề sửa xe này vừa vất vả , vừa dầu mỡ , người lão lại ít chăm sóc lên hôi rình , đợt xe hai cầu hai rí đã đánh gục lão , chịu sao thấu , ngày tháo hai con , toàn cái loại bu lon phi 25 có dư , rồi mỗi lá nhíp cũng phải nặng đến vài chục ký , thằng Rùa thì sức trai có thừa rồi , nó làm như đi chơi , bia nó tập trung sức cả đấy , mười năm phút , hay lâu hơn khoảng một tiếng nó lại ra làm một nhát , con mụ Hương ở căng tin thì chỉ có khoái bán cho đội nhà nó , như cái thùng không có đáy bao nhiêu cũng hết . Trước đáng nhẽ nó ở lại với A Tú , nhưng đúng hôm thầy nó nghỉ , bên Sáu xẻng và Luỹ Trâu lấy nó , lại còn nói cái thằng Hải chi cáy làm cái gì , lấy thằng Rùa . Thầy nó nghỉ rồi Phương mán không bênh được nó , vậy là sang bên ấy . Ờ ! Thế là nó cải tổ lại hết , ông Sáu hả ? Không làm chỉ đi đánh ù , chia cái gì , ông có làm đâu mà chia , nghỉ ! Mấy cái thằng đệ ông ngày trước vì ông đỡ đầu chúng nó khỏi bị đuổi , chúng nó sợ không dám nói . Rùa phải khác . Nghỉ ! chia gì ! làm đâu mà chia , nó nói với ông Luỹ thế , cuối cùng cũng chịu . Ba năm đầu ra nghề nó vậy , vẫn thẳng như ruột ngựa , rối nó nhớ thầy nó , Atú chiều sau bữa trưa phải làm hai choác rượu , thế là ****** trải chiếu xuống gầm xe mà ngủ , mà ngủ còn đỡ , lại hát ông ổng mấy cái bài tiền chiến của Hùng Cường và Mai Lệ Huyền , nó cũng biết hát mấy bài đó , lại còn hay là đằng khác , hai thầy trò hợp nhau ở chỗ làm như mấy lão đờn ca tài tử , hứng lên làm đến ba bốn giờ sáng , chán làm , nghỉ ! nằm gầm mà hát . Chính vì ATú hay say cho lên bao nhiêu việc nó làm tất , ATú quý nó lắm , lương lậu cào bằng luôn , nó càng nể , làm hết mình mong đỡ đần thầy nó . Rồi ông Sáu cũng phải nghỉ hẳn , ông ấy bị đứt máu lão , ông vẫn luôn mồm nói , thằng con tôi nghiện thế quái nào được , ông đi miết ngày đêm biết nó làm những gì , rồi cái hôm ông Luỹ bảo với ông sáu , thằng con ông mới bị bắt ở khu đường tàu nhà ông Luỹ thì ông Sáu quỵ hẳn , đứt mạch máu não cái phựt một cái , cấp cứu rồi nằm nhà ỉa rê , đái dầm , vợ và con gái hầu mệt nghỉ , chẳng biết bao giờ mới khỏi và bình phục , thằng Rùa lên thăm được vài lần rồi thôi hẳn . Ông Luỹ có cái xấu tính là hay thủ tiền công , nào là : Tụi nó nợ Rùa ạ , tao lấy có được tưng đây thôi , nộp mất ít còn hai lít , mỗi chú cháu lít . Mỗi lần thế nó không nói gì , nó biết thừa lão ấy làm bốn cái may ơ và cái hộp số ít cũng được , bốn bốn lít sáu cộng với hai lít cái hộp số là ba lít sáu , chơi vậy không tốt lần sau nó chơi lại vậy , mà có gì đâu Luỹ thì chừa cái việc nhỏ gọn kỹ thuật cho nó , hồi đó toàn xe mới lão ấy sợ , cái tổng côn có lần lão ấy xả hết 20lít dầu phanh dot 3 mà không hết e , vậy mà thằng Rùa biết , A Tú dạy nó lâu quá rồi , lít rưỡi chạy tốt . Công cũng được hai lít rưỡi một cái , ngày làm hai cái cộng với mấy cái ống hơi vớ vẩn nữa cũng được tương đối . Thế này chú ạ , tổng côn khó bỏ mịa , nó trả có bảy sịp nhát , hai cái lít tư bán mấy cái phớt thì tiền để đấy mai mốt mua xà phòng mà rửa tay , mà quần áo chú lười giặt quá , mụ Hương kêu hoài , ngượng bỏ cha nó đi . Thằng Rùa tưng tửng vậy rồi nó cũng ân hận , dối ông ấy làm chó gì , sống được bao nhiêu nữa đâu . Rồi Luỹ nghỉ , thằng Rùa cày một mình , những thứ mà ngày trước nó tiếp thu từ A Tú chừng như không đủ , nó vật vã trong đống xe mới , toàn cái loại ác chiến , phanh , khoá ,hãm , cầu giằng , hộp số lạ hoắc nhiều lúc nó cũng bí , rồi phá , rồi cũng được , xe cứ đều đều xuất xưởng , tiền thì nhiều nhưng mệt , nó gọi thêm mấy ông thợ sơn chờ việc sang hộ nó , đú suốt ngày , tiền kiếm được bia bọt mãi cũng chán , rồi hát hò , vịt vỏ , bao nhiêu cũng chẳng xuể . Nó lại ham bạc , mỗi lần tụi thằng Tuất ý ới sau mỗi giờ làm lại đi , hôm được thì không sao , mặt mày hớn hở , hôm thua nó mới nghĩ đến mẹ nó , giá vài trăm ngàn đấy cho mẹ thì cũng được khối việc , thế là từ dạo đó nó thôi không cờ bạc nữa . Nhóm thợ sơn bắt đầu chiến dịch quá khổ quá tải , thùng xe làm lại một lượt , thế là thằng Rùa lại trơ ra , một mình , với những công việc mà theo chúng nó nói , mày đeck làm được đâu Rùa ạ ! Hôm Phương mán sai Hải chi sang làm cùng nhóm với Rùa , nó sướng lắm , nhưng vẫn năn tăn , cái thằng chỉ được cái ỷ lại là giỏi , làm hơn nó đến năm năm mà có cái ắc phi nhê bò ma mà không dám nhận , nó cưng thằng Hải như trừu vong , nước hả ? Bà Hương cho ca nước , thuốc lúc nào cũng một bao bên cạnh , bia thích lúc nào uống thì uống , tiền đấy đâu ra ? dầu mỡ nó lo hết , mắc mớ gì đến lương của mình . Cái thằng nó như nó sống thoáng lắm đấy Trọng nhà đài nói thế ! Mà thằng Rùa trừu Hải chi thiệt tình , em đi làm rồi hả ? anh đến muộn , nước thuốc buổi sáng thoải mái đi , thằng Rùa trả . Hải chi bảo làm với thằng Rùa sướng hơn làm với ông Phương , ờ , sướng thật , tiền mỗi kỳ hơn tê , tháng cũng hơn hai phát , bia nước thuốc lá cả ngày . Rồi cũng chỉ được ba tháng , con bệnh bắt đầu trở chứng .... (C.t) Được _vutuananh_ sửa chữa / chuyển vào 22:00 ngày 30/09/2004
Kỳ sạch quát ầm ầm trong xưởng : ****** chứ , có một tý cái ắc nó vào chân mà cũng nghỉ mất ngày rưỡi , nó một mình ba con đại tu , sức *** đâu mà chịu được . Về ...về ngay , không làm ăn gì nữa . Ông Chi bên tổ bơm phải xin xỏ mãi Kỳ và thầy nó Hải mới quay về được nhóm Phương mán . Thằng Rùa lại một mình .... Cái dốc đó mới làm trong con đường lên Sơn La , tránh đường 6 , dốc cao dài hơn mười cây , vắt chéo qua một quả đồi . xe 24-21 của Thành Râu vừa sập ngay cuối con dốc , đoạn dưới nó có khoảng hai trăm mét dốc nhẹ hai độ rồi bất ngờ xuống 12 độ cua một phát tay áo nảy người , Phi lái không quen đường , trên cái huyn đai 3 cẳng đó con máy xúc 11 tấn chành đi chành lại , cắn ngập số năm tằng tằng xuống dốc , Phi chết điếng người quay sang Thành bảo mất phanh , tang bua nóng bốc khói , đằng trước có một thằng ben đang bò xuống . Không kịp nữa rồi , Thành hô nhảy mà Phi không còn phản ứng , cố vin lái vào núi . Khi 24-21 tông thẳng vào đít con ben , cái đầu xe của Thành râu chỉ còn đống sắt vụn , con máy từ đằng sau sô xuống đè bẹp dí Phi trong tư thế cầm lái . Ba tiếng sau Phi từ giã thế giới , 20 tiếng sau thằng Rùa và đội cứu hộ mới lên đến nơi . Nhìn ca bin còn nhuốm đỏ máu , nó nấc ngẹn , nhìn con dốc mà xót hết ruột , tiền tỷ của nhà nước đổ ra để mấy thằng thiết kế làm một cái bẫy người khủng khiếp nhất từ trước đến nay mà nó biết . Từ chuyến đi này nó đã có một quyết định lớn với số phận nghề nghiệp của nó đó là thu nhận người đồng hành với nó vào nhóm Gầm -bá Cường khi nhận một quyết định đầy bất ngờ của nó đã về nói lại với người bạn đời đang liệt giường của mình .Chú cháu nó bắt đầu cho những ngày mới đầy những chia sẻ và thông cảm .Một ngày mới nó tin là sẽ rất tuyệt vời trong đời làm thợ của nó đang bắt đầu . - bây giờ mày muốn thế nào ? quản đốc nói với Rùa như vậy , khi ông ấy đề nghị sát nhập Gầm điện lại với nhau , tiền lương của nhóm điện thấp quá , thu nhập thêm chỉ có cách đấy . Thằng Rùa nhất định chỉ nhận bá Cường , còn ông Tiếp thì nó chịu chết , người mà bám vợ thế chẳng làm gì ra hồn . Những thứ sợ nhất trong cuộc đời của bá Cường thì nó đến một cách rất không báo trước , linh cảm của thằng Rùa không trật đi đâu được khi bá Cường bảo thứ năm là đám cưới thằng cháu , chỉ sợ cô ấy nằm xuống thì bá chẳng thể chịu đựng hơn nữa . Và đã đúng như vậy , đúng rạng sáng thứ năm người bạn đời của bá ra đi từ biệt thế giới tạm để vào miền vĩnh cửu , bá Cường đau trong cái lỗi đau chẳng bao giờ gỡ bỏ được , đến giờ vẫn vậy . Con người ta đêm chẳng có việc gì phải nhọc sức thường nghĩ ra những câu thâm thuý để sáng mai khi vào tổ bơm cao áp làm chén nước trà để nói . Bá Cường của Rùa cũng vậy , thâm lắm , nói toàn những thứ bất mãn , nói toàn những câu khốn nạn nếu ai đấy tử tế , văn hoá chút . Thằng Rùa biết không hẳn bá Cường nó bất mãn đến độ nói những lời chua chát đến vậy , thường thì sau mỗi lời bá Cường nó nói , nó chỉ cười ruồi , cười cho xong chuyện vì chính nó cũng không chịu nổi những lời bá Cường nó nói trong tổ bơm mỗi sáng .... (C.T) Được vuhon sửa chữa / chuyển vào 21:14 ngày 03/10/2004