1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Nào thì post

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Tequila, 25/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Nào thì post

    Lúc nãy, bên Chán như gián, nghe bác VNHL nhắc khéo là Tequila kêu chán nhưng lại không chịu post bài. Em xin nghe lệnh sếp, post luôn.

    Cái này em viết nhân một đêm ngồi buồn rầu. Buồn vì đá bóng bị sái khớp cổ chân trái mãi không khỏi, buồn vì hết tiền hôm đó phải ăn mì gói.


    Tequila Sunrise
  2. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Năm giây ngắn ngủi cho một ngày​
    Tự dưng, bây giờ khi bắt đầu viết lại, thì tôi không tài nào nhớ ra tên em. Trong khi tôi vẫn có thể hình dung ra em một cách rõ ràng, mặc dù thời gian trôi qua cũng nhiều nhiều rồi.
    Câu chuyện đen tối này xảy ra vào những ngày hè nóng nực của năm thứ 3 đại học. Quả thực rất đen tối, vì lẽ gì mà tự dưng thay đổi chính bản thân mình đi, để nhận lấy một kết cục chả ra sao. Cho đến thời điểm đó, tôi không hề biết thế nào là tán tỉnh các em, suốt ngày chỉ hát hỏng và phơi mặt trên sân bóng. Vả lại, việc gì mà phải tán tỉnh cơ chứ? Chả cần phải để ý đến các em, cứ lạnh lùng và kỹ thuật, coi thường các loại nhan sắc và các loại dịu dàng. Thế là các em cứ tự nhiên cứ đơn giản cứ thoải mái mà chết.
    Tuy nhiên, đến một lúc nào đó, một thời điểm dại dột nào đó, tôi muốn bước vào một cuộc phiêu lưu.
    Trích đoạn tiểu thuyết Quo Vadis. Vinicius nói với người cậu của chàng là Petronius:
    ?oMột hôm, vào lúc bình minh, cháu thấy nàng ở bên giếng nước phun trong vườn. Và cháu xin thề trên bọt nước nơi thần Anphrôđi từ biển hiện lên, rằng những tia nắng ban mai đã chiếu qua thân thể nàng. Cháu nghĩ rằng khi mặt trời lên thì nàng sẽ tan biến trong ánh sáng như ánh rạng đông mờ ảo tan trong nắng. Từ đó đến nay, cháu còn được gặp nàng hai lần nữa. Và cũng từ đó, cháu không biết thế nào là sự yên ổn, không còn biết đến những ham thích nào khác. Cháu không còn muốn biết kinh thành này sẽ mang lại cho mình những gì. Cháu không còn màng đến phụ nữ hay vàng bạc, không còn ao ước các tượng đồng đen xứ Côranh cùng hổ phách, ngọc trai, rượu ngon và yến tiệc nữa. Cháu chỉ còn biết đến nàng, Ligia!?

    Tequila Sunrise
  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Như đã nói, câu chuyện xảy ra vào những ngày hè nóng nực. Trước khi bước vào mùa hè, thì tức là mùa xuân, đương nhiên. Hồi mùa xuân có nhiều hôm tôi ngồi gác chân lên bàn, phả khói thuốc ra cửa sổ, ngắm mưa phùn, và đọc Quo Vadis. Đó là một tiểu thuyết của ông nhà văn gì ấy người Ba Lan. Trong Quo Vadis, ông viết rất cầu kỳ, từ cách tả cảnh, tả người, cho đến cách nói năng của nhân vật. Nhưng chính cái đó lại tạo nên hồn của Quo Vadis, tạo nên cả một không khí đậm chất Lamã của quý tộc và nô lệ. Tôi thích nhân vật Vinicius. Chuyện tình của anh ta tự dưng làm tôi muốn yêu và được yêu, muốn bùng cháy và say mê, muốn được hạnh phúc và đau đớn... Tóm lại là tôi muốn lao vào một tình yêu nào đó, với một người nào đó, một tình yêu thuần tuý tiểu thuyết đúng kiểu Quo Vadis. Và tôi bắt đầu tìm kiếm đối tượng để yêu. Gần như tôi cầm trên tay một cây cột thu lôi, để có thể dính sét ái tình vào bất cứ lúc nào trời dông bão.
    Những ngày nắng hè ấy, tôi tràn ngập niềm vui. Một thằng bạn nối khố của tôi, đang học ở Hungari, về thăm nhà. Có nó về, đội bóng thời cấp 3 của tôi lại trở nên hoàn hảo (không phải vì đá hay, mà vì xây dựng lại được đúng cái không khí anh em hồi trước). Nó và tôi, mỗi thằng một cánh chạy như điên, phá tan đủ các loại hàng phòng ngự. Đá bóng xong thì về uống bia, loại bia 1000đồng/cốc, uống được hai cốc là chịu chết không thể uống tiếp. Rồi thì đi chơi lang thang, ngồi quán cóc uống rượu, nói chuyện về những gì đã qua và những gì sẽ qua.
    Bỗng nhiên, một ngày tháng bảy, nó rủ tôi đi học lớp khiêu vũ. Chưa bao giờ tôi nghĩ đến chuyện nhảy với nhót, nhưng cũng đồng ý ngay. Các lớp khiêu vũ thì rất nhiều các em, mà tôi thì vì ảnh hưởng của Quo Vadis, đang cần tiếng sét ái tình. Phải nói là những cái cẳng chân quen chặt chém của bọn tôi, bây giờ phải nhún nhún ẻo lả, thật khó không tưởng được, tập mà mệt hơn đá bóng. Nhưng được cái, tôi tìm ra đối tượng cho mình.
    ***​
    Em là một cô gái xinh đẹp, vẻ đẹp của em có điểm gì đó là lạ. Tôi nghĩ là tôi thích em. Tôi suy nghĩ 2 ngày liền xem mình có thích em không, rồi quyết định là có, có thích. Dù sao, trước khi biến mình thành một con thiêu thân, tôi đã rất tỉnh táo suy xét.
    Mà có những điều khác nữa, khiến tôi trở thành thiêu thân. Rất lạ lùng, khi tôi quyết định là mình có thích em, thì tôi gặp em liên tục trên phố. Một buổi tối, tôi đưa mẹ đi mua khung tranh, thì nhận ra em đang phóng xe đằng trước mình. Tôi vừa đi đằng sau, ngắm em, vừa nói chuyện với mẹ, nói nhiều và hồ hởi hơn mức bình thường. Rồi hai hôm sau, khi tôi bước ra khỏi quán cafe trên Điện Biên Phủ, thì tôi lại thấy em đi ngang qua. Tôi phóng xe đuổi theo, thấy em rẽ vào một cánh cổng nhỏ. Tưởng đó là nhà em, nhưng không phải, hoá ra là một lớp học tiếng Anh.
    Tôi gọi thằng bạn đi uống café, kể với nó là tôi đang kết cái em cùng lớp học nhảy. Nó cười tôi. Tôi đi cưa cẩm thì quả là một chuyện ngạc nhiên và đáng cười. Rồi tôi với nó ngồi phân tích tình hình, đánh giá lực lượng, rút ra kết luận là khả năng thành công rất cao.
    Buổi học nhảy sau, tôi bắt đầu mời em tập cùng và bắt đầu hỏi chuyện em. Ngay từ câu chào hỏi làm quen đầu tiên, tôi đã thấy mình không ổn, tôi không còn là tôi nữa. Tôi bắt đầu bùng cháy và chắc chắn là rất ngốc nghếch dưới con mắt nhìn của em, các bạn em, và mọi người.
    Bây giờ tôi nhớ ra rồi, em tên là Trang. Tôi hỏi thì được biết em vừa thi đỗ vào Ngoại thương, học ngành tiếng Anh thương mại thì phải. Giọng nói của em, chắc là cũng bình thường thôi, nhưng đối với tôi thì nó cực kỳ hay. Tôi rất mê mái tóc của em. Đen, dài vừa phải, với những lọn tóc hơi quăn buông xuống... Hết buổi tập, tôi và thằng bạn bám theo em để xem em sống ở đâu. Chưa bao giờ tôi nghĩ là mình lại đi bám đuôi một em nào, nhưng mà tôi đã làm thế, như một thằng trẻ con lớp 10. Hình như em biết tôi bám theo em, chắc chắn là em biết. Tôi phạm phải một sai lầm hết sức sơ đẳng, tức là lộ mình quá sớm. Tôi không cho em thời gian để dần dần thích mình, tôi không cho tôi thời gian để thực hiện ý đồ một cách tỉnh táo.
    Tôi đến Ngoại thương, tra danh sách thí sinh thi đỗ, tra danh sách lớp, tìm kiếm tối đa tất cả những thông tin mà tôi có thể có được về em. Nó không nhiều, nhưng đối với tôi thế là đủ. Tôi không cần biết em là như thế nào, tính tình em như thế nào, sở thích của em như thế nào, em thích một người con trai như thế nào... Tôi chỉ biết là tôi yêu em, đã yêu rồi. Cuốn nhật ký của tôi thực sự trở thành nhật ký. Tôi kể lể viết lách lung tung, trước đó thì những cuốn sổ này chỉ để ghi những suy nghĩ nghiêm túc hay những vấn đề hóc búa nào đó. Em tràn ngập trong các trang nhật ký. Cho đến giờ, mỗi khi đọc lại tôi lại thấy vui vui, thấy mình trẻ con, không thấy buồn. Tôi đã có một khoảng thời gian sống hết mình, bằng tất cả con người mình, bằng tất cả niềm đam mê cũng như sự ngu ngốc trẻ con.
    ***​
    Những buổi học nhảy nào, mà em vắng mặt, tất cả đối với tôi trở nên cực hình. Tiếng nhạc trở nên nhạt nhẽo, những mặt người trở nên tầm thường, những động tác khiêu vũ biến thành những cử chỉ hết sức vớ vẩn. Nhưng hễ có em, thì tất cả trở thành thiên đường. Chính xác là trở thành thiên đường. Tôi đã thực sự trở nên si mê y hệt anh chàng Vinicius trong Quo Vadis. Tôi để cho những tình cảm của mình tự do làm những gì nó muốn. Và như một kẻ ngây thơ bậc nhất, tôi tin rằng một tình cảm nồng nàn say mê đến thế, ắt hẳn phải đem lại một kết thúc đẹp đẽ.
    Tháng 9. Tôi ngày một say mê em, nhưng tôi lại cứ dậm chân tại chỗ không thúc đẩy nổi mối quan hệ. Tôi quyết định phải mời em đi uống café, để có thể nói chuyện với em nhiều hơn. Khoá học nhảy này sắp kết thúc rồi. Nó mà kết thúc một cái, thì tôi biết lấy lý do gì để mà gặp em? Tôi quyết định là ngày thứ 3 tuần tới, sau buổi học, tôi sẽ nói chuyện với em dưới chỗ để xe, và tôi sẽ mời em đi uống café, khi nào em có thời gian rảnh rỗi.
    Nhưng tôi không đợi được đến ngày thứ ba, hôm thứ sáu tôi không chịu được nữa. Đang trên giảng đường, tôi gọi một thằng bạn cùng lớp, mượn xe máy của nó, rồi trốn tiết, phi thẳng lên Ngoại thương. Thời gian đó năm học mới đã bắt đầu. Tôi ngồi quán cóc chờ em tan học, tôi đuổi theo em, Đến khi bạn bè em không còn ai đi cùng với em nữa, tôi vọt lên, đi ngang hàng với em, chào em như là một cuộc gặp tình cờ. Tôi đi cùng em trên đường Đê La Thành, nói chuyện linh tinh mãi, rồi cuối cùng mới nói được: ?oHôm nào rỗi anh mời em đi uống café nhé?? ?oVâng? ?" em trả lời. Tôi hỏi số điện thoại của em, em cũng cho, mà còn nói thêm rằng: ?oĐừng gọi vào buổi tối, bố mẹ em mắng?. Rồi em chia tay với tôi để rẽ vào một con đường khác.
    Ôi, khổ thân thằng bạn cao kều học cùng lớp tôi. Tôi biến cái xe cúp 50 phân khối ọc ạch của nó thành cái xe đua. Tôi hạnh phúc đến mức không còn hiểu mình như thế nào nữa. Tôi chạy hết ga, lạng lách lằng nhằng trên các con phố đông tan tầm, cho đến khi cạn xăng thì tôi mới vác xe về trả cho nó. Rồi về gần nhà, tôi nhảy vào quán bia 1000 đồng/cốc. Lần đầu tiên tôi có thể uống loại bia này tới 4 vại mà không thấy lợm giọng, tôi quên mất rằng mọi người đang ngồi bên mâm cơm đợi mình về.
    ***​
    Tôi tiễn thằng bạn nối khố của mình ra sân bay. Chuyến bay bị muộn, tôi và bạn bè cứ lang thang ở sân bay Nội Bài (lúc đó đang xây dựng chưa xong), suốt cả đêm. Tôi vẫn còn nhớ rõ đêm ấy trôi qua như thế nào, nhớ rõ không khí của nó. Vẫn còn có thể cảm nhận rõ ràng là trong đêm hôm ấy, trong tôi tràn đầy tình yêu. Tôi tiễn thằng bạn tôi đi, mà không hề nghĩ gì đến chuyện nó đi hay ở. Trong đầu tôi chỉ có em, lúc nào cũng thế. Tôi chỉ nghĩ đến chuyện thứ năm tuần tới sẽ là buổi học nhảy cuối cùng, và tôi thì vẫn chưa có được một cái hẹn cụ thể.
    Thứ năm tôi chờ em dưới nhà xe. Cuối cùng thì tôi cũng có được một lời hẹn gặp, tại một địa điểm cụ thể với thời gian cụ thể. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy mình buồn cười không chịu được. Hôm đó em ăn mặc rất đẹp, áo đỏ, đi cái xe Wave đỏ chói mới tinh (tôi thích nhất là màu đỏ cháy lửa). Còn tôi, ăn mặc luộm thuộm cứ như nông dân, dắt con xe cuốc cũ kỹ vô cùng ghẻ. Thực ra thì tôi không bao giờ lo ngại gì về hình thức của mình cả. Hôm đó tôi bỏ hai tiết học để đạp xe đến lớp học nhảy. Mà khi đi học thì tôi bao giờ cũng luộm thuộm, trường tôi toàn con trai. (Tuy luộm thuộm nhưng tôi vẫn tự tin, bao nhiêu người chả vẫn thích tôi, yêu tôi đấy sao!) Không có gì.
    Tuy nhiên, sau khi nhận được lời hẹn gặp, sau khi em đã đi về, khi tôi ngồi quán nước thưởng thức niềm hạnh phúc, tôi mới giật mình. Tôi quên mất, hôm nay tôi xấu trai và nhìn tệ hại kinh khủng. Trận bóng hôm trước, tôi bị một va chạm nhẹ, nhưng lại dính ngay vào chỗ xương gần mắt, bị sưng và tím tái. Bộ dạng của tôi ngày hôm nay, rõ ràng là trông luộm thuộm quá, xe thì xe đạp lại còn cũ kỹ rách nát, mặt mũi thì cứ như vừa đi đánh nhau về...
    ***​
    Tôi đến sớm, ngồi chờ em ở một quán café trên đường Nguyễn Chí Thanh. Một buổi chiều rất buồn của tôi. Tôi ngồi uống hết ba ly café đen, hai chai bia Hà Nội, đọc hết tờ báo Thể thao, rồi ngồi làm hết 8 bài tập Lý thuyết Mạch, viết xong báo cáo thí nghiệm Đo lường điện tử. Không còn gì để làm nữa thì tôi đi về, trời đã tối.
    Tôi về nhà, gọi điện cho em để nghe lời giải thích rất hợp lý. Nhưng mà buồn.
    Những ngày sau đó, tôi liên tục trốn tiết. Cứ đến tầm ba bốn giờ chiều, là tôi lại mượn bạn con cup 50 phân khối, phi lên Ngoại Thương. Tôi ngồi trong một quán cóc khuất nẻo, đợi em. Chẳng để làm gì cả, chỉ để đợi và nhìn thấy em đi ngang qua trong vòng 5 giây. Tôi ngồi hàng tiếng đồng hồ chỉ để đợi 5 giây. Chỉ có 5 giây đẹp đẽ và buồn bã để tôi lại yên lòng sống tiếp 24 giờ tiếp theo. Đó là cái kiểu mà trong các tiểu thuyết ba xu gọi là tình yêu đơn phương. Nó thật là si mê, thật là ám ảnh, quằn quại và dường như có cái gì phi thực, phi thường.
    Rồi tôi cũng không thèm học tiết đầu nữa. Tôi mượn xe bạn, rồi tầm 12h trưa lên ngồi ở một quán cóc sát hồ Thủ Lệ, mắt đăm đăm nhìn sang bên kia hồ. Em đi học thường đi đường ấy. Tôi có thể nhận ra em từ khoảng cách ba trăm mét. Tôi có thể ngồi cả tiếng đồng để nhìn em đi qua phía xa xa. Rồi tôi quay về trường, ngồi căntin hút thuốc tán phét là chính, để 4h chiều lại phóng xe đi để đón chờ 5 giây nhìn thấy gương mặt em.
    Tôi bắt đầu điên rồ và ngu ngốc. Tôi viết một, hai, ba.. lá thư. Rồi quyết định sẽ gửi cho em một bức. Còn gì dở hơi và ngốc nghếch hơn là cái trò viết thư than vãn tình cảm. Tôi biết mình thật là tệ hại, nhưng tôi lúc đó giống như một thằng mất trí. Trẻ con và nhảm nhí hết sức. Tôi nhờ một thằng bạn đi cùng, nhờ nó đưa thư cho em. Bởi vì chuyện này trẻ con cực kỳ, nên kết cục của nó đương nhiên phải ngớ ngẩn. Thằng bạn tôi gõ cửa nhà em, thì gặp bố em, nó chẳng biết trình bày cái gì. Rồi em ra, nói với nó vài câu. Thằng bạn quay lại truyền đạt với tôi rằng, tốt nhất đừng có theo em nữa.
    Tôi rất buồn. Nhưng chỉ cho phép nỗi buồn hiện lên gương mặt, mỗi khi tôi có một mình. Dạo đó tôi rất thích một khúc romance nhỏ không tên tuổi, kiếm được bản nhạc từ internet. Mỗi lần chơi khúc đó, tôi đều nghĩ đến em. Về sau, cứ chơi khúc đó là tôi lại nhớ em, dù ít dù nhiều. Rồi cho đến bây giờ, khúc nhạc đó là đại diện cho tình yêu của tôi. Khúc romance nhỏ ấy vẫn đại diện cho tình yêu. Dù giờ đây em đã quá mờ nhạt, có thể nói là không còn gì nữa đối với tôi...
    Những ngày sau, tôi vẫn cứ ngày ngày ngồi quán cóc gần cổng trường. Tôi chờ để nhìn em 5 giây. Tôi chờ để nhìn em đi về cùng một cậu bạn trai cùng lớp nào đó. Họ rẽ vào một quán café trên Nguyễn Chí Thanh. Tôi thì ngồi ở vườn hoa cạnh hồ, uống nước, hút thuốc, nghe chuyện của thiên hạ. Cho đến khi họ ra về, thì tôi mới ra về...
    Tôi chờ em, rồi thấy em có người đưa đón. Tôi lại đi theo sau. Tôi thấy kẻ kia nắm tay em, em giật tay ra và hình như cáu gắt với hắn ta. Nhưng tôi biết rằng, một thời gian ngắn nữa, em sẽ không giật bàn tay ra, và cũng sẽ không cáu gắt nữa. Tôi đã thất bại rồi.
    ***​
    Trích một tài liệu cá nhân:
    Một buổi sáng, Vinicius quyết định tới nhà Ligia. Nhưng câu đầu tiên mà Ligia nói với hắn, lại hàm chứa một sự xua đuổi rõ rệt tới mức, hắn thấy mọi chuyện trở nên quá rõ ràng. Phải khéo léo hết khả năng, hắn mới tránh cho mình khỏi một tình huống lố bịch. Cũng may hắn nhanh nhẹn nghĩ ra được một lý do hợp lý về cuộc viếng thăm. Nói chuyện một lát, hắn ra về. Thế là đã rõ, sự có mặt của Vinicius chỉ làm cho Ligia khó chịu. Trong mắt Ligia, Vinicius không là gì cả. Mà hơn thế, hắn chỉ đem đến cho Ligia phiền nhiễu và nỗi bực bội.
    ?oNếu thế thì từ hôm nay, ta sẽ biến mất khỏi thế giới của nàng?. Vinicius tự nói với mình.

    Từ nhà em về, tôi thấy mình đã lấy lại tỉnh táo. Thái độ của em, dĩ nhiên em không có lỗi, nhưng làm lòng kiêu hãnh của tôi tổn thương. Sự tổn thương làm tôi nhớ ra niềm kiêu hãnh của mình. Niềm kiêu hãnh giúp tôi vượt qua được nỗi buồn triền miên, vượt qua được cái cay đắng. Tôi trở lại chính là tôi, tôi lại làm chủ được mình và những tình cảm của mình.
    Từ nhà em, tôi sang nhà một thằng bạn. Nghe nó chơi organ, chơi kèn acmonica, và cầm guitar hát. Lần đầu tiên tôi nghe bài Don?Tt cry Joni. Tôi trở nên thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là lần đầu tiên tôi yêu thực sự, say mê, hết mình. Tôi không có gì để hối tiếc. Có chăng chỉ là một chút tự ái. Nhưng niềm kiêu hãnh cũng giúp tôi bỏ qua cái tự ái đó, không để nó làm phiền mình bằng những ý nghĩ ngớ ngẩn. Tôi suy nghĩ, tôi dồn hết tất cả sức lực tinh thần của mình, để thoát ra khỏi sự bế tắc. Tôi đã làm được điều đó trong một thời gian ngắn đến đáng ngạc nhiên.
    Trong chuyện này, tôi thấy tôi chỉ yêu chính cái tình yêu của tôi, không phải em.
    ***​
    Một hay hai tuần sau đó, là sinh nhật em. Ngày sinh nhật của em, tôi mua một cành hoa phong lan, đến nhà em. Tôi tặng hoa chúc mừng sinh nhật của em. Tôi nói chuyện với em bằng chính bản thân mình, đúng là tôi chứ không phải là một thằng trẻ con ngốc nghếch si mê vì tình yêu.
    Sau đó, tôi không gặp em nữa, kết thúc một câu chuyện nho nhỏ của mình.

    Tequila Sunrise

    Được Tequila sửa chữa / chuyển vào 01:22 ngày 25/04/2003
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Có một buổi chiều như thế
    Đã gọi là buổi chiều như thế, dĩ nhiên phải là một buổi chiều đẹp đẽ. Tôi nhận ra là nó đẹp đẽ, ngay từ giây đầu tiên sau khi đóng cánh cửa KTX lại sau lưng, đưa mắt nhìn trời. Bầu trời này mới gọi là bầu trời: xanh, trong, lại có cả mây trắng nắng vàng. Moscow đang bắt đầu vào mùa xuân. Các ông ôn quạ đen đã bắt đầu trở nên buồn bã, ít làm náo động hơn. Cây cối chưa nảy mầm, hoa cỏ chưa thấy đâu, nhưng chắc chắn nó sẽ xuất hiện sớm thôi. Không khí mát dịu, tiếng chim hót líu lo, các cô gái Nga đã bỏ những tấm áo choàng dạ to sụ, và thay vào đó là áo khoác nhẹ và váy ngắn... Cảnh vật vô cùng tươi đẹp.
    Tôi có việc phải tới khu chợ Vòm. Tiếc rằng ở đấy thì làm gì có gì tươi đẹp, tôi chán nản nghĩ. Tuy nhiên tôi đã lầm. Đã gọi là một buổi chiều như thế, thì ở đâu cũng có ánh sáng hết.
    Bỏ qua những chi tiết thừa và không hay ho lắm, tóm lại là tôi đi chơi với một cô gái. Tôi đến chợ Vòm, rồi tôi gặp một người mới quen. Người mới quen này lại vừa làm quen với một cô gái. Anh ta rủ cả tôi và cô gái đi chơi. Rồi anh ta có điện thoại, rồi anh ta bỏ rơi chúng tôi để đi việc riêng... Rồi thì tôi và cô gái ấy không còn cách nào khác, đành xuống metro lang thang Moscow, trong một buổi chiều đẹp trời, một buổi chiều như thế...
    ***​
    Em tên là Tanhia. Em là một cô gái rất đẹp. Một cô gái Nga 16 tuổi thì đủ biết là đẹp như thế nào. Với một cô gái như vậy, nếu mình đủ tự tin, thì khi nói chuyện với nàng, hẳn là mình luôn luôn phải nở một nụ cười rất dịu dàng, rất dịu dàng.
    Tôi vừa mỉm cười vừa nói chuyện với em (với lại tôi phải cười nhiều, vì tiếng Nga còn quá kém). Bất cứ người đàn ông nào được đi cạnh một nhan sắc như thế này, thì đều cảm thấy tự hào vô cùng. Nhìn em giống hệt như người vợ của Puskin bước ra từ trong tranh. Cũng gương mặt trái xoan như thế, cũng cái cổ cao trắng như cẩm thạch, cũng đôi mắt thăm thẳm như thế, cũng cái mũi thanh tú như thế, cũng đôi môi quyến rũ như thế.
    Điều duy nhất tôi không vừa lòng, loại son môi em dùng là loại rẻ tiền, màu tím đỏ choé choé. Nhưng chính điều này lại khiến em có cái vẻ rất hay của sự ngây ngô vụng về.
    - Anh có biết Linh không?
    - Không, anh không quen.
    - Hôm nay em đến đây tìm Linh, nhưng không gặp. Linh là người Việt Nam, là bạn em 3 năm nay rồi. Mẹ em rất thích Linh. Cả Vinh nữa.
    - Vinh anh cũng không biết.
    - Thế anh ra đây làm gì?
    - Anh đang đi học, thỉnh thoảng có việc ra đây thôi.
    - Để làm gì? Kiếm tiền? Em không cần tiền. Mỗi sáng bố mẹ cho em tiền rồi.
    Tôi đã hiểu tại sao em lại thân thiện với tôi như vậy. Thì ra em vẫn quen biết người Việt Nam từ trước, và rất may là em không có một ấn tượng nào xấu.
    Theo thói quen galăng của dân mình, tôi đưa cho em cái vé metro vẫn còn dùng được 8 lần nữa. Nhưng em nhất quyết không chịu, đứng xếp hàng gần 5 phút để tự mua vé cho mình. Chúng tôi bước vào trong toa metro. Cạnh chúng tôi, có một anh chàng to béo tóc vàng ngước lên nhìn em trong hai giây, rồi lại tiếp tục cắm mặt vào cuốn sổ tay. Tôi liếc trộm, trong sổ tay của hắn ta dày đặc những công thức và hình vẽ của môn Cơ lý thuyết. Cái bọn Tây này, họ không bao giờ ngồi không. Ngay cả trong khi di chuyển bằng metro, họ vẫn đọc sách, vẫn nghiên cứu, không thì uống bia hoặc hôn nhau...
    - Anh sang đây lâu chưa?
    - Mới sang nửa năm, tiếng Nga của anh tồi tệ lắm. Nói chậm thôi nhé.
    - Không sao, не пло.о (không tồi). ?" Cái từ пло.о, em nói âm cuối cùng một cách rất nhẹ nhàng, mà vang vang trong veo, tôi thấy rất hay.
    - Bạn em, Vinh và Linh, chắc là giỏi tiếng Nga lắm?
    - Không giỏi đâu. Mà họ nói bậy lắm. Toàn là ?okhui
    Linh ban-sôi, khui Vinh malinki? (cái này thì chịu không dịch được là gì! hêhê) Nhưng mà Linh đẹp trai lắm.
    Tôi cười, em cũng cười. Rồi em quay mặt đi, phẩy tay rất kiểu cách:
    ?" Yло.о!

    Tequila Sunrise
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    ***​
    Đến bến A-khôt-nưi Riat, chúng tôi xuống khỏi toa metro. Tại đây có một siêu thị lớn, một toà nhà 3 tầng dưới lòng đất. Chính giữa của tầng dưới cùng là một quán ăn nhanh MacDonald. Tôi đề nghị em vào uống một cái gì đó, (có một thằng từng nói, với bọn con gái Nga thì khỏi cần mời miếc nhiều, nó sẽ từ chối, nhưng mà thích thì cứ kéo vào quán ăn) em từ chối nhưng tôi cứ kéo em vào. Tôi mua một vại bia Baltika số 7 to tướng, một lon cocacola, 2 cái kem. Thật bực mình vì tôi đưa cái gì em cũng từ chối.
    - Tại sao em lại không uống gì, nếu không thì ăn cái kem này đi?
    - Không, nếu em thích ăn thì em sẽ tự mua.
    - Ở Việt Nam con gái không thế này đâu! Em thật tồi!
    - Nhưng mà đây là Matxcơva mà.
    Tôi đành chịu, thôi bỏ phí vậy. Nhưng người Nga mà nhìn thấy bỏ phí đồ ăn thì họ sẽ khó chịu lắm, em cho tôi rơi vào một trường hợp rất tệ. Tôi đành ngồi ăn hết hai cái kem to, và uống hết vại bia của mình. Còn lon Coca, thì đành không động đến. Dù sao nhìn qua thì không ai có thể biết lon coca ấy còn hay là hết.
    - Anh có bạn gái chưa?
    - Có, cô ấy đang ở Việt Nam. Cô ấy cũng xinh đẹp giống như em vậy. Em rất xinh đẹp.
    Em mỉm cười, nhận lời khen một cách sung sướng và chân thành. Dân Nga ngố không bao giờ cầu kỳ thì phải. Khen là thích ngay, mà chê thì có thể dẫn đến đánh nhau ngay.
    - Em thì sang năm em sẽ lấy chồng.
    - Lấy chồng à? Sao không học tiếp mà lại lấy chồng?
    - Em chán đến trường lắm rồi. Năm sau em lấy chồng thôi. Anh ấy đẹp trai lắm. Bố anh ấy là người Việt Nam đấy.
    - Người Việt Nam à? (cho đến giờ thì tôi hiểu tại sao em có thể dễ dàng đi lang thang với tôi, không chút ngại ngùng)
    - Người Việt Nam. Mafia Việt Nam.
    - Mafia?
    - Mafia. Ông ấy biết bắn súng và từng giết rất nhiều người.
    Em làm điệu bộ bắn súng đòm đòm, và cười rất thoải mái. Tôi cũng cười theo. Đó là một chuyện khoe khoang trẻ con của em, hoặc cũng có thể là một chuyện thật. Tôi thấy vui. Hoá ra cô gái xinh đẹp này sẽ làm dâu của một người Việt Nam.
    Tôi thích nói chuyện với em thế này, quên cả cái bực mình vì phí tiền mua đồ ăn uống, có phải ít tiền đâu. Cuộc sống trên đất Moscow này bỗng nhiên trở nên rất dễ chịu. Chẳmg còn cái gì gọi là nặng nề căng thẳng, chẳng còn cái gì là những bất công hay những phiền toái. Tôi cảm thấy hạnh phúc vì được tôn trọng và được coi như một người bạn.
    - Tanhia! Chúng ta sẽ đi dạo tiếp được không? Tiếng Nga anh kém, vì thế anh muốn nói chuyện thật nhiều. Em giúp anh được chứ?
    - Tất nhiên, chiều nay em rỗi mà. Anh muốn đi đâu? Lên Quảng trường Đỏ?
    - Ừ, quảng trường Đỏ. Anh cũng hay lên đấy, nhưng bây giờ anh muốn đi một vòng xa xa, qua cầu, rồi vòng lại.
    ***​
    Chúng tôi lại vừa đi vừa nói chuyện. Từ Akhôtnưi Riat, chúng tôi đi sang bến Bibliôtreska, rồi lên mặt đất. Đứng trên cửa bến Bibliôtreska, đã có thể nhìn thấy những tháp mái có gắn sao của Điện Kremli. Ở phía bên trái tôi, đi một đoạn nữa sẽ là Thư viện quốc gia. Trước thư viện có Đôstôiepski đang đăm chiêu buồn bã ngồi trên tượng đài. Nhưng tôi quyết định đi sang phía bên phải.
    Đó là cây cầu bắc qua sông Matxcơva. Hồi đầu mùa đông, tôi rất hay một mình lang thang qua cây cầu này. Tôi thích cái cảm giác cô đơn một mình đi trong tuyết, suy nghĩ về đủ mọi thứ phù phiếm. Tôi thích quấn khăn quanh đầu thay cho mũ len, đứng trên cầu hút thuốc, ngắm mặt sông đóng băng. Tôi cũng thích đi qua cầu rồi đi dọc bờ sông, nhìn tuyết phủ trắng trên bờ tường thành màu đỏ. Tôi thích mua một chai bia, rồi xuống bến nước ngồi uống (2 lần tôi ngồi uống bia ở đó, thì đều gặp một con vịt trời màu xanh có cái cổ tím rất đẹp). Ở đó mà ngồi uống bia ngắm cảnh thì tuyệt vời luôn.
    Hôm nay tuyệt vời hơn nhiều, vì đi bên cạnh tôi là một cô gái Matxcơva chính hiệu. Em cứ nói luôn mồm, mặc dù tôi chả hiểu được mấy. Gặp bất cứ cái gì hay hay, em cũng chỉ và gọi tên nó bằng tiếng Nga, bắt tôi nhớ, tuy nhiên tôi không đủ IQ để mà nhớ nhanh và nhớ nhiều đến thế. Tôi chỉ nhớ giọng em như thế nào thôi.
    - Này! Anh thấy Matxcơva có đẹp không?
    - Có chứ, đẹp lắm.
    Một cách khó khăn, tôi bắt đầu kể chuyện cho Tanhia nghe. Tôi nói bằng những mẫu câu đơn giản, những từ đơn giản và rời rạc. Em vừa nghe vừa sửa cho tôi, và cũng vì thế mà tôi có thể truyền đạt dễ dàng hơn cho em hiểu bằng thứ tiếng Nga tồi tệ của mình.
    Tôi kể cho em nghe, hồi bé tôi có nhiều cuốn tạp chí của Liên Xô. Trong những cuốn tạp chí đó thường có hình Lênin, có hình quảng trường Đỏ, có những tháp vàng củ hành, có ngôi sao và đồng hồ lớn trên điện Kremli. Lúc bé tôi đã vẽ rất nhiều những bức tranh về quảng trường Đỏ, điện Kremli và mặt ông Lênin. Tôi vẽ cả những chiến sĩ hồng quân phi ngựa bắn súng... Đó cũng là một trong những lý do khiến cho hôm nay tôi có mặt ở Matxcơva.
    Tôi kể cho em nghe ngày tôi mới sang đây. Sang hôm trước thì hôm sau đã một mình cầm bản đồ tìm đường đến quảng trường Đỏ. Tôi cũng bước lên từ bến Bibliôtreska, cũng đi về phía bên phải, cũng gặp một tiểu đội lính thuỷ đến thăm Kremli, cũng đi qua cây cầu và cũng đi dọc bờ sông như thế này. Chỉ có một điều khác là hồi ấy, Kremli cuối thu đầu đông nhìn hơi ảm đạm. Những lần sau, đến đây khi tuyết đã rơi, thì vẻ đẹp của Kremli mới thật sự tuyệt vời. Tôi kể tôi đã vui như thế nào khi lần đầu tiên chạm tay vào bờ tường thành màu đỏ sẫm của Quảng trường Đỏ. Tôi yêu nước Nga qua những tiểu thuyết về tình yêu và về chiến tranh vệ quốc, qua những giai điệu Kachiusa Kalinka, qua tình yêu của Grigôri và Acxinhia trong Sông Đông êm đềm, qua nỗi đăm chiêu của Đôtstôiepxki và qua nhiều điều khác nữa.
    Tôi đến Quảng trường Đỏ lần đầu tiên, đứng hồi lâu để đếm thời gian đã trôi qua kể từ khi dùng bút chì xanh đỏ vẽ hình bờ tường Kremli, cho đến bây giờ sờ tận tay lên những viên gạch thô ráp màu đỏ sẫm.
    ***​
    - Anh đã bao giờ vào Kremli chưa?
    - Chưa.
    - Anh có muốn vào không, cả lăng Lênin nữa. (Em giải thích cho tôi từ ?olăng?, bằng cách nói rằng Lênin ngủ, và ông ta ngủ trong một cái hộp, lăng là cái nhà bao quanh cái hộp)
    - Có chứ, chúng ta sẽ qua cái cầu đằng kia và đi vào quảng trường. Được không Tanhia?
    - Đa-vai.
    Chúng tôi đi qua cái cầu thứ hai, song song với cái cầu lúc này, vượt qua sông và vào trong Quảng trường. Mấy lần trước tôi đến đây vào buổi chiều, Kremli không mở cửa đón khách du lịch. Nhưng mà chiều nay thì em bảo có thể vào được. Tôi không rõ em nói đúng không, nhưng cứ đi theo.
    Chúng tôi đi vòng về phía Vườn Alexandre để mua vé vào trong Kremli.
    Một quả bóng nhựa lăn về phía chân tôi. Tôi chặn lại. Đó là quả bóng của hai nhóc một trai một gái đang đá nghịch trên vỉa hè, gần chỗ có Ngọn lửa Vĩnh Cửu tưởng nhớ các liệt sĩ của chiến tranh vệ quốc. Tôi nhận thấy hai đứa trẻ con tầm mười mười hai tuổi gì đấy, chúng rất đẹp. Tôi đá qua đá lại quả bóng dưới chân mình, rồi giơ tay chào cậu bé:
    - Y?иве,!
    - Y?иве,! - Cậu bé vui vẻ chào lại, rồi chạy ra đỡ quả bóng tôi đá tới.
    Tôi quay bước đi, bỗng nhiên nghe thấy tiếng gọi với của cô bé kia, chắc là không vừa lòng vì tôi chỉ chào thằng bạn nó.
    - А мне (tôi thì sao)?
    - Y?иве,, девf^ка! (Chào cô gái!)
    Cô bé mỉm cười sung sướng, vẫy vẫy tay. Cô bé con chắc là vui vì được gọi là девf^ка. Đúng là trẻ con có khác.
    Chiều nay tràn đầy niềm vui và những niềm hạnh phúc tưởng như rất đơn giản.
    ***​
    Bỗng Tanhia dừng lại. Em nhìn đồng hồ, lục tìm gì đó trong túi.
    - Xin lỗi anh, em không thể đi được nữa. Đến giờ em phải về rồi.
    - Tại sao? Lúc nãy em nói là em rỗi cả chiều nay mà?
    - Nhưng bây giờ em mới nhớ ra, em không mang theo chìa khoá. Nếu không về kịp, bố mẹ đi làm tối thì em sẽ không có chìa khoá để vào nhà.
    - Vậy ư. Không sao, hôm khác tôi có thể vào Kremli. Chúng ta đi về vậy.
    Thế là không được vào xem Kremli cùng với Tanhia. Không sao, chiều nay thế này đã tuyệt vời lắm rồi.
    Chúng tôi xuống bến metro Alexandrơ Cad.
    - Em về bến metro nào?
    - Batbenxkôvơ.
    - Anh về Aviamotornaia.
    Không hiểu sao, lúc đó tôi không bàn với em là sẽ đi đường nào để cả hai cùng tiện. Tôi cứ đi theo em, vừa đi qua các bến vừa ngắm kiến trúc của nó. Hệ thống tàu điện ngầm ở Matxcơva thật xứng đáng với danh tiếng của nó. Tôi đã đi hầu khắp các bến metro ở Matxcơva, mà không hề thấy bến nào giống bến nào. Có những bến đặc biệt đẹp, như là những bến ở trung tâm, rất nhiều những bức phù điêu, tranh tường. Hay là bến Baumanxkaia, gần học viện quân sự Baumanxki, có rất nhiều những bức tượng rất đẹp về những người lính Nga, từ thời cầm gươm mặc giáp cho đến thời cầm khẩu súng máy có băng đạn hình tròn. Hay là bến Electronxkaia Zavot, thì lại có những bức tượng về những người công nhân nhà máy điện đang làm việc...
    Đột nhiên, Tanhia lên tiếng khi cửa metro mở ra trước mặt chúng tôi.
    - Bến này là bến anh phải xuống còn gì, anh về Aviamotornaia mà, ở đây có chuyển tuyến.
    - Thế à? - Tôi gần như là ngơ ngác, vì tôi định sẽ đi về đến Kurxcaia rồi mới chuyển. Tuy nhiên, một cách vô thức tôi vẫn cứ theo sự dẫn đường của em.
    - Anh xuống nhanh đi, sao thế?
    Em đẩy tay tôi. Khi tôi đã ra khỏi toa xe, khi cửa xe đang đóng lại, tôi còn kịp nghe thấy lời tạm biệt của em. ?oYока?, rất nhẹ, vang vang trong trẻo.
    Tôi đứng nhìn toa tầu chuyển bánh đi, nhìn thấy em giơ tay vẫy. Thật là dở hơi, tôi chẳng biết là nếu muốn thì sẽ gặp lại người bạn này như thế nào. Tôi biết mỗi cái tên, không địa chỉ (chỉ biết gần metro Batbenxkôvơ), không số điện thoại. Tôi cũng chỉ biết thêm em có hai người bạn Việt Nam tên là Linh, và Vinh.
    Cũng có thể tình cờ một hôm nào đó, tôi có thể gặp được hai tên kia, rồi hỏi số điện thoại của em. Hay là gặp chính Tanhia, rồi tôi sẽ nhờ em dẫn tôi đi xem Kremli, điều mà em hứa và chưa thực hiện được. Có thể lắm chứ.
    Lên khỏi bến metro nhà mình. Tôi trở về KTX, đầy niềm vui. Tôi vào phòng, thay quần áo, mở rộng cửa sổ, nghe nhạc Nga của Алла Yfга?ева.
    Nào chàng trai trẻ, hãy mời tôi một điệu nhảy đi.
    Chỉ khiêu vũ thôi, không làm quen...
    Chỉ khiêu vũ thôi, không hôn..
    oолодой ?еловек, п?игласи,е ,ан?ева,O ...


    Tequila Sunrise
  6. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Hì, giờ mới đọc cái này. Tớ thích truyện về cô bé Nga. Và hinh ảnh của một nước Nga khủng hoảng, loạn lạc mà vẫn đẹp dịu dàng.

    Trời xanh thế, đời xanh thế
    Lênh đênh, những vầng mây xa
    Lênh đênh, những vì sao xa
  7. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Ui sời, đối với Teq nhà ta thì ở đâu có các em chân dài tung tăng thì ở đấy đẹp với lại dịu dàng hết, có gì lạ đâu. Em cũng thích truyện ở dưới hơn, ở trên đọc chán ốm.

    Hãy trả tôi cơn bão tuyết ngoài đồng
    Hãy trả tôi những đêm dài mùa đông
  8. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Có truyện ngắn này, tớ thấy đăng trên báo DIễn đàn (Pháp), lấy nguồn từ Laodong.com, đọc khá hay. Người viết đâu như là một cô bé mới 18 tuổi.
    Post luôn ở đây tặng Raxun (và những bạn năm nay thi Đại học).
    Người thổi bong bóng
    Truyện ngắn của Chu Thuỳ Anh
    Đành rằng không hề có một đường chân trời cụ thể nào hiện hữu. Nhưng ai cũng phải tìm một chân trời của riêng mình, để cất giữ những ước mơ, đôi khi có từ tấm bé. Đánh mất nó, cho dù vì nhẽ gì chăng nữa, cuộc đời sẽ lạnh lẽo làm sao. Với truyện ngắn tinh tế này, cây bút trẻ Chu Thuỳ Anh như muốn nói một điều như vậy. Đây cũng là truyện ngắn thứ hai của tác giả sau truyện ngắn đầu tiên trên LĐCT được nhiều độc giả khen ngợi.
    Anh dừng lại trước cổng ngôi trường cấp một của anh. Bao nhiêu lâu rồi anh chưa về nơi đây. Trường mới xây lại, con đường nhỏ chạy qua trước cổng trường cũng mới được làm lại. Chỉ bà già với cái mẹt chứa đủ thứ linh tinh bán cho bọn trẻ là vẫn nhăn nheo, gày guộc, nhỏ thó và dúm dó ở một bên cổng trường. Có lẽ bà ngồi xa cổng trường hơn trước. Thay chỗ bà là những cô hàng trẻ hơn, nhanh nhảu mồm miệng hơn, vì thế, các cô ngồi gần cổng trường hơn, với cái mẹt xanh đỏ bắt mắt trẻ con.
    Nhưng anh lại đến bên bà già nhăn nhúm. Cái mẹt sặc sỡ có đủ thứ mà bọn trẻ con vẫn thích nhưng có vẻ không hợp với dáng vẻ cũ kỹ và dúm dó của bà. Bà chẳng khác xưa là mấy. Có thể khi đã dúm dó quá, kiệt quệ quá và nhăn nhúm quá, người ta không thể nhăn nhúm hơn được nữa. Nhưng cái dáng vẻ khô héo ấy chợt nhanh nhẹn hoạt bát hẳn lên khi nghe tiếng khách hỏi. Và đôi mắt nửa đục nửa trong hướng ánh nhìn về một nơi xa lắc nhưng bàn tay không cần lần mò vẫn run rẩy tìm được đúng chiếc lọ cho anh. Bà nở nụ cười móm mém: "Ông chiều cháu nhỉ! Bố bao giờ cũng chiều con hơn mẹ. Các bà là cấm có bao giờ cho bọn trẻ chơi thứ này đâu. Các bà toàn kêu dơ dơ là...". Bà cụ hổn hển nhưng vui vẻ, tựa như lâu lắm mới được gặp người để mà nói.
    Anh cất ngay lọ bong bóng thổi vào cốp xe, vội vàng và hình như hơi xấu hổ. Anh giấu giếm. Bởi anh xấu hổ. Tựa như cả thế gian này biết rằng anh mua lọ đồ chơi ấy cho anh, cho mình anh. Như thể người ta đang nhìn anh cười giễu cợt. Và anh vội vàng giấu đi. Đã lâu lắm rồi anh mới lại cầm vào thứ đồ chơi ấy, thứ đồ chơi mà học sinh cấp hai cũng đã chẳng thèm ngó đến. Tất cả chỉ vì hôm qua, anh nhìn thấy một bé gái, một bé gái xinh như búpbê, bé gái mặc bộ váy đỏ rực đứng trên lan can tầng hai ngôi nhà màu trắng, sau giàn hoa giấy hồng nhạt, cô bé cầm chiếc lọ nhỏ bằng những ngón tay thon, và chăm chú, say mê, cô hơi ngửa mặt lên, chu chiếc mồm nhỏ xíu, thổi qua vòng khung tròn. Những chiếc bong bóng bay lên, rồi lập tức rơi xuống, và nhiều cái còn vỡ ra trước khi kịp chạm đất. Dù thế, cô bé vẫn đầy háo hức và say mê, dõi theo hành trình của từng chiếc bong bóng nhỏ. Đến khi chiếc bong bóng vỡ tan, nhẹ nhàng và mỏng mảnh. Đến lúc đó cô mới dừng mắt, và lặp lại trò chơi: Cứ thế, cứ thế... Hình như niềm say mê không những không giảm mà còn tăng lên mạnh mẽ. Anh cũng bị cuốn hút vào trò chơi đó.
    Cô bé chơi trò chơi mà hầu như đứa trẻ nào cũng biết. Cô bé chơi trò chơi suốt một tuổi thơ anh ao ước.
    ***
    Một ngày, không biết có phải là đã xa lắm chưa, vì khái niệm thời gian với mỗi người một khác, hồi ấy, anh tầm tuổi cô bé, anh thường ngắm nhìn say mê chiếc lọ xanh đỏ màu mè đựng thứ dung dịch sóng sánh ấy. Chiếc lọ là trung tâm trong gánh hàng lộn xộn của bà già, chiếc lọ níu giữ ánh mắt anh mỗi khi mẹ dắt qua. Mẹ không bao giờ mua lọ bong bóng thổi đó. Con trai không nên chơi trò chơi ấy! Vì thế, anh thường lấy trộm xàphòng kem để hoà thành nước. Và hỗn hợp xàphòng hăng hắc đủ để cho anh những niềm vui nho nhỏ. Uốn một vòng thép mảnh thành đường cong méo mó, anh nhúng cái khung méo ấy vào chiếc cốc con, và chu mồm thổi. Những chiếc bong bóng bay lên, lấp lánh, rực rỡ, huyền ảo! Nhưng trò chơi trở thành niềm mơ ước khi mẹ nghiêm mặt nói với anh. Con trai không nên đứng một chỗ chỉ để dõi mắt theo hành trình ngắn ngủi của những chiếc bong bóng. Hãy mạnh mẽ lên con trai yêu của mẹ! Nhìn anh con kìa và hãy trở thành một người đàn ông mạnh mẽ. Không nên như thế...
    Thường là vậy... nhìn anh con kìa! Anh con là một tấm gương, một tấm gương từ thời thơ bé. Anh con là một người đàn ông giỏi giang, là hình mẫu để con noi theo... Mẹ thường nói vậy. Và không bao giờ nhắc đến bố. Bố là một người của thời nào đã xa xôi lắm, và mẹ không nhắc đến thời xa lắm ấy.
    Anh lớn lên như thế.
    Hộp xàphòng kem đầy những hạt sạn là chiếc hộp đẹp nhất mà anh luôn muốn thò ngón tay nhỏ xíu của mình vào, chỉ quết một ít thôi, để bắt đầu cuộc đời những chiếc bóng xàphòng đẹp đẽ lấp lánh và rực rỡ. Nhưng anh không bao giờ làm. Anh đã thôi không làm như vậy nữa khi thấy ánh nhìn nửa van lơn nửa khắc khoải như chờ mong, day dứt của mẹ. Mẹ nói về tương lai sự nghiệp với những đứa con nhỏ của mẹ. Chưa đủ lớn để hiểu, nhưng anh có thể nhận thấy, dù mơ hồ, một sự trông chờ ngày người đàn ông đã rời đi từ thời nào xa lắm ấy, ngày ông trở về, ngày của sự hả hê sau bao nhiêu năm chờ đợi, chờ đợi một sự tiếc nuối.
    Anh đã thôi không chơi bong bóng nữa.
    Và anh vẽ. Anh vẽ những bức tranh không thực. Những bầu trời màu hồng, những tán cây vàng rực, những con chim mở to đôi mắt tròn và ngơ ngác. Nhiều người khen tranh anh lạ, khen tranh anh đẹp. Cũng nhiều người bảo rằng hình như uỷ mị quá. Những mảng màu nhợt nhạt, bàng bạc như khói sương. Con trai không nên vẽ màu hồng. Con trai không nên vẽ kiểu đấy. Những bức tranh dần thưa tỉ lệ với độ tăng của tuổi. Càng lớn, anh càng ít vẽ. Anh lao đầu vào học. Con trai cần phải học khối A. Chẳng ai hiểu nổi cái quan niệm hay ho ấy rơi xuống tự khi nào. Nhưng ai cũng bảo vậy. Mẹ dịu dàng, nhưng nghiêm khắc, mẹ cũng bảo vậy. Hơn nữa, anh phải noi gương người anh lý tưởng. Anh con vẫn luôn là một cái đích. Cái đích cho một sự mòn mỏi. Người anh luôn góp mặt trong các kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc. Người anh chơi ghita và viôlông rất hay. Người anh chưa bao giờ chịu xếp thứ hai trong bất kỳ môn học nào. Một người anh hoàn hảo. Nhìn anh con kìa. Và anh lại ngước lên, mòn mỏi.
    Mẹ thực sự suy sụp khi anh trượt đại học. Con trai của mẹ, em trai của anh con. Đứa con ấy, đứa em ấy đã trượt đại học. Mẹ suy sụp. Và xấu hổ. Anh con nói, dằn từng tiếng: "Nhục!". "Nỗi nhục của gia đình!".
    Sự nghiệp là một điều gì cao vợi. Anh con là một cái đích gần hơn, nhưng là cái đích mà anh không bao giờ với tới! Mẹ và anh con đã mất nhiều thời gian để chọn một nghề cho anh. Một nghề sáng giá. Một nghề triển vọng. Nghề nào đó hơn đứt cái sự vẽ vời màu mè chẳng ra đâu vào đâu! Đã có tranh cãi. Lần đầu tiên trong đời anh dám nói lên ý kiến của mình. Anh yêu những tấm toan vải xù xì. Anh yêu những vệt màu gợn lên từng nét. Anh yêu cả những ranh giới nhạt nhoà giữa hai vệt màu, nơi sắc hoà vào nhau, đường ranh giới nhoà đi trong sự hoà trộn ấy. Nhưng mẹ đúng và anh con đúng. Một tương lai rộng mở đang chờ đón anh, một tương lai sáng rỡ, tương lai không nằm ở những sắc màu ấy... Và anh xếp bút lại. Anh bỏ vẽ, đi thật nhanh qua các gallery mọc lên ngày càng nhiều. Nhưng hình như con đường nào anh qua cũng ngập toàn gallery. Khắp Hà Nội ngập gallery. Anh thấy chúng trên mọi nẻo đường. Anh trốn chúng ở mọi nơi. Không tranh. Không vẽ. Không màu sắc. Không bay bổng. Và đến một ngày, anh không còn run rẩy khi nghĩ đến vẽ nữa. Tình yêu nào rồi chẳng có thể tàn phai!
    Dù sao anh cũng đã đỗ năm sau.
    Dù sao anh cũng qua năm năm đại học.
    Người anh tài ba không còn ngày ngày kề bên làm tấm gương soi nữa. Người anh sau khi làm luận án tiến sĩ đã ở luôn nước ngoài làm việc và đón mẹ sang. Điều này phần nào an ủi mẹ. Niềm hãnh diện từ người con cả tài ba phần nào khoả lấp sự xấu hổ từ người con thứ (hình như là) quá bình thường. Anh bình thường. Với một công việc bình thường, không bận và không rỗi. Một công việc để anh cần mẫn, từ từ tiến theo đúng con đường đã được vạch ra từ bao nhiêu năm trước. Anh đã không còn tình yêu cháy bỏng với hội hoạ nữa. Anh đã kìm nén bao nhiêu lâu? Khi những xúc cảm trào dâng, đã bao nhiêu lần như thế anh tự an ủi: Rồi mình sẽ lại vẽ, vào một ngày nào đó, một lúc nào đó... Nếu như cảm xúc có thể đóng hộp và múc từng thìa ra khi cần!
    Nhưng hộp cảm xúc của anh, hình như đã quá hạn sử dụng.
    Cho đến khi anh nhìn thấy cô bé ấy. Cô bé mặc váy đỏ đứng trên lan can thổi bong bóng. Bao nhiêu lâu rồi anh mới lại thấy trò chơi đó? Trẻ con vẫn thổi, bong bóng vẫn bay, nhưng bong bóng đã vỡ tan trước khi anh kịp thấy chúng.
    Đến tận ngày hôm qua anh mới thấy. Khi mắt anh vô tình ngước lên.
    Thế nên hôm nay anh vội vàng đi mua lọ đồ chơi của hôm nay đẹp gấp bao nhiêu lần cái lọ đã níu kéo ánh mắt anh vào ngày chưa xa lắm. Những sắc màu rực rỡ. Những hình vẽ ngộ nghĩnh và sinh động. Cái lọ nhỏ thần kỳ!
    Anh run run mở món đồ chơi mơ ước suốt một thời thơ dại. Bao lâu rồi anh mới lại run rẩy thế? Anh đã có nó, niềm mơ ước bé nhỏ của anh!
    Và anh thổi. Anh làm một cách trịnh trọng, hơn cả khi anh giơ hai tay nhận tấm bằng tốt nghiệp. Anh chăm chú, nhúng chiếc khung nhựa vào lọ, rồi đưa chiếc khung có tấm màng mỏng thứ chất lỏng diệu kỳ lên ngắm nghía: Những màu sắc trộn lẫn với nhau, xoắn xuýt, nô đùa, chạy đuổi nhau trong vòng tròn ấy; rồi anh thổi. Những bong bóng bay lên. Những quả cầu lấp lánh của anh. Những quả cầu trong suốt bay lên, căng ra rồi tan biến, tựa như chúng chưa từng có mặt trên đời. Những quả cầu lấp lánh màu sắc, và hiện lên trong từng vòng cầu ấy là một thế giới kỳ lạ, một nơi kỳ ảo đẹp tuyệt vời. Một quả cầu có vòm trời hồng cao và trong văn vắt. Một quả khác có thảm lá vàng rực. Những con chim ngơ ngác, những mái nhà cong cong... tất cả hiện ra, đẹp đẽ và mới mẻ, vẹn nguyên như trong những bức vẽ, như anh mới chỉ vừa rời bút hôm qua. Anh đã bước một chân vào thế giới kỳ ảo ấy. Anh đã đặt trọn niềm say mê trong những bong bóng ấy.
    Và anh hít một hơi thật sâu. Anh muốn thổi một vòng sau chót, một hình cầu căng tròn đẹp đẽ. Anh hít, hít mãi, ***g ngực anh căng ra. Và... anh thấy mình nhẹ bẫng. Anh trở nên trong suốt, trong và căng. Căng lên thành một vòng bong bóng khổng lồ. Anh bay lên. Trên những mái nhà. Trên những vòm cây. Trên cả thành phố. Trên cao hơn tất cả những bong bóng khác.
    Đó là một buổi trưa rực nắng. Nắng vàng rực trên những mái nhà, rải vàng cả những vòm cây. Nắng ngập bầu trời. Và nắng làm bong bóng tan đi. Sự tan vỡ nhẹ nhàng như mây khói.
    Chiếc bóng khổng lồ cũng tan đi, như cách tất cả những chiếc bong bóng vẫn kết thúc công việc rực rỡ của mình.
    ***
    Không ai nhớ gì về anh nữa. Như người ta vẫn quên những chiếc bóng xàphòng

    Trời xanh thế, đời xanh thế
    Lênh đênh, những vầng mây xa
    Lênh đênh, những vì sao xa
  9. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Cô gái tháng tư

    (Chu Thuỳ Anh)
    Khanh nói với tôi rằng rồi Khanh sẽ giới thiệu tôi với cô gái ấy, cô gái có đôi mắt rất trong, và long lanh.
    Lần lần tiên Khanh nhìn thấy cô ấy là khi Khanh chuyển đồ về đây. Khanh thuê được căn phòng nhỏ trên gác hai, đối diện với nhà cô. Khanh thấy cô ngồi trong vườn, ngồi im gần như bất động. Khu vườn tươi tốt nhưng lộ rõ một vẻ hoang dại. Giữa cái thành phố khói bụi và ồn ào này, người ta thi nhau dựng lên những hàng rào sắt và thép gai, riêng khu vườn vẫn giữ một rào ô rô xanh rì, một khu vườn có rào ô rô giữa lòng thành phố! Mang tiếng là giữa lòng thành phố, nhưng thực ra nó nằm trong lòng một con ngõ nhỏ, nhỏ tới mức chỉ đủ để hai người đi sóng đôi mà nếu Khanh dắt thêm chiếc xe của mình thì sẽ chẳng còn đủ chỗ. Tuy vậy nó rất hợp với Khanh, cũng chẳng cần sóng đôi với ai lúc này. Khanh lên đây để học.
    Nhưng không hiểu sao cô gái ấy đã thu hút Khanh. Có thể bởi dáng vẻ im lặng của cô, có thể bởi đôi mắt trong veo và sâu hun hút. Nó có một vẻ quyến rũ bí ẩn đối với Khanh, nhưng dù vậy, Khanh chưa bao giờ cố gắng đánh bạo làm quen. Nhưng một lần, cô em gái của cô đã nói chuyện với Khanh. Cô em cũng xinh đẹp và mảnh dẻ như cô chị, nhưng đôi mắt cô bé thẳm sâu một nỗi buồn mênh mang. Cô chào Khanh qua hàng rào ô rô khi Khanh đang đứng trong con ngõ nhỏ xíu, ngó sang khu vườn. Cô hỏi xem Khanh có muốn vào chơi khu vườn đó không? Đây là một đề nghị gây ngạc nhiên. Bởi ở thành phố, người ta ít biết hàng xóm của mình là ai. Dường như sau rào ô rô xanh rì ấy, mọi thứ vẫn vẹn nguyên như cả từ thế kỷ nay, thời gian đọng lại, và không trôi nữa, sau rào ô rô ấy. Và Khanh nhận lời.
    Cô em mở chiếc cửa gỗ có những tai nấm xinh xinh - kết quả của ba ngày mưa rả rích - bên cạnh cửa. Khanh bước vào khu vườn có một lối đi rải sỏi và hai bên là thảm lá mục ẩm ướt. Cô em để Khanh lại ngắm những thứ đó, biến mất sau chiếc cửa gỗ của căn nhà và trở ra với cốc nước và một chiếc ghế con. Cô dặn Khanh hãy ngồi chơi uống nước và nói chuyện với chị cô, nếu cần gì cứ gõ cửa cô sẽ ra. Cô em chào Khanh, rồi biến mất rất nhanh, hệt như lúc đầu, làm Khanh có cảm tưởng cô đang lướt chứ không phải đang đi. Còn mình Khanh ngồi lại giữa khu vườn rộng, và một cô gái. Khu vườn trồng đầy cây ăn quả. Những quả chín không ai ăn rụng xuống thảm rồi mục ra như lá. Một vài quả còn sót lại trên cành trông cũng còi cọc và xấu xí lắm. Nắng ở đây có màu trắng xanh chứ không phải màu vàng. Và cô gái, cũng trắng xanh, ngồi yên lặng dưới một gốc cây. Những quả chín rụng đầy dưới chân cô, xung quanh, những con chim lích chích nhảy nhót mổ quả. Mọi thứ đều mới lạ đối với Khanh. Khanh yên lặng, mất một lúc để quan sát những thứ ấy rồi mới cất được một câu chào. Cô gái không đáp lại. Cô quay về phía Khanh, mỉm cười. Khi cô cười, mắt cô sáng hơn một chút, nỗi buồn trong đôi mắt ấy trong hơn một chút, và má cô có nét gì đó như là hơi phơn phớt hồng. Khanh ngỡ ngàng trước dáng vẻ đó, đánh bạo hỏi chuyện cô. Nhưng cô không trả lời. Cô vẫn mỉm cười. Khanh nhắc lại câu hỏi đến khi toan tức giận nghĩ sau cái dáng vẻ đẹp đẽ ấy có thể là một sự kiêu kỳ khó chịu đến vậy, thì Khanh chợt nhận ra nụ cười ấy, ánh mắt ấy, tất cả đều dịu dàng và không chút diễu cợt. Lòng Khanh dịu lại. Nhưng ngay sau đó, có một nỗi sợ hãi xâm chiếm Khanh thấy sợ cái không gian im lặng và tĩnh mịch của khu vườn. Sợ sợi nắng màu trắng xanh trên đôi má đã cố hồng lên mà vẫn còn nhợt nhạt của cô gái ngồi bất động. Khanh vội bước về phía cửa. Vừa lúc ấy cô em đi ra, với con mắt bình thản và nỗi buồn đọng sâu nơi đáy mắt. Cô nói chị cô không thể nhìn, và cũng không nói được. Nhưng chị cô có thể nghe và cô xin Khanh hãy ở lại nói chuyện vì đã lâu lắm không có người lạ nào vào đây, nói chuyện với chị cô. Cô nói hơi dài, rồi đứng im, nhìn thẳng vào Khanh như chờ đợi. Và Khanh ở lại ngồi trên chiếc ghế, gần như run lên giữa tiếng chim lích chích và nhìn không chớp cô gái đang ngồi bất động dưới gốc cây, má cô đã thôi ửng hồng vì nụ cười không còn nữa và mắt cô đựng cả một trời những nỗi buồn trong veo.
    Đêm hôm ấy Khanh đã ngủ rất sâu, và hôm sau, khi đã bình tâm lại, khu vườn ấy vẫn không thôi ám ảnh. Có một điều gì đó thôi thúc Khanh bước vào nơi ấy một lần nữa. Khanh chờ đợi suốt một ngày dài, một buổi sáng, một buổi trưa, một buổi chiều, đến khi trời tối mịt. Chiều hôm sau mới thấy cô em xuất hiện gần rào ô rô và thật may vì Khanh đã không phải cất lời trước. Khanh lại ngồi trong khu vườn có những đốm nắng màu trắng xanh, với cô gái mỉm cười dưới gốc khế có những quả chín rụng đầy dưới chân mà trên đầu cô hoa khế vẫn li ti tím trắng. Khanh ngắm khu vườn hoang sơ, ngắm cô gái có đôi mắt mang màu nắng, đôi mắt không thể nhìn thấy được. Không một người khiếm thị nào có đôi mắt đẹp như thế, đôi mắt đẹp hơn tất thảy những đôi mắt mà Khanh từng gặp. Mắt cô ánh lên màu trong veo và ấm áp của nắng đầu hạ. Khanh không biết tên cô gái, và Khanh cũng không bao giờ hỏi, bởi Khanh đã gọi cô là Cô Gái Tháng Tư - cô gái có màu nắng tháng tư trong đôi mắt.
    Chiều hôm đó Khanh đã thấy khu vườn ấm áp hơn. Nắng vẫn xanh và cô vẫn ngồi yên lặng, nỗi sợ hãi đã vơi đi một nửa và niềm dễ chịu tăng lên gấp đôi. Cô em vẫn lặng lẽ đem cho Khanh chiếc ghế cùng cốc nước, trao đổi những câu ngắn gọn hệt như lần trước. Nhưng hôm sau thì Khanh đã làm cô nán lại thêm một chút, và nhờ đó Khanh biết được trước đây chị cô cũng có một đôi mắt đẹp biết nhìn, một chiếc miệng xinh có giọng nói nhẹ nhàng và dịu dàng như cô. Nhưng sau một trận ốm, khi gia đình đã chuẩn bị quần áo, chờ nấu một bát cơm úp cùng quả trứng luộc và đôi đũa tỉa hoa cho cô, thì cô từ từ bình phục, nhưng giọng nói và ánh mắt của cô đã ra đi. Mọi người đều ngỡ ngàng. Cô cứ xanh rớt như tàu lá, ngoan ngoãn như một con mèo con, sáng sáng ra ngồi dưới khu vườn. Suốt bao nhiêu năm đã như thế. Cô em bảo chị ngồi nghe những lời ca của lá và câu chuyện của chim. Khanh biết hai cô có một bà mẹ, bố các cô đã mất từ lâu, nhưng bà mẹ đang sống cùng, Khanh chưa bao giờ nhìn thấy.
    Khanh vẫn sang khu vườn đó với Cô Gái Tháng Tư, đã quen với nụ cười đáp trả của cô. Khanh kể với cô những chuyện vặt vãnh và vì cô không thể trả lời được nên cô mỉm cười. Khanh lại có cảm giác thân thuộc và êm ái như trước đây, khi Khanh vẫn ngồi với con mèo yêu quý của mình, con mèo đã lắng nghe biết bao nhiêu câu chuyện vẩn vơ của Khanh, những chuyện mà Khanh không thể nói với một ai. Nhưng con mèo đã mất. Khanh viết bản sonat dài năm trang như một lời tiễn biệt người bạn yêu quý của mình. Và Khanh rời nhà lên đây học.
    Khanh ngồi với cô mỗi buổi chiều, để nói về những chuyện người ta không thể nói với ai khác. Và khi chuyện đã hết thì Khanh đàn cho cô nghe. Cây ghita Khanh đã chơi từ rất lâu không phải một cây đàn chuẩn về âm thanh nhưng Khanh tin nếu như Cô Gái Tháng Tư nghe và cảm thông được những câu chuyện của Khanh thì cô cũng sẽ cảm thông được tiếng đàn. Và vì thế ngoài những tiếng chim lích chích, đôi khi khu vườn còn có thêm tiếng ghita bập bùng, chậm chạp nhưng nhịp nhàng như khi ghé sát tai vào ***g ngực, ta nghe tiếng trái tim cũng chậm chạp và nhịp nhàng như vậy. Khanh đã ngồi với cô biết bao nhiêu chiều nắng và chiều gió, bao nhiêu chiều mây xám xịt bầu trời khi những tia nắng trắng xanh cũng không xuống nổi khu vườn. Chỉ lúc trời mưa tầm tã, Khanh mới ngồi lại trên căn gác của mình, nhìn qua song cửa thấy rào ô rô mướt lên trong gió. Và Khanh chơi những bản nhạc của Khanh, những bản nhạc Khanh viết chẳng riêng cho ai hết. Khanh tin rằng bản thân mỗi giọt mưa cũng tạo nên một âm thanh riêng biệt và khi tiếng đàn của Khanh hoà lẫn trong bản giao hưởng của vạn vạn hạt mưa đó, Cô Gái Tháng Tư sẽ nghe nó rõ hơn và thấy nó hay hơn. Vì thế, Khanh chơi đàn vào những chiều mưa và ngồi bên cô suốt những chiều còn lại, tất cả các buổi chiều.
    Nhưng một hôm Khanh không thấy cô gái đâu nữa, hôm sau và hôm sau nữa. Cả cô em và cô chị như tan vào lòng đất. Ngôi nhà im lặng. Khu vườn im lặng. Khanh thấy những quả khế sắp tan ra giữa thảm lá mục mà những con chim thì đã bay đi đâu mất. Đã bao nhiêu lần Khanh muốn gõ cửa hỏi thăm cô gái rồi lại thôi. Đến khi lòng kiên nhẫn đã gần như không giữ nổi Khanh nữa thì lần đầu tiên, Khanh thấy ngôi nhà mở cửa, khu vườn mở cổng và những người khác bước vào. Tất cả đều lặng lẽ. Những người khách thưa thớt, mặc áo đen, làm những cuộc viếng thăm im lặng và buồn tẻ. Một vài người hàng xóm ghé sang. Cô Gái Tháng Tư tan vào lòng đất, còn cô em dáng vẻ của cô chị, với nỗi buồn thẳm hơn trước và vầng khăn trắng trên đầu. Khanh nhận ra bà mẹ vì bà là người ở lại giữa những người khách lặng lẽ đến và đi. Khu vườn có thêm những vòng hoa trắng. Khanh nghỉ học ba ngày chỉ để nhìn sang khu vườn đó, ngồi im, qua chấn song cửa sổ, thấy rào ô rô vẫn xanh rì, cây khế nở hoa tím ngắt, thảm lá ẩm ướt có thêm một vài tai nấm mới và những vòng hoa thì cứ trắng lên xa xót.
    Bà chủ nhà nói với Khanh ngôi ấy bị ma ám. Cả gia đình ấy bị ma ám và vì thế hàng xóm không ai dám lại gần đó cả. Bà bảo Khanh hãy tránh xa khu vườn đó ra và nói thêm rằng cô gái mất đi có khi lại tốt cho con ngõ này.
    Khanh thấy người ta cắt trụi rào ô rô, đốn những cây ăn quả tán sum sê khu vườn ngập nắng và những tai nấm vì không quen với ánh sáng ấy, héo rũ và khô quắt lại. Gia đình cô gái chuyển đi đâu chẳng rõ. Khanh nhìn qua chấn song, thì bắt gặp một chấn song khác, cũng bằng sắt và kiên cố như phòng trọ của Khanh, sơn màu vàng chứ không xanh rì rậm rạp như rào ô rô cũ.
    Khanh chưa kịp giới thiệu cô gái ấy với tôi, cũng không viết nổi bản sonat nào tặng cô. Nhưng Khanh quả quyết rằng người ta không thể chôn cô, bởi hôm người ta đưa quan tài cô đi, Khanh đã thấy cô ngồi dưới gốc khế, mỉm cười, rồi từ từ đứng dậy và bay lên trời cao, nơi những tia nắng rất hồng và không xanh một màu xanh trắng, nhợt nhạt như qua khe lá.

    easy come, easy go
  10. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Tôi có cơ hội được đọc cả hai truyện ngắn của cô bé Chu Thuỳ Anh, một là "Cô gái tháng Tư" và hai là truyện ngắn này. Nét bút không sắc nhưng cái hồn của những bức tranh tâm trạng cứ vô tình lan mãi trong lòng người đọc. Trong cả hai truyện ngắn, nét nhân vật chỉ viền lên truyện những đường mờ mờ. Dường như có cảm giác tác giả cố tình làm nhoà đi cái viền ấy để màu của hồn người nhoà ra với không gian, và đến một lúc nào ấy sẽ hoà vào thế giới ngoài kia, tan vào khoảng khôgn vô tận.
    Không hiểu sao, khi đọc hai truyện ngắn của tác giả trẻ này tôi cứ thích nghĩ đến đoạn kết của video clip: "Coffee and TV" của Blur: hai hộp coffee hoạt hình mọc cánh bay lên trời . Không phải ngẫu nhiên mà khi kết thúc cả hai truyện ngắn của mình, Thuỳ Anh đã để cho nhân vật bay lên. Bay lên trời cao để tìm đến một điều gì đó, một thế giới nào đó đẹp hơn, phù hợp và dành riêng cho cô gái mù (Cô gái tháng Tư) hay Anh (Người thổi bong bóng). Họ nhắm mắt và bay lên theo tiếng gọi từ một nơi nào đó sâu lắm, từ quá khứ diệu kỳ hay từ một thế giới khác? Họ bay lên cao để đuổi theo những giấc mơ hay chỉ đơn thuần là muốn thoát ly khỏi cái thế giới xung quanh họ, cái thế giới thực sắc nét, lạnh lùng?
    Nói một cách vô cùng riêng tư, tôi thích "Cô gái tháng Tư" của Thuỳ Anh hơn "Người thổi bong bóng". Có lẽ bởi cái gì xuất hiện lần đầu thường ấn tượng hơn hay bởi cô gái tháng Tư nó mong manh hơn, dễ vỡ hơn nên lòng tôi dễ thấy rung động hơn?! Một cô gái ngồi trong vườn nhà giữa hoa cỏ và trời đất, mắt không nhìn được, nhưng người ta có cảm giác như cô ấy cảm thấy được nhiều lắm, nhiều hơn cả những người mắt tinh chúng ta. Cô ngồi đó trong hương trời, trong bao mùa nắng, mùa mưa, giữa cái gì đó nồng nàn và tinh khiết đượm chút hoài thương nuối tiếc vẩn vơ nào đó của một mảnh vườn cũ. Cả bức tranh tháng Tư nơi khu vườn nhỏ Thuỳ Anh vẽ tạo nên một vẻ đẹp mỏng manh như sương khói. Khói sương sẽ tan nhanh như những điều kỳ diệu mà một ai đó trong chúng ta thoáng gặp trên đường đời.
    "Cô gái tháng Tư", mặc dù cốt truyện không mới, "đường đi" của các nhân vật không thể coi là một khám phá gì của Thuỳ Anh, nhưng người đọc cứ tự hỏi làm sao lòng mình cứ thấy vấn vương một điều gì kỳ lạ lắm. Phải chăng là một sự đồng điệu, hoà hợp ngấm ngầm giữa nhân vật và khu vườn?
    Đầu thềm giọt nắng thuỷ tinh
    Đang treo trên lá lung linh
    Tôi khum lòng tay, giọt nắng
    Đè lên tim tôi thật nặng
    Như cả đời tôi ở đây
    Trong giọt thuỷ tinh-nắng này
    (Trích Lục Ngôn Thi Tập - Thái Bá Tân)

    "Người thổi bong bóng" tuy vẫn giữ được phong cách viết mơ màng đượm buồn đến vẩn vơ của Thuỳ Anh nhưng có lẽ khôgn tạo được ấn tượng như "Cô gái tháng Tư". Tôi tự cho mình cái quyền "bới móc" mà nói rằng, có lẽ chỗ yếu của Thuỳ Anh ở truyện ngắn này chính là bởi Thuỳ Anh đặt nhiều chi tiết quá. Đọc lên tưởng như không chi tiết nào về cuộc đời "anh" là thừa, nhưng thực ra cứ thấy thừa thật nhiều. Một cảm giác sẽ thật choán ngợp khi nó được hình thành trên cơ sở là một điều gì thật mơ hồ, khôgn định hình. Nhưng nếu nó đã định hình rồi và rõ nét quá thì cảm giác sẽ không còn nổi là cảm giác nữa, Thuỳ Anh nhỉ?!
    Có lẽ tôi là một người hoài cổ và ưa những điều mơ hồ đượm buồn nên thường rất thích những truyện ngắn man mác như truyện của Thuỳ Anh. Nếu tiếp tục tìm tòi và sáng tác, tránh sự lặp lại "không mới" như "Người thổi bong bóng", có lẽ Thuỳ Anh sẽ còn tiến rất xa.
    Hôm nay cảm hứng dạt dào viết linh tinh nhận xét đôi nét vớ vẩn về hai truyện Thuỳ Anh đã viết chơi, hy vọng bạn sẽ không thấy phiền.

    easy come, easy go
    Được pittypat sửa chữa / chuyển vào 21:47 ngày 10/05/2003

Chia sẻ trang này