1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Này thì Tiếng Việt ! Có quá nhiều người phải học lại môn này mất .

Chủ đề trong '1981 Gà -Hà Nội' bởi mail2522002, 26/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Này thì Tiếng Việt ! Có quá nhiều người phải học lại môn này mất .

    Thôi thì bàn các chuyện kia bị coi là "nhại cẻm" , tớ mở topic này vậy . Chuyện này nhắc mãi nhưng mà nhắc lại cũng chả thừa . Hết đời này sang đời khác , người Việt chúng ta vẫn hay dặn dò nhau phải học tiếng Việt thật chuẩn .
    Nhưng có lẽ...
    Cuộc sống hôm nay trôi nhanh hơn , mạnh hơn , nhiều cạm bẫy hơn...Chính vì thế nên hình như người ta , nhất là giới thanh niên và trẻ em hôm nay , đã dần quên thì phải . Họ quên những cái rất "trời ơi" , rất "tầm phào" (từ được trích nguyên) như : dấu chấm phẩy , cách phiên âm , cách viết hoa...
    "Chửi cha không bằng pha tiếng" , bà con miền Trung có vẻ rất hiểu thâm ý của câu này . Nhưng chửi gì không bằng quên tiếng Mẹ đẻ ? chịu , chẳng ai có thể so sánh nổi .
    Nếu ai hứng thú với món viết chữ này thì vào cùng viết coi .
  2. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,154544)
    LĐ số 110 Ngày 21.04.2006 Cập nhật: 08:14:06 - 21.04.2006
    Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
    Cao Xuân Hạo
    Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải là chuyện đáng quan tâm của cộng đồng. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng Cao Xuân Hạo bằng tất cả nhiệt tâm luôn kêu gọi mọi người cần trân trọng, nâng niu tiếng Việt để dùng cho đúng. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu chùm bài viết của ông.
    Chủ phương tiện" là ai?
    Những thứ xe cộ, thuyền bè, máy bay, tàu lượn, máy ủi, máy kéo, máy cày, cần trục, v.v... thường được gọi chung là những "phương tiện đi lại", "phương tiện giao thông", "phương tiện chuyên chở", "phương tiện vận tải" v.v... Sự có mặt của những thuật ngữ có ngoại diên rộng như các thuật ngữ này là kết quả của những sự "đổi mới" hữu ích làm cho vốn từ vựng của chúng ta thêm phong phú, chính xác và đa dạng. Nói chung đây là một hiện tượng "tích cực", có ích trong sự phát triển của ngôn ngữ.
    Tuy nhiên, người nói tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ, do cái xu thế chung của các ngôn ngữ đơn lập, thường có xu hướng rút ngắn các thuật ngữ đa âm tiết lại cho gọn, càng ngắn càng tốt, mà không quan tâm lắm đến kết quả của việc rút gọn ấy(1). Trong trường hợp cụ thể của hai chữ phương tiện (thường dùng thay cho phương tiện giao thông), ta thấy một danh ngữ có một tầm bao quát (ngoại diên) quá rộng, rộng đến nỗi không còn có thể chỉ một cái gì cụ thể nữa hết, nghĩa là chẳng còn có nghĩa gì hết. Cái gì mà chẳng là phương tiện? Hễ có ai sử dụng một cái gì, một con gì, một cây gì hay một người nào để thực hiện một mục đích (một cứu cánh)(2) bất kỳ nào đó, thì cái vật đó, con vật đó hay con người đó lập tức trở thành phương tiện. Vậy thì ta không nên dùng hai chữ phương tiện để gọi các phương tiện giao thông hay chuyên chở, trong khi vốn từ vựng tiếng Việt đã có ba - bốn từ rất thông dụng như xe, tàu, thuyền, bè, đò mà bất cứ người Việt nào cũng biết dùng và hiểu một cách hoàn toàn chính xác.
    Ngược lại, những cụm từ như: Chủ phương tiện/ lái phương tiện/ chèo phương tiện/ điều khiển phương tiện/ thuê phương tiện/ cho thuê phương tiện/ bán phương tiện/ mua phương tiện/ hỏng phương tiện/ sửa phương tiện/ đổi chác phương tiện/ phương tiện vượt quá chiều cao quy định/ phương tiện quá rộng/ phương tiện quá chật/ đăng ký phương tiện/ tạm giữ phương tiện v.v..., v.v... mà ta thường nghe hay đọc thấy rất nhiều trên các cơ quan truyền thông đại chúng, đều là sai ngữ pháp và thật ra chẳng có chút nghĩa lý gì hết. Dù sao, những cách nói như vậy ít nhất nghe cũng rất thiếu tự nhiên và không dễ hiểu chút nào.
    Trong khi đó, phương tiện giao thông, phương tiện vận tải, phương tiện chuyên chở, lại bị mọi người cho là quá dài, cho nên mới bỏ bớt hai chữ sau đi, đến nỗi phạm lỗi ngữ pháp và làm cho câu văn trở thành vô nghĩa.
    Nên chăng dùng những từ ngữ quen thuộc
    Chi bằng cứ thay những cụm từ kể trên bằng những từ ngữ quen thuộc như lái xe, lái thuyền, lái tàu, chủ xe, chủ thuyền, hỏng xe, hỏng thuyền, sửa xe, sửa thuyền, bán xe, bán thuyền, đăng ký xe, đăng ký đò, tạm giữ xe, tạm giữ thuyền, v.v... là hơn cả: Người đọc hay người nghe ai cũng hiểu và cũng thấy dễ nghe hơn, và không ai thấy cần bắt bẻ gì.
    Chúng tôi không khỏi nghĩ rằng sở dĩ người ta thích nói phương tiện trong những văn cảnh như trên là vì nói thế nghe "oai" hơn, ra dáng "cửa quyền" hơn, và như thế là vô hình trung đã rơi vào một cái thói mà Chủ tịch Hồ Chí Minh trước kia, trong cuốn Sửa đổi lối làm việc (dưới bút danh X. Y. Z.) đã phê phán nghiêm khắc khi nghe cán bộ ta sính "nói chữ" chẳng qua vì muốn ra oai - đáng lẽ nói bàn bạc thì lại nói hội ý hội báo; đáng lẽ nói toa xe thì lại nói liệt xa đoạn; đáng lẽ nói đồ dùng dạy học thì lại nói giáo cụ trực quan, v.v...
    (1) Thật ra, đó có lẽ là một xu hướng chung của mọi ngôn ngữ... Trong những thứ tiếng đa âm tiết và đa hình vị như tiếng Châu Âu, ta cũng thấy có những kiểu rút gọn đến mức làm cho nhiều từ trở thành vô nghĩa về phương diện từ nguyên... Chẳng hạn như từ bus, một từ đã đi vào vốn từ vựng của khá nhiều ngôn ngữ Châu Âu, xét về từ nguyên chỉ là một vĩ tố ly cách (ablativus) của một số danh từ và tính từ tiếng Latinh, có lẽ được trích ra từ chữ omni-bus "(thứ phương tiện giao thông dành cho mọi người) trong đó bus chỉ là một hình vị ngữ pháp (inflectional ending) chỉ cách dativus chứ không có nghĩa từ vựng gì. Thế mà, do tính thông dụng, nó đã trở thành một từ độc lập, có nghĩa từ vựng hẳn hoi, lại còn tham gia vào việc cấu tạo những từ phái sinh như airbus, trolleybus v.v...
    (2) Hai chữ cứu cánh cũng hay bị dùng sai, chính là để chỉ phương tiện cứu vãn. Nhưng đây lại là một vấn đề khác mà có lẽ nhiều người đã nói giải quyết rồi.
  3. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(40,80867)
    Tiếng Việt hôm nay
    TS Phạm Văn Tình
    Chưa bao giờ vấn đề "Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" lại trở thành một chủ đề thu hút sự quan tâm to lớn của toàn xã hội như hiện nay. Tiếng Việt có bị vẩn đục, xuống cấp tới mức "báo động đỏ" như dư luận đang lên tiếng gay gắt như thế không? Trước tình hình như vậy, ngày 2.10.2003, dưới sự chủ trì của Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật VN, bao gồm các nhà khoa học (ở mọi lĩnh vực), các nhà văn, nhà giáo, nhà báo,... đã tham gia một hội thảo, để bước đầu đưa ra một cách nhìn, một hướng giải quyết cho vấn đề này.
    Thế nào là trong sáng?
    Công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã dấy lên mạnh mẽ, lúc âm thầm, lúc sôi nổi suốt 37 năm nay, kể từ khi Thủ tướng Phạm Văn Đồng chính thức đặt vấn đề mang tính "khởi động" (1966). Tinh thần là vậy, nhưng muốn làm được và làm tốt thì ta phải hiểu cho rõ "thế nào là trong sáng?". Nếu không ta khó có thể tìm ra một hướng giải quyết đúng đắn. GS VS Vũ Tuyên Hoàng, Chủ tịch Liên hiệp Các hội KH & KT VN đã mở đầu cuộc hội thảo bằng một câu hỏi như thế. Một câu hỏi đơn giản, tưởng dễ dàng bỏ qua, nhưng đã thu hút sự quan tâm của hầu hết cử toạ. Mà thực chất, từ việc làm rõ khái niệm trong sáng này, ta sẽ lần lượt làm rõ một loạt các vấn đề cốt lõi: Chuẩn, chuẩn hoá, chính sách ngôn ngữ... "Nói đến trong sáng là nói đến sự chuẩn hoá. ở đâu sự giao tiếp bị cản trở (không rõ ràng chính xác, không hay) thì rõ ràng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp" (PGS TS Nguyễn Văn Khang, Viện Ngôn ngữ). "Lâu nay, nhiều người vẫn cho rằng, một tiếng Việt trong sáng là một tiếng Việt thuần nhất, không pha tạp. Điều này là cần thiết" (TS Dương Kỳ Đức, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học VN). Nhưng trong số hơn 5.000 ngôn ngữ hiện có trên thế giới, hỏi có ngôn ngữ nào tách riêng khỏi thế giới, đứng một mình như một ốc đảo? Ngôn ngữ nào tồn tại cũng cần phải quan hệ. Mà đã nói tới quan hệ, là nói tới sự tiếp xúc và giao thoa, di chuyển và pha trộn. GS TSKH Nguyễn Quang Hồng (Chủ tịch Hội NNH VN) khẳng định "không có sự tiếp xúc với các ngôn ngữ khác thì tiếng Việt không thể được như ngày nay". Ngay từ năm 1912, nhà ngôn ngữ học Pháp H. Maspéro đã thống kê được 60% vốn từ tiếng Việt là gốc Hán, và hiện tại, cũng có xấp xỉ 2.000 từ tiếng Việt gốc Pháp (theo thống kê mới nhất của Nguyễn Quảng Tuân và Nguyễn Đức Dân, 1992). Do đặc điểm lịch sử, người Việt đã vay mượn từ ngoại, nhưng chúng ta không vay mượn một cách thụ động mà dần dần (qua cách đọc, cách sử dụng) đã biến các từ ngoại thành "tài sản" của riêng mình. Điều này trước hết là nhờ tiếng Việt có một bản lĩnh, gốc rễ rất sâu bền từ cơ tầng ngữ hệ Mon-Khmer, có sự hoà trộn hài hoà với ngôn ngữ Tày-Thái... Chính điều đó đã làm nên bản sắc, cốt cách một tiếng Việt đơn âm với cách cấu tạo từ, cách phát âm, lối nói hoàn toàn riêng biệt.
    Sự thống nhất trong đa dạng
    Vậy tiếng Việt hôm nay (và ngày mai nữa), sẽ như thế nào? Sẽ đi về đâu hay sẽ là một tiếng Việt hổ lốn, lai tạp, mất hẳn cái hay của tiếng Việt ngàn đời? Trong thời đại hội nhập và hoà nhập với thế giới, trong xu hướng phát triển mạnh mẽ như vũ bão của khoa học kỹ thuật, thông tin, văn hoá đủ loại, chúng ta muốn đi lên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì chúng ta phải chăm lo, tạo dựng cho diện mạo một tiếng Việt xứng đáng trên trường quốc tế. Bảo vệ, giữ gìn, hội nhập và phát triển - đều phải được coi là nguyên tắc, phương châm đối với tiếng Việt. Do vậy, tiếng Việt - đã được Latin hoá, gọi là chữ Quốc ngữ - không thể không tiếp nhận một số lượng từ mới, thuật ngữ khái niệm mới (thậm chí cách diễn đạt mới) từ tiếng nước ngoài một cách hệ thống, có chừng mực theo nhu cầu cần thiết. Theo GS TS Lê Doãn Diên (Hội KH & CN Lương thực & Thực phẩm VN) "cần có quan điểm đúng về việc phiên âm, dịch nghĩa hay nguyên dạng thuật ngữ". Trong một đất nước có hơn 80 triệu dân, khoảng 80% trong số đó đang ở độ tuổi lao động, khoảng 24 triệu học sinh đang ở bậc phổ thông, thì việc quan trọng là làm sao cho đối tượng chủ yếu này tiếp thu và tiếp thu nhanh kiến thức. Trong khi đó, chỉ một ngành khoa học thôi, sau một đêm đã có thể xuất hiện cả trăm thuật ngữ mới. Cần phải đảm bảo sự chính xác, thuận tiện khi sử dụng của các danh pháp khoa học, do đó, chấp nhận sự nguyên dạng nhiều khi là cần thiết. PGS TS Dương Hữu Lợi (Tổng hội Y Dược VN) thì cho rằng, có rất nhiều khái niệm rất quen thuộc (như hormon, virus, stress,...) ta cố dịch thuần Việt, nhưng rồi trong khi sử dụng lại phải quay về nguyên ngữ mới hiểu chính xác nội hàm của nó (hoặc muốn hiểu cặn kẽ thì có khi một từ phải diễn giải cả trang giấy, stress chẳng hạn, không chỉ là sự căng thẳng thần kinh, sự quá tải tâm sinh lý, sốc...).
    Cần tạo dựng một tiếng Việt giàu, đa dạng, chuẩn cho tương lai, dựa trên nền tiếng Việt hiện tại. Bản thân ngôn ngữ - với tư cách là hiện tượng xã hội - luôn luôn có khả năng "tự điều chỉnh" (như sự chọn lọc tự nhiên vậy). Nhiều lối nói, nhiều cách dùng từ sai, lệch chuẩn, sẽ bị đào thải bởi thái độ của xã hội. Điều này còn phụ thuộc vào trình độ hiểu biết, văn hoá lối sống, tức mặt bằng dân trí. Điều bức xúc đó đã được giải toả phần nào khi GS TS Nguyễn Văn Lợi (Phó Viện trưởng Viện NNH) thông báo về kế hoạch và tiến độ thực hiên 5 công trình lớn mà Viện Ngôn ngữ đang gấp rút hoàn thành về điều tra, nghiên cứu tiếng Việt theo các hướng (Lịch sử tiếng Việt, Ngữ pháp tiếng Việt, Từ điển tiếng Việt (cỡ lớn), Tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng, Tiếng Việt trong các ngành khoa học,...). Như vậy, sự giữ gìn và phát triển tiếng Việt sẽ từng bước được "kế hoạch hoá". Dĩ nhiên, muốn thành công, điều này còn phụ thuộc vào các kết quả nghiên cứu, đề xuất của các nhà khoa học cùng các nhà hoạch định chính sách có đúng đủ, có phù hợp với sự phát triển khách quan của ngôn ngữ hay không. Và cuối cùng, điều tối quan trọng, là phải có sự quan tâm, hưởng ứng và hợp tác của mọi thành viên trong cộng đồng tiếng Việt hôm nay.
  4. mail2522002

    mail2522002 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Có những người rất hay viết , viết ở nhiều nơi là đằng khác . Nhưng cách viết của họ bất thường , bất thường ở chỗ : họ viết sai , viết theo suy nghĩ cá nhân và theo lối nói thường ngày . Đáng tiếc là cách viết nó khác với cách nói . Để biện hộ cho sự "lệch pha" này , họ thường kèm theo một đống lí lẽ kiểu như : viết cho vui , viết thư giãn , viết để...phá...mà quên mất rằng viết như thế theo thói quen ảnh hưởng rất nhiều đến cách tư duy tiếng Việt . Rồi thì họ quên béng lúc nào cách viết chuẩn mà không biết , và khó cứu chữa nổi .
    Nay lại thêm ông Bộ GD-ĐT bổ sung môn ngoại ngữ vào từ cấp 1-2 , không hiểu rồi trẻ con lớn lên sẽ viết tiếng Việt thế nào ? hay chúng nói tiếng việt , viết chữ tây cho bề trên chúng xem ?
    Tớ là tớ đang chuẩn bị tinh thần nghe mấy đứa cháu tớ viết tiếng anh (nói tiếng việt để giải thích trong khi viết) cho tớ đọc đây . Hic...oẹ...
  5. phi_pham

    phi_pham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    hơ hơ hơ hắt xì ....
  6. greenrose112

    greenrose112 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2004
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý! Bổ sung thêm là còn có những người viết mà ko hiểu mình đang viết cái gì nữa? Bởi vì ý tưởng quá cao siêu chăng - nên nhân loại mông muội như 8X trong cái box gà này ko thể hiểu nổi? Hay là do cái kiểu viết tạp pí lù, ko thể phân biệt được là văn phong tiếng Việt hay tiếng vịt của 1 tư duy ở 1 tầm vĩ mô có ngọn mà mất béng đâu cái gốc?
    Chịu - dù có là gì đi nữa thì nhiều người viết ra vốn chỉ quen cái thói lôi tư duy của mình ra mà đấm vào mõm người đọc, tán dương văn phong của mình, chê bai dè bỉu người khác, trong khi nhân loại mông muội lại è cổ ra mà sửa từng cái dấu chấm, dấu phẩy trong văn của vĩ nhân. Âu cũng là cuộc sống, cậu ạh!
  7. free_free_free

    free_free_free Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/10/2004
    Bài viết:
    335
    Đã được thích:
    0
    Trai Tim Viet Nam Online
    Nếu đưa cụm từ này cho các bác nhà mình, có lẽ ngồi cả tiếng cũng chả hiểu nó nói về cái gì, có lẽ nó chỉ được hiểu bởi những người đang hiện diện trên nó, sử dụng nó làm một diễn đàn giao lưu, giải trí.....
    Để giúp Mail, tớ xin được đứng ra tổ chức "Hiệp Hội CNACRNCTG " chuyên tiếp nhận mọi ý kiến, thắc mắc, mọi yêu cầu đàm đạo về lý lẽ, cuộc sống, chính trị, kinh tế, thể thao, văn hoá....(Hiện CTy tớ đang chuyên nhận làm các Events, he he). Hy vọng hiệp hội CNACRNCTG sẽ trở thành cơ sở vững mạnh, và làm thoả mãn các bậc cao nhân, cũng như giúp các bạn ham học hỏi được satisfy các nhu cầu của mình. Mọi thông tin cụ thể, xin liên hệ Bác Ba Phi.
    Í quên, Cụm CNACRNCTG là viết tắt của cụm từ .........
    Cao nhân ăn cơm rang nói chuyện thế giới[blue]
  8. 209

    209 Moderator 1981 Gà HN

    Tham gia ngày:
    04/03/2003
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    2
    Ờ tao không đọc các đống chữ kia đâu mệt người , với lại là dân kỹ thuật thông cảm nhé thằng mail . Mà tóm lại văn chương làm gì , mày tao chí tớ , chưởi bậy tí mới vui , sống không nặng nề đâu ku ( Tao góp ý theo kiểu TV của tao đấy nhé mày )
    @Free : Làm events là các hội chợ hả Free ?
  9. amie2701

    amie2701 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/05/2004
    Bài viết:
    955
    Đã được thích:
    0
    để tớ về cập nhật là môn tiếng Việt của tớ đã, không thì tớ vào đây chẳng hiểu bạn meo viết cái gì
  10. NgUyeNc0nu0nG

    NgUyeNc0nu0nG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    616
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng chả hiểu !

Chia sẻ trang này