1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Naziss và Goldmund!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Egoist, 05/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Naziss và Goldmund , đó là cặp phản đề giữa lý tính và dục tính, là bài thơ bất tận về cuộc hành trình tìm kiếm của con người. Không hẳn là hành trình đi tìm cái đẹp. Nghệ thuật , tư tưởng tất cả đều chỉ là phương tiện để giải thoát, để khai phóng cái ngã.
    Mà mỗi nhân vật của Hermann Hess chẳng phải luôn là một kẻ tìm kiếm hay sao. Dù nhân vật đó có là chàng Demian hay Sinclair ( Demian), là Sirdatha khát khao giải thoát, đã gặp gỡ và chia tay với đức Phật để tìm con đường của riêng mình, hay chàng nhạc sĩ Kuhn với những bài u ca của mình, hay sói đồng hoang, kẻ xa lánh nhân quần. Hay chính người, Hermann Hess, cũng là một kẻ tìm kiếm. Tìm kiếm, đó cũng chính là một bài thơ của cả một đời người. Trong sự sáng tạo của người nghệ sĩ, nó vừa là nhân, vừa là quả.
    Cả cuộc đời mình, Hermann Hess đã chơi trò chơi của những chuỗi hạt thuỷ tinh mà ở đây mỗi hạt thuỷ tinh chính là những tác phẩm của ông. Càng về sau, những tác phẩm của ông càng đạt đến độ tĩnh lặng và điềm đạm của một nghệ sĩ vĩ đại ( hay bậc thầy của trò chơi hạt thuỷ tinh - kẻ phục vụ). Những con chữ trong tác phẩm của ông không bị quên lãng theo thời gian mà ngược lại, bất chấp thời gian nó vẫn ánh lên cái ánh hồi quang của một tư tưởng vĩ đại.
    Và phải chăng đó chính là vĩnh cửu?

    V@
    Hic hic, trên này có ai ngày xưa biết tui không nhở
  2. Soi_Dong_Hoang_new

    Soi_Dong_Hoang_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    ôi, đi lang thang đôi khi cũng có cái lợi
    Naziss và Goldmund ( chỉ xin được góp một hơi thở trong câu chuyện đã cũ này ) theo tôi thì khá hay. Gọi là cặp phạm trù giữa lý tính và dục tính cũng đúng, nhưng tôi thích gọi nó là những bóng ảo của tánh sáng qua lăng kính con người hơn.
    Gọi là dễ đọc thì đúng là dễ đọc, gọi là dễ hiểu thì đúng là dễ hiểu, nhưng dòng sông hiền là dòng sông sâu, sao dò tới đáy ?
    T.
    Một kiếp hinh hồn nhỏ
    Mang mang thiên cổ sầu

Chia sẻ trang này